Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

định hướng cho các hành vi ứng xử trong tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.26 KB, 7 trang )

MÔN HỌC: HÀNH VI TỔ CHỨC

Chủ đề: Nghiên cứu tính cách cá nhân và những định hướng cho các
hành vi ứng xử trong tương lai.
A. BÀI TẬP GHI NHẬN TÍNH CÁCH CÁ NHÂN
Bốn chữ hiển thị tính cách của tôi theo kết quả của MBTI là:
Tôi tự thấy mình

1

2

3

4

1. Hướng ngoại, nhiệt huyết

5

6

*

2. Chỉ trích, tranh luận

*

3. Đáng tin cậy, tự chủ

*



4. Lo lắng, dễ phiền muộn

*

5. Sẵn sàng trải nghiệm, một con người
phóng khoáng

*

6. Kín đáo, trầm lặng

*

7. Cảm thông, nồng ấm

*

8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

*

9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định

*

10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

*
MBTI:


Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của tôi là

Vũ Trần Bách_ GaMBA01.M1009_ Bài tập cá nhân _Hành vi tổ chức

7


I
I : Hướng nội;

S

S: Giác quan;

T

J
T: Lý trí;

J: Đánh giá

B: NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Giới thiệu chung:
Cả khoa học và thực tiễn đã chứng minh rằng đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến các lựa
chọn công việc và thành công nghề nghiệp trong công việc và trong cuộc sống. Nó
không phải là ngẫu nhiên mà Lincoln Ambraha chọn sự nghiệp của mình như một
chính trị gia chứ không phải là một doanh nhân mặc dù ông đã kinh doanh trong nhiều
cửa hàng nhỏ; hay Alfred Nobel đã trở thành một nhà khoa học thiên tài nhưng không
phải là một họa sĩ, v.v...

Tính cách là một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn nghề nghiệp và thực hiện
thành công trong sự nghiệp cùng với niềm đam mê và tài năng tự nhiên. Tôi hiểu rõ
ràng về việc này và tôi cũng hiểu rõ ràng và cũng đồng ý với 2 đánh giá về tính cách
của bài tập môn hành vi tổ chức như trên đã đề cập và được sử dụng rộng rãi ở nước
ngoài vì hiệu quả của nó.
Ở Việt Nam hiện nay, cơ quan, tổ chức không sử dụng rộng rãi các hình thức kiểm tra
tính cách nào được nêu ra bởi vì chúng ta có quá trình khác nhau của việc tuyển dụng
và nó tập trung nhiều vào kiến thức chuyên môn hơn là đánh giá tính cách hoặc sở
thích của họ. Đó là lý do tại sao thời gian qua, bất cứ khi nào tôi làm các bài trắc
nghiệm như thế này tôi thường chọn các câu trả lời mà tôi muốn và thích nó nhưng
không phải là sự thật cho bản thân mình, bởi vì trong thực tế, điều đó chỉ mang tính
tham khảo. Nhưng thông qua môn học hành vi tổ chức, đã giúp cho tôi có thêm kiến
thức, phương pháp nhận định, đánh giá về tính cách của mình, hiểu sâu hơn về hành vi
tổ chức để kiểm soát được hành vi của bản thân, từ đó có định hướng tới những hành
Vũ Trần Bách_ GaMBA01.M1009_ Bài tập cá nhân _Hành vi tổ chức


vi ứng xử của mình trong tương lai, có được nhận định đúng đắn với các vấn đề mà tôi
phải đối mặt, giúp tôi thành công hơn trong công việc của cá nhân, trong tập thể hay
trong xã hội.
2. Phân tích:
Qua các bài tập đánh giá tính cách và hành vi của mình, tưởng như mọi việc đã biết
nhưng khi đọc và phân tích kỹ các khái niệm đó tôi thấy rằng không hề đơn giản chút
nào, khiến tôi suy nghĩ và phân tích rất nhiều để đưa ra được kết luận cho mình nhưng
với những khái niệm đó đã giúp tôi có được sự đánh giá chuẩn xác hơn về cách thức
nhìn nhận tính cách cũng như hành vi tổ chức của mình, giúp tôi nhận thấy những
điểm gì mình cần phải khắc phục và những gì mình sẽ tiếp tục phát huy để đạt được
hiệu quả tốt nhất.
✓ Hướng nội hay hướng ngoại?
Qua mỗi giai đoạn trong cuộc sống tính cách của mỗi người đều có sự thay đổi

bởi ảnh hưởng của môi trường xung quanh, tâm sinh lý và ý thức rèn luyện của
từng bản thân cá nhân họ, vì vậy để biết được tính cách hướng nội hay hướng
ngoại của mình, bản thân tôi cảm nhận tính cách này thể hiện khác nhau trong
hai giai đoạn.Khi còn trẻ hơn tôi là người luôn cởi mở, thích giao tiếp nhiều,
nhiệt huyết và mạnh mẽ nên các hành động đôi khi còn nóng vội, thiếu chín
chắn trước khi đưa ra quyết định một việc nào đó, tôi cảm thấy lúc đó tính cách
thiên về hướng ngoại hơn. Còn bây giờ qua môi trường, tính chất công việc về
điều hành dịch vụ trong ngành hàng không đã làm cho tôi có sự khảo sát, suy xét,
phân tích kỹ càng hơn trước khi đưa ra quyết định. Mở rộng mối quan hệ giao
tiếp với bên ngoài giúp chúng ta có thêm nhiều thông tin, cơ hội cũng như tranh
thủ được các lợi thế từ các mối quan hệ trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh nhưng có sự tìm hiểu sâu hơn và có sự lựa chọn thận trọng trước khi có
Vũ Trần Bách_ GaMBA01.M1009_ Bài tập cá nhân _Hành vi tổ chức


thể bắt tay hợp tác,... do vậy tôi cảm thấy tính hướng nội hơn.
✓ Trực giác hay giác quan?
Đó là hai lĩnh hội kiến thức khác nhau, ngược lại với nhau, phản ánh hai tính
cách của những con người theo hai nhóm đối lập. Nếu nhóm tri giác sử dụng
một cấu trúc có tổ chức để thu nhận những thông tin, chứng cứ có tính định
lượng, có khả năng tổng hợp một lượng lớn các dự liệu rời rạc để đưa ra những
kết luận kịp thời và chính xác, họ thu thập các thông tin, các sự kiện trong quá
khứ, chú ý đến các cơ hội hiện tại, ứng biến giỏi thông qua các kinh nghiệm
trong thực tiễn và ưa các thông tin rành mạch, rõ ràng thì nhóm trực giác lĩnh
hội kiến thức bằng trực giác dựa nhiều vào những bằng chứng chủ quan, trực
giác và linh cảm, họ thu thập các thông tin không theo hệ thống, ưa sự khám
phá và thử thách. Tôi thuộc nhóm tri giác vì tất cả các quyết định tôi đưa ra đều
phải có dẫn chứng rõ ràng, minh bạch và ưa tìm những giải pháp từ trong thực
tiễn.
✓ Cảm tính hay lý trí?

Tôi thấy rằng đôi khi chúng ta có những quyết định mang tính cảm tính nhưng
có những quyết định mang tính lý trí nhiều hơn bởi vì việc đưa ra các quyết
định mang tính cảm tính được chi phối từ các định kiến tri giác bao gồm cơ chế
chọn lựa chủ ý và do tác động từ người khác còn các quyết định dựa trên lý trí
thường đưa ra việc giải quyết phù hợp hơn vì nó dựa trên các cơ sở thông tin
được chọn lựa có cơ sở tin cậy và có tính khoa học hơn. Việc đưa ra các quyết
định dựa trên lý trí khởi đầu bằng việc cách thức nhìn nhận, xác định vấn đề, từ
đó chọn phương án quyết định giải quyết vấn đề, phát triển các phương án này,
Vũ Trần Bách_ GaMBA01.M1009_ Bài tập cá nhân _Hành vi tổ chức


chọn giải pháp tốt nhất để thực hiện, sau đó thực hiện giải pháp đưa ra và cuối
cùng là đánh giá quyết định này.
✓ Đánh giá hay lĩnh hội?
Hành xử với thế giới bên ngoài đánh giá phong cách của mỗi con người trong
xã hội. Quá trình tiếp nhận thông tin, bày tỏ chính kiến, ra quyết định, hành
động và sắp xếp cuộc sống của mỗi con người đều phải trải qua hai quá trình
lĩnh hội và đánh giá. Trong thực tế cuộc sống chỉ có một trong hai quá trình dẫn
dắt mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài. Nếu phong cách lĩnh hội
đón nhận thế giới bên ngoài như nó vốn có và sau đó hoà hợp, mềm dẻo, kết
thúc mở thì phong cách đánh giá tiếp nhận thế giới bên ngoài thông qua việc
lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành động, tập trung vào hành động
hướng công việc, hoàn thành các phần quan trọng trước khi tiến hành.
Công việc của tôi được lập trình tỉ mỉ, cụ thể và được thực hiện trên các kế
hoạch đã được đề ra, như vậy đã có sự phân tích định hướng về công việc để
hoàn thành những phần quan trọng trước. Qua đó tôi sắp xếp được thời gian,
mục tiêu và chu trình chuẩn để quản lý trong công việc và cuộc sống. Đánh giá
là lựa chọn của tôi.
3. Định hướng các hành vi cư xử của bản thân
Từ thực tiễn nghiên cứu về hành vi tổ chức, liên hệ với bản thân tôi rút ra được

các định hướng như sau:
• Phải tự hiểu về bản thân và nỗ lực tự hoàn thiện mình. Phải tự hiểu bản thân
mình với những đặc tính gì, tính cách như thế nào, khả năng hiểu biết đến
đâu? Ngoài ra phải nỗ lực tự hoàn thiện mình, không ngừng phát huy các tính
Vũ Trần Bách_ GaMBA01.M1009_ Bài tập cá nhân _Hành vi tổ chức


cách tốt, loại bỏ các cá tính xấu, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các nguyên
tắc, chuẩn mực đạo đạo đức, không ngừng học hỏi thông qua việc tự học, qua
các khoá học chính thức, qua suy ngẫm chiêm nghiệm và giao tiếp với người
khác.
• Phải biết gương mẫu, là một tấm gương điển hình cho các nhân viên trong việc
tuân thủ các nội qui, nguyên tắc, các chuẩn mực, lời nói đi đôi với việc làm.
Trong một cơ quan hay một tổ chức cần phải phát triển các giá trị về văn hoá, giá trị cá
nhân, giá trị nghề nghiệp nhằm tạo nên các giá trị mang tính nhân bản vì đó là nền tảng
để xây dựng nên một tập thể mạnh. Trong đó giá trị văn hóa được thể hiện cụ thể bằng
văn minh nơi công sở, như: thái độ hòa nhã, lịch sự, chia sẻ, hòa đồng với đồng
nghiệp; việc tuân thủ các quy định của cơ quan, chấp hành sự phân công của tổ chức.
Về các giá trị cá nhân luôn tôn trọng và đề cao giá trị của mỗi cá nhân, đánh giá cao sự
cố gắng và thể hiện bản thân. Làm việc độc lập và tự chủ là định hướng quan trọng cho
hành vi của cá nhân. Ngoài ra định hướng cũng không thể thiếu là giá trị của nghề
nghiệp được thể hiện qua năng lực của từng cá nhân, quan hệ hỗ trợ trong làm việc
nhóm, luôn có sự đào tạo, nâng cao trình độ và sự ham học hỏi.

4. Kết luận:
Môn học là một môn học khó với lượng kiến thức phong phú, yêu cầu bản thân
phải có sự nghiên cứu và tổng hợp cao để có thể hiểu, nắm vấn đề và giải quyết
vấn đề. Đồng thời đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực tự nghiên cứu tài liệu, sách báo
vì kiến thức về hành vi tổ chức không đơn thuần là những quy tắc, định nghĩa
mà nó là thực tế, thực tiễn của đời sống. Tuy nhiên với các bài tập rất thú vị

đưa ra những cách giải quyết vấn đề không giống nhau của mỗi người đã giúp
cho chúng ta học hỏi được những kiến thức mới và có thể áp dụng chúng vào
Vũ Trần Bách_ GaMBA01.M1009_ Bài tập cá nhân _Hành vi tổ chức


những tình huống cụ thể phù hợp với công việc quản lý của bản thân mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Organizational Behaviour of Griggs University.
• Psycology management.
• Getting to Yes.
• Các thông tin khác từ Internet.

Vũ Trần Bách_ GaMBA01.M1009_ Bài tập cá nhân _Hành vi tổ chức



×