Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích thực trạng quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại phòng tài chính – KH huyện thạch thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.79 KB, 6 trang )

Bài tập cá nhân
Môn: Quản trị nguồn nhân lực
Đề bài: Phân tích thực trạng quá trình Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
tại Phòng Tài chính – KH huyện Thạch thất.
1. Lý thuyết:
Đất nước ta đã trải qua 20 năm đổi mới với nhiều đổi thay và đạt được
những thành tựu vô cùng phấn khởi trên tất cả các lĩnh vực như Kinh tế, văn
hoá xã hội, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo…Mỗi lĩnh vực đều rất
quan trọng góp phần vào sự phát triển chung của đất nước; song trên lĩnh
vực Giáo dục đào tạo được Đảng và nhà nước ta đặc biệt chú trọng và đầu
tư. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt và vai trò của con người trong
xã hội, một xã hội muốn phát triển tốt và bền vững thì ở đó phải có con
người giỏi, con người là cái gốc của mọi công việc, tất cả mọi công việc đều
do con người làm. Với phương châm “Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,
hướng tới tương lai” là cái đích mà nền giáo dục Việt nam hướng tới nhằm
rút ngắn khoảng cách so với các nước trên thế giới. Xây dựng con người
trong thời kỳ cách mạng mới phải vừa hồng vừa chuyên, giỏi một việc
nhưng biết nhiều việc, đào tạo con người một cách toàn diện cả trí và lực.
Một đất nước muốn hùng mạnh thì đất nước đó phải có nguồn nhân lực rồi
rào, con người ở đó phải hiểu biết khoa học của nhân loại…
Sau khi được học song môn học Quản trị nguồn nhân lực của chương
trình MBA,được lĩnh hội những kiến thức mà môn học mang lại. Tôi nhận
thấy đây là một môn học rất bổ ích có ý nghĩa thiết thực cho mọi quốc gia,
mọi tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan…Trong phạm vi hẹp bất kỳ một tổ chức
nào muốn phát triển trong tương lai thì vấn đề con người phải đặt lên vị trí
trung tâm và hàng đầu bởi tài sản về nguồn vốn con người là tổng của các
phẩm chất, kinh nghiệm sống, kiến thức, óc sáng tạo, sinh lực mà con người
đầu tư vào công việc.
Quản trị nguồn nhân lực là quá trình sử dụng các cá nhân nhằm đạt
được các mục tiêu của tổ chức.
Quản trị nguồn nhân lực có 5 chức năng: Cung cấp nhân sự, phát triển


nguồn nhân lực, trả công, An toàn sức khoẻ, người lao động và mối quan hệ
công việc. Các chức năng đó có mối quan hệ và đều liên quan tới nhau, mỗi
chức năng đều có ảnh hưởng đến các chức năng khác.
Trong tất cả các chức năng đó thì chức năng Đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực rất quan trọng, với sự phát triển rất nhanh của khoa học ngày
1


nay thì mỗi tổ chức nếu không coi trọng vấn đề Đào tạo và phát triển con
người thì sẽ dẫn đến tụt hậu và lỗi thời so với các tổ chức khác. Do vậy con
người phải không ngừng được rèn luyện, bồi dưỡng, đào tạo để phát triển,
thích ứng được những công nghệ mới đáp ứng ngày càng cao với đòi hỏi của
công việc. Quá trình đào tạo phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đào
tạo được thiết kế với mục đích cung cấp cho con người những kiến thức và
kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại, phát triển liên quan đến việc học
tập nhiều hơn những gì cho hiện tại, nó hướng tới những đòi hỏi, yêu cầu và
mục đích lâu dài. Cốt lõi của một nỗ lực liên tục nhằm nâng cao năng lực
của nhân viên và hiệu quả hoạt động của tổ chức và mục đích cuối cùng của
quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả làm
việc của con người cho tổ chức.
Tuy nhiên trong thực tế quá trình Đào tạo và phát triển trong một tổ
chức chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố:
- Thứ nhất: Sự hỗ trợ của cấp quản lý cao nhất, yếu tố này rất quan
trọng. Đây là yếu tố quyết định tới sự thành công của quá trình Đào tạo và
phát triển của một tổ chức, với sự tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ về vật
chất và các điều kiện cần thiết khác sẽ giúp cho việ đào tạo và phát triển
thuận lợi rất nhiều, sự thành công và hiệu quả mang lại ở mức cao hơn.
- Thứ hai: Cam kết của các nhà quản lý chuyên môn và quản lý chung.
- Thứ ba: Những tiến bộ về khoa học công nghệ. Ngày nay với sự hỗ
trợ của các công nghệ hiện đại như máy tính, ứng dụng mạng Internet đang

có ảnh hưởng rất lớn tới sự hiệu quả và hoàn thành công việc.
- Thứ tư: Các chức năng nhân sự. Đối với những con người cụ thể có
trình độ cao và có động lực sẽ dễ đào tạo hơn.
- Thứ năm: Yếu tố vật chất
Có những chương trình đào tạo cũng phải chi phí một lượng tiền
không phải ở mức nhỏ. Chính vì vậy nếu hạn chế về kinh phí thì cũng sẽ ảnh
hưởng tới quá trình đào tạo.
2. Thực trạng công tác Đào tạo và phát triển tại Phòng Tài Chính
– KH huyện Thạch thất – Thành phố Hà nội:
Phòng Tài chính – KH huyện Thạch thất nằm ở phía tây thủ đô hà nội,
là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về tài chính ngân sách, kế hoạch đầu tư trên địa bàn huyện
theo quy định của pháp luật.
Tổng số biên chế cán bộ của Phòng Tài chính – KH gồm 25 người
được chi thành nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức
năng chuyên môn của phòng:
2


Trưởng phòng
(Phụ trách chung)
Phó trưởng phòng
(Phụ trách ngân sách)

Bộ phận
ngân sách
nhà nước

Phó trưởng phòng
(Phụ trách kế hoạch đầu tư)


Bộ phận
quản lý ngân
sách xã

Bộ phận Kế
hoạch đầu tư

3

Bộ phận
đăng ký kinh
doanh


+ Bộ phận Ngân sách nhà nước: Nhiệm vụ theo dõi và tổng hợp thu
NSNN trên địa bàn, thu – chi ngân sách huyện, thẩm định dự toán, thông
báo thẩm định dự toán và quyết toán kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng ngân
sách đã được Hội đồng nhân dân huyện thông qua, hướng dẫn kiểm tra các
đơn vị thụ hưởng ngân sách theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà
nước đã ban hành.
+ Bộ phận quản lý ngân sách xã:
Kiểm tra hướng dẫn các xã, thị trấn trong việc quản lý và điều hành
ngân sách xã, thẩm định quyết toán vốn đầu tư, chế độ kế toán và quyết toán
ngân sách xã, tổng hợp báo cáo UBND huyện, Sở Tài chính về thu, chi ngân
sách xã, thị trấn
+ Bộ phận Kế hoạch đầu tư: Thẩm định các dự án thuê đất, nhiệm vụ
đầu tư Xây dựng cơ bản các công trình trên địa bàn huyện
+ Bộ phận Đăng ký kinh doanh: Tổ chức đăng ký kinh doanh cho các
hộ theo Nghị định 66/NĐ-CP của Chính phủ.

Mỗi bộ phận của phòng có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ
chuyên môn của mình và báo cáo phó trưởng phòng phụ trách lĩnh vực phụ
trách, Phó trưởng phòng là người tham mưu giúp trưởng phòng trực tiếp phụ
trách các lĩnh vực được phân công.
Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế cán bộ của phòng và chức năng nhiệm vụ
của phòng. Trên cơ sở nguyên tắc mỗi cán bộ công chức đảm nhiệm một
công việc cụ thể và một công chức có thể đảm nhiệm nhiều việc.
Hiện tại trong cơ quan có 22 cán bộ có trình độ Đại học, 3 người có
trình độ trung cấp
Về trình độ Lý luận chính trị: 3 đồng chí có trình độ cao cấp
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập và phát triển.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý ngân sách đang
được triển khai mạnh mẽ trên diện rộng, các dự án nước ngoài đầu tư vào
khu Công nghệ cao Hoà lạc và trên địa bàn huyện ngày càng nhiều đòi hỏi
ban lãnh đạo của phòng và mỗi cán bộ công nhân viên phải tự biết học hỏi
để không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin
học và ngoại ngữ để đáp ứng được yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài.
Hiện nay cũng do nhiều yếu tố nên việc tự học tập của đội ngũ công
chức của phòng còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, hiệu quả còn chưa cao. Với số
lượng công việc của cơ quan ngày càng nhiều, thời gian nhàn rỗi lại ít dần
4


nên việc bố trí thời gian và công sức cho học tập cũng bị hạn chế. Bên cạnh
đó việc chuyên môn hoá công việc ở các bộ phận cũng không tạo ra được sự
chủ động trong việc luân chuyển cán bộ từ bộ phận này sang bộ phận khác.
Ví dụ một cán bộ học Đại học Tài chính kế toán được bố trí làm việc ở bộ
phận ngân sách nhà nước, nếu luân chuyển người cán bộ này sang bộ phận
kế hoạch đầu tư thì rất khó khăn vì người cán bộ này không được bồi dưỡng,
đào tạo về Đầu tư xây dựng, đó là điểm yếu mà cơ quan cần phải khắc phục.

Trong những năm qua, nhận rõ được những mặt yếu kém về chuyên
môn của đội ngũ công chức trong cơ quan, ban lãnh đạo cũng đã có sự quan
tâm tạo điều kiện về thời gian, kinh phí nhằm động viên khuyến khích cho
việc học tập nâng cao trình độ. Song sự quan tâm đó vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn. Nhiều đồng chí tư học nhưng khi ứng dụng vào công việc
thì hiệu quả vẫn chưa cao, còn chưa chủ động trong vai trò tham mưu
chuyên môn nghiệp vụ cho ban lãnh đạo. Nhiều đồng chí cao tuổi thì việc
tiếp tục cho đi học tập cũng rất khó khăn, khả năng nhận thức cũng hạn chế
rất nhiều so với các đối tượng còn trẻ.
2. Những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của Phòng
Tài chính – KH huyện Thạch thất:
Từ thực trạng về công tác cán bộ của Phòng Tài chính – KH huyện
Thạch thất. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn trước mắt cũng
như lâu dài, là cơ quan tham mưu cho UBND huyện về công tác tài chính
ngân sách, kế hoạch đầu tư trên địa bàn huyện đòi hỏi công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ phải được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Công tác đào tạo cho
đội ngũ cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ nhưng
vừa phải đảm bảo để hoàn thành công việc chuyên môn của cơ quan. Đó là
yêu cầu đặt ra để đề ra kế hoạch đào tạo cho phù hợp.
Từ thực trạng trên công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ của cơ quan
cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Một là: Nên tổ chức các khoá đào tạo tập chung, bố trí thời gian hợp
lý phù hợp với mọi đối tượng trong cơ quan. Vấn đề này sẽ tạo điều kiện cho
nhân viên vừa học nhưng vẫn hoàn thành được nhiệm vụ phân công.
- Hai là: Việc đào tạo có trọng tâm, trọng điểm; lựa chọn nội dung đào
tạo phù hợp với từng đối tượng. Đào tạo trước hết là nhằm đáp ứng cho yêu
cầu hiện tại nhưng bên cạnh đó còn phục vụ cho nhiệm vụ lâu dài.

5



- Ba là: Đào tạo dựa trên cơ sở một người làm một việc nhưng phải
biết nhiều việc. Với tinh thần đó tạo nhiều thuận lợi khi bố trí, sắp sếp cán
bộ làm việc ở các bộ phận khác nhau trong cơ quan.
- Bốn là: Hàng năm nên trích 1 lượng kinh phí trong cơ quan dành cho
chương trình đào tạo nhằm động viên khuyến khích đội ngũ cán bộ tham gia
học tập nâng cao trình độ.

6



×