Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

báo cáo thực tập doanh nghiệp công ty TNHH sao mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.8 KB, 25 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

BÁO CÁO THỰC TẬP

1.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
+Đơn vị thực tập : Công ty TNHH Sao Mai
+Địa chỉ : 691 Nguyễn Tất Thành – TP.Đà Nẵng
+Điện thoại: ( 84.511) 3648185
+Số quyết định thành lập: 103GP/TLDN
+Giám đốc: Bà Nguyễn Thị Mai
+ Số lượng nhân viên : 15
+Vốn chủ sở hữu : 2,5 tỷ đồng

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Sao Mai được thành lập sau một quá trình cân nhắc cẩn thận của
một đội ngũ nhân sự có kinh nghiêm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Khi mới thành lập vào
10/1999 công ty đặt trụ sở tại : B3.2 Lô 13-14 Nguyễn Tất Thành – Đà Nẵng, nay là 691
Nguyễn Tất Thành – Đà Nẵng, đó cũng chính là trụ sở hiện nay của công ty. Mới đầu đi vào
hoạt động công ty chỉ kinh doanh XNK chủ yếu mặt hàng thép không gỉ (inox) các loại, kim
loại màu, thép đặc chủng… sau đó trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình công ty
bổ sung kinh doanh thêm một số mặt hàng như : gia công inox, các sản phẩm cơ kim khí,
làm đại lý mua bán ký gửi hàng hóa.
Trải qua 14 năm hình thành và phát triển công ty đã từng bước ổn đinh đi vào hoạt
động có hiệu quả. Nếu như vào năm 2000 hoạt động của công ty còn gặp nhiều khó khăn
và hiệu quả hoạt động còn kém do công ty mới thành lập , thiếu về cơ sở vật chất kĩ thuật,
công ty đang đi tìm thị trường và bạn hàng thì đến năm 2005 công ty đã có được thị
trường XNK, tiêu thụ khá ổn định: Nhật Bản, Hàn Quốc… thị trường nội địa hay các bạn
hàng ổn định trong thành phố Đà Nẵng. Với đội ngũ nhân sự ban đầu khi thành lập gồm 4


thành viên, thì đến nay công ty đã có 15 nhân sự có trình độ chuyên môn, thành thạo
tiếng anh và năng động giúp cho công ty ngày càng phát triển hơn.
Viễn cảnh của công ty là: có thương hiệu nổi trội trong lĩnh vực kinh doanh thép
tại Việt Nam; duy trì đội ngũ nhân viên có chất lượng cao; phát triển, mở rộng sản xuất

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 1


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

kinh doanh theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, lĩnh vực; tạo dựng văn hóa doanh
nghiệp riêng có của công ty và hướng tới cộng đồng.
Phương châm hoạt động: khách hàng là đối tác quan trọng; con người là nền tảng
của sự bền vững, chất lượng sản phẩm và dịch vụ là yếu tố then chốt, văn hóa doanh
nghiệp là yếu tố tạo nên sự khác biệt.

1.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN SAO MAI

1.2.1 Ngành nghề kinh doanh.
Công ty THNH Sao Mai chuyên kinh doanh Inox các loại: tấm - ống – dây – láp đặc,
theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0400337921, do Sở kế hoạch và đầu tư
thành phố Đà Nẵng cấp ngày 9/9/2010, ngành nghề kinh doanh của công ty gồm có :
• Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng: chủ yếu là các loại sắt thép, thép
không gỉ, kim loại màu; thép đặc chủng.
• Dịch vụ vận tải hàng hóa, bốc xếp.

• Khai thác và cho thuê kho bãi
• Buôn bán các thiết bị, vật tư trong lĩnh vực công nghiệp, cơ kim khí và xây dựng.

1.2.2 Nhiệm vụ của công ty.
Công ty TNHH Sao Mai là một công ty chuyên kinh doanh XNK nên chức năng
chính của công ty là kinh doanh XNK các mặt hàng thép không gỉ(inox), tấm, ống, dây, láp
đặc, thép ống, thép dẹt phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Các chức năng cụ thể như sau:
+ Tiến hành thực hiện các nghiệp vụ XNK: XNK trực tiếp; XNK đối lưu; tạm nhập tái
xuất…phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Sử dụng hợp lý vốn để tiến hành kinh doanh có lãi, giúp phát triển công ty.
+ Liên doanh, liên kết , hợp tác sản xuất với các đơn vị khác trong và ngoài nước.
+ Tìm kiếm thị trường, bạn hàng lâu dài, ổn định. Xem đối tác cạnh tranh cũng là
bạn hàng và khách hàng.
Bên cạnh đó, công ty có một số nhiệm vụ cơ bản sau:

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 2


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

+ Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm có chất lương cao, giá cả hợp lý và dịch
vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thép.
+Xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing để tiêu
thụ tốt hàng hóa.
+Thực hiện phân phối lợi nhuận theo lao động, thường xuyên chăm lo cho đời

sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên trong công ty.Đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức thường xuyên cho cán bôn nhân viên.Tuân thủ các chính sách XNK, quy định
trong kinh doanh của Nhà Nước, của địa phương trực thuộc. Nộp thuế đầy đủ cho các cơ
quan thuế…
+ Thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng nghành nghề, lĩnh vực mà doanh
nghiệp đăng kí kinh doanh.
Trong xu thế phát triển kinh tế mạnh mẽ ở Việt Nam và trên thế giới như hiện nay
thì có rất nhiều công ty mới ra đời cũng kinh doanh ở cùng lĩnh vực như công ty TNHH Sao
Mai, do đó công ty sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Để công ty tiếp tục hoạt động và
kinh doanh hiệu quả đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn thể nhân viên công ty cũng như
của ban lãnh đạo công ty phấn đấu làm việc hết mình, phát huy tính sáng tạo, năng động.
Đó cũng là một nhiệm vụ quan trong mà cả công ty cần phải thực hiện.

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH Sao Mai được tổ chức theo quy định của
Luật Doanh Nghiệp Việt Nam và điều lệGIÁM
của công
ĐỐC ty do Bộ Thương Mại

( nay là Bộ Công

Thương ) phê duyệt.
Cơ cấu bộ máy của công ty TNHH Sao Mai tương đối gọn nhẹ Các bộ phận trong bộ
máy của công ty được phân định chức
năng
vàĐỐC
quyền hạn một cách rõ ràng và cụ thể tới
PHÓ
GIÁM

từng nhân viên. Chúng ta có thể thấy rõ mô hình bộ máy tổ chức của công ty TNHH Sao
Mai qua sơ đồ sau:

SVTH:PHÒNG
Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2 PHÒNG

PHÒNG Trang 3

TÀI CHÍNH-

KINH DOANH-

HÀNH CHÍNH

KẾ TOÁN

XUẤT NHẬP KHẨU

TỔNG HỢP


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
+Giám đốc :
Qua mô hình trên ta có thể thấy rằng giám đốc là người điều hành các hoạt động
kinh doanh hằng ngày của công ty. Có chức năng quản lý, giám sát, hoạch định chiến lược
và thông qua kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.

+ Phó giám đốc
Là người trợ giúp công việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc điều hành công ty và
quyết định các vấn đề khi được giám đốc ủy quyền, tham mưu cho giám đốc trong giải
quyết các vấn đề kinh doanh…
+Phòng Tài chính –Kế toán:
Là bộ phận có chức năng kiểm tra, giám sát, thanh toán mọi chứng từ ,sổ sách của
các bộ phận trong công ty để thực hiện theo đúng quy định của luật kế toán và đáp ứng
yêu cầu quản lí tài chính của toàn bộ công ty.Thực hiện ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong kỳ kinh doanh, thu chi, kiểm kê tài sản theo định kì… đồng thời từ đó có kế
hoạch huy động các nguồn vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty.
Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng tài chính kế toán , quản lý các nhân viên
kế toán , thủ quỹ. Chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán của công ty, giúp đỡ giám
đốc cân đối tài chính và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả.

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

Bộ phận kế toán tài chính: có nhiệm vụ lưu các sổ sách, các số liệu , các thông tin
về tình hình tài chính của doanh nghiệp để báo cáo, giao dịch với các ngân hàng, tổ chức
tài chính, cơ quan thuế…
Vị trí thực tập: Nhân viên phòng tài chính – kế toán
Nhiệm vụ cụ thể:
+Tìm hiểu cơ cấu, tổ chức công ty, lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh
+Vận dụng word, excel vào thực tế công việc: cách lập báo cáo, bảng biểu, công thức

trong excel
+Hàng tháng đối chiếu số liệu, lập báo cáo tình hình nhập xuất vật tư
+Tập hợp chứng từ, kiểm tra đối chiếu chứng từ
+Kiểm tra đối chiếu số phát sinh , số dư của các sổ chi tiết và sổ cái
+Lập bảng phân tích báo cáo tài chính công ty
+Phân tích thông tin, số liệu kế toán; đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và của
công ty.
+Tham gia các hoạt động cùng các nhân viên trong phòng tài chính – kế toán
Bộ phận kế toán quản trị: có nhiệm vụ báo cáo tức thời cho giám đốc về tình hình
tài chính của công ty khi cần như: lượng luân chuyển tiền tệ tức thời, công nợ phải thu
phải trả…thống kê, hạch tóan lỗ lãi báo cáo cho nhà quản trị công ty để có kế hoạch cho
những chu kì kinh doanh tiếp theo.

+Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Đây là nơi thực hiện quá trình kinh doanh của công ty bao gồm thực hiện các
nghiệp vụ về XNK : mua, bán hàng hóa, thực hiện soạn thảo hợp đồng và các chức năng
khác.
Bộ phận chứng từ và hợp đồng: tiếp nhận, xem xét và xử lý các đơn chào hàng
cũng như đơn đặt hàng của các đối tác.Thực hiện soạn thảo và kí kết các hợp đồng xuất
nhập khẩu, quản lý các bộ chứng từ hàng hóa, L/C, B/L…..
Bộ phận hải quan và giao nhận: đây là bộ phận thực hiện nhiệm vụ giao dịch với
các cơ quan hải quan trong việc thực hiện các thủ tục để nhập khẩu hay xuất khẩu hàng
hóa, sản phẩm của công ty.Thực hiện quản lý, vận chuyển hàng hóa mua bán, XNK…

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 5


BÁO CÁO THỰC TẬP


GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

+Phòng tổ chức hành chính : có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Quản lí công văn , tài liệu đi và đến của công ty. Thực hiện đánh máy, in ấn các tài
liệu phục vụ hội họp, công tác của công ty.
- Thực hiện nhiệm vụ thông tin liên lạc trong nội bộ công ty và giữa công ty với bên
ngoài.
- Tổ chức lập kế hoạch và thực hiện tuyển dụng nguồn nhân lực . Quản lý, sắp xếp,
bố trí nhân lực phù hợp với cơ cấu bộ máy của công ty.
- Thực hiện kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương và các chính sách đối với nhân
viên của công ty.

1.3.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình hoạt động của công ty
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình . Các bộ phận phòng ban của
công ty có mối quan hệ rất chặt chẽ và gắn bó với nhau. Mặc dù mỗi bộ phận có chức
năng và nhiệm vụ riêng biệt nhưng việc thực hiện nhiệm vụ của bộ phận này lại hỗ trợ đắc
lực cho việc thực hiện nhiệm vụ của bộ phận khác. Cụ thể là:
Giám đốc là nhà quản trị cao nhất của doanh nghiệp, thực hiện việc quản lý, giám
sát tổng quát tình hình thực hiện và kết quả hoạt đông của các phòng ban: phòng kế toán,
phòng XNK, phòng hành chính; đôn đốc các hoạt động trong công ty
Phòng kinh doanh XNK cung cấp kịp thời các thông tin mua bán , xuất nhập khẩu
trong kì kinh doanh cho phòng kế toán để phòng kế toán có số liệu hạch toán, thống kê
tình hình tài chính của công ty.
Phòng tài chính kế toán thực hiện các nghiệp vụ về tình hình tài chính sau đó cung
cấp lại số liệu cho phòng xuất nhập khẩu để phòng XNK thực hiện quá trình mua bán, có
kế hoạch XNK phù hợp trong kì tiếp theo. Thực hiện cung cấp các báo cáo tài chính cho
giám đốc để giám đốc có thể nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó có các
quyết định kinh doanh phù hợp.
Phòng hành chính là bộ phận thông suốt toàn bộ hoạt động của công ty. Liên quan

đến tất cả các phòng ban. Là cấu nối liên lạc trong nội bộ doanh nghiệp và giữa doanh
nghiệp với bên ngoài.

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 6


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

1.4 CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY
1.4.1 Nguồn nhân lực
Do tính chất và loại hình công ty nên sự biến động về lao động trong công ty là do
quy mô kinh doanh quyết định. Những năm gần đây, do quy mô kinh doanh lớn dần lên vì
thế mà số lượng lao động trong công ty cũng tăng theo.
Thống kê số lượng lao động trong công ty qua các năm
Đơn vị: Người
Năm

2010

2011

2012

Số lượng

10


12

15

Công ty cũng đã có những chính sách nhằm thực hiện tốt các kế hoạch nhân sự
như bồi dưỡng thêm trình độ nghiệp vụ chuyên môn, các chương trình đào tạo nhằm
nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên đáp ứng nhu cầu về chuyên môn cũng như các
kiến thức về ngành nghề mà công ty đang kinh doanh. Bên cạnh đó công ty cũng tiến
hành tuyển dụng thêm những lao động có trình độ phù hợp với ngành nghề kinh doanh.

1.4.2 Nguồn tài chính
Công ty TNHH Sao Mai là doanh nghiệp hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân
đầy đủ theo pháp luật. Nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu và nợ ngắn hạn,
trong đó vốn chủ sở hữu là 2,5 tỷ đồng.

1.4.3 Nguồn vật chất
Công ty TNHH Sao Mai chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xuất nhâp khẩu nên chủ
yếu là tài sản cố định hữu hình như máy móc, nhà xưởng. Các thiết bị dành cho khâu quản
lý chiếm số lượng nhỏ, đa phần là hệ thống máy tính, máy điều hòa, nhằm nâng cao hiệu
quả làm việc của các nhân viên. Hệ thống máy tính được trang bị và xây dựng một cách
đồng bộ và chuyên nghiệp, bên cạnh đó là hệ thống mạng và các phần mềm phân tích
phục vụ đắc lực cho công tác sản xuất kinh doanh như phần mềm kế toán, phần mềm
quản lý doanh nghiệp... Các loại máy fax, máy in, máy điều hòa được trang bị đầy đủ đảm
bảo cho nhân viên yên tâm làm việc hiệu quả.

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 7



BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
I.

MỤC TIÊU PHÂN TÍCH
Việc mô tả và phân tích kết quả kinh doanh hiện tại tập trung vào việc phân tích

các báo cáo tài chính của công ty trong 5 năm gần đây.
Đứng trên quan điểm của một nhà quản trị, mục đích phân tích của bài này là để
biết là công ty có những vấn đề gì,hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lợi. Cơ hội, nguồn
lực nào đang và cần được khai thác và khai thác nguồn nào là phù hợp, từ đó đưa ra
những quyết định làm thế nào để gia tăng giá trị cho doanh nghiệp và gia tăng đó bằng
những quyết định nào.

II.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
1. Phân tích doanh thu, chi phí
Trong cơ cấu chi phí của công ty, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong

tổng chi phí từ 97% đến 98%. Điều này cũng dễ hiểu vì đặc điểm kinh doanh của công ty là
công ty thương mại nên phần giá vốn chiếm tỷ trọng rất lớn, giá vốn hàng bán chủ yếu là
các mặt hàng thép không gỉ mà công ty nhập khẩu từ nước ngoài và mua hàng trong
nước. Khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đứng thứ hai với khoảng gần 2%
tổng doanh thu. Các khoản thuế và khấu hao chiếm tỷ trọng khá nhỏ .Nhìn chung cơ cấu
này có biến động qua các năm, đặc biệt là chi phí lãi vay. Có thể nói rằng việc công ty mở

rộng trong năm 2009 đã làm cho các khoản chi phí tăng nhanh như vậy.

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 8


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

Biểu đồ: cơ cấu chi phí (2008-2012)
Với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 32%/năm (So với năm 2008) và đạt đỉnh vào
năm 2009 với 66% , mức tăng trưởng thấp nhất là 4% vào năm 2010.

Năm 2009, công ty dự báo nhu cầu thép nói chung và thép không gỉ nói riêng sẽ
tăng lên do nhu cầu xây dựng nhà máy, công xưởng, nhà ở sẽ tăng cao. Do vậy công ty đã
mạnh dạn đầu tư thêm vào hàng tồn kho ( HTK) và bán hàng tín dụng cho khách hàng, kết
quả là doanh số năm đó tăng kỷ lục lên 66%. Tuy nhiên, cùng với đó năm 2009 cũng là
năm mà công ty chịu thua lỗ nặng nề nhất (hơn 150 triệu đồng). Nhìn vào bảng tăng

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 9


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN


trưởng doanh thu và chi phí dưới đây, ta có thể đưa ra giả thiết rằng, nguyên nhân chính
có thể là do công ty quản lý chi phí đầu vào và chi phí quản lý và bán hàng không hiệu quả.
Nếu doanh thu tăng 66% trong khi đó giá vốn tăng 68%, chi phí tài chính tăng lên 350%,
chi phí quản lý và bán hàng tăng 43%. Nếu như việc chi phí tài chính tăng lên có thể được
lý giải được, bởi công ty có vay các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng, nhằm đầu tư cho
HTK và khách hàng (sẽ phân tích rõ hơn trong phần thông số nợ). Thì việc chi phí quản lý
và bán hàng và giá vốn hàng bán tăng, cho thấy công ty không khai thác tốt được tính hiệu
quả của quy mô, đồng thời việc quản lý đầu vào không tốt.
Năm 2010, sau thất bại năm 2009, dù doanh số chỉ tăng 4% so với 2008, nhưng các
chi phí khác đã được kiểm soát ở mức hợp lý hơn, chi phí đầu vào không tăng mạnh, chi
phí tài chính cũng được giảm xuống. Kết quả là lợi nhuận sau thuế tăng 49%.
Một lần nữa, năm 2011, bài toán kiểm soát chi phí lại gây khó công ty, khi doanh
số một lần nữa tăng lên 48%, nhưng vẫn không bù đắp được khoản giá vốn tăng hơn 49%,
và chi phí bán hàng và quản lý 50%. Kết quả là cuối năm công ty báo cáo lỗ là hơn 45 triệu
đồng.
Năm 2012, dù chi phí tài chính có tăng lên gần gấp 3 lần, nhưng điều này vẫn
không đủ làm lợi nhuận công ty giảm xuống, bởi lẽ 2 chi phí quan trọng nhất trong cơ cấu
chi phí của công ty là giá vốn và chi phí quản lý và bán hàng đã được kiểm soát tốt hơn.
PHÂN TÍCH CHỈ SỐ DOANH THU – CHI PHÍ
Doanh thu thuần từ BH và cung
cấp DV
Giá vốn
Chi phí quản lý và bán hàng
Chi phí khác
Lãi (lỗ) tài chính
Lợi nhuận sau thuế

2008

2009


2010

2011

2012

100%
100%
100%
100%
100%
100%

166%
168%
143%
70%
350%
-525%

104%
104%
124%
88%
87%
149%

148%
149%

150%
127%
82%
-152%

143%
143%
126%
48%
295%
189%

Mặc dù có những biến động trong thời gian từ năm 2008-2012, nhưng chúng ta có thể
đưa ra những giả thiết sau:

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 10


BÁO CÁO THỰC TẬP



GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

Công tác quản lý chi phí của công ty đang có những vấn đề cần được khắc phục.
Chính điều này làm công ty có lợi nhuận không ổn định.




Công ty nên hạn chế tốc độ tăng trưởng doanh số lại về con số an toàn hơn nữa,
bởi đối với một công ty vừa và nhỏ (VVN) như Sao Mai, việc tăng doanh số quá
nhanh và đột ngột sẽ gây ra những khó khăn trong công tác quản lý chi phí, quản lý
khách hàng…
2. Phân tích khả năng sinh lợi của công ty

Bảng tốc độ tăng trưởng qua các năm ( so với 2008)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng, các thông số lợi nhuận trên có xu hướng không
tương quan đến doanh thu. Ví dụ năm 2010, trong khi doanh số chỉ tăng 4%, thì các thông

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 11


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

số lợi nhuận nói trên tăng hơn 4%. Ngược lại, năm doanh số tăng chóng mặt 66%, thì các
thông số lợi nhuận lại có xu hướng giảm. Điều này một lần nữa, chứng minh cho việc
doanh số càng tăng cao, lợi nhuận càng giảm như giả thiết ở trên. Hơn thế nữa, nhìn vào
biểu đồ, ta thấy lợi nhuận sau thuế biến động không tương quan với lợi nhuận gộp, mà
tương quan với lợi nhuận thuần, do đó, biến động trong lợi nhuận sau thuế, xuất phát từ
sự bất ổn định trong công tác quản lý và bán hàng.
2008

2009


2010

Doanh thu thuần từ BH và cung cấp
DV
100%
100%
100%
Lợi nhuận gộp biên
2.90%
1.80%
3.28%
Lợi nhuận hoạt động biên
0.92%
0.10%
0.93%
Lợi nhuận trước thuế và lãi/ doanh
thu
0.54%
-0.07% 0.61%
Lợi nhuận ròng biên sau thuế
0.20%
-0.64% 0.29%
Phân tích khối doanh thu và lợi nhuận

2011

2012

100%
2.29%

0.29%

100%
2.80%
1.05%

-0.06%
-0.21%

0.92%
0.27%

Lợi nhuận gộp biên của công ty dao động trong khoản từ 1.8-3.3%, cho thấy công
ty đang đưa ra một chính sách giá vô cùng thấp, phản ánh sự cạnh tranh cao trong ngành
phân phối thép ở khu vực miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Đặc biệt ,năm
2009, nhằm đẩy mạnh nhu cầu lên, công ty đã đồng ý các mức chiết khấu cho khách hàng
rất cao (hơn 55 triệu đồng), chính điều này đã đẩy doanh thu thuần xuống và làm lợi
nhuận gộp giảm.
Qua phân tích lợi nhuận trên, một lần nữa chứng minh cho giả thiết rằng:


Công tác quản lý chi phí của công ty đang có vấn đề, đặc biệt là giá vốn hàng bán
và chi phí quản lý và bán hàng. Bên cạnh đó, thông qua phân tích lợi nhuận trên,
chúng ta có thể nhận thấy rằng, nếu như giá vốn hàng bán là chi phí làm giảm lợi
nhuận đáng kể nhất, thì chi phí quản lý và bán hàng là nguyên nhân của sự biến
động lợi nhuận sau thuế.



Với mức độ tăng trưởng doanh số cao, việc công ty tỏ ra không hiệu quả, do không

tận dụng được lợi thế của quy mô, cũng như không đủ nguồn lực để tạo ra lợi
nhuận tương ứng.

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 12


BÁO CÁO THỰC TẬP

III.

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

PHÂN TÍCH THÔNG SỐ
1. Thông số hoạt động
Để biết được thời gian từ khi công ty bắt đầu đầu tư cho đến khi thu lại được tiền

( kỳ chuyển hóa tiền mặt) là nhanh hay chậm ảnh hưởng rất nhiều đến tính thanh khoản
đó, đồng thời giải thích chi tiết hơn cho những kết luận trước đó trong phân tích hiệu
suất. Đi theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, ta sẽ thấy được kỳ chuyển hóa tiền mặt bị ảnh
hưởng bởi một số nhân tố theo công thức sau:
Kỳ chuyển hóa tiền mặt = Kỳ chuyển hóa tồn kho+ Kỳ thu tiền bình quân- Kỳ
thanh toán bình quân .

Vòng quay hàng tồn kho
Chu kì chuyển hóa tồn kho
Vòng quay khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân
Vòng quay phải trả người

bán
Kì thanh toán bình quân
Kì chuyển hóa tiền mặt
Chu kì kinh doanh

Năm
2008
5.21
70.02
6.33
57.69

Năm
2009
4.92
74.18
4.37
83.59

Năm
2010
2.10
173.72
2.26
161.28

Năm
2011
2.45
148.80

4.93
74.04

Năm
2012
2.22
164.25
4.19
87.08

6.33
57.69
70.02
127.71

7.37
49.50
108.27
157.77

3.09
118.18
216.82
335.00

3.68
99.30
123.54
222.84


3.21
113.62
137.71
251.34

Nhìn chung, chu kỳ kinh doanh của công ty từ 2008-2012 biến động mạnh trong
khoảng 127-335 ngày và đang có xu hướng tăng, trung bình hằng năm công ty cần 219
ngày để thu được tiền từ người mua tính từ ngày mua hàng từ nhà cung cấp. Dễ nhận
thấy là, những năm công ty có chu kỳ kinh doanh dài, thì năm đó công ty làm ăn có lãi,
nhưng câu hỏi đặt ra là liệu trong những năm đó, công ty có đảm bảo nguồn ngân quỹ cần
thiết để hoạt động hay không? (điều này sẽ được làm rõ hơn trong phân tích báo cáo lưu
chuyển tiền tệ)

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 13


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

Chu kỳ chuyển hoá HTK có ảnh hưởng lớn nhất đối với chu kỳ kinh doanh và có sự
tương quan tương đối cao hơn so với kỳ thu tiền bình quân, nhất là trong 2 năm trở lại
đây.

Xét theo khía cạnh khác, chu kỳ kinh doanh công ty được quyết định và có tính
tương quan cao bởi chu kỳ chuyển hoá tiền mặt hơn là kỳ thanh toán bình quân.




Kỳ chu chuyển tồn kho

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 14


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

Theo bảng phân tích số liệu dưới đây, ta thấy vòng quay tồn kho thấp đã làm kỳ
chu chuyển HTK cao hơn so với kỳ thu tiền, trung bình hàng năm chu kỳ HTK chiếm 58%
chu kỳ kinh doanh, hơn thế nữa, chu kỳ HTK đang có xu hướng tăng lên, và là nguyên
nhân chính làm chu kỳ kinh doanh tăng trong 5 năm vừa qua.

Nguyên nhân của việc chu kỳ HTK tăng nhanh như vậy là do, tốc độ tăng của HTK nhanh
hơn so với tốc độ tăng của doanh thu.

Tốc độ tăng trưởng HTK và doanh thu qua các năm (so với năm 2008)

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 15


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN


Bên cạnh đó, có thể thấy ở biểu đồ trên, trong 3 năm gần đây tốc độ tăng của HTK
còn cao hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản. Do vậy, tốc độ gia tăng HTK của công ty
đang tỏ ra vượt trội hơn cả doanh thu và tổng tài sản. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến
dòng ngân quỹ từ hoạt động kinh doanh của công ty. Hơn thế nữa, HTK là loại tài sản ngắn
hạn (TSNH) có tính thanh khoản thấp nhất, chính điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến khả
năng thanh toán của công ty sẽ được nhắc đến trong phần sau.


Kỳ thu tiền bình quân
Với kỳ thu tiền bình quân hàng năm là 93 ngày, hay nói cách khác công ty cần trung

bình 93 ngày để thu được tiền từ người mua kể từ ngày bán hàng, và con số này đang có
xu hướng tăng nhẹ, cùng với kỳ tồn kho, kỳ thu tiền bình quân chiếm trung bình khoảng
42% trong chu kỳ kinh doanh.
Chỉ riêng năm 2009, cùng với chính sách mở rộng quy mô kinh doanh của công ty
đã làm việc bán hàng tín dụng tăng cao, do khách hàng mua nhiều hơn, đồng thời đưa ra
mức chiết khấu hấp dẫn hơn làm cho kỳ thu tiền tăng lên 84 ngày, chiếm 55% trong chu kỳ
kinh doanh.

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 16


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

Tốc độ tăng trưởng của KPT và doanh thu qua các năm (so với năm 2008)

Việc KPT tăng có phần nhanh hơn một chút so với doanh thu là nguyên nhân cho
sự tăng nhẹ trong kỳ thu tiền bình quân.
Từ những phân tích trên cho thấy, chu kỳ kinh doanh của công ty tăng trong những
năm gần đây đa phần là do chu kỳ chuyển hoá hàng tồn kho cao, và đang có xu hướng
tăng. Bên cạnh đó, đây cũng rủi ro mà công ty đang gặp phải, việc giữ HTK nhiều, dẫn đến
giá trị bị suy giảm theo thời gian, làm tăng chi phí bán hàng lên.


Kỳ thanh toán bình quân:

Nhờ việc mở rộng quy mô kinh doanh vào năm 2009, Sao Mai đã trở thành một
trong những nhà phân phối mặt hàng thép không gỉ quan trọng trong thị trường Đà NẵngQuảng Nam-Huế, qua đó nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị của toàn ngành, bên cạnh đó,
nhờ đặt những đơn hàng lớn hơn, công ty có thể đạt được những lợi ích của chính sách
tín dụng cao hơn của nhà cung cấp. Chính vì vậy kể từ năm 2009, tốc độ tăng trưởng của

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 17


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

khoản phải trả tăng nhanh hơn nhiều so với doanh số, chính vì thế mà bắt đầu từ 2010,
chu kỳ thanh toán của Sao Mai đã tăng lên mức 3 con số.



Kỳ chuyển hóa tiền mặt:

Mặc dù, công ty đang hưởng lợi từ việc kéo dài kỳ thanh toán của mình lên mức 3

con số (tăng trung bình 52%/năm), tuy nhiên điều này vẫn không đủ để rút ngắn chu kỳ
kinh doanh xuống, bởi chu kỳ chuyển hoá HTK tăng quá nhanh (80%/năm), kết hợp với sự
tăng nhẹ trong kỳ thu tiền bình quân, tất cả những điều này đã làm cho chu kỳ chuyển hoá
tiền mặt của công ty cũng tăng lên 87%/năm so với năm 2008.
Qua phân tích thông số hoạt động có thể rút ra những kết luận sau:


Chu kỳ chuyển hoá tiền mặt đang có xu hướng gia tăng kể từ khi công ty tiến hành
mở rộng quy mô vào năm 2009. Đây là dấu hiệu tiêu cực cho thấy những vấn đề
trong quản trị dòng ngân quỹ công ty (sẽ được làm rõ hơn trong phân tích báo cáo
lưu chuyển tiền tệ)



Nguyên nhân chính làm cho chu kỳ chuyển hoá tiền mặt tăng lên là do sự tăng
nhanh của chu kỳ chuyển HTK. Mà HTK có tính thanh khoản thấp nhất trong TSNH,
nên điều này là dấu hiệu tiêu cực về khả năng thanh khoản và việc tăng nhanh HTK
sẽ là dấu hiệu tiêu cực về dòng ngân quỹ từ hoạt động kinh doanh của công ty sẽ
được phân tích phần sau.

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 18


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN


2. Khả năng thanh toán

Thông số thanh toán
hiện thời
Thông số thanh toán
nhanh

Năm
2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1.56

1.13

1.16

1.15

1.17

0.79


0.64

0.57

0.38

0.49

Khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng
của công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn. Công ty có khả năng thanh
toán hiện thời vẫn được đảm bảo (>1), tuy nhiên, kể từ khi giảm xuống vào 2009, hiện tại
nó vẫn đang ổn định ở mức từ 1.13-1.17. Nguyên nhân được cho là ,công ty đã sử dụng
các khoản vay thế chấp từ ngân hàng và vay tín dụng từ nhà cung cấp. Chính điều đó, làm
cho tốc độ gia tăng của các khoản nợ nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của TSNH.
Trong khi đó, thông số thanh toán nhanh chỉ bằng 34-57% thông số thanh toán
hiện thời, nguyên nhân chính là ở việc công ty đang giữ quá nhiều HTK trong cơ cấu tài
sản của mình, đặc biệt là ở năm 2009, khi công ty vừa mới mở rộng quy mô một cách đột
ngột đã làm cho HTK tăng lên gấp 3 lần.
Qua phân tích trên, khẳng định lại một lần nữa, việc công ty tăng dự trữ hàng tồn
kho là một quyết định không hợp lý. Vì:


Mức độ tăng nhanh hơn so với doanh thu và cả tài sản, do vậy mức tăng thêm này
là không thực sự cần thiết, làm tiêu hao ngân quỹ công ty.



Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến tính thanh khoản của công ty và dòng ngân
quỹ từ hoạt động kinh doanh giảm xuống.


Bên cạnh đó, có dấu hiệu cho thấy công ty đang gặp rủi ro trong việc sử dụng đòn
bẩy tài chính, bởi tốc độ gia tăng của các khoản nợ rất cao.

IV.

Thông số nợ

Nợ/ vốn chủ
Nợ/tổng tài sản

Năm 2008 Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1.426

5.215

5.618

5.176

6.012

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2


Trang 19


BÁO CÁO THỰC TẬP

Số lần đảm bảo lãi vay
Số lần đảm bảo lãi vay
từ ngân quỹ hoạt động

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

0.588

0.857

0.839

0.849

0.838

1.907

(0.041)

2.331

(0.144)


1.612

(26.90)

(58.48)

116.73

(19.78)

(2.66)

Chúng ta có thể thấy rằng, các thông số nợ của công ty đã tăng rất nhanh kể từ khi
công ty mở rộng quy mô vào năm 2009, và giống như thông số thanh khoản thì, sau năm
2009, thì nó bắt đầu giữ ổn định, không biến động nhiều. Hơn thế nữa, tất cả các khoản
vay tài chính của công ty đều là ngắn hạn, điều này tạo ra những rủi ro về thanh toán cho
công ty.
Trên góc độ khả năng trả lãi vay, trừ 2 năm chịu lỗ là 2009 và 2011 các năm còn lại
công ty đều có khả năng khả lãi vay cho ngân hàng. Thông số này biến động như vậy là do
sự biến động của lợi nhuận sau thuế mà đã được phân tích ở trên. Tuy nhiên đối với số
lần đảm bảo lãi vay từ ngân quỹ hoạt động, chỉ có năm 2010 là số dương. Chứng minh
một giả thiết rằng, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn chưa mang lại nguồn ngân quỹ
tốt và ổn định cho công ty.

V.

PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ:

Năm 2008
Tiền mặt thu được từ

hoạt động kinh doanh (1,111,785,098)
Tiền mặt thu được
từ hoạt động đầu tư
(89,550,491)
Tiền mặt thu được
từ hoạt động tài
chính
1,412,391,465

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

(8,456,355,981)

4,214,422,126

(667,938,656)

(324,984,425)

63,036,000

(4,566,273)

68,356,552


42,234,292

8,072,195,954

(1,986,293,477)

(1,056,604,283)

(260,529,120)

Tăng (giảm) tiền mặt

(321,124,027)

2,223,562,376

(1,656,186,387)

(543,279,253)

211,055,876

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 20


BÁO CÁO THỰC TẬP


GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

Tiền mặt đầu kỳ

327,814,330

538,870,206

217,746,179

2,441,308,555

785,122,168

Tiền cuối kỳ

538,870,206

217,746,179

2,441,308,555

785,122,168

241,842,915

Trong 5 năm từ 2008-2012, dòng ngân quỹ từ HĐKD biến động cao, nguyên nhân
chính là do sự biến động về HTK và khoản phải thu, 2 khoản này tăng nhanh đã làm phát
sinh nhu cầu về nguồn ngân quỹ để tài trợ. Tuy rằng công ty cũng tăng cường chiếm dụng
vốn của nhà cung cấp, nhưng vẫn không đủ để bù đắp nhu cầu ngân quỹ phát sinh.

Đặc biệt, trong năm 2009, trước nhu cầu mở rộng kinh doanh, công ty đã đầu tư
hơn 11 tỷ đồng cho HTK và khoản phải thu, điều này làm nguồn ngân quỹ từ HĐKD bị âm.
Năm 2010, làm một năm mà công ty kinh doanh tốt nhất, khi lợi nhuận sau thuế
đạt đỉnh và cũng là năm dòng ngân quỹ HĐKD đã bắt đầu chảy về túi của công ty. Hơn 4 tỷ
đồng từ dòng ngân quỹ HĐKD là một tín hiệu đáng mừng, bởi khách hàng năm 2009 đã
bắt đầu chi trả tiền, đồng thời là việc cắt giảm đầu tư trong HTK,… tất cả những yếu tố đó
đã làm dòng ngân quỹ từ HĐKD dương.
Hai năm còn lại, dù không dương,nhưng dòng ngân quỹ từ HĐKD đã dần được
kiểm soát tốt hơn so với năm 2009. Khi mà các tăng trưởng khoản HTK và khoản phải thu
đã được kiểm soát tốt hơn.
Hai năm đầu 2008-2009 các HĐKD của công ty đa phần được tài trợ nguồn bên
ngoài công ty, từ khoản vay thế chấp với ngân hàng. Ba năm còn lại được tài trợ hầu như
là từ dòng ngân quỹ phát sinh từ HĐKD vào năm 2010. Nói cách khác nhu cầu tài trợ bên
ngoài của công ty đang theo xu hướng giảm dần, điều này khá nhất quan với quan điểm
về thông số nợ của công ty trong 3 năm trở lại đây đang trên đà giảm chậm.
Qua phân tích trên cho thấy rằng:
• Nguyên nhân của sự biến động trong dòng ngân quỹ HĐKD và chênh lệch giữa lợi
nhuận sau thuế là do công ty phát sinh các nhu cầu tài trợ cho HTK và khoản phải


thu.
Nguồn ngân quỹ bền vững (từ HĐKD) của công ty không đều, ví dụ trong thời kỳ
2008-2012, sau 2 năm dòng ngân quỹ HĐKD âm, thì nó mới đổ ngân quỹ về vào
năm thứ 3. Tức là 2 năm đầu công ty phải sử dụng vốn tài trợ bên ngoài, hoặc là sử
dụng ngân quỹ từ năm trước. Điều này, có thể mang lại rủi roc ho công ty, bởi công
ty sẽ lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và không thể tự tài trợ tăng trưởng được.

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 21



BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

(Điều này sẽ được phân tích rõ hơn ở phần phân tích khả năng tự tài trợ tăng


trưởng)
Hai năm đầu, nguồn tài trợ chủ yếu là từ các hoạt động tài trợ. Nhưng 3 năm sau
đó, nhu cầu tài trợ từ bên ngoài của công ty có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân
là do HĐKD đã tạo ra được dòng ngân quỹ.

VI.

PHÂN TÍCH ROA, ROE:
Như phân tích trên đã cho thấy, qua phân tích ROA và ROE, một lần nữa cho thấy hiệu
quả kinh doanh của Sao Mai là cực thấp. Khi mà trong năm mà công ty đạt lợi nhuận
cao nhất, công ty bỏ ra 1 đồng trong vốn chủ chỉ thu được 2 xu, còn 1 đồng vào tài sản
chỉ thu được 1 xu lợi nhuận sau 1 năm hoạt động kinh doanh, chưa kể đến những năm
có lợi nhuận thấp hơn thậm chí âm.

Biểu đồ: ROA, ROE (2008 – 2012)

Qua biểu đồ ta thấy cả ROA và ROE của công ty đều tăng trong thời gian gần đây.
Tốc độ tăng trưởng của ROA nhanh hơn nhưng vẫn thấp hơn so với thị trường. Để thấy rõ
hơn điều này, ta sẽ đi phân tích Dupont của ROA và ROE.
Năm
ROA

Vòng quay tài sản

2008
100%
100%

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

2009
-193%
61%

2010
61%
42%

2011
-60%
58%

2012
76%
58%

Trang 22


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN


Lợi nhuận ròng biên
100%
Biểu đồ: Phân tích Dupont ROA

-525%

149%

-152%

189%

Ta thấy được vòng quay tài sản từ năm 2009-2012 dù có giảm so với năm 2008,
nhưng khá ổn định, nguyên nhân là do chu kỳ chuyển hoá HTK và kỳ thu tiền bình quân
tăng, vì thế tài sản có tốc độ tăng nhanh hơn so với doanh số, làm cho tài sản có vòng
quay tại ra doanh số chậm hơn. Còn lợi nhuận ròng biên theo chiều hướng giảm dần qua
các năm, nhưng tốc độ chậm hơn tốc độ của vòng quay tài sản, đây chính là nguyên nhân
làm cho ROA của công ty biến động nhẹ trong thời gian gần đây.
Nếu công ty muốn cải thiện hơn thông số ROA mình hơn nữa thì, công ty cần đẩy
nhanh tốc độ quay vòng của tài sản đồng thời kết hợp với các chính sách cắt giảm chi phí
mạnh mẽ hơn nữa.

Năm
2008
Lợi nhuận ròng biên
100%
Vòng quay tài sản
100%
Số nhân vốn chủ

100.00%
ROE
100.00%
Biểu đồ: Phân tích Dupont ROE

2009
-525%
61%
289.05%
-524%

2010
149%
42%
256.21%
149.33%

2011
-152%
58%
272.79%
-151.96%

2012
189%
58%
254.59%
188.85%

Qua phân tích Dupont ta thấy ROE có xu hướng tăng , trong khi lợi nhuận ròng

biên giảm, vòng quay tài sản ổn định trong 4 năm trở lại đây, nên nguyên nhân chính làm
cho ROE tăng đó là số nhân vốn chủ tăng qua các năm đây là nguyên nhân làm cho công
ty ROE tăng . Điều này một lần nữa phản ánh những gì đã được phân tích trong Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ, trong đó, nguồn tài trợ bên ngoài và HTK và khoản phải thu đang có
xu hướng giảm nhẹ,…tất cả yếu tố trên làm cho vòng quay tài sản đã phục hồi trở lại vào
năm 2011 và số nhân vốn chủ cũng giảm nhẹ theo.

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 23


BÁO CÁO THỰC TẬP

VII.

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

Kết luận:
Qua các phân tích trên ta có thể rút ra một số kết luận sau :

-Hiện tại hiệu quả kinh doanh công ty rất thấp, nguyên nhân chính là việc công ty dự báo
bán hàng chưa được tốt, quản trị chi phí kém linh hoạt,chưa tận dụng được tính hiệu quả
của quy mô…dẫn đến giá đầu vào, chi phí chiếm tỷ trọng 98-100% doanh thu.
- Kỳ chuyển hóa tiền mặt tuy đang theo xu hướng tăng, nguyên nhân là do chu kỳ chuyển
hoá HTK tăng nhanh, làm cho chu kỳ kinh doanh cũng kéo dài thêm. Đồng thời kéo theo
đó là nguồn ngân quỹ từ HĐKD cũng biến động và chênh lệch mạnh với lợi nhuận sau
thuế, và số nhân vốn chủ tăng lên.
-Cả hai điều này làm cho ROA và ROE thấp và biến động trong 5 năm qua.


SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

Trang 24


BÁO CÁO THỰC TẬP

SVTH: Nguyễn Quốc Trưởng_35K16.2

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

Trang 25


×