Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH cảng quốc tế sài gòn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 47 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, hiện nay mặc dù các công
nghệ tiên tiến hiện đại đang được triển khai và vận hành góp phần làm thay đổi bộ mặt
đất nước. Tuy vậy, con người vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả, đây là yếu tố quyết định
cho sự thành công hay thất bại của các tổ chức và các doanh nghiệp. Để thúc đẩy yếu
tố con người vào hiệu quả của tổ chức hay doanh nghiệp có nhiều cách như cải thiện
môi trường làm việc, các đãi ngộ, sự tin tưởng về tương lai và thu nhập khi công sức,
trí tuệ của họ đóng góp vào tổ chức hay doanh nghiệp. Tiền lương, tiền công là một
phạm trù kinh tế, là yếu tố hàng đầu của chính sách xã hội, có liên quan trực tiếp đến
cuộc sống của người lao động. Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động
đồng thời nó cũng là một phần chi phí của doanh nghiệp. Đối với người lao động tiền
lương, tiền công ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, là động lực thúc đẩy
người lao động tham gia sản xuất tích cực hơn, không ngừng nâng cao năng suất lao
động, phát huy sáng tạo trong sản xuất. Còn đối với doanh nghiệp việc xác định đúng
tiền lương sẽ giúp cho người lao động nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, cải
tiến kỹ thuật làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Để tiền công, tiền lương là đòn
bẩy tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc thì công tác tiền lương,
tiền thưởng luôn là công cụ quan trọng và chính vì tầm quan trọng đó nên vấn đề đặt ra
ở đây là doanh nghiệp trả lương theo hình thức nào, phân phối ra sao cho phù hợp với
tính chất và đặc điểm của doanh nghiệp mình nhằm phát huy tối đa tính kích thích của
tiền lương đối với người lao động và đảm bảo lợi ích cho Nhà Nước, doanh nghiệp và
người lao động.
Xuất phát từ việc nhận thức được tầm quan trọng trong việc chi trả lương cho
người lao động đối với Công ty nên em đã chọn đề tài “Hạch toán tiền lương và các
khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Cảng Quốc tế Sài Gòn Việt Nam”.


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương được hiểu là giá cả sức lao động khi thị trường lao động đang dần được hoàn
thiện và sức lao động được trở thành hàng hoá. Nó được hình thành do thoả thuận hợp pháp giữa
người lao động (người bán sức lao động) và người sử dụng lao động (người mua sức lao động).
Tiền lương hay giá cả sức lao động chính là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động theo công việc, theo mức độ hoàn thành công việc đã thỏa thuận. Trong mỗi giai đoạn nhất
định của lịch sử xã hội, giá cả lao động có thể thay đổi nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu sức
lao động trên thị trường. Trong cơ chế thị trường có quản lý của Nhà nước tiền lương còn tuân
theo quy luật phân phối theo lao động.
1.1.2. Bản chất của tiền lương
Như đã đề cập ở trên, tiền lương thực chất là giá cả sức lao động.
Trước hết sức lao động là hàng hoá của thị trường lao động. Tính chất của hàng hoá sức
lao động không chỉ thể hiện đối với lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân mà cả
công nhân viên chức làm việc trong lĩnh vực do Nhà nước quản lý.
Mặt khác, tiền lương phải là trả cho sức lao động, tức là giá cả sức lao động mà người
lao đông và người thuê lao động thoả thuận với nhau theo quy luật cung cầu, giá cả trên thị
trường.
Đối với chủ doanh nghiệp thì tiền lương là một phần chi phí, nên nó được tính toán và
quản lý chặt chẽ. Đối với người lao động thì tiền lương là thu nhập chủ yếu từ lao động của
họ. Do vậy phấn đấu nâng cao tiền lương là yêu cầu cao nhất của người lao động.
Tiền lương và các khoản trích theo lương hợp thành chi phí về nhân công trong tổng chi
phí của doanh nghiệp.
1.1.3. Chức năng của tiền lương
Tiền lương có năm chức năng như sau:



Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

- Chức năng tái sản xuất sức lao động: Vì nhờ có tiền lương người lao động mới duy
trì được năng lực làm việc lâu dài và tái sản xuất sức lao động, cung cấp lao động cho người
sử dụng lao động.
- Chức năng đòn bẩy kinh tế: Tiền lương là khoản thu nhập chính là nguồn sống chủ
yếu của người lao động. Vì vậy nó là động lực kích thích họ phát huy tối đa khả năng và
trình độ làm việc của mình.
- Chức năng công cụ quản lý Nhà nước: Trong thực tế, các doanh nghiệp luôn muốn
đạt mục tiêu giảm tối đa chi phí sản xuất còn người lao động lại muốn được trả lương cao để
tái sản xuất sức lao động. Vì vậy Nhà nước đã xây dựng các chế độ, chính sách lao động và
tiền lương để làm hành lang pháp lý cho cả hai bên.
- Chức năng thước đo giá trị: Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động nên có thể nói là
thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động.
- Chức năng điều tiết lao động: Vì số lượng và chất lượng sức lao động ở các vùng,
ngành là không giống nhau nên Nhà nước phải điều tiết lao động thông qua chế độ, chính
sách tiền lương.
1.1.4. Vai trò của tiền lương
- Tiền lương là phạm trù kinh tế phản ánh mặt phân phối của quan hệ sản xuất xã hội. Do
đó chế độ tiền lương hợp lý góp phần làm cho quan hệ xã hội phù hợp với tính chất và trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tiền lương giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý
đời sống và chính trị xã hội, nó thể hiện ở ba vai trò cơ bản.
- Tiền lương phải bảo đảm vai trò khuyến khích vật chất đối với người lao động. Tiền
lương có vai trò như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động ngày càng cống hiến
nhiều hơn cho doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng lao động.
- Tiền lương có vai trò quan trọng trong quản lý người lao động: Doanh nghiệp trả
lương cho người lao động không chỉ bù đắp sức lao động đã hao phí mà còn thông qua đó để

kiểm tra giám sát người lao động làm việc theo mục tiêu, kế hoạch của doanh nghiệp đảm
bảo công việc hoàn thành.
- Tiền lương bảo đảm vai trò điều phối lao động: Tiền lương đóng vai trò quyết định
trong việc ổn định và phát triển kinh tế. Khi tiền lương được trả một cách hợp lý sẽ thu hút
người lao động sắp xếp công việc hiểu quả.


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

Tiền lương luôn được xem xét từ hai góc độ, trước hết đối với chủ doanh nghiệp
tiền lương là yếu tố chi phí sản xuất, còn đối với người cung ứng lao động thì tiền lương
là nguồn thu nhập. Mục đích của doanh nghiệp là lợi nhuận, mục đích của người lao động
là tiền lương. Với ý nghĩa này tiền lương không chỉ mang tính chất là chi phí mà nó trở
thành phương tiện tạo giá trị mới, là nguồn cung ứng sáng tạo sức sản xuất, năng suất lao
động tạo ra các giá trị gia tăng.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương
Tiền lương không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế, vấn đề lợi ích mà nó còn là vấn đề xã
hội liên quan trực tiếp đến chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Do vậy, tiền lương bị ảnh
hưởng bởi rất nhiều yếu tố.
- Nhóm yếu tố thuộc về doanh nghiệp: Chính sách của doanh nghiệp, khả năng tài
chính, cơ cấu tổ chức, bầu không khí văn hoá trong doanh nghiệp.
- Nhóm yếu tố thuộc về thị trường lao động: Chất lượng lao động thâm niên công tác,
kinh doanh làm việc và các mối quan hệ khác.
- Nhóm yếu tố thuộc về công việc: Lượng hao phí công việc trong quá trình làm việc,
cường độ lao động, năng suất lao động.
1.1.6. Ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương (tiền công) là số tiền các doanh nghiệp thanh toán cho người lao động căn
cứ vào thời gian làm việc, số lượng, chất lượng lao động mà người lao động đã góp phần

cho doanh nghiệp. Tiền lương là điều kiện để bù đắp hao phí lao động, để tái sản xuất sức
lao động cho người lao động. Tiền lương được thanh toán đúng, đủ sẽ khuyến khích
người lao động phát huy sáng kiến, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng
công việc, chất lượng sản phẩm, từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp giảm chi phí nhân
công, hạ giá thành sản phẩm.
Mặt khác, theo chế độ quy định, ngoài tiền lương và phụ cấp lương người lao động còn
được hưởng các khoản trợ cấp BHXH, BHYT. Các khoản nói trên góp phần giải quyết khó
khăn cho người lao động, đặc biệt trong trường hợp người lao động bị ốm đau, thai sản, bị
mất sức lao động….
1.1.7. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có 3 nhiệm vụ sau đây:


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

- Một là phải hạch toán đúng, đủ thời gian, số lượng, chất lượng của người lao động;
Tính đúng, đủ tiền lương, các khoản trích theo lương và thanh toán đúng hạn cho người lao
động;
- Hai là tính toán phân bổ đúng, đủ chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương cho
các đối tượng chịu chi phí có liên quan.
- Ba là tiến hành phân tích tình hình quản lý và sử dụng lao động, tình hình quản lý và sử
dụng quỹ lương, cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu của quản lý.
1.1.8. Các hình thức trả lương
Các doanh nghiệp có thể trả lương người lao động theo 2 hình thức: Lương thời gian và
lương sản phẩm.
* Hình thức trả lương theo thời gian: Doanh nghiệp trả lương cho người lao động dựa
vào thời gian làm việc thực tế (ngày công thực tế) và mức lương thời gian (lương bình quân
ngày).

Doanh nghiệp áp dụng khi chưa định mức được lao động, chưa xây dựng được đơn giá
lương sản phẩm và thường trả cho người lao động gián tiếp, nó không gắn kết quả lao động
với tiền lương.
* Hình thức trả lương theo sản phẩm: Doanh nghiệp trả lương dựa vào số lượng, khối
lượng sản phẩm, công việc, dịch vụ hoàn thành nhập kho hoặc bàn giao và đơn giá lương sản
phẩm, công việc, dịch vụ.
Có thể kết hợp tiền lương sản phẩm với lương năng suất, chất lượng (gọi là tiền lương
sản phẩm có thưởng) hoặc tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá lương sản phẩm tăng dần
(gọi là lương sản phẩm luỹ tiến).
* Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng tiền lương khoán: Khoán quỹ lương, khoán
khối lượng, khoán sản phẩm cuối cùng.
Trả lương theo sản phẩm, lương khoán gắn liền được tiền lương với kết quả lao động của
người lao động.
1.1.9. Quỹ tiền lương
- Quỹ lương của doanh nghiệp bao gồm: Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản
phẩm, lương khoán, các khoản phụ cấp, lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

việc vì có lý do khách quan do người lao động làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ
quy định.
- Để phục vụ cho kế toán và phân tích, tiền lương của doanh nghiệp được chia thành 2
loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ.
+ Tiền lương chính: Lương trả theo nhiệm vụ chính của người lao động gắn với quá trình
sản xuất ra sản phẩm.
+ Tiền lương phụ: Lương trả cho người lao động khi họ làm việc theo công việc do
doanh nghiệp phân công không phải là nhiệm vụ chính của họ: đi tập quân sự, đi học tập bồi

dưỡng… và nó không gắn với quá trình sản xuất ra sản phẩm.
1.1.10. Quỹ BHXH, BHYT, BHTN, Kinh phí công đoàn
Bảng 1.1 – Tỷ lệ các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương
1. Bảo hiểm xã hội (BHXH)
2. Bảo hiểm y tế (BHYT)
3. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
4. Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
Cộng (%)

DN (%)
17
3
1
2
23

NLĐ (%)
7
1,5
1
9,5

Cộng (%)
24
4,5
2
2
32,5


* Quỹ BHXH: Được trích hàng tháng trên lương cơ bản và các khoản phụ cấp chức vụ,
khu vực (nếu có) theo tỉ lệ 17% do doanh nghiệp nộp và tính vào CP SXKD của doanh
nghiệp, 7 % trừ vào lương của người lao động. Quỹ được dùng để trả cho người lao động khi
họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, và do cơ quan BHXH quản
lý.
* Quỹ BHYT: Được trích hàng tháng trên lương cơ bản và phụ cấp chức vụ, khu vực
(nếu có) của người lao động theo tỉ lệ: 3 % do doanh nghiệp nộp và tính vào CP SXKD, 1.5
% người lao động đóng góp và trừ vào lương của họ. Quỹ được sử dụng để thanh toán tiền
viện phí, chữa bệnh cho người lao động, Quỹ do BHYT quản lý.
* Quỹ BHTN: Được trích hàng tháng trên lương cơ bản và phụ cấp chức vụ, khu vực
(nếu có) của người lao động theo tỉ lệ: 1 % do doanh nghiệp nộp và tính vào CP SXKD, 1 %
trừ vào lương của người lao động. Quỹ được sử dụng để trả “trợ cấp thôi việc” cho người lao
động trong trường hợp thôi việc hoặc không có việc làm từ 15 ngày trở lên. Mức hưởng tùy
theo thời gian đóng và mức lương đóng BHTN.


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

* Kinh phí công đoàn: Được trích hàng tháng với tỷ lệ 1% trên tổng quỹ lương, dùng cho
hoạt động công đoàn của doanh nghiệp (Quyết định 133/2008/QĐ TTg)
1.2. Phân loại lao động
1.2.1. Theo quan hệ sản xuất
- Lao động trực tiếp: Là những người CNV trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra
sản phẩm: CNV ở các tổ, phân xưởng, các khu sản xuất,…
- Lao động gián tiếp: Là những người CNV không trực tiếp tham gia vào quá trình sản
xuất ra sản phẩm: Cán bộ nhân viên, cán bộ nhân viên quản lý phòng ban, trưởng phó phòng
nhân viên kỹ thuật.
1.2.2. Theo tổ chức quản lý, sử dụng thời gian lao động

- Lao động thường xuyên trong danh sách: Là toàn bộ CNV đã làm việc lâu dài trong
doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý.
- Lao động không thường xuyên mang tính chất thời vụ: Là công nhân bốc vác, tài xế xe
dầu kéo tham gia làm hàng, công nhân lắp đặt sửa chữa gia công các thiết bị theo hợp đồng.
1.2.3. Theo chức năng lao động
Căn cứ vào chức năng lao động trong doanh nghiệp ta có thể chia làm 2 loại như sau:
- Lao động thực hiện chức năng sản xuất: CNV ở bộ phận khai thác lái cẩu.
- Lao động thực hiện chức năng quản lý: Là ban giám đốc, trưởng phó phòng ban bộ
phận trong doanh nghiệp.
1.3. Kế toán các khoản phải trả công nhân viên
1.3.1. Chứng từ kế toán
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng các chứng từ chủ yếu sau: thẻ
chấm công, phiếu báo tăng ca, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán
tiền thưởng, giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH, danh sách người lao động được hưởng
BHXH,...
1.3.2. Tài khoản sử dụng
TK 334 – “Phải trả người lao động”. Tài khoản này dùng để phản ánh tiền lương, phụ
cấp lương, thanh toán trợ cấp, tiền thưởng…Có liên quan đến thu nhập của người lao động
và có kết cấu như sau:


Báo cáo tốt nghiệp

Nợ
- Các khoản đã trả, đã ứng cho CNV

GVHD: Phan Thành Nam

TK 334




- Các khoản phải trả cho CNV

- Các khoản khấu trừ vào lương CNV
Tổng số phát sinh nợ

Tổng số phát sinh có
-Các khoản còn lại phải trả CNV

Tài khoản 334 có thể dư nợ: Số tiền trả thừa cho người lao động
Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp 2:
- TK3341: Phải trả công nhân viên
- TK3348: Phải trả người lao động khác
1.3.3. Sơ đồ kế toán tổng hợp

1.4. Kế toán các khoản trích theo lương
1.4.1. Tài khoản sử dụng


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải
trả, phải nộp về BHXH, BHYT, BHTN, Kinh phí công đoàn và các khoản cho vay, cho
mượn, giá trị tài sản thừa chờ xử lí. Tài khoản này có kết cấu cơ bản như sau:

Tài khoản 338 có thể dư nợ: Số đã trả thừa, nộp thừa…
Tài khoản 338 có các tài khoản cấp 2:

- TK 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết.
- TK 3382: Kinh phí công đoàn.
- TK 3383: BHXH
- TK3384: BHYT.
- TK3387: Doanh thu chưa thực hiện.
- TK 3388: Phải trả phải nộp khác.
- TK 3389: BHTN
1.4.2. Sơ đồ kế toán tổng hợp

Hàng tháng, kế toán tiền lương phải tổng hợp tiền lương phải trả theo từng đối tượng sử
dụng, tính BHXH, BHYT, BHTN, Kinh phí công đoàn… và tổng hợp các số liệu để lập


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

“Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” và được chuyển cho các bộ phận kế toán có liên quan;
Kế toán thanh toán dựa vào đó để lập bảng tổng hợp tiền lương để thanh toán cho người lao
động.
1.5. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu:
(1). Hàng tháng, khi tính lương, phụ cấp lương phải trả cho người lao động, tuỳ đối
tượng sử dụng lao động, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK334 ( 3341,3348): Phải trả người lao động.
(2). Tiền thưởng phải trả người lao động
- Khi xác định số tiền thưởng trả người lao động từ quỹ khen thưởng, kế toán ghi:

Nợ TK 353 (1): (thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng)
Nợ TK 622, 627, 641, 642: (thưởng tính vào CP SXKD)
Có TK 334
- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 3341: Phải trả người lao động.
Có TK 111: Tiền mặt.
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
(3). Hàng tháng trích BHXH, BHYT, BHTN, Kinh phí công đoàn, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của người lao động.
Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389)
(4). BHXH phải trả trực tiếp cho người lao động:
Nợ TK 338 (3): Phải trả phải nộp khác.
Có TK 334: Phải trả người lao động.


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

(5). Đối với BHXH phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHXH, các khoản chi hộ (ứng hộ) cho
cơ quan BHXH để trả cho người lao động và thanh quyết toán khi nộp các khoản kinh phí
này đối với cơ quan BHXH, kế toán ghi:
Nợ TK 138 (3)
Có TK 334
(6). Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động, kế toán ghi:
Nợ TK 334: Phải trả người lao động.

Có TK 338 (338.8): Phải trả, phải nộp khác.
Có TK 141: Tạm ứng.
Có TK 138 (8): Phải thu khác.
(7). Khi thanh toán lương, BHXH cho người lao động, kế toán ghi:
Nợ TK 334
Có TK 111: Trả bằng tiền mặt
Có TK 112: trả qua tài khoản ở ngân hàng
(8). Trường hợp trả bằng sản phẩm, hàng hoá
(8a). Kế toán phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hoá:
Nợ TK 632
Có TK 155, 156 …
(8b). Kế toán phản ánh doanh thu nội bộ (tiêu thụ nội bộ)
- Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ :
Nợ TK 334
Có TK 512
Có TK 333 (1)
- Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 334
Có TK 512
(9). Khi chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, BHTN, Kinh phí công đoàn, kế toán ghi:
Nợ TK 338 (3382,3383,3384, 3389)
Có TK 111: Tiền mặt
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

(10). Đến kỳ nhận lương, kế toán ghi:

Nợ TK 334
Có TK 338 (3)
* Đối với việc trích trước tiền lương nghỉ phép:
Đối với doanh nghiệp sản xuất, để đảm bảo tính ổn định của giá thành sản phẩm, doanh
nghiệp có thể trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.

- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép, kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 335
- Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 334
- Cuối kì, nếu số trích lớn hơn số thực tế phải trả, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 622
- Trường hợp ngược lại, kế toán bổ xung và ghi:
Nợ TK 622
Có TK 335


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

Tóm tắt chương 1
Tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất một mặt là khoản chi phí sản xuất hình thành nên
giá thành sản phẩm, một mặt nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của người lao động để tái
tạo ra sức lao động mới nhằm tiếp tục quá trình sản xuất.
- Tiền lương là khoản phải trả cho người lao động về công sức lao động trong quá trình
sản xuất kinh doanh.

- Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản tiền thưởng, trợ cấp ốm
đau, tai nạn lao động và những phúc lợi khác.
Các hình thức thiền lương:
Tiền lương trả theo thời gian, là hình thức thù lao động được chi trả cho người lao động
dựa vào hai căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật hay nghiệp vụ của họ.
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán.
- Nhược điểm: Chưa chú ý đến chất lượng lao động, chưa gắn với kết qủa lao động cuối
cùng, do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động.
Trả lương theo sản phẩm, là hình thức thù lao động được chi trả cho người lao động dựa
vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và đạt được yêu cầu chất
lượng đã quy định.


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

- Ưu điểm: Chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quả lao động
cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động.
- Nhược điểm: Tính toán phức tạp.
Đối với doanh nghiệp, ngoài tiền lương phải trả theo quy định, còn phải tính theo tỷ lệ
tiền lương các khoản an sinh xã hội và được hạch toán vào chi phí như: Bảo hiểm xã
hội(BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), kinh phí công đoàn
(KPCĐ).

Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH
CẢNG QUỐC TẾ SÀI GÒN VIỆT NAM.
2.1.Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Cảng Quốc tế Sài Gòn Việt Nam.

2.1.1.Tổng quan về công ty:

-

Quá trình hình thành và phát triển:
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Cảng Quốc tế Sài Gòn Việt Nam
Tên giao dịch
: Saigon international terminals VietNam limited
Địa chỉ
: Thị trấn Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu
Văn phòng đại điện : Phòng 902, tầng 9, tháp A, 235 Nguyễn Văn Cừ, Quận 1 TP

-

Hồ Chí Minh
Mã số thuế
: 3500783379
Điện thoại
: 064 3 924888 - Fax: 064 3 924861
Ngành, nghề kinh doanh: Dịch vụ cảng và bến cảng, bốc xếp hàng hóa, hoạt động

-

kho bãi và các hoạt động hỗ trợ khác cho vận tải.
Công ty TNHH Cảng Quốc tế Sài Gòn Việt Nam có hai thành viên trở lên. Thành
viên nước ngoài góp vốn 70% là Hutchison Ports Mekong Investment S.ar.l.,
thành lập tại Luxembourg và thành viên trong nước góp vốn 30% là Công ty


Báo cáo tốt nghiệp


GVHD: Phan Thành Nam

TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Sài gòn thành lập tại Việt Nam, được thành
lập theo giấy chứng nhận đầu tư số 491022000015 ngày 08 tháng 02 năm 2007 do
-

Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp có thời hạn là 50 năm.
Trong quá trình hoạt động, Công ty đã được cấp các giấy chứng nhận đầu tư số

-

491022000015, chứng nhận thay đổi sau:
+ Chứng nhận thay đổi lần thứ: 01, ngày 12 tháng 06 năm 2008
+ Chứng nhận thay đổi lần thứ: 02, ngày 06 tháng 03 năm 2009
Hoạt động thương mại của cảng SITV đã được bắt đầu từ tháng 8 năm 2010.

Với ưu thế là hệ thống cảng nước sâu phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế loại 1A,
BR-VT là nơi rất gần với tuyến hàng hải quốc tế cùng với mạng lưới giao thông đường bộ,
đường thủy, đường sắt trên địa bàn đã được quy hoạch và từng bước đầu tư để kết nối liên
hoàn với mạng lưới giao thông khu vực. Đặc biệt, sau khi các dự án quan trọng như: Đường
liên cảng Cái Mép - Thị Vải, mở rộng Quốc lộ 51, đường cao tốc TP HCM - Long Thành Vũng Tàu, đường sắt TP HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu và Sân bay Long Thành hoàn thành
thì Cảng SITV được đặt tại thị trấn phú mỹ, huyện tân thành, tỉnh bà rịa-vũng tàu là một vị
trí chiến lược, nằm gần các vùng kinh tế phát triển thuộc bốn tỉnh thành trọng điểm phía nam
đó là thành phố hồ chí minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Đặc biệt hơn vị
trí của Cảng SITV nằm gần các khu công nghiệp: Cái Mép, Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Gò Dầu,
Nhơn Trạch Và Biên Hòa cùng với nguồn nhân sự giàu mạnh về tri thức thì việc phát triển
của SITV chỉ còn là thời gian, cụ thể qua các mốc thời điểm:
SITV nhập lô hàng trang thiết bị đầu tiên cập cảng ngày 02 tháng giêng 2010 bao gồm
1 cẩu bờ, 9 cẩu khung bánh lốp và một số trang thiết bị di động khác. toàn bộ các trang thiết

bị này sẽ được đưa vào vận hành vào đầu tháng 2 năm 2010. (Phụ lục 1)
Lô hàng trang thiết bị nhập khẩu thứ hai cập cảng sitv ngày 23 tháng 1 năm 2010 bao
gồm 2 cẩu bờ và 1 cẩu bờ di động. vào 28/02/2010. (Phụ lục 2)
Tàu YM IMMENSE của hãng tàu Yang ming đã cập cảng sitv cho mục đích vận hành
thử (Phụ lục 3). Trong 8 giờ tàu cập cảng, sitv đã thực hiện được 80 hoạt động bốc xếp, điều
này cho thấy khả năng của cảng sitv sẵn sàng đón tàu thương mại từ các khách hàng tiềm
năng, trong đó có Yang ming.Đánh dấu mốc lịch sử ngày 24 tháng 8, cảng quốc tế sài gòn
việt nam (sitv) đã chính thức đi vào họat động thương mại đón chuyến tàu đầu tiên, Mol


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

paramount, chạy trên tuyến bờ đơng (awe 4). Awe 4 là tuyến dịch vụ do liên minh Ckyh và
Mol điều hành.
 Kết quả hoạt động kinh doanh:

Sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dòch vụ
Thuế doanh thu, thuế xuất khẩu
phải nộp
1. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dòch vụ

2. Giá vốn hàng bán
3. Lợi nhuận về bán hàng
4. Doanh thu hoạt động tài chính

5. Chi phí tài chính
6. Chi phí bán hàng
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh
9. Thu nhập/ (chi phí) khác
10. Tổng lợi nhuận trước thuế
11. Lợi nhuận sau thuế

2011
71.421.044.
864
71.421.044.
864
(178.406.357.
944)
(106.985.31
3.080)
13.630.613.8
36
(202.475.902.
896)
(1.439.423.08
0)
(70.737.365.7
64)
(368.007.39
0.894)
207.488.536
(367.799.902.

448)
(367.799.902.
448)

2010
26.400.677.
196
0
26.400.677.
196
(89.216.529.7
20)
(62.815.852.
524)
5.479.221.96
0
(34.942.427.4
48)
(1.690.837.86
8)
(51.882.256.4
08)
(145.852.15
2.288)
(15.745.968)
(145.867.898.
256)
(145.867.898.
256)


Mặc dù Cơng ty thành lập từ ngày 08 tháng 02 năm 2007, nhưng hoạt động thương
mại được bắt đầu từ tháng 8 năm 2010, nên khoảng thời gian này doanh thu chưa có. Do


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

Công ty mới thành lập nên việc thăm dò thị trường để tìm kiếm khách hàng vẫn còn gặp
nhiều khó khăn. Chi phí cho việc nhập khẩu tài sản cố định, trang thiết bị, vật kiến trúc tại
cảng khá lớn, dẫn đến chi phí khấu hao tài sản cố định cao, chưa có lợi nhuận. Sự khủng
hoảng của kinh tế thế giới phần nào làm tác động đến Việt Nam nói chung và SITV nói
riêng. Vả lại, máy móc dùng cho hàng container trước đây nay đã hạn chế dùng, chuyển
sang khai thác hàng xá, các dự án công trình của công ty đã đề ra trước đó nay không thể tinh
giảm được và các khoản khấu hao là cố định không thể thay đổi.
2.1.2. Nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
 Nguồn nhân lực tại công ty:

Xét về tình hình nhân sự của công ty thì do vừa đi vào khai thác cùng với điều kiện
kinh tế thế giới đang trong tình trạng khó khăn, nên Việt Nam sẽ phần nào bị tác động. Kinh
tế châu Âu, Mỹ khó khăn, tăng trưởng của Anh và Pháp âm sẽ làm cho thị trường xuất khẩu
của Việt Nam bị hạn chế nên việc tinh giảm biên chế xuất hiện tại công ty là một điều tất
yếu. Chính vì điều đó mà nguồn nhân lực hiện tại của công ty khá khiêm tốn chỉ với 91 nhân
viên gồm 64 nhân viên trực tiếp sản xuất và 27 nhân viên văn phòng.
Hình 2.1 - Biểu đồ thể hiện nhân lực trực tiếp và không trực tiếp

Hình 2.2 - Biểu đồ thể hiện tỷ lệ trình độ nguồn nhân lực
Qua biểu đồ trên thì ta nhận xét rằng: Tuy số lượng nhân viên tại công ty không đông nhưng
bù lại là một nguồn nhân lực chất lượng với đại đa số là có trình độ đại học với 48%, với
nhân lực đầy đủ trình độ và chuyên môn như vậy, đó là cơ sở cho SITV tin tưởng vào nhiệm

vụ của mình tại Việt Nam là thưc hiện được, thêm nữa việc tuyển dụng của công ty là rất hợp
và tiết kiệm ngân sách, cụ thể công ty tuyển 28% lượng lao động không có trình độ cao như
đại học hay cao đẳng nhưng lại rất có kinh nghiệm trong việc khai thác hàng hóa, điều khiển
các phương tiện kỹ thuật cao khó sử dụng như cẩu khung bánh lốp, cẩu bờ di động…
Hình 2.3 - Biểu đồ phân cấp độ tuổi


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

Biểu đồ trên cho thấy nhân viên của công ty là lực lượng lao động trẻ.chủ yếu phân bổ
vào nhóm tuổi 28-31 và 32-41. Đó là một lợi thế, lao động đó có khả năng mang đến cho
công ty một môi trường làm việc đầy nhiệt huyết và sức mạnh của tuổi trẻ trên một thị
trường cạnh tranh đầy rủi ro khi mà Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO.
 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

Hiện nay, do sự cạnh tranh trên thị trường nên các Doanh nghiệp đều phải quan tâm đến
bộ máy quản lý để phù hợp với hình thức kinh doanh của đơn vị mình. Do vậy cơ cấu quản
lý của công ty phải được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng về chức năng quản lý.

Sơ đồ 2.1 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
TỔNG GIÁM ĐỐC

2.1.3.Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật:
Giám đốc tài chính
(CFO)

Phòng
tài

chínhkế toán
Nhân
viên

Giám đốc điều
hành cảng

Phòng
thu
mua

Phòng
nhân
sự

Phòng
kinh
doanh

Phòng
đối
ngoại

Phòng
khai
thác

Phòng
IT


Phòng
kỹ
thuật

Nhân
viên

Nhân
viên

Nhân
viên

Nhân
viên

Nhân
viên

Nhân
viên

Nhân
viên


Cơ sở vật chất
Báo cáo tốt nghiệp

Tổng diện tích(ha)


Tổng số
lượng
33.7 Nam
GVHD: Phan Thành

Số bến container

3

Tổng chiều dài trước bến(m)

730

Độ sâu trước bến(m)

14

Cẩu bờ chạy trên đường ray

6

Cẩu khung bánh lốp

11

Xe đầu kéo

15


Xe nâng container hàng và
container rỗng

4

Xe nâng container bằng thủy lực

8

Cẩu bờ di động

1

Cẩu cần bánh lốp 80 tấn
bàn cân 60 tấn

1
2


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

Nhận xét: Rõ ràng đó là một giàn cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện cho cảng container đón
những chuyến tàu 80DWT.Một hệ thống bãi container rất dài chiếm ưu thế hơn rât nhiều so
với các cảng khác trong cùng khu vực, điều đó sẽ giúp cho việc khai thác hàng hóa và
container dễ dàng hơn, cũng là ưu điểm cho phòng kinh doanh khi thương lượng với khách
hàng về cơ sở vật chất của cảng. Những trang thiết bị như vậy sẽ giúp cho việc làm hàng sẽ
nhanh chóng và tiện lợi cho công nhân bốc dỡ. Tuy nhiên đây cũng có thể là khuyết điểm

khi công ty quá chuyên dùng làm hàng container mà không chú trọng đến kỹ thuật làm hàng
bách hóa hay hàng xá, hàng rời và đó sẽ là một đối thủ đáng gờm của cảng PHÚ MỸ khi mà
không khai thác được hàng container.
2.1.4. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Tổng Giám đốc: Trực tiếp tổ chúc, chỉ đạo, quan lý điều hành các mặt hoạt động
nhằm chủ động khai thác hiệu quả hệ thống cầu cảng khu bãi hàng, kho hàng. Chịu trách
nhiệm về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng ty.
-Giám đốc tái chính (CFO): Chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc tất cả các
chiến lược hoạt động kinh doanh, hoạt động khai thác,hoạt động nhân sự, hoạt động canh
tranh vơi bên ngoài… với mục đích mang lợi ích cho công ty.
-Giám đốc điều hành Cảng (HEAD OPERATION): Chịụ trách nhiệm và quản lý các
bộ phận khai thác, IT, kỹ thuật.Đề ra các phương hướng và chiến lược nhằm hoàn thiện và
phát triển các bộ phận trên gắn liền với lợi ích công ty.
-Phòng Tài chính kế toán: Hạch toán mọi hoạt động của Công ty theo chế độ hiện
hành, theo yêu cầu của Ban giám đốc và Quy chế tổ chức của Công ty. Lập báo cáo hoạt
động của Công ty theo biểu mẫu quy định vào cuối tháng, quý, năm để trình Ban giám đốc
và các ngành chức năng.
Chức năng: Tham mưu cho giám đốc cảng về công tác quản lý tài chính kế toán, quản
lý sử sụng hiệu quả tài sản cố định, các nguồn vốn trong phạm vi quản lý của công ty.
Tham mưu cho giám đốc cảng về tổ chức công tác tài chính kế toán và kế toán sản xuất kinh
doanh của đơn vị.
Nhiệm vụ: Thực hiện ghi chép phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào
các tài khoản có liên quan. Lập báo cáo, cung cấp số liệu, tài liệu của Công ty theo yêu cầu
của Giám Đốc và cơ quan quả lý nhà nước.


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam


- Phòng thu mua: Tiến hành mua sắm tài sản theo kế hoạch đã được giám đốc phê
duyệt. Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán để xác định tài sản trước khi trình giám đốc
quyết định
Thực hiện nhiệm vụ thu mua các nguyên vật liệu, trang thiết bị nhằm hỗ trợ cho các
phòng ban, đặc biệt phục vụ cho công tác khai thác hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty.
-Phòng nhân sự:
Chức năng: Là phòng ban giúp việc cho giám đốc công ty trong các lĩnh vực tổ chức,
tuyển dụng đào tạo, lao động tiền lương, an toàn lao động và chịu trách nhệm trước giám đốc
về công tác này.
Giúp việc cho giám đốc trong công tác hành chinh quản trị, phục vụ tiếp đón khách
đến giao dịch công tác tại công ty, bố trí sắp xếp phòng họp khi có yêu cầu.
Tổ chức sắp xếp bộ máy tổ chức, dây chuyền sản xuất hợp lý. Sắp xếp hợp lý lực
lượng lao động phù hợp với chức danh nghành nghề đào tạo phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh của cảng.
Nghiên cứu đề xuất nhu cầu tuyển dụng đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên của
cảng.
Quản lý cán bộ nhân viên theo phân cấp, đề xuất giải quyết tốt các chế độ chính sách
nghỉ việc, nghỉ sinh và các chế độ khác. Thực hiện đúng các quy định trong xử lý kỷ luật các
vi phạm đúng với pháp luật và luật lao động.
Tham mưu giám đốc bố trí, đề bạt cán bộ, theo dõi giới thiệu cán bộ có năng lực để
tạo nguồn bổ sung cho lực lượng lao động cảng.
Quản lý ngày công lao động, kiểm tra nội quy, kỷ luật lao động, thởi gian làm việc tại
công ty
Theo dõi chấm công cho điểm, tính toán lương khoán cho khối lượng sản xuất trực
tiếp và lương cho lực lượng gián tiếp một cách công bằng hợp lý.
Giải quyết lập thủ tục, thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội, ốm đau, thai sản, bệnh nghề
nghiệp và một số chế độ khác cho người lao động.
Quản lý các phương tiện xe cộ phục vụ hành chính trong cảng
Lưu chuyển công văn, hổ sơ quản lý con dấu, lưu trữ hồ bảo mật.



Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

Kiểm tra các bộ phận trong công ty về việc cấp hành các quy định trong công tác quản
trị hành chính,bảo mật.
-Phòng kinh doanh: Tham mưu kế hoạch kinh doanh cho ban giám đốc,sản xuất kinh
doanh, công tác đầu tư; môi trường kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của khách
hàng, sản phẩm dịch vụ của công ty và nghiên cứu phân tích thị trường đề xuất cải tiến
những dịch vụ mới đáp ứng cho nhu cầu khách hàng trước mắt và lâu dài.
-Phòng đối ngoại:
Chức năng: tiếp khách, duy trì các quan hệ hiện tại và phát triển các quan hệ mới.
Nhiệm vụ: Phát triển các mối quan hệ kinh doanh hiện có, tìm kiếm và phân tích, đề
xuất các các mối quan hệ kinh doanh mới.
-Phòng khai thác
Chức năng: Tham mưu cho giám đốc trong công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và
tổ chức khai thác có hiệu quả các phương tiện thiết bị bến bãi của công ty.
Nhiệm vụ: Tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức, thực hiện chỉ tiêu, sản lượng
kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao.
Nghiên cứu đề xuất với cảng kế hoạch sản xuất kinhdoanh hàng năm được giao phù
hợp với chức năng nhiệm vụ và khả năng thực tế, tham gia ý kiến xây dựng chiến lược chung
cho toàn cảng.
Đề xuất tổ chức tiếp thị mở rộng thị trường, khách hàng, nguồn hàng, mở rộng sản
xuất kinh doanh của công ty.
Tiếp nhận kế hoạch tàu vào cầu cảng, phao neo, lập kế hoạch phương án xếp dỡ cụ
thể, giải phóng tàu nhanh, an toàn người, phương tiện,hàng hóa đảm bảo tốt số lượng và chất
lượng hàng xuất nhập khẩu qua cảng của công ty.
Khai thác hiệu quả các thiết bị bến bãi, kho hàng và các dịch vụ khai thác tại công ty.
Theo dõi điều hành, quản lý hệ thống vi tính của công ty.

Quản lý, sử dụng các phương tiện được trang bị hệ thống kho hàng, bến bãi.cầu cân
bảo đảm an toàn, hiệu quả, đúng với các quy trình quy định của công ty, của cảng.
-Phòng kỹ thuật


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

Chức năng: Tham mưu và giúp công ty thực hiện chức năng: Quản lý, sử dụng, sửa
chữa, mua sắm, bảo quản có hiệu quả các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc kinh
doanh cùng các hoạt động khác của công ty.
Xây dựng kế hoạch hàng quý, năm về xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, sửa chữa lớn
và sửa chữa thường xuyên để trình giám đốc quyết định. Phối hợp với phòng Tài chính Kế
toán để xác định nguồn vốn đầu tư.
Nhiệm vụ: Thực hiện sửa chữa lớn tài sản cố định, sửa chữa thường xuyên theo quy
chế xây dựng và quyết định của giám đốc
Tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng tài sản theo định kỳ. Hàng năm phối hợp với
Phòng Tài chính - Kế toán để kiểm kê tài sản. Lập danh mục tài sản không cần dùng, những
tài sản đến hạn thanh lý để trình giám đốc quyết định,
-Phòng IT: Tiến hành bảo dưỡng và bảo trì tài sản theo định kỳ. Quản lý, nâng cấp,
bảo dưỡng toàn bộ các thiết bị vi tính, mạng của công ty
2.1.5. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm công tác kế toán
 Cơ cấu tổ chức công tác kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty theo hình thức tập trung chuyên sâu, mỗi người trong
phòng kế toán được phân công phụ trách một công viêc nhất định. Do vậy công tác kế toán
tại công ty tương đối hoàn chỉnh, hoạt động không bị chồng chéo. Phòng kế toán công ty có
tám người, trong đó có một Kế Toán Trưởng, một kế toán tổng hợp và sáu kế toán viên.
Sơ đồ 2.2 - Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán thuế

Kế toán doanh thu

Kế toán thanh toán

Kế toán viên

Kế toán viên

Kế toán viên


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

- Kế Toán Trưởng: Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và các cơ quan pháp luật về toàn
bộ công việc kế toán của mình tại công ty, có nhiệm vụ theo dõi chung, chịu trách nhiệm
hướng dẫn tổ chức, phân công, kiểm tra các công việc của nhân viên kế toán.
- Kế toán tổng hợp: Tập hợp toàn bộ tất cả các khoản doanh thu, chi phí, các hoạt động
dịch vụ khác của Công ty. Giữ sổ cái tổng hợp cho tất cả các phần hành và ghi sổ cái tổng
hợp của Công ty.
- Kế toán Thuế: Tập hợp tất cả các hóa đơn mua vào, bán ra để lập báo cáo thuế hàng
tháng, sau đó dựa trên báo cáo hàng tháng tiếp tục lập báo cáo tạm nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quý và quyết toán thuế năm. Ngoài ra phải theo dõi nộp thuế môn bài, thuế nhà

thầu theo luật định.
- Kế Toán doanh thu: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh có liên
quan, kiểm tra phản ánh vào sổ kế toán liên quan đến việc cung cấp dịch vụ xếp dỡ, vận
chuyển hàng hóa, theo dõi tiến độ thực hiện cung cấp dịch vụ cho các tàu hàng, tham gia
kiểm tra và đối chiếu, theo dõi khách hàng thanh toán phí dịch vụ cho công ty.
- Kế Toán Thanh Toán: Chịu trách nhiệm thanh toán tiền gửi ngân hàng, thanh toán tiền
mặt, phản ánh thu, chi, tồn quỹ tiền mặt hàng ngày đối chiếu tồn quỹ thực tế với sổ sách để
phát hiện sai sót và xử lý kịp thời, đảm bảo tồn quỹ tiền mặt cũng đúng bằng số dư trên sổ
sách. Theo dõi các chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, các khoản thanh
toán nội bộ của công ty với phòng ban, đồng thời theo dõi thanh toán giữa công ty với các
khách hàng về các khoản vay, cung cấp vật tư và các khoản khác.
 Hình thức, đặc điểm công tác kế toán

Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, xử lý số liệu bằng máy vi tính.
- Đặc điểm: là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ
Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: Phan Thành Nam

đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát
sinh.
- Sổ sách: Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ sau:
+ Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt
+ Sổ Cái
+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sơ đồ 2.3: Hình thức kế toán Nhật ký chung


Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Công ty sử dụng hệ thống báo cáo kế toán theo đúng chế độ và quy định của Nhà Nước,
thực hiện tốt các báo cáo về hoạt động tài chính của Công ty.
- Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty bao gồm:
+ Báo cáo quyết toán (theo quý, năm)


×