Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tuyển tập Thuyết trình văn học đạt giái cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.04 KB, 28 trang )

A.Tên đề tài:
HÌNH TƯỢNG CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG TRONG TÁC PHẨM CÙNG
TÊN CỦA NHÀ VĂN O.HEN-RI
B.Dàn ý của bài văn thuyết trình.
I.Đặt vấn đề:
Niềm tin và giá trị nhân văn qua hình tượng chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm
cùng tên của nhà văn O.Hen-ri.
II.Giải quyết vấn đề.
1.Luận điểm 1:
Hoàn cảnh sống của những người họa sĩ nghèo nước Mỹ.
2.Luận điểm 2:
Giôn-xi mắc chứng viêm phổi nặng.
3.Luận điểm 3:
Giôn-xi đánh mất niềm tin cuộc sống; cô nằm đếm từng chiếc lá thường xuân
đang rụng dần trong giá lạnh , chiếc lá cuối cùng rụng là lúc cô rời khỏi cõi đời.
4.Luận điểm 4:
Thái độ nhạo báng của cụ già họa sĩ Bơ-men trước sự yếu đuối, bệnh hoạn
trong tinh thần của Giôn-xi.
5.Luận đuểm 5:
Cụ Bơ-men nảy sinh ý định vẽ chiếc lá cuối cùng vào lúc chiếc lá thường xuân
cuối cùng rụng để duy trì sự sống cho Giôn-xi.
6.Luận điểm 6:
Sự kiên trì đeo bám vào cành đến kì diệu của chiếc lá thường xuân đơn độc
trên cành.
7.Luận điểm 7:
Sự kiên trì và dũng cảm đeo đeo bám cành của chiếc lá thường xuân cuối cùng
đã đánh thức niềm tin về sự sống của Giôn-xi, giúp cô chiến thắng bệnh tật.
8.Luận điểm 8:
Bí mật về chiếc lá thường xuân cuối cùng và giá trị nhân văn của nó.
9.Luận điểm 9:
Giá trị tinh thần của hình tượng chiếc lá cuối cùng và tấm lòng nhân đạo của


nhà văn trước sự hi sinh thầm lặng của người họa sĩ nghèo Bơ-men.
10.Luận điểm 10:
Thông điệp của nhà văn muốn gửi đến mọi người thông qua hình tượng chiếc lá
cuối cùng.
III.Kết thúc vấn đề.
Hình tượng chiếc lá cuối cùng là hình tượng đẹp đẽ nhất, lung linh nhất, là biểu
tượng của tình nhân ái, của giá trị nghệ thuật đích thực và của niềm tin cuộc sống.

Trang 1


Bài thuyết trình:
Cuộc đời là dòng sông tuôn trào hối hả và đời người như mảnh vỡ của
chiếc gương thiên thần xanh. Ai sinh ra không một lần gặp gian khó, không
một lần mất niềm tin cuộc đời…Mọi thứ có thể mất đi, nhưng tình người,niềm
tin là mãi mãi…Ngày nay, hàng triệu bạn đọc trẻ khắp mọi miền đất nước
đang say sưa đọc những trang sách diệu kì mong kiếm tìm được giá trị đích
thực của cuộc sống…Bởi vậy, trong các nhà văn nổi tiếng, người được bạn
đọc yêu mến nhất có lẽ là O.Hen-ri. Ông là “nhà văn của tình nhân ái”. Những
bài viết của ông mượt mà, giàu cảm xúc. Cái se se lạnh của vùng Bắc Mĩ, với
hoa tuyết rơi, với dây thường xuân và những ngôi nhà mái thấp kiểu Hà Lan
như đưa người đọc bước vào thế giới của tình đời nhân ái.
O.Hen-ri(1861-1910) là nhà viết truyện ngắn nổi tiếng của Mĩ. Truyện
của ông đều mang những nét riêng biệt, thể hiện tình cảm ưu ái của ông đối
với những con người nghèo khổ bất hạnh trong xã hội Mĩ.Chiếc lá cuối cùng
là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của ông. Số lượng nhân vật của câu
chuyện không nhiều. Chỉ có bốn người: Giôn xi- cô họa sĩ bị bệnh viêm phổi .
Xiu –bạn trọ chung phòng với Giôn-xi. Cụ Bơ men –người họa sĩ già sống
cùng khu phố , và vị bác sĩ tận tâm chữa bệnh cho Giôn-xi… Và tất cả họ, đều
là những người lương thiện.

Với “Chiếc lá cuối cùng”, tác giả đã dẫn chúng ta bước vào thế giới của
những người nghệ sĩ nghèo.Họ tìm đến quảng trường Gri-niz gần công viên
Oa-sinh-tơn không phải vì cái vẻ cổ kính, kì quái, cũng không phải vì phong
cảnh “tuyệt vời”, “thơ mộng” đến hoang vu mà vì giá tiền thuê ở đây khá rẻ.
Họ đến từ các miền quê khác nhau. Một người từ bang Men tới, cô kia
quê ở Ca-li-pho-ni-a. Và họ đã thuê cùng một phòng trọ. Sở thích của họ về
nghệ thuật món rau diếp xoăn trộn dầu dấm, cùng với kiểu ống tay áo rộng
hợp nhau. Với cái nghề hội họa, đem tài năng tưới cho đời đã gắn kết hai cô
thành một đôi bạn tri kỉ. Họ thuê phòng trọ sống ở đấy. Hằng ngày, họ cùng
nhau làm việc “lát con đường dẫn tới nghệ thuật bằng những bức tranh minh
họa cho các tạp chí, do các nhà văn trẻ viết để lát con đường của họ dẫn tới
văn học”.Tất cả không ngoài mục đích tìm đến cái để lèn chặt dạ dày thường
hay trống rỗng của họ. Cao hơn nữa là để duy trì sự sống của chính mình khi
mùa đông băng giá đến.
Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh. Đối với người nghèo khổ, cho dù là
họa sĩ, thì đói rét và bệnh tật là những vị khách không mời mà đến. Vị khách
ấy thường xuyên gõ cửa, rình rập và đe dọa họ. Và Giôn- xi là nạn nhân. Cô
mắc chứng viêm phổi nặng.
Thưa quý thầy cô, cùng tất cả các bạn học sinh thân mến! Như chúng ta
đã biết: nửa đầu thế kỉ XX trở về trước, bệnh viêm phổi hoàng hoành ở khắp
châu Âu và Bắc Mĩ. Vào thời kì ấy, bệnh viêm phổi là căn bệnh nan y, được
miêu tả như một gã đàn ông vô hình nhưng vô địch, một gã lực sĩ ngoại hạng
Trang 2


sẵn sàng so găng và đánh hạ mọi đối thủ cho dù ở bất kì hạng cân nào. Đó là
“một gã khách lạ, lạnh lẽo, chưa ai từng thấy mà thầy thuốc gọi là chứng viêm
phổi, oai vệ đi khắp xóm, ngón tay lạnh ngắt của gã chạm vào chỗ này một
người, chỗ kia một người”. Hắn đã tàn nhẫn đánh vào Giôn-xi- một phụ nữ
yếu đuối, xanh xao và thiếu máu khiến cho cô ngã lăn ra bất động…Chuyện

đó xảy ra vào tháng mười một.
Giôn xi mắc phải căn bệnh viêm phổi. Phần do bệnh tật, phần do nghèo
túng đã đẩy cô vào con đường tuyệt vọng.Cô bất hạnh, bất lực trước số phận,
trước ước mơ của tuổi thanh xuân. Cô nằm bất động trên chiếc giường sắt
sơn, tạo ra ấn tượng như một bức tranh được đóng khung treo tường…Không
gian trở nên hẹp hơn, sự vật đi vào chiều sâu tĩnh lặng. Cô sống như là đã
chết, duy có chỉ đôi mắt là còn dấu hiệu của sự sống, song đôi mắt ấy cứ “trân
trân nhìn cái đầu hồi nhà gạch bên cạnh” –nơi có dây thường xuân đang rụng
lá. Cô nằm trên giường bệnh nhưng mắt không rời chúng. Cô đếm từng chiếc
lá thường xuân đang rụng dần trong giá lạnh. Chiếc lá thường xuân cuối cùng
rụng sẽ là lúc cô rời bỏ cõi đời này như một niềm tin định mệnh đớn đau.
“Trong khắp thế gian, cái cô đơn nhất là một tâm hồn đã chuẩn bị sẵn
sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Nhưng sợi dây ràng buộc cô với
tình bạn, với thế gian này cứ lơi lỏng dần từng cái một thì ý nghĩa kì quặc kia
hình như lại càng choáng lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn”. Sự so sánh cuộc đời
con người với chiếc lá mong manh trước làn gió mạnh trong giá rét phũ
phàng của mùa đông là một sự so sánh tuyệt vời và sâu sắc. Đồng thời nó
cũng nói lên sự đồng cảm, xót xa của nhà văn trước đồng loại. Nghèo thường
đi đôi với hèn, nhưng ở đây không phải là hèn trong phẩm cách mà là yếu
đuối trong niềm tin, trong bản lĩnh. Trong cuộc sống tựa vai vào người khác
như vậy, Giôn-xi cảm thấy mình là gánh nặng cho người khác. Cô đau khổ tự
giày vò vì thấy người khác phải chăm sóc mình, phải bận tâm vì mình. Niềm
hi vọng ở đây duy nhất cô đặt cả vào chiếc lá thường xuân vàng úa, nhỏ nhoi
đang quằn quại trong giá lạnh.Cuộc đời của cô sẽ chấm dứt khi chiếc lá cuối
cùng đó lìa cành. Đây là một sự so sánh rất tuyệt vời, phù hợp với kiểu tư duy
hình tượng Đông phương.Cuộc đời được ví với cái mảnh mai yếu ớt, dễ đổ, dễ
vỡ, là bóng câu vèo qua cửa sổ, là ngọn đèn cạn dầu leo lét trước gió.Và cuộc
đấu tranh để bảo tồn cái nhỏ nhoi ấy, để bảo vệ cái yếu ớt ấy lại là phẩm chất
tuyệt vời của tình người, của lòng nhân ái và bao dung.
Câu chuyện Giôn-xi nhìn chiếc lá định mệnh để đón chờ phút lâm chung,

được Xiu, cô bạn gái, người cưu mang Giôn-xi, nói lại với cụ Bơ-men. Cụ là
một người họa sĩ nhưng “lại là người thất bại trong nghệ thuật”. Bởi lẽ “cụ
múa cây bút vẽ đã bốn mươi năm mà vẫn không với tới được gấu áo vị nữ
thần của mình”. Nhưng con người “già nua” trong tuổi tác ấy lại không hề già
trong ý đồ tạo dựng nghệ thuật. Cụ luôn có ý định vẽ một bức tranh kiệt tác
nhưng tiếc thay cụ “chưa bao giờ bắt đầu cả”, cụ chỉ vẽ tranh quảng cáo hoặc
Trang 3


ngồi làm mẫu cho các nghệ sĩ trẻ…Cho dù vậy, cụ vẫn luôn nói về cái “tác
phẩm kiệt tác sắp tới”. Điều đáng quý ở cụ là “chế nhạo cay độc sự mềm yếu
của bất kì ai” và tự coi mình là “con chó xồm lớn” chuyên gác cửa bảo vệ cho
hai cô nàng họa sĩ nghèo.
Câu chuyện về cuộc đời yếu đuối và mong manh như chiếc lá giữa cơn
phong ba, bão tuyết của Giôn-xi qua lời kể của cô nàng Xiu đã được họa sĩ
Bơ-men tiếp nhận bằng sự nhạo báng. Nhưng bất chấp thái độ của cụ, Giôn-xi
ngày càng bệnh hoạn hơn trong tinh thần. Và cụ đã hứa một cách trịnh trọng
qua mùi rượu dâu loại nặng “sặc sụa” : “Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phẩm
kiệt suất”. Tác phẩm kiệt suất là ước mơ suốt đời của cụ già nghệ sĩ này.
Một ngày mới lại về, ánh dương bừng sáng, khu phố trọ im lìm, tĩnh
mịch. Giôn-xi “thều thào ra lệnh” kéo chiếc màn xanh để cô nhìn ra ngoài.
Cho dù không muốn, Xiu vẫn làm theo một cách chán nản. “Nhưng ô kìa, sau
trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài cả một đêm, tưởng
chừng không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tường
gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Tuy ở gần cuống lá còn giữ màu xanh
sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng óa, tuy vậy chiếc lá
dũng cảm vẫn bám vào cành cách mặt đất chừng sau thước”… “Ngày hôm đó
trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn trông thấy chiếc lá thường
xuân đơn độc bám lấy cái cuống của nó ở trên tường và rồi cùng màn đêm
buông xuống, gió bấc lại lồng lộn, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và

mái hiên thấp kiểu Hà Lan, mưa rơi lộp độp xuống mặt đất”.
Sau đêm mưa gió phũ phàng, tuyết rơi giăng lối, bình minh lại về. Chiếc
màn xanh lại được kéo lên. Kì diệu thay! Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Và
cô nàng Giôn-xi chợt hiểu ra một điều: “có một cái gì đó đã làm cho chiếc lá
cuối cùng vẫn còn đấy để em thấy mình tệ như thế nào, và chết là có tội”…
Niềm tin cuộc sống cựa quậy trong tâm hồn tuyệt vọng của Giôn-xi. Cô hi
vọng : “Một ngày nào đó, sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”. Cùng với niềm hi vọng ấy,
nhựa sống lại lên men, khiến bác sĩ phải giật mình thốt lên: “Được năm phần
mười rồi”. “Chăm sóc chu đáo chị sẽ thắng”…
Điều gì đã ươm sống từ cõi chết? Có thể một phần do thuốc men phát
huy hiệu lực, có thể một phần do bàn tay chăm sóc chu đáo của Xiu. Hẳn là
thế . Nhưng bao trùm lên tất cả , cái lôi Giôn-xi ra khỏi con đường dẫn về cõi
hư vô là màu xanh diệu kì của chiếc lá thường xuân-chiếc lá cuối cùng trên
bức tường đối diện với phòng của họ. “Chiếc lá đó chẳng bao giờ nó rung
rinh hoặc lay động khi gió thổi”. Bởi vì đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ
Bơ-men.Cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Và để tạo
được tác phẩm kiệt xuất ấy, cụ Bơ-men đã không ngần ngại đổi nó bằng cuộc
sống của chính mình.
Chiếc lá thường xuân ấy được họa sĩ Bơ-men vẽ trong đêm tối, mưa tuyết,
giá lạnh. Ấy thế mà chiếc giống như thật, giống đến nỗi hai cô nàng họa sĩ
Trang 4


không phân biệt được thật giả. Điều kì diệu hơn, chiếc lá ấy đã đem lại sự hồi
sinh cho một người sắp bước vào cõi chết. Chiếc lá ấy mang trong mình niềm
tin sự sống, và là sản phẩm của một con người có tâm, có tài, có khát vọng.
Nó xứng đáng là kiệt tác nghệ thuật, là niềm mong mỏi mà người họa sĩ chân
chính hướng đến. Bằng ngòi bút tài hoa và nhân ái, nhà văn đã giúp chúng ta
hiểu được giá trị của nghệ thuật chân chính. Và cũng qua hình tượng chiếc lá
này, người đọc hiểu hơn về phẩm chất cao đẹp của những người họa sĩ

nghèo:họ cầm bút vì tình người, vì niềm tin và lẽ sống…
Chiếc lá nghệ thuật của cụ Bơ-men mang trong mình chức năng sinh
thành và tái tạo. Nó thức dậy niềm tin vào cuộc sống, nó mở đường cho
những khát vọng lớn lao, nó chắp cánh cho những ước mơ tái tạo. Vì thế, cho
dù hình tượng họa sĩ Bơ-men chỉ được phác tả, lại là hình tượng tạo được ấn
tượng sâu sắc nhất. Trong tác phẩm này, dưới ngòi bút của O.Hen-ri, con quỷ
bệnh tật đang rình rập để hòng tước đoạn niềm tin vào cuộc sống ở Giôn-xi đã
bị cụ Bơ-men đánh bại. Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá đã vàng óa, trả lại
màu hồng cho đôi má của người thiếu nữ xanh xao, trả lại niềm tin, nghị lực
cho những con người yếu đuối. Và cho dù chỉ được phác tả, hình tượng cụ
Bơ-men vẫn sống mãi trong lòng người đọc bởi kiệt tác mà cụ tạo ra bằng
màu xanh hi vọng, một chiếc lá đã cứu được một mạng người. Chiếc lá cuối
cùng trở thành niềm hi vọng của sự hồi sinh được xây dựng bằng tình người,
bằng sự hi sinh thầm lặng…
O.Hen-ri đã dồn hết tâm lực và trí lực của mình để xây dựng nên hình
tượng chiếc lá cuối cùng lung linh, kì diệu. Cũng qua hình tượng chiếc lá này,
tác giả truyền cho người đọc những rung động, những xót xa, những thương
cảm cho số phận người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội. Hình ảnh cụ Bơmen nằm cô đơn giữa căn phòng lạnh lẽo , rồi ra đi trong thầm lặng đã làm
nhói lòng bao thế hệ người đọc. Từ bước chân dò dẫm vào nghề, rồi ngồi làm
mẫu, cho đến khi vẽ được kiệt tác mong ước của đời mình là một hành trình
dằng dặt đi tìm giá trị nghệ thuật đích thực của người họa sĩ. Bằng ngòi bút
giàu tình nhân ái, nhà văn đã khéo léo tạo dựng cho người họa sĩ nghèo Bơmen một niềm hạnh phúc mãn nguyện ở nơi thiên đường xa xôi. Sự ra đi của
cụ để lại sự hồi sinh cho một thiên tài mới, một niềm ước mơ mới.
Tác giả-sứ giả của tình nhân ái ấy muốn gửi đến mọi người một thông
điệp: “Hãy biết cảm thông và chia sẻ với nỗi đau của đồng loại. Hãy mở rộng
lòng mình tiếp nhận sự khoan dung, đừng để sự độc ác đóng băng tâm hồn”.
Thông điệp ấy là lời nguyện cầu thiết tha của tác giả, của những con người có
lương tri biết rung động trước nỗi đau của đồng loại, sống là biết sẽ chia, biết
hi sinh thầm lặng… Bởi lẽ biết san sẻ cùng đồng loại cũng là một niềm hạnh
phúc.

Đọc truyện “Chiếc lá cuối cùng” , hình tượng chiếc lá thường xuân đơn
độc đeo bám trên cành là hình tượng đẹp đẽ nhất, lung linh nhất. Nó là biểu
Trang 5


tượng của tình nhân ái, của nghệ thuật chân chính. Qua hình tượng chiếc lá
thường xuân, O.Hen-ri đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ hoặc
là bình dị, hoặc là kì diệu của người nghệ sĩ. Và ông cũng khẽ nhắc nhở mọi
người biết san sẻ tình thương, đừng có phủ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau,
bất hạnh của người nghèo khổ. O.Hen-ri có lối viết nhẹ nhàng. Giá trị nhân
văn của truyện “Chiếc lá cuối cùng” giúp ta thấy được ông là “nhà văn của
tình nhân ái”. Cũng qua truyện này, ta hiểu ra được một điều thật giản dị: hạnh
phúc là biết sẽ chia, là biết hi sinh, hãy sống hết mình vì một ngày mai tươi
đẹp để đời ngập tràn niềm vui, để mọi người quanh ta cùng hát vang bài ca
hạnh phúc…

Trang 6


Cuộc đời là dòng sông tuôn trào hối hả và đời người như mảnh vỡ của
chiếc gương thiên thần xanh. Ai sinh ra không một lần gặp gian khó, không
một lần mất niềm tin cuộc đời…Mọi thứ có thể mất đi, nhưng tình người,niềm
tin là mãi mãi…Ngày nay, hàng triệu bạn đọc trẻ khắp mọi miền đất nước
đang say sưa đọc những trang sách diệu kì mong kiếm tìm được giá trị đích
thực của cuộc sống…Bởi vậy, trong các nhà văn nổi tiếng, người được bạn
đọc yêu mến nhất có lẽ là O.Hen-ri. Ông là “nhà văn của tình nhân ái”. Những
bài viết của ông mượt mà, giàu cảm xúc. Cái se se lạnh của vùng Bắc Mĩ, với
hoa tuyết rơi, với dây thường xuân và những ngôi nhà mái thấp kiểu Hà Lan
như đưa người đọc bước vào thế giới của tình đời nhân ái.
O.Hen-ri(1861-1910) là nhà viết truyện ngắn nổi tiếng của Mĩ. Truyện

của ông đều mang những nét riêng biệt, thể hiện tình cảm ưu ái của ông đối
với những con người nghèo khổ bất hạnh trong xã hội Mĩ.Chiếc lá cuối cùng
là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của ông. Số lượng nhân vật của câu
chuyện không nhiều. Chỉ có bốn người: Giôn xi- cô họa sĩ bị bệnh viêm
phổi .Xiu –bạn trọ chung phòng với Giôn-xi. Cụ Bơ men –người họa sĩ già
sống cùng khu phố , và vị bác sĩ tận tâm chữa bệnh cho Giôn-xi… Và tất cả
họ, đều là những người lương thiện.
Với “Chiếc lá cuối cùng”, tác giả đã dẫn chúng ta bước vào thế giới của
những người nghệ sĩ nghèo.Họ tìm đến quảng trường Gri-niz gần công viên
Oa-sinh-tơn không phải vì cái vẻ cổ kính, kì quái, cũng không phải vì phong
cảnh tuyệt vời, thơ mộng đến hoang vu mà vì giá tiền thuê ở đây khá rẻ.
Họ đến từ các miền quê khác nhau. Một người từ bang Men tới, cô kia
quê ở Ca-li-pho-ni-a. Và họ đã thuê cùng một phòng trọ. Sở thích của họ về
nghệ thuật món rau diếp xoăn trộn dầu dấm, cùng với kiểu ống tay áo rộng
hợp nhau. Với cái nghề hội họa, đem tài năng tưới cho đời đã gắn kết hai cô
thành một đôi bạn tri kỉ. Họ thuê phòng trọ sống ở đấy. Hằng ngày, họ cùng
nhau làm việc “lát con đường dẫn tới nghệ thuật bằng những bức trang minh
họa cho các tạp chí, do các nhà văn trẻ viết để lát con đường của họ dẫn tới
văn học”.Tất cả không ngoài mục đích tìm đến cái để lèn chặt dạ dày thường
hay trống rỗng của họ. Cao hơn nữa là để duy trì sự sống của chính mình khi
mùa đông băng giá đến.
Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh. Đối với người nghèo khổ, cho dù là
họa sĩ, thì đói rét và bệnh tật là những vị khách không mời mà đến. Vị khách
ấy thường xuyên gõ cửa, rình rập và đe dọa họ. Và Giôn- xi là nạn nhân. Cô
mắc chứng viêm phổi nặng.
Thưa quý thầy cô, cùng tất cả các bạn học sinh thân mến! Như chúng ta
đã biết: nửa đầu thế kỉ XX trở về trước, bệnh viêm phổi hoàng hoành ở khắp
châu Âu và Bắc Mĩ. Vào thời kì ấy, bệnh viêm phổi là căn bệnh nan y, được
miêu tả như một gã đàn ông vô hình nhưng vô địch, một gã lực sĩ ngoại hạng
sẵn sàng so găng và đánh hạ mọi đối thủ cho dù ở bất kì hạng cân nào. Đó là

Trang 7


“một gã khách lạ, lạnh lẽo, chưa ai từng thấy mà thầy thuốc gọi là chứng viêm
phổi, oai vệ đi khắp xóm, ngón tay lạnh ngắt của gã chạm vào chỗ này một
người, chỗ kia một người”. Hắn đã tàn nhẫn đánh vào Giôn-xi- một phụ nữ
yếu đuối, xanh xao và thiếu máu khiến cho cô ngã lăn ra bất động…Chuyện
đó xảy ra vào tháng mười một.
Giôn xi mắc phải căn bệnh viêm phổi. Phần do bệnh tật, phần do nghèo
túng đã đẩy cô vào con đường tuyệt vọng.Cô bất hạnh, bất lực trước số phận,
trước ước mơ của tuổi thanh xuân. Cô nằm bất động trên chiếc giường sắt
sơn, tạo ra ấn tượng như một bức tranh được đóng khung treo tường…Không
gian trở nên hẹp hơn, sự vật đi vào chiều sâu tĩnh lặng. Cô sống như là đã
chết, duy có chỉ đôi mắt là còn dấu hiệu của sự sống, song đôi mắt ấy cứ “trân
trân nhìn cái đầu hồi nhà gạch bên cạnh” –nơi có dây thường xuân đang rụng
lá. Cô nằm trên giường bệnh nhưng mắt không rời chúng. Cô đếm từng chiếc
lá thường xuân đang rụng dần trong giá lạnh. Chiếc lá thường xuân cuối cùng
rụng sẽ là lúc cô rời bỏ cõi đời này như một niềm tin định mệnh đớn đau.
“Trong khắp thế gian, cái cô đơn nhất là một tâm hồn đã chuẩn bị sẵn
sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Nhưng sợi dây ràng buộc cô với
tình bạn, với thế gian này cứ lơi lỏng dần từng cái một thì ý nghĩa kì quặc kia
hình như lại càng choáng lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn”. Sự so sánh cuộc đời
con người với chiếc lá mong manh trước làn gió mạnh trong giá rét phũ
phàng của mùa đông là một sự so sánh tuyệt vời và sâu sắc.Đồng thời nó cũng
nói lên sự đồng cảm, xót xa của nhà văn trước đồng loại. Nghèo thường đi đôi
với hèn, nhưng ở đây không phải là hèn trong phẩm cách mà là yếu đuối
trong niềm tin, trong bản lĩnh. Trong cuộc sống tựa vai vào người khác như
vậy, Giôn-xi cảm thấy mình là gánh nặng cho người khác. Cô đau khổ tự giày
vò vì thấy người khác phải chăm sóc mình, phải bận tâm vì mình. Niềm hi
vọng ở đây duy nhất cô đặt cả vào chiếc lá thường xuân vàng úa, nhỏ nhoi

đang quằn quại trong giá lạnh.Cuộc đời của cô sẽ chấm dứt khi chiếc lá cuối
cùng đó lìa cành. Đây là một sự so sánh rất tuyệt vời, phù hợp với kiểu tư duy
hình tượng Đông phương.Cuộc đời được ví với cái mảnh mai yếu ớt, dễ đổ, dễ
vỡ, là bóng câu vèo qua cửa sổ, là ngọn đèn cạn dầu leo lét trước gió.Và cuộc
đấu tranh để bảo tồn cái nhỏ nhoi ấy, để bảo vệ cái yếu ớt ấy lại là phẩm chất
tuyệt vời của tình người, của lòng nhân ái và bao dung.
Câu chuyện Giôn-xi nhìn chiếc lá định mệnh để đón chờ phút lâm chung,
được Xiu, cô bạn gái, người cưu mang Giôn-xi, nói lại với cụ Bơ-men. Cụ là
một người họa sĩ nhưng “lại là người thất bại trong nghệ thuật”. Bởi lẽ “cụ
múa cây bút vẽ đã bốn mươi năm mà vẫn không với tới được gấu áo vị nữ
thần của mình”. Nhưng con người “già nua” trong tuổi tác ấy lại không hề già
trong ý đồ tạo dựng nghệ thuật. Cụ luôn có ý định vẽ một bức tranh kiệt tác
nhưng tiếc thay cụ “chưa bao giờ bắt đầu cả”, cụ chỉ vẽ tranh quảng cáo hoặc
ngồi làm mẫu cho các nghệ sĩ trẻ…Cho dù vậy, cụ vẫn luôn nói về cái “tác
Trang 8


phẩm kiệt tác sắp tới”.Điều đáng quý ở cụ là “chế nhạo cay độc sự mềm yếu
của bất kì ai” và tự coi mình là “con chó xồm lớn” chuyên gác cửa bảo vệ cho
hai cô nàng họa sĩ nghèo.
Câu chuyện về cuộc đời yếu đuối và mong manh như chiếc lá giữa cơn
phong ba, bão tuyết của Giôn-xi qua lời kể của cô nàng Xiu đã được họa sĩ
Bơ-men tiếp nhận bằng sự nhạo báng. Nhưng bất chấp thái độ của cụ, Giôn-xi
ngày càng bệnh hoạn hơn trong tinh thần. Và cụ đã hứa một cách trịnh trọng
qua mùi rượu dâu loại nặng “sặc sụa” : “Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phẩm
kiệt suất”. Tác phẩm kiệt suất là ước mơ suốt đời của cụ già nghệ sĩ này.
Một ngày mới lại về, ánh dương bừng sáng, khu phố trọ im lìm, tĩnh
mịch. Giôn-xi “thều thào ra lệnh” kéo chiếc màn xanh để cô nhìn ra ngoài.
Cho dù không muốn, Xiu vẫn làm theo một cách chán nản. “Nhưng ô kìa, sau
trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài cả một đêm, tưởng

chừng không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tường
gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Tuy ở gần cuống lá còn giữ màu xanh
sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng óa, tuy vậy chiếc lá
dũng cảm vẫn bám vào cành cách mặt đất chừng sau thước”… “Ngày hôm đó
trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn trông thấy chiếc lá thường
xuân đơn độc bám lấy cái cuống của nó ở trên tường và rồi , cùng màn đêm
buông xuống, gió bấc lại lồng lộn, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và
mái hiên thấp kiểu Hà Lan, mưa rơi lộp độp xuống mặt đất”.
Sau đêm mưa gió phũ phàng, tuyết rơi giăng lối, bình minh lại về. Chiếc
màn xanh lại được kéo lên. Kì diệu thay! Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Và
cô nàng Giôn-xi chợt hiểu ra một điều: “có một cái gì đó đã làm cho chiếc lá
cuối cùng vẫn còn đấy để em thấy mình tệ như thế nào, và chết là có tội”…
Niềm tin cuộc sống cựa quậy trong tâm hồn tuyệt vọng của Giôn-xi. Cô hi
vọng : “Một ngày nào đó, sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”. Cùng với niềm hi vọng ấy,
nhựa sống lại lên men, khiến bác sĩ phải giật mình thốt lên: “Được năm phần
mười rồi”. “Chăm sóc chu đáo chị sẽ thắng”…
Điều gì đã ươm sống từ cõi chết? Có thể một phần do thuốc men phát
huy hiệu lực, có thể một phần do bàn tay chăm sóc chu đáo của Xiu. Hẳn là
thế . Nhưng bao trùm lên tất cả , cái lôi Giôn-xi ra khỏi con đường dẫn về cõi
hư vô là màu xanh diệu kì của chiếc lá thường xuân-chiếc lá cuối cùng trên
bức tường đối diện với phòng của họ. “Chiếc lá đó chẳng bao giờ nó rung
rinh hoặc lay động khi gió thổi”. Bởi vì đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ
Bơ-men.Cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Và để tạo
được tác phẩm kiệt xuất ấy, cụ Bơ-men đã không ngần ngại đổi nó bằng cuộc
sống của chính mình.
Chiếc lá thường xuân ấy được họa sĩ Bơ-men vẽ trong đêm tối, mưa tuyết,
giá lạnh. Ấy thế mà chiếc giống như thật, giống đến nỗi hai cô nàng họa sĩ
không phân biệt được thật giả. Điều kì diệu hơn, chiếc lá ấy đã đem lại sự hồi
Trang 9



sinh cho một người sắp bước vào cõi chết. Chiếc lá ấy mang trong mình niềm
tin sự sống, và là sản phẩm của một con người có tâm, có tài, có khát vọng.
Nó xứng đáng là kiệt tác nghệ thuật, là niềm mong mỏi mà người họa sĩ chân
chính hướng đến. Bằng ngòi bút tài hoa và nhân ái, nhà văn đã giúp chúng ta
hiểu được giá trị của nghệ thuật chân chính. Và cũng qua hình tượng chiếc lá
này, người đọc hiểu hơn về phẩm chất cao đẹp của những người họa sĩ
nghèo:họ cầm bút vì tình người, vì niềm tin và lẽ sống…
Chiếc lá nghệ thuật của cụ Bơ-men mang trong mình chức năng sinh
thành và tái tạo. Nó thức dậy niềm tin vào cuộc sống, nó mở đường cho
những khát vọng lớn lao, nó chắp cánh cho những ước mơ tái tạo. Vì thế, cho
dù hình tượng họa sĩ Bơ-men chỉ được phác tả, lại là hình tượng tạo được ấn
tượng sâu sắc nhất. Trong tác phẩm này, dưới ngòi bút của O.Hen-ri, con quỷ
bệnh tật đang rình rập để hòng tước đoạn niềm tin vào cuộc sống ở Giôn-xi đã
bị cụ Bơ-men đánh bại. Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá đã vàng óa, trả lại
màu hồng cho đôi má của người thiếu nữ xanh xao, trả lại niềm tin, nghị lực
cho những con người yếu đuối. Và cho dù chỉ được phác tả, hình tượng cụ
Bơ-men vẫn sống mãi trong lòng người đọc bởi kiệt tác mà cụ tạo ra bằng
màu xanh hi vọng, một chiếc lá đã cứu được một mạng người. Chiếc lá cuối
cùng trở thành niềm hi vọng của sự hồi sinh được xây dựng bằng tình người,
bằng sự hi sinh thầm lặng…
O.Hen-ri đã dồn hết tâm lực và trí lực của mình để xây dựng nên hình
tượng chiếc lá cuối cùng lung linh, kì diệu. Cũng qua hình tượng chiếc lá này,
tác giả truyền cho người đọc những rung động, những xót xa, những thương
cảm cho số phận người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội. Hình ảnh cụ Bơmen nằm cô đơn giữa căn phòng lạnh lẽo , rồi ra đi trong thầm lặng đã làm
nhói lòng bao thế hệ người đọc. Từ bước chân dò dẫm vào nghề, rồi ngồi làm
mẫu, cho đến khi vẽ được kiệt tác mong ước của đời mình là một hành trình
dằng dặt đi tìm giá trị nghệ thuật đích thực của người họa sĩ. Bằng ngòi bút
giàu tình nhân ái, nhà văn đã khéo léo tạo dựng cho người họa sĩ nghèo Bơmen một niềm hạnh phúc mãn nguyện ở nơi thiên đường xa xôi. Sự ra đi của
cụ để lại sự hồi sinh cho một thiên tài mới, một niềm ước mơ mới.

Tác giả-sứ giả của tình nhân ái ấy muốn gửi đến mọi người một thông
điệp: “Hãy biết cảm thông và chia sẻ với nỗi đau của đồng loại. Hãy mở rộng
lòng mình tiếp nhận sự khoan dung, đừng để sự độc ác đóng băng tâm hồn”.
Thông điệp ấy là lời nguyện cầu thiết tha của tác giả, của những con người có
lương tri biết rung động trước nỗi đau của đồng loại, sống là biết sẽ chia, biết
hi sinh thầm lặng… Bởi lẽ biết san sẻ cùng đồng loại cũng là một niềm hạnh
phúc.
Đọc truyện “Chiếc lá cuối cùng” , hình tượng chiếc lá thường xuân đơn
độc đeo bám trên cành là hình tượng đẹp đẽ nhất, lung linh nhất. Nó là biểu
tượng của tình nhân ái, của nghệ thuật chân chính. Qua hình tượng chiếc lá
Trang 10


thường xuân, O.Hen-ri đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ hoặc
là bình dị, hoặc là kì diệu của người nghệ sĩ. Và ông cũng khẽ nhắc nhở mọi
người biết san sẻ tình thương, đừng có phủ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau,
bất hạnh của người nghèo khổ. O.Hen-ri có lối viết nhẹ nhàng. Giá trị nhân
văn của truyện “Chiếc lá cuối cùng” giúp ta thấy được ông là “nhà văn của
tình nhân ái”. Cũng qua truyện này, ta hiểu ra được một điều thật giản dị: hạnh
phúc là biết sẽ chia, là biết hi sinh, hãy sống hết mình vì một ngày mai tươi
đẹp để đời ngập tràn niềm vui, để mọi người quanh ta cùng hát vang bài ca
hạnh phúc…

Trang 11


Huy Cận là một nhà thơ của tình yêu cuộc sống thiết tha và say đắm, cũng
giống như người bạn thơ gần gũi nhất của ông”Không muốn đi, mãi mãi ở vườn
trầu –Chân hóa rễ để hút màu dưới đất”(Xuân Diệu). Có khác chăng, một nét
thường thấy trong thơ ông là cảm xúc về cuộc sống, về con người luôn gắn với cảm

xúc về vũ trụ dường như ông muốn tìm ra câu trả lời về ý nghĩa , sự tồn sinh của
con người trong vũ trụ bao la, huyền bí, không cùng.Trong thơ ông trước Cách
mạng tháng Tám, cảm nhận đó thật cô đơn , nhỏ bé, lạc lõng, bơ vơ qua hình ảnh
một cành củi khô , những cánh bèo dập dềnh, trôi nổi không biết về đâugiữa một
không gian “Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót – Sông dài, trời rộng bến cô liêu”
qua hình ảnh “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc – Chim nghiêng cánh nhỏ , bóng chiều
xa” (Tràng Giang). Chính Cách mạng tháng Tám kỳ diệu và cuộc sống mới sau
Cách mạng đã mang tới cho ông một cái nhìn ấm áp, tươi trẻ tràn đầyniềm tin yêu
vào con người, con người trong sự đối diện và giao cảm với đất trời, vũ trụ. Bài thơ
“Đoàn thuyền đánh cá” của ông là một minh chứng điều đó.
Bài thơ ra đời năm 1958 trong nguồn mạch cảm xúc biết bao yêu thương, về
cuộc sống “mỗi ngày lại sáng”. Đó là một bức tranh đẹp đẽ, vừa là một khúc ca hào
hùng về những người đánh cá trên biển cả bao la của Tổ Quốc, những người thật
hào hứng, phấn khởi, say mê với công việc của mình trong tư thế thực sự làm chủ
biển trời, làm chủ cuộc đời mới. Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn trên biển vừa
điểm lệ, huy hoàng, vừa hùng vĩ, đầy sức sống:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Điểm nhìn của nhà thơ ở đây là điểm nhìn tưởng tượng, phải ở rất xa bờ mới
thấy được vùng biển phía Tây, nơi mặt trời đang lặn xuống giống như một hòn lửa
rực cháy khổng lồ - cảnh này chỉ có thể thấy vào một buổi chiều hè. Cảm quan vũ
trụ của nhà thơ mở ra trong trí tưởng người đọc những liên tưởng so sánh thật bất
ngờ, thú vị: Vũ trụ bao la, huyền bí như một ngôi nhà khổng lồ mà đêm tối là cánh
cửa sập xuống và những con sóng chạy ngang trên biển là những chiếc then cài. Cái
quang cảnh kết thúc thật kỳ vĩ, tráng lệ của một chu kỳ thiên nhiên ấy lại là sự mở
đầu “một ngày” lao động mới của con người:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Từ “lại” cho thấy đây chỉ là sự tiếp diễn nhịp điệu lao động của họ, cảnh ra
khơi khi hoàng hôn xuống này diễn ra thường xuển trong nhiêu đêm. Và “trên con

đường mòn” vô hình mà xiết bao thân thuộc ấy, cũng như mọi lần, tiếng hát họ vút
cao, vang xa trên sóng nước mênh mông. Ở đây “buồm căng” là có (thật vì gió
mạnh trên biển khơi), nhưng “câu hát căng buồm” lại là hư ảo. Tuy vậy, chính cái
hư ảo ấy lại biểu hiện một cái có thực, đó là khí mạnh mẽ, của con người trong lao
động tập thể. Tiếng hát chính là sự thể hiện niềm vui của những người đánh cá, khi
họ cảm nhận rõ ràng sức mạnh vĩ đại của tập thể trong lao động, sức mạnh ấy sẽ tạo
nên điều kỳ diệu mà một vài cá nhân đơn lẻ không thể làm được. Chỉ một tiếng hát
mà nói được bao điều về thân phận, về sự tự ý thức của con người qua hai chế độ.
Cũng không còn nữa cái cảm nhận từ nghìn xưa về sự nhỏ bé, yếu đuối của con
Trang 12


người trước biển cả bí ẩn, chứa đầy sức mạnh tàn phá, hủy diệt vô cùng dữ dội.
Tiếng hát của họ là tiếng hát từng con người chinh phục biển khơi:
Hát rằng:cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muông luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Biển cả thật là đẹp đẽ, giàu có và thân thiết biết bao đối với con người.trong
câu thơ thứ nhất, từ “bạc” là một định ngữ nghệ thuật, có ý nghĩa số lượng cá
nhiều,phong phú tạo nên sự giàu có, quý giá của biển. Cái giàu có đó còn còn được
cụ thể hóa ở câu thơ thứ hai. Hình ảnh so sánh rất đẹp này đượcn xây dựng trên một
liên tưởng thực tế: cá thu mình lấp lánh ánh trăng lướt rất nhanh trên mặt biển như
con thoi chạy đi chạy lại trên khung cửa dệt vải. Từ đó mới hiểu được hai câu thơ
sau là những nhân hóa rất tinh tế. Trong sự tưởng tượng của những người đánh cá
yêu quý biển cả quê hương của mình, cá đi trên biển, cá dệt biển và cá vào lưới là
cá dệt lưới. “Đến dệt lưới ta”, bắt đầu từ đây từ “ta” sẽ vang lên đầy tự hào, kiêu
hãnh trong suốt bài thơ, không còn là cái tôi nhỏ bé, đơn côi như những ngày xưa
nữa mà là cái ta tập thể đầy sức mạnh, trong đó có sự nhân lên đến vô hạn tiềm lực
của mỗi cá nhân. Dường như đó mới là mới sức mạnh chính tạo nên cái phơi phới

của đoàn thuyền đang lướt giữa trùng khơi:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Đoàn thuyền đánh cá như đi trong sự vây bọc, vây bọc của thiên nhiên đầy
yêu thương, gắn bó. Biển cả bao la mà êm ả, hiền hòa;gió như người bạn thân thiết
lái con thuyền ra khơi, gió thổi phồng căng cánh buồm như vầng trăng khuyết; trời
mây như cũng cao hơn, thoáng đãng hơn, tất cả được nhìn với con mắt chan chứa
tình yêu thương của những con người đã giành được quyền làm chủ trời biển quê
hương. Cảnh phóng khoáng, thoáng rộng bởi con người sảng khoái, tự do.Trong
mối quan hệ giao hòa, thiên nhiên càng huy hoàng, kỳ vĩ bao nhiêu thì càng tôn vẻ
đẹp của con người lên bấy nhiêu. Tầm vóc của họ vụt cao lên, sáng ngang với biển
trời, vũ trụ. Đoàn thuyền, hay cũng chính là những con người, đi giữa bao la, hùng
vĩ của biển trời – cảnh thực mà đẹp như trong mơ. Động từ “lướt” cho ta thấy đoàn
thuyền chạy rất nhanh và rất nhẹ nhàng trên mặt biển, nó còn biểu hiện rõ hơn khí
thế phơi phới của những người lao động được thực sự làm chủ cuộc sống mới. Họ
được tự do, chủ động tìm đến những vùng biển xa (ra đậu dặm xa)đẻ thăm dò nơi
nào nhiều cá dò bụng biển. Cũng chính như thế làm chủ khiến họ có được quyết tâm
cao độ và khí thế chuẩn bị lao động mạnh mẽ như trong chiến đấu (Dàn đan thế trận
lưới vây giăng).
Huy Cận không chỉ tinh tế về cảm xúc thẩm mĩ mà còn phong phú về vốn
sống. Bài thơ cho thấy ông hiểu biết khá tường tận công vịêc của những người đánh
cá, ông cảm nhận được những gì đang diễn ra trong tâm hồn những con người hồn
hậu, bình dị và rất đáng kính yêu ấy. Doàn thuyền đã tìm đúng bãi cá lưới đã buôn
Trang 13


xuống. Những người đánh cá nghĩ gì trong những giây phút đợi chờ ấy? Đây là
cảnh thực hay là tưởng tượng ?

Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long
Đúng ra ở đây có sự pha trộn cả thực tế thực tế và mộng ảo, làm cho biển đêm
có một vẻ đẹp thật lãng mạn, huyền ảo. Những con cá song lấp lánh như những
ngọn đuốc hồng giữa biển đêm thăm thẳm. Họ như đã nhìn thấy cái đuôi cá song
quẫy chẳng khác gì mảnh trăng vàng lóe sáng trên mặt biển. Hình ảnh thật nên thơ
ấy cùng với cách gọi cá là “em” biểu hiện niềm yêu say cuộc sống thật hồn nhiên
và mãnh liệt của những người đánh cá, và trước hết là của nhà thơ. Nhà thơ mở
rộng hồn mình đẻ đón nhận bao vẻ đẹp kỳ diệu của cuộc sống, để cảm thấy nhịp thơ
của bển đêm qua những đợt sóng dâng lên hạ xuống đầy ánh sao. Biển và trời như
đã hòa vào nhau và hình ảnh con người càng hiện lên đẹp đẽ biết bao giữa cái vũ trụ
lung linh ấy. Một lần nữa tiếng hát của họ lại cất lên giữa bao la trời nước:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Có biết bao và thân thiết với biển khơi, với vũ trụ mênh mông, huyền diieeuj
trong tiếng hát ấy. Tiếng hát còn biểu hiện niềm vui trong lao động tập thể với họ,
biểu hiện niềm mong muốn của họ sẽ đánh bắt được thật nhiều cá đẻ làm giàu cho
Tổ Quốc. Cảm xúc của họ thật phóng khoáng, bay bổng, chứa chan niềm yêu đời:
họ lao động khẩn trương, luôn tay gõ nhịp dồn cá vào lưới má vẫn không quên vẻ
đẹp của biển cả, trăng gió, trời mây. Vầng trăng trên trời cao bao la được nhân hóa
trở nên thật gần gụi, thân thiết; trăng như đồng cảm với tâm trạng của con người,
trăng gõ nhịp cho tiếng hát của họ. Đó thật sự là một bài ca lao động vừa hào hùng
vừa giàu chất thơ. Và bài ca say đắm nhất là bài ca về sự giao hòa xiết bao thân
thiết, ưu ái giữa con người và biển cả. “Biển cho ta cá như lòng mẹ” – một so sánh
thật đẹp: lòng biển bao la như lòng mẹ , nguồn tình cảm yêu thương vô hạn đã nuôi
dưỡng mỗi con người. Biển không chỉ đẹp đẽ, giàu có mà còn rất ân tình; biển

không chỉ nuôi dưỡng con người hôm nay và mai sau, mà biển đã “Nuôi lớn đời ta
tự buổi nào”, từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất. Biển và ta, thêm một lần
nữa tầm vóc những người đánh cá vụt lớn cao hơn, và càng gắn bó với biển cả yêu
thương.
Nhưng đêm sắp tàn rồi, một ngày mới đang đến.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
Trang 14


Khổ thơ gơi hình dung một bức họa thật khỏe, đẹp. Câu chữ gân guốc, giàu
sức tạo hình: “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.”Chỉ một từ “xoăn” mà vừa tả được
những bắp tay rắn chắc nổi cuồn cuộn khi kéo lưới, vừa nói được cái hăm hở, hồ
hởi của những người lao động mong muốn thấy được kết quả công việc của mình.
Và lưới rất nhiều cá , đúng với niềm mong muốn, ước ao của họ. Câu thơ thứ ba
miêu tả thật đẹp hình ảnh những con cá đang được kéo từ biển lên; vẩy đuôi của
chúng lấp lánh lánh bình minh rực rỡ. Ở những từ “bạc”, “vàng” vừa là những định
ngữ thông thường, vừa là những định ngữ nghệ thuật tượng trưng cho sự quý giá,
giàu có của biển, đồng thời cũng cho thấy thái độ trân trọng của những người đánh
cá đối với những thành quả lao động của mình, dường như đó còn là niềm biết ơn
của họ trước sự hào phóng, ưu ái của biển cả đối với con người. Công việc đã kết
thúc tốt đẹp, họ chuẩn bị trở về. Những từ đón ánh hồng biểu hiện tâm trạng sảng
khoái , phấn chấn của họ; như muốn chia sẻ niềm vui của mình đối với ánh bình
minh, với mặt trời – một người bạn thiên nhiên cũng rất thân thiết với con người.
Hay nhất trong toàn bộ bài thơ là khổ thơ cuối cùng, miêu tả đoàn thuyền đánh
cá trở về trong ánh bình minh. Bốn câu thơ dựng lên một quang cảnh kỳ vĩ về cuộc
chạy đua giữa đoàn thuyền đánh cá với mặt trời trên biển cả, qua đó thêm một lần
nữa Huy Cận khắc họa thật đậm nét vẻ đẹp khỏe mạnh của những người đánh cá và

vẻ đẹp giàu có, hùng vĩ của biển trời, của thiên nhiên Tổ Quốc. Ý thơ phảng phất
không khí thần thoại, anh hùng ca, anh hùng ca trong lao động.
Mở đầu là một câu thơ lặp lại gần nguyên văn câu cuối trong khổ thơ thứ nhất:
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Có cảm giác đó là một điệp khúc trong một bài hát, bài hát ca ngợi niềm say
mê lao động trên biển quê hương. Đây là lần thứ ba tiếng hát vang lên có khác
chăng tiếng hát ở đây biểu hiện rõ hơn niềm vui của những người đánh cá khi họ
thu được kết quả rực rỡ sau mợt đêm lao động vất vả, đó là niềm vui chiến thắng
của con người khi thêm một lần nữa họ cảm nhận được sức mạnh vĩ đại, kỳ diệu
của tập thể. Tiếng hát ấy vang lên say sưa , hùng tráng trên đoàn thuyền đang băng
băng rẽ sóng trở về:
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời .
Hình ảnh hào hùng của câu thơ này là một nhân hóa mang tính chất ngoa dụ,
những người đánh cá thức suốt đêm làm việc không mệt mỏi nhưng họ vẫn quyết
tâm trở về trước khi trời sáng. Động từ “chạy đua” cho thấy sức lực của họ vẫn dồi
dào, khí thế lao động của họ vẫn mạnh mẽ, đó thực sự là khí thế của con người tự
do, những chủ nhân chính của sự sống mới. Họ chạy đua với thời gian, chạy đua với
đối tượng thiên nhiên thật hùng vĩ là mặt trời, cái đích của cuộc chạy đua là bình
minh. Đặt trong sự tương ứng với một đối tượng như thế, sức mạnh của đoàn
thuyền đánh cá, cũng là của những người đánh cá, càng được thể hiện nổi bật hơn.
Câu thơ cũng nâng cao tầm vóc của con người trước vũ trụ rộng lớn, bao la.
Vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của bình minh trên biển được miêu tả thật gợi cảm,
sinh động ở câu thơ thứ ba:
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Nhân hóa này gợi cảm giác thần thoại hư ảo: sức mạnh của mặt trời thật vô
cùng mạnh mẽ, dường như nó đang đội biển mà lên. Câu thơ làm toàn cảnh thiên
Trang 15


nhiên sáng lên với màu mới, màu hồng của bình minh; và cái màu hồng rực rỡ, tươi

vui, đầy sức sống ấy chính là lời chào đón ân cần, thắm thiết của thiên nhiên với
những người lao động cần cù có nghị lực phi thường. Và cái thần của quang cảnh
bình minh ấy là câu thơ cuối cùng:
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
Câu thơ có thể gợi ra hai hình ảnh trong lên tưởng của người đọc. Một là hình
ảnh doàn thuyền nối đuôi nhau trở về, chiếc nào cũng cá đầy khoang, hàng triệu
triệu mắt cá phản chiếu ánh mặt trời rực rỡ, lấp lánh huy hoàng trên cả môt vùng
biển rộng. Hai là hàng triệu triệu gợn sóng cũng phản chiếu ánh bình minh rực rỡ
giống như vô vàn mắt cá trên muôn dặm khơi. Dù là hình ảnh nào thì câu thơ cũng
thể hiện được vẻ đẹp bao la, hùng vĩ và sự giàu có , phong phú của biển cả, của
thiên nhiên đất nước dưới con mắt của những con người được thực sự làm chủ biển
trời Tổ Quốc của mình.
Có thể nói, chính niềm tin yêu nồng nhiệt với cuộc sống mới, với những người
lao động mới, chính khả năng suy tưởng sâu sắc trong cảm quan vũ trụ đã dẫn tới
thành công của Đoàn thuyền đánh cá. Đây là một trong số không nhiều bài thơ hay
viết về đè tài xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trang 16


A.Tên đề tài:
TÌNH QUÊ TRONG BÀI THƠ “QUÊ HƯƠNG” CỦA NHÀ THƠ TẾ HANH
B.Dàn ý của bài văn thuyết trình.
I.Đặt vấn đề:
Tình quê khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ Tế Hanh viết về “Quê hương”
với một tình yêu tha thiết, đậm đà.
II.Giải quyết vấn đề:
Luận điểm 1:
“Quê hương” là tiếng lòng chứa chan tình quê, là nguồn cảm hứng cho Tế
Hanh say sưa miêu tả cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá.

Luận điểm 2:
Với tình quê tha thiết, nhà thơ đã viết tiếp niềm ngợi ca cảnh đoàn thuyền trở
về bến đỗ, những người dân chài lưới mang theo hơi thở của biển cả mênh mông về
với đất liền .
Luận điểm 3:
Tình quê trong nỗi nhớ thương da diết của người con xa xứ.
III.Kết thúc vấn đề:
“Quê hương” của Tế Hanh ngọt ngào như lời ru của mẹ, lời nhắc nhở ân tình
của cha, mãi theo ta khôn lớn, để lại trong ta một chút dịu êm về một tình quê man
mác, đậm đà…

Tự bao giờ, quê hương là dòng sữa mẹ ngọt ngào, là chiếc nôi dịu êm, nuôi
tâm hồn ta khôn lớn cùng năm tháng, để rồi trên bước đường tha hương không khỏi
Trang 17


chạnh lòng khi nghe khúc hát du dương được phổ nhạc từ lời thơ của Đỗ Trung
Quân:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học,
Con về rợp bướm vàng bay.
Ôi! Quê hương hai tiếng sao mà tha thiết, thiêng liêng đến thế. Quê hương gợi
cho tâm hồn con người như ngây ngất về một miền quê – nơi, mỗi “chúng ta” được
sinh ra, lớn lên và trưởng thành, là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi chở che, nuôi dưỡng
tâm hồn cho những ước mơ xa . Nơi ấy lắng đọng, thì thầm như hồn dân tộc, gợi
lại cho ta bao kỉ niệm buồn vui trong cuộc đời; để rồi ai mỗi lần đi xa, quê hương
lại xao xuyến hiện về.
Kính thưa Ban giám khảo cùng tất cả các bạn học sinh thân mến!
Chính vì lẽ đó mà “Quê hương” là đề tài muôn thuở, là mảnh đất màu mỡ

cho biết bao nhà thơ, nhà văn gởi gắm hồn mình. Nhà thơ Tế Hanh – người con của
một vùng quê ven biển tỉnh Quảng Ngãi cũng không ngoại lệ. Nơi đây, Tế Hanh
được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Lớn lên trên vùng đầy nắng và gió ấy đã để
lại trong lòng nhà thơ biết bao hoài niệm về một miền quê thanh bình- nơi có làng
chài ven biển, được dòng sông Trà Khúc uốn lượn, bao quanh, nơi có những con
người chân chất, “mặn mà” bao dung như “mẹ biển”, nơi có những con tàu mạnh
mẽ vượt trùng dương...,Và tất cả đều hiện về trong tâm hồn nhà thơ qua những vần
thơ mượt mà như một tình quê da diết:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Trang 18



Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.
“Quê hương” là tiếng lòng chan chứa tình quê, là nỗi nhớ thương quê da diết
của một người con đất Quảng Ngãi đi xa. Bao năm xa cách, dòng sông quê hương,
kỉ niệm tuổi thơ, cùng cánh buồm vôi như mãi hiện về trong tâm hồn của người con
xa xứ.
Mở đầu bài thơ là một lời tâm tình, thủ thỉ, nhà thơ tự giới thiệu về miền quê
của mình-một làng chài ven biển, nơi mà Tế Hanh cất tiếng khóc chào đời với
những dòng thơ sâu lắng mà mộc mạc:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông..
Hai câu thơ gợi tả về một làng quê ven biển mộng mơ, được bao bọc xung
quanh toàn là sông nước-nơi ấy “cách biển nửa ngày sông”, nơi mà người dân làm
nghề chài lưới, quanh năm làm bạn với đại dương. Miền quê ấy như chở che, ôm
ấp, nuôi dưỡng tâm hồn cho những đứa con của biển. Từ “vốn” nghĩa là đã có từ
lâu, đã làm nghề chài lưới từ lâu. Cái nghề đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ được sinh
ra trên mảnh đất này. Không yêu quê hương, không ngẩng cao đầu kiêu hãnh về quê
hương miền biển thì làm sao Tế Hanh dám nói dứt khoát, giản dị như tiếng lòng nhà
thơ đến vậy. Câu thơ thứ hai với những chữ “nước”,“biển”,“sông” gợi lên hình
ảnh một miền quê làm nghề chài lưới, gắn bó muôn đời với sông nước, biển khơi.
Khi giới thiệu về làng mình “cách biển nửa ngày sông”, nhà thơ đã dùng phép đo
khoảng cách của người dân chài, một cách nói mộc mạc, dân dã, bình dị. Nhưng
cũng chính những cách đã gợi lại trong lòng người đọc về một miền quê mênh
mang sóng nước.
Theo dòng cảm hứng trào dâng, Tế Hanh bắt đầu say sưa miêu tả cảnh dân
làng ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai đẹp trời bằng tiếng lòng tha thiết:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Mạch thơ cứ nhẹ nhàng tuôn chảy, hình ảnh thơ như tự “thi nhau kéo về”,
những câu thơ đi liền một mạch theo dòng cảm xúc dạt dào. Ngòi bút của thi nhân
chỉ điểm phớt qua vài nét mà cảnh vật như bừng sáng “trời trong, gió nhẹ, sớm mai
hồng”. Một ngày lao động của người dân chài được bắt đầu từ buổi bình minh trong
sáng, dịu vợi và rực rỡ nắng mai. Trong không gian đầy sức sống ấy, những người
dân chài cũng hăm hở lên đường: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”. Niềm
hăm hở của con người đã làm cho con thuyền lướt ra biển như một con “tuấn mã”
theo nhịp chèo hối hả, mê say của những chàng “trai tráng”. Đẹp làm sao, phóng
khoáng làm sao, dũng mãnh làm sao, khi con thuyền được sánh với con “tuấn mã”
tung vó chinh phục những dặm đường thiên lí ngút ngàn xa. Cảnh sớm mai ở làng
chài hiện lên đầy vẻ rạng rỡ, huy hoàng:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng,
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Trang 19


Ai sinh ra và lớn lên ở miền duyên hải thì chẳng lạ gì với những cánh buồm.
Thế nhưng “cánh buồm” trong thơ Tế Hanh vẫn có cái gì đó là lạ và cuốn hút người
đọc đến ngây ngất, say mê. Cánh buồm vô tri vô giác đã được nhà thơ thổi vào đó
một tâm hồn. Đây là một so sánh độc đáo, không ngờ và tài hoa đến điêu luyện.
Trong phép so sánh ấy , nhà thơ lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để sánh với
một hình ảnh trừu tượng “mảnh hồn làng”, khiến hình ảnh cánh buồm trở nên
thiêng liêng, cao quý mà gần gũi. Cũng qua phép so sánh ấy, cánh buồm trở thành
biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm
nhận được cái hồn của sự vật. Cánh buồm qua ngòi bút của nhà thơ vừa bay bổng
diệu kì, vừa mang một ý nghĩa lớn lao vô tận. Không chỉ vậy, cánh buồm còn
“Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Ở đây, động từ “Rướn” rất mạnh mẽ và vô
cùng gợi cảm. Nó như gợi lên sự khao khát chinh phục thiên nhiên của những con
người “vượt trùng dương” đi tìm nguồn sống. Bằng tình yêu quê tha thiết, nhà thơ

đã trân trọng, đã ngợi ca con người quê hương, họ khỏe khoắn, chân thành, mộc
mạc và yêu biển đến vô ngần, họ ra khơi như thể tìm về với cội nguồn, như tìm về
với mẹ biển.
Sau cuộc hành trình, làm lữ khách của biển, những người dân chài lưới trở về
đất liền mang theo hơi thở của biển cả. Với tình quê tha thiết, nhà thơ đã viết tiếp
niềm ngợi ca:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được Tế Hanh tả thực từng chi tiết từ hình
ảnh đến âm thanh, màu sắc bằng cả tâm hồn. Nhà thơ hạnh phúc biết bao khi nhìn
thấy cảnh dân làng “tấp nập đón ghe về”. Trong giai tầng âm thanh “ồn ào” ấy,
nhà thơ nâng niu ghi lại câu nói mộc mạc mà vô cùng tha thiết của người dân chài:
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. “Ơn trời” đó là lời cảm tạ chân thành cất lên
từ những con người chất phát. Đó là một lời tri ân sâu sắc, là lời nhắc nhở của người
con người nơi đây đối với xứ sở, quê hương và “mẹ biển”. Nghề chài lưới dãi dầu,
lênh đênh giữa sóng nước biển khơi, có ai lường trước được bao nhiêu bất trắc
cuộc đời sẽ ập đến với họ? Vì thế người dân chài không phải không tin vào chính
bản thân mình nhưng họ vẫn trông cậy vào thiên nhiên để thêm vững niềm tin vào
cuộc sống…
Theo niềm hân hoan sau chuyến ra khơi của những trai làng, nhà thơ như say
mê ngắm nhìn, ngưỡng mộ, lẫn niềm kiêu hãnh của người con xứ vạn chài:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Yêu biết mấy những con người của biển. Hình ảnh người dân chài vừa chân
thực, vừa lãng mạn làm sao. Ở họ “làn da ngăm rám nắng” là một nét tả rất thực
của nhà thơ với những chàng trai làng quanh năm vật lộn với sóng nước biển khơi
đầy nắng gió. Bên cạnh vẻ đẹp thực ấy là một vẻ đẹp đầy lãng mạn “Cả thân hình
nồng thở vị xa xăm”. Nhà thơ đã thi vị hóa một hiện tượng bình thường trong đời
thực (nước biển mặn ngấm vào da thịt của những người dân vạn chài, tạo thành mùi
vị riêng trên cơ thể của họ Những chàng trai sau chuyến ra khơi, lúc trở về như còn

mang theo hương vị nồng nàn của biển cả bao la). Chính chất trữ tình, lãng mạn ấy
Trang 20


đã tạo nên cái sâu lắng cho bài thơ, và cũng là tấm chân tình của nhà thơ với con
người chốn quê hương trong nỗi nhớ. Còn con thuyền cũng được nhà thơ hình
dung như một cá thể sống, cũng nằm im trên bến, cũng lặng lẽ cảm nhận vị mặn
đằm thắm của nước biển quê hương ngấm vào da thịt mình:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Con thuyền được nhân hóa, cũng biết mỏi mệt, suy tư sau một chuyến ra khơi
trở về. Chất thơ lắng đọng, hình ảnh thơ giàu cảm xúc như bay bổng vào tâm hồn
mỗi độc giả. Từ “nghe” thể hiện sự chuyển đổi cảm giác rất tinh tế nhưng đầy thi
vị. Phải chăng con thuyền đang ngấm vị mặn quê hương, đang cảm nhận tình quê
dạt dào. Và bến quê trở thành mảnh đất tâm hồn của những “đứa con” sau những
ngày lênh đênh trên sóng nước.
Nhưng tất cả chỉ là dĩ vãng, dòng sông quê hương, con thuyền và bến đỗ là
nhưng hình ảnh quen thuộc một thời trong kí ức, một thời để nhớ và để thương. Nhà
thơ bồi hồi lục tìm trong kí ức:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
Điệp từ “Nhớ” làm cho giọng thơ thêm thiết tha sâu lắng. Xa quê nên nhà thơ
“tưởng nhớ” khôn nguôi những gì đặc trưng nhất của chốn quê nhà. Tất cả như òa
về trong nỗi nhớ. Đó là “màu nước xanh” của sông biển làng chài; đó là “màu cá
bạc”, là “chiếc buồm vôi”, là “con thuyền rẽ sóng ra khơi” và nhất là “cái mùi
nồng mặn”, mùi đặc trưng của chốn làng chài. “Cái mùi nồng mặn” là mùi mặn của
biển cả xa xăm hay mùi mặn thấm trên da thịt, qua giọt mồ hồi của những đứa con
nơi làng chài sau những ngày lênh đênh vượt trùng dương đầy sóng gió? “Cái mùi

mặn” ấy cũng là mùi của quê hương xứ sở hay là mùi vị của Tổ quốc thân yêu? Nỗi
nhớ quê hương tha thiết nên lời thơ thật giản dị, tự nhiên đến chân thành. Với Tế
Hanh, cái hương vị lao động làng chài chính là hương vị riêng đầy quyến rũ của
quê hương. Nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ vút cao từ trong đời sống lao
động. Chính nỗi nhớ bình dị ấy đã làm cho hồn thơ tươi sáng, khỏe khoắn, mang
hơi thở nồng ấm, làm một nỗi nhớ rất đỗi Tế Hanh.
“Quê hương” là tiếng lòng trong nỗi nhớ của nhà thơ những ngày sống trên đất
Bắc. Ở nơi xa xôi ấy, nhà thơ gửi về quê với một tấm chân tình. Bài thơ là bức tranh
về làng chài ven biển được vẽ bằng nghệ thuật ngôn từ mộc mạc, đậm chất dân dã
miền Trung. Từ nỗi nhớ quê, nhà thơ đã khéo léo gợi lên trong lòng người đọc tình
yêu xứ sở, tình yêu Tổ quốc thiêng liêng. .. Đúng như lời nhà phê bình văn học
Hoài Thanh đã từng viết: “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi
được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả
những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cánh
buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường nho nhỏ. Thơ Tế
Hanh đưa ta vào thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế
giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật”.
Trang 21


“Quê hương” đã đi suốt hành trình trên bảy mươi năm nhưng vẫn gắn liền
với tâm hồn trong sáng, với tuổi hoa niên mộng mơ, chân chất của nhà thơ. “Quê
hương” với giọng thơ đằm thắm dạt dào như tình quê hương da diết, nhà thơ Tế
Hanh đã từng chinh phục trái tim bao độc giả. Đọc bài thơ, ta như thấm từng hơi
thở của đất mẹ, của làng quê và cả điệu hồn dân tộc…
“Quê hương” được viết từ tâm hồn tinh tế, tài hoa của một người con yêu biển
cả, một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người chốn quê hương- con người nghĩa
tình của làng chài duyên hải miền Trung. Bài thơ là tiếng lòng vút lên ngọt ngào
như lời ru của mẹ, lời nhắc nhở ân tình của cha…, mãi theo ta khôn lớn, để lại trong
ta một chút dịu êm về một tình quê man mác, đậm đà…


Trang 22


A. Tên đề tài:
TÌNH QUÊ CỦA NGƯỜI XỨ QUẢNG THA HƯƠNG
TRONG BÀI THƠ “VỀ THÔI EM” CỦA DƯƠNG QUANG ANH
B. Dàn ý của bài thuyết trình.
I. Đặt vấn đề:
Tình quê tha thiết của người xứ Quảng tha hương trong những ngày giáp tết
qua bài thơ “Về thôi em” của Dương Quang Anh.
II. Giải quyết vấn đề:
Luận điểm 1: Nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ.
Luận điểm 2: Lời mời gọi ân tình về với xứ Quảng thân yêu.
III. Kết thúc vấn đề:
Bài thơ “Về thôi em” là lời tự tình, vừa thể hiện được cái hồn xứ Quảng, vừa
nói hộ tấm lòng của những người tha hương.

Trang 23


Kính thưa Ban giám khảo cùng tất cả các bạn học sinh thân mến!
Nắng phương Nam ấm tình xứ Quảng. Người đi xa nhớ muối mặn, gừng cay.
Từ ngàn đời nay, người Quảng Nam đã quen với cái nồng của đất. Để rồi, trên bước
đường tha hương, làm người lữ thứ, tình quê trong họ vẫn chan chứa, đậm đà. Nỗi
nhớ miền quê chân chất, mặn mà như mạch nước nguồn không ngừng chảy trên bến
thời gian, như bát nước chè xanh xua tan cơn khát trong những trưa hè nắng gay,
nắng gắt. Ôi! Quảng Nam thân yêu. Tất cả tạo nên một hồn quê dung dị, một nỗi
nhớ quê quay quắt mỗi khi Tết đến, xuân về. Bài thơ tâm tình “rất Quảng” của
Dương Quang Anh, “Về thôi em”, bắt nguồn từ mạch sống ấy. Âm hưởng bài thơ

da diết, cuộn trào, cất lên như khúc nhạc Trịnh lắng đọng giữa con phố xưa, đầy ắp
nỗi niềm.
“Về thôi em” được nhà thơ viết vào cuối năm 1997, in trong tuyển tập thơ
“Chưa mưa đà thấm”. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết trong nỗi nhớ quay quắt của
một người con xứ Quảng phải xa quê trong những ngày giáp tết. Lời thơ trong
thương nhớ đến xót lòng, được cất lên từ thẳm sâu tâm tình của chính Dương
Quang Anh trong những ngày tha hương.
Mở đầu bài thơ, nhân vật trữ tình thủ thỉ. Tình người, tình đất thấm vào từng
con chữ. Nó trở thành nỗi nhớ chơi vơi của chàng trai đất Quảng hào hoa:
Em ra không, mai anh về đất Quảng.
Trời miền Nam giáp tết quá nôn nao.
Thèm chi mô một chén rượu Hồng Đào,
Dẫu chưa uống - chỉ say từ câu hát.
Lời mời gọi của chàng trai đất Quảng với những người em thân yêu như mạch
cảm xúc tuôn trào từ trái tim thèm khát trở lại cố hương trong những ngày giáp tết ở
miền Nam. Nỗi nhớ đang cuộn chảy như chuyến tàu cuối năm hối hả về lại quê
hương, khiến nhà thơ- nhân vật trữ tình, nghĩ đến mà nôn nao cõi lòng. Làm sao
không nhớ quê được. Bởi cái tết ở một vùng quê miền Trung đong đầy bao kỉ niệm
khó phai, bao tình cảm mặn nồng của tổ ấm gia đình. Ôi! Quảng Nam những ngày
giáp tết. Con đường làng quanh co, uốn lượn trong sương mù, cái không khí se
lạnh... làm xao lòng người viễn xứ. Dương Quang Anh rất tài hoa khi đặt nỗi nhớ
vào một khoảng không gian và thời gian đặc biệt, khiến những ai xa quê không khỏi
chạnh lòng! Trời miền Nam, trời viễn xứ, những dòng người tất bật ngược xuôi. Có
ai để ý những người con xa xứ mắt dõi nhìn về xứ sở thân yêu. Họ ước ao như cánh
chim trời, không nặng nỗi mưu sinh, dang rộng cánh, bay về quê hương yêu dấu.
“Thèm chi mô” là phương ngữ chỉ nỗi khát khao đến cháy bỏng. Khát khao được
chạm môi vào dư vị quê hương. Vẫn chất giọng Quảng Nam mộc mạc, nỗi nhớ của
kẻ tha hương được khơi nguồn từ câu hát:
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say

Thương nhau chưa đặng mấy ngày
Đã mang câu ơn trượng nghĩa dày bạn ơi.
Kính thưa Ban giám khảo cùng tất cả các bạn học sinh thân mến!
Trang 24


Rượu Hồng Đào – Một hình ảnh siêu thơ độc đáo đến lạ thường. Chưa nhấm
mà say, phải chăng say cảnh, say người hay say chút men rượu của miền Trung
nắng gió. Cách nói thậm xưng ở đây càng thể hiện sự nặng tình, nặng nghĩa: thèm
được nhấp môi một chén rượu Hồng Đào- hương vị vừa cay, vừa đượm được ủ từ
hạt gạo đồng quê, từ giọt mồ hôi của bao người nông dân vất vả... để hồn xứ sở
thấm vào tim.
Sau dòng hồi tưởng, người con tha hương như thấy mình được sống lại với
từng cảnh vật thân thiết chốn quê nhà:
Em ở biển ngọn khoai trườn nổng cát,
Anh trên nguồn đá chẹn củ mì eo
Cả đời cha cày bới lượm đói nghèo
Vẫn khen đất mình chưa mưa đà thấm.
Quê em, miền biển, ngọn khoai trườn trên nổng cát dáng vẻ hao gầy, sống
cùng khắc nghiệt, nồng nàn của cát để đem lại cái ngon, cái ngọt cho đời. Quê anh,
miền trung du đồi dốc, củ mì đá “chẹn” méo mó cả thân mình. Cuộc sống chồng
chất nỗi khó khăn. Nhưng hoa đất vẫn nở nụ cười. Những con người cả một đời
thủy chung với xứ sở, sống gian khó, nhọc nhằn, vẫn yêu quê: “Vẫn khen đất mình
chưa mưa đà thấm”. Từ bao đời nay, đất Quảng Nam vẫn thế. Chỉ cần một cơn mưa
nhỏ, đất đã biết chắt chiu những giọt nước của trời. Cách nói quá ấy đã tôn lên sự
tự hào và tình yêu đất mẹ của người nông dân lam lũ, một nắng hai sương…
Quảng Nam cũng như những miền quê thân yêu khác của Tổ quốc. Nơi đây có
những sản vật nghĩa tình. Ai một lần thưởng thức, khó lòng quên:
Biển dưới em con cá chuồn ngon lắm,
Trên nguồn anh trái mít phải lòng theo,

Lận đận một đời quảy gánh gieo neo,
Nuôi con lớn mẹ lên nguồn xuống biển.
Câu ca khơi nguồn cho nỗi nhớ “Ai ơi nhắn với bậu nguồn- Mít non gửi xuống
cá chuồn gửi lên”. Lấy chất liệu từ câu ca ân tình đất Quảng, nhà thơ như muốn gợi
lại cho người xa xứ nhớ về mảnh đất miền Trung với cả không gian sinh hoạt của
người miền biển lẫn vùng trung du: “Biển dưới em con cá chuồn ngon lắm- Trên
nguồn anh trái mít phải lòng theo”. Bãi ngang quanh năm sóng vỗ. Con cá chuồn
mạnh mẽ vượt trùng khơi. Trái mít trên nguồn đong đưa theo gió. Mít đợi tháng ba
gặp cá chuồn. Mít gặp cá chuồn như anh gặp em duyên định mệnh. Quê ta nghèo
nhưng rất đỗi nghĩa tình. Chưa nguôi nỗi nhớ hương vị quê nhà, người viễn xứ lại
nhớ về mẹ thân thương. Nếu cả đời cha cày bới lượm đói nghèo thì cả đời mẹ
“quảy gánh gieo neo”. Nhà thơ không chỉ bộc lộ nỗi niềm thương nhớ đến quặn
lòng mà còn tự hào bởi người dân đất Quảng giàu tình cảm, yêu quê hương, cần cù,
chịu thương, chịu khó. Họ thủy chung, nặng tình xứ sở, mong những đứa con yêu
lớn lên chắp cánh Lạc Hồng.
Lớn lên trên mảnh đất đầy khó khăn mà nặng nghĩa tình ấy, người xa quê - dẫu
đang sống giữa chốn phồn hoa, đô hội - vẫn không nguôi nhớ về đất quê, nguyện
giữ mãi tấm lòng son sắt:
Đất dễ thấm - dễ mềm lòng quyến luyến,
Người đi xa nhớ muối mặn gừng cay
Trang 25


×