Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

cơ hội và thách thức ngành nông nghiệp việt nam trong khối aec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.6 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG KHỐI AEC

GVHD: Thầy Trần Minh Trí
SVTH:

MSSV

Trang 1


Báo cáo chuyên đề
Mục lục

CHƯƠNG I
1. Đặt vấn đề :

Năm 2015- 2016, Việt Nam đã đón nhận nhiều sự kiện quốc tế quan trọng.
Đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nổi bật là kế hoạch gia nhập
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
(Vietnam - EU FTA), và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong
đó có thể nói kế hoạch gia nhập AEC có tầm quan trọng đặc biệt. Trong thập kỷ
qua, ASEAN đã và đang thành công trong việc thu hút đầu tư và tham gia vào các
thỏa thuận thương mại tự do với một số đối tác thương mại lớn, hội nhập khu vực
với nền kinh tế toàn cầu. Nhiều Hiệp định thương mại tự do của ASEAN với các
đối tác thương mại trong khu vực đã có hiệu lực nhằm khai thác tiềm năng to lớn


về hợp tác và tăng trưởng, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động thương mại,
đầu tư giữa ASEAN với các đối tác, nhắm tới một khu vực ASEAN tự do dịch
chuyển hàng hóa, dịch vụ và lao động có kỹ năng và tự do dịch chuyển dòng vốn.
Với việc thành lập AEC, ASEAN sẽ trở thành một thị trường đơn nhất, một không
gian sản xuất chung, hướng tới sự phát triển năng động và cạnh tranh hơn; tạo ra
những cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam như cơ hội về cắt giảm thuế quan,
hưởng lợi ích từ việc áp dụng các thuận lợi hóa thương mại. AEC đã được hình
thành vào 22/11/2015, tạo ra thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất cho
một khu vực rộng lớn với dân số lên tới 600 triệu người và GDP hàng năm gần
3000 tỷ USD. Các năm 2014 - 2015 là giai đoạn nước rút của ASEAN để tiến đến
mục tiêu xây dựng AEC. ASEAN đang đứng trước triển vọng tăng cường hơn nữa
vị thế của mình, trở thành khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao. Việc gia nhập
AEC đem lại nhiều cơ hội cho ngành Nông Nghiệp Việt Nam, tuy nhiên bên cạnh
Trang 2


Báo cáo chuyên đề
đó sản xuất nông nghiệp nước ta cũng đối mặt với nhiều thách thức như: chất
lượng, mẫu mã nông sản hàng hóa còn kém; các nguồn lực đầu tư cho sản xuất
nông sản hàng hóa còn thiếu, nhỏ lẻ, manh mún và chưa đồng bộ… Đâu là cơ hội
cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam? Những thách thức nào cần vượt qua để phát
huy tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp? Định hướng nào để đưa nông
sản Việt Nam hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế? Là những nội dung cơ
bản của bài viết này. Tham gia AEC sẽ giúp Việt Nam tăng thêm khối lượng trao
đổi thương mại với các nước trong khu vực. Trong đó, thương mại nông sản giữ
một vị trí quan trọng với gạo, thủy sản, rau quả... là những mặt hàng chính Việt
Nam xuất sang thị trường này, với trị giá chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang ASEAN. Thực tế trong những năm gần đây, tình hình xuất
khẩu nông sản của Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu đáng kể. Xuất khẩu
nông sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta và tương

đối ổn định. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính
đến hết tháng 7 năm 2015, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước
đạt 8,2 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước, giảm mạnh ở các mặt
hàng như cà phê (giảm 33,7%), cao su (giảm 9,2%) và gạo giảm 8,3% so với
cùng kỳ năm 2014. (Báo cáo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
tháng 7/2015). Bên cạnh những mặt tích cực và lợi ích từ việc gia nhập AEC đem
lại, sản xuất nông sản của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nông
sản của các nước khác trong ASEAN. Khi hàng hóa ở tất cả các nước thành viên
đều có mức thuế như nhau thì sức cạnh tranh sẽ tập trung vào chất lượng và giá
bán sản phẩm. Hàng nông sản Việt Nam sẽ đón nhận những cơ hội mới, song cũng
phải đương đầu với nhiều thách thức. Bài viết tập trung vào phân tích điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sản xuất nông sản Việt Nam, trên cơ sở đó
tận dụng những điểm mạnh và cơ hội có được để khắc phục những điểm yếu và
vượt qua thách thức, hướng tới một thị trường nông sản phát triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
-

Tìm hiểu thực trạng ngành nông nghiệp của Việt Nam.
Phân tích đánh giá về cơ hội và thách thức trong sản xuất nông nghiệp của
Việt Nam trong khối AEC.

3. Đối tượng nghiên cứu:
-

Đề tài nghiên cứu: Cơ hội và thách thức của ngành nông nghiệp Việt Nam
trong AEC
Phạm Vi nghiên cứu: Ngành nông nghiệp trong các nước AEC.

Trang 3



Báo cáo chuyên đề
4. Phương pháp nghiên cứu:
-

Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp thu thập các dữ liệu, suy luận logic
và phương pháp so sánh.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
1. Điều kiện tự nhiên

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có độ ẩm cao nên thích hợp với
phát triển nghành nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa và nhiều loại cây ăn trái nhưu
thanh long, vải, nhãn….
Nằm ở trung tâm của đông nam á và có các tuyến đường giao thông quan
trọng của thế giới đi qua, nên thuận lợi cho việc phát triển giao thương buôn bán.
Trong những năm gần đây,Biến đổi khí hậu:biến đổi khí hậu ngày càng tác
động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra hàng
năm như mưa, bão, hạn hán, lũ lụt làm thiệt hại tới sản lượng của các cây lương
thực.
Hiện nay theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp, nếu 10% diện tích
sản xuất lúa chính bị nhiễm bệnh thì Việt Nam sẽ phải ngưng xuất khẩu gạo để
đảm bảo an ninh lương thực và nếu tỷ lệ đó vượt quá 30% thì chúng ta sẽ phải
nhập khẩu.
Tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan trong nông nghiệp hiện nay cũng rất
đáng báo động đẫn đến nguy cơ đất nông nghiệp bị thoái hóa, bạc màu.Trong khi
đó, các công ty trong lĩnh vực chế phẩm sinh học của ta lại rất yếu, nhiều sản phẩm
nhập từ nước ngoài về đã quá hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng trên thế giới,
chính vì vậy mà gây khó khăn thêm cho phát triển nông nghiệp.
2. Điều kiện xã hội

2.1. Yếu tố con người
Nhận thức của nhiều người về vai trò của nông nghiệp hiện nay vẫn chưa
tương xứng với sự đóng góp quan trọng của lĩnh vực này đối với quá trình phát
triển kinh tế- xã hội của nước ta.
Sản xuất nông nghiệp ở một số vùng của nước ta còn mang nặng tính tự
phát của người dân , trong khi sự định hướng, hỗ trợ, tư vấn rõ ràng của nhà
Trang 4


Báo cáo chuyên đề
nước,chính quyền địa phương còn thiếu. Đó thật sự là lo ngại khi để “người nông
dân tư duy trên mảnh đất của mình”. Thói quen “phường hội”, nặng về lợi trước
mắt dẫn đến chỗ người dân phá lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản tràn lan.
Đời sống của người nông dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn nghèo. Dù
chúng ta đã đạt được nhiều thành quả về xuất khẩu lúa gạo và các nông sản phẩm
khác nhưng nông dân trồng chúng thì vẫn là những người nghèo về vật chất và tinh
thần. Mặc dù sản lượng lương thực mỗi năm lại tăng hơn 1 triệu tấn nhưng thu
nhậpcủa nông dân thì vẫ chưa được cải thiện bao nhiêu.
2.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài:
Việc phòng chống thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi luôn
luôn là nhiệm vụ quan trọng tuy nhiên lại chưa được thực hiện tốt.
Đã có các chính sách cắt giảm thuế cho nông nghiệp nhưng khi thực hiện lại
thiếu những biện pháp rào cản kỹ thuật gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn
nuôi nước nhà.Một ví dụ là vào năm 2009, chính sách cắt giảm thuế của nhà nước
ta đã tạo khe hở cho các loại thịt và nội tạng gia súc, gia cầm nhập khẩu ồ ạt vào
Việt Nam.
Việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học –công nghệ chưa tương xứng
với yêu cầu phát triển nông nghiệp, sự hạn chế trong nghiên cứu giống cây trồng
dẫn đến khả năng cạnh tranh về phẩm chất nông sản của một số cây giống còn
kém, công nghệ hạt giống chưa tiếp cận đầy đủ với trình độ cao của thếgiới. Một

số chương trình lai tạo giống thiếu các bước nghiên cứu cơ bản, thiếu định hướng
và chưa tiếp cận với trình độ của thế giới.
2.3. Nhóm các yếu tố thị trường:
Các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp vẫn chưa phát triển, tỷ lệ thất thoát
sau thu hoạch còn cao. Nông nghiệp vẫn thiếu máy móc thiết bị, phân bón, thuốc
bảo vệthực vật, thuốc thú y…dịch vụ hỗ trợ như tín dụng, vận tải, kho bãi, viễn
thông tăngtrưởng chậm, giao thông nông thôn tuy đã được đầu tư nhưng chưa thật
nhiều.

Trang 5


Báo cáo chuyên đề
CHƯƠNG III: NỘI DUNG
1. Thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam.
1.1. Vài

nét về nền Nông Nghiệp Việt Nam
Nước Việt Nam là 1 quốc gia nông nghiệp. có nhiều mặt hàng nông
nghiệp.Nhưng sản phẩm và chất lượng không cao nên khó co thể cạnh tranh với
các quốc giua khác trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã đã gia nhập AEC, Nhưng
nếu không có những bước cải tiến về sản xuất nông nghiệp thì sản phẩm VN không
chỉ gặp khó khăn ở thị trường quốc tế mà còn gặp khó khăn ngay tai sân nhà.
Sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho trước
hết là khoảng 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần
phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội.
Trong nội bộ nền kinh tế, nông nghiệp là Ngành có sức lan tỏa lớn nhất, có
tính kết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế khác. Ngành nông nghiệp cung cấp đầu
vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu; đồng thời, sử dụng

sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ, như: nhiên liệu, phân bón, hóa
chất, máy móc cơ khí, năng lượng, tín dụng, bảo hiểm...
1.2 . Thực trạng của ngành Nông Nghiệp ở Việt Nam
Khu vực nông lâm thủy sản chiếm 18,12% GDP năm 2014 (TCTKe). Gần 60% dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp(2014) , kim ngạch xuất
khẩu chiếm khoảng 30%.

Biểu đồ 1.2: Thể hiện lao động nghề trong nông lâm ngư nghiệp

Trang 6


Báo cáo chuyên đề
( Nguồn: Tổng cục thống kê )
Sản lượng lúa cả năm 2015 ước tính đạt 45,2 triệu tấn, tăng 240,9
nghìn tấn so với năm 2014; diện tích gieo trồng đạt 7,8 triệu ha, tăng 18,7
nghìn ha; năng suất đạt 57,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha.
Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng lúa cả năm chia theo giá trị
Năm

Tổng diện tích(Nghìn ha)

Tổng sản lượng(Nghìn tấn)

1990

6042.8

19225.1

1995


6765.6

24963.7

2000

7666.3

32529.5

2005

7329.2

35832.9

2010

7489.4

40005.6

7813.8

44975

Sơ bộ 2014

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Bảng 1.3: Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm
Năm

Ngô

Mía

Lạc

(nghìn ha)

(nghìn ha)

(nghìn ha)

2000

730.2

302.3

244.9

2005

1052.6

266.3

269.6


2010

1125.7

269.1

231.4

Sơ bộ 2014

1177.5

305

209
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Tại thời điểm 01/10/2015, đàn trâu cả nước có 2,5 triệu con, tăng 0,1%
so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 5,4 triệu con, tăng 2,5%; đàn lợn
có 27,7 triệu con, tăng 3,7%; đàn gia cầm có 341,9 triệu con, tăng 4,3%. Sản
lượng thịt trâu hơi đạt 85,8 nghìn tấn, tăng 0,1%; sản lượng thịt bò đạt 299,3
nghìn tấn, tăng 2,2%; sản lượng thịt lợn đạt 3,5 triệu tấn, tăng 4,2%; sản
lượng thịt gia cầm đạt 908,1 nghìn tấn, tăng 3,8%. ( Tổng cục thống kê)
Bảng 1.4: Bảng số liệu một số gia súc gia cầm
Năm

Trâu




Dê, cừu
Trang 7

Lợn

Gia cầm


Báo cáo chuyên đề
(nghìn con)
1995

2962.8

3638.9

550.5

16306.4

142.1

2000

2897.2

4127.9

543.9


20193.8

196.1

2005

2922.2

5540.7

1314.1

27435

219.9

2010

2877

5808.3

1288.4

27373.1

300.5

Sơ bộ 2014


2511.9

5234.3

1668.9

26761.6

327.7

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Diện tích rừng trồng tập trung năm nay ước tính đạt 240,6 nghìn ha, tăng
8,5% so với năm 2014; sản lượng gỗ khai thác đạt nghìn m3, tăng 11,9%.
Biểu đồ 1.3: Thể hiện diện tích các loại rừng
(Nguồn: Tổng cục thống kê (ĐVT: nghìn ha)
Sản lượng thuỷ sản năm 2015 ước tính đạt 6549,7 nghìn tấn, tăng 3,4% so
với năm trước, trong đó thủy sản nuôi trồng đạt 3413,3 nghìn tấn, tăng 2,9%; sản
lượng khai thác đạt 3036,3 nghìn tấn, tăng 4%.
Biểu đồ 1.4: Thể hiện sản lượng thủy sản
(Nguồn: Tổng cục thống kê( Đv: nghìn/ tấn)
--Nếu nhìn lại tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm gần đây, sẽ thấy sự
giảm sút đáng ngại của nông nghiệp Việt Nam, giảm từ 4% giai đoạn 1996-2000
xuống còn 3,4 % ( 2006-2011).


Nông sản

Xuất khẩu một số mặt hàng trong nông nghiệp


Hàng rau, hoa, quả (Triệu USD)
Hạt tiêu (Nghìn tấn)
Cà phê (Nghìn tấn)
Cao su (Nghìn tấn)

2000
213.1
36.4
733.9
273.4
Trang 8

2005
235.5
109.9
912.7
554.1

Sơ bộ 2014
1489
155
1690.6
1066.1


Báo cáo chuyên đề
Gạo (Nghìn tấn)
Hạt điều nhân (Nghìn tấn)

3476.7

34.2

5254.8
6331.5
109
302.5
(Nguồn: tổng cục thống kê)

- Sản xuất ngông nghiệp ở mức nhỏ lẻ manh múng, khó áp dụng được máy
móc thiết bị công nghệ vào, tăng giá thành sản xuất.
- Người nông dân có xu hướng chuyển đổi sang làm ở các lĩnh vực khác bỏ
ruộng trống đất trống
- Thực trạng đáng buồn là năng lực quản lý của chúng ta trong lĩnh vực này khá
kém
- Sản phẩm nông nghiệp của chúng ta làm ra vẫn chủ yếu ở dạng thô, nên gia trị
không cao và phải nhập trở lại việt nam với giá cao hơn.
- Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm sút.
- Khâu chế biến và bảo quản sau thu hoạch vẫn chưa tốt, nêú sản phẩm không
xuất khẩu được ngay sẽ bị ùn ứ, hư hỏng
- Chúng ta thiếu sự chuẩn bị trước cho người nông dân sản xuất nông nghiệp khi
gia nhâp các tổ chức lớn TPP, AEC,....
-Đặc biệt tình trạng ngập mặn hiện nay khiến cho các tỉnh ở ĐBSCL không sản
xuất được, giảm sản lượng.
- Biến đổi khí hậu cũng đã ảnh hưởng rất lớn tới một nền nông nghiệp quá phụ
thuộc vào Điều kiện tự nhiên như việt nam.
- Chúng ta đang thiếu những tiến bộ trong quá trình tạo giống mới chất lượng.
Nhập khẩu giống nhiều từ Thái Lan.


Chăn nuôi.


Trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi đang được coi là ngành kinh tế chịu tác
động rất lớn khi nước ta tham gia một loạt các hiệp định thương mại trong đó có
AEC. Xem xét thực trạng ngành chăn nuôi của Việt Nam hiện nay, có thể nhận
thấy ngành chăn nuôi trong giai đoạn vừa qua vẫn phát triển với quy mô nhỏ lẻ,
thiếu tình thị trường, tốc độ tăng trưởng cũng đang chậm lại, vì vậy có khả năng
ngành sẽ gặp nhiều bất lợi trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng qua
các năm, năm 2014 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (theo giá so sánh 2010)
đạt 15.4015 tỷ đồng tăng 4,1% so với năm 2013.


Thuận lợi
Trang 9


Báo cáo chuyên đề
- Trang trại chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượng trang trại
nông nghiệp cả nước, và hiện nay tỷ trọng này đang có chiều hướng tăng
lên. Năm 2014 cả nước có 9.026 trang trại chăn nuôi (bằng 38,72 tổng số
trang trại nông nghiệp), 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ có
nhiều trang trại nhất (tương ứng có 3.709 và 2.204 trang trại). Tuy nhiên
theo ước tính của Hội Chăn nuôi Việt Nam Nam cả nước hiện có khoảng
20.000 trang trại chăn nuôi,
- Nhập được các loại giống tốt, có áp dụng công nghệ tiên tiến , ứng dụng
khoa học kỹ thuật
- Có điều kiện thuận lời về tự nhiên để phát triển chăn nuôi
- Có lực lượng lao động tham gia sản xuất đông đảo



Khó khăn

- Sản xuất manh múng, điều này làm khó cho việc quản lí và áp dụng các
biện pháp khoa học kĩ thuật
-Trang trại nhỏ thường chịu rủi ro rất cao về giá cả thị trường cũng như là các
biện pháp phòng chống dịch
- Người dân còn sản xuất theo kinh nghiệm tích lũy chứ chưa theo lối chăn
nuôi khoa học, ít được tập huấn
- Thị trường nghành chăn nuôi chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong nước
- Vệ sinh an toàn thực phẩm kém
- Các công đoạn bảo quản và sau chế biến chưa phát triển, còn kém về vệ
sinh an toàn thực phẩm, do đó giá cả thị trường thường không ổn định


Lâm nghiệp
• Thuận lợi

- Diện tích rừng trồng cũng tăng lên rất nhanh từ 1 triệu ha năm 1990
lên 2,7 triệu ha năm 2005, nằm trong tốp 10 các nước (đứng thứ 9 thế giới và
thứ 3 Đông Nam Á) có diện tích rừng trồng lớn nhất thế giới. Đây là kết quả
của sự đổi mới trong chính sách phát triển lâm nghiệp đã thúc đẩy trồng rừng
sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh trên
- Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Định, Quảng trị,
vùng Tây Nguyên và Đông Bắc Bộ. Những vùng này đã chế biến thành các sản
Trang 10


Báo cáo chuyên đề
phẩm gỗ xuất khẩu và đồng thời cung cấp một khối lượng lớn gỗ rừng trồng
cho nhu cầu nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, gỗ xẻ đồ mộc và xây dựng.

- Công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng có nhiều tiến bộ;
tình trạng vi phạm pháp luật, phá rừng trái phép giảm 70% trong 5 năm
qua, độ che phủ rừng tăng từ 39,1% năm 2011 lên 40,72% năm 2015.
- Năm 2015 tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt rất cao là
7,92%; sản lượng gỗ rừng trồng tăng 2,5 lần trong 5 năm qua; công nghiệp
chế biến gỗ, lâm sản phát triển mạnh với nhiều thành phần; xuất khẩu vào
thị trường trên 110 nước và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu 7,2
tỷ USD năm 2015. Nhiều mô hình làm giàu từ rừng xuất hiện ở hầu hết địa
phương.
- Quản lý Nhà nước có nhiều tiến bộ, chủ yếu sử dụng công cụ pháp
luật, chính sách; nhận thức của xã hội về ngành Lâm nghiệp nhất quán hơn
- Phục vụ cho nhu cầu trong nước và nước ngoài


khó khăn
- Tình trạng khai thác rừng bừa bãi trong nước còn diễn ra
- Sản phẩm từ rừng trồng hiệu quả không cao, rừng tự nhiên bị giảm sút
- Tình trạng di dân tự do làm cho diện tích rừng giảm sút
- Nhiều cây gỗ quý bị khai thác lén

- Quản lí của cơ quan chức năng còn nhiều bất cập, thậm chí còn móc nối
với lâm tặc để khai thác
- Gỗ được khai thác nhưng khâu chế biến còn hạn chế
Khi gia nhập sân chơi quốc tế AEC tức là chúng ta đã chấp nhận cạnh tranh
mạnh mẽ. Vì vậy phải có những bước khởi đầu và chuẩn bị thật tốt để tận dụng
tốt các cơ hội mà các hiệp định mang lại cho kinh tế. chúng ta không được để
thua ngay trên sân nhà, cần phải có các công trình nghiên cứu đầu tư để tạo ra
những giống tốt cho chúng ta chứ không thể phụ thuộc vào nước ngoài mãi
mãi.
Việc xây thương hiệu là một vấn đề rất cần thiết, phải xây dựng các cơ sở chế

biến để chúng ta không còn xuất khẩu dưới dạng thô nữa.

Trang 11


Báo cáo chuyên đề
2. Cơ hội và thách thức của ngành nông nghiệp Việt Nam trong khối AEC
2.1. Cơ

hội: Những lợi thế chung khi nền kinh tế gia nhập AEC
 Cơ hội có được một thị trường rộng lớn hơn
ASEAN có tổng GDP trên 2,7 nghìn tỷ USD, tăng trưởng trung bình 5%6% hàng năm. Dân số trên 600 triệu người, với cơ cấu dân số tương đối trẻ.
Thu nhập bình quân đầu người trên 4.500 USD/người/năm.
Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2012 đạt 110 tỷ USD. Tổng giá trị giao dịch
thương mại 2,5 nghìn tỷ USD (*). AEC với việc tự do hóa dịch chuyển hàng hóa,
dịch vụ trong khu vực ASEAN sẽ khuyến khích các hoạt động kinh doanh và đầu
tư lớn hơn ở khu vực.
Đầu tư nước ngoài trực tiếp gia tăng và hoạt động kinh tế ở khu vực đương
nhiên sẽ mang lại việc gia tăng nhu cầu bảo hiểm ở Đông Nam Á. Mặt khác, AEC
tạo lập một khu vực thị trường và sản xuất thống nhất, dẫn đến kinh tế của nhiều
nước trở nên phồn vinh hơn, tăng thu nhập và hình thành nên một lượng mới người
tiêu dùng trung lưu với thu nhập cao - cũng là đối tượng khách hàng rất tiềm năng
của các doanh nghiệp.
 Cơ hội mở rộng xuất khẩu
Khi AEC đi vào hoạt động sẽ tạo ra một thị trường đơn nhất, khai thác được tối
đa các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, thuế suất lưu thông hàng hoá
giữa các nước trong khu vực sẽ được cắt giảm dần về 0%. Các thủ tục xuất nhập
khẩu sẽ đỡ rườm rà hơn và việc cải cách thủ tục xuất xứ, tiến tới cho phép doanh
nghiệp tự chứng nhận xuất xứ cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
thông quan hàng hoá sang các thị trường ASEAN

 Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt
Nam
Khi thuế suất trong ASEAN giảm xuống 0%, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có
điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu, góp phần gia tăng năng lực
cạnh tranh
 Cơ hội thu hút các nguồn đầu tư:
Việc kết nối và xây dựng một ASEAN thống nhất, bớt chia cắt hơn, sẽ khiến các
nhà đầu tư lớn nhìn ASEAN như một sân chơi chung, một công xưởng chung, ở đó
có khối nguồn lực thống nhất, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng với giá còn
tương đối rẻ.
Trang 12


Báo cáo chuyên đề
Cơ hội của ngành sản xuất nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập AEC
Mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản gia tăng: Gia nhập AEC, các mặt
hàng nông sản Việt Nam có cơ hội được xuất khẩu ra các nước khác nhiều hơn với
thuế suất thấp. Đặc biệt có thể xuất sang thị trường Singapore- đây là cổng chu
chuyển hàng hóa với thế giới. Việc thuế suất giảm xuống rất có lợi cho nhà sản
xuất và chế biến. Hiện nay đối với nông sản xuất khẩu, các doanh nghiệp chế biến
và xuất khẩu nông sản, quan trọng nhất là đầu ra, nếu đầu ra không phải chịu thêm
loại thuế nào vào sản phẩm, nông dân sẽ không chịu cảnh bị ép giá,hạ giá. Đây là
cơ hội lớn cho việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam.
Tăng cường nguồn lực cho đầu tư: Sau khi gia nhập AEC, các nhà đầu tư
nước ngoài sẽ mang đến Việt Nam những nguồn lực đầu tư cho phát triển ngành
nông nghiệp như vốn, khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị, trình độ quản lý,..để
tăng cường năng lực đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hàng hóa nông
sản ở tất cả các khẩu: sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ. Tăng năng suất, hạ giá
thành, đảm bảo các tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng mẫu mã, giá trị cho nông
sản, là những điều kiện rất cần thiết để tăng khả năng cạnh tranh, phát triển thị

trường nông sản Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu thế giới.


Cơ hội liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế: Việc liên doanh, liên kết, hợp
tác quốc tế trong các lĩnh vực đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho
các ngành nói chung và cho sản xuất hàng hóa nông sản nói riêng trở nên thuận lợi
dễ dàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội tiếp cận với thị
trường rộng lớn hơn với các đối tác như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Australia, New Zealand thông qua các hiệp định thương mại tự do riêng giữa
ASEAN và các nước.Ngoài ra còn được nhận thêm vốn FDI từ các nước phát
triển. Cụ thể như năm 2014 lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chỉ thu hút được 14
dự án mới và 8 dự án tăng vốn, với tổng vốn đăng ký đạt 68,45 triệu USD,
chiếm hơn 0,5% tổng vốn đầu tư.
Cơ hội tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học- kỹ thuật-công nghệ hiện
đại, tiên tiến vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản nhằm đảm bảo năng suất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế, đẩy mạnh cộng nghệ sau thu hoạch, tập trung phát
triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sinh thái bền vững.
Trang 13


Báo cáo chuyên đề
Bên cạnh đó tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành
nông nghiệp, đáo ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong hoạt động sản
xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Thách thức đối với sản xuất nông sản của ngành nông nghiệp khi Việt
Nam gia nhập AEC
Chất lượng nông sản: Bên cạnh những thuận lợi về việc bán hàng không
thuế, một trong những thách thức lớn nhất đối với thị trường nông sản của ta đó là
tập quán sản xuất của nông dân Việt Nam. Tình trạng nông dân lạm dụng thuốc bảo

vệ thực vật, thuốc kháng sinh để bảo vệ cây trồng, vật nuôi trước những đợt bệnh,
dịch hại. Mặc dù phía doanh nghiệp hợp tác sản xuất , thu mua có tác động và
hướng dẫn họ cách sản xuất an toàn, hiệu quả thì mức độ này cũng chỉ giảm chứ
không chấm dứt triệt để. Hơn nữa những vùng đất canh tác, sản xuất của Việt Nam
đều được khai thác từ lâu và thời gian nghỉ đất, phơi đất, phơi trại quá ngắn để tái
sản xuất nên mức độ tiêu diệt những mầm bệnh tiềm ẩn không cao. Vì vậy, điểm
yếu về chất lượng sản phẩm sẽ là thách thức lớn cho thị trường nông nản Việt
Nam.
Sức ép hạ giá: Khi tham gia AEC và các FTA cũng có nghĩa các thương lái
nước ngoài có quyền thu mua trực tiếp nông sản của Việt Nam ngay trên đồng
ruộng. Khi đó, doanh nghiệp các nước hầu như sẽ nắm được giá thành sản xuất, họ
có thể điều phối sản lượng nông sản, thậm chí diện tích gieo trồng của nông dân.
Khi đó nông dân dễ trở nên bị động trong bán hàng, bị thương lái nước ngoài ép
giá, hạ giá dẫn đến không có lợi nhuận.
Cạnh tranh gay gắt: Điều kiện để phát triển các sản phẩm nông nghiệp của
Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với các nước khác trong khu vực. Đặc biệt
sau khi thành lập, AEC sẽ tạo ra thị trường chung, không còn rào cản hàng hóa,
dịch vụ, vốn… Việt Nam mở rộng các danh mục cắt giảm thuế quan để đến
năm 2018 có 97,3% số dòng thuế nhập khẩu của các nước trong khối ASEAN
được đưa về mức 0%. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát: “ Nếu không có biện pháp
phù hợp Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ cuả các nước, nông dân liên
quan không còn thu nhập từ ngành này. Hội nhập là để mỗi nước tham gia phát
huy lợi thế của mình, nước nào cũng muốn bán hàng, nhưng muốn cạnh tranh
được thì phải hạ giá thành, nâng cao chất lượng hàng hóa. Muốn làm được điều
2.2.

Trang 14


Báo cáo chuyên đề

này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của Nhà nước, suy cho cùng vấn đề thực hiện vẫn là
bản thân các doanh nghiệp và bà con nông dân ’’ .
Hàng loạt các tiêu chuẩn đặt ra đối với nông sản Viện Nam: Khi các
hàng rào thuế quan gỡ bò, cũng là lúc các hàng rào phi thuế quan đặt ra nghiêm
ngặt hơn. Các tiêu chuẩn yêu cầu đối với nông sản về chất lượng, thương hiệu, vệ
sinh an toàn thực phẩm, kiểu dáng mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu, bản
quyền, quyền sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá,..hàng loạt các vấn đề rất mới mà
những nhà sản xuất nông sản của chúng ta( chủ yếu là nông dân) vẫn còn lung
túng. Nếu nông sản Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu nghiệm ngặt của
hàng rào phi thuế quan( các hàng rào kỹ thuật) thì sẽ bị trả lại ngay tại cửa khẩu
biên giới nước nhà.
Sự chênh lệch và trình độ phát triển so với các nước ASEAN: vể quy
mô vốn, trình độ khoa học công nghệ, tay nghề lao động của Việt Nam đông nhưng
còn kém chất lượng.
Lao động một số nước trong khu vực
Tên quốc
gia
Việt Nam
Thái Lan
Sigapore
Philippines
Malaysia

1990

1995

2000

2005


2010

2013

32743057
32183475
1553125
23927645
7056530

36414769
31952257
1761988
28016424
8223801

41276906
34697876
2068866
31250838
9808007

46273829
37631588
2238350
35111001
10961174

50890813

39016537
2819903
39964280
12083004

53443678
39873480
3066596
42923364
13040749

Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp Việt Nam
Tên quốc gia
Việt Nam
Thái Lan
Singapore
Malaysia

2001
64%
46%
0.9%
15.1%

2006
51.7%
42.1%
1.3%
14.6%


2012
47.4
39.6%
12.6%
(Nguồn: Labor.data)

Các chủ thể sản xuất kinh doanh nông sản hàng hóa của Việt Nam còn rất
nhỏ, cả về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, trình độ, kinh nghiệm, quản lý,
điều hành. Đặc biệt khi tham gia vào AEC, Việt Nam phải đối mặt với sự chênh
lệch về trình độ phát triển so với các nước ASEAN thể hiện cả ở quy mô vốn của
Trang 15


Báo cáo chuyên đề
nền kinh tế, các doanh nghiệp, trình độ khoa học- kỹ thuật...các doanh nghiệp Việt
Nam sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm, dịch
vụ, đầu tư của các nước trong khối AEC.
Khó khăn về phát triển thương hiệu các mặt hàng nông sản: Việt Nam lại
có quá ít thương hiệu, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới giá trị xuất khẩu và năng
lực cạnh tranh của Việt Nam, ngay cả mặt hàng thế mạnh là gạo cũng rơi vào tình
trạng “vô danh” hoặc bị “sang tên đổi chủ” khi xuất khẩu tới nước ngoài. Ví dụ
như Thái Lan họ có nhiều thương hiệu gạo ( 250 thương hiệu) ví dụ như: Thai
Hom Mali Rice, Khao Hom Mali thung Kula Ronghai, Kao Horm Mali… nổi
tiếng thế giới. Hay kế bên chúng ta là Campuchia cũng có tới 8 thương hiệu
gạo khi xuất khẩu. Còn những mặt hàng nông sản khác Việt Nam cũng nằm trong
top đầu xuất khẩu như tiêu, điều, cà phê, thanh long. Nhưng hầu như tất cả vẫn còn
là vô danh trên thị trường thế giới.
Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam
1995 2000 2005
2013

Trị giá
Hàng nông
1745. 2563. 4467.
14053.
(TriệuUSD)
sản
8
3
4
3
Hàng lâm
sản
153.9 155.7 252.5
1906.2
Hàng thủy
1478. 2732.
sản
621.4
5
5
6692.6
2521. 4197. 7452.
22652.
Tổng
1
5
4
1
(Nguồn: tổng cục thống kê)


CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG
Việc Việt Nam gia nhập AEC đã đang và sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội
lớn, giúp Việt Nam tăng cường vị thế và uy tín trên diễn đàn ASEAN cũng như các
diễn đàn quốc tế khác, nắm bắt được những cơ hội và chủ động đối phó với những
thách thức trong tiến trình hợp tác khu vực nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Khi gia nhập sân chơi quốc tế AEC tức là chúng ta đã chấp nhận cạnh tranh
mạnh mẽ. Vì vậy phải có những bước khởi đầu và chuẩn bị thật tốt để tận dụng tốt
các cơ hội mà các hiệp định mang lại cho kinh tế. Chúng ta không được để thua

Trang 16


Báo cáo chuyên đề
ngay trên sân nhà, cần phải có các công trình nghiên cứu đầu tư để tạo ra những
giống tốt cho chúng ta chứ không thể phụ thuộc vào nước ngoài mãi mãi
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội tốt là những thách thức không hề nhỏ, đòi
hỏi chúng ta phải linh loạt, thay đổi để chuyển biến một cách khéo léo, chủ động
nắm bắt các cơ hội và giải quyết những vấn đề khó khăn ngăn cản sự hòa nhập và
phát triển.
Với một nền nông nghiệp có truyền thống lâu đời, để đối mặt với thách thức,
chúng ta phải quyết tâm thay đổi, vì thiết nghĩ đây cũng là cơ hội để chúng ta tái cơ
cấu lại nền nông nghiệp nước nhà.

Tài liệu tham khảo:
1. Ban Thư ký ASEAN (2011): Sổ tay kinh doanh trong Cộng đồng kinh tế
ASEAN, Jakarta, 11/2011;
2. Hà Văn Hội (2013): “Tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác
động đến thương mại quốc tế của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,
tập 29, số 4 – 2013.
/> /> /> />%C3%8D/bai-8---so-1.p.df

Nguồn: Tổng cục thống kê
daihoctantrao.edu.vn

Trang 17



×