Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đáp án đề thi học kì 1 ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.14 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THPT
QUẢNG XƯƠNG 2

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016-2017
Môn Ngữ văn – Khối 12
Thời gian làm bài 90 phút

Phần1 đọc hiểu (4,0 điểm)
Câu
Câu 1
Câu 2

Câu 3
Câu 4

Nội dung
Nội dung chính của văn bản trên là:nêu những nghĩa cử cao đẹp
trong cuộc sống mà thanh niên cần phải làm
Những biện pháp tu từ được sử dụng để làm nổi bật lên nội dung
của văn bản là: lặp từ vựng (thanh niên, phải), liệt kê (thanh niên
phải có thái độ kính nhường và hết lòng giúp đỡ; thanh niên cũng
phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ; thanh niên phải luôn
có tinh thần xung phong,gương mẫu; thanh niên không đươc chen
lấn phụ nữ...
Phẩm chất cần nhất của thanh niên là: Có tinh thần xung phong,
gương mẫu; việc gì tập thể cần phải làm với tinh thần trách nhiệm
cao.
Học sinh trả lời theo ý hiểu,có thể tham khảo những ý sau
-Thanh niên ngày nay cần phải có sức khỏe tốt để xây dựng sự


nghiệp cho bản thân và cống hiến được nhiều hơn cho nhân dân, đất
nước.
-Thanh niên cần phải có tri thức, có văn hóa để làm chủ các phương
tiện công nghệ thông tin góp phần quan trọng vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như sự phát triển của nền
kinh tế tri thức đã và đang được đặt ra trong thời đại ngày nay.
-Thanh niên phải sống có lý tưởng cao đẹp, biết giữ gìn và phát huy
truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Điểm
1,0 đ

0,5 đ

0,5 đ

2,0 đ

Phần 2:Nghị luận văn học (6,0 điểm)
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được một số ý sau:
Ý
a.Yêu cầu
về kĩ năng
b. Yêu cầu
về kiến
thức

Nội dung
-Biết cách làm bài văn nghị luận văn học .
- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm

xúc,gợi hình.Không mắc lỗi; chính tả,dùng từ, viết câu ...
1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm
Quang Dũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của
thơ ca kháng chiến chống Pháp. Hồn thơ Quang Dũng phóng
khoáng,hồn hậu và tài hoa. Ông thường viết về người lính và
xứ Đoài mây trắng .
Tây Tiến là linh hồn đời thơ Quang Dũng, tác phẩm xuất
sắc của thơ ca kháng pháp.Tác phẩm được thăng hoa từ nỗi
nhớ của nhà thơ về một thời Tây Tiến oanh liệt, năm 1948
khi nhà thơ đang đang ở phù lưu chanh. Tây Tiến vốn là đơn
vị cũ của Quang Dũng được thành lập đầu năm 1947, chiến sĩ
Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong

Điểm
0,5 đ
1,0 đ


hoàn cảnh thiếu thốn và gian khổ nhưng vẫn phơi phới tinh
thần lạc quan và tâm hồn lãng mạn.
Đoạn thơ vừa nói lên được hiện thực khắc nghiệt,gian
khổ, hi sinh của người lính Tây Tiến nhưng cũng cho thấy vẻ
đẹp mạnh mẽ, ngang tàng, tâm hồn lãng mạn vượt lên hoàn
cảnh và một lý tưởng cao đẹp hiên ngang của tuổi trẻ.
2. Phân tích
2.1. Ngoại hình (bi thương), được khắc họa bằng một nét vẽ
rất gân guốc, lạ hóa nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực.
- “Không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”: đều là hậu quả của
những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải
trải qua.

- Quang Dũng không hề che giấu những gian khổ, khó
khăn ...Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của
Quang Dũng, trở thành cách nói mang khẩu khí của người
lính Tây Tiến, cách nói rất chủ động “không mọc tóc” chứ
không phải tóc không thể mọc vì sốt rét.
2.2. Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng)
- “Dữ oai hùm” là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như
mang oai linh của chúa sơn lâm nơi rừng thiêng.
- “Mắt trừng” là chi tiết cực tả sự giận dữ, ánh mắt rực lửa
căm thù, cháy bỏng khát khao chiến đấu.
- Thủ pháp đối lập được sử dụng trong việc khắc họa sự
tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm dữ dội,ngang
tàng.
2.3. Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ; bên trong cái vẻ oai
hùng dữ dằn của họ là những tâm hồn, khao khát yêu đương
“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Người lính ra đi mang
theo trong trái tim mình hình ảnh quê hương và sâu trong đó
là hình ảnh người thương. Những giấc mơ mang hình: “dáng
kiều thơm” đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua
mọi khó khăn, gian khổ, và cũng là sợi dây thiêng liêng của
niềm tin.
2.4. Lý tưởng và khát vọng
- Hiện thực: Sự hi sinh của người lính trên chặng đường hành
quân,giữa núi cao rừng sâu.
- Những từ Hán Việt cổ kính,trang trọng”biên cương,viễn xứ”
mang đến sự tôn nghiêm cho những nấm mộ nơi rừng hoang
biên giới ấy một bầu không khí thiêng liêng, thành kính.
- Cách nói phủ định: “chẳng tiếc đời xanh” tạo hơi thơ mạnh
mẽ, thái độ coi thường cái chết,tự nguyện dâng hiến tuổi
thanh xuân cho quê hương đất nước.


1,0 đ

1,0 đ

1,0 đ

1,0 đ


2.5. Sự hi sinh
- Tác giả cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những
mất mát ,cách nói ước lệ “áo bào thay chiếu” làm sang trọng
thêm cái chết của người lính, tạo vẻ đẹp tráng sĩ làm mờ đi
những khó khăn thiếu thốn trên chiến trường.
- “Về đất” là cách nói giảm, nói tránh để bình thường hóa cái
chết, thanh thản vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ.Cách nói
cũng đồng thời tô đậm thêm sự bất tử của người lính .
- Sông Mã gầm lên khúc độc hành, vừa dữ dội vừa hào hùng,
khiến cái chết, sự hi sinh của người lính không bi lụy mà
thấm đẫm tinh thần bi tráng.
3. Đánh giá chung
- Có thể nói bằng bút pháp tả thực, Quang Dũng đã nhìn
thẳng vào cái bi. Nhưng với cảm hứng lãng mạn, nhà thơ đã
phủ lên cái bi ấy một vẻ đẹp bi tráng, lẫm liệt hào hùng.
- Với những từ ngữ hình ảnh biểu cảm, những từ Hán- Việt
nhà thơ đã xây dựng hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến đậm
nét bi tráng. Nhưng âm hưởng đoạn thơ vẫn thật hào hùng,
người lính có lí tưởng cao đẹp, sẵn sàng cống hiến hi sinh
cho tổ quốc, tâm hồn hướng về cái đẹp, với những mộng mơ

thời tuổi trẻ.

1,0 đ

0,5 đ



×