Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho vinashin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.04 KB, 16 trang )

Đề kiểm tra hết môn:

Phân tích thực trạng về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức anh/chị đang
làm việc? Trên cơ sở đó hãy nêu những hạn chế và đề xuất một số giải pháp khắc phục?

Nội dung báo cáo:

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

Tập đoàn Kinh tế Vinashin là một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề, đa sở hữu,
trong đó những ngành nghề kinh doanh chính gồm: Thiết kế và nghiên cứu tàu biển (Science
Research & Design); Đóng mới và sửa chữa tàu biển (New Building & Repairing); Vận tải
biển và xây dựng cảng biển (Transportation & Port Construction); Công nghiệp phụ trợ
(Supporting Industry); Xây dựng và lắp ráp máy (Construction & Machine Assembling)...
Địa chỉ trụ sở chính: Số 172, Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành
phố Hà Nội
Điện thoại: 043 7711 212;
Bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực

Fax: 043 7711 535
1


Email:

; Website:

Về tổ chức bộ máy:
Tập đoàn Kinh tế Vinashin do Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập, với công ty
mẹ là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (sau đây được gọi tắt là Vinashin), công ty
mẹ có chức năng đầu tư tài chính và giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, công


nghệ, thương hiệu, thị trường...; Công ty mẹ có Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều
hành, các Tổng giám đốc chức năng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm; Bộ máy tham mưu
giúp việc điều hành tại Công ty mẹ gồm: 15 Ban chuyên môn nghiệp vụ, có 32 Phòng thuộc
các Ban nghiệp vụ; Văn phòng đại diện tại 05 quốc gia (Australia, Korean, Japan, Russian,
Poland, Iraq); 03 Chi nhánh hoạt động theo ủy quyền.
Các công ty con là các Tổng công ty do Vinashin nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động
theo mô hình công ty mẹ - công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vinashin
nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; các Công ty cổ
phần do Vinashin nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; các công ty liên kết do Vinashin nắm giữ
dưới 50% vốn điều lệ và các đơn vị sự nghiệp ...
Theo đó, Vinashin thống nhất phê duyệt kế hoạch và theo dõi kế hoạch sản xuất kinh
doanh; thống nhất quản lý, cung ứng nguyên, vật liệu chính trong toàn bộ sản xuất kinh doanh
theo kế hoạch đã được phê duyệt; quyết định việc bảo lãnh cho vay; phê duyệt đơn giá, giá
thành sản xuất kinh doanh, chi phí nguyên vật liệu, tiền lương; quyết định việc sử dụng, phê
duyệt kế hoạch sử dụng lợi nhuận theo thẩm quyền chi phối.
Về sản xuất kinh doanh:
Đóng mới và sửa chữa: Đóng thành công tàu 6.500 tấn, 11.500 tấn, 13.500 tấn, tàu
container 1.600 TEU, tàu hàng 22.000 tấn, 53.000 tấn xuất khẩu, tàu chở dầu 100.000 tấn, tàu
Lash mẹ 10.000 tấn, tàu container 1.700 TEU, tàu hút bùn 1.000m 3/h đến 1.500m3/h, các loại
tàu cao tốc vỏ nhôm, tàu có vỏ nhựa, tàu khách cao tốc, tàu chở 4.900 ô tô, kho nổi chứa dầu
150.000 tấn của các chủ tàu Anh, Đức, Nhật Bản, Na Uy, I-Rắc,…. với sự giám sát nghiêm
ngặt của các tổ chức đăng kiểm hàng đầu quốc tế (DNV - Na Uy, NK - Nhật Bản, GL - Đức,
ABS - Mỹ…), với tổng giá trị hợp đồng trên 11 tỷ USD (tại thời điểm tháng 8/2009); Tỷ lệ
nội địa hóa từ con số 0% lên thành 30%, trong tương lai gần (năm 2011) là 60 - 70% tỷ lệ nội
địa hóa sản phẩm.
Dự kiến mở rộng năng lực sản xuất, công suất đóng tàu: Tàu chở dầu 320.000 tấn; Tàu
chở hàng 180.000 tấn; Tàu chở Container 6.000 TEU; Tàu chở 8.000 ô tô; Tàu chở 3.000
khách.
Bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực


2


Thiết kế và nghiên cứu phát triển: Năng lực thiết kế tàu thủy, thiết kế công nghệ và
thiết kế công trình đóng tàu, công trình thủy, các ụ tàu có sức nâng 9.600 tấn, các tàu có trọng
tải đến 54.000 tấn, tàu công trình các loại, đà tàu có thể đóng tàu 150.000 tấn.
Công nghiệp nặng và phụ trợ: Sản xuất thép tấm, thép hình các loại; Vật liệu hàn, vật
tư và thiết bị phụ tùng phụ trợ; Động cơ tàu thủy 300 CV đến 60.000 CV; Cần cẩu, nắp hầm
hàng, thiết bị boong; Hệ thống điện, điều khiển tự động; Máy phát, dây cáp, thiết bị điện; Nồi
hơi tàu thủy; Nội thất tàu thủy.
Vận tải và khai thác cảng: Quản lý, khai thác 19 cảng sông, biển; Đội tàu vận tải với
tổng trọng tải 850.000 tấn của 22 công ty vận tải biển thuộc Vinashin.
Kế hoạch đầu tư phát triển:
Kế hoạch đầu tư phát triển công nghiệp: Mở rộng, đầu tư nâng cấp công nghệ tại các
nhà máy hiện có theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Đầu tư xây dựng cơ sở đóng mới
và sửa chữa tàu biển tại: Hải Hà, Cái Lân, Văn Úc, Nghi Sơn, Dung Quất, Lăng Cô, Cam
Ranh, Soài Rạp, Nhơn Hội, Hậu Giang, Đồng Nai.
Kế hoạch đầu tư phát triển nguồn nhân lực và công nghệ cao: Xây dựng Trường Đại
học Vinashin để cung cấp nguồn nhân lực khoa học công nghệ cao cho Vinashin; Xây dựng
các trường Trung cấp, Cao đẳng nghề đáp ứng lượng công nhân kỹ thuật cho các cụm công
nghiệp tàu thủy và nhà máy đóng tàu; Phát triển thêm các ngành công nghiệp Nano phục vụ
Công nghiệp tàu thủy: Thiết bị sản xuất sơn, hàn, cắt laser, các hệ thống vi xử lý phục vụ đo
lường và tự động hóa tàu thủy.
Trên cơ sở các đặc thù nêu trên, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ
trọng tâm, quyết định sự phát triển của Vinashin.

II. NỘI DUNG VỀ ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA
VINASHIN
1. Thực trạng nguồn nhân lực của Vinashin:
Công nghiệp tàu thủy là ngành kỹ thuật công nghệ tổng hợp, sản phẩm tàu thủy bao

hàm hàng ngàn sản phẩm và bán thành phẩm của nhiều ngành công nghiệp tàu thủy khác
nhau, sản xuất sản phẩm tàu thủy tuân theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt có sự giám sát chặt
chẽ của Đăng kiểm Việt Nam và quốc tế. Vì vậy, để sản xuất ra sản phẩm tàu thủy, ngoài
những yêu cầu về thiết bị công nghệ đặc thù còn phải có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư,
chuyên viên nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật chuyên ngành giỏi.

Bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực

3


Năm 1996, khi mới thành lập, Vinashin có 23 đơn vị thành viên với gần 5.500 cán bộ
công nhân viên. Sau hơn 10 năm phát triển, tính đến hết năm 2008 là 70.502 người, trong đó:
Trên Đại học: 77 người; Kỹ sư: 7.290 người; Cử nhân: 4.663; Lao động trung cấp chuyên
nghiệp: 3.105; Công nhân kỹ thuật và Lao động khác: 55.367 người.

Trên đại
học
(người)
77

Cao đẳng,

Công nhân

Kỹ sư

Cử nhân

Trung cấp


kỹ thuật và lao

Tổng số

(người)

(người)

Chuyên nghiệp

động khác

(người)

(người)

(người)

3.105

55.367

7.290

4.663

70.502

Đội ngũ trên đại học gồm có 77 người, trong đó tiến sỹ 7 người; thạc sỹ 70 người.

Lực lượng trên đại học thuộc các ngành khoa học kỹ thuật chiếm khoảng 35%. Ðây là đội ngũ
lao động có học thức và trình độ chuyên môn cao, nắm nhiều vị trí và nhiệm vụ quan trọng.
Tuy nhiên, số lượng còn rất thiếu và việc bổ sung lực lượng này gặp nhiều khó khăn do năng
lực đào tạo sau đại học trong nước đặc biệt cho các ngành khoa học công nghệ tàu thuỷ còn
rất hạn chế.
Đội ngũ kỹ sư chuyên ngành:
Bao gồm các kỹ sư vỏ tàu, máy tàu, điện - điện tử, cơ khí, chế tạo máy, luyện kim,
điều khiển tàu, xây dựng, kiến trúc,…
Đây là lực lượng kỹ thuật giữ vai trò then chốt của Vinashin. Từ những năm 2000 trở
lại đây, lực lượng này của Vinashin phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất lượng. Trong
số này kỹ thuật chuyên các ngành công nghiệp tàu thuỷ là 4.891/7.290, chiếm 66% - 68%, số
còn lại thuộc các ngành xây dựng, kiến trúc, điện, điện tử, giao thông, luyện kim,….
Đội ngũ kỹ sư chuyên ngành có độ tuổi từ 25 - 35 tuổi, chiếm 70% tổng số kỹ sư. Với
sức trẻ đội ngũ kỹ sư này nhiệt tình trong công việc, nhanh nhạy trong việc tiếp cận với những
công nghệ mới, hiện đại, góp phần không nhỏ trong việc giúp cho Vinashin bắt kịp trình độ
đóng tàu quốc tế trong thời gian ngắn.
Hạn chế của đội ngũ này là trình độ ngoại ngữ còn yếu, thiếu kinh nghiệm thực tế và
thiếu những kiến thức mới từ các nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển. Hầu hết các
kỹ sư chuyên ngành được đào tạo trong nước từ trường đại học hàng hải và một số trường đại
học kỹ thuật khác, tuy nhiên chất lượng cũng như số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm
chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của Vinashin.

Bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực

4


Đội ngũ cử nhân đại học:
Đội ngũ cử nhân của Vinashin thường công tác trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế, tài
chính, thương mại, lao động, tiền lương,… Đội ngũ này có khoảng 3.200 người trong tổng số

lao động của Vinashin.
Đội ngũ cử nhân này đang từng bước thích nghi với nên kinh tế thị trường, chịu khó
học hỏi vươn lên. Hạn chế của đội ngũ này là chưa có kinh nghiệm hoạt động theo mô hình
Tập đoàn kinh tế, trình độ ngoại ngữ không đồng đều hạn chế trong việc giao tiếp với người
nước ngoài nhất là trong thời kỳ mở cửa.
Đội ngũ này được đào tạo tại các trường đại học trong cả nước, đáp ứng được nhu cầu
cần thiết đảm bảo được nhu cầu tuyển dụng.
Đội ngũ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp:
Hiện nay đội ngũ này có khoảng 3.105 người trong tổng số lực lượng lao động của
Vinashin. Đội ngũ này chủ yếu làm việc tại các nhà máy và các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Đội ngũ này được đào tạo tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề,..
đáp ứng đủ về mặt số lượng cho nhu cầu tuyển dụng của các nhà máy và các cơ sở sản xuất
kinh doanh trong Vinashin.
Tuy nhiên, những năm gần đây, sự phát triển mạnh của Vinashin với nhiều đơn đặt
hàng cho các loại tàu lớn, hiện đại, độ phức tạp cao đang đòi hỏi đội ngũ này cần phải được
trang bị những kiến thức chuyên môn tốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong sản xuất
kinh doanh.
Đội ngũ Công nhân kỹ thuật:
Đây là đội ngũ chủ lực, đông đảo nhất của Vinashin. Hiện nay, số lượng công nhân kỹ
thuật có khoảng 55.367 người chiếm khoảng 79% tổng số lực lượng lao động của Vinashin.
Tuổi đời bình quân của đội ngũ này khoảng 24 - 35 tuổi. Trình độ của đội ngũ này
nhất là thợ sửa chữa, đóng mới tàu không đồng đều. Những thợ có tay nghề cao, nhiều kinh
nghiệm, tập trung ở những nhà máy lớn, có truyền thống, đã và đang đóng mới, sửa chữa
những seri tàu lớn, hiện đại, trang thiết bị công nghệ của những đơn vị đó cũng hiện đại.
Chất lượng thợ khu vực phía Bắc có tay nghề cao hơn, kinh nghiệm hơn khu vực miền
Trung, miền Nam. Nguồn cung cấp thợ kỹ thuật cho Vinashin chủ yếu đào tạo từ 13 trường
trung cấp, cao đẳng nghề của Vinashin, một số được đào tạo từ hệ thống trường nghề quốc
gia. Hàng năm, Vinashin có lựa chọn một số thợ có trình độ để đưa đi đào tạo nâng cao tại
Nhật Bản, số lao động này sau khi trở về sẽ là lực lượng nòng cốt cho các đơn vị.


Bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực

5


Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý:
Đội ngũ này khoảng 800 người bao gồm: Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó tổng
giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Thành viên Hội đồng quản trị các công
ty.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý từ 50 - 60 tuổi: Số lượng khoảng 200 người chiếm tỷ
lệ 25%
Về năng lực công tác: đa số có kinh nghiệm công tác qua các thời kỳ phát triển của
ngành công nghiệp tàu thuỷ, có tâm huyết, chịu khó học hỏi, tự học, tự rèn luyện bồi dưỡng,
từng bước lớn lên theo sức ép của kinh tế thị trường và sự phát triển nhanh, mạnh, toàn diện
của ngành công nghiệp tàu thuỷ nhất là từ năm 2000 đến nay.
Điểm mạnh: nhiệt tình với công tác, có kinh nghiệm trong chuyên môn, vững vàng
trong công tác.
Điểm yếu: bắt đầu lớn tuổi, trình độ tin học, ngoại ngữ còn hạn chế.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý từ 40 - 50 tuổi: Số lượng khoảng 280 người chiếm tỷ
lệ 35%
Năng lực công tác: Do sự phát triển đúng hướng, nhanh và mạnh của ngành công
nghiệp tàu thuỷ, nhiều công trình mới được đầu tư mở rộng, trang thiết bị mới được lắp đặt
dần dần thay thế thiết bị cũ, đội ngũ này thường xuyên được tham quan, học hỏi, mở rộng tầm
nhìn, tiếp xúc với công nghệ mới ở nước ngoài, qua chuyển giao công nghệ hoặc học tập ở
nhà máy trong nước có trình độ hiện đại hơn. Do đó khi được bổ nhiệm lên cương vị lãnh đạo
nhanh chóng trưởng thành, từng bước đổi mới được trong công tác điều hành trong cả đầu tư
xây dựng và sản xuất kinh doanh.
Điểm yếu: ngoại ngữ còn hạn chế, còn phải dành thời gian học tập, nghiên cứu nhiều
để đáp ứng với yêu cầu thực tế.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý từ 30 - 40 tuổi: Số lượng khoảng 330 người chiếm tỷ

lệ 40%
Đội ngũ này hầu hết là được bổ nhiệm từ năm 2005 trở lại đây, cùng với sự phát triển
nhanh, có uy tín, có thương hiệu của Vinashin, đội ngũ này đã được nâng cao về trình độ, các
kỹ năng như tin học, ngoại ngữ được nâng cao do vậy việc tiếp thu kinh nghiệm cũng như
trình độ tiên tiến của các nước được nhanh chóng. Vì vậy đã phần nào nâng cao được trình độ
quản lý và chuyên môn điều hành công việc được nhịp nhàng và hiệu quả. Nhược điểm của
đội ngũ này là thiếu kinh nghiệm trong công việc khi đơn vị gặp khó khăn, bản lĩnh chưa thật
vững vàng, ví dụ như: do thiên tai hay do tác động của yếu tố tài chính...
Bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực

6


Đội ngũ cán bộ làm công tác thiết kế, nghiên cứu khoa học chuyên ngành
Đội ngũ này còn ít chiếm tỷ lệ 0,5% trong tổng số lao động của Vinashin, phần lớn tập
trung tại Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ và một số công ty nằm trong Vinashin. Hầu hết số
cán bộ này đã ở độ tuổi 40 - 60 tuổi. Đội ngũ này có trình độ ngoại ngữ tốt, hăng say trong
công việc, tìm tòi, nghiên cứu áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế
của nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng cán bộ khoa học và kỹ sư thiết kế này
đang không đáp ứng đươc yêu cầu phát triển nhanh của tập đoàn. Hiện nay nguồn nhân lực kế
cận đang khan hiếm cả về số lượng và chất lượng do các trường đại học như đại học hàng hải,
đại học bách khoa… chỉ đào tạo ra một số lượng nhỏ kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật tàu thuỷ.
Chương trình đào tạo ở các trường này hiện nay còn mang nhiều tính lý thuyết, thiếu cập nhật
các thông tin khoa học công nghệ mới vì vậy sinh viên ra trường cần được đào tạo thêm tại
đơn vị công tác tối thiểu 2 năm để đáp ứng được yêu cầu công việc.

Phân bổ nguồn nhân lực theo ngành nghề:
TT

Ngành nghề sản xuất


Trên

Kỹ

Cử

Cao đẳng,

CN kỹ

Tổng

kinh doanh

đại học



nhân

trung cấp

thuật

số

1

Thiết kế


33

690

43

25

49

840

2

Đóng mới, sửa chữa

14 4.750

2.440

1.415

40.457

49.076

3

Vận tải


10

285

360

450

2.573

3.678

4

Công nghiệp phụ trợ

8

680

700

310

4.097

5.795

lịch


7

645

940

875

8.135

10.602

6

Đơn vị sự nghiệp

5

240

180

30

56

511

7


Tổng số

77 7.290

4.663

3.105

55.367

70.502

Xây dựng, tài chính,
5

thương mại, dịch vụ, du

2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của Vinashin
Đào tạo đại học:
Hàng năm, Vinashin cùng với các Tổng công ty trong Vinashin ký kết đào tạo với các
trường đại học trong nước: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Hàng Hải Việt Nam, Đại học
Giao thông vận tải Hồ Chí Minh để đào tạo kỹ sư phục vụ cho Tập đoàn. Với số lượng đào
tạo trung bình hàng năm là:
Bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực

7


- Trường đại học bách khoa Hà Nội: Đào tạo khoảng 40 - 50 kỹ sư công nghệ tàu thuỷ.

- Trường đại học giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh: Đào tạo khoảng 200 300 kỹ sư các loại.
- Trường đại học hàng hải Việt Nam: Đào tạo hàng năm khoảng 600 - 700 kỹ sư các
loại, trong đó đào tạo 200 - 300 kỹ sư đóng tàu; Đào tạo tại chức, bằng hai: khoảng từ 300 400 kỹ sư các loại.
Đào tạo công nhân kỹ thuật:
Vinashin đã ký hợp đồng với Sở lao động - Thương binh xã hội tỉnh Hậu Giang và
tỉnh Quảng Nam với số lượng là 980 học sinh bao gồm các ngành nghề như: Hàn tàu thuỷ, lắp
ráp vỏ tàu thuỷ, Máy tàu thủy, Điện tàu thủy.
Vinashin đã ký hợp tác với đăng kiểm DNV (Na Uy) để tổ chức chương trình đào tạo
cho hơn 3.000 kỹ sư hiện trường và kỹ thuật viên trong vòng 3 năm với các chuyên đề: Hệ
thống chân vịt và lực đẩy; Công nghệ vật liệu, Hàn và không phá huỷ; Kết cấu vỏ và độ bền;
Hệ thống ống và thuỷ lực; kế toán trưởng, quản lý dự án…
Đào tạo ngoài nước:
Vinashin liên kết với các trường Myongji và đại học Ulsan - Hàn Quốc để cử cán bộ
theo học sau đại học tại các trường này.
Hàng năm, Vinashin gửi 300 - 400 công nhân sang các nhà máy đóng tàu của Nhật bản
để làm việc trong thời gian 2 năm nhằm học hỏi công nghệ đóng tàu tiên tiến.

3. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nguồn nhân lực của Vinashin
Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia bể thử mô hình tàu thuỷ
Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia bể thử mô hình tàu thuỷ là một trong 17 phòng
thí nghiệm trọng điểm của cả nước, được đầu tư mới với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng
bằng ngân sách nhà nước thông qua vốn vay ưu đãi của chính phủ Ba Lan. Phòng thí nghiệm
được xây dựng trên diện tích 25ha tại khu công nghiệp công nghệ cao Hoà Lạc.
Phòng thí nghiệm được trang bị các thiết bị thí nghiệm tiên tiến bao gồm bể thử mô
hình 300m, bể thử nước nông 100m, bể thử sóng 70mx70 m, ống thử sủi bọt chân vịt, ống thử
thuỷ khí động lực học, hồ thử mô hình tự hành ngoài trời, các nhà xưởng chế tạo mô hình, các
phòng thí nghiệm tính lý hoá vật liệu, tính chống cháy, chống ồn và các khu văn phòng phục
vụ nghiên cứu và giảng dạy. Phòng thí nghiệm dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2010 và

Bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực


8


sẽ là phòng thí nghiệm thuỷ khí động học lớn và hiện đại nhất trong khu vực Đông nam á,
tương đương với các phòng thí nghiệm tương tự của Nhật bản, Hàn quốc và Trung quốc.
Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ
Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ là trung tâm nghiên cứu, thiết kế của Vinashin. Hiện
nay có hơn 200 kỹ sư thiết kế và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực thiết kế tàu
thuỷ, công trình thuỷ, cơ khí, điều khiển, tự động hoá.
Hệ thống trường nghề Vinashin hiện có như sau:
Số lượng
TT

Tên trường

Thành

đào tạo

lập

hàng năm
(người)

1

Trường Cao đẳng nghề Vinashin

2002


2.400

2

Trường Trung cấp nghề công nghiệp tàu thuỷ II

2003

600

3

Trường Trung cấp nghề công nghiệp tàu thuỷ III

2004

1500

4

Trường Trung cấp nghề công nghiệp tàu thuỷ IV

2006

450

5

Trường Trung cấp nghề công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng


1966

1.400

6

Trường Trung cấp nghề Phà Rừng

2007

720

7

Trường Trung cấp nghề công nghiệp tàu thuỷ V

2007

400

8

Trương Trung cấp nghề Đà Nẵng

2007

1000

9


Trường Trung cấp nghề công nghiệp tàu thuỷ VI

2007

1.800

10

Trường Trung cấp nghề công nghiệp tàu thuỷ VII

2007

800

11

Trường Trung cấp nghề công nghiệp tàu thuỷ Huế

2007

540

12

Trường Trung cấp nghề công nghiệp tàu thuỷ Hậu Giang

2007

250


13

Trường Trung cấp nghề công nghiệp tàu thuỷ Thái Bình

2007

3.000

TỔNG

13.860

4. Nhu cầu nguồn nhân lực giai đoạn 2009 - 2025 (Đơn vị: Người)

Phân bổ theo trình độ học vấn
Cao đẳng,
Năm

Kỹ sư

Cử nhân

trung cấp

Công nhân

Lao động

chuyên


kỹ thuật

khác

Tổng số

nghiệp
2009
12.000
5.000
3.000
Bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực

77.000

4.000

101.000
9


2010

14.000

5.800

3.500


90.000

5.500

118.800

2015

36.000

16.800

12.000

168.000

7.200

240.000

2020

57.000

26.000

19.000

266.000


11.400

379.400

2025

88.500

41.300

29.500

413.000

17.700

590.000

Phân bổ theo lĩnh vực
TT

Ngành nghề sản xuất kinh
doanh

2009

2010

2015


2020

2025

1

Quản lý

1.026

1.203

2.419

3.822

5.979

2

Thiết kế

1.200

1.400

2.700

4.400


7.000

3

Đóng mới, sửa chữa

69.500

80.700

165.600

262.200

407.100

4

Vận tải, vận hành, khai thác

6.500

8.500

13.500

21.000

36.000


5

Công nghiệp phụ trợ

8.500

9.800

20.000

30.500

48.000

6

Xây dựng, Kinh doanh, tài

15.000

17.600

36.000

57.000

88.000

910


1.090

1.660

3.310

5.910

chính, thương mại, dịch vụ,
du lịch
7

Đơn vị sự nghiệp

Phân bổ theo ngành nghề thiết kế
TT

Chuyên ngành

2009

2010

2015

2020

2025

1


Trên đại học

53

60

90

120

160

2

Vỏ tàu thuỷ

400

480

960

1.700

2.700

3

Máy tàu


190

230

420

680

1.140

4

Điện tàu

130

180

350

545

900

5

Kỹ sư khác

160


190

390

610

1.000

6

Cử nhân

150

180

360

570

900

7

Cao đẳng, trung cấp

32

35


50

70

90

8

Công nhân kỹ thuật

58

65

80

95

110

Phân bổ theo ngành nghề đóng mới và sửa chữa tàu thủy:
TT

Chuyên ngành

2009

2010


2015

2020

2025

1

Trên đại học

21

25

50

100

200

2

Vỏ tàu thuỷ

1.140

1.300

2.100


3.600

5.300

3

Máy tàu

855

975

1.570

2.700

4.240

Bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực

10


4

Điện tàu

741

845


1.380

2.340

3.450

5

Kỹ sư khác

2.974

3.350

5.450

9.360

13.510

6

Cử nhân

2.700

2.850

3.700


4.800

6.200

7

Cao đẳng, trung cấp

1.500

1.560

1.800

2.100

2.450

8

Công nhân kỹ thuật

59.569 69.795

149.550

237.200

371.750


Phân bổ theo ngành nghề vận tải, vận hành, khai thác:
TT

Chuyên ngành

2009

2010

2015

2020

2025

9

12

20

30

40

1

Trên đại học


2

KS Điều khiển

140

200

360

520

980

3

KS Máy vận hành

200

260

500

800

1.400

4


Kỹ sư khác

150

210

380

700

1.200

5

Cử nhân

445

500

800

1.300

2.000

6

Thuyền viên


1.000

1.300

2.300

4.500

8.000

7

Cao đẳng, trung cấp

500

550

700

900

1.150

4.250

5.500

9.000


14.160

20.960

Công nhân phục vụ cảng
8

biển, sông

Phân bổ theo ngành nghề trong công nghiệp phụ trợ:
TT

Chuyên ngành

2009

2010

2015

2020

2025

7

10

20


30

40

95

130

250

400

700

1

Trên đại học

2

Kim loại (Thép)

3

Động cơ

110

150


280

450

750

4

Chế tạo máy

400

420

700

1.200

2.000

5

Kỹ sư khác

500

620

1.000


1.800

3.400

6

Cử nhân

850

930

1.450

2.300

3.800

7

Cao đẳng, trung cấp

355

380

500

640


820

8

Công nhân kỹ thuật

6.488

7.300

16.030

24.130

37.340

Phân bổ theo ngành nghề tài chính, xây dựng, thương mại, du lịch và các ngành
khác:
Cao đẳng.
Trên
Năm

Kỹ sư

Cử nhân

đại học

trung cấp


Công nhân

chuyên

kỹ thuật

nghiệp
Bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực

11


2009

17

1.020

1.300

1.060

11.603

2010

25

1.150


1.450

1.170

13.805

2015

35

2.100

2.500

1.900

29.465

2020

48

3.800

4.400

3.000

45.752


2025

60

6.200

7.000

4.800

69.940

5. Các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho Vinashin
Trên cơ sở thực trạng nguồn nhân lực; thực trạng đào tạo nguồn nhân lực; cơ sở hạ
tầng phục vụ phát triển nguồn nhân lực; nhu cầu nguồn nhân lực giai đoạn 2009 - 2025 của
Vinashin như đã phân tích trên đây cho thấy: Có rất nhiều hạn chế trong các khâu đào tạo
nâng cao do năng lực đào tạo sau đại học trong nước đặc biệt cho các ngành khoa học công
nghệ tàu thuỷ. Trong khi đó, đặc thù của ngành đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư,
chuyên viên nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật chuyên ngành giỏi.
Giải pháp chung:
Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho chiến lược trên, Vinashin cần đặt ra định
hướng phát triển nguồn nhân lực đồng bộ cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là đội ngũ
quản lý, kỹ sư nghiên cứu thiết kế và kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật trình độ cao.
Về đội ngũ quản lý, Vinashin cần đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học trong và
ngoài nước tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ chủ chốt các khoá đào tạo sau
đại học và văn bằng hai cho cán bộ nguồn để nâng cao trình độ trong các lĩnh vực quản lý
doanh nghiệp, tài chính kế toán, quản lý dự án. Đồng thời hợp tác với các đối tác nước ngoài
trong việc đào tạo ê kíp quản lý đồng bộ cho các nhà máy đóng tàu mới.
Về đội ngũ kỹ sư nghiên cứu thiết kế, cần tận dụng cơ sở vật chất hiện có tại phòng thí
nghiệm quốc gia bể thử mô hình tàu thuỷ và năng lực chuyên môn của Viện Khoa học công

nghệ tàu thuỷ để nâng cấp thành học viện chuyên đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ nghiên cứu chuyên
ngành kỹ thuật tàu thuỷ. Đồng thời, thành lập mới trường đại học Vinashin, phối hợp với đội
ngũ cán bộ khoa học đầu ngành của Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ và cơ sở vật chất của
phòng thí nghiệm trọng điểm bể thử mô hình triển khai đào tạo kỹ sư thiết kế tàu thuỷ.
Về đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật trình độ cao, Vinashin cần nâng cao
năng lực các trường nghề hiện có, để đáp ứng nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật. Ngoài ra,
cần xây dựng đề án nâng cấp một số trường nghề thành trường cao đẳng nghề, cao đẳng và
đại học để đào tạo các kỹ thuật viên và kỹ sư thực hành, tiến tới là kỹ sư trưởng công trình, dự
án.
Bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực

12


Đề cao vai trò hỗ trợ của cấp quản lý cao nhất đối với đào tạo phát triển nguồn
nhân lực:
- Đề xuất Chính phủ và Bộ giáo dục và đào tạo có chính sách mở rộng và khuyến
khích học sinh, sinh viên vào các khoa Công nghiệp tàu thuỷ ở một số trường đại học trong cả
nước nhằm đào tạo được nhiều sinh viên cung cấp kịp thời cho Vinashin.
- Đề xuất Chính phủ và Bộ giáo dục và đào tạo, cấp kinh phí chi thường xuyên cho
học sinh học nghề của các trường nghề thuộc Vinashin theo chỉ tiêu số lượng học sinh từng
năm đã được đăng ký với các cơ quan chức năng của Nhà nước.
- Đề xuất Chính phủ và Bộ giáo dục và đào tạo, có chính sách thu hút, khuyến khích
và mở rộng cho học sinh, sinh viên vào các khoa công nghiệp tàu thủy ở một số trường đại
học trong cả nước nhằm đào tạo được nhiều sinh viên cung cấp kịp thời cho ngành công
nghiệp tàu thủy Việt Nam.
- Đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ kinh phí một phần cho: Học sinh ở các địa
phương nghèo theo học nghề tại các trường nghề của Vinashin; Chuyển giao giáo trình giảng
dạy, đào tạo giáo viên, hợp tác với các trường đại học nước ngoài để đào tạo tại các trường
công nghiệp tàu thuỷ trong nước.

- Đề nghị Chính phủ hàng năm giành 50 - 70 xuất học bổng cho sinh viên ngành đóng
tàu sang học tại các nước có ngành đóng tàu phát triển: Vỏ tàu thuỷ: 30 người; Máy tàu: 20
người; Quản lý kinh tế: 20 người. Theo đó, Vinashin lo kinh phí học tập tại các nước, nhà
nước hỗ trợ kinh phí ở, đi lại, học viên tự túc tiền ăn trong thời gian học. Vì phần lớn học sinh
theo học có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế các em đều ở vùng nông thôn nghèo.
- Đề nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí một phần đào tạo ê kíp cho 02 nhà máy đóng tàu:
100.000 DWT tại Dung Quất và 50.000 DWT tại Cam Ranh (vì đây là 2 nhà máy đầu tư mới
toàn bộ công nghệ mới). Cụ thể kinh phí là: cho 01 nhà máy 20 người quản lý kể cả quản lý
và kỹ thuật, nghiệp vụ,…đào tạo trong vòng 1 đến 2 năm. Trong đó, Vinashin trả 30% kinh
phí, Nhà nước hỗ trợ 30 % kinh phí, còn lại học viên sẽ trả. Trong trường hợp học viên không
đủ kinh phí, Vinashin sẽ cho học viên vay và sẽ trả dần sau khi hoàn thành khoá học về làm
việc tại Vinashin trong vòng 5 năm.
- Lập dự án xây dựng Trường đại học Vinashin tại Láng Hoà Lạc nằm trong Tổng
công ty Khoa học công nghệ tàu thuỷ cùng với Bể thử mô hình tàu thuỷ - Trung tâm thí
nghiệm trọng điểm quốc gia để đào tạo, cung cấp nguồn lực khoa học công nghệ cao, đáp ứng
nhu cầu phát triển của ngành.
- Tập trung vào việc đào tạo chuyên sâu bậc đại học nhằm đáp ứng được nhu cầu kỹ
sư, kỹ thuật viên cho Vinashin, bảo đảm thời gian học thực hành nhiều hơn thời gian học lý
Bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực
13


thuyết. Đạt yêu cầu: khi tốt nghiệp, các kỹ sư và kỹ thuật viên có thể bắt tay ngay vào công
việc, tránh tình trạng phải đào tạo lại.
- Định hướng cho các trường nghề, cao đẳng, đại học của Vinashin, tập trung đào tạo
kỹ sư thiết kế, kỹ thuật và công nghệ đóng tàu; phát triển các ngành nghề đào tạo các nhà
quản lý đóng tàu, quản lý dự án, các nhà quản lý nhà máy đóng tàu trong tương lai, cùng một
số chuyên ngành khác về kinh tế đối ngoại, quản trị tài chính và nhân sự trong ngành đóng
tàu.
- Nâng cấp các trường Cao đẳng của Vinashin thành Đại học công nghệ đóng tàu, đào

tạo kỹ sư thực hành đóng tàu và sử dụng máy tàu, lái tàu biển trong 03 năm để rút ngắn thời
gian đào tạo và sát với nhu cầu thực tế sản xuất.
Quản lý nhân sự và quản trị hành chính ở Vinashin:
- Tuyển đúng người vào công tác quản trị nhân sự: Đúng khả năng và được đào tạo bài
bản, trang bị đầy đủ kỹ năng về công tác quản trị nhân sự.
- Tạo một hành lang pháp lý nội bộ rõ ràng và minh bạch cho bộ phận nhân sự trở
thành một bộ phận tư vấn thường xuyên và tích cực cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành
(các Tổng giám đốc) Vinashin. Mô hình này cũng cần được xây dựng và phát triển thành một
mạng lưới tại các nhà máy và công ty trực thuộc.
- Lãnh đạo Vinashin cần quan tâm và có chính sách hỗ trợ công tác nhân sự, đào tạo.
Có thể đẩy mạnh thành một phong trào tại tất cả các đơn vị. Thường xuyên đánh giá chất
lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện việc đào tạo lại đúng mục đích có
hiệu quả, tiết kiệm thời gian và kinh phí.
- Xây dựng văn hóa công ty: Bộ phận nhân sự chủ trì việc xây dựng văn hóa công ty
bằng cách xác định được văn hóa, tập quán của công ty hiện tại, để từ đó có các chính sách
dần thay đổi các tập quán không phù hợp với yêu cầu công việc hiện tại, chuyển sang xây
dựng các tập quán mới. Sau khi xây dựng được, sẽ tạo phong trào để cán bộ công nhân viên
công ty cùng hiểu và thực hiện trên tinh thần tự giác, có các chế tài và chính sách quản lý phù
hợp.
- Xác định đào tạo là cách thức để đưa các tư tưởng, tư duy và kiến thức mới vào tư
duy làm việc của người lao động. Bên cạnh đó là việc tích cực đào tạo các kỹ năng nghề
nghiệp cần thiết theo yêu cầu. Các kỹ sư tốt nghiệp phải được đào tạo kỹ năng quản lý và
tham gia dự án đóng tàu ngay từ khi học tại trường. Phải được học kỹ năng làm việc tập thể,
làm việc theo nhóm.

Bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực

14



- Công tác đào tạo cần kết hợp với việc tuyền truyền, giáo dục ý thức của người lao
động, lấy việc tạo động lực làm việc cho người lao động làm nền tảng. Được thể hiện bằng
các chính sách đãi ngộ, khuyến khích người lao động làm việc thay cho việc giám sát và quản
lý chưa phù hợp.
- Phổ biến văn hóa công ty, văn hóa làm việc theo phong cách mới, theo tiêu chuẩn
quốc tế cho các nhà máy, xí nghiệp, công ty trực thuộc. Tóm lại là phải xây dựng được một
văn hóa mạnh, người lao động tự ý thức truyền thống của ngành và đồng lòng xây dựng và
chấp nhận sự đổi mới trong công tác quản lý và làm việc.
- Xây dựng được một đội ngũ quản lý lãnh đạo nhà máy và quản lý cấp trung gian tại
các nhà máy, bảo đảm đội ngũ này có đầy đủ năng lực và kỹ năng quản lý, đặc biệt coi trọng
quản trị nhân sự, vì nhân sự là yếu tố quyết định mọi hành vi của tổ chức.
- Xây dựng quy hoạch cán bộ, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch đào tạo
bồi dưỡng cán bộ đối với từng lĩnh vực cụ thể như: Cán bộ lãnh đạo quản lý điều hành sản
xuất kinh doanh, chuyên môn nghiệp vụ ... Kế hoạch đào tạo và tuyển dụng công nhân kỹ
thuật, thuỷ thủ...
- Lựa chọn đưa đi đào tạo dài hạn, ngắn hạn, tham quan, chuyển giao công nghệ ở
nước ngoài; Kết hợp vừa đào tạo chính quy, vừa đào tạo không chính quy, tổ chức các lớp bồi
dưỡng ngắn hạn, theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ; Tổ chức thuê chuyên gia nước
ngoài đến đào tạo theo từng chuyên ngành, tổ chức đào tạo qua việc chuyển giao công nghệ;
- Tổ chức đào tạo trong doanh nghiệp, qua việc bồi dưỡng kiến thức thi nâng cấp,
nâng bậc thường xuyên hàng năm; Phát động mạnh mẽ phong trào tự học tập, nghiên cứu, rèn
luyện nâng cao nghiệp vụ và tay nghề trong toàn Vinashin; Đẩy mạnh công tác thi đua khen
thưởng trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Để thực hiện tốt các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, ngoài việc đẩy
mạnh công tác đào tạo: Đào tạo hàn lâm, đào tạo đại học, đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng quản
lý, quản lý nhân sự và quản lý tài chính. Vinashin cần xây dựng thành một tổ chức học tập
thường xuyên là một yêu cầu tất yếu.

Tài liệu tham khảo:
Nội dung của bản báo cáo được thực hiện dựa trên các kiến thức thu nhận được sau

khi tham gia môn học Quản trị nguồn nhân lực và các thông tin tham khảo từ:
1. Sách “Những vấn đề cơ bản của khoa học tổ chức” - NXB Chính trị quốc gia.
2. “Khoa học tổ chức và quản lý” - NXB Thống kê, Hà nội 1999.
Bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực

15


3. Thomas Y.Robbins, Wayne D.Morrison: Quản lý và Kỹ thuật quản lý - NXB Giao
thông Vận tải, Hà Nội, 1999.
4. Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
5. Quyết định số 247/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nay là
Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
6. Một số bài viết trên tạp chí và báo khác.

Bài tập cá nhân môn Quản trị nguồn nhân lực

16



×