Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

các bài hán văn trong chương trình ngữ văn ở nhà trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.26 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN


CÁC BÀI HÁN VĂN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

GVHD: TH.S HUỲNH VĂN MINH
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 4

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2016

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN


CÁC BÀI HÁN VĂN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

GVHD: TH.S HUỲNH VĂN MINH
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 4

TÁC PHẨM:
1. CHINH PHỤ NGÂM(LỚP 10)
2. KHUÊ OÁN (LỚP 10)
3. VỌNG NGUYỆT (LỚP 8)



2


MỤC LỤC

3


۞ I. CHINH PHỤ NGÂM
1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Tác giả
Chinh Phụ Ngâm nguyên văn chữ Hán do Đặng Trần Côn sáng tác. Sau đó, tương
truyền là bà Đoàn Thị Điểm đem diễn Nôm điệu song thất lục bát.
• Đặng Trần Côn:
Người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Ông sinh đời Lê Dụ Tông,
trong buổi Trịnh Côn xưng chúa, cầm quyền. Vào đầu niên hiệu Cảnh Hưng (1740
- 1786) đời Hậu Lê, gặp buổi binh cách, lính thú đi chinh chiến nhiều nơi, gây nên
bao cảnh gia đình ly biệt, Đặng Trần Côn cảm xúc làm bài Chinh Phụ Ngâm, theo
thể thơ xưa, âm điệu thanh tao và lâm ly thể hiện nỗi lòng người chinh phụ nơi
chốn cô phòng.
• Đoàn Thị Điểm:
Người làng Hiếu Phạm, huyện Văn Giàng, tỉnh Bắc Ninh, em gái ông Giám sinh
Đoàn Luân. Bà rất thông minh, năm lên sáu tuổi đã làu thông Tứ Thư Ngũ Kinh.
Bà có soạn tập Tục Truyền Kỳ và diễn Nôm bài Chinh Phụ Ngâm này.
1.2. Tác phẩm
Chinh Phụ Ngâm là một thể cách giáo huấn, lấy chinh phụ làm phần khách
quan, lấy giáo huấn làm phần chủ quan để dạy kẻ mày râu khăn yếm, lấy nghĩa tu
nhân xử thế cho xứng với phận sự làm người.
Trước hết dạy người ỡ đời có sinh phải có tử. Cái chết ai cũng phải có, nhưng chết

hoặc nặng tày non cũng có khi nhẹ tựa lông hồng, mà đã là đấng nam nhi thì
thường giữ chí "tang bồng hồ thỉ". Lại dạy kẻ nữ nhi khi đã thành gia thất phải lo
nội trợ tề gia, khi chồng đi chinh chiến, ở nhà phải lo nuôi già dạy trẻ, hiếu nghĩa
trọn phần. Lời giáo huấn phận sự làm trai làm gái đều có ý nghĩa chính đáng, lời lẽ
ôn hòa.
4


Tác giả mượn người chinh phụ để viết bài Chinh Phụ Ngâm, trong đó có hai ý
tưởng: Một là cảm xúc nỗi chinh chiến và biệt ly đã diễn nên nhiều đau khổ và
mong được hòa bình. Hai là phấn chí anh hùng, giục lòng quyết thắng, giữ dạ trung
kiên, đem lòng hứa quốc.
2. BẢN CHỮ NÔM TRONG SGK
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương !
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa.
Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại chứa chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
Lòng này gửi gió đông có tiện,

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.
5


3. LÍ GIẢI VĂN BẢN
3.1. Văn bản chữ Hán

晝晝晝晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝晝晝晝晝晝

晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝晝晝

晝晝晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝晝

晝晝晝晝晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝晝晝晝晝
6



晝晝晝晝晝晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝晝晝晝晝晝

晝晝晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝晝晝晝

晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝
晝晝晝晝晝

3.2. Lý giải văn bản chữ Hán

7


• Nhan đề : Chinh phụ ngâm

 

- 晝晝 (chinh phụ): người phụ nữ có chồng đi chinh chiến
- 晝 (ngâm): Ngâm. Ðọc thơ đọc phú kéo giọng dài ra gọi là ngâm, như ngâm nga
=> Dịch nghĩa nhan đề: Bài thơ ngâm về người chinh phụ
=> Phân tích nhan đề: Đây là một cụm danh từ, trong đó “ngâm” là thành tố
chính, “chinh phụ” là bổ ngữ cho “ngâm”


• Câu 1: Trú trầm trầm ngọ viện hành như trụy

晝 晝晝 晝 晝 晝 晝 晝

-晝(Trú) : ban ngày
-晝

(Trầm) : chìm/ thâm trầm/ sắc thâm mà bóng/ đồ nặng
(Thẩm): họ người, tên đất
=> Trầm trầm: khung cảnh âm u

- 晝 (Ngọ): chi ngọ/ buổi trưa/ giao/ đơn vị tính theo lịch cũ
-

晝 (Viện): tường bao chung quanh/ chái nhà (mái hiên)/ nơi, chỗ/ tòa, quan
=> Dịch là “căn phòng”
8


- 晝 (Hành): bước đi/ làm ra, thi hành/ đi/ không định hẳn/ cái để dùng/ trải qua/
sắp tới/ bài hát/ lối chơi chữ/ đường sá/ biến đổi không ngừng
(Hạnh) : đức hạnh
(Hàng): hàng lối, hàng ngủ/ cửa hàng/ nghề nghiệp của trăm nghề
(Hạng): thứ hạng/ hàng lũ/ cứng cỏi (hạng hạng)
-

晝 (Như): bằng/ dùng để hình dung/ lời nói ví thử/ nài sao/ đi nguyên như thế

-


晝 (Trụy): rơi, rụng
=> Dịch là “uể oải”

=> Dịch nghĩa câu 1: (Trong) khung cảnh ban ngày âm u, (người chinh phụ)
đi lại uể oải trong căn phòng (lúc) ban trưa.
=> Phân tích câu 1:
Đây là câu khuyết chủ ngữ, nhưng người đọc có thể tự hiểu chủ ngữ ở đây là
người chinh phụ. Chữ “hành” là động từ chính trong câu.
“Trú trầm trầm” là một cụm chủ vị, trong đó “trú” là chủ ngữ và “trầm trầm”
là vị ngữ. Cụm chủ vị “trú trầm trầm” đảm nhiệm chức năng làm trạng ngữ trong
câu
Cụm “ngọ viện hành như trụy” là một kết cấu đảo bổ ngữ lên trước động từ,
cụ thể là “ngọ viện” là bổ ngữ chỉ nơi chốn của động từ “hành” được đảo lên trên.
Trong “ngọ viện” thì “ngọ” bổ nghĩa cho “viện”. Trong “hành như trụy” thì
“như” là quan hệ từ nên không phân tích, “trụy” là bổ ngữ của “hành”.

• Câu 2: Tịch âm âm, tương liêm quyển hựu thùy

9


晝 晝晝 晝 晝 晝 晝 晝

- 晝(Tịch) : buổi tối, đêm/ tiếp kiến ban đêm/ vẹo
- 晝(Âm): số âm / phần âm, trái với dương / dầm dìa / mặt núi quay về phía bắc gọi
là âm / chiều sông phía nam gọi là âm / bóng mặt trời / chỗ rợp / mặt trái, mặt sau /
ngầm / nơi u minh
=>晝晝 (Âm âm) : khung cảnh âm u
- 晝 (Tương): sông Tương

- 晝 (Liêm): bức rèm
- 晝 (Quyển): cuốn lên, kéo lên
-晝 (Hựu): lại
- 晝 (Thùy): rũ xuống/ sắp
=> Dịch nghĩa câu 2: (Trong) đêm hiu quạnh, (người chinh phụ) hết kéo lên lại
rũ xuống tấm rèm Tương
=> Phân tích câu 2:
Câu 2 có kết cấu giống câu 1, đây là câu khuyết chủ ngữ mà người đọc cũng
có thể tự hiểu chủ ngữ là người chinh phụ. Câu này có hai động từ chính là
“quyển” và “thùy”.
“Tịch thiểu thiểu” làm trạng ngữ chỉ thời gian của câu. Trạng ngữ này có kết
cấu là một cụm chủ vị, “tịch” là chủ ngữ, “thiểu thiểu” là vị ngữ.

10


Cụm “Tương liêm quyển hựu thùy” có hai động từ chính là “quyển” và
“hựu”, “lại” là kết từ nối giữa hai động từ nên nhóm không phân tích. “Tương
liêm” là bổ ngữ của hai động từ này và được đảo lên trước động từ.

• Câu 3: Liêm ngoại khuy nhật xuất chi đầu vô thước báo

晝晝晝晝晝晝晝晝晝晝

- 晝 (Ngoại): bên ngoài
- 晝 (Khuy): dòm, ngó/ chọc lỗ vách tường để dòm
-晝 Nhật: ngày/ mặt trời
- 晝 (Xuất): ra ngoài
- 晝 (Chi): cành/ một thể chia ra các thể khác/ tán loạn/ chi thể/ chống chỏi, chống
giữ

- 晝 (Đầu): đầu lâu/ ở vị trí cao nhất/ người đầu sỏ/ tiếng dùng để đếm các con vật
- 晝 (Vô): không
-晝 (Thước): con chim bồ các, chim khách
-

晝 (Báo): báo, trả/ đáp lại/ quả báo/ bảo cho rõ/ vội vã

=> Dịch nghĩa câu 3: Nhìn ra ngoài rèm (thấy) mặt trời đã lên (nhưng) trên
đầu cành chẳng có chim thước báo tin
=> Phân tích câu 3:
11


Đây là câu khuyết chủ ngữ mà người đọc cũng có thể tự hiểu chủ ngữ là
người chinh phụ. Động từ chính trong câu là “khuy”, và nó có hai bổ ngữ “liêm
ngoại” và “nhật xuất chi đầu vô thước báo”.
Cụm “Liêm ngoại” đóng vai trò làm bổ ngữ thứ nhất cho động từ “khuy”,
trong đó “ngoại” là chính, “liêm” bổ nghĩa cho “ngoại”.
Cụm “nhật xuất chi đầu vô thước báo” có kết cấu như một câu tồn tại. Trong
đó “nhật xuất” là trạng ngữ chỉ thời gian và “chi đầu” là trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Trong “nhật xuất” thì “nhật” là chủ ngữ, “xuất” là vị ngữ. Trong “chi đầu” thì “chi”
bổ nghĩa cho “đầu”. Trong “vô thước báo” thì “vô” là động từ chính, “thước báo”
lại là một cụm chủ vị nhỏ.

• Câu 4: Liêm trung tọa dạ lai tâm sự chi đăng tri

晝晝晝晝晝晝晝晝晝晝

-晝 (Trung): trong/ ở giữa
- 晝 (Tọa): ngồi/ buộc tội/ nhân vì/ cố giữ/ được tự nhiên/ không nhọc nhằn gì mà

được
- 晝 (Dạ): ban đêm
- 晝 (Lai): lại, tới/ về sau
- 晝 (Tâm): tim/ thuộc về tư tưởng/ nghĩ ngợi/ ở giữa, phần giữa
- 晝 (Sự): việc/ làm việc/ thờ
- 晝 (Chỉ): Lời trợ ngữ / Chỉ
12


- 晝 Đăng: cái đèn
- 晝 Tri: biết
=> Dịch nghĩa câu 4: Ngồi trong rèm, đêm đến, tâm sự chỉ mình ngọn đèn biết
=> Phân tích câu 4:
Câu 4 có kết cấu gần giống với câu 3. Đây là câu khuyết chủ ngữ mà người
đọc cũng có thể tự hiểu chủ ngữ là người chinh phụ. Động từ chính trong câu này
là “tọa”, và nó có hai bổ ngữ là “liêm trung” và “dạ lai tâm sự chỉ đăng tri”.
Cụm từ “liêm trung” có “trung” là chính, “liêm” bổ nghĩa cho “trung”, và
đây là bổ ngữ chỉ nơi chốn cho “tọa”.
Cụm từ “dạ lai tâm sự chỉ đăng tri” có kết cấu là một câu đơn bình thường.
Trong đó, “dạ lai” có kết cấu một cụm chủ vị và nó làm trạng ngữ cho “tâm sự chỉ
đăng tri”. Từ “tâm sự” là khởi ngữ, trong đó “tâm” bổ nghĩa cho “sự”. Từ “chỉ” là
phó từ tình thái nhằm nhấn mạnh sắc thái lẻ loi, cô độc với ý nghĩa “duy chỉ một”,
bổ nghĩa cho “đăng tri”. Cụm “đăng tri” là cụm chủ vị chính của vế này.
Trong câu 3 và câu 4, hai hành động chính là “liêm ngoại khuy” và “liêm
trung tọa” vì nó thể hiện được tình cảnh cô đơn, lẻ loi, hiu hắt của người chinh phụ.
Và trong tình cảnh ấy, người chinh phụ mới có những hành động, suy nghĩ là khi
nhìn ra ngoài rèm chẳng thấy chim thước báo tin, còn ở trong rèm thì chỉ đối diện
với mỗi ngọn đèn. Phần “nhật xuất chi đầu vô thước báo” và “dạ lai tâm sự chỉ
đăng tri” góp phần tô đậm thêm cho người đọc hiểu tình cảnh của người chinh phụ.


• Câu 5: Đăng tri nhược vô tri

晝晝晝晝晝

13


CN VN1

VN2

- 晝 (Nhược): thuận/ mày, ngươi/ như, tự nhiên, giống/ bằng/ kịp, hoặc/ thần
nhược, thần bể
=> Dịch nghĩa câu 5: Đèn có biết cũng như không biết
=> Phân tích câu 5:
Đây là câu có 2 vị ngữ là “tri” và “vô tri”, còn chủ ngữ là “đăng”.
Từ “tri” là vị ngữ thứ nhất cho “đăng”, sau đó “vô tri” (có “vô” là thành tố
chính, “tri” bổ nghĩa cho “vô”) làm vị ngữ thứ hai.

• Câu 6: Thiếp bi chỉ tự bi

晝晝晝晝晝

-晝 (Thiếp): nàng hầu/ vợ lẽ/ tiếng con gái tự xưng kiểu nhún mình
-晝 (Bi): đau, thương xót
-晝 (Tự): bởi/ chính mình/ tự nhiên
=>Dịch nghĩa câu 6: Thiếp đau xót chỉ mình thiếp mà thôi
=> Phân tích câu 6:
Đây cũng là câu có 2 vị ngữ như câu 5. Trong đó “thiếp” là chủ ngữ, “bi” là
vị ngữ thứ nhất, “chỉ tự bi” là vị ngữ thứ hai. Và câu này được đặt trong nghệ thuật


14


độc thoại nội tâm, “thiếp” là từ tự xưng của nhân vật trữ tình – tức ngưới chinh
phụ.
Trong vị ngữ thứ hai, “tự” bổ nghĩa cho từ “bi” thứ hai, “chỉ” bổ nghĩa cho
“tự bi”. Ý nói tình cảnh đau xót của người chinh phụ, chỉ có mỗi mình nàng tự biết
cho mình mà thôi, chẳng ai đoái hoài, sẻ chia.

• Câu 7: Bi hựu bi hề cánh vô ngôn

晝晝晝晝晝晝晝

-晝(Hề): vậy/ chừ/ lời trợ ngữ trong bài hát
-晝

(Canh): đổi, canh tân/ thay/ trải/ điền lại
(Cánh): lại thêm

-晝

(Ngôn): nói/ mệnh lệnh/ bàn bạc/ tôi
(Ngân): cao ngất/ đồ sộ

=> Dịch nghĩa câu 7: Đau thương rồi cứ đau thương lại thêm không có lời để
diễn tả
=> Phân tích câu 7:
Câu này khuyết chủ ngữ, nhưng người đọc có thể tự hiểu chủ ngữ ở đây
chính là người chinh phụ. Câu có 2 động từ “bi” liên tiếp và đẳng lập nhau,

được nối với nhau bằng kết từ “hựu”. Từ “hề” là một trợ ngữ, thường được
dùng trong văn cổ nên nhóm không phân tích. Cụm từ “cánh vô ngôn” bổ
nghĩa cho “bi hựu bi”.

15


Trong “cánh vô ngôn” thì “cánh” là chính, “vô” bổ nghĩa cho “ngôn”, ý chỉ
đau xót đến mức độ chẳng ngôn từ nào có thể diễn tả.
• Câu 8: Đăng hoa nhân ảnh tổng kham lân

晝晝晝晝晝晝晝

- 晝 (Ảnh): bóng/ tấm ảnh
- 晝 (Tổng): góp, họp, tóm/ tết tóc/ đứng đầu, cầm đầu/ họp mấy làng lại làm một
tổng/ bó dạ/ hết đều/ cái trang sức xe, ngựa
-晝(Kham): chịu được
-晝 (Lân): thương
=> Dịch nghĩa câu 8: Hoa đèn và bóng người hết thảy đều đáng thương
=> Phân tích câu 8:
Đây là một câu đơn bình thường, trong đó có 2 chủ ngữ đẳng lập là “đăng
hoa” và “nhân ảnh”, vị ngữ là “tổng kham lân”. Trong chủ ngữ, “đăng” bổ nghĩa
cho “hoa”, “nhân” bổ nghĩa cho “ảnh”. Trong vị ngữ, “tổng” là phó từ chỉ tổng thể,
bổ nghĩa cho “kham lân”. Động từ chính của c6au là “kham”, “lân” làm bổ ngữ
cho “kham”.

• Câu 9: Y ác kê thanh thông ngũ dạ

晝晝 晝 晝 晝 晝 晝
16



-晝 (Y): y ngô/ tiếng ngâm nga
- 晝(ác): tiếng gà gáy eo óc
=>  ý chỉ âm thanh tiếng gà gáy eo óc
- 晝 (Kê): con gà
- 晝 (thanh): tiếng/ lời nói/ tiếng khen/ kể/ nêu rõ
- 晝 (Thông): xuyên suốt
=> Dịch nghĩa câu 9: Tiếng gà gáy eo óc vang suốt năm đêm
=> Phân tích câu 9:
Đây là một câu đơn bình thường, “y ác kê thanh” là chủ ngữ, “thông ngũ dạ”
là vị ngữ. Trong chủ ngữ, “y ác” là tính từ bổ nghĩa cho “kê thanh, trong “kê
thanh” thì “thanh” là thành tố chính. “Thông” là động từ chính của câu, “ngũ”bổ
nghĩa cho “Dạ” và “ngũ dạ” làm bổ ngữ cho “thông”.
Ý câu này muốn nói việc đợi chờ mòn mỏi, ngóng trông đến đau xót của
người chinh phụ diễn ra từ ngày này qua đêm khác. Chữ “ngũ” ở đây chỉ có ý
nghĩa tượng trưng chứ không phải chỉ đích xác là “năm”. Vì tình cảnh này của
người chinh phụ diễn ra trong một khoảng thời gian dài và chẳng ai biết được
chính xác nàng đã ngóng trông tin chồng từ bao lâu.

• Câu 10: Phi phất hòe âm độ bát chuyên

晝晝 晝 晝 晝 晝 晝

17


-晝晝 (phi phất): ý chỉ bóng cây, tán cây rũ xuống phất phơ, lung lay
-晝 (Hòe): cây hòe
- 晝 (Âm): phần âm/ dầm dìa/ bóng râm mát/ bóng mặt trời/ mặt trái, mặt sau/

ngấm ngần/ nơi u ám, đen tối
-晝
+ (Độ): đồ đo/ chia góc đồ tròn/ phép đã chế ra (chế độ)/ độ lượng/ dáng
dấp, thái độ/ qua/ sang tới
+ (Đạc): mưu toan, bàn tính/ đo lường
-晝 (Chuyên): gạch đã nung chín vật có hình thể như viên gạch
=> Dịch nghĩa câu 10: Bóng cây hòe phất phơ đã quá ô gạch thứ tám
=> Phân tích câu 10:
Đây là một câu đơn bình thường, “phi phất hòe âm” là chủ ngữ, “độ bát
chuyên” là vị ngữ. Trong chủ ngữ, “phi phất” là tính từ, bổ nghĩa cho “hòe âm”, và
“hòe” lại là bổ ngữ của “âm”. Trong vị ngữ, động từ chính là “độ”, “bát” bổ nghĩa
cho “chuyên” và “bát chuyên” làm bổ ngữ của “độ”.
Hình ảnh bóng cây hòe đã rũ quá ô gạch thứ tám trong câu này có mượn
điển tích, ý chỉ là thời gian đã rất muộn.

• Câu 11: Sầu tự hải, khắc như niên

晝晝晝晝晝晝
- 晝 (Sầu) : Sầu, lo, buồn thảm / Kêu thương, thảm đạm
- 晝 (Tự): giống như / con cháu/ Hầu hạ / Tựa như (lời nói chưa quyết hẳn)

18


- 晝 (Hải): bể rộng, biển
- 晝 (Khắc): khắc, lấy dạo chạm trổ vào cái gì gọi là khắc / Thời khắc / ngay tức
thì / Bóc lột /Sâu sắc
- 晝 (Như): Bằng, như, cùng. Dùng để so sánh / Dùng để hình dung / Lời nói ví
thử / Nài, sao
- 晝 (Niên): Năm/ Tuổi/ Được mùa

=> Dịch nghĩa câu 11: Mối sầu (mênh mông) tựa biển, mỗi khắc (đằng đẵng)
như một năm
=> Phân tích câu 11:
Đây là câu ghép đẳng lập, có 2 vế là "sầu tự hải" và "khắc như niên".
Trong vế thứ nhất, "sầu" là chủ ngữ, vị ngữ là “tự hải”, trong đó “tự” là động
từ chính, “hải” là bổ ngữ của “tự” để chỉ hình ảnh được dùng để so sánh.
Trong vế thứ hai, "khắc" là chủ ngữ, vị ngữ là “như niên”, trong đó “như” là
động từ chính, “niên” là bổ ngữ của “như” để chỉ hình ảnh được dùng để so sánh.

• Câu 12: Cưỡng nhiên hương hoa hồn dục tiêu đàn chú hạ

晝 晝 晝 晝 晝  晝 晝晝晝

- 晝 (Cưỡng): Gượng/ Miễn cưỡng
- 晝 (Nhiên): đốt
- 晝 (Hương): hơi thơm/ phàm thứ cây cỏ nào có chất thơm đều gọi là hương/
lời khen lao

19


- 晝(Hoa): hoa/ gọi các vật loang lổ sặc sỡ như vẽ vời thêu thùa/ danh sắc
phiền phức/ nốt đậu/ hao phí/ nhà trò/ năm đồng tiền là một hoa
- 晝 (Hồn): phần hồn / tả về cái cảnh của ý thức
   ý chỉ phần hồn của người phụ nữ theo cách ví von
- 晝 (Dục): tham muốn / mong muốn / mềm mại
- 晝 (Tiêu): mất đi/ tan/ mòn dần hết/ tiêu tức
- 晝晝(Đàn chú): lò để đốt hương
- 晝
(Hạ): dưới/ bề dưới

(Há): xuống/ cuốn
=> Dịch nghĩa câu 12: Gượng đốt hương, hồn hoa như cũng muốn tiêu tan
dưới ngọn lửa của lò hương.
=> Phân tích câu 12:
Đây là câu ghép đẳng lập. Câu này có 2 vế là “cưỡng nhiên hương” và “hoa
hồn dục tiêu đàn chú hạ”.
Trong vế đầu thì khuyết chủ ngữ, nhưng người đọc có thể tự hiểu chủ ngữ là
người chinh phụ. “Cưỡng nhiên hương” là một cụm động từ, trong đó
“cưỡng” là thành tố chính, “hương” bổ nghĩa cho “nhiên” và “nhiên hương”
bổ nghĩa cho “cưỡng”.
Cụm “hoa hồn dục tiêu đàn chú hạ” là cụm chủ vị, trong đó “hoa hồn” là chủ
ngữ (“hoa” bổ nghĩa cho “hồn”), “dục tiêu đàn chú hạ” là vị ngữ. Từ “dục”
là động từ chính, bổ ngữ của nó là động từ “tiêu”. Trong cụm “đàn chú hạ”
thì “hạ” là thành tố chính, “đàn chú” bổ nghĩa cho “hạ”, và “đàn chú hạ” làm
trạng ngữ cho “hoa hồn dục tiêu”.
• Câu 13: Cưỡng lâm kính ngọc cân không trụy lăng hoa tiền

晝 晝 晝 晝 晝  晝 晝晝 晝

20


-



(Lâm): ở trên soi xuống / tới / kịp
(Lấm) : mọi người cùng khóc

-




-晝

(Kính): cái gương soi/ soi

(Ngọc): ngọc, đá, báu/ đẹp / dung để gọi các bậc tôn quý
(Túc): người thợ ngọc/ họ Túc

- 晝 (Cân): gân sức
-  (không): trống rỗng
- 晝晝 (Lăng hoa): cái gương
=> Dịch nghĩa câu 13: Gượng soi gương, dòng nước mắt cứ đầm đìa trước
gương
=> Phân tích câu 13:
Đây là câu ghép chính phụ. Câu này có 2 vế là “cưỡng lâm kính” và “ngọc
cân truỵ lăng hoa tiền”, trong đó vế sau là vế chính của câu.
Trong vế đầu thì khuyết chủ ngữ, nhưng người đọc có thể tự hiểu chủ ngữ là
người chinh phụ. “Cưỡng lâm kính” là một cụm động từ, trong đó “cưỡng”
là thành tố chính, “kính” bổ nghĩa cho “lâm” và “lâm kính” bổ nghĩa cho
“cưỡng”.
Cụm “ngọc cân truỵ lăng hoa tiền” là cụm chủ vị, trong đó “ngọc cân” là chủ
ngữ (“ngọc” bổ nghĩa cho “cân”), “truỵ lăng hoa tiền” là vị ngữ. Từ “truỵ” là
động từ chính của câu. Từ “lăng” là bổ ngữ thứ nhất của “ngọc cân truỵ”, ý
chỉ thân thể ngọc ngà, xinh đẹp khi xưa giờ tiều tuỵ như củ ấu, “hoa tiền” có
thể xem là bổ ngữ thứ hai hoặc trạng ngữ của “ngọc cân truỵ lăng”, ý chỉ rõ
vị trí của củ ấu là so với hoa nên càng thấy nó xấu xí, từ đó nhấn mạnh vào
vẻ hao gầy vì chờ đợi mỏi mòn của người chinh phụ. Ở đây từ chỉ ý so sánh
đã bị lược bỏ.

21


• Câu 14: Cưỡng viên cầm chỉ hạ kinh đình loan phượng trụ

晝 晝 晝 晝 晝 晝 晝 晝晝 晝

-晝

(viên): vin/ kéo, dắt
(viện): cứu giúp (viện trợ)

- 晝 (cầm): cái đàn cầm
- 晝 (Chỉ): ngón tay/ trỏ bảo/ yến chỉ/ chỉ trích/ tính số người bao nhiêu
- 晝(Kinh): ngựa sợ hãi/ sợ/ chứng sài, sợ hãi quá độ (động kinh)
-

晝(Đình): dừng, ngừng

-

晝晝 (Loan phượng): chim loan, chim phượng

- 晝 + (Trụ): cái cột, người mà nhà nước trông cậy nhiều/ giữ gìn chống chỏi với
cuộc nguy biến gọi là trung lưu chỉ trụ/ phím đàn
+ (Trú): chóng chỏi
=> Dịch nghĩa câu 14: Gượng đánh đàn (nhưng) ngón tay hạ xuống sợ làm
phím loan phụng (đứt dây mà) ngưng tiếng
=> Phân tích câu 14:
Câu 14 cũng là câu ghép chính phụ, có hai vế, vế thứ nhất là “cưỡng viên

cầm”, vế thứ hai là “chỉ hạ kinh đình loan phượng trụ”.
22


Vế thứ nhất khuyết chủ ngữ, người đọc có thể tự hiểu chủ ngữ là người
chinh phụ. Từ “cưỡng” là động từ chính, “cầm” bổ nghĩa cho “viên” và “viên
cầm” bổ nghĩa cho “cưỡng”.
Trong vế thứ hai, “chỉ” là chủ ngữ, “hạ” là động từ chính, “kinh đình loan
phượng trụ” là bổ ngữ của “hạ”. Trong đó, “loan phượng” bổ nghĩa ch “trụ” và
“loan phượng trụ” làm bổ ngữ cho động từ “đình”, cụm động từ “đình loan
phương trụ” làm bổ ngữ cho động từ “kinh”.

• Câu 15: Cưỡng điều sắt khúc trung bi át uyên ương huyền

晝 晝 晝 晝 晝 晝 晝 晝晝 晝

-



(Điều): điều hòa/ thu xếp/ cười cợt
(Điệu): sai phái đi/ lường tính/ thuế hộ/ điệu đàn điệu hát

-

晝 (Sắt): cái đàn sắt/ tiếng gió san sát
晝 (Khúc): cong/ ủy khúc/ uyển chuyển/ khúc nhạc/ chỗ bẻ cong/ việc nhỏ
晝 + (Trung): giữa/ trong/ ở khoảng giữa hai bên/ ngay/ nửa/ chỉ chung

tất cả các chỗ

+ (Trúng): tin / bị phải / hợpcách
+ (Trọng): giữa
- 晝 (Át): ngăn cấm
- 晝晝 (Uyên ương): một giống chim ở nước hình như con vịt mà bé (con
le), con đực là uyên, con cái là ương
- 晝 (Huyền): dây đàn/ xe tơ sống xát keo vào để làm dây đàn gọi là huyền/
vợ chết là đoạn huyền, lấy vợ nữa là tục huyền
23


=> Dịch nghĩa câu 15: Gượng đánh đàn, trong khúc nhạc (cảm thấy) đau
buồn (vì) dây uyên ương bị chia cắt
=> Phân tích câu 15:
Câu 15 là câu đơn nhưng cũng có 2 vế, vế thứ nhất là “cưỡng điều sắt”, vế
thứ hai là “khúc trung bi át uyên ương huyền”. Trong đó vế sau mới là chính.
Và đây là câu khuyết chủ ngữ nhưng người đọc có thể hiểu chủ ngữ là người
chinh phụ.
Trong “cưỡng điều sắt” thì “cưỡng” là động từ chính, “sắt” là bổ nghĩa cho
“điều” và “điều sắt” bổ nghĩa cho “cưỡng”.
Trong vế thứ hai, “khúc trung” là trạng ngữ (“trung” là thành tố chính), “bi”
là động từ chính, “át uyên ương huyền” là bổ ngữ của “bi”, chỉ nguyên nhân
vì sao. Trong “át uyên ương huyền” thì “át” là động từ chính, “uyên ương”
bổ nghĩa cho “huyền” và “uyên ương huyền” là bổ ngữ của “át”.

• Câu 16: Thử ý xuân phong nhược khẳng truyền

晝晝晝晝晝晝 晝

- 晝 (Thử): ấy / thế ( lời nói chỉ định hẳn hoi) / ấy ( bèn)
- 晝 (Ý): ý kiến, suy nghĩ

- 晝 (Xuân): mùa xuân
- 晝 (Phong): gió/ cái mà tục đang chuộng/ ngợi hát / thói quen / phàm sự gì nổi
lên hay tiêu diệt đi không có manh mối / bệnh phong / thổi, quạt / cảnh tượng /
phóng túng
- 晝 (Nhược): thuận/ mày, ngươi/ như, tự nhiên, giống/ bằng (dùng làm ngữ từ)/
kịp, hoặc/ thuận/ Thần Nhược, thần bể
24


-晝

(Khẳng): khá, ừ được / đồng ý, bằng lòng
(Khải) : thịt thăn, thịt áp xương

-晝

(Truyền): truyền / sai người bảo (truyền kiến)
(Truyện) : một âm đọc là truyện, truyện ký
(Truyến) : nhà trạm

=> Dịch nghĩa câu 16 : Tâm ý này, gió xuân ngươi (hãy) bằng lòng truyền đi
=> Phân tích câu 16 :
Đây là câu đơn bình thường. "Thử ý" là vốn là bổ ngữ của động từ "truyền" nhưng
được đảo lên đầu câu làm khởi ngữ thứ nhất để tỏ ý nhấn mạnh, trong đó "thử" là
bổ ngữ của "ý". Chủ ngữ của câu là "nhược", còn "xuân phong" là khởi ngữ thứ
hai, làm rõ nghĩa cho “nhược” ("xuân" là bổ ngữ của "phong"), vị ngữ là "khẳng
truyền", trong đó "khẳng" là động từ chính, "truyền" bổ nghĩa cho "khẳng".
• Câu 17: Thiên kim tá lực ký Yên Nhiên

晝晝 晝 晝 晝 晝 晝


- 晝 (Thiên): nghìn/ rất mực
- 晝 (Kim): loài kim / vàng / tiền / tiếng kim / đồ binh / sắc vàng / bền / các bặc
tôn quý
=> 晝



chỉ hết thảy tình cảm

-晝 (Tá) : mượn

25


×