Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

những vấn đề cơ bản của vật quyền,quyền sở hữu, ví dụ minh họa và đề cập tình hình một số vướng mắc của bộ luật dân sự 2005 việt nam liên quan tới nội dung của chế định này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.95 KB, 74 trang )

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Vật quyền hay còn gọi là quyền đối vật là quyền cho phép một người được hưởng
các quyền năng trực tiếp và ngay lập tức đối với một vật mà không cần vai trò của một
người khác. Nói cách khác quyền đối vật là quyền trực tiếp trên vật trong đó chỉ bao gồm
hai yếu tố : chủ thể của quyền và vật, đối tượng của quyền. Theo đó trên một vật có thể
có nhiều quyền được thiết lập cho nhiều người được hưởng một cách trực tiếp như quyền
của chủ sở hữu và quyền của người khác đối với vật của chủ sở hữu trong những trường
hợp cụ thể.
Đã từ rất lâu, vật quyền được công nhận và chế định vật quyền được hình thành, đồng
thời ngày càng phát triển trên thế giới. Đầu tiên là trong Luật La Mã, vật quyền là “Jus in
re” nghĩa là quyền trực tiếp trên vật. Luật Latinh ghi nhận khá nhiều quyền thuộc nhóm
này: quyền sở hữu, quyền hạn chế việc thực hiện quyền sở hữu bất động sản (của người
khác), quyền sở hữu bề mặt, quyền thuê đất dài hạn, quyền hưởng hoa lợi... Sự phát triển
tiểu biểu của chế định này có thể tìm thấy ngày nay trong bộ luật dân sự Napoleon (và bộ
luật dân sự Pháp ngày nay), bộ luật dân sự Đức, bộ luật dân sự Nhật Bản và cả trong các
chế định về tài sản và sở hữu ở các nước không thuộc hệ thống Civil Law. Trong số các
vật quyền này, quyền sở hữu là quyền có ý nghĩa quan trọng và cơ bản nhất, có nội dung
bao trùm và có sự chi phối tới mọi vật quyền khác. Ngoại trừ quyền sở hữu, các vật
quyền khác đều là quyền cho phép khai thác lợi ích từ tài sản của người khác.
Trong các loại vật quyền thì quyền sở hữu là loại vật quyền chính. Những loại vật quyền
khác là sự độc lập hoá theo mục đích của quyền sở hữu, là những bộ phận của quyền sở


hữu, theo chức năng của quyền sở hữu, theo bà Nguyễn Thị Hạnh (Vụ Kinh tế dân sự
thuộc Bộ Tư Pháp).
“Vật quyền từ xưa tới nay trên thế giới vẫn được xem là phạm vi truyền thống của luật tài
sản. Thế nhưng, vật quyền lại ít được nhắc đến tên trong các văn bản pháp luật Việt Nam
và ngay cả trong các giáo trình dạy luật dân sự, mặc dù nội dung của nó đã xuất hiện


không ít (tuy chưa đầy đủ) trong Bộ luật Dân sự 2005 và trong một số đạo luật khác”,
theo giáo sư Ngô Huy Cương. Thực tế tại Việt Nam, chế định mang tên” vật quyền” vẫn
chưa ra đời và từ “vật quyền” vẫn chưa được chính thức sử dụng trong các văn bản quy
phạm pháp luật dù các nội dung của nó đã và đang chi phối đời sống dân sự và tư duy
pháp lí ngày càng mạnh mẽ hơn.
Với những tìm hiểu của mình, trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu, nhóm chúng
tôi xin trình bày những vấn đề cơ bản của vật quyền, đặc biệt là quyền sở hữu cùng với
những ví dụ minh họa và đề cập tình hình một số vướng mắc của bộ luật dân sự 2005
Việt Nam liên quan tới nội dung của chế định này.

PHẦN 1: VẬT QUYỀN
1. Khái niệm vật quyền

Vật quyền hay còn gọi là quyền đối vật là quyền cho phép một người được hưởng các
quyền năng trực tiếp và ngay lập tức đối với một vật mà không cần vai trò của một người
khác. Nói cách khác quyền đối vật là quyền trực tiếp trên vật trong đó chỉ bao gồm hai
yếu tố : chủ thể của quyền và vật, đối tượng của quyền. Theo đó trên một vật có thể có
nhiều quyền được thiết lập cho nhiều người được hưởng một cách trực tiếp như quyền
của chủ sở hữu và quyền của người khác đối với vật của chủ sở hữu trong những trường
hợp cụ thể.
2. Một số học thuyết về vật quyền trên thế giới
a. Theo hệ thống pháp luật La Mã

- Trong quan niệm của các nhà luật gia La Mã, vật quyền (jus in re) được hiểu là
quyền được chủ thể (người có quyền) thực hiện trực tiếp và tức thì trên một vật mà không
cần vai trò trung gian của một người khác. Trong chừng mực đó, vật quyền đối lập với
trái quyền (jus ad rem), tức là quyền được thực hiện chống lại một người nhằm đòi hỏi
một lợi ích về tài sản, cụ thể là một số tiền.
- Luật La Mã chia vật quyền thành 3 loại: quyền chiếm hữu, quyền sở hữu và quyền
đối với tài sản của người khác

• Quyền chiếm hữu: luật La Mã đưa ra khái niệm về chiếm hữu như
sau: chiếm hữu là nắm giữ, chi phối tài sản theo ý chí của mình mà
không phụ thuộc vào ý chí của người khác, coi tài sản đó như là của
2


mình. Nó phải thỏa mãn 2 điều kiện: chiếm giữ thực tế và ý chí
chiếm hữu
• Quyền sở hữu: luật La Mã không đưa ra khái niệm chung về quyền
sở hữu mà chỉ nêu lên những quyền năng của một chủ sở hữu, bao
gồm: quyền sử dụng (jus utendi), quyền thu lợi từ tài sản (jus
fruendi), quyền chiếm hữu (jus possidendi), quyền định đoạt (jus
abutendi) và quyền kiện đòi tài sản (jus videcendi)
• Quyền đối với tài sản của người khác: là quyền của chủ thể không
phải là chủ sở hữu tài sản nhưng có quyền sử dụng và hưởng những
lợi ích mà tài sản đó mang lại. Quyền đối với tài sản của người khác
được chia làm 2 loại: quyền dụng ích đất đai và quyền dụng ích cá
nhân
+ Quyền dụng ích đất đai (servitius praediorum) ở đây bao gồm đất nông
nghiệp và đất ở, các quyền này bao gồm: quyền có lối đi lại, quyền chăn dắt gia
súc đi qua, quyền dẫn nước, thoát nước, quyền được lấy ánh sáng,không khí,
quyền được lợi dụng nhà của người khác để xây nhà mình, quyền được sử dụng
bóng râm của người khác, quyền được sang đất của người khác để thu lượm hoa
quả.
+ Quyền dụng ích cá nhân (servitius personarum) hay quyền sử dụng tài sản
của người khác suốt đời, các bên có thể thỏa thuận một bên có thể sửdụng tài sản
cho đến chết, người đó được hưởng hoa lợi, lợi tức do tài sản mang lại nhưng
không được để lại thửa kế và không được chuyển giao cho người khác
b. Theo hệ thống pháp luật Common law
- Các nước theo hệ thống pháp luật này không có quan niệm về vật quyền. Để giải

thích điều này, ta phải quay lại từ cách định nghĩa tài sản của các nước này
Theo pháp luật Hoa Kỳ ( trừ tiểu bang Lousiana), đại diện tiêu biểu của hệ thống pháp
luật common law, định nghĩa tài sản như quyền chứ không phải là vật theo cách hiểu
thông thường. Trong cuốn “The theory of Legistration”, Jeremy Bentham viết: “ tài sản
và pháp luật sinh ra và chết đi cùng nhau, trước khi luật được làm ra thì không có tài sản,
loại bỏ pháp luật và tài sản chấm dứt.”. Luật gia Hoa Kỳ quan tâm đến những quyền lợi
nào có thể phát sinh liên quan đến vật, từ đó họ nhìn nhận tài sản như một tập hợp các
quyền trong mối liên quan với vật. Những tập hợp quyền này bao gồm: quyền loại trừ,
quyền chuyển nhượng, quyền chiếm hữu và sử dụng
c. Theo hệ thống pháp luật Civil law
- Trước tiên phải kể đến đại diện tiêu biểu là Pháp. BLDS Pháp thiết kế dựa trên hai
chế định cơ bản là vật quyền và trái quyền. Trái quyền là quyền đối nhân hay còn hiểu là
quyền của một chủ thể đối với một chủ thế khác. Vật quyền hay còn gọi là quyền đối vật
là quyền của chủ thể tác động lên một vật
3


- Theo BLDS Đức, vật quyền được quy định trong quyển 3 của BLDS Đức. Vật
quyền được hiểu là quyền của một người đối với một vật, là quyền chi phối trực tiếp của
người đó đối với vật. Vật quyền là quyền tuyệt đối, áp dụng đối với tất cả mọi người.
Trong các loại vật quyền được quy định tại Bộ luật dân sự Đức thì quyền sở hữu là loại
vật quyền chính. Những loại vật quyền khác là sự độc lập hoá theo mục đích của quyền
sở hữu, là những bộ phận của quyền sở hữu, theo chức năng của quyền sở hữu. Chức
năng của quyền sở hữu là việc khai thác, sử dụng vật, do đó quyền hưởng dụng được coi
là một vật quyền để có thể thực hiện độc lập, có thể chuyển giao cho người khác khai
thác, sử dụng. Pháp luật Đức chia vật quyền làm 2 loại: vật quyền về nội dung và vật
quyền về hình thức. Vật quyền về nội dung được quy định tại BLDS và một số đạo luật
khác, ví dụ: Luật về sở hữu căn hộ; Luật về xây dựng trên đất của người khác và một số
luật liên quan phát sinh do quá trình thống nhất nước Đức. Vật quyền hình thức có nhiều
cấp bậc, được quy định trong các luật như Luật về đăng ký bất động sản là đạo luật của

liên bang và Luật liên quan đến thủ tục định đoạt bất động sản hướng dẫn thi hành Luật
về đăng ký bất động sản và chế độ bất động sản được quy định chi tiết hơn do Bộ Tư
pháp liên bang được Quốc hội giao quyền ban hành và một số Luật của các bang điều
chỉnh vật quyền hình thức.
- Theo BLDS Nhật Bản, vật quyền được quy định tại phần 2 ( từ điều 175 đến điều
398). Trong đó, bản chất của vật quyền là sự thống trị trực tiếp đối với tài sản mà không
phụ thuộc vào hành vi của người khác, và sự không trùng lặp nội dung của 1 loại vật
quyền nhất định ( tức là không thể có 2 vật quyền cùng 1 nội dung trên một tài sản nhất
định)
d. Vật quyền trong BLDS Việt Nam

- Người làm luật Việt Nam xây dựng các chế định quyền đối với tài sản chủ yếu bằng
các chất liệu đặc trưng của luật La Mã. Bởi vậy, trong luật hiện hành có các khái niệm
quyền sở hữu, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề (địa dịch),… là những khái
niệm có nội hàm gần như tương đồng với các khái niệm cùng tên hoặc chỉ những quan hệ
có cùng tính chất trong luật của các nước châu Âu. Tuy nhiên, khái niệm vật quyền lại
không hề xuất hiện trong BLDS VN.
e. Đặc điểm pháp lý của vật quyền:

- Như đã nêu trong phần khái niệm: vật quyền được chủ thể trực tiếp thực hiện lên
vật mà không cần vai trò của một chủ thể nào khác. Theo đó có thể thấy vật quyền có các
đặc điểm sau:
• Quyền tuyệt đối: Vật quyền là quyền có tính chất tuyệt đối. Vật
quyền xác lập cho chủ thể quyền quyền chống lại những chủ thể
khác có hành vi xâm phạm điều này sẽ giúp ích cho việc đảm bảo
giao dịch tài sản một cách tự do và dễ dàng. Vật quyền có hiệu

4



lực đối với tất cả mọi người và mọi người phải tôn trọng. Đây
chính là một trong những đặc điểm cơ bản của vật quyền.
• Được pháp luật quy định: dựa vào đặc điểm của vật quyền là
mang tính tuyệt đối, loại trừ, chi phối ...nên vật quyền phải do
luật quy định cụ thể về các loại vật quyền, nội dung, hiệu
lực...Nếu vật quyền không dựa trên luật định thì trật tự xã hội và
trật tự giao dịch sẽ bị xáo trộn.
• Công khai: Vật quyền cần phải được công khai để người thứ ba
nhận biết rõ ràng về vật quyền – tức là cần có cơ chế để giúp cho
người ngoài nhận biết được sự tồn tại và chuyển dịch vật quyền
(chủ thể nào có quyền gì đối với vật).
f. Phân loại
Học thuyết pháp lý châu Âu xây dựng nhiều cách phân loại vật quyền. Cách phổ biến
nhất là thiết lập hai nhóm vật quyền, tuỳ theo mức độ tác động vật chất mà chủ thể được
phép thực hiện đối với vật trong khuôn khổ tìm kiếm lợi ích: nhóm các vật quyền chính
và nhóm các vật quyền phụ. Ta có bảng hệ thống :

5


QUYỀN TÀI SẢN

vật quyền

trái quyền

quyền sở hữu trí tuệ

vật quyền chính yếu


Quyền sở hữu

vật quyền phụ thuộc

Vật quyền chính yếu

cầm cố

khác

quyền hưởng dụng

quyền địa dịch

6

thế chấp


PHẦN 2: VẬT QUYỀN CHÍNH YẾU
QUYỀN SỞ HỮU
I.
KHÁI NIỆM.

A.


Theo điều 17, UDHR (Universal Declaration of Human Rights):
1. Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản riêng của mình hay chung với những
người khác

2. Không ai bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.

Theo luật La Mã:
Quyền Sở hữu gồm có:
- Usus: Quyền sử dụng tài sản, khai thác công năng nhằm phục vụ nhu cầu của
chủ thể
- Fructus: Chủ thể Thu nhận lợi ích vật chất mà Tài sản mang lại, đặc biệt dưới
hình thức hoa lợi
- Abusus: Gồm quyền định đoạt vật chất (Tiêu dùng, tiêu hủy… ); quyền định
đoạt pháp lý (bán, tặng, cho thuê, thừa kế … )
Quyền sở hữu được ghi nhận ở một người khi người đó có đủ cả 3 quyền năng trên.
1. So sánh với BLDS Pháp
• Theo Điều 544 BLDS Pháp:

“La propriété est le droit de jouir et disposer des choses de la manière la plus absolue,
pourvu qu’on en fasse pas un usage prohibé par les lois ou par les règlements”. Có thể
hiểu là: “Quyền sở hữu là quyền hưởng thụ và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối nhất,
miễn là chúng không được sử dụng vào những việc mà pháp luật hay quy chế cấm”.


Theo Điều 164 BLDS Việt Nam 2005:

“Quyền Sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản
của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản”
Từ đây có thể thấy định nghĩa về quyền sở hữu trong điều 164 BLDS Việt Nam 2005
không khác mấy so với BLDS Pháp. Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện thì định nghĩa này
đã được vận dụng vào BLDS Việt Nam như một quyền tuyệt đối, riêng biệt, tồn tại lâu
dài.


7


Điểm khác về quyền sở hữu trong BLDS Việt Nam so với BLDS Pháp đó là sự xuất
hiện của quyền chiếm hữu. “Tuy nhiên, chính sự khác biệt ấy đã dẫn đến sự hình thành
một chế độ pháp lý về sở hữu rất đặc thù trong luật Việt Nam. Điều này khiến cho một
mặt, luật Việt Nam trở nên khó hiểu đối với thế giới, mặt khác, việc thực hiện quyền sở
hữu trở nên phức tạp do sự trộn lẫn các quyền năng có tính chất khác biệt trong khuôn
khổ một chế định duy nhất” (Theo TS. Nguyễn Ngọc Điện).
2. Khái niệm:
Xét điều 164 BLDS Việt Nam, ta thấy:
Quyền sở hữu bao gồm:
- Quyền chiếm hữu: Quyền nắm giữ, quản lý tài sản (Điều 182).
- Quyền sử dụng: Quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản
(Điều 192).
- Quyền định đoạt: Quyền chuyển giao sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó
(Điều 195).
3. Phân biệt khái niệm Sở hữu, Quan hệ sở hữu và Quyền sở hữu:
a. Sở hữu:
Trong đời thường, sở hữu hiểu là có một tài sản nào đó. Có thể là Sở hữu tài sản
của mình hay tài sản của người khác.
Trong kinh tế chính trị học: Đây là phạm trù kinh tế cơ bản, xuất phát của kinh tế
chính trị học. Sở hữu được hiểu là tài sản, tư liệu sản xuất và thành quả lao động thuộc về
ai, do đó nó thể hiện quan hệ giữa người với người trong quá trình tạo ra và phân phối
các thành quả vật chất. Với nội dung kinh tế như vậy, sở hữu là quan hệ kinh tế khách
quan.
Về mặt kinh tế: Sở hữu gắn liền với thu nhập, lợi ích của chủ sở hữu đối với của
cải, mang lại thu nhập cho chủ sở hữu. Mỗi hình thức Sở hữu mang lại hình thức thu
nhập khác nhau.

Ví dụ: Sở hữu về cổ phần => thu nhập là lợi tức;
Sở hữu là ruộng đất => thu nhập là địa tô
Về mặt pháp lý: Sở hữu hợp pháp hóa thành quyền. Cơ chế để thực hiện các quyền
gọi là chế đố sở hữu.
Sở hữu được xem xét dưới nhiều góc độ. Ngoài cách hiểu thông thường, trong
khái niệm sở hữu còn gồm cả quyền (quyền nhận trợ cấp, quyền nhận lương hưu… quyền
sở hữu trí tuệ). Cơ sở của việc mở rộng khái niệm sở hữu dựa trên suy luận là nếu quyền
có thể được chuyển đổi, nó là một tài sản đặc biệt, có thể được coi như đối tượng của
quyền sở hữu.
b. Quan hệ sở hữu:
8


Quan hệ kinh tế giữa người với người trong sự chiếm hữu hay nói cách khác là hình
thức xã hội của sự chiếm hữu của cải. Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người
đối với vật. Được phân hóa thành các quyền sử dụng, định đoạt.
Vậy ta có thể phân biệt ba khái niệm này với nhau:
Sở hữu là tài sản, tư liệu sản xuất … thuộc về ai đó
Quan hệ sở hữu: là quan hệ kinh tế giữa người với người đối với vật và được phân
hóa thành các quyền sử dụng, quyền định đoạt
- Quyền sở hữu: có thể hiểu là quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản của mình
theo nghĩa chủ quan. Theo nghĩa khách quan, quyển sở hữu là tổng hợp các quy
phạm pháp luật quy định trình tự chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ
sở hữu và quyền được bảo vệ khi quyền sở hữu bị xâm hại
4. Nội dung Quyền Sở Hữu:
4.1. Quyền chiếm hữu:
-

Theo PGS. TS. Hoàng Thế Liên: “Việc quy định nội dung của Quyền sở hữu được
pháp luật các nước quy định rất khác nhau. Có nước cho rằng, quyền sở hữu không bao

gồm quyền chiếm hữu, bởi vì, chiếm hữu có trước sở hữu. Chiếm hữu là bản năng bảo
tồn của con người phản ánh quan hệ bảo tồn của con người với tự nhiên và tồn tại khách
quan trong mọi thời đại […] Tuy nhiên, quan điểm của các nhà làm luật của Việt Nam lại
cho rằng, mặc dù chiếm hữu có trước sở hữu, nhưng chiếm hữu là tiền đề cho việc khai
thác công dụng của tài sản. Vì vậy, trong nội dung chính yếu của quyền sở hữu không thể
thiếu quyền chiếm hữu, cùng với các quyền còn lại như đã liệt kê ở trên có thể được gộp
lại thành nội dung cơ bản của quyền sở hữu.”1
a. Định nghĩa và phân tích:
• Chiếm hữu trong đời sống thường ngày
Chiếm hữu trong đời sống thường ngày có thể hiểu là sự nắm giữ, chi phối tài sản
theo ý chí của mình mà không phụ thuộc vào ý chí của người khác. Coi tài sản đó như
của mình.
Chiếm hữu xuất hiện trước sở hữu, nó thuộc về bản năng của con người cũng như động
vật. Con người hay động vật chiếm hữu những sản vật tự nhiên để tồn tại và tạo ra những
sản vật mới nhằm phát triển. Có thể nói chính sự chiếm hữu đã đưa loài người lên một
bước tiến hóa mới.


Theo Luật La Mã, chiếm hữu luôn hội tụ 2 yếu tố:

1 Theo Bình Luận Khoa Học Về Bộ Luật Dân Sự Năm 2005 Tập II – Bộ Tư pháp Viên Khoa Học Pháp Lý Chủ
Biên: PGS.TS. Hoàng Thế Liên. NXB Chính trị Quốc Gia – Sự Thật năm 2013.

9


Corpus: Yếu tố vật chất hay khách quan là hành vi ứng xử cụ thể cho thấy
người ứng xử có quyền với tài sản hay nói cách khách là việc thực hiện
quyền năng của sở hữu chủ
Ví dụ: Tính vật chất: cất giữ đồ đạc, chăm sóc cây cối trong vườn…

Tính pháp lý: bán tài sản, giao kết hợp đồng cho thuê tài sản hay gửi
giữ tài sản…
o Animus: Yếu tố ý chí – chủ quan: người chiếm hữu xử sự theo cung cách
mình là chủ sở hữu của tài sản.
o

Theo Luật của Đức, Pháp và các nước Châu Âu nói chung, chịu ảnh hưởng khá
nhiều của luật La Mã cổ đại thì chiếm hữu được thừa nhận theo nguyên tắc trên, trong cả
đời thường và luật pháp, là hội tụ đủ cả hai yếu tố là corpus và animus.


Trong BLDS VN 2005, Điều 182 quy định: “Quyền chiếm hữu là quyền
nắm giữ, quản lý tài sản”.

Việc nắm giữ, quản lý tài sản có thể coi là bao gồm quyền sử dụng (dùng và khai thác)
hoặc không sử dụng tài sản (cất giữ).
-

Vậy việc chiếm hữu cần phải được chủ thể thực hiện trực tiếp (bao hàm cả 2 yếu
tố nắm giữ và quản lý thì khó mà thực hiện thông qua vai trò người khác được?)
Theo khoản 2 điều 183 thì người quản lý tài sản được coi là người chiếm hữu tài
sản, vậy BLDS VN quy định quyền chiếm hữu có vẻ chỉ mang tính khách quan.

Cũng theo hệ thống pháp luật Việt Nam thì:
1. Sự chiếm hữu được bảo vệ khi thiết lập được mối liên hệ hợp pháp với

quyền sở hữu. Quyền chiếm hữu nằm trong quyền sở hữu cho nên
Quyền chiếm hữu không được bảo vệ theo một chế độ riêng mà được
nhập chung với quyền sở hữu và thành đối tượng chung của một chế độ
bảo vệ duy nhất: chế độ bảo vệ quyền sở hữu (Chương XV – BLDS Việt

Nam 2005). Chế độ này được đặc trưng bởi hai quyền cơ bản: Quyền
đòi lại tài sản – Điều 256; Quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt
hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu,
quyền chiếm hữu hợp pháp – Điều 259. 2
2. Để được bảo vệ, người chiếm hữu phải chứng minh được mình thực sự
có quyền tài sản, hay nói cách khác phải chứng minh được là mình
chiếm hữu có căn cứ pháp luật hoặc không có căn cứ pháp luật nhưng
phải ngay tình. Gọi chung là chiếm hữu hợp pháp.
2 Theo PGS. TS. Nguyễn Ngọc Điện trong “Quyền Sở Hữu và Quyền Chiếm Hữu – Bài học về tình huống luật
xa rời cuộc sống”.

10


b. Phân loại:
 Chiếm hữu có căn cứ pháp luật (Chiếm hữu hợp pháp):

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật được hiểu là các trường hợp người chiếm hữu thực sự có
quyền chiếm hữu đối với tài sản của mình.
Điều 183 BLDS Việt Nam 2005 quy định:“Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc
chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:
1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
2. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân

sự phù hợp với quy định của pháp luật;
3. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được
ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giâó, bị
chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
4. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất
lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

5. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.”
Khi xem xét tình trạng chiếm hữu liên tục:
Thời gian chiếm hữu của chủ sở hữu = Thời gian chiếm hữu của người khác đối với
tài sản của chủ sở hữu + thời gian chiếm hữu của chủ sở hữu.
Ví dụ: A sở hữu một chiếc xe o tô từ năm 2000. A làm dịch vụ cho thuê xe từ năm 2012.
Tính đến năm 2014, thời gian chiếm hữu xe của A là 14 năm chiếm hữu thực tế và toàn
bộ những phần thời gian A cho một ai khác thuê xe tức là giao quyền chiếm hữu cho
người khác.
Căn cứ vào khoản 1 điều 247 BLDS 2005 thì người chiếm hữu sẽ không thể trở thành
chủ sở hữu đối với tài sản là động sản nếu không chiếm hữu chúng một cách công khai
trong vòng 10 năm và đối với bất động sản nếu không chiếm hữu trong vòng 30 năm.
Người chiếm hữu chỉ thực hiện quyền chiếm hữu trong phạm vi, theo cách thức và thời
hạn do chủ sở hữu xác định. Đối với các tài sản không xác định được chủ sở hữu thì việc
xác lập quyền sở hữu sẽ theo các thời hiệu đặc biệt được xem xét ở mục “Các căn cứ xác
lập quyền sở hữu”.
Chiếm hữu tài sản một cách liên tục, công khai trong một thời gian dài, người chiếm
hữu mà không có quyền rốt cuộc sẽ có được quyền sở hữu. Người chiếm hữu trong tư thế
chủ sở hữu, dù không phải là chủ sở hữu đích thực, sau một thời gian, sẽ được thừa nhận
là chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản. Tư thế chủ sở hữu đó là khi người chiếm hữu
trong tư thế và với thái độ tâm lý của người có quyền đối với tài sản.
Bởi vậy, người nghĩ rằng mình chỉ là một người thuê tài sản và ứng xử phù hợp với
suy nghĩ đó, chẳng hạn, bằng cách trả tiền thuê đều đặn, không bao giờ có thể xác lập
11


quyền sở hữu theo thời hiệu đối với tài sản, dù việc chiếm hữu tài sản thuê có kéo dài đến
bao lâu.
 Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (Chiếm hữu bất hợp pháp) – Những
trường hợp không được liệt kê tại điều 183 BLDS 2005
• Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình:

Việc chiếm hữu bất hợp pháp nhưng người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết
việc chiếm hữu tái sản đó là bất hợp pháp.
Ví dụ: A đang đi đường và nghe điện thoại, một chiếc Iphone 6 thì B xuất hiện cướp
mất chiếc iphone 6 của A (giá lúc đó khoảng 20 triệu đồng). Sau đó B đem bán chiếc điện
thoại cho cửa hàng điện thoại với giá 15 triệu đồng. C tới cửa hàng điện thoại và mua lại,
sử dụng chiếc iphone 6 mà B đã cướp của A. Trong trường hợp này C là người chiếm hữu
ngay tình, C chỉ mua và sử dụng chiếc iphone 6 đó mà không hề biết nó đã bị B cướp từ
A (tức tài sản bất hợp pháp)
Chiếm hữu ngay tình được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Khi một người chiếm hữu
ngay tình một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định theo thời hiệu thì sẽ trở thành
chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó. Cụ thể là nếu C giữ chiếc iphone 6 đủ 10 năm (động
sản) thì C trở thành chủ sở hữu hợp pháp đối với chiếc iphone 6 đó.
Quyền này được thừa nhận chừng nào sự ngay tình còn được duy trì và chấm dứt từ
lúc người chiếm hữu biết hoặc buộc phải biết mình không phải là người có quyền sở hữu
đối với tài sản.


Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình:

Việc chiếm hữu là bất hợp pháp và người chiếm hữu biết hoặc buộc phải biết việc
chiếm hữu tài sản đó là bất hợp pháp nhưng vẫn cố tình chiếm hữu.
Ví dụ: Như trên nhưng B không đem bán cho cửa hàng điện thoại mà đem về sử dụng thì
B là người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình chiếc iphone 6 đó và kể cả khi A
không báo lại với cơ quan chức năng và B chiếm giữ chiếc iphone đủ 10 năm thì B việc
chiếm hữu của B vẫn không được luật pháp bảo vệ, B không trở thành chủ sở hữu hợp
pháp của chiếc điện thoại đó.
Sự phân biệt chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình và chiếm hữu bất hợp pháp không
ngay tình có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu và
việc chọn lựa phương thức kiện bảo vệ quyền sở hữu trong việc các án kiện dân sự.


12




Nguyên tắc suy đoán người chiếm hữu là người có quyền:

Được áp dụng ở một số nước, trong trường hợp việc chiếm hữu tài sản bị xâm hại,
quấy nhiễu bằng hành vi vi phạm pháp luật, người chiếm hữu được bảo vệ theo cách bảo
vệ mà luật pháp dành cho chủ sở hữu. Điều cần nhấn mạnh là suy cho cùng người chiếm
hữu được bảo vệ không phải vì nhà chức trách tin chắc rằng đó là chủ sở hữu đích thực
của tài sản. Đơn giản, việc chiếm hữu đó là một phần của cuộc sống xã hội đang diễn ra
một cách bình yên; sự bình yên đó cần được duy trì, bởi nó hàm chứa ít rủi ro xung đột,
khủng hoảng xã hội so với tình cảnh mà người xâm hại, quấy nhiễu việc chiếm hữu tạo ra
bằng hành vi xâm hại, quấy nhiễu của mình.3
Ví dụ: C đã mua chiếc iphone 6 và chiếm hữu nó được 5 tháng thì đi đường bị cướp
giật điện thoại. Khi đó D chứng kiến và đã giúp C lấy lại được điện thoại. D tình cờ là
anh trai của A chủ sở hữu thực của chiếc iphone đó. Khi đó có thể thấy hành động của D
là hoàn toàn đúng đắn, của người ưa chuộng công lý, lẽ phải. Tuy nhiên, nếu D là người
thuộc cơ quan chức trách, đang thi hành nhiệm vụ thì khi ấy D sẽ phải thực hiện các bước
để hoàn thành nhiệm vụ của mình bao gồm của việc giao trả lại tài sản cho nạn nhân. Khi
ấy, người nhận tài sản cần phải là chủ nhân đích thực có căn cứ của tài sản. Vậy lúc này
nếu C muốn nhận lại tài sản thì phải chứng minh được mình là chủ sở hữu hợp pháp của
chiếc iphone (điếu không thể). Theo nguyên tắc đưa ra ở trên thì quyền sở hữu của C đối
với chiếc iphone vẫn được bảo vệ.
4.2.

Quyền sử dụng:

Là một trong ba quyền năng cơ bản của quyền sở hữu, quyền sử dụng có ý nghĩa đặc

biệt quan trọng không những đối với chủ sở hữu tài sản, mà còn đối với cả các chủ thể
khác trong mối liên quan tới đối tượng sở hữu là tài sản.
Điều 192 BLDS 2005 quy định quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng và hưởng
hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
Khai thác tài sản được hiểu là việc dùng tài sản để phục vụ sở thích của bản thân hoặc
để khai thác lợi ích kinh tế của tài sản. Ví dụ: sử dụng xe máy để đi lại, dùng điện thoại
để liên lạc; cho thuê xe để kiếm tiền v.v…
Hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là việc chủ sở hữu thu nhận các sản vật tự nhiên mà
tài sản mang lại như trái cây, hoa quả, gia súc sinh con v.v… hoặc thu các khoản lợi từ
việc khai thác tài sản như lợi tức cổ phiếu, tiền cho thuê nhà, thuê xe v.v…
3 Theo PGS. TS. Nguyễn Ngọc Điện trong “Quyền Sở Hữu và Quyền Chiếm Hữu – Bài học về tình huống luật
xa rời cuộc sống”.

13


Chủ sở hữu có quyền quyết định các thức sử dụng tài sản của mình: sử dụng hoặc
không sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng tài sản không được làm phương hại tới lợi ích của
nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Người có quyền sử dụng là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp.
4.3.

Quyền định đoạt:

Theo điều 195 BLDS 2005: Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài
sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
Là quyền quan trọng nhất của chủ sở hữu và chỉ có chủ sở hữu mới được hưởng
quyền này.
Đặc điểm:
-


-

Là quyền tối cao của chủ sở hữu.
Người không phải chủ sở hữu chỉ có thể định đoạt tài sản của người khác
trong trường hợp được chủ sở hữu ủy quyền hoặc trong trường hợp được
luật quy định.
Quyền định đoạt có thể bị hạn chế trong trường hợp có sự xung đột giữa
lợi ích nhà nước, lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân.
Được pháp luật bảo vệ nhờ đặt ra một số quy định nhằm bảo vệ chủ sở
hữu hoặc sự an toàn pháp lý trong giao dịch dân sự.

Được hiểu là quyền quyết định số phận pháp lý của tài sản và quyền này được thể
hiện dưới hai góc độ:
1. Định đoạt về số phận thực tế của vật: Tiêu dùng, hủy bỏ, hoặc từ bỏ quyền
sở hữu (vứt bỏ tài sản.). Trong trường hợp này, chủ thể định đoạt vật chỉ
cần bằng hành vi trực tiếp tác động lên vật
2. Định đoạt số phận pháp lý: Chuyển giao quyền sở hữu. Phải thông qua
giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu.
Trong các trường hợp có sự xung đột giữa lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của nhà
nước, lợi ích công cộng hoặc lợi ích của người khác, quyền định đoạt có thể bị hạn chế
theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định (Ví dụ: cổ vật, di tích lịch sử, văn hóa
thì nhà nước có quyền ưu tiên mua).
Quyền định đoạt tuy là quyền tuyệt đối của chủ sở hữu song pháp luật cũng đặt ra
nững quy định về điều kiện định đoạt nhằm mục đích bảo vệ cho chủ sở hữu hoặc bảo vệ
sự an toàn pháp lý trong giao lưu dân sự.
5. Đặc tính của Quyền Sở Hữu:
14



Quyền sở hữu đứng đầu các loại quyền về tài sản do tính chất hoàn hảo do các quyền
năng mà nó tạo ra cho người mang quyền. Quyền cho phép người có quyền không chỉ
nắm giữ việc kiểm soát vật chất đối với tài sản mà còn có thể khai thác các khả năng và
đặc biệt là các giá trị kinh tế của các tài sản đó. Nó tạo điều kiện cho người có quyền thu
được lợi ích từ việc khai thác một cách trọn vẹn các khả năng kinh tế của tài sản. Các
quyền khác về tài sản ví dụ như quyền địa dịch, quyền thuê dài hạn thì người có quyền
chỉ được khai thác tài sản ở 1 khía cạnh nào đó, quyền năng thấp hơn quyền sở hữu (ví dụ
như sự tiện lợi về tầm nhìn, lối đi qua v.v…).
Cũng như bất cứ quyền tài sản nào khác, quyền sở hữu có đặc điểm là trị giá được
bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao lưu dân sự.
Nhưng để nói về đặc tính riêng biệt, biến quyền sở hữu thành một quyền được coi là
có quyền năng nhất, hoàn hảo nhất thì phải nói tới những đặc điểm sau:
5.1.

Tính vĩnh viễn:

Đặc tính này của quyền sở hữu nói lên rằng, người mang quyền sở hữu được sở hữu
tài sản của mình, được pháp luật bảo vệ cho quyền đó một cách lâu dài có thể nói là vĩnh
viễn. Người đó có thể giữ tài sản của mình bao lâu tuỳ thích, một khi tài sản đó được sở
hữu một cách hợp pháp.
5.2.

Tính tuyệt đối:

Quyền sở hữu mang tính chất xác định về mặt chủ thể. Đặc tính này cho thấy chỉ duy
nhất người chủ sở hữu mới có đầy đủ các quyền sử dụng, định đoạt. Các quyền về tài sản
khác chỉ có một số đặc tính chứ không thể có được đầy đủ như quyền sở hữu.
Tính tuyệt đối có được là do quan hệ sở hữu là quan hệ tuyệt đối tức là quan hệ chỉ
xác định chủ thể có quyền mà không xác định được, cũng không cần xác định chủ thể có
nghĩa vụ. Nói cách khác, bất kì chủ thể nào khác khi đặt trong một mối quan hệ với chủ

sở hữu đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người này.
Ví dụ: quyền sử dụng, chỉ có chủ sở hữu là người duy nhất có quyền năng này đối với
tài sản của mình.
Cũng có trường hợp chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho người
khác thông qua một hợp đồng. Tuy nhiên dựa trên cở sở này, có thể thấy, người khác có
quyền sử dụng nhưng sẽ bị giới hạn với những điều đã được thoả thuận trong hợp đồng,
nó mang tính hạn chế hơn quyền sở hữu toàn năng của chủ sở hữu.
Khi A là chủ sở hữu của một mảnh đất, anh ta có thể lập hợp đồng cho B thuê mảnh
đất đó trong vòng 10 năm, thì anh B sẽ có quyền sử dụng mảnh đất đó, nhưng chỉ trong
vòng 10 năm.
5.3.
Tính đối kháng:
15


Quyền này cho thấy, người chủ sở hữu sẽ có quyền “đối kháng” với bất cứ ai. Đặc tính
này cực kì có lợi cho người chủ sở hữu. Anh ta sẽ có quyền yêu cầu cả thế giới, chỉ trừ
anh ta ra, tôn trọng sự sở hữu của anh ta với tài sản của mình.
Điều này lại mang chúng ta quay lại với quyền tuyệt đối khi nó mang tính xác định về
mặt chủ thể. Chỉ có người chủ sở hữu mới có quyền.
Ví dụ: A sở hữu một mảnh đất, đã có đăng ký sở hữu. A xây một căn nhà trên một nửa
mảnh đất đó, nửa còn lại để làm vườn, nhưng không xây rào chắn, vì vậy nên mảnh đất
của A nối liền với một mảnh đất khác. B tới mua mảnh đất còn lại, và anh ta cho rằng,
mảnh vườn của A nối liền với đất của anh ta, và A không xây nhà trên đó nên phần đất đó
thuộc về anh ta nên B đã tự ý phá mảnh vườn của A. A kiện B ra toà vì việc này. Vậy khi
A và B ra toà, việc A đã đăng ký sở hữu giúp cho A có điều kiện đối kháng với B trên toà
khi xảy ra tranh chấp như vậy. Và B dĩ nhiên phải tôn trọng quyền sở hữu của A đối với
mảnh đất đó, anh ta không có quyền lấn chiếm hay giành lại mảnh đất về mình.
So sánh với quan hệ hợp đồng, ta có thể thấy rõ, hợp đồng chỉ mang tính tương đối. Vì rõ
ràng, ta thấy trong quan hệ hợp đồng sẽ xác định được rõ cả chủ thể có quyền và chủ thể

có nghĩa vụ. Tài sản trong mối quan hệ hợp đồng khiến cho người chiếm hữu tài sản đó
chỉ có quyền yêu cầu người tham gia hợp đồng với mình thực hiện sự tôn trọng với
những điều đã nêu ra trong hợp đồng chứ không phải một ai khác.
Có trường hợp phạm vi rộng hơn khi nói đến hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3
(xem thêm về hiệu lực tương đối của hợp đồng).
II.

XÁC LẬP VÀ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU

1.Căn cứ xác lập quyền sở hữu
Căn cứ xác lập quyền sở hữu là những sự kiện pháp lý do Bộ luật Dân sự quy định
làm phát sinh quyển sở hữu của một hoặc nhiều chủ thể đối với tài sản.
Theo điều 170 – BLDS 2005, quyền sở hữu được xác lập trong các trường hợp sau đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp ;
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Thu hoa lợi, lợi tức;
4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;
5. Được thừa kế tài sản;
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô
chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị
thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;
7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên
tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247
của Bộ luật này;
16


8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.


Ta phân tích cụ thể vào từng trường hợp:
1) Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp:

Theo điều 233 BLDS – 2005 : “Người lao động, người tiến hành kinh doanh hợp
pháp có quyền sở hữu đối với tài sản, thành quả do lao động, hoạt động sản xuất, kinh
doanh hợp pháp của mình kể từ thời điểm có được tài sản đó”.
Sản phẩm do quá trình lao động tạo ra có thể là vật chất như người nông dân là chủ sở
hữu đối với sản phẩm nông nghiệp, thợ thủ công có quyền sở hữu hàng hóa do mình sản
xuất ra. Sản phẩm tạo ra có thể là đối tượng sở hữu trí tuệ như tác phẩm văn học, công
trinh khoa học, sáng chế…
Đó cũng có thể là tiền công, tiền lương của người lao động sau khi đã hoàn thành
xong công việc, nhiệm vụ.
Ví dụ: Bà A là nhân viên trong một công ty tư nhân và được trả lương vào cuối tháng. Thì
số tiền lương bà A nhận được là thuộc quyền sở hữu của bà A . Căn cứ để bà A xác lập
quyền sở hữu đối với số tiền này là từ hành vi “ lao động “ của mình.
2) Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan

nhà nước có thẩm quyền
Ở đây ta có 2 căn cứ để xác lập quyền sở hữu:
a) Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận:
Quyền sở hữu được xác lập theo ý chí của các bên chủ thể thông qua hợp đồng dân
sự. Hợp đồng chuyển quyền sở hữu là sự thỏa thuận có sự thống nhất ý chí của các chủ
thể nhằm chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác và làm phát
sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên.
Đó là các hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi , cho vay…
Hai điểm cần lưu ý đối với căn cứ xác lập này là hiệu lực của hợp đồng và thời điểm
chuyển quyền sở hữu:
• Hiệu lực của hợp đồng:
Những hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu có hiệu lực khi chúng phù hợp với các
quy định Bộ luật Dân sự , không trái với những quy định để giao dịch dân sự có hiệu lực

tại điều 122 BLDS – 2005 .
• Thởi điểm chuyển quyền sở hữu:
Đối với động sản , thời điểm chuyển quyền sở hữu chính là thời điển tài sản được
chuyển giao cho chủ sở hữu mới .
Đối với bất động sản hay những động sản mà pháp luật yêu cầu phải đăng ký quyền
sở hữu , thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm khi người mua hoặc người tặng
cho… đã thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu.
Ví dụ 1: A bán nhà cho B. A đã làm xong thủ tục sang tên trước bạ nhà cho B, nhưng
chưa giao nhà thì không may sét làm hỏng nhà, trong trường hợp này dù B chưa nhận
nhà, nhưng về pháp lý B đã là chủ sở hữu căn nhà đó, do đó B phải chịu rủi ro.
17


Ví dụ 2: A bán cho B con lợn giống, B đã trả tiền cho A nhưng chưa nhận lợn của A,
con lợn tự nhiên bị chết. Trong trường hợp này không cần xem A có lỗi hay không có lỗi,
vì dù A đã nhận đủ tiền, nhưng chưa giao lợn cho B thì quyền sở hữu về con lợn đó vẫn
chưa phát sinh đối với B, A vẫn là chủ sở hữu nên A phải chịu rủi ro. Nếu A không có con
lợn khác trả cho B hoặc có con lợn khác nhưng không được B đồng ý thì A phải trả lại
tiền cho B.
b) Được chuyển quyền sở hữu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền:
Quyền sở hữu có thể được xác lập qua những bản án, quyết định của Tòa Án hoặc
theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Ví dụ: Công nhận quyền sở hữu của cá nhân khi chia tài sản chung hợp nhất của vợ
chồng sau khi ly hôn hay các quyết định hóa giá nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, hay bất kỳ một tranh chấp nào cần đến sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định…
3) Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức:
Trước hết ta cần hiểu, thế nào là hoa lợi, lợi tức.

Hoa lợi là sản vật tự nhiên do tài sản sinh ra. ( Ví dụ: Bí, ngô, khoai , sắn, … là hoa lợi
được thu từ cây trồng, trứng do gia cẩm đẻ ra…).
Lợi tức là một khái niệm trong kinh tế học dùng để chỉ chung về những khoản lợi nhuận
(lãi, lời) thu được khi đầu tư, kinh doanh hay tiền lãi thu được do cho vay hoặc gửi tiết
kiệm tai ngân hàng. Trong các trường hợp khác nhau, thì lợi tức có tên gọi khác nhau,
trong đầu tư chứng khoán, lợi tức có thể gọi là cổ tức, trong tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ
hạn, nó gọi là lãi hay tiền lãi, còn trong các hoạt động đầu tư kinh doanh khác, lợi tức có
thể gọi là lợi nhuận, lời...
Hay ta có thể tìm được một đinh nghĩa chung nhất tại Điều 175 BLDS – 2005 : “Lợi
tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản”.
Theo điều 235 BLDS – 2005 : “Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu
đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc quy định theo pháp luật , kể từ thời điểm thu
được hoa lợi, lợi tức đó” .
Về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức:
“Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi , lợi tức sinh ra từ tài sản gốc tính từ
thởi điểm thu được hoa lợi, lợi tức nếu pháp luật không có quy định khác hoặc các chủ
thể không có thỏa thuận khác. Thời điểm thu hoa lợi được tính là thời điểm hoa lợi tách
khỏi tài sản gốc, trở thành tài sản độc lập. Trường hợp này phải phân biệt hoa lợi với bộ
phận của tài sản ( ví dụ, quả cam trên cây cam vẫn là bộ phận của cậy cam, khi cắt quả
cam ra khỏi cây cam thì trở thành hoa lợi)”4
4 Bình luận khoa học bộ luật dân sự _ TS. Nguyễn Minh Tuấn.
18


Ví dụ: Ông A là cổ đông của công ty Ông B. Cuối năm ông A được thanh toán 10 triệu
đồng cổ tức . Vậy 10 triệu đồng này là thuộc quyền sở hữu của ông A theo căn cứ “
hưởng lợi tức”
4) Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;
a) Tạo thành vật mới do sáp nhập:
Trước hết ta cần hiểu: Thế nào là sáp nhập ? Sáp nhập là việc gắn một vật vào một vật

khác tạo thành một vật mới có thể chia được hoặc không chia được. Tài sản sáp nhập có
thể là động sản hoặc bất động sản.
Trong khoản 1 Điều 236 BLDS – 2005 quy định :
“Trong trường hợp tài sản có nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau
tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính
hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở
hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành
thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm mới được tạo thành; chủ sở hữu mới phải
thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thỏa thuận
khác.
- Trường hợp sáp nhập bất động sản:

Trường hợp sáp nhập bất động sản với bất động sản:
Vật chính ở đây là đất, hay nói đúng hơn là quyền sử dụng đất. Các bất động sản hữu
hình nếu không là đất, thì đều là những tài sản gắn liền với đất và đều là những vật phục
vụ cho việc khai thác công dụng của đất. Với đặc điểm đó, các tài sản gắn liền với đất
phải được coi là vật phụ so với đất.


Ví dụ: Anh A và Anh B là 2 anh em ruột có 2 miếng đất cạnh nhau và thuộc quyền sở
hữu riêng của mỗi người. Do 2 miếng đất quá nhỏ nên 2 anh em quyết định gộp 2 mảnh
đất lại để xây nhà cho bố mẹ ở. Như vậy, căn nhà được xây trên 2 mảnh đất đó thuộc
quyền sở hữu chung của anh A và anh B.
• Trường hợp sáp nhập bất động sản với động sản:
Ví dụ: Cánh cổng được lắp ghép vào ngôi nhà hay gắn cố định một bức tượng cổ vào
tường của ngôi nhà.
Sáp nhập bất động sản cũng có thể xảy ra tự nhiên, như trong trường hợp di chuyển tự
nhiên của vật nuôi dưới nước nhưng có khi sự sáp nhập là rõ ràng về mặt tự nhiên nhưng
lại không được coi là sáp nhập về mặt pháp lý trong luật Việt Nam (ví dụ như sự bồi đắp
của phù sa...). Sự sáp nhập cũng có thể xảy ra một cách nhân tạo.

Ví dụ : Một đàn cá tự nhiên (chưa thuộc sự sở hữu của ai ) di chuyển đến ao hồ nhà
ông C và sinh sống tại đó. Như vậy, đàn cá đó thuộc quyền sở hữu của ông C.
Trong trường hợp sáp nhập bất động sản, tài sản sau khi sáp nhập luôn là bất động
sản.
-

Trường hợp sáp nhập động sản:
19


Do đối tượng ở trường hợp này là động sản nên vật chính ở đây không còn cụ thể là
đất hay quyền sử dụng đất nữa, mà ta tìm đến khái niệm rộng hơn : Điều 176 – BLDS
2005 : “Vật chính là vật độc lập có thể khai thác công dụng theo tính năng.” Và “vật phụ
là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, nhưng có thể tách
rời vật chính”
Ví dụ : Trong lúc đóng tủ sach, anh A làm rơi mất đinh nên dùng đinh của anh B để
đóng tủ sách. Như vậy anh A có quyền sở hữu toàn bộ chiếc tủ sách đó và phải có nghĩa
vụ thanh toán chi phí của chiếc đinh đó cho anh B.
Trong trường hợp này, tài sản sau khi sáp nhập có thể là động sản hoặc bất động sản.
Trong trường hợp người sáp nhập tài sản không ngay tình :
• Theo khoản 2 – Điều 236 – BLDS – 2005:
“Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của
mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không
được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sap nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có
một trong các quyền sau đây:
a.Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp
nhập giá trị tài sản đó.
b.Yêu cầu người sáp nhập tài sản thaưnh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi
thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới.”
Như vậy, đối với trường hợp một người sáp nhập tài sản là động sản của người

khác vào tài sản là động sản của mình một cách không ngay tình thì người có tài sản bị
sáp nhập có 2 lựa chọn, hoặc trở thàn chủ sở hữu tài sản mới và thanh toán cho chủ sở
hữu kia phần giá trị tài sản của họ. Hai là không nhận tài sản mới và yêu cầu người chủ
sở hữu kia thanh toán giá trị tài sản của mình.
Tình huống: Ông A lắp đường ống nước ra sân sau để tưới cây, sau khi lắp xong
ống nước thì ông A phát hiện vòi nước bị lỗi, nhìn thấy bên sân nhà ông B có cái vòi
nước không sử dụng vứt ở góc, ông A sang hỏi xin nhưng không có ai trả lời. Đang vội
ông A bèn lấy luôn vòi nước bên nhà ông B về lắp thử vào của mình thì dùng được. Trong
trường hợp này, nếu ông B phát hiện ra ông A lấy vòi nước của mình về mà không hỏi
trước, với việc vòi nước và đường ống nước không thể phân biệt vật chính vật phụ thì
dựa vào khoản 2 điều 236 BLDS 2005, ông B có quyền một là yêu cầu ông A thanh toán
phần giá trị vòi nước cho mình và bồi thường thiệt hại, hai là ông B có quyền lấy lại toàn
bộ tài sản mới và thanh toán giá trị vòi nước cho ông A
-

Theo khoản 3 – Điều 236 – BLDS – 2005:
“Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất
động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đo không phải là của mình và
cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị
sáp nhập có quyền yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản cua
mình và bồi thương thiệt hại.”
Ví dụ: Anh A lấy thóc của anh B trồng trên mảnh ruộng nhà mình. Anh A phải
thanh toán tiền thóc và bồi thường thiệt hại cho anh B


20


b) Tạo thành vật mới do trộn lẫn:


Trộn lẫn là trường hợp hai hay nhiều tài sản trộn vào nhau trở thành tài sản mới –
một khối tài sản không thể phân chia được.
Theo điều 237 – BLDS – 2005, ta có được nguyên tắc xác lập quyền sở hữu trong
trường hợp trộn lẫn như sau:
- Khi các tài sản được trộn lẫn tạo thành vật mới không thể chia được thì vật
mới đó là tài sản chung của các chủ sở hữu , trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
- Trong trường hợp một người trộn lẫn tài sản của người khấc vào tài sản của
mình mà không được sự đồng ý, cho phép của chủ sở hữu của tài sản bị
trộn lẫn thì có thể giải quyết bằng các cách:
“ a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh
toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó
b)Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của
mình và bồi thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới”
c) Tạo thành vật mới do chế biến:

Chế biến là một quá trình sử dụng một số tài sản làm nguyên vật liệu để tạo ra một
tài sản mới có tính năng, đặc điểm, công dụng hoàn toàn khác biệt so với nguyên liệu ban
đầu. Vật chế biến lẫn là động sản.
Thường có sự can thiệp của quy trình công nghệ khoa học, có các phản ứng nhằm
biến những nguyên liệu ban đầu thành những tài sản mới phục vụ cho nhu cầu con
người .
Theo điều 238 – BLDS – 2005:
1. Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới cũng
là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành.
2. Người dùng nguyên liệu thuộc sở hữu cua người khác để chế biến mà ngay
tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị
nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.
Qua đó ta có thể rút ra được cách xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chế biến:
- Chủ sở hữu của nguyên vật liệu tạo ra vật là chủ sở hữu của vật chế biến

đó. Có thể là một chủ sở hữu mà cũng có thể là nhiều chủ sở hữu( Nếu
nguyên vật liệu thuộc sự sở hữu chung của nhiều chủ sở hữu ) .
- Trong trường hợp chế biến mà người chế biến ngay tình ( tức là không biết
và không thể biết chủ sở hữu thực sự của nguyên vật liệu chế biến là ai) thì
người chế biến sẽ là chủ sở hữu, nhưng trong trường hợp không ngay tình
thì theo khoản 3 – Điều 238 :“Trong trường hợp người chế biến không
ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới;
nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ
sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành , tương ứng với giá trị
nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến
không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.”
21


Một ví dụ của trường hợp chỉ một người chủ sở hữu nguyên vật liệu chế
biến:
Ông A trộm gỗ của ông B để đóng bàn thì ông B có quyền yêu cầu giao lại
chiếc bàn đó.
• Một ví dụ phân biệt chế biến với trộn lẫn: nếu trộn lẫn xi măng, cát, sỏi thì
tạo được vật mới gọi là vật trộn lẫn. Còn nếu hỗn hợp trộn lẫn này thêm
nước tạo thành khối bê tông sẽ là vật mới do chế biến.


Ta có bảng so sánh.
Sáp nhập

Trộn lẫn

Chế biến


Động sản hoặc Bất
động sản

Động sản

Động sản

_ Có thể là bất động
sản hoặc động sản.
_ Tài sản sau khi sáp
nhập có mối quan hệ
gắn bó với nhau,
nhưng không có sự
pha trộn về tính chất
của mỗi tài sản. Tài
sản mới được tạo
thành có thể là vật
chia được hoặc
không chia được.

_ Là động sản.
_ Là một khối hỗn
hợp tài sản.
_Được hình thành
mà không xuất hiện
giá trị thặng dư hay
nói cách khác khối
tài sản mới có giá trị
không cao hơn so
với tài sản ban đầu

_ Không thể phân
chia được

_ Là động sản .
_ Là một tài sản mới
khác biệt hoàn toàn
với tài sản ban đầu.
_ Cần một quá trình
để tạo ra sản phẩm
hay nói cách khác là
giá trị nó mang lại
có thể cao hơn rất
nhiều nguyên liệu
ban đầu của nó.
_ Không thể phân
chia được.

Đối tượng
Đặc điểm của tài
sản mới

5) Được thừa kế tài sản:

Thừa kế được quy định trong phần thứ tư của BLDS – 2005 : Từ điều 631 đến điều
687.
Thừa kế là việc cá nhân hoặc tổ chức được hưởng di sản từ một cá nhân khác bị
chết.Người thừa kế có quyền sở hữu tài sản thừa kế hợp pháp tức phải tuân thủ và không
trái với những quy phạm đã được quy định trong bộ luật này. Người thừa kế có thể được
hưởng di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Người thừa kế xác lập quyền
sở hữu đối với di sản kể từ thời điểm nhận. Đối với trường hợp phải đăng ký quyền sở

hữu thì người thừa kế có quyền sở hữu đối với di sản thừa kế tại thời điểm đăng ký.

22


6) Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật

bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi
dưới nước di chuyển tự nhiên
a) Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở
hữu:
Theo điều 239 – BLDS – 2005:
“Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Người đã phát
hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật;
nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước”
Như vậy, để khẳng định tài sản là vật vô chủ thì phải xác định được việc từ bỏ quyền
sở hữu tài sản của chủ sở hữu. Trong đó thái độ chủ quan của chủ sở hữu đối với việc bỏ
lại tài sản phải là cố ý. Nếu chủ sở hữu bỏ lại tài sản một cách vô ý thì tài sản được xác
định là vật do người khác đánh rơi, bỏ quên. Việc xác lập quyền sở hữu cho người nhặt
được tài sản trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điều 241 Bộ luật Dân
sự.
Trong trường hợp không biết ai là chủ sở hữu và không có căn cứ để xác định việc
chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu thì tài sản được coi là "vật không xác định được chủ sở
hữu". Việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trong trường hợp này được thực hiện theo
quy định tại Khoản 2 Điều 239 Bộ luật Dân sự.
b) Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm

thấy:
Vật bị chôn giấu là những vật được tìm thấy trong lòng đất. Vật chìm đắm là
những vật được tìm thấy nằm sâu dưới đáy sông, ao , hồ biển. Vật bị chôn giấu, bị chìm

đắm có thể là vật vô chủ (Ví dụ: chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu dưới hình thức chôn
xuống đất hoặc ném xuống sông) hoặc là vật không xác định được chủ sở hữu (Ví dụ:
phát hiện vật dược chôn dưới đất, chìm dưới biển nhưng không biết ai là chủ sở hữu,
không xác định được chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu hay chưa). Hay ta có thể nói vật
bị chôn giấu do 2 nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan ( ý chí của con người) , nguyên
nhân khách quan ( như động đất, lũ lụt…). Những vật bị chôn giấu, chìm đắm lâu năm
( hàng trăm, nghìn năm) sẽ trở thành di tích lịch sử văn hóa.
Việc xác lập quyền sở hữu cho người phát hiện ra vật bị chôn giấu, bị chìm đắm
được thưc hiện theo quy định tại điều 240 Bộ luật Dân sự.
Sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác định
như sau:
- Nếu vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hoá thì thuộc Nhà nước; người tìm thấy
vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
- Nếu vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hoá, mà có giá trị đến mười
tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vật
23


tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người
tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và
50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần
giá trị còn lại thuộc Nhà nước.
Ví dụ: Ông A phát hiện ra một vật bị chôn giấu có trị hơn 40 tháng lương tối thiểu ,
sau khi đã trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản. Phần giá trị còn lại bằng 40 tháng lương tối
thiểu sẽ được xác định như sau: Ông A hưởng giá trị 10 tháng lương tối thiểu, phần giá trị
bằng 30 tháng lương tối thiểu còn lại chia đôi Nhà nước một nửa, ông A hưởng một nửa.
 Tuy nhiên trong một số trường hợp khó có thể phân biệt giữa vật bị chôn giấu, bị

chìm đắm với vật vô chủ. Ví dụ: Một người trên tàu rơi một chiếc vòng cổ xuống
biển thì chiếc vòng cổ ấy là vật vô chủ, vật bị đánh rơi hay vật bị chìm đắm ??

Không phải lúc nào cũng có thể phân định rạch ròi được những khái niệm ấy mà
cách xử lý từng trường hợp lại khác nhau, vậy làm sao để có thể phân biệt cho phù
hợp.
c) Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên:
Vật bị đánh rơi, bỏ quên là những vật mà chủ sở hữu vô ý đánh rơi nơi công cộng
hoặc bỏ quên ở chỗ của người khác ( hay nói cách khác, đây là việc ngoài mong đợi và ý
chí của chủ sở hữu)
Người tìm thấy vật bị đánh rơi, bỏ quên có nghĩa vụ :
- Thông báo hoặc trả lại vật cho chủ sở hữu, nếu trên vật bị đánh rơi có ghi thông tin
về chủ sở hữu.
- Nếu trên vật bị đánh rơi, bỏ quên không ghi thông tin về chủ sở hữu thì người nhặt
được phải có nghĩa vụ thông báo, giao nộp cho chính quyền địa phương hoặc công
an cơ sở gần nhất để thông báo công khai tìm chủ sở hữu.
Tương tự như đối với vật bị chôn giấu, chìm đắm, nếu vật bị đánh rơi bị bỏ quên
có giá trị thấp hơn 10 tháng lương tối thiểu, sau 1 năm nếu không tìm thấy chủ sở
hữ, vật thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vật có giá trị vượt quá 10 tháng
lương tối thiểu thì sau khi trừ đi chi phí bảo quản, thì người tìm thấy được hưởng
giá trị 10 tháng lương tối thiểu và 50% giá trị vượt quá 10 tháng lương tối thiểu,
phần còn lại thuộc về Nhà nước.
Nếu vật bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử, văn hóa thì quyền sở hữu được xác
lập cho Nhà nước, người nhạt được sẽ được thưởng một khoản tiền thưởng theo
quy định của pháp luật và được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc bảo quản tài
sản ( nếu có).
Một trường hợp xác lập quyền sở hữu trong thực tiễn: Chắc hẳn các bạn hay đọc
tin tức thời sự sẽ biết đến vụ vợ chồng buôn bán ve chai phát hiện được 5 triệu yên trong
khi tháo dỡ chiếc thùng loa mua được.Thì trước hết, vợ chồng buôn bán ve chai phải có
trách nhiệm thông báo và giao nộp số tiền cho công an . Và theo nhóm, trong trường hợp
này áp dụng quy định tại khoản 2 điều 239 BLDS là phù hợp. Bởi lẽ, điều 239 là quy
định chung, còn điều 241 ( xác lập quyền sở hữu với vật đánh rơi, bỏ quên) là quy định
riêng. Nếu quy định riêng không thỏa mãn các điều kiện khi áp dụng thì quay về áp dụng

24


quy định chung. Pháp luật bảo vệ sở hữu của người chủ sở hữu đồng thời bảo vệ quyền
sở hữu đươc xác lập của người phát hiện. Trường hợp người ve chai tìm thấy số tiền trên
thì áp dụng khoản 2 điều 239 BLDS là ổn hơn. Áp dụng như vậy, thời gian kể từ khi
thông báo là một năm, đủ để người chủ sở hữu thật sự nhận lại. Nếu không thì người mua
ve chai có thể hưởng toàn bộ số tiền trên cũng là hợp lý, hợp tình.
d) Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc, gia cầm bị thất lạc
Đối với tài sản là gia súc, gia cầm bị thất lạc: Có thể nói gia súc gia cầm vốn có vài
trò quan trọng đối với các gia đình thuần nông Việt Nam, có vai trò quan trọng trong sản
xuất kinh tế đối với các hộ gia đình. Do tập quán nhiều vùng có thói quen thả rông gia
súc, gia cầm để tiện cho việc chăn nuôi nên dễ xảy ra trường hợp thất lạc.
-

Khi 1 người tìm thấy gia súc gia cầm thất lạc, được xác lập quyền sở hữu đối với
chúng dựa trên các yêu cầu sau:


Thứ nhất, sau khi đã thông báo cho chính quyền địa phương nơi cư trú, cụ thể
là UBND xã phường, thị trấn, để chính quyền có biện pháp tìm kiếm công
khai, đối với gia súc, còn với gia cầm, người tìm thấy chỉ cần lien tục công
khai tìm kiếm chủ sở hữu



Thời hiệu để xác lập quyền sở hữu đối với gia súc là 6 tháng, gia súc thả rông
là 1 năm, gia cầm là 1 tháng, nhưng phải lien tục công khai tìm kiếm

-


Nếu chủ sở hữu đến nhận lại thì người tìm thấy gia súc, gia cầm thất lạc có
quyền: yêu cầu chủ sở hữu thanh toán chi phí chăm sóc trong suốt thời gian gia
súc, gia cầm thất lạc, yêu cầu được thưởng 1 nửa số hoa lợi, 1 nửa số con của
gia súc, gia cầm thất lạc trong thời gian chăm sóc. Tuy nhiên, nếu người tìm
thấy gia súc, gia cầm làm chết chúng, phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu

Ví dụ: Bà A tìm được 1 con vịt bị thất lạc ngoài ruộng, trong suốt 20 ngày tìm kiếm
chủ sở hữu, bà A thu về được 10 quả trứng vịt và ấp được 4 con vịt con. Tuy nhiên con vịt
mắc phải dịch cúm gia cầm từ đàn vịt của bà A. Đến ngày thứ 21,bà B, chủ sở hữu của
con vịt biết tin bà A tìm được con vịt của mình đến nhận lại thì con vịt chết, Mặc dù có
công chăm sóc con vịt nhưng bà A chỉ được nhận lại 1 nửa số hoa lợi là 5 quả trứng và 2
con vịt con, vẫn phải bồi thường thiệt hại cho bà B.
e) Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước di chuyển:

Vật nuôi dưới nước là các động vật được nuôi trong môi trường nưới ( như: cá,
tôm, cua…)
Theo điều 244 – BLDS – 2005:
“ Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người
khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao , hồ đó. Trong trường hợp vật nuôi dưới
25


×