Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp sameco công ty cp cơ khí đúc kim loại sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 115 trang )

Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY SAMECO
I/.1/. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SAMECO
1.1. Khái quát

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CP CƠ KHÍ & ĐÚC KIM LOẠI SÀI GÒN
Tên pháp nhân: CÔNG TY CP CƠ KHÍ & ĐÚC KIM LOẠI SÀI GÒN
Số đăng ký kinh doanh: 4103008464 do Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp ngày 17/11/2007
Mã số thuế: 0300378970

Địa chỉ: 95/39 Lý Chiêu Hoàng phường 10 Quận 6 Tp. HCM
Điện thoại: (84.8) 38754543 – 38756251 – 38756252
Fax: (84.8)8759656
Email: -
Website:

Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng

1


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

1.2. Cơ cấu tổ chức
Tổng Giám Đốc



Phó Tổng Giám Đốc

Trưởng Phòng
Kế toán-Tài vụ

K.C.S

Phó Tổng Giám Đốc

Trưởng Phòng
TCHC-LĐTL

Giám Đốc
Giám Đốc
XN tạo phôi An
XN cơ khí chế tạo
Lạcnăng các phòng ban
1.3. Chức


Trưởng Phòng
SXKD-XNK

Giám Đốc
XN cơ kim khí

QM

Trưởng Phòng

KT-Cơ điện

Quản Đốc
Phân xưởng thành
phẩm

Ban Tổng Giám Đốc
Tổng Giám Đốc là người có quyền quyết định, điều hành mọi công việc trong công

ty đúng kế hoạch, chính sách pháp luật nhà nước, theo chỉ định nhà nước và theo thỏa
ước tập thể của đại hội công nhân viên chức. Hai Phó Tổng Giám Đốc sẽ hỗ trợ Tổng
Giám Đốc trong công việc trên.


Phòng Tổ chức hành chính - Lao động tiền lương
Chức năng đề xuất với Ban Giám Đốc về việc sắp xếp kiện toàn tổ chức làm cho bộ

máy công ty hoạt động tốt, đồng thời quản lí nhân sự toàn công ty, quản lí và theo dõi
định mức lao động, quỹ tiền lương và phân phối thu nhập.


Phòng kế toán tài vụ
Quản lí tình hình tài chính của công ty, quản lí chỉ đạo các nghiệp vụ kế toán của các

đơn vị trực thuộc, thực hiện tốt các chức năng quy định về pháp lệnh thống kê, kế toán,
tài chính của Nhà nước ban hành. Chịu trách nhiệm với Ban Giám Đốc về việc xây dựng
kế hoạch tài chính trên cơ sở căn cứ vào kế hoạch sản xuất, xuất nhập khẩu của Phòng
kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng


2


Báo cáo thực tập


GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh
Tham mưu cho Ban Giám Đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch, quản

lí và theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế. Tìm nguồn cung ứng vật tư phục vụ cho
sản xuất.


Phòng thiết kế kỹ thuật công nghệ - cơ điện
Quản lí chất lượng sản phẩm, kết hợp với phòng sản xuất kinh doanh cho ra đời

những sản phẩm mới, quản lí kỹ thuật –sửa chữa-điện máy móc ở các xưởng của công
ty.


Phòng K.C.S
Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh. Từ giai đoạn phôi – gia công – hoàn

chỉnh sản phẩm. Báo cáo quá trình sản phẩm đạt/không đạt ở khâu nào để có kế hoạch
sữa chữa tốt hơn.

1.4. Chức năng – nhiệm vụ sản xuất



Chức năng: sản xuất kinh doanh các loại máy công cụ, các loại máy chế biến (thiết
bị lẻ và cả dây chuyền thiết bị đồng bộ): nhựa, cao su, gỗ, thực phẩm cho người và
gia súc, trung đại tu các thiết bị và phụ tùng thay thế bao gồm các sản phẩm chính
sau: máy công cụ, máy tiện, máy dập 3 chấu – 4 chấu, máy khoan cần, eto máy, eto
nguội, máy sấy lúa.



Nhiệm vụ:
 Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
 Bảo toàn và tăng vốn được giao, đạt hiệu quả kinh tế xã hội, tăng cường điều
kiện vật chất, xây dựng nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp.
 Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất cho cán bộ, bồi
dưỡng – nâng cao trình độ và chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
 Tuân thủ các chế độ quản lí kinh tế của Nhà nước, báo cáo trung thực theo chế
độ kế toán thống kê của Nhà nước.

1.5. Quá trình hình thành và phát triển
Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng

3


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

Xí nghiệp liên hiệp máy công cụ được thành lập theo Quyết định số 49/QĐ-UB ngày
07/03/1979 của UBND Tp.HCM với chức năng ban đầu là sản xuất các loại máy công cụ

nhỏ và trung bình, trung đại tu các loại máy công cụ.
Xí nghiệp liên hiệp máy công cụ được tách ra từ Công ty cơ điện gồm 7 đơn vị:


Xí nghiệp liên hiệp máy công cụ



Xưởng cơ khí Phú Lâm



Xưởng cơ khí Thống Nhất



Cơ sở Leng Sing



Cơ sở Hưng Phát



Cơ sở Nghệ Hưng



Cơ sở La Sum


Sau này có thêm Xí nghiệp nhôm Việt Nam và lấy tên là Công ty chế tạo máy Sài Gòn.
Hiện nay Công ty đang hoạt động với 4 Xí nghiệp trực thuộc và một Phòng Thí nghiệm Vật
liệu :


Xí nghiệp đúc tạo phôi An Lạc



Xí nghiệp cơ kim khí



Xí nhiệp cơ khí chế tạo



Xí nghiệp cơ khí Phú Định (xưởng cơ khí Thống Nhất trước)



Phòng Thí nghiệm Vật liệu
 
XÍ NGHIỆP ĐÚC TẠO PHÔI AN LẠC

Xí Nghiệp Đúc Tạo Phôi An Lạc: diện tích 12.160 mét vuông tọa lạc tại 50A đường Hồ
Ngọc Lãm phường An Lạc Q.Bình Tân TPHCM . Hiện nay xí nghiệp đang sử dụng các công
nghệ đúc khuôn Cát - Bentonic với sản lượng 200 tấn/năm và đúc Mẩu Chảy ( Lost Wax ) với
sản lượng 60 tấn/tháng. Ngoài ra Xí Nghiệp còn sử dụng công nghệ đúc khuôn Cát - nước
Thủy Tinh - CO2 và khuôn Cát Nhựa ...

Dây chuyền công nghệ đúc khuôn Cát - Bentonic sử dụng các thiết bị của Đài Loan và
được khép kín tự động trong quá trình sử lý cát, đảm bảo chất lượng cát làm khuôn đúng theo
yêu cầu. Khối lượng sản phẩm có thể lên đến 1000kg.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng

4


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

Dây chuyền công nghệ đúc Mẩu Chảy phục vụ cho việc đúc các sản phẩm có độ chính xác
cao ( sai lệch nhỏ hơn 0.5% ) độ nhám bề mặt thấp ( Ra 3,2 ). Quy trình công nghệ đúc đúc
Mẩu Chảy được hướng dẫn bởi các chuyên gia đúc hàng đầu của Nhật Bản.
Xí Nghiệp Đúc được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho việc đúc các loại kim loại
theo yêu cầu như lò Trung Tần , máy làm sạch ( phun bi treo, mâm quay, phun cát), lò Tôi lam
bằng điện, máy phân tích carbon nhanh tại lò ... Các mác kim loại thông dụng hiện nay đang
nấu luyện gồm: gang xám, gang cầu, inox, thép chế tạo, thép hợp kim ...


XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ - CHẾ TẠO MÁY PHÚ ĐỊNH
Xí nghiệp Cơ khí Chế Tạo Máy Phú Định: diện tích 5.127 mét vuông tọa lạc tại 95/39 Lý
Chiêu Hoàng phường 10 Quận 6 Tp HCM, với nhiệm vụ là một trung tâm chế tạo máy tại phía
Nam từ năm 1979, xí nghiệp đã cung cấp cho thị trường các loại thiết bị: máy tiện T18, T20,
T25, máy bào B600, máy khoan bàn, máy hàn lồng quạt tự động, máy sấy lúa ...
Xí nghiệp được trang bị đầy đủ các thiết bị gia công cơ khí như tiện phay mài , tôi cao
Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng

5



Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

tần , phay lăn răng ... Thiết bị của xí nghiệp không ngừng được bổ sung nhằm tăng năng lực và
chất lượng sản phẩm từ năm 2006 đến nay xí nghiệp được trang bị thêm 20 máy gia công CNC
các loại được sản xuất từ Nhật Bản.


XÍ NGHIỆP CƠ KIM KHÍ VINALU
Xí nghiệp Cơ Kim Khí VINALU diện tích 5.075 mét vuông tọa lạc tại 17 đường Bùi Huy
Ích phường 13 Q.8 Tp HCM , xí nghiệp được trang bị đầy đủ các thiết bị để sản xuất các mặt
hàng cơ khí dân dụng như máy dập từ 5 đến 200 tấn , máy dập song động , máy uốn đôi , uốn
đơn tự động ,máy cắt ống tự động ,máy hàn tiếp xúc nhiều điểm , máy hàn TIC , máy hàn MIC
bán tự động ...
Sản phẩm của xí nghiệp với thương hiệu VINALU đã được phổ biến rộng rãi trên thị
trường từ trước năm 1975.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng

6


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

Hiện nay sản phẩm của xí nghiệp được xuất khẩu sang thị trường Đức , Pháp , Úc ...và
phục vụ rộng rãi trong thị trừơng nội địa



PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU
Phòng thí nghiệm vật liệu : với mục tiêu nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu khách
hàng phòng thí nghiệm vật liệu được trang bị các thiết bị do các nước công nghiệp G7 sản xuất.
Các thiết bị của phòng thí nghiệm vật liệu gồm có :


Máy phân tích thành phần loại quang phổ.



Máy thử cơ tính.



Máy soi kim tương.



Máy siêu âm.



Máy đo dộ cứng.



Máy phân tích carbon tại lò.


Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng

7


Báo cáo thực tập

Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

8


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

I/.2/.THỊ TRƯỜNG - SẢN PHẨM - CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO
Hiện nay sản phẩm của công ty đang được cung cấp cho thị trường Việt Nam cũng như thị
trường nước ngoài: Japan, Korea, Germany, Australian, Switzerland, Taiwan…
 Dây chuyền sản xuất của Sameco khép kín từ khâu đúc, gia công, cắt dập uốn... cho
đến hoàn chỉnh sản phẩm với độ chính xáx và thẩm mỹ cao với mục đích thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng. Thiết bị của Sameco không ngừng được đầu tư và đổi mới với những
máy CNC mới, Đúc mẩu Chảy, Đúc khuôn cát - Bentonic, Đúc cát - CO2, Đúc áp lực...
 Nguồn nhân lực của Sameco gồm, những kỹ sư và công nhân trẻ đầy năng nổ và nhiệt
huyết. Đặc biệt họ thường xuyên được hướng dẫn công nghệ bởi những chuyên gia nước
ngoài ( Hiện nay Sameco đang được chuyên gia của JODC Nhật Bản chuyển giao công

Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng


9


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

nghệ đúc mẩu chảy ). Vì thế Sameco có thể đáp ứng những đơn hàng của khách hàng
trong thời gian sớn nhất. Năng lực sản xuất chủ yếu :


Dây chuyền đúc khuôn cát: 200 tấn/tháng



Dây chuyền đúc mẩu chảy: 50 tấn / tháng



Thiết bị cắt gọt ( tiện, phay, khoan ) trên 60 máy trong đó gần 20 máy CNC



Thiết bị dập nguội: 30 máy



Thiết bị hàn bán tự động: 25 máy




Tổng số cán bộ công nhân viên / kỹ sư: 250 / 40
SẢN PHẨM CHÍNH



Máy móc thiết bị công nghiệp:
• Máy tiện tự động
• Máy hàn nan quạt tự động
• Máy hàn tiếp xúc cụng đầu ống - H
• Máy cắt ống tự động
• Máy uốn bẻ tạo hình
• Máy bắn bi làm sạch bề mặt dạng trống quay
• Máy bắn bi làm sạch bề mặt dạng mâm quay
• Máy bắn bi làm sạch bề mặt dạng treo
• Các loại phụ tùng, bánh răng, hộp số
• Ngoài ra có khả năng thiết kế chế tạo các loại máy móc thiết bị khác theo yêu cầu
của khách hàng.



Các sản phẩm đồ dùng gia đình bằng kim loại
• Bàn, ghế giường, tủ, dụng cụ nhà tắm, dụng cụ làm vườn, trang trí nội ngoại thất…
sản phẩm được sản xuất theo mẩu của khách hàng hoặc thiết kế của SAMECO.



Sản phẩm đúc
• Làm bằng khuôn cát

- Thép carbon, thép hợp kim các loại, thép chịu mài mòn, thép chịu nhiệt, thép không
gỉ, thép mangan cao.

Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng
10


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

- Gang xám, gang hợp kim, gang chịu mài mòn, gang cầu, gang dẻo.
• Làm bằng khuôn kim loại
- Đúc bằng áp lực, trọng lực các sản phẩm nhôm, đồng, thau.
Ngoài ra còn chế tạo các phụ kiện điện, khung kho nhà xưởng và lắp đặt các đường dây tải
điện, khung kho nhà xưởng. Nhận đặt hàng và hợp tác sản xuất với các doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO
CÔNG TY SAMECO TIẾN HÀNH KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH CƠ BẢN HỢP TÁC SẢN XUẤT VÀ HỔ
TRỢ KỸ THUẬT 10 NĂM (2009-2010)VỚI CÔNG TY MORIS VÀ CÔNG TY NIPPON DAIYA VALVE

Ngày 11-11-2009 tại văn phòng công ty Sameco
Ông LÊ VIỆT -Tổng Giám đốc công ty Sameco (Việt
nam)
Ông WATANABE KENSHIRO -Tổng Giám đốc công ty
Nippon Daiya Valve (Nhật bản )
Ông MORIKAWA YOICHI -Tổng Giám đốc công ty
Moris (Nhật bản )
đã tiến hành ký kết hợp đồng giao dịch cơ bản hợp tác sản xuất và hỗ trợ kỵ thuật 10 năm (2009-2010)
giữa 3 công ty ,với sự chứng kiến của

Bà QUÁCH TỐ DUNG -Phó Giám đốc sở Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Ông PHAN HỒNG QUÂN -Chủ tịch HĐQT công ty Saigon IPD
Ông QUANG MINH

-Tổng Giám đốc công ty Saigon IPD.

Theo hợp đồng đã ký kết ,công ty Sameco với sự hổ trợ kỹ thuật của các công ty Nhật bản sẽ tiến
hành sản xuất các loại valve thủy lực và khí nén hoàn chỉnh để cung cấp cho công ty Nippon Daiya
Valve với số lượng lớn trong thời gian 10 năm.
Hợp đồng đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của công ty Sameco về kỹ thuật công nghệ ,khẳng định chất
lượng đúc và gia công cơ khí của công ty đã đáp ứng được tiêu chuẩn của Nhật bản cũng như của thế
giới nói chung. Với hợp đồng đã được ký kết trong thời gian tới công ty Sameco có iều kiện để

Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng
11


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

phát triển hơn nữa, góp phần đưa nền công nghiệp cơ khí thành phố Hồ Chí Minh hòa nhập
cùng thế giới.
CÔNG TY SAMECO THAM GIA TRIỂN LÃM METALEX VIETNAM
Trong thời gian từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 10 năm 2009
vừa qua, công ty Sameco đã tham gia triển lãm Metalix
Vietnam tai trung tâm triển lãm Phú Mỹ Hưng .
Các sản phẩm công ty Sameco đưa đến trưng bày là các
sản phẩm chủ lực của công ty: máy móc, phụ tùng chi tiết
máy, các sản phẩm cơ khí dân dụng….

Với các mặt hàng phong phú, đa dạng, có chất lượng cao,
hình thức thẩm mỹ đẹp, gian hàng đã gây được sự chú ý của
khách thăm quan Đông đảo khách tham dự đã đến tìm hiểu năng lực của công ty và đặt vấn đề hợp
tác,đặt hàng.

KÝ KẾT CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ĐÚC LOST WAX VÀ HỢP TÁC SẢN XUẤT
GIỮA CÔNG TY SAMECO ( VIỆT NAM ) VỚI CÔNG TY NIPPON DAIYA VALVE
( NHẬT BẢN )
Ngày 23-02-2009 đoàn Đại biểu của Công ty Moris &
Nippon Daiya Valve đã đến thăm và làm việc tại Công ty
SAMECO. Đoàn gồm có :
Ông

Morikawa

Yoichi

-



công

ty

Moris

Ông Nishi Hiroyasu - TGĐ tập đoàn Seike Sanyo
Ông Katayama Shigeru - Chủ tịch HĐQT công ty NDV
Ông Konno Seiji - GĐ kinh doanh NDV

Đoàn đã được Ông Quang Minh Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn IPD và Ông Lê Việt Tổng giám đốc
Công ty Sameco tiếp và trao đổi công việc.
- Ông Morikawa Yoichi Giám đốc Công ty Moris, Ông Katayama Shigeru Chủ tịch HĐQT Công ty
NDV và Ông Lê Việt Tổng giám đốc Công ty Sameco đã ký kết bản ghi nhớ theo đó các công ty Nhật sẽ
chuyển giao công nghệ đúc mẫu chảy đạt tiêu chuẩn Nhật Bản cho Công ty Sameco, đồng thời sẽ mua
hàng dài hạn với số lượng lớn.Với bản ghi nhớ này Sameco có điều kiện tiếp thu công nghệ tiên tiến từ
Nhật Bản và khai thác tốt năng lực sản xuất hiện có.

Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng
12


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

- Lễ ký kết là kết quả của quá trình hợp tác từ 2 năm nay giữa 3 công ty. Trong thời gian qua đã có rất
nhiều chuyên gia hàng đầu của Nhật đã sang hổ trợ Công ty Sameco trong nhiều lĩnh vực: đúc; gia
công cơ khí; quản lý chất lượng, giúp cho sản phẩm của công ty Sameco có mặt tại thị trường Nhật
Bản.
- Giữa các bên cũng trao đổi thêm khả năng hổ trợ và hợp tác lâu dài, theo đó không chỉ dừng ở lĩnh
vực đúc mà còn trên các lĩnh vực khác theo hướng các sản phẩm được hoàn thiện tại Sameco.

CÔNG TY SAMECO ĐƯA VÀO HOẠT ĐỘNG DÂY CHUYỀN ĐÚC LOST WAX
(ĐÚC MẪU CHẢY)
Từ đầu năm 2009 Công ty Sameco chinh thức đưa
vào hoạt đông dây chuyên đúc mẫu chảy (lost wax)
dùng để đúc các chi tiết phức tạp chất lượng cao cho
ngành cơ khí, với công suất 600 tấn/năm.
Đây là lần đầu tiên công nghệ này được công ty

trong nước thực hiện thành công. Kết quả này sẽ thiết
thực góp phần cung cấp cho thị trường trong nước
những sản phẩm đạt chất lượng cao (giúp các doanh
nghiệp trong nước giảm giá thành sản xuất), nâng cao
khả năng cạnh tranh và xuất khẩu cho các doanh nghiệp cơ khí...
Với công nghệ đúc lost wax công ty Sameco có thể đúc được các sản phẩm phức tạp,nhiều mặt phân
khuôn (có thể lên đến vài chục mặt phân khuôn ), các lỗ nhỏ (đường kính lỗ Ø1mm),chất lượng bề mặt
tốt (Ra 3.2), độ chính xác cao(sai lệch kích thước nhỏ hơn 0.5 %)mà các phương pháp đúc thông
thường không thể đúc được. Sản phẩm sau khi đúc không có vết mặt phân khuôn, lượng gia công cơ
khí ít, nhiều chi tiết đúc xong có thể sử dụng ngay. Đúc mẫu chảy có thể làm được các sản phẩm có
trọng lượng từ vài gram đến vài chục kilogram.
Đúc lost wax hiện đang được sử dụng rất nhiều trên thế giới,tuy nhiên ở Việt nam chưa được áp
dụng rộng rãi. Theo khảo sát của khoa công nghệ vật liệu Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh,
ở Tp. Hồ Chí Minh hiện chỉ có một số doanh nghiệp sử dụng công nghệ đúc lost wax để sản xuất các
sản phẩm trang trí mỹ nghệ. Trong khu chế xuất Tân Thuận có một công ty của Nhật áp dụng công
nghệ này để sản xuất các chi tiết máy, song các sản phẩm chủ yếu được xuất về thị trường Nhật và ra
thị trường thế giới.

Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng
13


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

Công nghệ đúc lost wax tại Sameco được các công ty Nhật bản chuyển giao công nghệ và kinh
nghiệm quản lý (công nghệ đúc mẫu chảy, tổ chức sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng và thực hiện
5S) với sự tài trợ của Tổ chức phát triển kinh tế hải ngoại Nhật bản (JODC) và Công ty Wakoh ,công ty
Moris của Nhật bản.

Hiện nay Sameco đã nắm và làm chủ được các bí quyết công nghệ do chuyên gia Nhật chuyển giao,
Sameco cũng đã sản xuất thành công những sản phẩm đầu tiên do Nhật Bản đặt hàng cũng như sản
xuất các sản phẩm khác cho các công ty của Mỹ ,Đức ..sử dụng trong các lĩnh vực như chi tiết tàu điện
ngầm, phụ tùng ô tô, xe máy, máy may, thiết bị điện, thiết bị công nghiệp, các loại van công nghiệp áp
lực cao, van thực phẩm, y tế...

HOÀN THÀNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
MÁY CÁN UỐN ĐỊNH HÌNH
Đây là sản phẩm của đề tài khoa học cấp thành phố "Thiết kế chế tạo máy cán uốn ống thép" được
hội đồng khoa học Sở Công Thương nghiệm thu ngày 29/04/2009.
Máy đươc chế tạo hoàn toàn bằng nguồn lực trong nuớc. Gồm ba bộ phận công tác cán nguội định
hình, uốn vòng, uốn Acsimet tạo thành máy gia công sản phẩm thép hình đa năng, phục vụ ngành sản
xuất sản phẩm kim khí, tạo hoa văn trang trí bằng kim loại ...
Nhờ ứng dụng điều khiển bằng kỹ thuật số nên việc phân phối truyền động đều phù hợp cho 3 bộ
phận công tác của máy, việc thiết lập các thông số chế độ làm việc bảo đảm chính xác, mặt khác giảm
bớt một số thao tác vận hành máy. Do đó năng suất chất lựong sản phẩm được nâng cao.

PHẦN II

NỘI DUNG THỰC TẬP
II/.1/. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẨU
Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng
14


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

-Khảo sát tìm hiểu dây truyền sản xuất của nhà máy, quy mô và bố trí phân xưởng, chủng

loại các máy công cụ, các sản phẩm chế tạo, các tiêu chuẩn áp dụng trong sản xuất.
-Tìm hiểu các nguyên lý hoạt động , cách vận hành của các máy gia công, chế tạo chi tiết
của nhà máy.
-Tìm hiểu quy trình công nghệ gia công một số chi tiết điển hình.
-Thực tập tại xưởng nâng cao tay nghề, tham gia chế tạo một số chi tiết tại nhà máy.
-Tìm hiểu công nghệ cnc trong nhà máy.
II/.2/. KHÁI QUÁT XƯỞNG GIA CÔNG

2.1. Vị trí

2.2. Cơ cấu tổ chức

Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng
15


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

2.3. Lịch làm việc( thực tập)
Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 7
Sáng: Bắt đầu từ 7h30 và nghỉ trưa lúc 11h30
Chiều: Bắt đầu từ 13h và nghỉ lúc 16h30

2.4. Triển khai và quản lí sản xuất trong nhà máy, xí nghiệp
BGĐ
Kiểm tra, đôn đốc

SX THƯ


Chuẩn bị
Phôi Liệu

LỆNH SX

Đồ gá - TB

KHTDSX

TC - CL

QYCN,ĐL,BQ

Nhân lực

SẢN XUẤT

CN thực hiện

KT theo dõi

KCS kiểm tra

Kiểm tra
Đạt
GIAO HÀNG

a. Sản xuất thử – Làm mẫu
Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng

16

Thủ kho
Cấp phát – Bảo quản

Không đạt


Báo cáo thực tập
BGĐ

Phân
công

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga
Dưỡng gá
(Sơ bộ)

KT, CN

Mẫu

KT

Đối chiếu
(Bản vẽ, mẫu)

Không đạt
Lập b/c lên BGĐ


Đạt
KT – Lập KQ chế tạo thử
XĐ phôi, CN, thiết bị, đồ gá

b. Chuẩn bị đồ gá – thiết bị
PGĐ KT

Phân
công

KTV

Thiết kế

PGĐ KT Đạt
Duyệt

PGĐ SX

Phân
công

KTV

Không đạt
Dự trù
Phôi liệu

Đưa vào SX


Đạt SX thử – làm mẫu

Đồ gá

CN
G/c chế tạo

Không đạt
Đạt

KT kiểm tra đầu ca

II/.3/. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
3.1. ĐÚC
Đúc là một phương pháp chế tạo sản phẩm bằng cách rót kim loại lỏng vào khuôn đúc
có hình dạng và kích thước nhất định. Sau khi kim loại đông đăc lại, ta thu được sản phẩm
có kích thước và hình dạng phù hợp với yêu cầu đề ra. Sản phẩm đúc ra có thể dùng ngay
được thì gọi là chi tiết đúc. Phần lớn vật đúc còn phải qua gia công cắt gọt nhằm tăng độ
chính xác và độ bóng bề mặt.
Sản phẩm đúc là phương pháp chế tạo sản phẩm kim loại rất phổ biến. Có thể tiến
hành đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại, đúc dưới áp lực, hiện nay có một số
phương pháp đúc đặc biệt cho chất lượng cao, đặc biệt về độ chính xác và độ bóng bề mặt
như đúc dùng mẫu chảy v.v. ..Kỷ thuật đúc ngày càng được cải tiến nhằm tăng năng suất và
nâng cao chất lượng sản phẩm.
3.1.1. Đặc điểm và công dụng của đúc
Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng
17


Báo cáo thực tập


GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

- Đặc điểm:
+ Đúc có thể gia công nhiều loại vật liệu khác nhau: Thép, gang, hợp kim màu v.v... có
khối lượng từ một vài gam đến hàng trăm tấn.
+ Chế tạo được những vật đúc có hình dạng, kết cấu phức tạp như thân máy công cụ,
vỏ động cơ v.v... mà các phương pháp khó hkăn không chế tạo được.
+ Độ chính xác về hình dáng, kích thước và độ bóng không cao( có thể đạt cao nếu đúc
đặc biệt như đúc áp lực)
+ Có thể đúc được nhiều lớp kim loại khác nhau trong cùng một vật đúc.
+ Giá thành chế tạo vật đúc rẻ vì vốn đầu tư ít, tính chất sản xuất linh hoạt, năng suất
tương đối cao.
+ Có khả năng cơ khí hóa và tự động hóa.
+ Tốn kim loại cho hệ thống rót, đậu ngót. Đậu hơi.
+ Dể gây ra những khuyết tật như: thiết hụt, rổ khí, cháy cát v.v..
+ Kiểm tra khuyết tật bên trong vật đúc khó khăn, đòi hỏi thiết bị hiện đại.
-Công dụng:
+ Sản xuất đúcđược phát triển rất mạnh và được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành
công nghiệp. Khối lượng vật đúc trung bình chiếm khỏang 40÷80 % tổng khối lượng của
máy móc.Trong ngành cơ khí khối lượng vật đúc chiếm đến 90% mà giá thành chỉ chiếm
20 ÷ 25 %.
Sau đây là một số công nghệ đúc công ty sử dụng, đặc biệt là đúc mẫu chảy:

3.1.2. Đúc trong khuôn cát
Khuôn cát vẫn giữ một vai trò quan trọng trong ngành đúc, đúc trong khuôn cát là
một phương pháp tạo hình lâu đời, nhưng cho tới nay vẫn còn chiếm một vị trí quan trọng
trong kỹ nghệ đúc : 90% sản lượng vật đúc của thế giới sản xuất bằng khuôn cát, phần còn
lại do khuôn kim loại và các dạng đúc đặc biệt khác .
Khuôn cát được dùng nhiều vì dễ chế tạo, rẻ, vốn đầu tư ít. Hơn nữa khuôn cát lại rất

vạn năng, có thể dùng để đúc vật nhỏ từ 10 gam cho tới vật lớn có khối lượng hàng trăm
tấn, có thể dùng để đúc bất kỳ hợp kim nào như : thép , gan cầu , gang sám , gang sám ,
đồng thao , đồng thanh , hợp kim niken , hợp kim nhôm , magê .v .v .v .
Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng
18


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

*Quy trình sản xuất đúc trong khuôn cát có thể được tóm tắt như sau :

- Bộ phận kỹ thuật căn cứ theo bản vẽ chi tiết, lập ra bản vẽ vật đúc, trong đó có
mặt phân khuôn, lõi, độ dốc đúc, lượng dư gia công cơ khí, dung sai, độ co nhót của kim
loại khi đông đặc …
- Bộ mẫu là một số các mẫu khác nhau như : tấm mẫu, mẫu hệ thống rót, đậu ngót.
Trong đó mẩu đúc và lõi là hai bộ phận chủ yếu. Mẫu đúc dùng để chế tạo lòng khuôn
đúc trong hỗn hợp làm khuôn, hộp lõi dùng để làm lõi nếu có. Mẫu, hộp lõi thường do
xưởng mộc sản xuất .
- Khuôn, mẫu, hộp lõi thường làm thành hai nửa lắp lại với nhau bằng các chốt
định vị.
- Khuôn đúc và lõi thường phải sấy khô để tăng cơ tính và khả năng thông khí .
- Bộ phận nấu chảy kim loại phải phối hợp nhịp nhàng với quá trình làm khuôn .
Lắp ráp khuôn để tiến hành rót kim loại lỏng vào cho kịp lúc .
- Sau khi kim loại đông đặc, vật đúc được hình thành trong khuôn, tiến hành
phá lõi, kiểm tra vật đúc bằng thủ công hoặc bằng máy .
- Kiểm tra lại khâu cuối cùng, gồm kiểm tra hình dáng và kích thước, chất lượng
bên trongvật đúc.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng

19


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hờ Thị Thu Nga

Người ta có quan niệm rằng đúc bằng khn cát có năng suất khơng cao, sản phẩm
đúc kém chính xác, muốn có độ chính xác cao hơn phải qua gia cơng cơ khí lại . Điều đó
đúng đối với khn cát, đất xét, do thơng thường được làm bằng tay. Trong những năm
gần đây nhờ sử dụng các hỗn hợp cát có thành phần và tính chất mới, nhờ đẩy mạnh cơ
khí hóa, tự động hóa trong sản xuất đúc nên năng suất đúc được tăng lên rõ rệt, chất lượng
đúc cũng được cải thiện rất nhiều, độ chính xác cao hơn. Đúc trong khn cát được làm
trên máy nhất là những máy ép áp lực cao chiếm ưu thế rất nhiều, có thể cạnh tranh với
một số phương pháp đúc đặc biệt về độ chính xác và độ nhẵn bề mặt của sản phẩm đúc.
Có thể nói rằng cho đến ngày nay khn cát vẫn chiếm giữ một giai trò quan trọng trong
ngành sản xuất đúc .

Tị lệ các cơng nghệ khn trong sản xuất đúc
1/ Khn cát tươi ; 2/ Khn cát khơ ; 3/ Khn cát tự rắn ;
4/ Khn kim loại ; 5/ Khn đúc đặc biệt khác.

3.1.3. Đúc bằng khn dùng mẫu cháy (mẫu hố hơi)
Đậ
u ngó
t

Bộ
t cá
t trắ

ng

Mẫ
u
Đậ
u ngó
t

t kim loại lỏ
ng
Tạ

Rụng

Tấ
m nắ
p cólỗ

Vậ
t đú
c

Hình 17 : Sơ đồ đúc bằng khn dùng mẫu cháy
Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng
20


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga


Cách đúc này do H.F. Shroyer phát minh ra năm 1958 và được dùng vào công
nghiệp từ 1962. Mẫu làm bằng nhựa polystirôn xốp (nhựa trắng nhẹ, ta thường thấy dùng
làm các tấm đệm lót máy khi đóng hòm) dễ cháy. Đặt mẫu trong hòm, đổ cát vào (có thể
dùng cát không chất dính), rung, đậy chặt. Rót kim loại tới đâu mẫu cháy biến đi tới đó,
hơi sinh ra qua khe cát thoát ra ngoài. Vật đúc đông rồi, đổ cát ra dùng lại được.
Ưu điểm của phương pháp là mẫu nhẹ, rẻ, dễ cắt gọt, không cần lấy ra khỏi khuôn,
chỉ dùng một lần do đó tốn công chế tạo mẫu : với mẫu lớn có thể cắt bằng dây điện trở
nung đỏ rồi dán, với mẫu nhỏ sản xuất hàng loạt trên máy ép ở nhiệt độ 200 – 350 độ C.
Mẫu có thể đem làm khuôn dùng hỗn hợp cát tự khô, cát chảy lỏng hoặc khuôn từ.
Trong khuôn cát sét thông thường người ta chỉ hay dùng polystirôn làm mẫu đậu ngót kín
hình cầu để có thể đặt trong khuôn không cần lấy ra.
Gần đây người ta dùng polyurêthan xốp thay cho polystirôn có thể chế tạo dễ dàng
trong khuôn gỗ, thạch cao hoặc kim loại .
Thực tế đúc trong khuôn mẫu cháy chưa được coi là phương pháp đúc chính xác vì
mẫu tạo khí làm mặt vật đúc chưa thật đẹp. Song phương pháp đúc này vẫn phát triển,
được nhiều nước dùng, đúc những vật lớn tới 20 tấn .

3.1.4. Quy trình đúc mẫu chảy trong khuôn vỏ mỏng
Quy trình sản xuất đúc chi tiết insert được thực hiện theo thứ tự qua các nguyên công
như sau :
- Nguyên công thứ 1 : Tạo mẫu sáp .
- Nguyên công thứ 2 : Xử lý và làm sạch mẫu sáp .
- Nguyên công thứ 3 : Ráp nhánh cây .
- Nguyên công thứ 4 : Tạo lớp vỏ mỏng (nhúng qua dung dịch và phủ cát) .
- Nguyên công thứ 5 : Lấy sáp ra tạo lòng khuôn .
- Nguyên công thứ 6 : Nấu rót kim loại .
- Nguyên công thứ 7 : Xử lý và hoàn thiện sản phẩm .

Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng

21


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

Quy trình công nghệ đúc trong khuôn vỏ mỏng
Tóm tắt trình tự đúc trong khuôn vỏ mỏng như sau:
-

Ghép mẫu vào tấm mẫu: dùng mẫu bằng kim loại kẹp chặt trên tấm thép hoặc gang
xám. Làm sạch mẫu và tấm mẫu rồi phung lên trên một lớp Silicol.

-

Ghép các mẫu thành nhánh cây

-

Tạo khuôn cho mẫu bằng các hỗn hợp cát chịu nhiệt

-

Lấy mẫu bằng cách đem sấy ở nhiệt độ160 độ C khoảng 5 phút, áp suất 7 at.

-

Cuối cùng đem rót kim loại vào khuôn thu nhận vật đúc.


Sau đây là nội dung cụ thể của từng nguyên công :
Nguyên công thứ 1: Tạo mẫu sáp
Mục đích của nguyên công này là để tạo ra mẫu sáp, xử lý và thêm bớt vào mẫu
sáp, để đưa ra một mẫu sáp hoàn chỉnh, muốn tạo ra mẫu ta phải có khuôn ép sáp, máy
ép sáp và một số dụng cụ khác …

Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng
22


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

Mẫu sáp
a) Sáp tạo mẫu
Loại sáp dùng để ép mẫu, có tên gọi Playson Japan Batch No: 2191, có có mã số
A7JR2, màu xanh lục, có nhiệt độ nóng chảy khoảng 800C , có điểm đông đặc ổn định,
độ co rút cũng rất ổn định, có độ dẻo rất tốt, khi nung nóng với nhiệt độ cao khoảng trên
10000C sáp bị cháy hoàn toàn, không để lại tạp chất, sáp không được lẫn khí, nếu có thì
phải ép bỏ trước khi ép vào khuôn .
b) Nhiệt độ hâm sáp
Mục đích của nhiệt độ hâm sáp là để chuẩn bị sáp sẵn sàng cho khâu ép, không mất
thời gian gia nhiệt sáp trên máy ép .

Lò gia nhiệt cho sáp bằng nước nóng.

Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng
23



Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

Sáp trước khi được đưa vào máy ép thì phải được gia nhiệt trước ở trạng thái dẻo
có nhiệt độ khoảng ( 52 ÷ 58 0C ), với mục đích giữ cho sáp luôn ở trạng thái dẻo và sẵn
sàng ép được vào khoang tạo hình .
Ống chứa sáp được đưa vào xy lanh của máy ép và tiếp tục được gia nhiệt bằng
nước nóng ở bên ngoài xy lanh của máy ép, mục đích giữ nhiệt độ ổn định cho sáp .
c) Ảnh hưởng nhiệt độ hâm sáp
Nhiệt độ hâm sáp có ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng của mẫu sáp :
 Nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cho phép thì chi tiết sáp tạo ra sẽ dễ bị cong
vênh, lâu khô, hao tốn điện , thời gian làm nguội lâu dẫn đến năng suất thấp …
 Nếu nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cho phép thì sáp sẽ khó chảy vào lòng khuôn
dẫn đến mẫu bị thiếu thịt, không điền đầy hết lòng khuôn, năng suất thấp, cho
nên phải có sự điều chỉnh hợp lý .
d) Áp lực ép sáp
Tùy vào lòng khuôn lớn hay nhỏ mà ta chọn áp lực ép khác nhau, trung bình
khoảng ( 34 - 36 ) kg/cm2, đối với chi tiết insert lực ép được chọn là 35 kg/cm2.
Nếu áp lực ép không đạt thì khi ép ra mẫu sáp, sẽ bị thiếu hụt, mẫu bị lõm …
Nếu áp lực cao hơn áp lực cho phép, mẫu sáp xuất hiện nhiều bavia giữa các mặt
ghép, mẫu sáp co rút không như tính toán do chịu ứng sức nén .

Quá trình tạo mẫu sáp bằng khuôn ép
Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng
24


Báo cáo thực tập


GVHD: TS. Hồ Thị Thu Nga

Mẫu ép sáp.
e) Thời gian ép sáp
Là thời gian sáp bắt đầu được ép vào khoang tạo hình cho đến khi điền đầy hết lòng
khuôn, lực ép ngưng tác dụng, thời gian này được chọn khoảng 23 giây .
* Ảnh hưởng của thời gian ép :
- Nếu thời gian ép dài sẽ dẫn đến năng suất thấp .
- Nếu thời gian ép ngắn sáp sẽ không điền đầy hết lòng khuôn, mẫu sẽ bị thiếu hụt.
f) Thời gian làm nguội
Là thời gian được tính từ giai đoạn lực ép ngưng tác dụng đến khi mở khuôn lấy mẫu
ra, thời gian này được cài đặt tự động trên máy ép sáp, mục đích là để giữ cho mẫu sáp
thật sự được đông cứng lại khi lấy mẫu ra, mẫu không cong vênh, không xệ.
Thời gian làm nguội khoảng 15 giây (thời gian này phụ thuộc vào kết cấu khuôn và
lòng khuôn lớn hoặc nhỏ).
- Nếu thời gian làm lạnh ngắn, mẫu chưa kịp khô, khó lấy ra, mẫu dễ bị cong vênh.
- Nếu thời gian dài sẽ dẫn đến năng suất thấp .
g) Nhiệt độ làm nguội
Nhiệt độ làm nguội cho khuôn là không khí lạnh thổi trực tiếp vào khuôn không khí
này được làm lạnh khoảng (20 ÷ 23) 0C, sự giải nhiệt cho khuôn còn phụ thuộc vào nhiệt
độ của không khí trong phòng qua trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên với bề mặt khuôn, bàn
máy đặt khuôn cũng có thể được làm lạnh bằng nước, bằng không khí, để giải nhiệt cho
mặt dưới của khuôn. Các nhiệt độ trên ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm
rất nhiều .
Sinh viên thực hiện: Bùi Thanh Tùng
25



×