Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

vãn hóa ðàm phán kinh doanh của ðất nýớc singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.94 KB, 43 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------

BÀI BÁO CÁO
Đề tài: VĂN HÓA ĐÀM PHÁN KINH DOANH CỦA ĐẤT NƯỚC
SINGAPORE

Huế, 8/4/2017

PHỤ LỤC


Báo cáo bài tập nhóm

Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đàm phán trong kinh doanh là cả một nghệ thuật tinh vi, phức tạp và đòi hỏi
người tham gia đàm phán phải tỉnh táo trong từng từ ngữ, hành động của mình, bởi ở
đó hầu như không cho phép xảy ra những sai sót dù nhỏ vì có thể dẫn đến thiệt hại to
lớn về danh tiếng và tài chính.
Đàm phán trong một quốc gia đã khó khăn, khi tiếp cận với thị trường nước


ngoài, rủi ro lại càng tăng. Rủi ro trong đàm phán có thể xuất phát từ nhiều nguyên
nhân. Có thể dẫn chứng một nguyên nhân cơ bản nhất đó là sự khác biệt về văn hóa.
Với người Mỹ hay Âu châu, họ rất thẳng thắn, không rườm rà, câu nệ trong cuộc sống
cũng như kinh doanh. Họ luôn cố gắng giải quyết công việc thật nhanh chóng và gọn
gàng. Ngược lại, với phần lớn người châu Á, văn hóa lại hoàn toàn khác biệt, họ coi
trọng mối quan hệ và các nghi thức, giải quyết công việc thường theo cảm tính và hay
kéo dài thời gian. Chính vì vậy, khi đàm phán kinh doanh trên thị trường châu Á, các
doanh nhân Âu Mỹ thường băn khoăn, lúng túng với những khác biệt này. Nói về ví
dụ này, tôi muốn nhấn mạnh rằng, các quốc gia châu Á mang đậm bản sắc dân tộc và
họ có văn hóa đàm phán rất riêng. Nếu không nắm được các yếu tố cơ bản trong văn
hóa của họ thì việc đàm phán hay ký kết hợp đồng sẽ trở nên cực kỳ khó khăn.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như quá trình toàn cầu hóa đang
diễn ra mạnh mẽ, đã thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, giáo dục...Trong đó kinh doanh hợp tác với các nước trên thế giới hiện nay là rất
phổ biến nên việc tìm hiểu về văn hóa của các nước khác nhau là đều cần thiết trước
khi thực hiện một cuộc đàm phán trong kinh doanh. Để từ đó chúng ta có một cuộc
đàm phán trong kinh doanh thành công, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp,
của xã hội, của đất nước và cũng góp phần tạo nên sự thành công cho mỗi cá nhân
chúng ta. Mặt khác đất nước Singapore là một đất nước rất đáng để tìm hiểu bởi họ có
một nền kinh tế hội nhập thị trường phát triển với tốc độ nhanh chóng giúp Singapore
trở thành một đất nước có nền kinh tế bền vững .

Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

Đất nước Singapore là đảo quốc nhỏ tại Đông Nam Á, hầu như không có hoặc

có rất ít tài nguyên thiên nhiên . Mặc dù vậy, nhưng quốc đảo Singapore có nền kinh tế
phát triển bậc nhất châu Á, là một trong bốn con hổ của châu Á.
Vậy điều gì đã làm cho nền kinh tế của Singapore trở nên vượt trội .? Với việc
thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế thị trường của chính phủ tạo điều kiện cho
Singapore hội nhập và phát triển.
Hơn nữa, Singapore là một quốc gia đa dạng và non trẻ, với nhiều ngôn ngữ,
tôn giáo, và văn hóa khác nhau. Là một đất nước với nhiều dân tộc khác nhau bao gồm
người Hoa, người Ma-lai-si-a, người Peranakan, người Ấn Độ, người Âu- Á......
Trong đó, người Hoa chiếm dân số lớn nhất với 72% dân số Singapore. Đó
cũng là một phần làm nên nét đặc trưng độc đáo của đất nước với các nền văn hóa và
sắc tộc đa dạng.
Bên cạnh đó, Cộng đồng kinh tế ASEAN đã được thành lập, lúc này thì công
nhân của các nước Đông Nam Á tự do đi lại để tham gia vào các hoạt động kinh tế và
các hoạt động lĩnh vực khác. Chính vì vậy, việc tìm hiểu văn hóa, con người của đất
nước Singapore là rất cần thiết để sau này có thể sang đất nước Singapore làm việc
hoặc cũng có thể hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp của Singapore.
Là những sinh viên quản trị kinh doanh thương mại nên việc tìm hiểu văn hóa
đàm phán kinh doanh của các nước trên thế giới là điều không thể bỏ qua. Đó là một
kiến thức về văn hóa mà chúng em cần phải biết để sau này nó sẽ hỗ trợ cho công việc
của chúng em và góp phần thành công trên con đường kinh doanh của mình. Và đặc
biệt làm nhóm chúng em quan tâm đó là văn hóa đàm phán của đất nước Singapore, là
đất nước với nhiều dân tộc khác nhau, ngôn ngữ khác nhau thì có các nền văn hóa
cũng khác nhau và sắc tộc đa dạng, điều đó làm chúng em muốn khám phá tìm hiểu
“ VĂN HÓA ĐÀM PHÁN KINH DOANH CỦA ĐẤT NƯỚC SINGAPORE ” đa
dạng như thế nào.

Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm


2. Dàn ý nội dung
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Giới thiệu về đất nước Singapore
Chương 2: Giới thiệu về văn hóa Singapore
Chương 3: Văn hóa trong kinh doanh của người singapore
Chương 4: Phong cách đàm phán của Singapore
Chương 5: Một số lưu ý khi đàm phán của Singapore
PHẦN III: KẾT LUẬN

Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1: Giới thiệu về đất nước singapore
Singapore (phiên âm Tiếng Việt: Xin-ga-po, Hán-Việt: "Tân Gia Ba"), tên chính
thức là nước Cộng hòa Singapore, là một thành bang và đảo quốc tại Đông Nam Á.
Đảo quốc nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã Lai và cách xích đạo 137 km
về phía bắc. Lãnh thổ Singapore gồm có một đảo chính hình thoi, và khoảng 60 đảo
nhỏ hơn. Singapore tách biệt với Malaysia bán đảo qua eo biển Johor ở phía bắc, và
tách biệt với quần đảo Riau của Indonesia qua eo biển Singapore ở phía nam.
- Thủ đô: Singapore
- Mã quốc gia: 65

- Diện tích: 710 km²
- Đơn vị tiền tệ: Đô-la Singapore (SGD)
- Dân số: 5,312 triệu người (Năm 2012)
- Ngôn ngữ chính thức: Quốc gia này có bốn ngôn ngữ chính thức là tiếng
Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Hoa và tiếng Tamil, và chính phủ thúc đẩy chủ nghĩa văn hóa
đa nguyên thông qua một loạt các chính sách chính thức.
- Ngày quốc khánh: 09/8/1965
-

Tổng thống: Sellapan Ramanathan, nhậm chức ngày 1 tháng 9 năm 1999, nhiệm kỳ 6
năm.

-

Thủ tướng: Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong), nhậm chức ngày 12 tháng 8 năm 2004

-

Phó Thủ tướng: Tiêu Chí Hiền, từ tháng 3 năm 2009 đến nay

-

Chủ tịch Quốc hội: Abdullah Tarmugi, nhậm chức ngày 26 tháng 3 năm 2002.

-

Thể chế nhà nước: chế độ cộng hòa

-


Chính trị: Singapore theo chế độ đa đảng. Từ khi giành độc lập đến nay, Đảng Hành
động Nhân dân (People's Action Party) liên tục cầm quyền, do các đảng đối lập luôn bị
kiện đến phá sản. Lý Quang Diệu là cựu Tổng thư ký của đảng và từ tháng 12 năm
Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

1992 đến nay Tổng thư ký Đảng là Goh Chok Tong. Chủ tịch đảng hiện nay là Tony
Tan.
-

Quốc kỳ:
Quốc kỳ của Singapore gồm 2 phần: nửa ở trên màu đỏ và nửa dưới màu trắng.
Ngoài ra, ở nửa trên còn có thêm hình trăng lưỡi liềm và 5 ngôi sao. Mỗi một màu,
một hình ảnh đều có ý nghĩa riêng của nó. Màu đỏ trên lá cờ Singapore tượng trưng
cho mối tình anh em giữa người với người, giữa các dân tộc trên thế giới và sự bình
đẳng của con người. Còn một cách hiểu khác đó là vì Singapore là một nước đa dân
tộc (gồm Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, ...) nên có thể hiểu màu đỏ này theo nhiều
mặt: sự can đảm và dũng cảm của những người Malaysia, sự may mắn của những
người Trung Quốc.Màu trắng là biểu tượng của sự trong sạch và tinh khôi vĩnh viễn,
không nhơ bẩn. Trăng lưỡi liềm có nghĩa biểu trưng cho 1 quốc gia trẻ còn đang trên
đường phát triển. Năm ngôi sao nhỏ gần mặt trăng tượng trưng cho năm lý tưởng của
quốc gia Singapore: dân chủ, sự bình đẳng, hòa bình, phát triển và công lý.

 Tổng quan tình hình kinh tế:
Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển, đi theo đường lối tư bản. Tức là
chính phủ hạn chế tham gia vào nền kinh tế. Đất nước Singapore thực hiện chính sách

kinh tế mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổn định, và là một trong
những nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. Singapore tăng nguồn thu
nhập chính thông qua việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, đặc biệt là các mặt hàng
liên quan đến đồ điện tử, hóa chất cũng như dịch vụ và song song đó mua các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, hàng hóa chưa gia công. Sau đó sẽ chế biến, chế tạo để trở
thành sản phẩm hoàn thiện xuất khẩu ra nước khác. Theo công bố của Bộ Thương mại
và Công nghiệp Singapore (MTI) ngày 26/05 thì nền kinh tế của đất nước Singapore
đạt mức tăng trưởng 2.6% trong quý I của năm 2015. Và với mức tăng trưởng này thì
Tình hình kinh tế Singapore sẽ duy trì từ 2 – 4 % cả năm. Tỉ lê lạm phát CPI chiếm %
(năm 2014). Tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa là 296,642 tỷ USD năm 2016. Cơ
cấu lao động theo nghề : Nông nghiệp chiếm 1.2%, Công nghiệp chiếm 14.8% và
Dịch vụ chiếm 83.9%. ( Năm 2014).

Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu chủ yếu đều phải nhập từ
bên ngoài, hàng năm đều phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm và nước ngọt để đáp
ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, Singapore đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ
tầng và các ngành công nghiệp phát triển hàng đầu châu Á và trên thế giới như: cảng
biển, hệ thống giao thông, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp lọc
dầu, chế biến, điện tử và lắp ráp linh kiện...
Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành công.
Người dân Singapore được hưởng một môi trường kinh tế mở cửa đa dạng, lành mạnh
và không tham nhũng, thu nhập bình quân đầu người vào hàng cao nhất thế giới. Tuy
nhiên, năm 2014 Singapore cũng được đưa vào danh sách 10 quốc gia đắt đỏ nhất thế

giới.
Nền kinh tế Singapore phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là các thiết bị
điện tử tiêu dùng, sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm và lĩnh vực ngân hàng tài
chính. Năm 2012 do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng
GDP của Singapore chỉ đạt 1.3 % tuy nhiên đã tăng lên 3.7 % vào năm 2013, tỷ lệ lạm
phát ở mức 1.5%.
Singapore hiện là quốc gia đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri
thức với mục tiêu đến năm 2018 sẽ trở thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu
mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và khu vực châu Á.
Singapore là một trong năm thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), và là nơi đặt Ban thư ký APEC, là một thành viên của Hội
nghị cấp cao Đông Á.
Đặc biệt, Singapore được mệnh danh là thiên đường mua sắm với trung tâm
thương mại sầm uất và những đợt giảm giá cực kỳ hấp dẫn, nổi bậc nhất là Đại
lộ Orchard với những siêu thị nhiều tầng tráng lệ nối tiếp nhau, những cửa hàng tổng
hợp với đủ loại hàng hóa từ cao cấp đến bình dân và các nhãn hiệu nổi tiếng nhất thế
giới đều tập trung tại đây.
 Về xã hội:

Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Singapore là cơ cấu dân số đa dạng
gồm nhiều chủng tộc nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và những thành tựu thương mại của
đất nước. Được ngài Thomas Stamford Raffles thành lập như một đầu mối giao thương
buôn bán vào ngày 29 tháng 1 năm 1819, Singapore – một làng chài nhỏ bé ngày nào

đã nhanh chóng thu hút những người dân nhập cư và các thương nhân đến từ Trung
Quốc, tiểu lục địa Ấn Độ, Indonesia, bán đảo Mã Lai và vùng Trung Đông. Bị lôi cuốn
bởi viễn cảnh tương lai tươi đẹp, những người nhập cư đã mang theo những nét riêng
về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và các lễ hội của mình đến Singapore. Các
cuộc kết hôn chéo và sự chung sống hòa hợp giữa các dân tộc đã dệt nên một bức
tranh văn hóa đầy màu sắc, hình thành một xã hội Singapore đa dạng và mang lại cho
đảo quốc này một di sản văn hóa phong phú đầy sức sống. Cho đến cuối thế kỉ 19,
Singapore đã trở thành một trong những thành phố đa chủng tộc – đa văn hóa nhất của
châu Á với các dân tộc chủ yếu là người Hoa, người Mã Lai, người Ấn, người
Peranakan và những người Á Âu. Ngày nay, người Hoa chiếm 74,2% dân số
Singapore, và người Mã Lai – những cư dân đầu tiên ở nước này, chiếm 13,4%. Người
Ấn chiếm 9,2%, còn lại là người Á Âu, Perankan và các dân tộc khác chiếm 3,3%.
Singapore còn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng người nước ngoài rộng
lớn nhau như Bắc Mỹ, Úc, Châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ (năm 2009) .
 Về con người:
Tại Singapore, phần lớn dân số là người gốc Hoa, gốc Mã Lai và gốc Ấn. Mặc
dù phần lớn là người gốc Hoa nhưng có nhiều phong tục tập quán của người Singapore
lại khác biệt với người Trung Quốc đại lục. Người Singapore có thể hỏi những câu hỏi
riêng tư về hôn thân hay thu nhập. Bạn có thể từ chối trả lời một cách lịch sự, nếu
không trả lời những câu hỏi như vậy thì mối quan hệ có thể bị phá vỡ.
Trong nói chuyện, người Singapore cấm kỵ bàn luận về vấn đề chính trị hay sự
tranh giành xô xát chủng tộc, kỳ thị tôn giáo. Bạn hoàn toàn có thể bàn về các vấn đề
thời tiết, du lịch, hay ẩm thực. Ở Singapore, bạn đừng nên dùng ngón tay trỏ chỉ vào
người khác, nắm chặt nắm tay hoặc ngón tay giữa, bởi những hành động đó đều bị coi
là vô lễ, mất lịch sự. Khi ngồi cũng không nên vắt chéo chân khi ngồi đối diện với
người lớn tuổi hơn.
Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm


GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

Nếu bạn muốn tặng quà cho người Singapore, bạn nên tránh tặng các vật như:
đồng hồ, khăn tay, hay ô.
Người dân Singaproe không hưởng ứng việc hút thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc lá
ở những nơi công cộng như rạp chiếu phim, thang máy, trên những Phương tiện giao
thông như xe bus, tàu điện ngầm., thì bạn có thể sẽ bị phạt đến 500 SGD. Tại các nơi
khác, nếu bạn muốn hút thuốc, bạn phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của người khác.
Khi dùng cơm, người Singapore cực cấm kị đặt đũa lên bát hoặc lên đĩa thức
ăn. Khi ăn xong nên đặt trên giá đựng đũa hoặc chén nhỏ. Khá giống với người Việt
Nam, khi ăn cá người Singapore cũng không lật cá mà ăn phần trên, lóc xương và ăn
tiếp.

Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

Chương 2: Giới thiệu về văn hóa Singapore
2.1. Kiến Trúc
2.1.1. Công viên Merlion Park
Công viên Sư tử biển (Merlion park) tọa lạc bên bờ sông Singapore thuộc khu
thương mại nằm về phía Nam đất nước, có diện tích 2.500m 2, Tượng Merlion với
chiều cao 8,6m và trọng lượng 70 tấn được đúc bằng xi măng, có những bậc thềm bên
sông và chỗ ngồi ngắm cảnh với sức chứa đến 300 người. Ở đây nổi tiếng với bức
tượng Sư tử biển, được mệnh danh là “Biểu tượng chào đón du khách đến Singapore”.
Tượng Sư tử biển có hình một con thú đầu sư tử, mình cá đang cưỡi trên sóng.

Đầu sư tử tượng trưng cho truyền thuyết về quá trình khám phá Singapore. Đuôi cá
của Merlion tượng trưng cho sự khởi đầu khiêm tốn của Singapore từ một làng chài
ven biển.
2.1.2. Marina Bay Sands
Với tổng số tiền đầu tư là 5,5 tỷ USD và diện tích là 15,5ha, Marina Bay
Sands là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng và đáng tự hào nhất của
Singapore.
Không chỉ tọa lạc bên bờ dòng sông Marina xinh đẹp, Marina Bay Sands còn là
khu kinh doanh tổ hợp với hệ thống khách sạn, sòng bạc, bảo tàng, trung tâm mua
sắm, bảo tàng, hồ bơi…Đặc biệt, nơi đây còn là nơi quy tụ của một số cái nhất thế giới
như: Khu công viên Sky park với hơn 600 loài thực vật quý hiếm và những “siêu cây”
cao hơn 50m, bể bơi cao và lớn nhất thế giới, bảo tàng hình hoa sen lớn nhất thế
giới…Hơn thế nữa, đứng tại tầng cao nhất của khu tổ hợp này bạn còn có thể nhìn thấy
công viên Sư tử biển, nhà hát Sầu riêng, cầu đi bộ Helix Bridge, vòng quay khổng lồ
và cảng biển tráng lệ của Singapore.
Đi du lịch Singapore và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc nổi tiếng Marina
Bay Sands là điều bạn nên làm khi còn ở đất nước này, nếu không bạn sẽ phải ân hận
đó.

Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

2.1.3. Nhà hát Sầu riêng Esplanade
Thêm một công trình kiến trúc nổi tiếng khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ nữa
của Singapore – Nhà hát Sầu riêng Esplanade. Tên gốc gốc của nhà hát này là Trung
tâm biểu diễn nghệ thuật nhà hát Esplanade, nhưng vì thiết kế giống với quả sầu riêng

nên nó đã được người dân Singapore trìu mến đặt cho cái tên là “Nhà hát Sầu
riêng” và cái tên này cũng đã trở thành tên gọi quốc tế của cụm nhà hát độc đáo này.
Không chỉ có vẻ ngoài bắt mắt, độc lạ, nhà hát Sầu riêng còn là một tổ hợp biểu
diễn và trưng bày nghệ thuật của Singapore, gồm: Nhà hát, phòng hòa nhạc, thư viện
nghệ thuật, sân khấu, sàn biểu diễn thời trang, studio, nhà hàng, trung tâm hội nghị
quốc tế, khách sạn, trung tâm thương mại….Vì vậy, việc bạn du lịch Singapore thì nên
ghé thăm nhà hát này này là điều không có gì phải bàn cãi.
2.1.4. Cầu đi bộ Helix Bridge
Đây là cây cầu có cấu trúc xoắn kép đầu tiên trên thế giới, và được thiết kế dựa
trên thuyết âm dương của phương đông với ý nghĩa cầu sự may mắn, trù phú cho quốc
đảo sư tử. Đặc biệt, trên cầu có gắn rất nhiều loại đèn led nhiều màu sắc, khi đến ban
đêm nó sẽ trông giống như cầu vồng dưới biển vậy.
Một điều khiến người dân và du khách thập phương thích thú ở cây cầu đặc biệt
này nữa là vừa có thể thả bước thư giãn vừa được ngắm nhìn toàn cảnh hoa lệ của
Singapore, nhất là vào buổi tối. Helix Bridge nằm ngay phía trước Merlion Park, cho
nên bạn có thể ghé thăm công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng này khi du lịch
Singapore ngay tại công viên này.
2.1.5. Hệ thống khách sạn Parkroyal
Lại thêm một công trình kiến trúc khiến cả thế giới phải “ngả mũ” của
Singapore, hệ thống khách sạn Parkroyal. Khách sạn này hoàn toàn không giống với
bất kỳ một khách nào khách sạn trên thế giới, bởi nó được bao phủ hoàn toàn bằng cây
xanh cả trong lẫn ngoài. Nó – Parkroyal chính là biểu tượng xanh nổi tiếng, độc nhất
vô nhị của Singapore.
Với những loại cây nhiệt đới, những giàn dây leo xanh mướt, hệ thống phun
sương, phun mưa, ánh sáng,…hiện đại, đã biến khách sạn khách sạn Parkroyal thành
Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm


GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

một khu rừng nhiệt đới chính hiệu giữa lòng thành phố Singapore. Du lịch Singapore
và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc nổi tiếng, độc đáo này là việc bạn không thể bỏ
qua
2.2. Lễ Hội
Singapore là một quốc gia đa chủng tộc với nhiều lễ hội và tết của nhiều quốc
gia như Mã lai, Ấn Độ, Trung Quốc, các nước phương Tây…
2.2.1. Lễ hội Singapore Thaipusam
Lễ hội Singapore Thaipusam là một lễ hội cổ xưa của người Ấn Độ vốn không
còn tồn tại nhưng hiện nay, lễ hội này vẫn còn ở Singapore.
Theo truyền thống của người Ấn Độ, lễ hội Thaipusam được tổ chức nhân dịp
kỷ niệm ngày sinh của một vị thần Hindu để thể hiện lòng tôn thờ, cầu mong hạnh
phúc, bình an cho mọi người.
Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 theo lịch Tamil, vào khoảng giữa
tháng 1 Dương Lịch mỗi năm, lễ hội này là một lễ hội của những người theo đạo
Hindu đặt biệt là người Ấn Độ, lễ hội nhằm để tôn vinh Thần Subrahmanya (hay Thần
Murugan), vị thần của đức hạnh, tuổi trẻ và sức mạnh trong đạo Hindu và cũng là vị
thần hủy diệt cái ác. Lễ Thaipusam mang đậm chất văn hóa Ấn Độ, lễ hội được tổ
chức từ sáng sớm khoảng 4h30 sáng những tín đồ đi diễu hành khoảng 4,5 km từ Đền
thờ Sri Srinivasa Perumal dọc Đường Serangoon đến Đền thờ Sri Thendayuthapani
trên Đường Tank. Họ mang theo những bình sửa để dâng lên cho vị thần. Vào những
ngày này khách du lịch quốc tế kéo nhau về đây để chiêm ngưỡng nghi thức cầu
nguyện của các tín đồ, du khách rất đông.
Tại lễ hội Singapore này, nhiều hoạt động được tổ chức như các điệu múa
truyền thống, các chương trình ca nhạc và mọi người có thể tham gia vào các cuộc
hành hương với rất nhiều các nghi lễ “rùng rợn” như xuyên kim loại qua các phần trên
cơ thể. Đây là một cách để thể hiện lòng tôn thờ với vị thần và thể hiện sự mộ đạo.

Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)



Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

2.2.2. Lễ hội ánh sáng của Singapore - Lễ Deepavali
Lễ hội này có nguồn gốc từ thời Ấn Độ cổ đại. Tùy thuộc vào từng khu vực lại
có những truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc thực sự của nó.
Đây là lễ hội ánh sáng của những người theo đạo Hindu, lễ hội này được tổ
chức vào ngày ngày 26 tháng 10 năm Dương Lịch, Mục đích của lễ hội này là biểu thị
sự chiến thắng cái ác của cái thiện và soi rọi ánh sáng ở những nơi tăm tối. Vào dịp lê
hội Deepavali, những người Hindu thường sử dụng rất nhiều đèn để trang hoàng nhà
cửa.
Một số người tin lễ hội là để kỷ niệm sự trở lại của Chúa Rama cùng vợ của
ông là và người anh trai Lakshmana sau hơn 14 năm phải sống lưu vong. Theo truyền
thuyết, Chúa Rama bị tước đoạt quyền lên ngôi hợp pháp và bị trục xuất đến sống ở
khu rừng bởi người mẹ kế để con trai của bà lên ngôi. Lại có những người nói rằng
Deepavali diễn ra là để kỷ niệm chiến thắng của Chúa Krishna trước tên bạo chúa
Narakasura. Với chiến thắng của ông, cái thiện đã đánh bại được cái ác, ánh sáng đã
chiến thắng được bóng tối.
2.2.3. Lễ hội đường phố Chingay parade ( 23- 24/02)
Du khách đến Singapore trong dịp Tết không thể nào bỏ qua lễ hội Chingay của
người

dân

Singapore.

Chingay Parade hay là lễ hội đường phố Chingay có từ cuối thế kỷ 19 và được chính

thức tổ chức hàng năm tại Singapore trong dịp Tết âm lịch kể từ năm 1972.
Trong những năm gần đây, lễ hội Chingay không chỉ thu hút người dân Singapore mà
cả các cộng đồng người nước ngoài đang sống và làm việc tại Singapore cũng tham
gia vào lễ hội. Lễ hội Chingay ngày càng hoành tráng và đa dạng hơn.
Đây là một dịp để người dân Singapore thể hiện và củng cố nền văn hoá đa sắc tộc của
mình qua một cuộc diễu hành rầm rộ gồm các đoàn xe hoa được trang trí theo motip
riêng của từng dân tộc, các điệu múa dân tộc với trang phục truyền thống. Tất cả đều
hoà chung vào một chủ đề đặt ra cho mỗi năm. Đây cũng là một dịp để người
Singapore vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc chính trong nước
và với các cộng đồng dân tộc trên thế giới. Lễ hội Chingay cũng là một cơ hội vàng
Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

cho Singapore giới thiệu với thế giới một hình ảnh Singapore đầy ấn tượng qua một lễ
hội hoành tráng và nhiều màu sắc.
Lễ hội được tổ chức dưới dạng một đoàn diễu hành trên một trong những trục lộ
chính của Singapore. Mở đầu đoàn diễu hành là một cột cờ bằng tre cao và nặng mang
lá cờ biểu trưng cho chủ đề của năm được một nhóm thanh niên khỏe mạnh thay phiên
nhau “khiêng” suốt cả chặng đường. Những tiết mục không thể thiếu trong cuộc diễu
hành là múa lân, rồng, sư tử, đi cà kheo, các điệu múa hát đặc trưng của người Hoa,
Mã Lai, Ấn, Anh, Mỹ, Úc, Nhật, Hàn Quốc… các tiết mục vui nhộn như xiếc trên xe
đạp, trượt patin trên đường phố, biểu diễn các loại xe vespa cổv.v… tất cả đã tạo cho lễ
hội một đặc trưng riêng: đoàn kết và sáng tạo.
2.2.4. Lễ hội ẩm thực Singapore (1-31/7)
Lễ hội do Tổng cục Du lịch Singapore cùng Reed Exhibitions phối hợp tổ chức,
trình diễn những kỹ năng tuyệt hảo cùng sức sáng tạo không mệt mỏi trong nghệ thuật

với gần 40 sự kiện sẽ diễn ra trên toàn quốc đảo, Lễ hội kéo dài một tháng này mang
lại cho cư dân địa phương cũng như du khách quốc tế cơ hội thưởng thức những món
ăn đặc sắc của đất nước Singapore như: Cua rang ớt Singapore, Cơm Gà Hải Nam và
món Roti Prata của người Ấn Độ là những món ăn đặc trưng góp phần đưa Singapore
trở thành một thiên đường ẩm thực được cả thế giới biết đến.
2.3. Về ẩm thực
 Ẩm thực Singapore: sự du nhập của các nền văn hóa
Nhắc đến ẩm thực thì Singapore là một đất nước có nền ẩm thực rất phong phú
và đa dạng. Các ón ăn mang phong vị của dân tộc từ Trung Hoa, Malay đến Ấn Độ
Peranakan và rất nhiều nơi khác.
Singapore với nền văn hóa phong phú, đa dạng sắc thái dân tộc từ nhiều nước
di dân đến như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Peranalean,…. Chính vì điều này đã
làm nên một Singapore hội tụ nhiều nền văn hóa ẩm thực. Hãy dạo quanh đất nước sư
tử biển một vòng bạn sẽ thưởng thức được các món ăn Malaysia chế biến theo phong
cách Hồi giáo, nếu bạn là người thích ăn chay có thể được thưởng thức được những
món chay thali của vùng Nam Ấn, các món ăn đậm đà của vùng Bắc Ấn, hay mãn
Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

nhãn với dimsum của người Quảng Đông, cơm gà Hải Nam, vịt quay Bắc Kinh,…
những món ăn đặc trưng của Trung Hoa.
 Ẩm thực Trung Hoa:
Dù có phong phú và đa dạng nhưng góp phần tạo nên màu sắc chính cho ẩm
thực Singapore là văn hóa ẩm thực đến từ Trung Hoa. Du lịch Singapore ngoài được
vui chơi, tham quan, giải trí còn mang đến cho bạn cơ hội nếm thử các món ăn đến từ
nhiều vùng miền của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Hãy ghé thăm China Town để

thưởng thức các món ăn dưới đây:
-

Cơm gà Hải Nam: Một món ăn “lai Sing” chính hiệu khi nước sốt chấm

gà truyền thống được thay thế bằng nước tương đen cho thêm ớt tươi xay nhuyễn,
gừng và tỏi của người Sing.
-

Hủ tiếu xào (Char Kway Teow): Được hiểu nôm na là “những sợi bánh

gạo xào”, được làm từ mì gạo cán dẹt (tương tự như món mì sợi Ý) xào lên dùng với
nước sốt trắng hoặc sẫm màu, một chút belachan (sốt tôm), nước cốt me, giá, hẹ, lạp
xưởng và sò. Theo công thức ban đầu, hủ tiếu gạo cũng được xào với mỡ heo và sử
dụng những miếng tép mỡ giòn tan tạo ra một hương vị béo ngậy đặc trưng.
-

Mì hoành thánh: Không giống như ở Hồng Kong, mỳ hoành thánh ở đây

là mỳ khô, dùng với tương đen và ớt.
-

Mì xào tôm Phúc Kiến: Là món ăn do những cựu thủy binh người Phúc

Kiến đến từ Miền Nam Trung Quốc sáng tạo ra. Sau khi làm việc tại các xí nghiệp, họ
tụ họp dọc Đường Rochor và xào mì thừa (lấy từ các xưởng làm mì) trên bếp than.
-

Tàu hủ Singapore: Được làm từ đậu tương, mịn tan như thạch rau câu


được dùng chung với nước đường, đôi khi cho thêm hạt bạch quả. Không chỉ có màu
trắng ngà, vị bùi mà tàu hủ nơi đây còn có nhiều màu sắc khác nhau đáp ứng nhu cầu
của thực khách.
-

Dimsum (hay còn gọi là điểm tâm): Là loại hình ẩm thực của Trung Hoa,

bao gồm các món ăn nhẹ, phục vụ cho bữa sáng hoặc các bữa ăn nhẹ trong ngày. Có
tổng cộng khoảng 100 món ăn khác nhau, chế biến từ bột gạo, bột mì, nhân thịt, hải
sản. Các món dimsum nổi tiếng: há cảo, sủi cảo, bánh bao, xíu mại, bánh bao xá xíu,
Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

bánh hẹ, bánh khoai môn chiên giòn, bánh cảo cá hồi chiên, các loại bánh cuốn, các
loại bánh ngọt, các loại thịt viên, chân gà chưng và cháo.
 Ẩm thực Ấn Độ:
Khu Tiểu Ấn là tâm điểm sinh hoạt của cộng đồng người Ấn tại Singapore, là
một trong những nét độc đáo trong nền văn hoá đa sắc tộc của Singapore. Little India
sẽ giúp bạn khám phá những điều mới lạ về người gốc Ấn Độ. Nơi đây là trung tâm tín
ngưỡng, kinh tế và cả văn hóa ẩm thực của cộng đồng người gốc Ấn tại Singapore.
Bạn sẽ được thưởng thức những món ăn theo đúng phong cách bản khi đến tham quan
nơi đây.
-

Cà ri đầu cá: Cũng là một món ăn đặc biệt của Singapore, có nguồn gốc


ở phía Nam Ấn Độ. Cá được dùng để nấu món cà ri nổi tiếng của Singapore là Ikan
Merah, hay còn gọi là cá hồng biển. Món này được nấu bằng cách ninh đầu cá hồng
biển trong nước cà ri cay nồng cùng với các loại rau và gia vị me chua tại nên hương
vị đặc trưng hấp dẫn người dùng. Cà ri đầu cá có hương vị khá đậm nên được ăn
chung với cơm trắng hoặc bánh bao.
-

Trà sữa Ấn Teh tarik: Teh tarik hay trà kéo tại Singapore là món trà Ấn

Độ thơm ngon với lớp bọt sủi tăm trên miệng ly. Không chỉ được thưởng thức món
uống thơm ngon này, nếu may mắn, bạn còn có dịp xem người bán biểu diễn rót trà
điệu nghệ.
 Ẩm thực Malaysia:
Góp phần tạo nên dân cư cho Singapore là người Malaysia nhập cư. Vì vậy,
những món ăn Malay cũng góp phần không nhỏ làm nên sự phong phú của ẩm thực
Singapore.
-

Mì trứng Mee Rebus: Bạn có thể thưởng thức món mì đặc trưng của

người Malaysia này tại các chợ ở khu Tiểu Ấn.
-

Nasi Lemak: Là bữa ăn sáng Malay đặc trưng. Cơm được nấu từ nước

cốt dừa ăn cùng với cá cơm, đậu phộng, dưa chuột, ớt tươi và có rưới thêm cà ri sẽ
giúp bạn có một bữa sáng khó quên tại Singapore.

Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)



Báo cáo bài tập nhóm

-

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

Cà ri khô Rendang: Nét đặc trưng của món cà ri này là thịt gia súc (bò,

cừu) được hầm nhiều giờ trong một quả dừa cho đến khi nước dùng cạn hết. Vị béo
ngậy hơi cay, thơm ngọt của món cà ri này chính là điểm nhấn khiến nó trở thành món
ăn không thể bỏ qua khi du lịch Singapore.
-

Thịt xiên nướng Satay: Ẩm thực vỉa hè của Singapore chính là đây. Nếu

bạn bỏ qua nó tức là bạn đã bỏ qua một phần ẩm thực của quốc đảo sư tử. Câu lạc bộ
Satay ở đường Lau Pa Sat gần Raffles Palace là địa điểm chuyên bán món này.
 Ẩm thực Peranakan:
Người Peranakan ở Singapore là hậu duệ của người Trung Quốc có mẹ là người
Malaysia. Do đó, ẩm thực của họ thường mang đậm hương vị của 2 đất nước này. Tuy
nhiên, sau nhiều năm cải biến, những món ăn đó đã trở thành một phần không thể
thiếu của ẩm thực Singapore.
-

Cua sốt ớt: Đây là món ăn đầu tiên trong top những món ăn không thể

bỏ qua khi du lịch Singapore. Có thế nói cua sốt ớt là “quốc thực” của Singapore và để
thưởng thức món ăn này đúng vị nhất hãy đến các cửa hàng hải sản trên đường Mattar
hoặc Old Airport.

-

Kaya: Là món bánh được làm từ trứng và dừa, thường được người Sing

dùng làm món ăn sáng với trứng lòng đào và cafe. Hãy đến đại lộ Maxwell để thưởng
thức món ăn sáng tuyệt vời này nhé.

-

Cà ri Laska: Nếu bạn hỏi “Món ăn nào nổi tiếng nhất Singapore?” Thì

câu trả lời sẽ là “Cà ri Laska”. Sợi mì dẻo dai hòa quyện với cá, tôm, sò huyết, giá đỗ
và nước cà ri cay cay, ngọt ngọt đã tạo nên một món ăn trên cả tuyệt vời. Hãy đến làng
chài ven biển Laska để thưởng thức món cà ri tuyệt phẩm này nhé.
Và đó vẫn chưa phải là tất cả. Singapore còn mang đến cho bạn rất nhiều món
ngon từ khắp các nơi trên thế giới, từ Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam đến Mông Cổ.
Cho dù bạn thèm một bữa tối Nhật Bản tinh tế, một bữa ăn kiểu Ý thịnh soạn, hay trải
nghiệm tại một quán rượu Pháp bình dân thì bạn sẽ đều dễ dàng tìm thấy tại nơi đây.

Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

2.4. Về trang phục
 Trang phục Baju kebaya:
Nguồn gốc của người Peranakans là người Hoa lai Mã, hay còn có tên gọi khác
là người Baba-Nyonya. Người này là con cháu của người Hoa nhập cư đến Penang

trong thế kỷ trước. Tài liệu cổ ghi lại họ mang theo trang phục truyền thống của mình
là Baju kebaya. Dần rà Bayju kebaya trở thành quốc phục của người Singapore.
Baju kebaya gồm váy và một chiếc áo dài. Trong đó áo được trang trí cầu kỳ
may ôm sát người để tôn dáng của người phụ nữ Singapore. Thông thường bộ trang
phục này được may bằng tay rất cầu kỳ và tỉ mỉ, được mặc trong những dịp trang trọng
như cưới xin, lễ hội… Ngày nay, Bayju kebaya được giới trẻ cách tân khi kết hợp áo
với quần bò hoặc chân váy ngắn để sử dụng rộng rãi hơn trong cuộc sống hàng ngày
như đi dạo phố hay tới công sở.
.Bên cạnh trang phục truyền thống Baju kebaya thì do nền văn hóa độc đáo đa
dạng đa sắc tộc tại Singapore mà quốc phục còn phụ thuộc vào sắc tộc của người mặc.
 Baju Kurung:
Baju kurung là trang phục truyền thống ở Singapore của người Malaysia. Cấu
trúc của bộ trang phục gồm một chiếc váy hay xà rông rộng kéo dài từ hông tới gót
chân. Kết hợp với đó là chiếc áo dài tới hông hoặc đầu gối. Kiểu dáng của áo và váy
cô cùng đơn giản, màu sắc trang nhã giống thiết kế của đạo Hồi
 Saris:
Ở Singapore những người gốc Ấn Độ thường mặc Saris trong những dịp quan
trọng. Trang phục truyền thống này có kiểu dáng vô cùng cầu kỳ và màu sắc sặc sỡ.
Trang phục thường được may bằng tay từ lụa cao cấp hoặc vải cotton nhằm giữ sự
thoáng mát nhất định. Để làm bộ trang phục thêm cầu kỳ và sang trọng người ta còn
khoác thêm những chiếc áo choàng mỏng có màu sắc lấp lánh tương tự.
 Sườn xám:
Trang phục này có xuất xứ từ Trung Quốc và được những người phụ nữ gốc
Trung Quốc ưa mặc. Sườn xám có từ triều đại nhà Thanh, được mặc bởi các cung tần
Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ


mỹ nữ, với thiết kế ôm sát và phần cổ được gia công và trang trí tỷ mỷ. Bên cạnh đó
phần thân váy được xẻ cao kết hợp với giày cao gót tạo nên sự lựa chọn hoàn hảo cho
người phụ nữ.
Trong nền văn hóa đa dạng ấy của mình, các bộ trang phục truyền thống trên
đây đã góp phần tôn vinh sức hút của văn hóa Singapore. Đến du lịch tại đất nước này,
du khách cũng có thể mua những bộ y phục xinh đẹp trên về làm kỷ niệm hoặc làm
quà tặng. Mỗi bộ y phục sẽ gợi nhắc cho bạn đến đảo quốc Sư Tử xinh đẹp và chắc
chắn đó sẽ là món quà có ý nghĩa dành cho những người bạn yêu quý.
2.5. Ngôn ngữ
Như một sự phản ánh của nền văn hóa đa dạng, Singapore đã chọn ra ngôn
ngữ đại diện cho bốn dân tộc chính của đất nước. Bốn ngôn ngữ chính thức trong
Hiến pháp của Singapore bao gồm tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Mã Lai và tiếng
Tamil. Mặc dù tiếng Malay là ngôn ngữ quốc gia, nhưng tiếng Anh là ngôn ngữ
thường được sử dụng trong giao dịch kinh doanh, chính phủ và các phương tiện
giảng dạy trong trường học.
Sự có mặt của các ngôn ngữ khác, đặc biệt là các biến thể của tiếng Mã Lai
và tiếng Hoa, đã có ảnh hưởng rõ rệt đến cách dùng tiếng Anh tại Singapore. Ảnh
hưởng này đặc biệt rõ nét trong cách sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thông
thường, một dạng tiếng Anh lai tiếng địa phương thường được biết đến với tên gọi
Singlish. Là một dấu hiệu đặc trưng để nhận biết người Singapore, ngôn ngữ này
tiêu biểu cho hình thức biến tấu ngôn ngữ bằng cách lồng ghép các từ của tiếng Mã
Lai, tiếng Hoa và tiếng Ấn vào tiếng Anh.
Hầu như mọi người dân Singapore đều có thể nói nhiều hơn một thứ tiếng,
trong đó nhiều người có thể nói được tới ba hoặc bốn thứ tiếng. Hầu hết trẻ em lớn
lên trong môi trường song ngữ từ thuở nhỏ và có thể học các ngôn ngữ khác khi lớn
lên. Trong phần lớn dân số biết hai thứ tiếng, tiếng Anh và tiếng Hoa phổ thông là
hai ngôn ngữ được dùng phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi tiếng
Anh là ngôn ngữ chính được dạy ở trường học thì trẻ em vẫn học tiếng mẹ đẻ để duy
trì truyền thống văn hóa của dân tộc mình.


Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

Đối với phần lớn người Hoa thì tiếng Phổ Thông được chọn là ngôn ngữ
chính thay vì các biến thể khác như tiếng Phúc Kiến, tiếng Triều Châu, tiếng Quảng
Đông, tiếng Khách Gia, tiếng Hải Nam và tiếng Phúc Châu. Tiếng phổ thông là
ngôn ngữ được sử dụng phổ biến thứ hai của người Singapore gốc Hoa, tiếng Phổ
Thông đã được dùng rộng rãi kể từ phong trào “Nói Tiếng Phổ Thông” – phong
trào hướng đến cộng đồng người Hoa trong suốt năm 1980. Trong những năm 90,
những nỗ lực này nhằm hướng đến những người Hoa được giáo dục trong môi
trường tiếng Anh.
2.6. Văn hóa giao tiếp
2.6.1. Lời chào hỏi và giao tiếp
Giống như Việt nam, người Singapore có thể hỏi những câu hỏi riêng tư về hôn
nhân hay thu nhập. Bạn có thể từ chối trả lời một cách lịch sự và nếu không trả lời
những câu hỏi như vậy của người Singapore thì mối quan hệ có thể bị phá vỡ.
Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được
mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo.... nhưng có thể
bàn những kinh nghiệm du lịch, cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản
thân đã đi qua. Chủ đề được người dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những món
ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng.
Ở đất nước Singapore, trên trán người phụ nữ mang huyết thống Ấn độ có săm
một nốt đỏ, còn nam giới dùng thắt lưng màu trắng, phần lớn khi gặp nhau chắp tay
trước ngực để chào, còn khi vào nhà phải cởi dép.
2.6.2. Hành động, cử chỉ và thói quen

Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm tay
hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không được tùy
tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức.
Không được ngồi bắt chéo chân khi ngồi đối diện với người lớn tuổi hơn hoặc
có thứ bậc cao hơn.
"Mặt mũi ảm đạm" (mất sổ gạo) hay mất tự chủ nơi công cộng sẽ có hậu quả
tiêu cực trong xã hội Singapore.
Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

Người Singapore có thói quen đi chân không vào nhà.
2.6.3. Lời “chúc phát tài”
Nếu như người Trung Quốc đại lục chúc nhau “chúc phát tài” là muốn chúc làm
ăn, kinh doanh phát tài. Nó mang hàm nghĩa tích cực. Thì đối với người Singapore lời
chúc ” chúc phát tài” lại là điều họ không thích, thậm chí còn là một điều nên tránh.
Đối với người Singapore, lời chúc ” chúc phát tài” cũng đồng nghĩa với sự giễu cợt
hoặc sỉ nhục vì người Singapore đồng nghĩa lời chúc này với “chúc bất nghĩa”.
2.7. Những điều cấm kị nên tránh
 Tặng quà:
Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm tang tóc, khăn
tay là điềm chia ly, chiếc dù là điềm rủi ro.
 Khi ăn cơm:
Khi ăn cơm không được đặt đũa lên trên bát hoặc đặt lên đĩa thức ăn. Khi
không ăn nữa cũng không được đặt lung tung mà phải đặt trên giá, đĩa tương ớt hoặc
đặt trên đĩa đựng xương. Nếu là nhân viên hàng hải, người làm nghề cá hoặc những
người thích chèo thuyền, khi ăn cơm không được lật con cá, bởi vì việc đó đồng nghĩa

với việc lật con tàu lật thuyền, do đó phải tách con cá đó ra, ăn từ trên xuống dưới.
 Những ngày đầu năm mới:
Trong những ngày đầu năm mới, người dân Singapore không bao giờ quét dọn
nhà cửa, không gội đầu, bởi vì họ cho rằng làm như vậy sẽ mất hết may mắn, không
được đánh vỡ đồ đạc trong phòng, nhất là không được làm vỡ gương, vì đó là biểu
hiện của chuyện xấu và không may mắn; không được mặc đồ trắng, không được dùng
kim hoặc kéo, bởi vì những vật dụng này có thể đem đến vận hạn cho họ.
 Cấm thuốc lá:
Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá. Ở một số nơi như cầu
thang máy, rạp chiếu phim, trên những phương tiện giao thông công cộng nhất là trong
văn phòng..., quy định là nghiêm cấm hút thuốc, những ai vi phạm quy định này sẽ bị

Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

phạt 500$ Singapore. Tại các nơi khác, cứ muốn hút thuốc phải hỏi ý kiến và được sự
đồng ý của đối phương.
2.8. Tôn giáo
Phật giáo là tôn giáo được thực hành phổ biến nhất tại Singapore, với 33% số
cư dân tuyên bố bản thân họ là tín đồ trong cuộc điều tra dân số gần đây nhất.
Tôn giáo được thực hành phổ biến thứ nhì là Ki-tô giáo, sau đó là Hồi giáo,
Đạo giáo, và Ấn Độ giáo.
17% dân số không gia nhập tôn giáo nào. Tỷ lệ tín đồ Ki-tô giáo, Đạo giáo, và
người không tôn giáo tăng trong khoảng thời gian giữa năm 2000 và 2010, mỗi nhóm
tăng 3%, trong khi tỷ lệ tín đồ Phật giáo thì giảm xuống. Các đức tin khác vẫn ổn định
trên quy mô lớn về tỷ lệ dân số.

Câu hỏi đặt ra là: “ Văn hóa đa dạng như vậy nó ảnh hưởng đến đàm phán kinh
doanh như thế nào? Văn hóa của dân tộc nào ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế của
Singapore? Và nhiều màu sắc văn hóa như vậy thì có gặp khó khăn hay thuận lợi nào
không trong việc giao lưu, hợp tác, đàm phán kinh doanh?....”.

Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

Chương 3: Văn hóa trong kinh doanh của người Singapore
Ngoài tên gọi đảo quốc sư tư, Singapore còn được các du khách quốc tế ưu ái
gọi là nơi giao nhau giữa hai nền văn hóa Đông & Tây. Chính vì điều này mà văn hóa
kinh doanh của Singapore cũng là một sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông
và văn hóa phương Tây. WESTERN CULTURE and EASTERN CULTURE
Văn hóa kinh doanh của doanh nhân Singapore có tính cạnh tranh cao và đạo
đức kinh doanh mạnh mẽ khác thường.
3.1. Đia vị và quyền lực
Hầu hết các công ty địa phương tại Singapore đều chịu ảnh hưởng phong cách
làm việc của người phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc ( người Trung Quốc chiếm
75.2% tổng dân số tại Singapore.).
Cũng chính vì chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc mà khoảng cách
giữa nhà tuyển dụng và người lao động tại Singapore thường khá cao, nhân viên với
chức vụ thấp hơn thường phải tôn trọng và chấp hành tuyệt đối quyết định của cấp
trên. Họ rất ít khi phản bác hoặc công khai chất vấn quyết định của cấp trên mình.
Ngược lại, khoảng cách quyền lực sẽ không có hoặc rất ít tồn tại trong
những công ty lớn tầm cỡ quốc tế tại Singapore. Cấp trên thường sẽ hỏi ý kiến của cấp
dưới khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào và họ cũng sẵn sàng lắng nghe ý kiến của

của cấp dưới khi cấp dưới không đồng ý với quyết định của mình.
3.2. Tính cá nhân và tập thể
Người phương Tây thường rất xem trọng chủ nghĩa cá nhân. Do đó, trong văn
hóa kinh doanh của người phương Tây, họ đánh giá rất cao những thành tích mà cá
nhân đạt được. Đổi mới và sáng tạo là những gì mà họ theo đuổi trong công việc.
Tuy nhiên, tương tự như một số quốc gia Châu Á khác, hầu hết người
Singapore và các công ty địa phương đều xem trọng tinh thần tập thể - một người vì
mọi người. Vì vậy, trong công việc, người Singapore cho rằng chỉ có làm việc theo
nhóm hoặc hợp tác với nhau mới đem lại hiệu quả tối ưu. Và những hành vi như phản
đối quyết định chung của nhóm, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng hoặc
Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


Báo cáo bài tập nhóm

GVHD: Lê Ngọc Anh Vũ

ủng hộ nỗ lực cá nhân được xem như là hủy hoại lợi ích chung của cộng đồng. Người
Singapore cho rằng làm việc cùng nhau để chia sẻ phần thưởng, san sẻ trách nhiệm,
giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau trong công việc. Dù vậy, đa phần giới trẻ ngày nay tại
Singapore đều thiên về chủ nghĩa cá nhân trong công việc
3.3. Tuân thủ nguyên tắc
Người Singapore luôn tuân theo những nguyên tắc được vạch ra sẵn. Một minh
chứng rõ ràng nhất đó là hầu hết các doanh nghiệp địa phương tại Singapore không
thật sự muốn tuyển dụng quá nhiều nhân viên với những ý tưởng phá cách trong đầu,
và họ cũng không muốn tuyển dụng những người quản lý quá nhiệt tình mà không làm
theo những gì đã được định sẵn. Đa phần người Singapore không có sự sáng tạo trong
công việc bởi vì công việc chỉ yêu cầu họ làm đúng nguyên tắc chứ không phải là
những ý tưởng táo bạo. Dù trong công việc, người Singapore được khuyến khích rằng
"càng sáng tạo thì càng tốt (as creative as possible)" nhưng kèm theo đó là rất nhiều

điều kiện hạn chế khác.
Ý tưởng ban đầu của các nhà lãnh đạo Singpapore là chỉ nuôi dưỡng một số ít
người có sức sáng tạo (innovators) và tổng số dân số còn lại là làm theo khuôn khổ
(follower) để thúc đẩy sự phát triển của Singapore. Tuy nhiên sau đó các nhà lãnh đạo
Singapore đã nhận ra ý tưởng này là một sai lầm. Để có thể cạnh tranh với nền kinh tế
toàn cầu này, họ cần thêm nhiều nhân tài với những ý tượng cách tân táo bạo. Vì thế,
chính phủ Singapore quyết định thay đổi chính sách của mình, họ cố gắng khuyến
khích sự sáng tạo và thay đổi trong mọi tầng lớp, mọi ngành nghề. Dù vậy, sự thay đổi
này không thể hoàn thành trong một sớm một chiều mà đang được triển khai từng
bước.
Cũng chính nhờ vào nguyên nhân này mà người dân Singapore rất tôn trọng và
luôn tuân thủ các chính sách và chế tài của chính phủ, luôn xếp hàng ở nơi công cộng,
không xả rác ngoài đường, không bấm kèm inh ỏi, hạn chế gian lận hoặc vi phạm luật.

Nhóm thực hiện: Nhóm 3-ĐPKD(N02)


×