Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

nền kinh tế mới nổi các nước brics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.74 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
NGÀNH: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TIỂU LUẬN
Môn: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
CHỦ ĐỀ:

NỀN KINH TẾ MỚI NỔI CÁC NƯỚC
BRICS

GVHD: ThS: Trần Minh Trí.
NHÓM 3: Phát Triển Nông Thôn.

Thành phố Hồ Chí Minh,
tháng 05/2017.


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................3
1.1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................5
2.1. Nguồn gốc ra đời của BRICS.......................................................................5
2.2. Đặc điểm chung và khác biệt giữa các nước BRICS....................................8
2.3. Thông tin cơ bản của các nước thuộc khối BRICS và Việt Nam................10
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................12



A. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ............................................................................12
3.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước BIRICS............................12
3.2. Nghèo đói và bất bình đẳng........................................................................17
3.3. Vốn và tăng trưởng kinh tế.........................................................................20
3.4. Lao đông và tăng trưởng kinh tế................................................................24
3.5. Môi trường và phát triển............................................................................29
3.6. Nông nghiệp và phát triển kinh tế..............................................................35
3.7. Công nghiệp và phát triển kinh tế..............................................................36
3.8. Ngoại thương và phát triển kinh tế.............................................................38
B. NHỮNG THÁCH THỨC VÀ TỒN TẠI CỦA KHỐI BRICS..........................39
1. Lạm phát và tham nhũng...............................................................................39
2. Cân bằng lợi ích............................................................................................39
3. Tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.......................................39
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN...........................................................................................41

2


ĐỌC THÊM................................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................45
DANH SÁCH NHÓM.................................................................................................46

3


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài.
Nền kinh tế thế giới hiện nay đang chuyển thành một hệ thống liên kết ngày

càng chặt chẽ thông qua các mạng lưới công nghệ thông tin. Toàn cầu hóa đòi hỏi các
quyết định kinh tế, dù được đưa ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đều phải tính tới các
yếu tố quốc tế. Xu thế mới nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới và cũng là
xu thế cơ bản của cạnh tranh quốc tế ngày nay là một mặt, tất cả các nước đều phải gia
tăng thực lực kinh tế của mình và lấy đó làm điểm tựa chính để mở rộng khả năng
tham dự vào cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên phạm vi toàn cầu. Mặt khác,
cuộc cạnh tranh quốc tế lấy thực lực kinh tế làm cốt lõi có xu hướng ngày càng quyết
liệt đó cũng khiến cho nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng quốc tế hóa và tập
đoàn hóa khu vực.
Toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực làm gia tăng sự liên kết
trực tiếp giữa các doanh nghiệp của các nước, nhưng đồng thời cũng buộc các doanh
nghiệp phải trực tiếp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt. Cuộc cách mạng khoa
học công nghệ đã đặt nhân loại trước những tiềm năng và thực tiễn phát triển phi
thường, dựa vào tri thức nhân loại đã tích lũy được. Trong điều kiện toàn cầu hóa, các
quốc gia, các nhóm nước đã có những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách liên kết và
hội nhập. Mọi chính sách của từng quốc gia hiện nay cần được thiết kế uyển chuyển
hơn, mềm dẻo hơn, thay đổi linh hoạt hơn theo diễn biến của thời cuộc. Sự nổi lên của
Nhóm nước BRICs (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, Nam Phi), đang làm nhiều
nhà nghiên cứu kinh tế rất quan tâm.
Vì lí do trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn chủ đề “Tìm hiêu về nền kinh tế
mới nổi: các nước BRICS” làm đề tài tiểu luận nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm và kiến thức của nhóm còn hạn
chế nên tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự góp
ý, chỉnh sửa của các thầy cô và bạn đọc để hoàn thiện tiểu luận hơn nữa.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu chung.

4



Đánh giá hiệu quả kinh tế, những tác động, cơ hội và thách thức của các nước
thuộc nền kinh tế mới nổi: các nước BRICS.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.

 Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời và phát triển của các nước BRICS.
 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế của các nước BRICS.
 So sánh các nước BRICs với các nước khác và với Việt Nam.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

 Đối tượng nghiên cứu: khối kinh tế BRICs gồm 5 nền kinh tế mới nổi là Brazil,
Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
 Phạm vi nghiên cứu:
• Không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu xung quanh 5 nước thuộc khối BRICS
(Brazil, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và Nam Phi) và Việt Nam.
• Thời gian: Từ năm 2010 đến 2015.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành tiểu luận, nhóm đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu
như: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp thống kê; phương pháp tổng hợp
thông tin; phương pháp phân tích, so sánh; phương pháp mô tả và phương pháp hệ
thống hóa.

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Nguồn gốc ra đời của BRICS.
Thuật ngữ BRICs là chữ viết tắt các chữ cái đầu (tiếng Anh) của tên 4 nước có
tốc độ phát triển cao và dân số đông là Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India) và Trung
Quốc (China). Thuật ngữ này lần đầu tiên được Jim O’Neill, kinh tế gia của ngân hàng

Goldman Sachs, đưa ra năm 2001 trong nghiên cứu “Xây dựng nền kinh tế thế giới tốt
đẹp hơn - BRICs” (Building better global economic BRICs).
Mục đích ban đầu tiến hành phân tích về BRICs, theo ngân hàng Goldman
Sachs, là nhằm xác định những nền kinh tế có thể cạnh tranh về mặt quy mô với các
nền kinh tế đã phát triển. Goldman Sachs cũng nêu lý do tại sao Brazil, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc được lựa chọn để nghiên cứu mà không phải các nước có tốc độ phát triển
kinh tế nhanh khác. Đó là, nghiên cứu về BRICs không chỉ là nghiên cứu về sự thành
công của các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao. Điều khiến BRICs đặc
biệt chính là các nền kinh tế này có quy mô lớn và có xu hướng thách thức vai trò, ảnh
hưởng của các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Trong các nền kinh tế đang phát
triển, rõ ràng Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc vượt trội về quy mô kinh tế và dân
số. Do đó, BRICs là đối tượng tiềm năng nhất đáp ứng các tiêu chuẩn của Goldman
Sachs.1
Còn tác giả của thuật ngữ BRICs, Jim O’Neill, tháng 6/2009 đã trả lời phỏng
vấn trang tin CNNMoney về lý do tìm ra khái niệm này như sau: “Lúc đó tôi đang tìm
kiếm chủ đề và ý tưởng mới. Nguyên nhân cụ thể dẫn đến việc tìm ra khái niệm
BRICs chính là sự kiện 11/9. Thông điệp ẩn giấu đằng sau sự kiện kinh hoàng này là
quá trình toàn cầu hóa vẫn cứ tiếp tục và ngày càng phát triển. Quá trình này sẽ ngày
càng phức tạp và đó không chỉ là quá trình Mỹ hóa thế giới như cách nhiều người
thường nghĩ. Cho dù sự kiện 11/9 không phải là chỉ dấu trực tiếp cho điều này, nó làm
sáng tỏ ý tưởng trong tôi và vào tháng 10 năm đó, tôi đã viết nghiên cứu có tựa đề

6


"Xây dựng nền kinh tế thế giới tốt đẹp hơn - BRICs". Nghiên cứu chỉ ra rằng không
thể vận hành thế giới một cách trơn tru nếu không có sự tham gia của các nước này”.
Trong cuộc phỏng vấn trên, Jim O'Neill cũng cho rằng: nhờ vào quá trình toàn
cầu hóa, nếu các nước thuộc khối BRICs nâng cao được năng suất lao động thông qua
trao đổi buôn bán với thế giới, cộng với việc họ có sẵn dân số đông, các nước này sẽ

trở thành các nền kinh tế lớn.
Từ một khái niệm học thuật, BRICs đã chính thức trở thành một thực thể trên
thực tế.
Tháng 5/2008, Ngoại trưởng bốn nước lần đầu tiên đã gặp nhau tại
Yekaterinburg, Nga và ra thông cáo báo chí nhấn mạnh: bốn nước sẽ “tăng cường đối
thoại trên cơ sở tôn trọng và tin cậy lẫn nhau vì lợi ích chung, hơn nữa có quan điểm
gần gũi và giống nhau trong giải quyết vấn đề toàn cầu.” Tháng 3/2009, Bộ trưởng tài
chính bốn nước đã họp tại Horsham, Anh, thống nhất hành động, chủ trương tiến hành
cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay và đòi quyền phát ngôn lớn hơn trên diễn
đàn kinh tế thế giới.
Ngày 16/6/2009 Hội nghị thượng đỉnh BRICs đầu tiên đã họp tại Yekaterinburg,
Nga. Tại hội nghị này, các nhà lãnh đạo của bốn nền kinh tế đã đưa ra những nhận
định về kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính. Các nguyên thủ nhấn mạnh
nhu cầu phải tăng cường hợp tác trong khối BRICs về các vấn đề kinh tế và cải cách
hệ thống tài chính quốc tế cũng như cách vận hành nền kinh tế thế giới.
Hội nghị thượng đỉnh khối BRICs lần thứ 2 đã được tổ chức vào tháng 4/2010
tại Brasilia, Brazil. Tại hội nghị này các nguyên thủ đã tái khẳng định nhu cầu hợp tác
chặt chẽ hơn nữa, cải cách các định chế tài chính quốc tế và bảo vệ lợi ích của các
nƣớc đang phát triển.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 được tổ chức tại Tam Á, Trung Quốc vào tháng
4/2011. Tại hội nghị này, Nam Phi đã được kết nạp thêm vào khối.

7


Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ, vào tháng
3/2012.
Ngoài các hội nghị thượng đỉnh nêu trên, các nước trong khối còn tổ chức hàng
loạt hội nghị cấp bộ trưởng, trong đó có thể kể đến:


- Hội nghị bộ trưởng ngoại giao diễn ra định kỳ tại New York bên lề các kỳ họp
-

của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (United Nations General Assembly - UNGA).
Hội nghị bộ trưởng tài chính/kinh tế lần đầu tiên được tổ chức tháng 11/2008 tại
Sao Paolo, Brazil nhằm tham vấn lẫn nhau cách ứng phó với khủng hoảng tài
chính, kinh tế toàn cầu. Hội nghị bộ trưởng tài chính/kinh tế của BRICs còn
được tổ chức định kỳ bên lề các hội nghị nhóm G20 và các hội nghị thường

-

niên của IMF cũng như WB.
Hội nghị bộ trưởng nông nghiệp được tổ chức 2 lần, lần đầu tại Moscow, Nga,

-

ngày 26/3/2010 và lần thứ 2 tại Chengdu, Trung Quốc từ 28/10-1/11/2011.
Hội nghị bộ trưởng thương mại khối BRICs được tổ chức tại Rio, Brazil vào
tháng 4/2010 trước thềm hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 và tại Tam Á, Trung
Quốc ngày 13/4/2011 bên thềm hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 của khối. Các bộ
trưởng thương mại BRICs cũng gặp nhau bên lề hội nghị cấp bộ trưởng của Tổ
chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO) lần thứ 8 tại

-

Geneva tháng 12/2011.
Hội nghị quốc tế về cạnh tranh của khối BRICs đã được tổ chức 2 lần, lần đầu
tiên được tổ chức tại Kazan, Nga, ngày 1/9/2009, lần thứ 2 được tổ chức tại Bắc

-


Kinh, Trung Quốc từ ngày 20-22/9/2011.
Diễn đàn doanh nghiệp khối BRICs cũng được tổ chức 2 lần, lần gần đây nhất
tổ chức tại Tam Á, bên lề hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 của khối vào tháng
4/2011. Tại hội nghị trên, các bên đã ký vào bản ghi nhớ các vấn đề trọng tâm

-

trong việc phối hợp các hoạt động kinh doanh của các nước BRICs.
Hội nghị của các ngân hàng phát triển của các nước khối BRICs được tổ chức
lần đầu tiên tại Brazil vào tháng 4/2010. Tại hội nghị này, các bên đã ký bản ghi
nhớ thiết lập cơ chế phối hợp liên ngân hàng khối BRICs. Tiếp theo bản ghi
nhớ, các ngân hàng phát triển của các nước thành viên khối BRICs đã ký Thỏa

8


thuận khung về "Hợp tác tài chính trong cơ chế hợp tác liên ngân hàng khối
BRICS" tại hội nghị thượng đỉnh ở Tam Á, Trung Quốc.
Lý giải nguyên nhân các nền kinh tế này thống nhất với nhau trở thành một
khối trên thực tế, báo BBC cho rằng đó chính là vai trò của ngoại thương. “Ngoại
thương là chất keo dính các nền văn hóa khác biệt lại với nhau. Thế nên, các nước như
Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, và Brazil nhóm lại với nhau cũng là lẽ tự nhiên. Hai thành
viên của BRICs - Ấn Độ và Trung Quốc - là hai nước nhập khẩu năng lượng lớn nhất.
Còn hai thành viên kia - Nga và Brazil - là hai quốc gia xuất khẩu tài nguyên lớn nhất.
Nga có dự trữ khí và dầu mỏ lớn, còn Brazil thì giàu có khoáng sản, kể cả quặng sắt.
Do đó, các nhà xuất - nhập khẩu tài nguyên này không có sự lựa chọn nào khác hơn là
nhóm lại với nhau và thúc đẩy tiến trình tăng trưởng. Ấn Độ và Trung Quốc còn chia
sẻ nét đặc thù về phụ thuộc lẫn nhau. Ấn Độ là người khổng lồ về dịch vụ, còn Trung
Quốc là nước hàng đầu trong ngành sản xuất gia công. Trong vòng 15 năm qua,

thương mại giữa Ấn Độ với Mỹ và Nhật hầu như bị đình trệ, tuy nhiên với Trung Quốc
thì cứ mỗi bốn năm thì giao dịch ngoại thương giữa Ấn và Trung lại tăng gần gấp đôi
và dự kiến đến năm 2013 sẽ đạt mức 100 tỷ USD”.
2.2. Đặc điểm chung và khác biệt giữa các nước BRICS.

Hình 2.2: Thành viên các nước BRICS
BRICS là một tổ chức chính trị, quốc tế hàng đầu của các nền kinh tế mới nổi
(emerging economies). Đây là những nước có dân số lớn, diện tích rộng, tiềm lực quân

9


sự hùng mạnh. Về mặt kinh tế, đây là các nền kinh tế đang nổi lên có tiềm lực kinh tế
hùng hậu, đang cải cách mạnh mẽ và đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Cả
năm nước đều là những siêu cường tiềm năng. Thuật ngữ "BRIC" được Jim O’Neill,
giám đốc nhà băng Goldman Sachs đưa ra ban đầu để chỉ 4 nước Brasil, Nga, Ấn Độ
và Trung Quốc. Khi Nam Phi được mời gia nhập nhóm này vào tháng 12 năm 2010,
BRIC được viết lại thành BRICS. Vào ngày 14 tháng 4 năm 2011 Nam Phi tham dự
lần đầu tiên vào cuộc họp mỗi năm của nhóm các quốc gia này, từ đó được gọi là
BRICS.
Như vậy, vào năm 2011, BRIC trở thành BRICS gồm có 5 thành viên. Với Nga
có thể là ngoại lệ, thì các thành viên BRICS được coi là các quốc gia công nghiệp hóa
mới phát triển, nhưng là các nền kinh tế lớn và có ảnh hưởng đáng kể về các vấn đề
khu vực và toàn cầu. Năm 2012, năm nước nhóm BRICS có dân số là 42% dân số thế
giới, với GDP chiếm khoảng 13,6 nghìn tỷ USD (25%), và khoảng 4 nghìn tỷ USD
trong dự trữ ngoại tệ.
Trung Quốc có nhiều điểm chung với Brazil và Nga. Các nhà xã hội học xác
định các nền kinh tế này là một nhóm quốc gia không giàu và mạnh như các nền dân
chủ phát triển, nhưng không nghèo và nhỏ bé như các nước châu Phi, Trung Mỹ hay
Đông Nam Á khác. Các nước này đặc trưng bởi các nhà nước mạnh với các thể chế

yếu, chính phủ chịu ảnh hưởng lớn của các công dân giàu có nhất, và nạn đói nghèo
tràn lan.
Tuy nhiên Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Trung Quốc lớn gấp 28 Nam Phi,
gấp 4 lần lớn hơn Ấn Độ và Nga. Về số thu nhập đầu người thì Nga và Trung Quốc lớn
gấp 10 lần Ấn Độ. Những trọng tâm về kinh tế cũng khác nhau.
Về mặt thể chế chính trị cũng có những sự khác biệt. Brazil, Nam Phi và Ấn Độ
là các nước theo thể chế Dân chủ, Trung Quốc Tư bản Cộng sản chủ nghĩa, và Nga
Dân chủ trên hình thức. Về địa lý, vì các nước này nằm cách xa nhau nên khó có cùng
những lợi ích chính trị chung. Nga tranh cãi với các nước xung quanh, Trung Quốc có
một quan hệ quốc tế căng thẳng với các nước trong vùng, còn Brasil thì cô lập tại châu
Mỹ Latin. Quan hệ giữa các nước BRICS với nhau cũng không phải là êm thắm. Trung

10


Quốc và Ấn Độ đã có chiến tranh dọc theo bên giới đôi bên, có sự khác biệt về quan
hệ với Pakistan và với Dalai Lama, cũng như chiến lược biển cả. Mặc dù chiến tranh
biên giới cuối cùng giữa Nga và Trung Quốc tại Amur 1969, cách đây rất lâu, nhưng
cũng có những lo sợ là Trung Quốc sẽ dần dần dành ảnh hưởng lớn tại vùng Trung Á,
những nước mà trước đây thuộc Liên Xô.
2.3. Thông tin cơ bản của các nước thuộc khối BRICS và Việt Nam.
Bảng 2.3.1: Diện tích các nước BRICS và Việt Nam năm 2016.
Diện tích (km2)
9.562.911
8.515.770
3.287.252
17.098.250
1.219.090
330.967
Nguồn: World Bank.


Quốc gia
Brazil
Trung Quốc
Ấn Độ
Nga
Nam Phi
Việt Nam

Bảng 2.3.2: Dân số các nước BRICS và Việt Nam năm 2015.
Quốc gia
Brazil
Trung Quốc
Ấn Độ
Nga
Nam Phi
Việt Nam

Dân số
207.847.528 người
1,371 tỷ người
1,311 tỷ người
144.096.870 người
55.011.977 người
91.713.300 người
Nguồn: World Bank.

Bảng 2.3.3: Mật độ dân số các nước BRICS và Việt Nam năm 2015.
Mật độ dân số (người/km2)
23

161
399
9
45
277
Nguồn: World Bank.

Quốc gia
Brazil
Trung Quốc
Ấn Độ
Nga
Nam Phi
Việt Nam

11


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ.
3.1.Tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước BRICS.

12


3.1.1. Một số tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế của các nước BRICS và Việt
Nam.
a/ Tổng sản phẩm quốc nội GDP – Gross Domestic Product.


Nguồn: World Bank.

Đơn vị: tỷ USD.

Hình 3.1.1a: Biểu đồ thể hiện GDP của các nước BRICS và Việt Nam giai đoạn
2010- 2015
♦ Nhận xét: Kể từ năm 2010 – 2015, GDP thuộc khối các nước BRICS không
ngừng tăng. Tuy nhiên GDP của Nga trong giai đoạn từ 2014- 2015 lại giảm 38 tỷ
USD. Bên cạnh đó Việt Nam cũng có GDP tăng theo từng năm mặc dù thấp hơn rất
nhiều so với các nước thuộc khối BRICS.
b/ Tăng trưởng GDP bình quân đầu người (% hàng năm).

13


Đơn vị: %.

Nguồn: World Bank.

Hình 3.1.1b: Biểu đồ thể hiện tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các
nước BRICS và Việt Nam giai đoạn 2010- 2015.
♦ Nhận xét: Nhìn chung tốc độ tăng tưởng GDP bình quân đầu người của các
nước thuộc khối BRICS có xu hướng giảm qua các năm, có nước còn có tăng trưởng
âm. Ví dụ như trong năm 2015 các nước có tăng trưởng GDP âm là Brazil (-3,8%),
Nga (-2,8%). Trong khi đó Viêt Nam lại có tăng trưởng GDP dương, cao hơn các nước
trong khối BRICS như Nga và Nam Phi.
c/ GDP bình quân đầu người.

14



Nguồn: World Bank.

Đơn vị:USD.

Hình 3.1.1c: Biểu đồ thể hiện GDP bình quân đầu người của các nước BRICS và
Việt Nam giai đoạn 2010- 2015.
♦ Nhận xét: Nhìn chung GDP bình quân đầu người của BRICS tương đối cao,
có xu hướng tăng theo các năm. Trong đó cao nhất là Nga với 25186,2 USD; thấp nhất
là Ấn Độ với 6104,6 USD. Việt Nam thì có GDP bình quân đầu người thấp hơn so với
các nước BRICS.
3.1.2. Một số tiêu chí đánh giá phát triển xã hội của các nước BRICS và Việt
Nam.

15


a/ Tuổi thọ trung bình của các quốc gia thuộc khối BRICS và Việt Nam.

Hình 3.1.2a: Biểu đồ thể hiện tuổi thọ trung bình của các nước BRICS và Việt
Nam giai đoạn 2010- 2015.
♦ Nhận xét: Tuổi thọ trung bình của các nước BRICS nhìn chung là cao. Trong
đó có Nam Phi là thấp nhất 57 tuổi (năm 2015). Đáng chú ý là Việt Nam lại có tuổi thọ
trung bình cao hơn các nước BRICS với 76 tuổi (năm 2015); cao bằng Trung Quốc.
b/ Tỉ lệ dân số từ 15 – 64 tuổi (% trên tổng số).

Brazil
Nga
Ấn Độ
Trung Quốc

Nam Phi
Việt Nam

2010
68
72
64
74
64
70

2011
68
72
64
74
64
70

2012
69
70
65
74
65
70

Đơn vị:%.

2013

69
70
65
74
65
70

2014
69
70
65
74
65
70

2015
69
70
66
73
66
70

Nguồn: World Bank.

Bảng 3.1.2b: Tỉ lệ dân số từ 15 – 64 tuổi (% trên tổng) của các nước BRICS và
Nguồn: World Bank.
Đơn vị:USD.
Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015.
♦ Nhận xét: Nhìn chung tỉ lệ dân số từ 15 – 64 tuổi ở các nước BRICS luôn ở

mức cao và dao động chỉ từ 1 – 2%. Đáng chú ý là Nga giảm 2% ở giai đoạn 20112012, Trung Quốc là 1% giai đoạn 2014 – 2015. Dù vậy nhưng tỉ lệ cao như vậy cho
thấy nguồn lao động dồi dào ở các nước này, chiếm hơn 2/3 trên tổng số. Việt Nam thì
có 70% tỉ lệ dân số từ 15 – 64 tuổi.
c/ Tỷ lệ suy dinh dưỡng (% trên dân số).

Hình 3.1.2c: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ suy dinh dưỡng (% trên dân số) của các nước
BRICS và Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015.

16
Đơn vị:%.

Nguồn: World Bank.


♦ Nhận xét: Dựa vào đồ thị hình 3f thấy được tỏ lệ suy dinh dưỡng của các
nước BRICS vẫn còn tương đối cao. Mặc dù có một số nước giảm qua các năm, nhưng
vẫn có một số nước chưa có dấu hiệu giảm. Việt Nam vẫn là một nước có tỉ lệ suy dinh
dưỡng cao. Điều này cho thấy tình hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáng được quan
tâm.
3.2. Nghèo đói và bất bình đẳng.

Hình 3.2: Một số hình ảnh về nghèo đói và bất bình đẳng.
a/ Chỉ số phát triển con người HDI – Human Development Index.
Brazil
Nga
Ấn Độ
Trung Quốc
Nam Phi
Việt Nam


2012
0,730
0,788
0,554
0,699
0,629
0,617

2013
0,744
0,778
0,586
0,719
0,658
0,638

17

2014
0,755
0,798
0,609
0,727
0,666
0,666

2015
0,754
0,804
0,624

0,738
0,666
0,683


♦ Nhận xét: Chỉ số HDI có giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là trình
độ phát triển con người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con
người càng thấp. Trên bình diện quốc tế, Liên hiệp quốc phân loại những nước có HDI
từ 1,0 đến 0,9 là những nước có mức độ phát triển con người cực cao; từ dưới 0,9 đến
0,8 là những nước có mức độ phát triển con người cao; từ dưới 0,8 đến 0,5 là những
nước có mức độ phát triển con người trung bình; và dưới 0,5 là những nước có mức
độ phát triển con người thấp. Như vậy, đa số các nước thuộc khối BRICS và Việt Nam
thuộc nước có mức độ phát triển con người trung bình.
b/ Hệ số Gini.

Hình 3.2b: Biểu đồ thể hiện hệ số Gini của các nước nhóm BRICS và Việt Nam
từ 2010-2014.
Quốc gia
Brazil
Trung Quốc
Ấn Độ
Nga
Nam Phi
Việt Nam

2010
40,94
42,68

Hệ số GINI

2012
52,67
42,16
41,59
38,7

2011
53,09
35,15
41,04
63,38
-

2013
52,87
-

2014
51,48
37,59
Nguồn: Wordbank.

Bảng 3.2b. Số liệu về hệ số GINI của các nước nhóm BRICS và Việt Nam

18


từ 2010-2014.
♦ Nhận xét: Hệ số GINI nhận giá trị từ 0 đến 1. Hệ số GINI càng gần 1 thì sự
bất bình đẳng về thu nhập trong dân cư càng lớn. Như vậy số liệu cho thấy mức độ bất

bình đẳng trong thu nhập của các nước BRICS chỉ ở mức trung bình.
c/ Nghèo đói.
Quốc gia
Brazil
Trung Quốc
Ấn Độ
Nga
Nam Phi
Việt Nam
Đơn vị:%.

Tỷ lệ người nghèo ở mức nghèo đói toàn quốc (%)
2010
2011
2012
2013
2014
2015
11,1
9
8,9
7,4
21,9
12,5
12,7
10,7
10,8
11,2
13,3
53,8

20,7
17,2
13,5
Nguồn: Báo cáo phát triển con người.

Bảng 3.2c: Tỷ lệ người nghèo ở mức nghèo đói toàn quốc của các nước BRICs
từ 2010-2015.
♦ Nhận xét: Tỉ lệ nghèo đói ở các nước BRICS và Việt Nam vẫn còn ở mức
cao. Điều này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như tệ nạn xã hội, an ninh trật tự,… Do đó các
nước BRICS cũng cần phải ưu tiên công tác giảm nghèo, nâng cao mức sông của
người dân.

3.3. Vốn và tăng trưởng kinh tế.
a/ ODA thuần (% tổng số vốn hình thành).

Hình 3.3a: Biểu đồ thể hiện % vốn ODA thuần (% tổng số vốn hình thành) của
các nước BRICS và Việt Nam (2010 – 2015).
♦ Nhận xét: Vốn ODA của các nước BRICS ở mức thấp, có nước còn không sử
dụng nguồn vốn này. Trong khi đó Việt Nam lại sử dụng nguồn vốn ODA này với tỉ lệ
cao.

19
Nguồn: World Bank.


b/ Tỉ lệ vốn ngân hàng (%).

Hình 3.3b: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ vốn ngân hàng (%) của các nước BRICS và Việt
Nam (2010 – 2015).
♦ Nhận xét: Nhìn chung tỉ lệ vốn ngân hàng của các nước BRICS và Việt Nam

chỉ ở mức trung bình. Cần phát huy vai trò của các ngân hàng trong việc sử dụng vốn
và kêu gọi đầu tư.

c/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (USD hiện hành) – FDI.

Hình 3.3c: Biểu đồ thể hiện mức đầu tư trực tiếp nước ngoài, dòng thu nhập ròng
(USD hiện hành) của các nước BRICS và Việt Nam (2010 – 2015).
Nguồn: World Bank.
♦ Nhận xét: Dựa vào đồ thị hình 3.3c thấy được mức đầu tư trực tiếp nước
ngoài của các thành viên khối BRICS và Việt Nam tăng qua các năm. Tuy nhiên giai
đoạn 2014 – 2015 ngoại trừ Ấn Độ thì các nước còn lại của BRICS lại có mức đầu tư
giảm
♦ Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có
được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản

20

Nguồn: World Bank.


đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong
phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là
các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là
"công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".

• Brazil: Năm 2015, Brazil vẫn tiếp tục là quốc gia nhận được nhiều nhất nguồn
FDI với hơn 75 tỷ USD, chiếm khoảng 42% tổng vốn FDI của toàn khu vực,
mặc dù FDI vào Brazil đã giảm 23% so với năm trước đó.
- Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy trong những năm gần đây, vốn đầu tư

của Trung Quốc vào Brazil đang có xu hướng giảm dần do các nhà đầu tư lo
ngại đà tăng trưởng kinh tế của Brazil đang giảm và các chính sách bảo hộ nền

-

công nghiệp nước này.
Theo số liệu từ Chính phủ Brazil, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của
Trung Quốc vào Brazil đã tăng từ 83 triệu USD trong năm 2009 lên 395 triệu
USD vào năm 2010. Tuy nhiên, kể từ đó, FDI của Trung Quốc vào quốc gia
Nam Mỹ này đã liên tục giảm, còn 179 triệu USD trong năm 2011, 185 triệu

-

USD trong năm 2012 và 96 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2013.
Trong khi đó, nguồn vốn FDI của các nước khác vào Brazil vẫn tăng mạnh và
chỉ giảm trong những tháng gần đây. Tổng số vốn FDI đổ vào Brazil trong
năm 2000 là 52,6 tỷ USD, năm 2011 là 69,5 tỷ USD và năm 2012 là 60,5 tỷ
USD. Trong chín tháng đầu năm nay, con số này giảm chỉ còn 34,2 tỷ USD.

• Nga: 6417 triệu USD(2015).
• Ấn Độ: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Ấn Độ trong năm 2014 đạt
34 tỷ USD, tăng 22% so với con số 28 tỷ USD của năm 2013 và chiếm tới
83,5% tổng vốn FDI trị giá 41,2 tỷ USD vào khu vực Nam Á, bao gồm cả Iran
và 7 nước thành viên Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC). Năm 2015 là
44009 triệu USD.
• Trung Quốc: Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đạt 145.67 tỷ
USD, chiếm 9.9% dòng vốn đầu tư toàn cầu. vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới
(sau Mỹ). giai đoạn 2002-2015, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc
tăng bình quân 35.9%/năm, tỷ trọng trong dòng vốn đầu tư toàn cầu cũng tăng
0.4% năm 2002 lên 0.9% năm 2015.


21


- Tổng giá trị tài sản các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 4370 tỷ USD. Tỷ
trọng trong tổng giá trị FDI toàn cầu cũng tăng 0.4% 2012 lên 4.4% đến đầu
năm 2016, đứng thứ 8 trên thế giới.
• Việt Nam: Theo số liệu chính thức từ trang Thông tin điện tử đầu tư nước ngoài
của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì trong 9 tháng đầu
năm 2016, tổng vốn đầu tư khu vực FDI đăng ký mới và tăng thêm là 16,43 tỷ
USD, bằng 95,8% so với cùng kỳ năm 2015. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam giảm so với năm trước là do hai nguyên nhân chính: ảnh hưởng
của thế giới và môi trường đầu tư của Việt Nam. Từ đầu năm 2015 đến đầu năm
2016, việc hoàn thành các vòng đàm phán và ký kết hiệp định TPP đã thúc đẩy
nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam. Tuy nhiên, tới mùa bầu cử Tổng thống Mỹ thì
hiệp định này có nguy cơ không trở thành hiện thực gây ảnh hưởng lớn đến
nhiều quyết định đầu tư.
- Ba lĩnh vực đứng đầu trong thu hút nguồn vốn FDI lần lượt là: công nghiệp
chế biến, chế tạo; bất động sản và khoa học công nghệ.
3.4. Lao động và tăng trưởng kinh tế.

- Nguồn nhân lực: đây là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí lực.
- Nguồn lao động: là bộ phận của dân số trong độ tuổi lao động theo quy định
của pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi đang làm việc
trong các ngành kinh tế. Lao động:
+
Là nguồn lực sản xuất chính không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế.
+
Là người thụ hưởng lợi ích của quá trình kinh tế.


22


a/ Lực lượng lao động.

Hình 3.4a. Biểu đồ thể hiện lực lượng lao động của các nước BRICS và Việt Nam
(2010 – 2016).
♦ Nhân xét: Dựa vào đồ thị ta thấy lực lượng lao động của BRICS dồi dào tăng
qua các năm. Là điểm mạnh để thu hút vốn đầu tư phát triển đất nước. Tuy nhiên vẫn
có một bộ phận nhỏ lười lao động, ỷ lại. Các nước BRICSvẫn cần chú trọng quy hoạch
lại lực lượng lao động và nâng cao trình độ chuyên môn.

b/ Tỷ lệ thất nghiệp.

Hình 3.4b: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thất nghiệp của các nước BRICS và Việt Nam
giai đoạn 2010 – 2016.

Nguồn: World Bank.
♦ Nhận xét: Dựa vào đồ thị ta thấy tỷ lệ thất nghiệp của các nước BRICS và
Việt Nam tăng giảm liên tục. Trong đó:

- Brazil: Tỷ lệ thất nghiệp tại Brazil trong 3 tháng đầu năm nay đã lên tới mức kỷ
lục: 13,7% dân số - tương đương 14,2 triệu người. - Số người không có việc
làm của Brazil trong quý I/2017 tăng 14,9% so với quý trước và tăng 27,8% so
với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, dân số có việc làm chiếm khoảng 88,9
triệu người, mức thấp nhất ghi nhận kể từ tháng 2-4/2012 và giảm 1,9% so với
cùng kỳ năm 2016. Các số liệu trên phản ánh tình hình suy thoái sâu của nền
kinh tế hàng đầu ở Mỹ Latinh. Số người thất nghiệp tại Brazil đã tăng tới 34,3%

23

Nguồn: World Bank.


so với một năm trước đây, phản ánh tình trạng suy thoái nghiêm trọng đeo bám
nền kinh tế này suốt 2 năm qua. Hồi tháng trước, Bộ Lao động Brazil cho biết

-

trong năm 2016, nước này đã mất hơn 1,32 triệu việc làm.
Nga: Năm 2016 tỷ lệ thất nghiệp ở Nga là 5,723%.
Ấn Độ: Năm 2013-2014, tỷ lệ thất nghiệp ở Ấn Độ là 4,9% . Tỷ lệ thất nghiệp
trong thanh niên ở Ấn Độ ngày một tăng cao. Ấn Độ đang phải đối mặt với
khủng hoảng thừa cử nhân , tỷ lệ sinh viên thất nghiệp cao hơn tỷ lệ dân mù
chữ thất nghiệp. Một số bang có tỷ lệ thất nghiệp cao như: Uttar Pradesh,

-

Jammu, Kashmir, Tây Bengal, Assam.
Trung Quốc: có tỷ lệ thất nghiệp năm 2016 là 4,605 %
Nam Phi: Hiện đang phải đối mặt với nạn thất nghiệp cao (24% - năm 2011,
25% - năm 2012, trong đó 75% đối tượng thất nghiệp là thành niên) và nhiều

-

bất ổn về tình hình an ninh – xã hội.
Việt Nam: Năm 2016 tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta là 2,178%.

c/ Tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động.

24



Hình 3.4c: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ lao động nữ trong tổng số lao động của các nước
BRICS và Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016.
♦ Nhận xét: Dựa vào đồ thị ta thấy tỉ lệ lao động nữ của các nước BRICS và
Việt Nam chiếm gần một nửa trong tổng số lao động. Cá biệt là có Nam Phi có tỷ lệ
lao động nữ rất thấp, chiếm chỉ bằng ¼ trong tổng số lao động của nước này.Điều này
cho thấy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế ngày càng được phát huy, giảm
khoảng cách về bất bình đẳng giới.
3.5. Môi trường và phát triển.
a/ Diện tích rừng.

Hình 3.5a: Biểu đồ thể hiện diện tích rừng của các nước BRICS và Việt Nam giai
đoạn 2010 – 2016.

 Brazil: Diện tích rừng Amazon ở nước này bị tàn phá hoặc bị đốt trong năm 2016 đã
lên tới mức báo động với 8.000km2. Trong hàng chục năm qua, người dân đã phá rừng,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất canh tác để sản xuất nông
Nguồn: World Bank.
nghiệp, khai hoang những vùng đất mới để trồng các loại cây độc canh như đậu tương,
mía và ngô cũng như phát triển chăn nuôi bò tại khu vực rừng Amazon.
+ Nạn phá rừng gia tăng do nhiều nguyên nhân, song Bộ Môi trường Brazil
cho biết chủ yếu do bất ổn chính trị và khủng hoảng kinh tế khiến công tác quản lý và
giám sát của Nhà nước trong lĩnh vực này kém hiệu quả.
 Nga: Rừng bao phủ 45% diện tích, phần lớn nằm ở Siberia. Toàn bộ rừng đóng góp
gần 25% diện tích rừng thế giới. Vùng rừng có thể chia thành phần lớn ở phía bắc là
rừng quả nón phương bắc, hay rừng taiga ; và vùng rừng nhỏ hơn
ở phíaWorld
nam Bank.
là rừng

Nguồn:
hỗn hợp giữa cây quả nón và loài rụng lá.
+ Rừng taiga nằm phía nam miền lãnh nguyên ; chiếm 40% Nga Âu và mở
rộng bao phủ phần lớn Siberia và Viễn Đông.

25


×