Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BÚT SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.53 KB, 44 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG
BÚT SƠN
I. Các đặc điểm của công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn ảnh hưởng
đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xi măng Bút Sơn.
1.1. Quá trình hình thành của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn.
Công ty xi măng Bút Sơn là doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh Hà
Nam, trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số
54/ BXD-TCLĐ ngày 28 tháng 01 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Nhà máy xi măng Bút Sơn chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/05/1999.
Đến tháng 3 năm 2006, công ty xi măng Bút Sơn chuyển đổi thành Công ty Cổ
phần xi măng Bút Sơn trong đó Nhà nước nắm giữ mức cổ phần 78,7% vốn điều lệ
với người đại diện là Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
Ngày 26/1/2007, Công ty đã làm lễ khởi công xây dựng dây chuyền 2 có công
suất thiết kế là 1,6 triệu tấn/ năm và dự kiến năm 2009 sẽ đưa vào hoạt động.
1.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xi măng Bút Sơn:
Công ty được cấp giấy phép kinh doanh các ngành nghề chính sau:
- Sản xuất và kinh doanh xi măng và các sản phẩm từ xi măng;
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng khác.
- Sản xuất và kinh doanh vỏ bao xi măng.
Trong đó sản phẩm chủ yếu của công ty là:
- Xi măng Pooclăng PCB 30 theo tiêu chuẩn Việt Nam 6260-97
- Xi măng Pooclăng hỗn hợp PC40 theo tiêu chuẩn Việt Nam 2682-99.
- Clinker thương phẩm .
1.3. Quá trình phát triển của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn.
1
Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A
11
Khóa luận tốt nghiệp


Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xi măng Bút Sơn 2003-2006
TT Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006
2006 / 2004 Bình
quân
2004 -
2006
Tuyệt
đối
Tương
đối
1 Doanh thu Tỷ đồng 975,023 992,374 943,951 -31,072 - 3,19 % 970,449
2 Lợi nhuận Tỷ đồng 75,271 76,185 97,399 +22,128
+ 29,40
%
82,952
3 Tổng số lao động Người 1078 1097 1110 + 32 + 2,97 % 1095
4
Tổng quỹ tiền
lương
Tỷ đồng 52,904 59,325 56,991 + 4,087 + 7,73 % 56,406
5 NSLĐbình quân
Trđ/người
/tháng
75,373 75,385 70,867 - 4,506 - 5,98 73,875
6 Tiền lương bình Trđ/người 4,090 4,507 4,279 + 0,189 + 4,62 4,292
Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A
22
Khóa luận tốt nghiệp
quân /tháng
Nguồn: Báo cáo thống kê của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn

Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A
33
Khóa luận tốt nghiệp
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm trở lại đây 2004- 2006 được thể
hiện qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Doanh thu: năm 2005 đạt mức cao nhất là 992,374 tỷ đồng tức là tăng lên 17,351
tỷ đồng so với năm 2004 tương đương tăng 1,78%. Nhưng đến năm 2006, giảm xuống
còn 943,951 tỷ đồng tức là giảm 4,87% so với năm 2005. Nguyên nhân là do trên thị
trường xuất hiện nhiều loại xi măng của Trung Quốc có chất lượng thấp hơn nhưng lại
đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng đó là giá rẻ hơn rất nhiều (rẻ hơn đến
200000đồng/ tấn), chính vì lẽ đó làm cho sản lượng tiêu thụ của xi măng Bút Sơn giảm
từ 1.597.353 tấn xuống còn 1.463.083 tấn tức là giảm 134270 tấn ( 8,14%).
- Lợi nhuận: Giai đoạn 2004 -2006 công ty làm ăn rất hiệu quả nên lợi nhuận của công
ty tăng lên qua từng năm và đạt ở mức cao, bình quân giai đoạn 2004 – 2006 là 82,952.
Mặc dù năm 2006 doanh thu có giảm do sản lượng tiêu thụ giảm nhưng lợi nhuận của
công ty vẫn tăng so với năm 2005 là 21,214 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là
27,85% và đạt mức lợi nhuận cao nhất cao nhất trong 3 năm là 97,399 tỷ đồng. Điều
này có thể lý giải là do, năm 2006 Bộ xây dựng quyết định kéo dài thời gian khấu hao
dây chuyền của công ty từ 12 năm thành 15 năm, do đó chi phí khấu hao của công ty
giảm mạnh. Mặt khác, lượng xi măng tiêu thụ ở địa bàn hiệu quả như miền Bắc thì tăng
lên còn xi măng tiêu thụ ở các vùng kém hiệu quả hơn như miền Trung thì giảm đi.
- Lao động: Trong 3 năm qua, tổng số lao động của công ty hàng năm đều tăng lên tuy
nhiên tốc độ tăng rất nhỏ và có xu hướng giảm dần, cụ thể năm 2005 tổng số lao động
của công ty là 1097 người, tăng so với năm 2004 là 19 người (1,76 %) và năm 2006 là
1110 người, tức là tăng 13 (1,19 %).
- Năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân
Doanh thu của công ty tăng giảm không đều trong khi số lao động liên tục tăng dẫn
đến năng suất lao động bình quân cũng tăng giảm không đều, năm 2005 là 75,385 triệu
đồng/người/tháng tăng lên so với năm 2004 một tỷ lệ rất ít là 0,017%, sau đó lại giảm
xuống chỉ còn 70,867 triệu đồng vào năm 2006 ( - 5,99%).

Tiền lương bình quân năm 2005 của công ty tăng lên 10,19 % so với năm 2004 và
đạt mức cao nhất trong 3 năm là 4,507 triệu đồng/người/tháng. Đến năm 2006, năng
suất lao động giảm kéo theo tiền lương bình quân cũng giảm 5,31 % so với năm 2005.
Nếu so sánh năm 2006 với năm 2004 thì doanh thu giảm trong khi đó tiền lương bình
Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A
44
Khóa luận tốt nghiệp
quân tăng lên 4,62%. Điều này có thể lý giải một phần là do từ năm 2004 đến năm 2006
có sự điều chỉnh về tiền lương tối thiểu của nhà nước từ 290000 đồng lên 450000đồng,
đồng thời hàng năm số người đến hạn được nâng lương tương đối lớn, do đó cũng góp
phần làm cho tiền lương bình quân tăng lên.
Có thể thấy khá rõ nét đó là tiền lương bình quân tăng nhanh hơn nhiều lần so với
năng suất lao động bình quân, cụ thể là năm 2005 tiền lương bình quân tăng 10,19 %
trong khi năng suất lao động bình quân chỉ tăng có 0,017%, có nghĩa là cứ khi năng suất
lao động tăng 1% thì tiền lương bình quân lại tăng lên 599,41%. Điều này chứng tỏ việc
sử dụng lao động ở công ty vẫn chưa hiệu quả, chất lượng lao động vẫn chưa cao, chưa
phù hợp với bậc lương đang được hưởng. Do đó, trong thời gian tới công ty cần tăng
cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó tăng năng suất lao
động.
2. Một số đặc điểm của Công ty xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực.
2.1. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất xi măng của công ty
Xi măng Bút Sơn.
2.1.1. Đặc điểm của sản phẩm
Xi măng là sản phẩm không thể thiếu trong bất kỳ công trình xây dựng nào và chất
lượng của xi măng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình. So với những
loại sản phẩm khác như quần áo, giày dép...thì xi măng có những tính chất đặc thù riêng
như giới hạn bền nén, thời gian đông cứng... và đòi hỏi phải tuân thủ các yêu cầu rất
nghiêm ngặt về chất lượng. Xi măng Pooclăng hỗn hợp PCB 30 theo tiêu chuẩn Việt
Nam 6260-97 và xi măng Pooclăng PC40 theo tiêu chuẩn Việt Nam 2682-99. Với

những tiêu chuẩn rất phức tạp như vậy đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ cao,
mới có thể đáp ứng được yêu cầu về sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao.
Mặt khác, trong thời đại cạnh tranh như hiện nay, để có thể tồn tại và khẳng định vị trí
trên thị trường, công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó đòi hỏi
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng.
2.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất xi măng
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng pooclăng Nguyên liệu:
đá vôi, đá sét
Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A
55
Khóa luận tốt nghiệp
Đập thô
Đồng nhất sơ bộ hỗn hợp nguyên liệu ban đầu
Sấy khô và nghiền mịn hỗn hợp nguyên liệu
Điều chỉnh và đồng nhất hỗn hợp phối liệu đã nghiền mịn
Tháp tiền nung
Thiết bị làm nguội clinker
Lò quay
Buồng phân hủy đá vôi
Nghiền clinker, thạch cao và phụ gia
Đóng bao và xuất xi măng rời
Xi măng Pooclăng
Than đá
Sấy khô và nghiền mịn
Clinker Xi măng Pooclăng
Đập nhỏ
Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất
Xi măng Bút Sơn có dây chuyền sản xuất xi măng theo công nghệ lò quay phương
pháp khô bao gồm các trang thiết bị hiện đại do các nước Tây Âu chế tạo, thuộc loại
tiên tiến nhất hiện nay. Toàn bộ dây chuyền sản xuất từ khâu tiếp nhận nguyên, nhiên

vật liệu cho đến nghiền và đóng bao xi măng đều được khép kín và điều khiển hoàn
toàn tự động từ phòng Điều khiển trung tâm qua hệ thống máy vi tính và các tủ PLC
của hãng SIEMENS. Do đó đòi hỏi về trình độ của người lao động phải cao, phải hiểu
rõ về quy trình công nghệ sản xuất xi măng, nắm vững về cấu tạo, am hiểu sâu về
nguyên lý hoạt động của các thiết bị để có thể vận hành tốt nhất. Vì vậy người lao động
của công ty phải thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ để có thể áp
dụng các kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Qui trình công nghệ sản xuất xi măng phải trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn
có những đặc điểm và tiêu chuẩn riêng, sử dụng những loại máy móc khác nhau, yêu
cầu về ngành nghề cũng như trình độ của người lao động là khác nhau. Do đó nhu cầu
đào tạo, đối tượng và nội dung đào tạo ở mỗi bộ phận là khác nhau.
Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A
66
Khóa luận tốt nghiệp
2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn.
2.2.1. Quy mô nguồn nhân lực công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn.
Bảng 2: Quy mô cán bộ công nhân viên của công ty cổ phần Xi
măng Bút Sơn
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
Người % Người % Người %
Tổng số 1078 100 1097 100 1110 100
A Lao động quản lý
347
32,1
9
349
31,8
1
353

31,8
0
1 Quản lý kỹ thuật
115
10,6
7
115
10,4
8
119
10,7
2
2 Quản lý kinh tế
84 7,79 86 7,84 89 8,02
3 Quản lý hành chính
147
13,6
4
148
13,4
9
145
13,0
6
B Công nhân sản xuất
731
67,8
1
748
68,1

9
757
68,2
0
1 Công nhân chính
572
53,0
6
578
52,6
9
580
52,2
5
2
Công nhân phục vụ,
phụ trợ
159
14,7
5
170
15,5
0
177
15,9
5
(Nguồn: Thống kê lao động – Phòng Tổ chức lao động)
Quy mô nguồn nhân lực của công ty liên tục tăng qua các năm, trong đó tăng lên ở
cả đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân sản xuất. Tuy nhiên mỗi năm chỉ tăng lên hơn
chục người cho thấy quy mô nguồn nhân lực của công ty tương đối ổn định và ít biến

động. Cụ thể, năm 2006 nguồn nhân lực của công ty là 1110 người tức là tăng lên 32
người so với năm 2004 và tương ứng tăng lên 2,97%.
Trong số lao động quản lý thì tỷ trọng của lao động quản lý hành chính vẫn còn
chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 13,06% tổng số CBCNV công ty năm 2006 trong khi tỷ tỷ lệ
cán bộ quản lý kỹ thuật chỉ chiếm 10,72 % và cán bộ quản lý kinh tế là 8,02%. Đây là
điều chưa hợp lý mà lẽ ra với một công ty chủ yếu là sản xuất thì cán bộ quản lý kỹ
thuật phải chiếm tỷ trọng cao nhất.
Như vậy với quy mô lao động trên 1000 người, trong đó tới gần 70% là đội ngũ
công nhân sản xuất thì nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty hàng
Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A
77
Khóa luận tốt nghiệp
năm nói chung và đào tạo nâng cao trình độ, cung cấp những kiến thức, công nghệ mới
cho đội ngũ công nhân sản xuất nói riêng là rất lớn, nhưng cũng phải quan tâm đúng
mức đến việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý. Do đó
công ty phải có kế hoạch đào tạo cụ thể để đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực.
2.2.2. Quy mô nguồn nhân lực phân theo cơ cấu giới tính và tuổi
2.2.2.1. Theo cơ cấu giới tính
Hình 1: Quy mô phân theo giới tính trong công ty cổ phần Xi
măng Bút Sơn
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động
Tỷ lệ nam giới trong tổng số cán bộ công nhân viên của công ty thường xuyên
chiếm khoảng 80% năm 2006 và giảm đi rất ít so với năm 2004 và 2006, trong khi tỷ lệ
nữ giới chỉ chiếm khoảng 19%. Tỷ lệ này là phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty
là công việc nặng nhọc, điều kiện làm việc độc hại, đòi hỏi người lao động phải có sức
khỏe do đó thích hợp với nam giới.
Đồng thời với tỷ lệ nam giới cao cũng tạo thuận lợi hơn cho công tác tổ chức, bố trí
thời gian đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vì nam giới ít bị chi phối bởi việc gia
đình nên có nhiều thời gian để học tập, nâng cao trình độ hơn.

2.2.2.2. Theo cơ cấu tuổi
Hình 2:Cơ cấu tuổi của CBCNV công ty Xi măng Bút Sơn năm
2006
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động
Lực lượng lao động của công ty với độ tuổi trung bình là 37,88 tuổi. Trong đó độ
tuổi trên 30 và dưới 40 chiếm tỷ lệ cao nhất là 49,64%. Nhóm dưới 30 tuổi chỉ chiếm
14,50 %. Nhóm tuổi từ trên 41 và dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ là 29,64%. Như vậy với
35,86 % người trên 40 tuổi thì công ty có một đội ngũ nhân lực dày dặn kinh nghiệm
trong công tác, tuy nhiên cũng có những hạn chế đó là khả năng học tập, tiếp thu những
kiến thức, công nghệ mới của họ cũng không thể như nhóm tuổi trẻ. Do vậy, khi tiến
hành tiến hành đào tạo cũng cần xem xét đến độ tuổi và khả năng học tập của người lao
Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A
88
Khóa luận tốt nghiệp
động. Mặt khác, phần lớn những cán bộ có độ tuổi cao là từ các công ty khác chuyển
về, nên những kiến thức kinh nghiệm của họ nhiều khi đã không còn phù hợp với đặc
điểm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất của công ty. Do đó đòi hỏi phải xây dựng
các kế hoạch đào tạo nhằm đào tạo lại, và đào tạo những kiến thức mới cho họ để có thể
đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Đối với đội ngũ nhân lực trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 14,5 % có thuận lợi là có khả
năng học tập, tiếp nhận những công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại, và áp dụng vào thực tế
công việc. Do đó đối với đối tượng này cần tập trung đào tạo nâng cao trình độ để nâng
cao hiệu quả thực hiện công việc, và cần coi đây là đội ngũ nòng cốt trong giai đoạn
phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay. Tương ứng với độ tuổi thì tỷ lệ cán
bộ công nhân viên có thâm niên nghề từ 10- 20 năm chiếm tỷ trọng cao nhất là 65,32 %,
trên 20 năm chiếm 19,36 % và tỷ lệ thâm niên nghề dưới 10 năm chiếm 15,32%.
Với đội ngũ lao động có thâm niên nghề cao của công ty có ưu điểm là có nhiều
kinh nghiệm trong công tác, thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp do đó rất thuận lợi cho
phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn và đào tạo thêm nghề cho những công nhân mới và
những công nhân bậc thấp.

2.2.3 Trình độ chuyên môn, lành nghề của cán bộ công nhân viên công ty Xi
măng Bút Sơn
2.2.3.1. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý
Bảng 3: Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý công ty Xi măng
Bút Sơn Đơn vị
tính:Lượt Người; %
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
SL % SL % SL %
Tổng số 347 100 349 100 353 100
Trên đại học 0 0 0 0 0 0
Đại học 228 65,70 229 65,62 229 64,87
Cao đẳng 24 6,92 23 6,59 26 7,37
Trung cấp 95 27,38 97 27,79 98 27,76
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động
Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A
99
Khóa luận tốt nghiệp
Qua bảng số liệu trên cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý trong công ty cổ phần xi
măng Bút Sơn có chất lượng tương đối cao, trong đó số cán bộ quản lý có trình độ đại
học chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể là 64,87% năm 2006. Bên cạnh đó thì tỷ lệ cán bộ có
trình độ trung cấp vẫn còn chiếm tới 27,76% tổng số cán bộ quản lý (2006) và trình độ
cao đẳng chiếm 7,37%. Có thể thấy rằng, sau 3 năm trình độ chuyên môn của cán bộ
quản lý ít có sự cải thiện, cụ thể so với năm 2004 thì số lượng cán bộ có trình độ đại
học năm 2006 chỉ tăng lên có 1 người ( 0,44%), trình độ trung cấp tăng lên nhiều nhất
là 3 người (3,16%) và trình độ cao đẳng tăng lên 2 người ( 8,33%).
Từ kết quả trên cho thấy hiện nay công ty vẫn chưa chú trọng đến việc nâng cao
trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, do đó trình độ (bằng cấp) của họ hầu hết không
thay đổi so với khi được tuyển dụng vào làm việc. Vì vậy, công ty cần có những kế
hoạch đào tạo dài hạn nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ quản lý.

2.2.3.1. Trình độ lành nghề của đội ngũ công nhân sản xuất
Bảng 4: Trình độ lành nghề của công nhân sản xuất
Đơn vị tính: Lượt người; %
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
SL % SL % SL %
Tổng 731 100 748 100 757 100
Lao động phổ
thông
54 7,39 52 6,95 47 6,21
Bậc 1 34 4,65 30 4,01 23 3,04
Bậc 2 174 23,80 166 22,19 150 19,82
Bậc 3 167 22,85 163 21,79 162 21,40
Bậc 4 159 21,75 178 23,80 196 25,89
Bậc 5 77 10,53 88 11,76 106 14,00
Bậc 6 37 5,06 39 5,21 44 5,81
Bậc 7 29 3,97 32 4,28 29 3,83
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy phần lớn số công nhân sản xuất của công ty cổ
phần xi măng Bút Sơn mới chỉ đạt tay nghề bậc 2, bậc 3 và bậc 4, trong đó số công
nhân có trình độ lành nghề bậc 4 chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể là 25,89% năm 2006. Số
lao động có trình độ tay nghề cao còn rất thấp, năm 2006 số công nhân có trình độ tay
nghề bậc 6 chỉ chiếm 5,81% và số công nhân có trình độ tay nghề bậc 7 chỉ chiếm
Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A
1010
Khóa luận tốt nghiệp
3,83%, đồng thời phần lớn trong số họ từ các công ty khác chuyển về nên trình độ
chuyên môn không đồng đều và nắm bắt thiết bị của công ty xi măng Bút Sơn chưa sâu.
Đặc biệt, có một vấn đề phải quan tâm đó là số lượng lao động phổ thông chưa qua đào
tạo tuy có giảm qua từng năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, năm 2006 chiếm 6,21%.

Điều trên đặt ra một yêu cầu đó là công ty phải tiến hành đào tạo nghề cho những người
này số lao động phổ thông này.
Qua 3 năm, trình độ lành nghề của công nhân sản xuất đang biến động theo xu
hướng ngày càng được nâng cao tuy nhiên tốc độ tăng còn thấp, từ số liệu trên có thể
tính được cấp bậc công nhân trung bình của công ty như sau: năm 2004 là 3,18 đến năm
2005 là 3,33 và đến năm 2006 là 3,42. Trong đó số công nhân có trình độ tay nghề bậc
năm có tốc độ tăng nhanh nhất, bình quân giai đoạn 2004-2006 mỗi năm tăng 12,55%.
Đặc biệt so với năm 2004 thì số công nhân có trình độ tay nghề bậc 7 không tăng.
Tóm lại, trình độ nguồn nhân lực của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn hiện nay còn
thấp, do đó nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ và chất lượng nguồn nhân lực là rất cần
thiểt, là cơ sở để công ty nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn
Sơ đồ 2 :Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Xi măng Bút
Sơn
Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A
1111
Khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
PGĐ
Cơ điện
PGĐ
Kỹ thuật
BQL
DABS2
PGĐ
Đầu tư
PGĐ
Kinh doanh

Giám đốc
Các
phòng
Ban
chức
năng
Các
phòng
Ban
chức
năng
Các
phòng
Ban
chức
năng
Các
phòng
Ban
chức
năng
Các
phòng
Ban
chức
năng
1212
Khóa luận tốt nghiệp
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động
Mô hình và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn gồm:

- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền tham dự theo quy định của điều lệ công ty. Đại hội
đồng cổ đông sẽ thông qua điều lệ tổ chức hoạt động và quyết định chiến lược phát
triển của công ty, đồng thời kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm
soát.
- Hội đồng quản trị sẽ là cơ quan trực tiếp quản lý điều hành công ty để thực hiện
các chiến lược hoạt động và phát triển của công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thông
qua.
- Ban kiểm soát công ty: có nhiệm vụ kiểm tính hợp pháp, hợp lý trong mọi hoạt
động quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
- Giám đốc công ty: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành công ty, là
chủ tài khoản công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc
Tổng công ty xi măng Việt Nam và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty.
- Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành từng lĩnh vực công tác được
phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và trước pháp luật nhà nước về
những quyết định của mình. Mỗi phó giám đốc sẽ phụ trách một số phòng ban theo lĩnh
vực được phân công. Hiện nay công ty có 4 Phó giám đốc phụ trách gồm: Phó giám đốc
Cơ điện; Phó giám đốc Kỹ thuật; Phó giám đốc Kinh doanh; Phó giám đốc Đầu tư.
- 34 phòng ban, đơn vị và chi nhánh, Ban quản lý dự án Bút Sơn II.
Như vậy, nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xi
măng Bút Sơn là mô hình trực tuyến chức năng. Với mô hình cơ cấu tổ chức này thì
mỗi phòng ban, đơn vị có chức năng nhiệm vụ riêng, do đó không có sự chồng chéo mà
giữa các phòng ban đơn vị có sự phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ một cách
nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, cơ cấu tổ chức này cũng tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty. Phòng Tổ chức lao động
sẽ chịu trách nhiệm chung về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của toàn
công ty, mỗi phòng ban, phân xưởng sẽ có cán bộ phụ trách công tác đào tạo thực hiện
các công việc có liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị mình như
xác định nhu cầu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo, xây dựng nội dung môn học, bài
Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A

1313
Khóa luận tốt nghiệp
giảng, lựa chọn cán bộ làm công tác giảng dạy... Chính nhờ đó sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác với mô hình cơ cấu tổ
chức khá phức tạp trên thì cũng đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý cũng phải có trình độ
chuyên môn cao để có thể quản lý, điều hành công ty có hiệu quả.
II. Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
1. Kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Xi
măng Bút Sơn trong 3 năm 2004 - 2006.
1.1. Qui mô đào tạo
Trong 3 năm qua từ 2004 đến 2006, công ty đã đạt được những kết quả đào tạo như
sau:
1.1.1. Quy mô đào tạo phân theo hình thức đào tạo
Bảng 5: Quy mô đào tạo phân theo hình thức đào tạo
Đơn vị tính: Lượt người; %
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
SL % SL % SL %
Tổng số 2694 100 3086 100 2963 100
1 Đào tạo lại, đào tạo thêm
nghề mới
126 4,68 58 1,88 89 3,00
2 Đào tạo nâng cao 2568 95,32 3028 98,12 2874 97,00
Trong đó:
- Đào tạo thi nâng ngạch,
chuyển ngạch
6 0,22 13 0,42 12 0,40
- Đào tạo thi nâng bậc thợ 188 6,98 115 3,73 119 4,02
- Đào tạo bồi dưỡng, nâng
cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ, ATLĐ và PCCC
2374 88,12 2900 93,97 2743 92,58
(Nguồn: Thống kê về đào tạo – Phòng Tổ chức lao động)
Qua bảng trên cho thấy, trong 3 năm qua từ năm 2004 đến năm 2006 quy mô đào
tạo của công ty có chiều hướng tăng lên và có sự thay đổi trong cơ cấu đào tạo phân
theo hình thức đào tạo. Cụ thể, số lượt người được đào tạo năm 2005 tăng lên so với
năm 2004 là 392 lượt người tương ứng với tốc độ tăng là 14,55%, và năm 2005 cũng là
năm có số lượt người được đào tạo cao nhất trong 3 năm là 3086 lượt người. Đến năm
Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A
1414
Khóa luận tốt nghiệp
2006, số lượt người được đào tạo có giảm so với năm 2005 là 123 lượt người tương
ứng giảm 3,98%. Tuy nhiên, so với năm 2004 thì số lượt đào tạo của năm 2006 vẫn
tăng lên 269 lượt người tương ứng tốc độ tăng lên là 9,98%. Như vậy bình quân trong
giai đoạn 2004 – 2006, công ty đã tổ chức đào tạo cho 2915 lượt người mỗi năm tương
ứng mỗi nhân viên trong công ty được đào tạo 2,66 lần mỗi năm. Có được kết quả như
trên là do công ty đã chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nâng cao trình độ cho
nguồn nhân lực trong công ty.
Với mục đào tạo đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, làm chủ thiết bị hiện đại và
đáp ứng được yêu cầu công việc, vận hành thiết bị an toàn, ngăn chặn và hạn chế tai
nạn lao động, đồng thời căn cứ vào nhu cầu và khả năng của công ty, công ty luôn chú
trọng đến đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, an toàn lao
động và phòng chống cháy nổ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Điều đó được
thể hiện qua số lượt người được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ hàng năm và tỷ lệ % trong tổng số
người được đào tạo luôn chiếm cao nhất; cụ thể là năm 2004 đào tạo được 2374 lượt
người chiếm 88,12 %, năm 2005 tăng mạnh tới 2900 lượt người tương ứng với tốc độ
tăng là 22,16 % và chiếm 93,97% trong tổng số lượt người được đào tạo, đến năm 2006
công ty đã đào tạo được cho 2743 lượt người chiếm 92,58 % giảm 5,41% so với năm
2005, nhưng so với năm 2004 thì vẫn tăng lên 15,54%.

Hàng năm công ty luôn quan tâm đến việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng thi nâng bậc
tay nghề và thi nâng ngạch, chuyển ngạch cho những người lao động đủ điều kiện. Số
lượt người được đào tạo bồi dưỡng để thi nâng bậc năm 2004 là 188 người chiếm
6,98% tổng số lượt người được đào tạo và năm 2005 là 115 lượt người chiếm 3,73% và
tăng lên chiếm 4,02 % năm 2006 tương ứng với 119 lượt người. Số lượt người được
đào tạo để thi nâng ngạch, chuyển ngạch hàng năm chiếm tỷ trọng rất nhỏ chưa đầy
0,5% trong tổng số người được đào tạo, đặc biệt năm 2004 chỉ có 6 người chiếm tỷ lệ là
0,22%. Điều đó chứng tỏ số người đủ điều kiện thi nâng ngạch và chuyển ngạch của
công ty còn thấp.
Đồng thời công ty còn tiến hành đào tạo thêm nghề mới và cấp chứng chỉ đào tạo
cho đội ngũ công nhân nhằm mục tiêu một người phải biết nhiều nghề để có thể thay
thế vị trí làm việc khi cần thiết. Năm 2004, công ty đào tạo thêm nghề mới cho 126 lượt
Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A
1515
Khóa luận tốt nghiệp
người chiếm 4,68% trong tổng số lượt người được đào tạo, năm 2005 là 58 người
chiếm 1,88% và năm 2006 là 89 lượt người chiếm 3%.
1.1.2. Quy mô đào tạo phân theo nội dung đào tạo
Bảng 6: Quy mô đào tạo phân theo nội dung đào tạo
Đơn vị tính: Lượt người; %
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
SL % SL % SL %
Tổng số 2694 100 3086 100 2963 100
Trong đó đào tạo về:
1 Kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng
sửa chữa thiết bị trong dây
chuyền sản xuất xi măng
575 21.34 901 29,19 897
30,2
7

2 Lĩnh vực kinh tế 137 5,09 168 5,44 125 4,22
3 Quản lý nhà nước, hành
chính
36 1,34 77 2,50 13 0,44
4 Lý luận chính trị 12 0,45 19 0,62 22 0,74
5 Ngoại ngữ 35 1,30 42 1,36 0 0
6 An toàn lao động 1678 62,29 1681 54,47 1683 56,8
0
7 PCCC 221 8,20 198 6,42 223 7,53
( Nguồn: Thống kê về đào tạo – Phòng Tổ chức lao động)
Theo nội dung đào tạo cho thấy:
- Công ty tập trung vào nội dung an toàn lao động và phòng chống cháy nổ: Do đặc
điểm của ngành sản xuất xi măng là công việc nặng nhọc, độc hại, khả năng tai nạn lao
động là rất lớn, do đó đòi hỏi an toàn lao động và phòng chống cháy nổ rất nghiêm
ngặt. Chính vì vậy, các khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức về an toàn lao động cho cán
bộ công nhân viên trong công ty được tổ chức thường xuyên hàng năm với số lượt
người được đào tạo lớn và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lượt người được đào tạo
hàng năm cụ thể là 1678 lượt người năm 2004 chiếm 62,29%, năm 2005 là 1681 lượt
người chiếm 54,47 % và năm 2006 là 1683 lượt người tương ứng với 56,80 %. Các
khóa đào tạo phòng cháy chữa cháy bình quân trong 3 năm đào tạo cho 214 lượt người
mỗi năm. Do đó trong 3 năm qua công ty không để xảy ra một vụ tai nạn lao động lớn
nào.
- Trang bị cho người học những kiến thức có liên quan đến dây chuyền công nghệ
Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A
1616
Khóa luận tốt nghiệp
sản xuất xi măng như: kiến thức về công nghệ sản xuất xi măng, kỹ thuật vận hành và
bảo dưỡng hệ thống lò nung và thiết bị làm nguội clinker, kỹ thuật vận hành và bảo
dưỡng máy nghiền than và thiết vị vận chuyển, vận hành và bảo dưỡng lò sấy, lò nung,
máy đóng bao, nâng cao kiến thức về tự động hóa PLC và thiết bị đo lường điện tử.v.v..

Những nội dung này chiếm tỷ tệ cao nhất trong số các nội dung được đào tạo còn lại và
chiếm từ 21% đến 30 %
- Trang bị kiến thức về quản lý kinh tế: chủ yếu đào tạo các lãnh đạo công ty và
chuyên viên ở một số phòng ban về các kiến thức như: nghiệp vụ về công ty cổ phần và
thị trường chứng khoán, kiến thức quản lý lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội, kiến
thức về quản lý dự án và đấu thầu, quản lý tài chính kế toán... với số lượt người được
đào tạo năm 2004 là 137 lượt người , năm 2005 là 168 lượt người và năm 2006 là 125
lượt người tương ứng với tỷ lệ là 5,09%, 5,44 % và 4,22 %.
- Trang bị lý luận chính trị cho các cán cán bộ quản lý cao cấp để nhằm đáp ứng yêu
cầu công việc đòi hỏi đối với vị trí quản lý. Số lượt cán bộ quản lý được đào tạo ở khóa
học này bình quân trong 3 năm là rất ít chỉ khoảng 18 người, cao nhất là 22 người năm
2006.
- Kiến thức về quản lý nhà nước và hành chính: chủ yếu được đào tạo cho cán bộ
quản lý và những người chuẩn bị cho thi lên ngạch chuyên viên các kiến thức về quản
lý nhà nước và đào tạo nghiệp vụ hành chính cho các nhân viên làm công việc hành
chính như văn thư...Số lượt người tham gia các khóa học này là rất ít, cao nhất là 77
lượt người năm 2005 (chiếm tỷ lệ 2,5%) và thấp nhất là 13 lượt người năm 2006
(0,44%).
- Trong 3 năm, công ty mới chỉ tổ chức được 2 lớp đào tạo Tiếng anh cho 35 người
vào năm 2004 và 42 người vào năm 2005. Đặc biệt công ty chưa tổ chức khóa đào tạo
nào về kiến thức về tin học cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Như vậy, nội
dung quản lý chủ yếu tập trung đào tạo cho đội ngũ cán bộ kỹ sư, công nhân kỹ thuật,
còn các kiến thức, kỹ năng quản lý và nghiệp vụ kinh tế tổ chức cho đội ngũ cán bộ
quản lý, chuyên viên ở các phòng ban còn ít và thường chỉ tiến hành đào tạo khi có
những sự thay đổi về chính sách, chế độ được nhà nước ban hành. Đây là một vấn đề
chưa hợp lý mà công ty cần xem xét và điều chỉnh.
Sinh viên Mai Quốc Bảo Lớp KTLĐ 45A
1717

×