Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Cơ hội và thách thức ngành thủy sản việt nam trong khối AEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.59 KB, 26 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO TIỂU LUẬN:

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC NGÀNH THỦY SẢN
VIỆT NAM TRONG KHỐI AEC
GVHD: TS.Trần Minh Trí

Sinh viên thực hiện:

Tháng 5/2016

2


MỤC LỤC

3


I. MỞ ĐẦU.
1. Đặt vấn đề.
Thực tiễn đã chứng minh rằng, quá trình đổi mới đến nay, ASEAN là điểm tựa, là
cầu nối trong chính sách đối ngoại của VN trong hơn hai thập kỷ vừa qua và những năm
sắp tới. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực của VN, AEC chiếm một vị trí quan trọng
trong chính sách kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của VN trong những năm
vừa qua cũng như giai đoạn sắp tới. Bài viết đi vào phân tích những vấn đề cơ bản có liên
quan đến ngành thuỷ sản Việt nam trong khối AEC.


2. Mục tiêu.
a. Mục tiêu chung.
Mục tiêu của đề tài là để giúp mọi người hiểu rõ hơn và có cái nhìn chính xác hơn
về tình hình của nước ta khi bước vào thời kì hội nhập nói chung và ngành thuỷ sản của
nước ta khi gia nhập vào AEC nói riêng.
b. Mục tiêu cụ thể.
- Tìm hiểu sâu hơn về vị thế của ngành thuỷ sản Việt Nam trong AEC cũng như
trên thế giới.
- Giúp các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam hiểu roc hơn về cơ hội thuận lợi để
phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam là gì để từ đó nâng cao lợi nhuận. Bên cạnh
những cơ hội thì cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh
trong ngành thuỷ sản, bài viết này sẽ giúp mọi người biết nhiều hơn về những thách thức
ấy, để từ đó tự trang bị cho mình những cách phòng hộ tốt hơn hay đầu tư hơn về máy
móc thiết bị. Để có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp về ngành thuỷ sản trong khối
AEC.
3. Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu về thuỷ sản Việt Nam và các nước thành viên: Brunei, Cam-Pu-Chia,
Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.

4


4. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng những thông tin trên các trang web, đồng thời xử lí số liệu sơ cấp bằng
EXel và thu thập thêm các giữ liệu thứ cấp.
lớn EU, Mỹ, Nhật Bản. Tiềm năng phát triển thị trường còn lớn.
II. NỘI DUNG.
1. Vài nét về AEC.
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Malaysia, ngày 22/11/2015,
lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur chính thức thành

lập Cộng đồng ASEAN (AEC) từ ngày 31/12/2015. Với sự kiện này, ngành thủy sản Việt
Nam sẽ có nhiều bước tiến mới, các DN XK thủy sản cần tận dụng và tranh thủ các cơ
hội để tăng XK.
AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các
mục tiêu đề ra trong “Tầm nhìn ASEAN 2020”, nhằm hình thành một khu vực kinh tế
ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ,
đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển
đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm 2020.

2. Tổng quan về ngành thủy sản.
a. Tổng quan về ngành thủy sản của thế giới.
Ngành thành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong quản lý an ninh l ương th ực
thế giới. Cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho xã hội. Giao thương thủy sản đang
tạo ra gần 130 tỷ USD/năm trên toàn thế giới, là nguồn sống chủ yếu của hàng triệu lao
động. 10 quốc gia thủy sản hàng đầu thế giới: Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản,
Mỹ, Nga, Peru, Việt Nam, Na Uy, Ai Cập.

5


Cá hồi Alaska - Mỹ - Ảnh: Wetandmldfishing

b. Tổng quan về ngành thủy sản khu vực ASEAN.
Ở thập kỷ này, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng một vai trò
quan trọng trong sản xuất thủy sản toàn cầu và tiêu dùng. Với 600 triệu dân và tầng
lớp trung lưu đang phát triển, ASEAN là nơi cung cấp thủy hải sản chính để phục vụ
thị trường toàn cầu và nội địa. Xây dựng các hoạt động nghề cá và nuôi trồng thủy sản
bền vững, đặc biệt các kỹ năng thông minh là một bước then chốt trong việc duy trì an
ninh lương thực toàn cầu.
Các nước trong khu vực ASEAN có lợi thế về địa hình và nguyền tài nguyên thủy

sản dồi dào, đã và đnag phát triển ngành công nghiệp thủy sản với các công nghệ kỹ
thuật cao và định hướng phát triển bền vững.

c. Tổng quan ngành thủy hải sản Việt Nam.
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương,
có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh
6


hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn
4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 được che chắn
tốt dễ trú đậu tàu thuyền.
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát
triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy
trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với
chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có
những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình
quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của
cả nước.
Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ của
hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động
khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm.

7


Nhìn chung năm 2015 là một năm thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản. Sản
lượng nuôi trồng thủy sản cả năm 2015 đạt 3.533 ngàn tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ.
Khai thác cá ngừ: Ước sản lượng cá ngừ của 3 tỉnh trọng điểm năm 2015 đạt 17.884
tấn giảm 3,8% so với năm 2014. Trong đó, sản lượng cá ngừ Phú Yên là 4.300 tấn

tăng 6,7% so cùng kỳ năm trước; Bình Định là 8.950 tấn bằng 95% so với cùng kỳ;
Khánh Hòa là 4.634 tấn giảm khoảng 10% so với cùng kỳ.
Lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam
- Có nguồn nguyên liệu lớn và ổn định; có tiềm năng lớn phát triển diện tích nuôi
biển, nuôi sinh thái các giống loài thủy hải sản tạo nguồn cung lớn.
- Sản phẩm thủy sản đa dạng, phong phú: tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng còn lớn
và khả năng đa dạng hóa các sản phẩm XKTS.
- Có ưu thế về sản lượng tôm sú và có thị phần tuyệt đối về cá tra
- Có lực lượng lao động lớn
- Có tới 164 thị trường ở 5 châu lục, doanh số XK tập trung chủ yếu ở 3 thị trường
lớn EU, Mỹ, Nhật Bản. Tiềm năng phát triển thị trường còn lớn
10 sự kiện Thủy sản Việt Nam
2013 25/01/2014 (Thủy sản Việt Nam) - 2013 tiếp tục là một năm khó khăn nhưng
cũng đánh dấu những thay đổi tích cực của ngành thủy sản. Vượt qua trở ngại, nhiều
lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gần như đều về đích an toàn, tuy nhiên vẫn còn những
"điểm tối". Cùng Thủy sản Việt Nam nhìn lại 10 sự kiện nổi bật trong năm qua.
1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030:
Ngày 16/8/2013, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt tại Quyết định số
1445/QĐ-TTg với mục tiêu ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa vào năm
2020, hiện đại hóa vào năm 2030 và tiếp tục toàn diện, phát triển bền vững, trở thành
ngành sản xuất hàng hóa lớn, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của nông,
ngư dân... Mục tiêu, đến năm 2020 tổng sản lượng thủy sản khoảng 7 triệu tấn, giá trị
8


xuất khẩu khoảng 11 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng bình quân 7 - 8%/năm; Định hướng
đến năm 2030, tổng sản lượng đạt khoảng 9 triệu tấn, giá trị xuất khẩu khoảng 20 tỷ
USD…
2. Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản:
Đề án được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát phê duyệt ngày 22/11/2013

tại Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS. Theo đó, ngành thủy sản sẽ duy trì tốc độ
tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất,
chất lượng và giá trị gia tăng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất thủy sản
đạt trên 6%/năm, trong đó, giá trị khai thác tăng bình quân trên 3%/năm; giá trị nuôi
trồng tăng bình quân trên 8%/năm; tốc độ tăng bình quân giá trị xuất khẩu thủy sản
trên 6%/năm…
3. Lực lượng Kiểm ngư chính thức đi vào hoạt động:
Ngày 25/1/2013, Cục Kiểm ngư chính thức ra mắt và đi vào hoạt động theo quy
định tại Nghị định 102/NĐ-CP được Chính phủ ban hành tháng 11/2012. Theo đó, lực
lượng Kiểm ngư thực hiện chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện xử lý vi
phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam...
Với đầy đủ các quyền hạn, lực lượng này sẽ đủ sức thực thi bảo vệ Luật Thủy sản và
nguồn lợi thủy sản, ngư dân, cứu nạn và góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên
biển.
4. Xuất khẩu thủy sản vượt kế hoạch:
Năm 2013, tiếp tục được coi là một năm nhiều khủng hoảng của ngành thủy sản.
Sản xuất trong nước đầy khó khăn, giá cá tra sụt giảm liên tục, hiện tượng tôm chết
sớm vẫn lan tràn trên diện rộng, doanh nghiệp thiếu nguyên liệu chế biến, nông dân
cạn vốn và "treo ao". Hàng loạt rào cản tại nhiều thị trường tiếp tục được dựng lên…
Tuy nhiên, những tháng cuối năm, tình hình bất ngờ xoay chuyển, sản xuất khởi sắc

9


trở lại, thị trường rộng mở… Tất cả đã tạo nên cú nước rút ngoạn mục đưa xuất khẩu
thủy sản về đích với con số khoảng 6,7 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2012.
5. Tìm ra nguyên nhân gây Hội chứng tôm chết sớm:
Hội chứng tôm chết sớm (EMS) đã khiến thế giới mất khoảng 1 tỷ USD mỗi năm.
Tại Việt Nam, ngành tôm cũng điêu đứng vì đại dịch này. Nguyên nhân gây bệnh vẫn
là giả thuyết cho đến khi Tiến sĩ Donald Lightner và cộng sự tại Trường Đại học

Arizona (Mỹ) hoàn thành nghiên cứu và công bố kết quả. Theo đó, nguyên nhân gây
bệnh EMS là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus lây lan qua đường miệng và cư trú
trong đường tiêu hóa, sau đó sinh ra độc tố gây tổn thương gan tụy của tôm, hay còn
gọi là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPNS). Tuy nhiên, mặc dù đã xác định được
nguyên nhân nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp phòng trị triệt để.
6. Ngành tôm thiết lập nhiều kỷ lục mới:
2013, một năm bội thu của tôm Việt Nam. Một sự khởi sắc đúng thời điểm đã
khiến con tôm "thắng lợi kép". Giá tôm sú và TTCT luôn ở mức cao và liên tục phá
kỷ lục. Tại Cà Mau, tôm sú loại 40 con/kg giá 210.000 - 230.000 đồng/kg, loại 20
con/kg giá 310.000 đồng/kg; trong khi TTCT loại 60 con/kg giá 160.000 - 180.000
đồng/kg, loại 100 con/kg giá trên 120.000 đồng/kg. Trong đó, ngoạn mục nhất là
TTCT. Về xuất khẩu, lần đầu tiên TTCT vượt tôm sú cả về sản lượng và giá trị, góp
công lớn để ngành tôm đạt kỷ lục khoảng 2,8 tỷ USD. Về nuôi trồng, diện tích nuôi
TTCT năm 2013 đang át tôm sú ở cả hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải
tiến.
7. Cá tra khủng hoảng và chạm đáy:
Trong nước, giá cá tiếp tục ở mức thấp, có thời điểm chỉ khoảng 18.500 - 19.000
đồng/kg, thấp hơn giá thành 3.500 - 5.000 đồng/kg. Doanh nghiệp tê liệt vì thiếu
nguyên liệu chế biến, người nuôi điêu đứng vì thua lỗ, trắng tay, tiếp tục "treo ao". Về
xuất khẩu, hình hình không mấy sáng sủa khi các thị trường chính hầu như chững lại.
10


Riêng ở Mỹ, cá tra Việt Nam bị tăng mức thuế chống bán phá giá một cách vô lý tại
POR9, với mức thuế cho các bị đơn từ 0,42 đến 2,15 USD/kg.
8. Cá tầm nhập lậu tràn ngập thị trường:
Với giá bán chỉ khoảng 150.000 - 180.000 đồng/kg, thậm chí chỉ 120.000 130.000 đồng/kg, cá tầm nhập lậu đã gần như "ép chết" cá tầm sản xuất trong nước,
khi giá này chưa bằng một nửa giá cá nội địa. Theo các chuyên gia, sở dĩ cá tầm
Trung Quốc rẻ như vậy là bởi nước này tự chủ được việc sản xuất con giống và thức
ăn, trong khi Việt Nam thì phụ thuộc gần như hoàn toàn. Người nuôi điêu đứng, người

tiêu dùng phải mua sản phẩm chất lượng thấp với giá cao, trong khi cơ quan quản lý
thiếu giải pháp hữu hiệu.
9. Xuất khẩu hải sản giảm kỷ lục trong 5 năm:
Theo VASEP, ngay từ quý II/2013, xuất khẩu hải sản có xu hướng giảm mạnh và
khó có khả năng phục hồi, đặc biệt là mặt hàng cá ngừ. Tính đến hết tháng 11/2013,
xuất cá ngừ giảm 6,7%, nhuyễn thể giảm 11,8%, cua, ghẹ và giáp xác khác giảm 7,9%
so với cùng kỳ năm 2012. Riêng xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm 13% so. Nguyên
nhân là do nguồn cung thiếu ổn định, chất lượng nguyên liệu không đảm bảo, nhu cầu
tiêu thụ giảm, trong khi quy định chất lượng tại thị trường nhập khẩu ngày càng ngặt
nghèo…
10. Thương lái Trung Quốc vơ vét tôm nguyên liệu:
Dịch bệnh tôm hoành hành trong thời gian dài tại nhiều nước đã khiến tình hình
nguyên liệu cho chế biến ngày càng gay gắt. Để đáp ứng nhu cầu trong nước, thương
lái Trung Quốc đổ xô vào Việt Nam tận thu, gây xáo trộn thị trường khi họ sẵn sàng
trả giá cao hơn doanh nghiệp trong nước từ 15 - 20%. Điều này góp phần khiến giá
tôm nguyên liệu trong nước liên tục đạt kỷ lục, nông dân lãi lớn, tuy nhiên các doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu trong nước lao đao. Cùng đó, việc mua bán này quá dễ nên
gây nhiều lo ngại cho hình ảnh tôm Việt Nam
11


3. Xuất khẩu và nhập khẩu thủy sản Việt Nam
a. Xuất khẩu.
Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản từ đầu năm đến 15/3/2016 đạt gần 1,16 tỷ USD, tăng
9,43% so với cùng kỳ năm 2015. Ước kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 03/2016 đạt
khoảng 550 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt
1,47 tỷ USD, tăng khoảng 7,4% so với cùng kỳ năm 2015.( Theo số liệu của tổng cục hải
quan Việt Nam ,2016 ).
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong gần 20 năm qua.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu năm 1995 đã có những bước tăng

trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm. Quá trình
tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn
nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu.

Thành tựu của ngành thủy sản thể hiện bằng kết quả XK tăng nhanh về cả giá trị và sản
lượng trong giai đoạn 2001 – 2015. Năm 2015, sản phẩm thủy sản được XK sang 164
nước và vùng lãnh thổ. 3 thị trường chính là EU chiếm 18%, Mỹ 20% và Nhật Bản 16%
và đang có những thị trường tiềm năng như Trung Quốc (9,4%) và ASEAN (7,6%).
12


Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang hị trường ASEAN 2014-2015. Đơn vị (Tấn)

Nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ từ các nguồn cung chính
ĐVT: GT (Triệu USD); KL ( Tấn )
Năm
Xuất xứ
Thế giới
Indonesia
Việt Nam
Thai Lan
Malaysia
Ấn độ

2012
GT
4.465
659
448
1203

171
575

KL
534.943
74.076
41.158
136.066
23.475
66.011

2013
GT
5.315
910
729
907
82
1042

2014
KL
GT
KL
508.981
6.697
568.651
81.146
1.319
203.376

59.891
1.002
73.599
84.191
815
64.579
10.494
181
17.913
94.044
1379
108.488
Nguồn : Nguyễn Bích

13


Gía trị nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ.

a. Nhập khẩu
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2015 tổng NK thủy sản của các DN đạt trên
1 tỷ USD, tăng 0,5% so với năm 2014. Các sản phẩm NK của Việt Nam chủ yếu là dạng
tươi/sống/đông lạnh để phục vụ cho hoạt động gia công và chế biến XK. Trong đó cá
biển tươi/đông lạnh mã HS 0302 và 0303 đạt 283 triệu USD, tăng 12%; cá ngừ tươi/đông
lạnh mã HS 03 (trừ mã 0304: cá phile) đạt 184 triệu USD, tăng 10%.Thủy sản nhập khẩu
của Việt Nam từ thị trường ASEAN trong đó Thái Lan , Indonesia , Maylaisia là chủ yếu .
Các nước láng giềng trong khối ASEAN vừa là đối thủ cạnh tranh vừa hợp tác của các
doanh nghiệp Việt Nam . Trong đó Thái Lan và Indonesia là nhửng đối thủ nặng ký của
Việt Nam trong việc xuất nhập khẩu hải sản .
Nhập khẩu thủy sản từ ASEAN 9 tháng đầu năm 2014-2015

Sản phẩm

9T-2014

9T-2015

8.683.876,72

12.119.479,58

Cá các loại khác (thuộc mã 0301
đến 0305, và 1604, trừ cá ngừ, cá
tra)
Cá ngừ (thuộc mã 03 & 16)

Cá tra (thuộc mã 03 & 16)
Cua ghẹ và giáp xác khác (mã
HS03 & 16)
Nhuyễn thể chân đầu (thuộc mã
0307 & 16)
Nhuyễn thể HMV (thuộc mã 0307
& 16)
Tôm các loại (thuộc mã 03 & 16)

Tổng

15.551.274,4
8

14.577.186,63


↑↓%
+39,5
6

-6,26
+116,

3.165.597,04

6.861.852,10

1.352.721,30

783.292,00

-42,1

8.260.170,67

6.453.603,98

-21,87

1.470.338,25

515.225,85

-64,96


46.465.837,34

-6,54

49.717.689,0
8
88.201.667,5
5

76

14

87.776.477,49

-0,48


Nhập khẩu thủy sản từ ASEAN 9 tháng đầu năm 2014-2015. Đơn vị (Tấn)
Nguồn : Tạ Hà
Năm 2015, Việt Nam NK tôm từ 37 nước, đạt 426 triệu USD, giảm 10,7% so với
năm 2014. Tôm chân trắng và tôm sú sống/tươi/đông lạnh (mã HS 03) là sản phẩm NK
chủ yếu vào Việt Nam, lần lượt chiếm 65,9% và 20,3% tổng NK tôm của Việt Nam. Sản
phẩm tôm chân trắng chiếm vị trí chủ đạo chiếm 68% trong khi tôm sú chiếm 21%. NK
tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã 03) đạt 281 triệu USD, tăng 8%; trong khi
NK tôm sú sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã 03) đạt trên 86 triệu USD, giảm gần 41%.
Ấn Độ là nguồn cung tôm lớn nhất cho Việt Nam với giá trị ước đạt 318 triệu
USD; giảm 7,8% so với 2014 và chiếm 74,7% tổng NK tôm của Việt Nam. Theo thống
kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC, Việt Nam trở thành thị trường NK tôm lớn
thứ 2 của Ấn Độ, chỉ sau thị trường Mỹ với khối lượng khoảng 50 nghìn tấn trong 3 quý

đầu năm 2015. Các tháng cao điểm trong năm 2015 là tháng 7, tháng 8 Việt Nam NK tôm
từ Ấn Độ với mức 8,0 – 8,6 nghìn tấn, giá trung bình 7,0 – 7,6 USD/kg. Các tháng còn
lại, mức NK trung bình là 4,4 – 5,7 nghìn tấn/tháng, giá trung bình giảm từ 8,3-8,7
USD/kg những tháng đầu năm xuống còn 6,7 USD/kg vào giữa năm và hồi phục tới mức
7,4 – 7,5 USD/kg trong quý III. Bên cạnh Ấn độ , Thái Lan là thị trường xuất khẩu tôm
lớn nhất trong ASEAN sang Việt Nam tiếp đó là Indonesia , Singapore.

15


Dự báo năm 2016, Việt Nam sẽ có cơ hội tăng XK tôm sang một số thị trường chủ
lực nhờ các hiệp định FTA và TPP mới ký kết, do vậy để phục vụ cho hoạt động chế biến
XK, dự kiến XK tôm sẽ đạt khoảng 470 triệu USD, tăng 10% so với năm 2015.

16


Top 10 nước XK tôm sang Việt Nam năm 2015
uồn

Ng

Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam)
Tỷ lệ

Lệ
STT

Xuất xứ


GT (USD)

GT
(%)

:
So cùng
kỳ (%)

1

Ấn Độ

318.011.123

74,7

-7,8

2

Ecuador

13.506.458

3,2

-40,2

3


Thái Lan*

10.399.159

2,4

+14,3

4

Argentina

8.835.505

2,1

-12,1

5

Anh

7.263.051

1,7

+7,2

6


Indonesia*

6.327.376

1,5

-68,9

7

Mỹ

5.891.269

1,4

+20,3

8

Canada

4.406.237

1,0

+4,1

9


Australia

3.829.298

0,9

+114,8

10

Singapore*

3.631.067

0,9

-7,3

Tổng

425.931.443

100,0

-10,7

Hằng

4. Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản Việt Nam trong khối AEC.

a. Cơ hội của thủy sản Việt Nam
Bước tiến mới và quan trọng trong tiến trình hợp tác kinh tế của cộng đồng
ASEAN, lợi thế cạnh tranh sẽ tốt hơn khi các DN thủy sản được hưởng chung một môi
trường kinh tế thương mại bình đẳng và thuận lợi. Theo nhận định của các chuyên gia
kinh tế, đây là cơ hội lớn để các DN thủy sản nắm thời cơ để tận dụng và gia tăng nhập
khẩu, thúc đẩy xuất khẩu không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sự
17


cạnh Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong số các Hiệp
định Thương mại tự do (FTA), kể cả TPP, thì mức cắt giảm thuế quan trong AEC là
cao nhất hiện nay. Cơ hội cho DN khi AEC hình thành đó là mở ra nhiều thị trường,
tạo khí thế và động lực mới.
Gia nhập AEC chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp trong
nước nói chung và các doanh nghiệp thủy sản nói riêng. Nhất là khi thủy sản lại nằm
trong bảy ngành sản xuất hàng hóa được ưu tiên hội nhập. Theo Tổng Giám đốc Công
ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) Trần Văn Phẩm, về thuận lợi, có thể thấy AEC
là một thị trường rộng lớn, nhu cầu về thực phẩm cũng đa dạng sẽ là cơ hội cho việc
xuất khẩu các mặt hàng thủy sản. Mặt khác, các ưu đãi về thuế quan trong AEC cũng
là lợi thế cho các DN xuất khẩu.
Cơ hội quan trọng đầu tiên của AEC với ngành thủy sản Việt Nam có thể nói là
việc cam kết cắt giảm thuế quan, hàng rào phi thuế quan, điều chỉnh các chính sách
hạn chế thương mại đối với hàng nông thủy sản ngay khi hiệp định có hiệu lực, ngoại
trừ việc cắt giảm sẽ tiến hành theo lộ trình đối với một số mặt hàng. Thuế nhập khẩu sẽ
bị xóa bỏ nhằm thúc đầy tự do thương mại. Các rào cản phi thuế quan như hạn ngạch,
điều tiết giá, kiểm soát chặt về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch... Cũng sẽ bị xóa bỏ
theo lộ trình phù hợp với từng quốc gia. Với 4 quốc gia (CLMV) Cambodia, Lao,
Myanmar, Việt Nam thì yêu cầu xóa bỏ hàng rào phi thuế quan là năm 2018. Các quy
trình về hải quan cũng như hệ thống quản lý cũng được các nước thống nhất và trao
đổi thông tin nhằm tạo ra sự dễ dàng hơn trong lưu chuyển hàng hóa.

Các nước tham gia AEC có thể giảm thuế nhập khẩu. Thêm vào đó Việt Nam là
một thị trường tiềm năng, có thể đem lại giá trị gia tăng khá cao cho các nước thành
viên AEC. Do vậy, việc xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các chính sách hạn chế
thương mại sẽ giúp gia tăng thương mại thủy sản Việt Nam với các nước thành viên,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm cho nông dân, có cơ hội mở rộng thị trường,
tăng cường xuất khẩu cũng như tăng năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu với thuế
suất bằng 0.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, với sự
kiện này, ngành thủy sản Việt Nam sẽ có nhiều bước tiến mới, các DN xuất khẩu thủy
sản cần tận dụng và tranh thủ các cơ hội để tăng xuất khẩu.
Theo nhận định của VASEP, khi AEC hình thành sẽ tạo ra thị trường chung,
không còn rào cản hàng hóa, dịch vụ, vốn... Hàng hoá ở các nước thành viên ASEAN
sẽ có mức thuế ưu đãi như nhau, khi đó sức cạnh tranh sẽ tập trung vào chất lượng và
giá trị gia tăng của sản phẩm.

18


Chế biến Tôm xuất khẩu
Dự báo năm 2016, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng lên, cao hơn
nhiều nước khác trong khu vực. Cụ thể, GDP trung bình của Đông Á là 6,1%, Việt
Nam sẽ đạt 5,8%, chỉ xếp dưới Philippines (6,5%), còn lại là trên Thái Lan (4%),
Indonesia (5,6%), Malaysia (5%)...
Tính đến hết tháng 10-2015, ASEAN vừa là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của
thủy sản Việt Nam (sau Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc - Hongkong và Hàn Quốc)
cũng vừa là đối tác nhập khẩu đứng thứ 7 của DN thủy sản Việt Nam. Giá trị xuất khẩu
thủy sản sang ASEAN tăng trưởng 5-10%/năm. Trong đó, tính riêng 10 tháng năm
2015, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong khu vực tăng 33,6% so với 5 năm
trước. Cụ thể, cá các loại khác (thuộc mã 0301 đến 0305 và 1604 trừ cá ngừ cá tra) có
giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt gần 170 triệu USD, tăng 112% so với năm 2011; giá trị

xuất khẩu cá ngừ cũng đạt 31,7 triệu USD, tăng gần 57%; nhuyễn thể (mực, bạch tuộc
và nhuyễn thể hai mảnh vỏ) cũng tăng 8,7%.
Vừa là thị trường xuất khẩu lớn, nhưng ASEAN cũng là nguồn cung cấp nguyên
liệu truyền thống, chất lượng tốt. 9 tháng năm 2015, tổng giá trị nhập khẩu thủy sản từ
ASEAN đạt 87,7 triệu USD, giảm nhẹ 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài các thị
trường nguyên liệu khác như: Ấn Độ, Đài Loan, Peru, ASEAN là nguồn cung lớn của
các nhà nhập khẩu tôm, cá ngừ, mực, bạch tuộc Việt Nam. Trong 9 thị trường xuất
khẩu trong khu vực, Thái Lan là đối tác đặc biệt quan trọng của khách hàng thủy sản
Việt Nam. 10 tháng năm 2015, giá trị xuất khẩu thủy sản sang Thái Lan đã chiếm đến
44,2% tổng giá trị xuất khẩu sang cả ASEAN, tiếp đó là thị trường Singapore,
Malaysia và Philippines. Nằm trong mối quan hệ láng giềng vừa hợp tác nhưng cũng
nhiều cạnh tranh, Thái Lan và Việt Nam là hai nguồn cung hàng đầu thủy sản cho thế
giới. Tuy nhiên, nhiều năm trước đây, sức cạnh tranh của các DN thủy sản Việt Nam
19


thường yếu hơn so với các nước trong khu vực, nguyên nhân chủ yếu là do thuế nhập
khẩu cao, các chính sách pháp luật của Thái Lan, Singapore cũng thuận lợi hơn cho
hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để xuất khẩu.
Thành lập ACE là một tranh cũng nâng lên một tầm mới, trong đó, nhiều đối tác
láng giềng, trong đó có Thái Lan đang là “đối thủ” nặng ký vì Chính phủ nước này
kiểm soát rất tốt hoạt động sản xuất nguyên liệu ngay từ đầu vào của sản phẩm trước
khi đến nhà máy có công suất chế biến lớn gấp nhiều lần các DN thủy sản Việt Nam.

b. Những thách thức đối với thủy sản Việt Nam khi gia nhập AEC
AEC có thể nói sẽ đem lại những cơ hội lớn cho thủy sản Việt Nam nhưng bên
cạnh đó cũng thách thức cũng không hề nhỏ.

Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam (Sóc Trăng)
Theo Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) Trần Văn

Phẩm. Cùng với việc sản phẩm của nước ta có điều kiện thâm nhập dễ dàng hơn vào
thị trường đối tác thì cũng đồng nghĩa với hàng hóa của các nước trong cộng đồng dễ
dàng tràn vào Việt Nam. Trong điều kiện các sản phẩm thủy sản của các nước ASEAN
tương đồng nhau về chủng loại thì chắc chắn, các DN Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh
tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Khi đó, chúng ta buộc
phải cạnh tranh bằng giá thành và chất lượng. Nhưng đối với ngành thủy sản nước ta
hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường còn nhiều
hạn chế, cho nên nếu không có sự thay đổi, DN trong nước sẽ thua. Hơn nữa, nếu lãi
20


suất vốn vay ở mức cao, cùng với chi phí vận tải cũng cao hơn các nước trong khu vực
thì sẽ đội giá thành, dẫn đến sản phẩm kém sức cạnh tranh.
Thách thức đầu tiên phải nói đến quy tắc xuất xứ: Quy tắc xuất xứ yêu cầu ít nhất
40% hàm lượng sản phẩm làm ra phải xuất xứ từ khu vực ASEAN thì mới được hưởng
thuế suất 0%, nếu nhập quá nhiều nguyên liệu từ ngoài khu vực thì thuế suất 0% cũng
trở nên vô nghĩa. Một số trường hợp quy tắc xuất xứ trở thành một biện pháp kỹ thuật
thay cho thuế quan. Trước việc mở cửa hội nhập kinh tế như hiện nay, nhiều doanh
nghiệp VN sẽ khó đáp ứng được những quy định nguồn gốc nguyên liệu. Bởi vì hiện
nay chỉ khoảng 20% hàng hóa của VN đạt tiêu chuẩn về nguyên tắc xuất xứ trong khi
các nước khác tỷ lệ này nằm ở mức 90% trở lên. Như vậy, khi VN Như vậy, khi VN
gia nhập AEC thì thách thức và khó khăn đối với các doanh nghiệp khá lớn, bởi khi đó
mức độ cạnh tranh về hàng tiêu dùng, dịch vụ, thu hút đầu tư sẽ ngày càng tăng cao,
lợi thế cạnh tranh về sản xuất giá rẻ cũng sẽ giảm đi. Do đó, các doanh nghiệp VN cần
phải chuẩn bị sẵn sàng chủ động để hội nhập.
Thách thức thứ hai là về vấn đề lao động: Thủy sản là ngành cần lực lượng lao
động lớn. Trong khi, thực trạng lao động trong ngành không ổn định. Các ràng buộc và
quy định chặt chẽ về lao động từ FTA sẽ tăng thêm thách thức cho các DN chế biến
thủy sản. Vấn đề an toàn lao động, tiền lương, giờ làm việc, vệ sinh lao động, cấm lao
động cưỡng bức, cấm lao động trẻ em, cùng cơ chế giám sát và chế tài đặt ra trong

hiệp định này sẽ tạo ra không ít thách thức đối với doanh nghiệp khi tham gia vào các
chuỗi cung ứng XK, vì nếu vi phạm, có thể bị điều tra, bị kiện và bị phạt. Việc đưa các
tiêu chuẩn lao động vào các FTA thế hệ mới bao hàm các thách thức và cơ hội. Do đó,
doanh nghiệp cần phải chủ động hơn nữa để nâng cao năng lực, để hội nhập tốt hơn.
Năm 2015 là năm khó khăn đối với xuất khẩu nói chung và ngành thủy sản nói
riêng. Việt Nam tuy đang nằm trong top 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới
nhưng thời gian tới, khi nhiều hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, ngành thủy sản
còn nhiều việc phải làm để giữ vững vị trí hiện nay.
Theo ông Trương Đình Hòe, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy
sản Việt Nam (VASEP), thị trường năm 2016 có nhiều thuận lợi hơn nhờ các hội nhập
thương mại tự do, nhưng cũng đứng trước thách thức lớn khi giá thành sản xuất tôm
đang đánh mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt sau khi ngành tôm của
Indonesia tăng trưởng mạnh với giá thành cạnh tranh.
Tham gia vào các hiệp định thương mại đồng nghĩa với việc mở cửa và hội nhập
hơn nữa vào tất cả các thị trường. Mặc dù, chính sách của Nhà nước đã có nhiều thay
21


đổi nhằm tạo cơ hội và điều kiện tối đa cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhưng
việc tái cơ cấu, cải cách thủ tục hành chính cần thời gian. Đây chính là những rào cản
không nhỏ đang giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại các
thị trường nhập khẩu lớn. Hiện nay, với những ưu đãi về thuế nhập khẩu nguyên liệu,
một số nước như: Thái Lan, Singapore đang khiến doanh nghiệp thủy sản Việt Nam
khó cạnh tranh để giành được thị phần.
Do đó, hội nhập là cơ hội nhưng thách thức còn lớn hơn. Trưởng đại diện Hiệp
hội Kiểm toán và Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) tại Hà Nội Nguyễn Mai Chi
đánh giá: hội nhập AEC có thể mang đến những thay đổi tích cực về mặt thể chế,
khung pháp lý, chuẩn mực tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng tốt các yêu cầu khi
DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng như Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư ra
nước ngoài

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Việt Nam gia nhập AEC sẽ đem lại cho đất nước ta nhiều cơ hội lớn trong ngành
thủy hải sản, giúp Việt Nam tăng cường vị thế và uy tín trên diễn đàn ASEAN cũng
như cũng như các diễn đàn quốc tế khác, nắm bắt được những cơ hội và chủ động đối
phó với những thách thức trong tiến trình hợp tác khu vực nhằm mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5
nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy
sản toàn cầu.
Tuy nhiên cơ hội luôn đi liền cùng những thách thức lớn nhưng sự cạnh tranh gay
gắt hơn không chỉ cạnh tranh về sản phẩm, thị trường mà còn cạnh tranh về nguồn
nhân lực chất lượng cao. Để đáp ứng tốt các phần thách thức trên giúp ngành thủy sản
hội nhập sâu và rộng hơn vào AEC cần có những chính sách mạnh mẽ nhằm khẳng
định thương hiệu Thủy hải sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt các cơ hội, chủ động thay
đổi công nghệ sản xuất,áp dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm có chất
lượng tốt, giá thành phù hợp mới có thể cạnh tranh trên thị trường. Muốn vậy, Chính
22


phủ cần có các chính sách cụ thể như chính sách tín dụng ưu đãi để các doanh nghiệp
có thể tiếp cận các nguồn vốn va, từ đó đầu tư cải tiến cơ sở hạ tầng, máy móc thiết
bị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách hành
chính trong lĩnh vực thương mại ,dịch vụ, đầu tư nhằm cải thiện sức cạnh tranh của
nền kinh tế cũng như tạo tiền đề cho việc triển khai các cơ chế tự do hóa khi hình
thành thị trường chung ASEAN

2. Kiến nghị.
Một số đề xuất, kiến nghị nhằm thúc đẩy xAuất khẩu thủy sản sang các nước
thành viên TPP

- Thứ nhất, để bảo hộ các sản phẩm thủy sản và các cơ sở sản xuất kinh doanh
thủy sản trong nước phát triển, Việt Nam cần chuẩn bị xây dựng các rào cản kỹ thuật
TBT và SPS hiện đại và phù hợp nhằm hạn chế sự xâm nhập ồ ạt các sản phẩm thủy
sản từ các nước thành viên AEC, có như vậy mới bảo hộ được ngành thủy sản trong
nước trước sức ép của hội nhập kinh tế;
- Thứ hai, Việt Nam cần phải đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất con giống chất lượng cao, thức ăn... tránh quá phụ
thuộc vào nhà đầu tư nước ngoài (các doanh nghiệp FDI) để nâng cao năng suất, chất
lượng và giảm giá thành sản phẩm chí ít giá thành sản xuất cũng phải bằng mức trung
bình của các nước thành viên TPP mới có thể tận dụng được các cơ hội khi tham gia
vào TPP;
- Thứ ba, Việt Nam cần phải tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát và xử lý nghiêm minh các vi phạm liên quan đến các qui định về trách nhiệm
xã hội, môi trường, và các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác hàng hóa,
truy suất nguồn gốc ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản (KTTS, NTTS, CBTS,
DVTS) bảo đảm tuân thủ đúng các cam kết mà Việt Nam đã đàm phán khi gia nhập

23


TPP, có như vậy mới giúp ngành thủy sản tránh được các rủi ro không đáng có khi gia
nhập TPP.
- Thứ tư, để nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng phát triển thị trường rất cần
thiết phải xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản của Việt Nam, trên cơ sở bảo đảm
đúng các cam kết ghi nhãn mác hàng hóa, truy nguồn gốc... Để làm được điều này hỏi
hỏi phải có sự liên kết chặn chẽ theo chuỗi giá trị sản phẩm từ người sản xuất đến
người tiêu dùng cuối cùng. Trong đó, xác định doanh nghiệp CBTS là tác nhân quan
trọng nhất chi phối đến hoạt động của chuỗi, đến từng tác nhân tham gia vào chuỗi giá
trị sản phẩm thông qua các cam kết về giá bán và giá thu mua nguyên liệu theo tín
hiệu của thị trường, tạo tiền đề cho sự tham gia sâu và rộng hơn vào chuỗi giá trị thủy

sản các nước thành viên TPP;
- Thứ năm, xây dựng chiến lược xuất khẩu và phân khúc thị trường các sản phẩm
thủy sản vào các nước thành viên AEC, đặc biệt chú trọng giữ vững thị phần thị
trường thủy sản của Việt Nam ở Mỹ và Nhật Bản (đây là hai thị trường chính chiếm
tới gần 49% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam và chiếm tới gần 80% tổng
giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào các nước thành viên viên của TPP), đồng
thời đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường 9 nước thành viên TPP còn lại;
- Thứ sáu, Việt Nam cần xây dựng kênh phản ứng nhanh với các quốc gia thành
viên ASEAN để giải quyết nhanh nhất các vướng mắc, khiếu nại về xuất nhập khẩu
hàng hóa thủy sản nếu có, tránh tối đa các sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu giữa
các nước thành viên ASEAN bị chững lại, hoặc nằm lưu kho quá lâu để chờ các thủ
tục giải quyết theo qui định nếu có. Đấu tranh đòi công khai, minh bạch cung cấp cơ
sở khoa học của việc đưa ra các chỉ tiêu, quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm đối với các sản phẩm thủy sản.
- Thứ bảy, rà soát, bổ sung và điều chỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật có
liên quan đến thủy sản, đặc biệt là Luật thủy sản phù hợp với các qui định và cam kết
của AEC về bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản, bảo đảm các qui định
24


về tránh nhiệm xã hội, sở hữu trí tuệ, truy nguồn gốc... cần minh bạch và công khai về
các chính sách hỗ trợ tới các nước thành viên TPP.
- Thứ tám, cần phải có tư duy phát triển lớn, tích tụ đất đai để giải phóng nông hộ
thông qua các chính sách góp vốn đầu tư với doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài
(nông dân có đất sẽ góp đất, nhà đầu tư có vốn sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học công
nghệ... sau đó thu hút nông dân có đất vào làm công nhân, lợi nhuận có được sẽ được
chia theo tỷ lệ giá trị góp vốn ban đầu), đây là hướng đi hiệu quả mà ngành cần phải
chú ý quan tâm nếu tận dụng tối đa các cơ hội và giảm tối đa các thách thức tham gia
vào TPP.
- Thứ chín, cần tiến hành rà soát lại toàn bộ các quy trình công nghệ ở tất cả các

khâu KTTS, NTTS, CBTS... đặc biệt là các phần mềm máy tính chuyên dụng nếu sử
dụng công nghệ, phần mềm máy tính không có bản quyền đồng nghĩa với việc sản
phẩm thủy sản sẽ rất khó khăn khi xâm nhập thị trường các nước thành viên AEC (nếu
như các nước áp dụng điều khoản sở hữu trí tuệ)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tổng cục Hải quan, 2015. Ngành thủy sản sẽ có nhiều c ơ hội khi hình thành AEC
(Hải quan Online), www.baohaiquan.vn

25


×