Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu hành vi tổ chức và tính cách cá nhân qua các mô hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.76 KB, 12 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
( Môn: Hành Vi Tổ Chức )
Bµi tËp Big 5 vµ MBTI
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
1 = Cực kỳ phản đối

5 = Đồng ý

2 = Rất phản đối

6 = Rất đồng ý

3 = Phản đối

7 = Cực kỳ đồng ý

4 = Trung lập

Tôi tự thấy mình

1

2

3

4

1. Hướng ngoại, nhiệt huyết
2. Chỉ trích, tranh luận


5
*

*

3. Đáng tin cậy, tự chủ

*

4. Lo lắng, dễ phiền muộn

*

5. Sẵn sang trải nghiệm, một

*

con người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng

*

7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

6

*
*


7


9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn

*

định
10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

*

MBTI
Bảng đánh giá tính cách cá nhân:
Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của tôi:
HƯỚNG NỘI - GIÁC QUAN - LÝ TRÍ - LĨNH HỘI
I

S

T

P

CHỦ ĐỀ
Nghiên cứu tính cách cá nhân và những định hướng cho các
hành vi ứng xử trong tương lai.

NỘI DUNG BÁO CÁO


PHẦN I
TÍNH CÁCH CÁ NHÂN THEO QUAN ĐIỂM CỦA HÀNH VI TỔ CHỨC

1. Tính cách cá nhân:
Tính cách là phong thái tâm lý cá nhân độc đáo quy định cách thức hành vi cá
nhân trong môi trường tổ chức và xã hội. Là sự kết hợp của các đặc điểm tâm


lý mà chúng ta sử dụng để phân biệt một người với những người khác trong xã
hội.
Tính cách cá nhân thường được liên tưởng đến một mô hình ổn định trong các
hành vi cử xử và tính thống nhất trong suy nghĩ dùng để giải thích xu hướng cử
xử của một con người. Cá tính bao gồm cả yêu tố Chủ quan và khách quan.
Các tính cách biểu hiện ra bên ngoài có thể quan sát được, dựa vào đó người ta
có thể nhận biết được tính cách của một con người.
2. Tính cách cá nhân và hành vi tổ chức.
Theo các công trình nghiên cứu, tính cách cá nhân liên quan đến những hành vi
ứng xử của con người đối với công việc, liên quan đến thái độ của mỗi con
người trong tổ chức, tính cách cá nhân giúp con người tìm được những công
việc phù hợp hơn, thích ứng nhất với nhu cầu của cuộc sống.
3. Năm loại tính cách cá nhân.
Theo các nhà học giả có năm loại tính cách cá nhân chính gồm:
• Tính hướng ngoại (Etroversion)
• Tính hoà đồng (Sãn sàng học hỏi - Openness to experience)
• Tính chu toàn (Tận tâm – Conscientiousness)
• Tính không ổn định tình cảm ( Lo âu – Neuroticism)
• Tính cởi mở (Dễ chấp nhận – Agreeableness)
Nghiên cứu các loại tính cách là cơ sở để xác định tính cách bản thân và định
hướng cho các hành vi cử xử trong tương lại
4. Tính cách cá nhân và sự định hướng nghề nghiệp.

Sự nghiệp của mỗi con người không chỉ đơn thuần là sự phát triển các kỹ năng
chuyên môn, mà nó còn là sự điều chỉnh không ngừng của các cá tính, các giá


trị, hoàn thiện nhân cách và năng lực để phù hợp với các yêu cầu của công việc
và môi trường làm việc.
Theo các nhà nghiên cứu thành công trong công việc phụ thuộc vào mức độ
đồng nhất của mỗi cá nhân với môi trường làm việc của người đó.Sự đồng nhất
cao đem lại hiệu quả công việc cao, sự hài lòng và thời gian gắn bố với công
việc cuả cá nhân cung dài hơn...
Từ việc nghiên cứu tính cách cá nhân và định hướng nghề nghiệp giúp ta có
thể điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách để phù hợp với môi trường làm việc
của mình.

PHẦN II
PHÂN TÍCH TÍNH CÁCH CÁ NHÂN
Nghiên cứu hành vi tổ chức và tính cách cá nhân, qua làm hai bài tập Big5 và
MBTI tự bản thân tôi rút ra được những đánh giá như sau:
1. Tính hướng nội (I)
Với những đặc điểm: Luôn nghĩ trước rồi mới hành động thường trầm lắng
nhút nhát và thận trọng. Người có tính hướng nội sống ít sôi nổi, không thích
giao lưu nhiều. Người có tính hướng Nội luôn có những suy nghĩ và hành
động của mình một cách điềm tĩnh, không vội vã. Với tính cách này có nhiều
ưu điểm nhưng cũng không ít nhược điểm:
- Ưu điểm: Trong cuộc sống và trong kinh doanh với những tình huống cụ
thể thì việc cân nhắc , suy xét trước khi đưa ra quyết định là yếu tố cần thiết
vì khi đó quyết địng đó mang tính chính xác cao. Kết quả của quyết định đó
có độ thành công rất lớn. Đem lại nguồn lợi kinh tế chắc chắn cho doanh
nghiệp, ngoài yếu tố về kinh tế thì thương hiệu cũng là một yếu tố không thể
thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp, đối với những



doanh nghiệp mà định hướng mang tính hướng nội sẽ phản ánh một cái nhìn
rất chiều sâu đem lại sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng.
- Nhược điểm:Trong Kinh doanh nếu phải dành thời gian cho sự suy xét, cân
nhắc thì cơ hội sẽ qua đi và sẽ khó có thể lường hết những thiệt hại hoặc mất
đi nguồn lợi về kinh tế cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó về mặt thương hiệu
của doanh nghiệp sẽ không được biết đến một cách rộng rãi, các mối quan hệ
của doanh nghiệp cũng vì thế mà ít đi do đó việc nắm bắt thông tin và cơ hội
trong kinh doanh cũng vì thế mà giảm đi.
Nghiên cứu tính cách hướng nội giúp chúng ta cần có những xem xét điều
chỉnh lại hành vi để phù hợp với yêu cầu công việc và môi trường xã hội.
2. Về cách lĩnh hội kiến thức
-

Hai cách lĩnh hội kiến thức khác nhau, ngược lại với nhau, phản ánh hai tính
cách của những con người theo hai nhóm cá tính đối lập. Nếu nhóm tri
giác(cảm giác:S) sử dụng một cấu trúc có tổ chức để thu nhận những thông
tin, chứng cứ có tính định lượng, có khả năng tổng hợp một lượng lớn các dự
liệu rời rạc để đưa ra những kết luận kịp thời và chính xác, họ thu thập các
thông tin, các sự kiện trong quá khứ, chú ý đến các cơ hội hiện tại, ứng biến
giỏi thông qua các kinh nghiệm trong thực tiễn và ưa các thông tin rành
mạch, rõ ràng thì nhóm Trực giác(N) Lĩnh hội kiến thức bằng Trực giác dựa
nhiều vào những bằng chứng Chủ quan, trực giác và linh cảm, họ thu thập
các thông tin không theo hệ thống. Với bản tính lạc quan, có trí tưởng tượng
và óc sáng tạo, thông minh, linh hoạt trong ứng biến với các tình huống, hoàn
cảnh thực tế, thoái mái với sự không cụ thể, dữ liệu không thống nhất và với
các đoán biết ý nghĩa của nó nhóm trực giác thể hiện được những ưu thế vượt
trội luôn hướng tới tương lai, ưa sự khám phá và thử thách.
Trong học tập và cũng như điều hành sản xuất kinh doanh, lĩnh hội các kiến

thức khoa học và quản lý cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa tri giác và trực


giác. Tri giác giúp ta tiếp nhận những thông tin sự kiện trong quá khứ một
cách có hệ thống và xem xét tìm kiếm các giải pháp từ trong thực tiễn còn
Trực giác giúp ta luôn hướng tới tương lai bằng trí tượng tượng phong phú,
khả năng khám phá, ứng biến với những biến đổi không ngừng của môi
trường xã hội .
3. Về cách phán xét một vấn đề.
Sự phán xét một vấn đề được thực hiện thông qua lý trí và cảm tính.
-

Nếu bẳng cảm tính(F) con người sẽ tự động lựa chọn những cảm xúc cá
nhân và ảnh hưởng tới người khác trong tình huống cần quyết định, nhạy cảm
một cách tự nhiên với nhu cầu và phản ứng của con người, tìm sự động thuận
và ý kiến tập thể một cách tư nhiên và Không thoải mái với mâu thuẫn, có
phản ứng tiêu cực với sự không hoà hợp.

-

Ngược lại nếu bằng lý trí(T) con người sẽ tự động tìm kiếm thông tin và sự
hợp lý trong tình huống cần quyết định, luôn biết phát hiện ra các công việc
và nhiệm vụ phải hoàn thành, dẽ dàng đưa ra các phân tích có giá trị và quan
trong, chấp nhận mâu thuẫn như một phần tư nhiên và bình thường trong
cuộc sống.
Hai cách phán xét khác nhau, hướng ta theo các hướng đối lập nhau nếu
chọn cảm tính ta rễ bị dẫn đến các quyết định bất hợp lý bởi sự chi phối
(thậm trí là kiểm soát) của tình cảm. Chính vì vậy phán xét một vấn đề dựa
trên lý trí sẽ giúp ta phân tích thông tin một cách tách bạch, khách quan, các
kết luận rút ra một cách có hệ thống, đáng tin cậy.

Mâu thuẫn được coi như động lực cho sự phát triển, mỗi sự vật, hiện tượng
đều chứa đựng trong nó những mẫu thuẫn nội tại, trong cuộc sống cũng luôn
tồn tại những mãu thuẫn. Chấp nhận mẫu thuẫn coi mâu thuẫn như là một
phần tư nhiên và bình thường trong cuộc sống, sẽ hướng sự phán xét của
chúng ta được khách quan, toàn diện hơn.


Trong môi trường học tập và kinh doanh, khi nhìn nhận, phán xét một vấn đề
chúng ta cần tỉnh táo, phân tích một cách khách quan, dựa trên những
nguyên tắc đáng tin cậy. Nếu để các yếu tố tình cảm chi phối sẽ làm các
thông tin, sự kiện bị bóp méo và sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm, bất hợp
lý.
4. Về cách hành xử đối với thế giới bên ngoài.
Hành xử với thế giới bên ngoài đánh giá phong cách của mỗi con người trong
xã hội. Quá trình tiếp nhận thông tin, bày tỏ chính kiến, ra quyết định, hành
động và sắp xếp cuộc sống của mỗi con người đều phải trải qua hai quá trình
lĩnh hội và đánh giá. Trong thực tế cuộc sống chỉ có một trong hai quá trình
dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài. Nếu phong cách
Lĩnh hội (p) đón nhận thế giới bên ngoài như nó vốn có và sau đó hoà hợp,
mềm dẻo, kết thúc mở thì Phong cách Đánh giá (J) tiếp nhận thế giới bên
ngoài thông qua việc lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành động, tập
trung vào hành động hướng công việc, hoàn thành các phần quan trọng trước
khi tiến hành, làm việc tốt nhất và tránh TREES khi cách xa thời hạn cuối, sử
dụng các mục tiêu, thời hạn và chu trình chuẩn để quản lý cuộc sống.
Từ việc nghiên cứu cách hành xử của hành vi tổ chức, bản thân tôi nhận thấy
từ việc tiếp nhận các thông tin, bày tỏ các chính kiến, ra quyết định, hành
động cũng như việc sắp xếp cuộc sống cần phải lập kế hoạch một cách cụ
thể trước khi hành động. Trong qua trình thực hiện bất kỳ một công việc,
nhiệm vụ phải tập trung cao độ hướng tới các thành quả đạt được của công
việc, cần phải biết sắp xếp trình tự thực hiện các công việc một cách hợp lý,

phải biết ưu tiên hoàn thành các phần việc quan trọng trước, cố gắng phần
đấu hoàn thành công việc trước thời hạn đã đặt ra để giảm bớt áp lực, tránh
TREES. Trong cuộc sống phải luôn đặt cho mình các mục tiêu, thời hạn để
hoàn thành một công việc hoặc nhiệm vụ, phải xây dựng cho mình các
nguyên tắc chuẩn mực để quản lý cuộc sống.


PHẦN III
KẾT LUÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Từ thực tiễn nghiên cứu về hành vi tổ chức, liên hệ với bản thân, để có thể hiểu
biết và hành động đúng, tự bản thân tôi rút ra được các kết luận như sau:
1. Phải tự hiểu về bản thân và nỗ lực tự hoàn thiện mình. Phải tự hiểu bản thân
mình với những đặc tính gì ? tính cách như thế nào? khả năng hiểu biết đến
đâu? Ngoài ra phải nỗ lực tự hoàn thiện mình, không ngừng phát huy các tính
cách tốt, loại bỏ các cá tính xấu, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các
nguyên tắc, chuẩn mực đạo đạo đức, không ngừng học hỏi thông qua việc tự
học, qua các khoá học chính thức, qua suy ngẫm chiêm nghiệm và giao tiếp với
người khác.
2. Phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn: Với vai trò là người quản lý
kinh doanh, tự bản thân mình tôi phải biết rõ về công việc của mình, đồng thời
phải hiểu biết được các công việc của các nhân viên dưới quyền.
3. Phải biết tìm kiếm các cơ hội, tận dụng các các cơ hội để đưa đơn vị vươn tới
một tâm cao mới và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm khi gặp những rủi ro, thất
bại. Từ những thất bại phải biết phân tích các tình huống, nguyên nhân thất
bại, thực hiện những biện pháp khắc phục, chấn chỉnh, tiếp tục bước tới để
đương đầu với những thách thức tiếp theo.
4. Phải biết sử dụng các kỹ năng và công cụ tốt để giải quyết vấn đề, ra quyết
định một cách kịp thời và hợp lý.
5. Phải biết gương mẫu, là một tấm gương điển hình cho các nhân viên trong

việc tuân thủ các nội qui, nguyên tắc, các chuẩn mực, lời nói di đôi với việc
làm.


6. Phải thấu hiểu về các nhân viên và tìm mọi cách chăm lo cho lợi ích của nhân
viện, biết đấu tranh, bảo vệ các quyền lợi chính đáng cho người lao động.
7. Phải biết tuyền tải các thông tin một cách đầy đủ, chính xác cho nhân viên ,
biết cách giao tiếp, hỗ trợ các nhân viên chủ động trong việc liên lạc và cung
cấp thông tin cho mình.
8. Phải biết phát huy ý thức, tinh thần trách nhiệm của các nhân viên, khuyến
khích phát triển các tính cách tốt, khuyến khích họ đảm nhận các trách nhiệm
trong công việc và tạo mọi cơ hội để họ thể hiện khả năng tổ chức.
9. Phải có cỏ sở để đảm bảo rằng các nhiệm vụ khi giao phó cho các nhận viên
là đã được xem xét kỹ lưỡng, được giám sát chặt chẽ và biết trước được kết
quả.
10. Phải duy trì sự đoàn kết, thống nhất trong toàn đơn vị, tránh các tư tưởng bè
phái, cục bộ để tạo lên sức mạnh tập thể thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao,
11. Phải biết khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi năng lực về con người, tài chính,
thiết bị công nghệ và các lợi thế kinh doanh của đơn vị để đem lại những kết
qua tốt nhất.

Trên đây là bản báo cáo quá trình học tập Hành vi tổ chức của bản thân tôi, trong
phạm vi giới hạn bài viết chắc còn nhiều thiếu sót cần phải bổ sung để hoàn
chỉnh.
CÁC BƯỚC THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU CỦA BÁO CÁO:
Để hoàn thành bài Báo cáo, tôi đã dựa vào các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
- phương pháp nghiên cứu sau:
• Thu thập dữ liệu lý thuyết từ Tài liệu lưu hành nội bộ - Chương trình Đào tạo Thạc sĩ

Quản trị Kinh doanh Quốc tế - Griggs University; và Giáo trình: “Quản trị hành vi tổ

chức” - 2005 - Tái bản lần thứ 3 - Tác giả: McShane, S. L. và Von Glinow, M. A. - Nhà
xuất bản McGraw-Hill.


• Giáo trình Hành vi tổ chức – Nhà xuất bản Thống kê – Tác giả: Thạc sỹ Nguyễn Hưu

Lam
• Dữ liệu thực tế cụ thể từ kết quả bản câu hỏi BIG 5 và MBTI.





×