Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Điều chỉnh hành vi ứng xử qua trắc nghiệm phân tích tính cách cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.29 KB, 22 trang )

BÀI TẬP CA NHÂN
Môn: Quản trị hành vi tổ chức

TÊN CHỦ ĐỀ: TÍNH CÁCH CÁ NHÂN
A. GIỚI THIỆU

Mỗi cá nhân đều được đặt trong mối quan hệ xã hội gồm các quan hệ con người
trong đời sống sinh hoạt và trong lao động (công việc), do vậy qua đó thể hiện các hành vi
cư xử. Trong một môi trường hoàn cảnh như nhau thì mỗi người tùy theo tính cách của
mình có thể có hành vi cư xử khác nhau. Để mỗi người có được hành vi cư xử phù hợp
thì mỗi cá nhân cần hiểu rõ về tính cách của mình, vận dụng (phát huy hoặc kìm chế bớt)
phù hợp trong từng hoàn cảnh nhằm đem lại hiệu quả mong muốn.
Trong giới hạn của một báo cáo ngắn gọn, để làm rõ tác động của tính cách cá
nhân đến hành vi cư xử trước tiên hãy xem xét thực tế làm một số trắc nghiệm về tính
cách cá nhân ( bài tập Big 5 và MBTI-Phụ lục 1, Phụ lục 2) giới thiệu về cách đánh giá
tính cách mỗi cá nhân. Trên cơ sở một số cơ sở lý thuyết cơ bản và việc tự đánh giá tính
cách cá nhân, phân tích các ví dụ thực tiễn có thể giải thích hành vi cư xử của cá nhân
trong giao tiếp, hoạt động yêu thích, trong công việc.
B. PHÂN TÍCH
Khi thực hiện bài tập Big 5 và MBTI, tự đánh giá tính cách của mình, thường thì
các biểu hiện của một loại tính cách tôi chỉ thấy một vài biểu hiện thể hiện đúng hành vi
của mình, còn lại thì trong tùy trường hợp cụ thể có thể tôi lại có hành vi thể hiện cả tính
cách này hay tính cách kia. Vì vậy khi làm xong bài tập này cho tôi thấy rõ hơn tôi thuộc
loại tính cách nào và theo đó còn có những biểu hiện hành vi cư xử trong loại tính cách
của tôi mà tôi chưa nhận ra. Qua Bài tập tôi có thêm thông tin để tự xem xét hành vi cư
xử của mình trong hiện tại và có những điều chỉnh các hành vi ứng xử của mình trong


tương lai. Có những biểu hiện về loại tính cách mà tôi đã đang thể hiện rất rõ, những gì là
ưu điểm và có hiệu quả trong sinh hoạt và công việc thì sẽ phát huy còn những hành vi cư
xử do từ tính cách của mình mà gây kết quả chưa tốt thì sẽ điều chỉnh để có hành vi cư xử


phù hợp trong hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ tôi tự đánh giá mình là thuộc loại tính cách hướng
nội, theo như tài liệu của Bài tập cho thấy, một trong biểu hiện là thích các mối quan hệ
và giao tiếp một-một, vì vậy không có nghĩa là chỉ luôn giao tiếp một –một để tốt nhất
cho khả năng của mình trong khi cuộc sống luôn có các mối quan hệ con người. Để khắc
phục, tôi cần cố gắng hơn khi giao tiếp.
Để hiểu rõ hơn tính cách cá nhân, tôi xin nêu một số nét về Lý thuyết về hành vi cá
nhân như sau:
1.Các học giả nghiên cứu đã xem xét rất nhiều học thuyết và đưa ra mô hình cơ
bản của hành vi cá nhân (mô hình MARS), qua đó sẽ rõ hơn tại sao các cá nhân khác nhau
lại có cách cư xử và làm việc với hiệu quả khác nhau, các động lực nào thúc đẩy hành vi
cá nhân.
Hình 1. Mô hình MARS về hành vi cá nhân và các hệ quả
Các đặc điểm
Cá nhân

Mô hình MARS


Ý thức
công việc

Các giá trị

Tính cách

Nhận thức

Động lực
làm việc


Hành vi và
hệ quả

Các cảm xúc
Năng lực

Và thái độ
Các yếu tố
tình huống

Stress

Mô hình MARS là bước khởi đầu để tìm hiểu về các động lực của hành vi cá nhân. Trong
mô hình đề cặp tới 4 tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi cá nhân và tác động đến
hiệu quả công việc, đó là:
-

Động lực làm việc: động lực tiêu biểu cho sức mạnh bên trong một con người có
ảnh hưởng tới định hướng, nỗ lực và tính bền bỉ của cá nhân đó đối với hành vi tự
giác.

-

Năng lực: bao gồm cả năng khiếu bẩm sinh và các khả năng đã được học cần để
hoàn thành công việc.

-

Ý thức công việc: cá nhân xác định được trách nhiệm bắt buộc của mình và chỉ ra
được mối liên quan giữa công việc của cá nhân đó với công việc.


-

Yếu tố tình huống: bao gồm các điều kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của nhân viên
và có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hành vi và công việc.


Nếu bất kỳ một nhân tố nào yếu đi, hiệu quả làm việc của cá nhân cũng vì thế mà
giảm theo. Bốn nhân tố này cũng bị tác động bởi vài biến tố cá nhân khác: tính cách, các
giá trị, các cảm xúc, thái độ và áp lực, nhận thức cá nhân và học vấn. Mỗi yếu tố này liên
quan tới mô hình MARS theo các cách khác nhau. Ví dụ, các giá trị cá nhân ảnh hưởng
tới động lực làm việc thông qua cảm xúc và có xu hướng tạo ra ý thức công việc thông
qua quá trình nhận thức. Học vấn ảnh hưởng tới năng lực của nhân viên, ý thức công việc
và động lực làm việc.

Về tác động của các yếu tố đến hành vi cư xử con người còn có nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Tất Thịnh-Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, tuân theo một sơ đồ sau:

Theo tác giả Nguyễn Tất Thịnh:
- Hành vi ứng xử của một người như thế nào có thiên hướng tùy thuộc phần nhiều vào tri
thức của họ, có thể gọi đó là người duy lí. Người như thế thường có thái độ và xử sự theo
cách và khả năng hiểu, nhận thức được vấn đề đến đâu: hiểu, biết, phù hợp với nhận thức
của mình thì hành động, ngược lại thì không.
- Theo thiên hướng tùy thuộc nhiều vào lợi ích, loại ứng xử này tạm gọi là duy lợi. Người
duy lợi thấy việc gì có lợi cho mình thì hành động, không thì thôi, đứng ngoài cuộc. Chủ
nghĩa thực dụng và tinh vi hơn là cơ hội thuộc loại này.


- Loại hành vi ứng xử chủ yếu xuất phát từ tín ngưỡng hay niềm tin, có thể coi là duy tín,
hay tín điều chủ nghĩa. Điều đó không nhất thiết xuất phát từ tri thức, mà có thể xuất phát

từ tiềm thức hay vô thức. Bởi vậy dễ bị rủ rê, lôi kéo, huyễn hoặc, lợi dụng bởi những
luận thuyết mơ hồ, tệ hơn là bởi những tà thuyết không có luận cứ khoa học.
- Người ứng xử thiên về tập tính hay thói quen sống thuộc nhóm người ít sáng tạo, thích
lựa chọn những gì dễ dàng, có sẵn, chủ nghĩa kinh nghiệm. Những thói quen khi được xã
hội hóa, trở thành tiền lệ, tập quán hành xử của cộng đồng có tác dụng vô cùng to lớn. Nó
sẽ là vật cản vô hình, dai dẳng khi là thói quen lạc hậu, trì trệ. Nó phá hoạt cả xã hội khi là
thói quen xấu. Nó làm xã hội trật tự tiến bộ nếu là những thói quen của kỉ cương, của đạo
đức và của văn minh.
Như vậy hành vi ứng xử của con người tuân thủ theo các qui luật tâm lí.
a. Qui luật bù trừ: thông thường về tiến trình, hình thức ( biểu hiện bên ngoài ) thế nào thì
nội dung (phẩm chất bên trong) thế ấy. Nội dung có sẵn hoặc phải tích lũy trong một thời
gian lâu dài, để đến một lúc nào đó đi đến thay đổi hẳn về chất theo chiều hướng mạnh
mẽ, bộc lộ. Hình thức là cái khiến cho nội dung dễ được tồn tại trong môi trường luôn ở
trong động thái cạnh tranh và đào thải, với chiều hướng chính danh và giản dị. Khi nội
dung chưa đủ mạnh và hoàn thiện thì hình thức có khuynh hướng ngụy tạo, giả trang,
phân thân (biến hóa) để thích ứng nhanh với các sắc thái nhất thời của môi trường, khả dĩ
bù đắp cái thiếu hụt của nội dung. Ví dụ nghèo hay nói đến nhân nghĩa, dốt hay nói chữ,
không hiểu biết nhiều thì ưa nói to tát, người bé nhỏ hay nói đến những cái cao, hoành
tráng, không có quyền lực và sức mạnh thì hay mượn lời người có địa vị.v.v...
b. Qui luật Bất thường: Khi người ta có điều gì cảm thấy bất ổn do sự khiếm khuyết về
nội dung hay hình thức, trước một hoàn cảnh, một tình huống có đột biến hay không được
dự liệu trước, người ta cố che dấu điều ấy trước đối tác. Nhưng càng làm như thế thì càng
bộc lộ sự ngụy tạo, giả trang hay phân thân của hình thức, sự kém cỏi đi của nội dung.
Nếu tình trạng đó kéo dài, trong môi trường hỗn tạp không có chuẩn mực, người ta có thể
trở thành kẻ trí trá và cơ hội chuyên nghiệp vì họ phải tập trung phần lớn tinh lực vào tạo
hình thức chứ không phải là củng cố nội dung


c. Qui luật điểm yếu: ở đây là điểm yếu cơ bản của một cá nhân. Trong một xã hội không có
tính giao lưu cao thì người ta khó biết được chính xác và kịp thời điểm yếu, điểm mạnh của mình

là gì. Còn trong một môi trường thiên nhiên xã hội có mối quan hệ qua lại khăng khít của sự giao
lưu, cạnh tranh và đào thải thì mỗi cá nhân trước hết biết rất rõ điểm yếu của mình là gì. Điểm
mạnh có khi còn chưa thể bộc lộ thì đương nhiên điểm yếu phải che dấu thật kĩ, không để đối
phương phát hiện ra. Bởi vậy cách bộc lộ kiểu ễnh ương kêu tiếng bò rống, khỉ học tiếng hổ gầm
hay chim sẻ muốn xù lông như đại bàng nhiều khi lại là nhược điểm lớn của sự ngụy trang. Cách
ứng xử tinh vi hơn là nó giành cho mình một vai trò gì đó trong cộng đồng, điểm yếu đó của cá
nhân sẽ có nhiều khả năng được bảo vệ cao bởi cộng đồng nhờ vai trò của cá nhân trong cộng
đồng ấy, kiểu xấu chàng hổ ai, hoặc như con ong chúa trong tổ của mình vậy. Cách khác là bằng
tiểu xảo đánh đồng cá nhân với tập thể để làm yếu đi sự tấn công vào điểm yếu của họ.

2. Về các loại chính của tính cách cá nhân.
Có 5 mảng chính của tính cách cá nhân (gọi tắt là CANOE) như sau:
+Tận tâm: Những người thận trọng, đáng tin cậy và có lý trí. Con người thiếu tận tâm
thường là người người bất cẩn, không rõ ràng, thiếu ngăn nắp và thiếu trách nhiệm.
+Dễ chấp nhận: Bao gồm tính cáh lịch thiệp, bản chất tốt, biết cảm thông và chia sẻ.
+Lo âu: Người lo âu rất hay phiền muộn, không thân thiện, chán nản và hay thiếu tự
tin. Ngược lại, những người ít lo âu (có độ ổn định cảm xúc cao) thường tự tin, cẩn thận
và bình tĩnh.
+Sẵn sàng học hỏi: những con người nhạy bén, linh động, sáng tạo và ham học hỏi.
+ Hướng ngoại: là người thường thích di chuyển, hay chuyện, chan hòa và quyết đoán.
Đối lập lại là những người hướng nội, thường trầm lặng, nhút nhát, cẩn trọng. Người
hướng nội không thiếu những kỹ năng xã hội, họ hay hướng suy nghĩ của mình vào các ý
tưởng hơn là các sự kiện bên ngoài. Người hướng nội dễ chịu khi ở một mình, còn người
hướng ngoại thì không.
Một số nghiên cứu cho thấy các mảng tính cách trên có ảnh hưởng nhất định tới hành
vi và hiệu quả công việc. Những người có khả năng ổn định cảm xúc cao làm việc tốt hơn
những người khác trong môi trường làm việc stress. Những người có khả năng chấp nhận
cao thường có thiên hướng xử lý các mối quan hệ khách hàng và giải quyết mâu thuẫn tốt



hơn. Những người tận tâm có vị trí quan trọng nhất trong các mảng tính cách để dự đoán
hiệu quả công việc trong hầu hết các công việc nhóm.

3.Về phương pháp đánh giá tính cách cá nhân.
Để đánh giá tính cách cá nhân trong môi trường làm việc, hơn nửa thế kỷ trước có
hai mẹ con Katherine Briggs và Isabel Briggs-Myers đã phát triển phương pháp đánh giá
Myers- Briggs (MBTI), là một cách đánh giá được nhận diện xu hướng cơ bản và xử lý
thông tin của cá nhân. MBTI được xây dựng trên lý thuyết về tính cách con người được
giới thiệu năm 1920 của Carl Jung – nhà tâm lý học người Thụy Sỹ để phân biệt cách con
người cảm nhận về môi trường cũng như tiếp nhận và xử lý thông tin. Jung nhấn mạnh
rằng trong việc định hướng con người vừa hướng nội vừa hướng ngoại và có xu hướng cụ
thể trong nhận thức (qua trực quan hay cảm giác), đánh giá hoặc quyết định hành động
9suy nghĩ hay cảm xúc). Bảng câu hỏi MBTI gộp 4 tính cách làm 16 loại khác nhau, mỗi
loại có những điểm mạnh và yếu. Phương pháp đánh giá MBTI là thước đo mức độ yêu
thích sự tập trung chú ý của con người, thu thập, tiếp nhận và xử lý thong tin, định hướng
bản than họ với thế giới bên ngoài. MBTI giúp cho việc đo lường các phân loại tính cách
theo thuyết của Jung, tuy nhiên khả năng về đoán trước hiệu quả công việc thì chưa thuyết
phục lắm.

Qua một số cơ sở lý thuyết nêu trên, ta hiểu rõ hơn về sự hình thành tính cách cá nhân,
nó liên quan tới hành vi cư xử và tính thống nhất trong suy nghĩ dùng để giải thích xu
hướng cư xử của một con người. Các nhà tâm lý học vẫn chưa thống nhất được về nguồn
gốc của tính cách cá nhân, tuy nhiên hầu hết đều cho rằng nó được hình thành bởi cả yếu
tố di truyền và môi trường bên ngoài. Từ đó tôi hiểu hơn về tính cách của mình, tôi sẽ
phát huy những gì là thế mạnh của mình, tránh đặt mình vào các hoàn cảnh không phù
hợp với tính cách của mình, nhưng nếu trong trường hợp bắt buộc, do hiểu về tính cách
của mình thì cũng chủ động hơn, cố gắng hơn nhằm hạn chế những kết quả không mong
đợi.



Trong thực tế, hàng ngày mỗi cá nhân đều luôn thể hiện các hành vi ứng xử trong sinh
hoạt và trong công việc, hành vi cư xử khác nhau gây những hiệu quả khác nhau. Một ví
dụ như sau: tôi là trưởng phòng của một tổ chức, có khoảng 10 nhân viên trong phòng và
đương nhiên mỗi người một tính cách, có những tính cách không gây ảnh hưởng (tốt hoặc
xấu) rõ rệt cho hiệu quả công việc của phòng, song có một số nhân viên có cá tính mạnh.
Một nhân viên A có năng lực, tính cách rất thẳng thắn (đôi lúc không đúng lúc, đúng chỗ),
thích tranh luận nên nhiều khi trong giao tiếp làm người nghe không hài lòng. Trước khi
tôi chưa làm trưởng phòng ở đây, nhân viên A đã thường xuyên gây những xung đột với
trưởng phòng cũ vì ông ta không thích nhân viên phản đối những chỉ đạo của ông ta và
khi nghe thấy những gì không vừa ý, lấy quyền là Trưởng phòng quát tháo, phê phán
quyết liệt. Mọi nhân viên không đồng tình với phong cách làm việc này và đặc biệt là
nhân viên A. Trong một thời gian hiệu quả làm việc tổ chức này rất kém. Khi tôi làm
Trưởng phòng thay Trưởng phòng cũ, ngoài việc cư xử với mọi nhân viên đúng mực hơn,
tôi cũng chú ý tìm hiểu thêm về tính cách của nhân viên A, tôi đã có những góp ý thường
xuyên, thẳng thắn nhưng thật chân thành để bản thân nhân viên A thấy được những hành
vi nên làm và không nên làm của mình. Kết quả là nhân viên đó đã thay đổi nhiều và mọi
người trong Phòng đều cùng nhau thực hiện tốt các nhiệm vụ. Như vậy, ông trưởng phòng
cũ đã không thể hiện sự tôn trọng ý kiến nhân viên, không tìm hiểu các nguyên nhân để
nhân viên A có những phản ứng và do đó càng làm tăng mâu thuẫn với các nhân viên, đặc
biệt là nhân viên A. Việc cư xử đúng mực với nhân viên đã làm họ thấy được tôn trọng thì
họ dễ chấp nhận các chỉ đạo của lãnh đạo hơn. Còn với nhân viên A, là nhân viên có năng
lực, bản thân anh ta cũng biết được các hành vi của mình , nhưng do tính cách thẳng thắn,
thích tranh luận nên với cách cư xử của ông Trưởng phòng cũ đã làm giảm động lực và
còn tạo lý do để anh ta phản ứng lại.
Qua bản điều tra thái độ, giá trị và tính cách tôi hiểu hơn cách cư xử của tôi trong các
giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động yêu thích và trong công việc. Tôi rất thích
những người có tính cách hướng ngoại, song tự bản thân do nhiều yếu tố hình thành tính
cách , tôi tự đánh giá tôi có tính hướng nội nhiều hơn. Điều này thể hiện trong hành vi cư
xử hàng ngày của tôi, trong gia đình tôi được giáo dục từ nhỏ những nguyên tắc tối thiểu
trong giao tiếp và được sống trong môi trường luôn học tập của gia đình nên trước mọi



vấn đề tôi thường suy xét trước rồi mới thực hiện, và do đó tôi hoàn toàn tự tin và thường
hiệu quả thực hiện tốt. Khi chưa thành công hay gặp những câu chuyện, những người làm
tôi thấy không hài lòng tôi thường tự tạo điều kiện cho mình tách rời những người, công
việc đó một thời gian đủ để tôi suy ngẫm và lấy lại tinh thần, sau đó mọi việc đối với tôi
tốt hơn…Trong công việc, do tính cẩn trọng, cần các thông tin rành mạch rõ ràng nên xử
lý công việc chưa thật nhanh nhưng hiệu quả công việc thì luôn cao…. Tất cả những hành
vi cư xử của mình có lúc là phù hợp có lúc là chưa phù hợp đều có thể được giải thích từ
do tính cách của mình. Hiểu được các lý thuyết về tính cách là cơ sở để xem xét đánh giá
đúng hành vi cư xử của mỗi cá nhân, từ đó hướng cho họ những điều chỉnh có thể điều
chỉnh được trong tương lai (vì có những tính cách không thể điều chỉnh được) nhằm có
được các hiệu quả ngày càng cao trong hành vi cư xử.

KẾT LUẬN

Qua thực hiện bài tập và phần lý thuyết về hành vi cư xử cá nhân trong môn học
Quản trị hành vi tổ chức đã giúp tôi thêm kiến thức để tự đánh giá tính cách bản thân cũng
như tăng khả năng đánh giá tính cách cá nhân của những người xung quanh. Việc đánh
giá được tính cách của mình đã giúp tôi xem xét lại các hành vi cư xử và những hiệu quả
trong các giao tiếp trước đây, để có các lý giải và kinh nghiệm cho các hành vi cư xử hiện
tại và cả trong tương lai. Việc đánh giá được tính cách của những người xung quanh, đối
với quan hệ con người trong sinh hoạt hàng ngày giúp ta có được các hành vi cư xử phù
hợp làm tốt hơn các mối quan hệ và các lợi ích khác trong sinh hoạt của bản thân, đem lại
cảm giác cuộc sống tốt đẹp hơn. Việc đánh giá tính cách mọi người xung quanh trong một
tổ chức làm việc giúp cá nhân thuận lợi hơn trong thực hiện nhiệm vụ, phát huy được khả
năng làm việc và tránh được các bất lợi, phát huy được năng lực của mọi người, dẫn đến
hiệu quả công việc cũng tốt hơn.
Tóm lại môn học Quản trị hành vi tổ chức giúp ích tốt cho mọi cá nhân đặc biệt
cho các nhà quản trị.



Tài liệu tham khảo

1. Schermerhorn Jr. John, G.Hunt James, N. Osborn Richard, “Organizational Behavior”,
Wiley,7th Edition, 2002 (E-book)
2. Quản trị hành vi tổ chức của Chương trình Đào tạo Thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế.
(Tài liệu tham khảo – Lưu hành nội bộ, 1/2010).
3. GRIGGS UNIVERSITY : Quản trị hành vi tổ chức (Tài liệu tham khảo GaMBA,
2005)
4. Nguyễn Tất Thịnh, 2009, “Một số qui luật trong hành vi ứng xử”, 18/3/2010,

xem ngày 10/7/2010, (www.vanhoahoc.edu.vn/content/view)


PHỤ LỤC

1.BIG 5

Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt kê trong bảng dưới đây. Hãy
đánh dấu vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi câu để thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý của bạn với nó.
Bạn nên đánh dấu thể hiện sao cho các mức độ của mỗi tính cách phù hợp nhất với mình ngay cả khi có
một tính cách khác phù hợp hơn nó.
1 = Cực kỳ phản đối
2 = Rất phản đối
3 = Phản đối
4 = Trung lập
5 = Đồng ý
6 = Rất đồng ý

7 = Cực kỳ đồng ý

Tôi tự thấy mình

1

2

3

4

5

6

7

x
1. Hướng ngoại, nhiệt huyết
2. Chỉ trích, tranh luận

x

3. Đáng tin cậy, tự chủ
4. Lo lắng, dễ phiền muộn

x
x


5. Sẵn sang trải nghiệm, một

x

con người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng
7. Cảm thông, nồng ấm

x
x


8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

x

9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định

x

10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

x

2.MBTI

Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con người đều có hai mặt.
Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự nhiệt tình, con người, và sự vật. Một
mặt khác lại hướng vào thế giới bên trong của suy nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng tượng.

Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu hết mọi người đều
thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên ngoài một cách tự nhiên. Vì vậy một mặt
nào đó của họ, có thể là Hướng ngoại (E) hoặc Hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính cách và
đóng vai trò chủ đạo trong hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại

Tính cách hướng nội



Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau



Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành động



Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao tiếp



Thường cần một khoảng "thời gian riêng tư"


với thế giới bên ngoài


để tái tạo năng lượng


Thường cởi mở và được khích lệ bởi con



người hay sự việc của thế giới bên ngoài


Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong mối

Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn đôi khi
như "đóng lại" với thế giới bên ngoài



Thích các mối quan hệ và giao tiếp một – một

quan hệ con người

Chọn điều phù hợp nhất:

Hướng ngoại (E)

Hướng nội (I)

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?

Phần giácquan (S) của bộ

não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận được của HIỆN
TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu giữ các chi tiết của thực tại. Nó dựa trên THỰC TẠI,

giải quyết việc "là cái gì." Nó cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ & và thu thập lại từ các sự
kiện trong QUÁ KHỨ. Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết, diễn giải và
hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các thông tin đã được thu thập, và ghi nhận các mô hình và
các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên CÁC KHẢ NĂNG, bao gồm cả việc xem xét và dự
đoán TƯƠNG LAI. Nó là quá trình hình tượng hóa và quan niệm. Trong khi cả hai sự lĩnh hội đều
cần thiết và được sử dụng bởi mọi người, mỗi người chúng ta vẫn vô thức sử dụng một cách nhiều
hơn cách kia.
Các đặc điểm giác quan


Tinh thần sống với Hiện Tại, chú ý tới

Các đặc điểm trực giác


các cơ hội hiện tại




Sử dụng các giác quan thông thường và

các cơ hội tương lai


phá các triển vọng mới là bản năng tự

tính thực tiễn

nhiên


Tính gợi nhớ giàu chi tiết về thông tin và



Ứng biến giỏi nhất từ các kinh nghiệm

Thích các thông tin rành mạch và rõ
ràng; không thích phải đoán khi thông

Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí,
ngữ cảnh, và các mối liên kết



trong quá khứ


Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/ khám

tự động tìm kiếm các giải pháp mang

các sự kiện trong quá khứ


Tinh thần song với Tương Lai, chú ý tới

Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết mang
tính lý thuyết




Thoải mái với sự không cụ thể, dữ liệu
không thống nhất và với việc đoán biết ý


tin "mù mờ"

Chọn điều phù hợp nhất:

nghĩa của nó

Giác quan (S)

Trực giác (N)

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý trí (T) của bộ não
chúng ta phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách quan. Nó hoạt động dựa trên các
nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết luận một cách hệ thống. Nó là bản chất luận lý của
chúng ta. Phần Cảm tính (F) của bộ não chúng ta rút ra kết luận một cách CẢM TÍNH và chút nào
đó hành xử mang tính thiếu công minh, dựa vào sự thích/ không thích, ảnh hưởng tới những thứ
khác, và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là bản chất cảm tính của chúng ta. Trong khi mọi
người sử dụng hai phương tiện này để hình thành nên kết luận, mỗi chúng ta đều có xu hướng thiên
lệch về một cách nào đó vậy nên khi chúng hướng ta theo những hướng đối lập nhau – sẽ chỉ có một
cách được lựa chọn.
Các đặc điểm suy nghĩ





Tự động tìm kiếm thông tin và

Các đặc điểm cảm tính


sự hợp lý trong một tình huống

hưởng tới người khác trong một tình huống cần

cần quyết định

quyết định

Luôn phát hiện ra công việc và



nhiệm vụ cần phải hoàn thành.


Dễ dàng đưa ra các phân tích

Chấp nhận mâu thuẫn như một
phần tự nhiên và bình thường

Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu và phản
ứng của con người.




giá trị và quan trọng


Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và ảnh

Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể một
cách tự nhiên



Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản ứng tiêu
cực với sự không hòa hợp.

trong mối quan hệ của con
người

Chọn điều phù hợp nhất:

Lý trí (T)

Cảm tính (F)


Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người đều sử dụng cả hai
quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận) để chứa thông tin, tổ
chức các ý kiến, ra các quyết định, hành động và thu xếp cuộc sống của mình. Tuy vật chỉ một trong
số chúng (Đánh giá hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên
ngoài . . . trong khi điều còn lại làm chủ nội tâm. Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới bên
ngoài VỚI MỘT KẾ HOẠCH và mục tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra
quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn thành.

Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó đón nhận và
hòa hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế hoạch.
Tính cách đánh giá


Tính cách lĩnh hội

Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành



động.


lập kế hoạch; vừa làm vừa tính.

Tập trung vào hành động hướng công



việc; hoàn thành các phần quan trọng
trước khi tiến hành.


Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi kết
hợp



Làm việc tốt nhất và tránh stress khi cách

xa thời hạn cuối.



Thoải mái tiến hành công việc mà không cần

Thoải mái đón nhận áp lực về thời hạn; làm
việc tốt nhất khi hạn chót tới gần.



Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu

Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự
mềm dẻo, tự do và đa dạng.

trình chuẩn để quản lý cuộc sống.

Chọn điều phù hợp nhất:

Đánh giá (J)

Lĩnh hội (P)

Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của bạn
I

S

T


J



3.“Big 5”

Đặc điểm I:

Tính cách này thiên về những giao

So sánh với những người khác,

Hướng

tiếp xã hội. Những người hướng

điểm của bạn trong phân này ( ) là:

Ngoại

ngoại cao thường năng động và thích

tụ tập bạn bè. Những người điềm

thấp (những người hướng nội)
thường im lặng và hay trầm ngâm. •

khoảng trung bình ( √ )
tương đối cao

tương đối thấp
Từ kết quả này, bạn có thiên hướng
: Trung lập


Đặc điểm II:

Tính cách này cho thấy xu hướng

So sánh với những người khác,

Độ Hòa

giao tiếp của bạn với những người

điểm của bạn trong phân này ( ) là:

Nhập ( hay

khác như thế nào. Những người có

Thân Thiện)

độ hòa nhập cao thường đáng tin
cậy, thân thiện và sẵn sàng hợp tác.
Những người điểm thấp thường



khoảng trung bình




tương đối cao



tương đối thấp

(√)

nóng nảy và không sẵn sàng hợp tác. Từ kết quả này, bạn có thiên hướng
: Hòa nhập, thân thiện, hợp tác

Đặc điểm III: Tính cách này cho thấy sự quy củ và
Sự kiên trì

So sánh với những người khác,

kiên trì trong quá trình bạn theo đuổi điểm của bạn trong phân này ( ) là:

mục tiêu. Những người đạt điểm cao

đuổi mục tiêu thường là những người có mục tiêu

( hay Ý chí
và phương pháp rõ ràng và có trách
trong theo

khoảng trung bình

tương đối cao ( √ )

hoặc độ phụ

nhiệm. Những người đạt điểm thấp •

thuộc)

thường kém cẩn thận hơn, không đủ

Từ kết quả này, bạn có thiên hướng

độ tập trung và có thể dễ dàng bị

: Có mục tiêu, phương pháp,

phân tán khỏi công việc.

trách nhiệm

tương đối thấp

Đặc điểm IV: Tính cách này thể hiện xu hướng trải So sánh với những người khác,
Độ Vững

nghiệm những suy nghĩ và cảm giác

Vàng Về Tâm tiêu cực Những người điểm cao dễ





bị tác động bởi cảm giác không an

điểm của bạn trong phân này ( ) là:
khoảng trung bình


toàn và căng thẳng về mặt tình cảm.

tương đối cao

Những người điểm thấp thường thư•

tương đối thấp ( √ )

thái hơn, bị tác động bởi tình cảm và

Từ kết quả này, bạn có thiên hướng

căng thẳng.

: Thư thái


Đặc điểm V:

Tính cánh này thể hiện mức độ cởi

So sánh với những người khác,


Độ Cởi Mở

mở và sự hứng thú với vấn đề văn

điểm của bạn trong phân này ( ) là:

hóa. Những người được điểm cao
thường có trí tưởng tượng tốt, sáng
tạo và luôn tìm kiếm những trải
nghiệm văn hóa và giáo dục mới.



khoảng trung bình ( √ )



tương đối cao



tương đối thấp

Những người điểm thấp thường thực

Từ kết quả này, bạn có thiên hướng

tế hơn, không quan tâm nhiều đến


: Độ cởi mở vừa phải

nghệ thuật và thực tế về bản chất.

4. Bản điều tra giá trị Rokeach

Hai bảng các giá trị được kê ra bên dưới, mỗi bảng đều được sắp xếp theo bảng
chữ cái. Mỗi giá trị đều đi kèm một mô tả ngắn gọn và một cột trống. Bạn phải sắp xếp
mỗi giá trị theo độ quan trọng với mình ở cả hai bảng. Nghiên cứu từng giá trị và suy
xem xét mỗi giá trị có thể đóng vai trò thế nào trong cuộc đời của bạn.

Để bắt đầu, chọn giá trị quan trọng nhất với bạn trong danh sách các giá trị. Đánh
số 1 vào ô trống cạnh bên giá trị đó. Tiếp theo, chọn giá trị quan trọng thứ hai với bạn và


đánh số 2 vào ô trống bên cạnh đó. Tiếp tục với bản danh sách cho tới khi bạn hoàn thành
tất cả 18 giá trị trong trang này. Và tất nhiên giá trị nào với bạn ít quan trọng nhất sẽ
mang số 18.

Khi bạn hoàn tất việc đánh giá 18 giá trị hướng tới, hãy sang trang và làm tương tự
với 18 tiêu chí đánh giá. Hãy hoàn thành mỗi cột một cách độc lập.

Trong khi đánh giá, hãy bỏ thời gian và suy nghĩ thấu đáo. Bạn có thể quay lại và
thay đổi thứ tự nếu bạn đổi phương án trả lời. Khi bạn hoàn thành việc đánh giá cả hai
bản các giá trị, kết quả sẽ thể hiện khá chính xác việc bạn thực sự cảm thấy thế nào về
những điều quan trọng trong cuộc đời.

Sau đây là sắp xếp của tôi:

Sắp xếp

(1= quan trọng

Các giá trị hướng tới

nhất...)
14

Một cuộc sống dễ chịu – sống cuộc đời khá giả

13

Sự bình đẳng – ái hữu và cơ hội chia đều cho tất cả

12

Cuộc sống thú vị - cuộc sống hào hứng, năng động

2

Gia đình yên ấm – chăm sóc người mình yêu thương

3

Tự do – độc lập và có quyền lựa chọn

1

Sức khỏe – thể trạng và tâm lý ổn định

6


Sự hài hòa bên trong – thoát khỏi mâu thuẫn bên trong

8

Tình ái – đời sống tinh thần và tình cảm phong phú


4

An ninh xã hội – được bảo vệ khỏi nguy hiểm

11

Hài lòng – cuộc sống hưởng thụ, nhàn hạ

7

Sự cứu rỗi – được cứu vớt; cuộc sống dài lâu

5

Được tôn trọng – Được công nhận

9

Thành công – sự đóng góp lâu dài

10


Địa vị xã hội – được tôn trọng và khâm phục

16

Tình bạn thực sự - tình bạn keo sơn

17

Thông thái – hiểu tường tận cuộc đời

15

Thế giới hòa bình – một thế giới không chiến tranh và mâu thuẫn

18

Thế giới đẹp tươi – đầy cảnh đẹp và nghệ thuật

Xếp hạng
(1= quan trọng nhất)

Những tiêu chí đánh giá

18

Tham vọng- chăm chỉ và đầy cảm hứng

15

Tầm nhìn mở- sự cởi mở trong suy nghĩ


10

Khả năng- có năng lực, hiệu lực

17

Sạch sẽ- sạch và gọn

9

Dũng cảm- can đảm bảo vệ niềm tin của bạn

8

Vị tha- sẵn long tha thứ cho người khác

7

Sẵn lòng giúp đỡ- làm việc vì lợi ích của người khác


2

Trung thực- chân thành và thực thà

16

Giàu trí tưởng tượng- dám sáng tạo và dám làm


11

Độc lập- tự lực, tự cường

12

Trí tuệ- Thông minh và luôn suy ngẫm

6

Logic- Đồng nhất, duy lý

4

Giàu tình yêu thương- tình cảm và dịu dàng

3

Trung thành- luôn chung thủy với nhóm hoặc bạn bè

14

Tuân thủ quy tắc- có trách nhiệm, đáng tôn trọng

13

Lịch sự- lịch lãm và cư xử tốt

5


Có trách nhiệm- đáng tin cây

1

Tự chủ- tự làm chủ bản thân mình, biết kiềm chế.



×