ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGƯ
TIỂU LUẬN GIƯA KI
MÔN: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 1
(1900 - 1945)
(PHẦN: 1900 – 1930)
Đề tài: Con người, văn hóa Nam Bộ trong tiểu
thuyết của Hồ Biểu Chánh
(qua ba tiểu thuyết: Một chữ tình, Khóc
thầm ,Con nhà nghèo)
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Mạnh Hùng
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI
HỌCĐẠI
QUỐC
GIA
THÀNH
PHỐ
TRƯỜNG
HỌC
KHOA
HỌC
XÃHỒ
HỘICHÍ
VÀMINH
NHÂN VĂN
TRƯỜNG ĐẠIKHOA
HỌC KHOA
HỌC
XÃ
HỘI
VÀ
NHÂN
VĂN HỌC VÀ NGÔN NGƯ VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGƯ
TIỂU
LUẬN
GIƯA
KIKI
TIỂU
LUẬN
GIƯA
MÔN:
VĂN
HỌC
HIỆN
ĐẠI
VIỆT
NAM
1 (1900
- 1945)
MÔN:
VĂN
HỌC
HIỆN
ĐẠI
VIỆT
NAM
1 (1900
- 1945)
(PHẦN:
1900
–
1930)
(PHẦN: 1900 – 1930)
Đềtài:
tài:Con
Conngười,
người,văn
vănhóa
hóaNam
NamBộ
Bộtrong
trongtiểu
tiểuthuyết
thuyếtcủa
củaHồ
HồBiểu
BiểuChánh
Đề
Chánh (qua
(qua ba
ba tiểu
tiểu thuyết:
thuyết: Một
Conchữ
nhàtình,Khóc
nghèo, Khóc
thầm,
tình)
thầm,
ConMột
nhàchữ
nghèo)
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Mạnh Hùng
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Mạnh Hùng
Sinh viên thực hiện:
1 hiện:
Thân Ngọc Hà Duyên
1356010022
Sinh viên thực
2 Nguyễn Đức Như Quỳnh 1356010105
3 Vũ Nam Thái
1356010112
4 Lâm Qúy Thơ
1356010119
5 Nguyễn Thị Thùy Dung
1356020011
6 Võ Thị Hương
1356020019
7 Đặng Nguyễn Tố Như
1356020036
8 Trần Thị Thanh Thùy
1356020049
9 Trần Vũ Tú Uyên
1356020066
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11/2015
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11/2015
3
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I – GIỚI THUYẾT CHUNG:...........................................................4
1.1.Tác giả:......................................................................................................4
1.2. Tác phẩm:.................................................................................................6
PHẦN II – CON NGƯỜI NAM BỘ TRONG TIỂU THUYẾT
HỒ BIỂU CHÁNH:.......................................................................................8
2.1. Con người Nam Bộ trong tiểu thuyết “Một chữ tình”:...........................14
2.2. Con người Nam Bộ trong tiểu thuyết “Khóc thầm”:..............................16
2.3. Con người Nam Bộ trong tiểu thuyết “Con nhà nghèo”:.......................17
PHẦN III – VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TIỂU THUYẾT
HỒ BIỂU CHÁNH:....................................................................................20
3.1. Văn hóa Nam bộ trong tiểu thuyết “Một chữ tình”:...............................23
3.2. Văn hóa Nam bộ trong tiểu thuyết “Khóc thầm”:..................................24
3.3. Văn hóa Nam bộ trong tiểu thuyết “Con nhà nghèo”:...........................26
PHẦN IV – TỔNG KẾT:............................................................................29
4.1. Nội dung:................................................................................................29
4.2. Nghệ thuật:.............................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.........................................................................34
4
PHẦN I
GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1. Tác giả
Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958), tên thật là Hồ Văn Trung, hiệu Thứ Tiên,
tự Biểu Chánh. Ông sinh ngày 01/10/1885 (theo giấy khai sinh) tại làng Bình
Thành, huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (nay là Long An). Ông sinh trưởng
trong một gia đình nông dân nghèo, đông con, tiếp xúc với Nho tự từ năm lên
chín, sau đó chuyển sang học chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Sau khi đậu bằng
Thành Chung vào năm 1905, ông thi vào ngạch Ký lục Soái phủ Sài Gòn, trải
qua nhiều thuyên chuyển và nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau, cuối cùng ông
được thăng chức Đốc phủ sứ sau gần ba mươi năm làm việc cho chính quyền
Pháp. Cuối năm 1937, ông xin hồi hương nhưng bị chính quyền Pháp giữ lại vì
chưa có người thay thế. Tháng 8/1941, sau khi về hưu, ông được chính quyền
Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viên hội đồng liên bang Đông Dương
và Phó đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm Giám đốc Nam kỳ tuần
báo (1942) và Đại Việt tạp chí (1942). Sau Cách mạng Tháng Tám, thực dân
Pháp gây hấn ở Nam Bộ, lập “Nam kỳ tự trị”, dựng chính phủ bù nhìn do bác si
Nguyễn Văn Thinh làm thủ tướng, một lần nữa, Hồ Biểu Chánh được mời ra
làm cố vấn và đồng lý văn phòng cho chính phủ này. Vở kịch “Nam kỳ tự trị”
cũng mau chóng hạ màn sau hơn mấy tháng cầm cự, Nguyễn Văn Thinh tự tử,
Hồ Biểu Chánh cũng lui về ở ẩn ở quê nhà, từ giã chính trường, giành trọn
những năm tháng còn lại của cuộc đờicho văn chương và văn hóa. Ông mất
ngày 04/11/1958 tại Phú Nhuận, Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh),
hưởng thọ 74 tuổi. 1
Hồ Biểu Chánh là một tác gia có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến văn học
hiện đại Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Người ta nhớ đến ông bởi khối lượng tiểu
thuyết đa dạng và phong phú mà ông để lại, ngoài ra ông còn đa tài khi sáng tác
ra rất nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác, như: truyện ngắn, thơ, tuồng,
cải lương, hát bội, tác phẩm dịch, văn tế, kịch bản sân khấu, ... Ông viết nhiều
và liên tục từ năm 1922 và sau hơn 50 năm cầm bút, ông đã cho ra đời 64 bộ
tiểu thuyết lớn nhỏ khác nhau và nhiều thể loại khác. Trong số đó có 18 tiểu
thuyết ra đời trong giai đoạn 1912 – 1922 được xem là những tác phẩm có đóng
góp quan trọng vào việc định hình và phát triển nền tiểu thuyết văn học hiện đại
Việt Nam. Sự nghiệp viết văn của Hồ Biểu Chánh cũng giống như một cuốn
phim xã hội Nam Kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, một thứ tiểu bách khoa
ghi chép lại vô số những điều có thực mà các lớp người sau cần biết. 2
1
Hoài Anh, Phê bình bình luận văn học, Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 1998; PGS.TS. Lê Giang, TS. Phan
Mạnh Hùng, Giáo trình Văn học hiện đại Việt Nam (đầu XX – 1932), 2002. (dẫn ý).
2
Nhiều tác giả, Địa chí văn hóa TP. Hồ Chí Minh (Phần II – Văn học), 1988. Bài viết lấy lại ý trong nghiên
cứu Văn học và đạo đức của GS.TS. Lê Ngọc Trà.
5
Người đọc tìm đến với tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh như một sự thụ cảm
tâm hồn với nhiều lí do khác nhau nhưng quy tụ chung lại là yêu cái cách mà
ông gửi gắm tâm tư, tình cảm vào trong văn chương – một thú văn chương
không hàn lâm, bác học mà thô sơ, giản dị như chính con người ông. Bức tranh
Nam Bộ thời kì đó hiện lên như thực khiến cho mọi cảm nhận đều trọn vẹn và
đầy sức sống hơn. “Cái mà độc giả miền Nam lúc nào cũng thích thú là văn
chương giản dị, tả thực, phản ánh được nhiều đặc điểm xã hội và con người
miền Nam trong một thời kì, thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Và giá
trị của Hồ Biểu Chánh như một nhà tiểu thuyết và giá trị của sự nghiệp văn
chương của ông trước hết là ở đó”. 3
Từ khi mới ra đời, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được đón nhận một
cách nồng nhiệt, điều đó cho thấy sức hút trong ngôn ngữ và hình thái văn
chương của ông. Trong suốt quá trình phát triển của văn học hiện đại Việt Nam
kéo dài từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, ngoài những sáng tác của các tác
giả miền Bắc như Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng thì Hồ Biểu Chánh góp mình
như một làm gió mát, mở đường cho một giai đoạn văn học phát triển cực thịnh
ở Nam Bộ, đó là tiểu thuyết về đất và người – chất phát và dung dị đến mức khó
tin. Tại thời điểm và sự giao lưu, tiếp biến văn hóa còn diễn ra ở mức hạn chế
thì việc thay đổi cách viết và phong thái tạo dựng hình tượng nhân vật khiến
cho người đọc và giới văn nghệ si càng cảm thấy khâm phục ông. Trước Hồ
Biểu Chánh, Nam Bộ cũng đã có nhiều nhà văn sáng tạo bằng chữ quốc ngữ
như: Trương Vinh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, ... Thời kì này,
văn hóa phương Tây mà tiêu biểu Pháp du nhập ồ ạt vào nước ta, cuốn theo đó
là sự lụy tàn của các phong trào yêu nước của các si phu, văn chương quốc ngữ
được đem ra thử nghiệm đã mang lại những phản ứng mới mẻ của độc giả, từ
đó tạo tiền để cho tiểu thuyết phát triển và được công chúng đón nhận. Trong
khoảng mười năm ( 1920 – 1930), Hồ Biểu Chánh cho ra đời những tác phẩm
với những ngữ liệu và chất liệu Nam Bộ điển hình, phải kể đến như: “Tiền bạc
bạc tiền” (1926), “Thầy thông ngôn” (1926), “Chút phận linh đinh” (1928), “Vì
nghia vì tình” (1929), “Khóc thầm” (1929), “Nhân tình ấm lạnh” (1929), ...
Trong mười năm đó, tiểu thuyết của ông được sáng tác dựa theo ba hướng
chính: tiểu thuyết được cải biên từ truyện thơ Nôm, tiểu thuyết phóng tác từ các
tiểu thuyết nước ngoài, tiểu thuyết lấy bối cảnh và những vấn đề được đặt ra
trong xã hội lúc báy giờ. 4
Không quá khi nhận định: Hồ Biểu Chánh là nhà văn của đất và người
Nam Bộ. Mọi tiểu thuyết của ông đều xoay quanh điều đó, qua ngôn từ và hỉnh
ảnh, ông đã diễn tả chân thực và sâu sắc chất bình dị và đạo lí sống, chất nhân
sinh quan toát ra trong chính hơi thở mà văn hóa có giá trị và sức truyền tải.
Tiểu thuyết của ông làm “bạn đời” với đa số quần chúng nhân nhân thể hiện qua
khối lượng tác phẩm đồ sợ như một thi tàng bao chứa cả một giá trị văn hóa
3
PGS.TS. Lê Ngọc Trà, Lí luận và văn học, Nxb Trẻ, 2005.
Tôn Phương Lan, Đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm
đầu thế kỉ XX, Website khoa Văn học và Ngôn ngữ, 2010.
4
6
vùng miền đậm đặc. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ xoáy sâu vào ba
tác phẩm trong vô số những tác phẩm của ông, đó là: “Khóc thầm”, “Con nhà
nghèo” và “Một chữ tình”.
Yếu tố phong tục, tập quán và chất người trong ba tác phẩm mà chúng tôi
nêu ở trên được Hồ Biểu Chánh xây dựng một cách linh hoạt, mới mẻ và sâu
sắc. Những cốt truyện gay cấn, ngôn từ chân chất và những đạo lí, quan niệm ở
đời được truyền tải qua những tác phẩm của ông đưa đến cho người đọc những
thú vị và cảm thụ sâu sắc. “Có thể nói, tính chất luân lí bao trùm mọi tiểu thuyết
của ông, ông viết tiểu thuyết phong tục cũng chỉ nhằm đạt chủ đích luân lí. Thế
nên, nếu cần phải xác định một ý hướng làm nền tảng cho sự sáng tác của Hồ
Biểu Chánh thì đó chính là ý hướng luân lí và ông là một nhà đạo lí”. 5
1.2 Tác Phẩm
“Một Chữ Tình” là câu chuyện xoay quanh 2 nhân vật chính là Bác Ái và
Quảng Giao.Tác giả làm nổi bật lên hình ảnh của tri thức thời đó, họ 1 tầng lớp
tiêu biểu trong xã hội bấy giờ.
Mở đầu tác phẩm là câu chuyện về sự học của 2 người học trò,2 người tuy là
bạn thân nhưng có nét tính cách và suy nghi về con đường về sau trong tương
lai có phần khác nhau..Mặc dù hoàn cảnh khác nhau nhưng cả 2 nhân vật đều có
mong muốn là sẽ học tiếp nhưng đều vướng phải một rào cản :Quảng Giao phần
vì Mẹ già không người chăm sóc nên cũng khó lòng đi học, Bác Ái cha mẹ thấy
đi xa nên ngăn cản hết mực.Sau này Quảng Giao lấy vợ chính là Xuân Hoa.Cô
là người mà Bác Ái đã đặt tình cảm nên anh đã rất buồn và thất vọng quyết định
đi ra Hà Nội học và làm quan ở ngoài Hà Nội không trở về nữa.Nhưng sau có
chuyến công tác ở Sài Gòn nên vô tình gặp lại vợ chồng Quảng Giao và vì lời
khuyên của Quảng Giao nên Bác Ái trở về Nam Kỳ làm việc.Anh thấy vợ
chồng của họ cũng hòa thuận,đầm ấm nên có phần an tâm.Sau này khi vào Sài
Gòn thì Quảng Giao trở chứng và sinh nhiều thói hư tật xấu khiến Xuân Hoa
phiền lòng, cô đã ra sức dùng lời lẽ vợ hiền khuyên can chồng nhưng không
được sau thì nhờ tới Bác Ái nhưng cũng bất lực.Câu chuyện kế thúc Xuân Hoa
mới vơ lẽ ra là chồng mình muốn nối lại duyên xưa cho cô và Bác Ái nên sinh
tật ăn chơi còn giả chết nhưng Xuân Hoa vẫn giữ chung thủy với chồng.
Về sau vợ chồng Quảng Giao ở với nhau mặt càng yêu, lòng càng mến, tình
càng mặn, nghia càng nồng, trên thuận dưới hòa, trong êm ngoài ấm.
“Khóc thầm” được viết năm 1929, là một trong các tác phẩm tiểu thuyết
dài và hay nhất của Hồ Biểu Chánh, tiểu thuyết đã phản ảnh rõ nét xã hội Việt
Nam ở vùng đồng bằng Nam Bộ những năm của thập niên 20. Nội dung của câu
chuyện xoay quanh nhân vật Thu Hà - một trí thức Nam Bộ có học, có lòng
nhân hậu và với mong muốn đưa sự học vào khai hóa đất nước, giúp đỡ người
nghèo, ... Tuy nhiên, Thu Hà lại lập gia đình với Vinh Thái - một người cơ hội,
ích kỷ, tiểu nhân và biến thái. Câu chuyện kết thúc với cái chết của Vinh Thái
5
Nguyễn Khuê, Chân dung Hồ Biểu Chánh (Sài Gòn, Lửa thiêng, 1974).
7
cùng người tình và Thu Hà, tiếp tục lý tưởng của mình bằng việc ra đi du học tại
Pháp. Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim và được đón nhận nồng nhiệt.
“Con nhà nghèo” là một tác phẩm không còn xa lạ với độc giả, đặc biệt là
với những người yêu thích chất văn chân chất của Hồ Biểu Chánh, tác phẩm
được sáng tác vào năm 1930 và chuyển thể thành phim, kịch, cải lương. Tiểu
thuyết kể về nhân vật Lựu mồ côi cha mẹ, ở với anh và chị dâu. Chị bị cậu Hai
Nghia – con bà chủ điền Cai Hiếu giàu có, làm ra đến cói thai rồi ruồng bỏ. Chị
dâu của Lựu là Thị Tố kiếm cậu Hai Nghia để yêu cầu trả tiền chữa bệnh cho
em nhưng không được chấp thuận. Trên đường về, Thị Tố gặp vợ của cậu Hai
Nghia nên đã đem hết sự việc kể cho thị nghe. Vì sợ tai tiếng và mất thể diện, bà
Vai Hiếu đuổi anh và chị dâu của Lựu là Cai Tuần Bưởi phải trả hết ruộng đất.
Hết đường làm ăn, Cai Tuần Bưởi về ở với em vợ.
PHẦN II
8
CON NGƯỜI NAM BỘ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH
Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chủ
yếu là vùng đất Nam bộ đầu thế kỉ XX. Viết về cuộc sống và con người Nam
bộ, Hồ Biểu Chánh đặc biệt chú ý đến đối tượng người nông dân. Xuất thân từ
một gia đình nông dân nghèo, lại có sự quan tâm đến quần chúng lao động khốn
khó, cho nên dù ở cương vị của một ông Đốc phủ sứ, Hồ Biểu Chánh vẫn luôn
thấu hiểu, cảm thông đối với những con người chân lấm tay bùn, quanh năm
bám chặt với ruộng đồng. Ông không chỉ nhận ra những bất công mà người
nông dân đang phải gánh chịu, cũng không chỉ dừng lại ở sự chia sẻ trước
những thân phận bé nhỏ chịu nhiều áp bức, khổ đau. Hồ Biểu Chánh đã phát
hiện và đề cao những nét đẹp từ tính cách của người nông dân Nam bộ. Thể
hiện thành công tính cách người nông dân Nam Bộ là đóng góp mới của Hồ
Biểu Chánh cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ở buổi đầu phôi thai. Đề cập
đến tính cách người Nam bộ chính là tìm hiểu tính cách chung của một loại
nhân vật, nhân vật tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Khái niệm tính
cách được hiểu là những đặc điểm, những phẩm chất của nhân vật được thể
hiện tương đối rõ nét. Tính cách thể hiên nét riêng độc đáo của con người cá
biệt, cụ thể nhưng lại mang cái chung, tiêu biểu cho nhiều người ở một mức độ
nhất định. Đồng thời nó có một quá trình phát triển hợp với logic cuộc sống.
Tìm hiểu tính cách của người nông dân Nam bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh tất nhiên phải đặt trong mối quan hệ với hoàn cảnh xã hội Nam bộ trước
và sau thế chiến lần thứ nhất. Một xã hội đen tối, đầy phức tạp, biến động.
Chính hoàn cảnh sống là một trong những nhân tố tạo thành tính cách. Tính
cách của người nông dân Nam bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh được khẳng
định dần trong hoàn cảnh sống cụ thể.
Đó là:
Thứ nhất nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu ở nông thôn Nam Bộ. Đồng
bằng sông Cửu Long là một vùng đất mới, được thiên nhiên hết sức ưu đãi,
hàng năm nước sông Cửu Long tràn về mang theo vô vàn phù sa màu mỡ, bồi
đắp cho ruộng đồng vườn tược. Nơi đây mưa thuận gió hoà, ít bị hạn hán lũ lụt.
Ngay từ buổi đầu mở cõi, Nam bộ đã sẵn lòng đón khách bởi “dưới sông có cá,
trên bờ có lúa”. Những lưu dân từ khi mới đặt chân đến đây đã được nhận nhiều
“ân sủng” của môi trường sống do địa hình, điều kiện tự nhiên, khí hậu tạo nên.
Họ không chỉ có thể dễ dàng tìm được cái ăn mà còn nhanh chóng ổn định được
chốn ở. Để có được một mái nhà che nắng, che mưa đối với họ không khó khăn
lắm. Người Nam bộ thường tận dụng cây lá có sẵn, chỉ một ngày là dựng xong
một cái nhà với sự trợ giúp của chòm xóm. Bởi thế mà Cai tuần Bưởi (Con nhà
nghèo), một tá điền nghèo nhưng cũng có được nơi tá túc khá tử tế: “Một cái
nhà ba căn, cột bằng cây bần, nóc lợp lá xé, cửa cặp lá chằm, vách gài bằng tre,
trước sân một bên vắt một đống rơm, một bên trồng một cây me, sau hè chuối lá
xiêm xơ rơ ít bụi, mía sanh diệu lố xố mấy giồng”.Cảm quan của nhà văn đạo
9
đức đã chi phối Hồ Biểu Chánh không ít. Trong quan niệm của Hồ Biểu Chánh,
nghèo nàn lạc hậu sinh ra từ sự gian ác bất nhân của người giàu, nếu xoá bỏ
điều đó tất nhiên cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp. Giải pháp đạo đức là liều thuốc
hiệu nghiệm nhất dùng để chữa cơn bệnh nghèo nàn lạc hậu đang hoành hành ở
Nam Bộ bấy giờ. Hồ Biểu Chánh tin tưởng chắc chắn một điều là chừng nào
những kẻ giàu có biết thương yêu, giúp đỡ những người nghèo thì mọi khổ đau,
vất vả sẽ dần biến mất. Ông đã chứng minh điều đó bằng đoạn kết của tác phẩm
“Con nhà nghèo”, hay “Cha con nghĩa nặng”, hoặc cả “Khóc thầm”cũng thể
hiện quan niệm ấy.
Thứ hai những mâu thuẫn xã hội ở nông thôn Nam Bộ: Khi Pháp chiếm
Nam Kì, đất đai thuộc về tay người Pháp. Những địa chủ thân Pháp tiếp tục có
cơ hội làm mưa làm gió ở nông thôn. Ống kính vạn năng của Hồ Biểu Chánh đã
không bỏ qua một chi tiết nào. Điều đáng trân trọng là Hồ Biểu Chánh không hề
bôi đen sự thật. Ông đã tái hiện bức tranh xã hội như nó vốn có. Những địa chủ
xấu trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thường tỏ ra khinh miệt người nghèo
đến mức thậm tệ. Lời có thể nói với tá điền chỉ là lời hăm, dọa hay quở mắng,
nào là “phải liệu đấy, nếu mày dễ ngươi, tao biểu nó lấy ruộng lại mà cho người
khác mướn, rồi không có cơm ăn thì chịu đa.”, nào là “Tao làm mày ở tù mục
xương cho mày coi” (Con nhà nghèo). Cai tuần Bưởi đã trên ba mươi tuổi, là tá
điền lâu năm trong đất của bà Cai, luôn tỏ vẻ cung kính bà, thế mà bà có thể đáp
lại bằng một thái độ xem thường “Thôi, có về thì về, còn như muốn ở chơi thì
ra chơi với bầy trẻ”. Vì nghèo, hạng người như Cai tuần Bưởi chỉ đáng làm
khách của “bầy trẻ” trong nhà bà Cai! Thật chua chát! Đâu chỉ có thế, qua ngòi
bút của Hồ Biểu Chánh, chúng ta còn nhận thấy địa chủ có những kẻ vô lương
tâm, chẳng bao giờ động lòng trước những nỗi bất hạnh của người nghèo.
Giai cấp phong kiến thống trị cũng được đề cập đến trong tiểu thuyết của
Hồ Biểu Chánh. Khác với Phạm Duy Tốn, một tác giả cùng thời, Hồ Biểu
Chánh chưa tạo nên được một hoàn cảnh điển hình như hoàn cảnh trong “Sống
chết mặc bây” để làm nổi bật hình tượng nhân vật một tên quan vô trách nhiệm,
bàng quan trước nỗi khổ của dân nghèo. Tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh đã đưa vào
tác phẩm nhiều trường hợp rất tiêu biểu, phản ánh thực trạng về giai cấp thống
trị đương thời. Đó là những quan huyện, quan phủ, hương chức, hội tề ở làng xã
thôn quê. Ngòi bút của ông không chút khoan nhượng đối với những kẻ gọi là
“Phụ mẫu chi dân”, lại chuyên cậy quyền ỷ thế để ức hiếp dân lành vô tội. Ông
vạch trần tính tham lam của nhiều quan lại. Những người này dễ dàng bị loá
mắt trước đồng tiền, vì hám tiền không còn biết phân định phải quấy, trắng đen.
Do đó, nhà giàu gian ác có điều kiện để cấu kết với quan lại, mượn thế lực của
quan lại để hãm hại người lương dân hay che đậy tội lỗi của mình.
Thứ ba là thế lực đồng tiền ở nông thôn Nam Bộ: Hồ Biểu Chánh quan
niệm không chỉ kẻ giàu có và quyền thế, hay người xấu mới bị sức hút của đồng
tiền làm cho hư hỏng, tha hoá hay trở nên gian ác. Người nghèo, người tốt bụng
đôi khi cũng bị đồng tiền mê hoặc nếu như thiếu sự tỉnh táo. Thị Tố là một phụ
10
nữ nông dân hiền lành, trọng lẽ phải được Hồ Biểu Chánh xây dựng trong tác
phẩm “Con nhà nghèo”. Thị Tố rất thương yêu em chồng. Thấy cô Tư Lựu bị
cậu Hai Nghia dụ dỗ lừa gạt, có thai hoang... Thị Tố hiểu và thông cảm hết mực
với em, lo lắng ân cần lúc em sanh nở. Cũng vì quá thương em chị ta đã đánh
bạo đến nhà bà Cai để đòi sự công bằng cho em rồi bị bắt, bị đóng trăng mấy
ngày liền. Không ai có thể phủ nhận những đức tính tốt đẹp của Thị Tố. Thế
nhưng con người ấy vẫn có lúc bị loá mắt trước đồng tiền. Thấy cậu Hai Nghia
cho cô Lựu tiền bạc, vòng vàng, chị ta tin rằng cậu Hai Nghia thương em mình
thật, chấp nhận mối quan hệ bất chính ấy. Thị Tố từng tranh luận với Hương sư
Cu: “Tiền bạc sao lại không ham” (trang 326) và đốc thúc vợ chồng Cu- Lựu
dấu chuyện Kinh Lý Hai là con ruột của cậu hai Nghia, nhằm tiến hành việc
hôn nhân với mục đích “cho nó vô đó đặng nó hưởng gia tài...”, bất chấp
chuyện loạn luân. Nhiều người tiếc nuối cho rằng Hồ Biểu Chánh đã đưa vào
tác phẩm những chi tiết vượt lên trên sự thật. Không hẳn như thế. Chính những
tình tiết ấy đã làm cho nhân vật trong tác phẩm trở nên thật hơn, gần gũi với đời
thường hơn. Bởi ở đời có ai xấu hoàn toàn và tốt hoàn toàn. Những tác động
của hoàn cảnh đã làm cho tính cách con người trở nên phúc tạp và luôn có
những thay đổi, đôi khi còn là những thay đổi bất ngờ, đến mức khó tin đó là sự
thật.
Như một quy luật tất yếu, trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh bao giờ hồi kết
thúc cũng mở ra cho người đọc một cảnh tượng hân hoan vì những người tốt sẽ
được đền bù xứng đáng. Còn kẻ xấu ắt phải bị trừng trị. Tuy nhiên, mổ xẻ vấn
đề này Hồ Biểu Chánh tỏ ra khá chắc tay. Ngòi bút của ông sắc sảo không kém
Vũ Trọng Phụng. Chúng ta có cảm tưởng các nhân vật hám tiền trong tác phẩm
của Hồ Biểu Chánh là những kẻ “cùng hội cùng thuyền” với các nhân vật phản
diện trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.
Cuối cùng là đời sống văn hóa. Nam bộ vốn là vùng đất mới. Lưu dân
vào Nam lập nghiệp thường bỏ lại phía sau tất cả những tập tục, thói quen trong
mọi sinh hoạt. Dù đến một xứ sở “lạ lùng”, con người khi đã quen với cuộc
sống mới thì cũng dần dần hình thành nên những tập tục, lối sống mới sao cho
phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội hiện có. Viết về nông thôn Nam bộ, có lẽ
Hồ Biểu Chánh không chủ ý thể hiện đời sống văn hoá nhưng ngòi bút tả chân
của ông đã không bỏ sót một vấn đề nào của hiện thực xã hội đương thời. Nhờ
vậy, một số nét văn hoá “miệt vườn” từng hình thành và phổ biến trên vùng đất
Nam bộ được tái hiện trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Hơn thế, Hồ Biểu
Chánh còn kịp thời nhận ra sự giằng co quyết liệt giữa hai lối sống cũ và mới do
chịu ảnh hưởng của hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây đang diễn ra
ở Nam bộ vào những năm đầu thế kỉ XX.
Đồng bằng Nam bộ chằng chịt những sông ngòi, kênh rạch. Nơi đây đất
thấp, có nhiều sình lầy, dừa nước mọc ven sông rất nhiều. Người dân Nam bộ
có thói quen làm nhà dọc theo hai bên sông, chất liệu được lấy từ cây lá có sẵn.
Nhà lá rất phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long trước đây, nhất là ở nông thôn.
11
Chất liệu đơn sơ nhưng qua bàn tay lao động khéo léo của con người, nhà lá
vẫn mang những nét “đặc thù” thể hiện lối “kiến trúc miệt vườn”: “... Nhà ba
căn, cột bằng cây bần, nóc lợp lá xé, cửa cặp lá chằm, vách gài bằng tre, trước
sân một bên vắt một đống rơm, một bên trồng một cây me, sau hè chuối lá xiêm
xơ rơ ít bụi, mía xanh dịu lố xố mấy giồng. Cái nhà đó là nhà Cai tuần Bưởi”
(Con nhà nghèo). Trong “Cha con nghĩa nặng”, tác giả một lần nữa giới thiệu
đến người đọc ngôi “nhà lá ba căn xịch xạc” của anh nông dân Trần Văn Sửu,
tất cả đều gợi lên đời sống ở một xứ nông nghiệp.
Hình ảnh con người Nam Bộ hiện lên rõ nét với các tính cách vốn có.
Cần cù nhẫn nại
Con người Nam bộ vốn là dân “tứ chiếng”. Họ phải rời bỏ nơi chôn nhau
cắt rốn để tìm nơi “đất lành chim đậu”. Đến vùng đất phương Nam còn nhiều
hoang sơ này, từ buổi đầu lập nghiệp, họ đã phải đổ bao công sức để có được
điều kiện định cư. Chính họ đã biến nơi sình lầy nước đọng “khỉ ho, cò gáy”
thành những cánh đồng phì nhiêu “cò bay thẳng cánh”. Nam bộ đã trở thành
vựa thóc lớn của cả nước. Phẩm chất cần cù nhẫn nại là một điều kiện phải có
và được phát triển dần theo lịch sử khai khẩn và phát triển vùng đất Nam bộ.
Người dân đến đây cần và biết nương tựa vào nhau để sống. Họ sống với quan
niệm “có làm, có ăn”. Họ phải chấp nhận mọi gian nan thử thách để giành lấy
sự sống. Quan sát tỉ mỉ những sinh hoạt lao động của người nông dân, Hồ Biểu
Chánh đã chứng minh phẩm chất cần cù của họ bằng hình ảnh thật sống động
Phải đối mặt với cảnh nghèo khó, lo toan, người nông dân dường như
không còn dám mơ ước hay đèo bòng cao sang. Họ tập trung vào lao động để
kiếm sống. Đôi khi cuộc sống của họ có chút gì đó “côi cút”, lặng lẽ đến tội
nghiệp. Thế nhưng, từ trong sự chân chất ấy lại nổi rõ một đức tính cao quý:
chịu cực, chịu khó, ham làm. Hồ Biểu Chánh không diễn giải hay minh hoạ dài
dòng.
Cần cù và nhẫn nại, đó là hai phẩm chất thường đi đôi với nhau. Người
nông dân Nam bộ không chỉ biết chịu thương chịu khó mà còn có tính kiên trì
và dám làm. Nhiều người khẳng định tính hào phóng của con người Nam bộ và
quan niệm điều kiện địa lí tự nhiên ở Nam bộ nhiều thuận lợi, do đó tính hào
phóng càng có cơ hội để phát triển. Cũng vì thế, dân Nam bộ ít có sự nhẫn nại
trước thử thách của cuộc sống bằng người dân xứ Trung và Bắc. Điều này
không hẳn là đúng. Phóng túng, một chút tự tại, ít lo xa, đó là cá tính dễ tìm
thấy ở con người Nam bộ. Nhưng bên cạnh đó, trong họ lại tiềm tàng một đức
tính gan dạ, dũng cảm, lòng quyết tâm và một chút phiêu lưu mạo hiểm nếu
không nói là liều. Họ đã quyết tâm thì làm cho bằng được, chấp nhận mọi thử
thách, đã quyết thực hiện điều gì thì “trời gầm không nhả”. Họ cần cù, chịu khó
ngẫu nhiên và có cả sự liều linh. Hoàn cảnh sống nơi đây đã đưa đẩy họ vào cái
thế ấy. Bởi trong họ luôn có tâm lí: đến đây đã là sơn cùng thuỷ tận. Họ không
có gì để mất, càng kiên nhẫn sẽ được nhiều hi vọng hơn.
12
Trọng nghia khinh tài.
Hồ Biểu Chánh là một nhà văn đề cao đạo lí, đạo lí nhân nghia ở đời. Một
kiểu đạo lí rất Nam bộ: “Kiến nghia bất vi vô dõng dã”. Trong tác phẩm của Hồ
Biểu Chánh phổ biến kiểu nhân vật “trọng nghia khinh tài”. Họ là những con
người “giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha”. Dù nghèo khó, quanh năm
đói rách, miếng cơm ăn chẳng đủ no, áo mặc chưa đủ ấm nhưng họ vẫn sẵn
sàng cưu mang giúp đỡ những người khốn khổ hơn mình, là những con người
làm việc nghia một cách tự nguyện, tự giác, không màng lợi lộc, không đòi hỏi
sự đền đáp. Người nông dân Nam bộ vốn xuất thân từ nghèo khổ, di cư vào
Nam cũng là liều mình đi tìm đất sống. Cho nên bên cạnh việc có sẵn truyền
thống đoàn kết của dân tộc, họ càng thương yêu đùm bọc nhau hơn, giúp đỡ
nhau tạo dựngcuộc sống, nhất là trong một hoàn cảnh mới lạ, đầy khó khăn. Họ
thường kết nghia với nhau, sống chết có nhau, thương yêu nhau một cách lạ
lùng. Lại cũng vì họ là những con người lâm vào hoàn cảnh bế tắc, phải ra đi
tìm đất sống trong muôn ngàn cái chết, cho nên họ rất chuộng nghia khí, quý
trọng tình bạn bè, tình huynh đệ, giang hồ nghia hiệp, coi khinh tiền tài, sẵn
sàng xả thân vì nghia.
Việc nghia mà người nông dân trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thường
làm là những việc rất bình thường nhưng có nhiều ý nghia, không phải ai cũng
có thể làm được. Cũng có khi đó lại là một việc làm rất cao cả, thể hiện tấm
lòng bao dung nhân ái của con người Nam bộ.
Nông dân Nam bộ thường lấy “đạo nghia” làm phương châm sống và hành
động. “Đạo” ở đây được hiểu là ăn ở cho phải đạo, hợp lẽ phải ở đời. Còn
“nghia” là nghia khí, là ăn ở thuỷ chung, dám xả thân vì việc lớn, không ức hiếp
người thế cô, không phân biệt sang hèn trong cách ứng xử. Biết đạo nghia thì
mọi tranh chấp đều có thể được giải quyết trong quan hệ anh em, bè bạn, không
cần sự can thiệp của luật pháp nhà nước. Về cơ bản, những người trọng đạo
nghia lấy nghia khí để đãi nhau, đã dám làm thì dám chịu, không chấp nhận để
người khác lãnh thay trách nhiệm của mình.
Nhân vật người nông dân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không chỉ hành
động theo nghia mà còn vì nghia. Vì nghia mà đấu tranh chống lại những gì
mang tính bất nghia. Viết về con người Nam bộ, những con người có tính khẳng
khái, không chịu cúi lòn, thì không thể thiếu những hành động quyết liệt, tuy có
phần hung hăng nhưng minh bạch.
Đối với người nông dân Nam bộ, chữ “nghia” không được hiểu một cách
chung chung, trừu tượng, khô cứng như chữ “nghia” của Nho giáo, nó được giải
thích một cách cụ thể, hàm chứa cái gần gũi, mà cũng được ứng dụng phổ biến.
Nó không chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa người với người, mà còn ở
những mối quan hệ khác. Nó có thể toát lên từ tình cảm gắn bó thuỷ chung với
xóm làng, mảnh vườn, thửa ruộng hay công việc lao động sản xuất vốn đã quen
thuộc đối với người nông dân. Người nông dân Nam bộ quen dãi dầu mưa nắng
13
nơi ruộng đồng. Cuộc sống lam lũ với nhiều lo toan ở làng quê đã trở thành
máu thịt đối với họ. Giữa họ với cuộc sống ấy dường như rất nặng “nghia tình”.
Cho nên, khó lòng mà chia cắt được. Những con người “khinh tài” ấy không dễ
gì bị cám dỗ trước vật chất xa hoa hay tiện nghi nơi thị thành. Nhàn rỗi, thảnh
thơi chưa hẳn là cuộc sống hạnh phúc đối với họ, nếu buộc họ phải xa rời
những tập tục, thói quen lâu đời. Họ sẽ lúng túng, đau khổ đến tội nghiệp khi
phải thay đổi cách sống, phải từ bỏ ruộng vườn, phải chia tay với công việc sản
xuất.
Không chỉ nặng nghia, ta còn có thể nhận thấy nơi đây nét phóng túng của
người nông dân Nam bộ: thích sống cuộc đời thanh thản tự do ở ruộng đồng
hơn là phải bon chen hơn thua ở chốn đô thị. Điều kiện tự nhiên và sinh hoạt
của kinh tế nông nghiệp đã tạo nên tính cách phóng túng ấy. Nông dân Nam bộ
ít bị câu thúc bởi những thiên kiến nặng nề cổ hủ của tư tưởng phong kiến. Nền
sản xuất nhỏ, phân tán đã dẫn đến cách làm ăn sinh sống tuỳ tiện, đúng hơn là
theo sở thích cá nhân, dần dần đã tạo cho người nông dân cá tính tự do, ghét sự
tù túng, ràng buộc chặt chẽ.
Bộc trực, thẳng thắn.
Bộc trực thẳng thắn là tính cách tiêu biểu của con người Nam bộ, nhất là
người nông dân Nam bộ.Nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ít có diễn
biến tâm lý phức tạp hay trăn trở, giằng xé nội tâm. Hồ Biểu Chánh chú ý miêu
tả ngoại hình, cử chỉ, hành động, nhất là ngôn ngữ của nhân vật đã thể hiện
thành công tính cách bộc trực thẳng thắn của con người Nam bộ. Thông qua
cách nói hay nội dung lời nói, có thể nhận ra tính cách của con người. Nông dân
Nam bộ bộc trực thẳng thắn do đó nói năng ít văn chương, rào đón. Họ nghi sao
nói vậy, “nói thẳng ruột ngựa”, không thích che đậy giấu giếm. Cho nên mới có
câu “Ruột để ngoài da”.
Bộc trực là đức tính có mặt tốt nhưng cũng có mặt hạn chế. Người bộc trực
sẽ dễ đi đến thiếu cẩn trọng, kém tế nhị, không lường trước hậu quả của sự việc,
cũng không tạo được sự áp đảo đối phương. Ông luôn đặt vấn đề xã hội cũng
như con người ở nhiều góc độ để xem xét, đánh giá. Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
không có sự phê phán hay đề cao từ một phía.
Bình dị, hiền lành chất phác
Người nông dân Nam bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là những con
người mang vẻ “chân quê”. Họ ăn mặc, sinh hoạt, nói năng đơn giản và cũng rất
tự nhiên. Tự nhiên mà chân tình. Hồ Biểu Chánh tỏ ra có sự quan sát tỉ mỉ về
cách ăn nếp ở của người nông dân. Ông chú ý miêu tả từ cái dáng vẻ bên ngoài
qua lớp trang phục của từng loại người một.
Cuộc sống khó khăn, điều kiện vật chất thiếu thốn, lại biết “liệu cơm gắp
mắm”, người nông dân Nam bộ sống rất bình dị, không cầu kỳ kiểu cách, lại
14
càng không xa hoa. Cái bình dị ấy thể hiện ngay trong cách ở, cách mặc và cả
cách ăn của họ nữa.
Nông dân Nam bộ thường đối đãi với nhau bằng tình làng nghia xóm thật
cao đẹp. Ít biết lọc lừa, tính toán hay mưu lợi. Mà nếu có tính toán đi chăng nữa
thì đó cũng chỉ là sự tính toán thường tình của con người, ở đời ai cũng mong
cái lợi cho mình! Điều đáng nói ở đây là nếu họ có tính toán thì cũng không làm
hại người khác. Họ là những con người sống rất chân thật.
Hồ Biểu Chánh nhận rõ bản tính hiền lành, thật thà của người nông dân
Nam bộ. Ông đã viết về những con người giàu lòng vị tha, nhiều rộng lượng
bao dung, có cốt cách hiền lành. Nông dân Nam bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh là những người ít để lòng chứa đựng sự hận thù cháy bỏng.
Qua cái nhìn của Hồ Biểu Chánh, có khi người nông dân Nam bộ hiền lành
chất phác đến mức quá thiệt thà cho nên, không hiểu rõ lòng dạ kẻ nhà giàu
gian ác. Họ cả tin, hi vọng vào lòng tốt của địa chủ.
Con người Nam Bộ trong 3 tác phẩm “ Một Chữ Tình “,“ Khóc Thầm ” và
“ Con Nhà Nghèo”.
2.1. Con người Nam Bộ trong tiểu thuyết “Một chữ tình”
Tác phẩm “MỘT CHỮ TÌNH” được tác giả phác họa qua ngồi bút của
mình hiện lên sống động và rõ nét hình ảnh của những con người Nam bộ tuy
gắn liền với ruộng vườn, sông nước nhưng vẫn muốn thay đổi đất nước quê
hương. Thông qua hình ảnh của 2 người tri thức là Quảng Giao và Bác Ái thông
qua ngòi bút của tác giả thấy được hiện thực của thời đó đồng thời cũng qua đó
tác giả muốn phê phán những hủ tục cũ thời đó : cha mẹ đặt đâu con ngồi
đó,hôn nhân không tình yêu. Tác phẩm là tiếng lòng của thời đại và cũng chính
là nổi lòng của tác giả.
Hình ảnh con người trong tác phẩm hiện lên với các đặc trưng của vùng đất
Nam Bộ:
Cần cù nhẫn nại : Con người Nam bộ vốn là dân “tứ chiếng”. Họ phải rời bỏ nơi
chôn nhau cắt rốn để tìm nơi “đất lành chim đậu”. Đến vùng đất
phương Nam còn nhiều hoang sơ này, từ buổi đầu lập nghiệp, họ đã phải đổ bao
công sức để có được điều kiện định cư. Chính họ đã biến nơi sình lầy nước
đọng “khỉ ho, cò gáy” thành những cánh đồng phì nhiêu “cò bay thẳng
cánh”. Nam bộ đã trở thành vựa thóc lớn của cả nước. Phẩm chất cần cù nhẫn
nại là một điều kiện phải có và được phát triển dần theo lịch sử khai khẩn và
phát triển vùng đất Nam bộ. Người dân đến đây cần và biết nương tựa vào nhau
để sống. Họ sống với quan niệm “có làm, có ăn”. Họ phải chấp nhận mọi gian
nan thử thách để giành lấy sự sống. Nhân vật Bà Hương Sư trong tác phẩm
chính là một minh chứng.
15
“Bà Hương sư là một người đàn bà có hạnh, chồng chết không đành tái giá, cố
tâm thủ tiết mà nuôi con, đã vậy mà bà lại giỏi giắn trong việc làm ăn, nên
chồng chết để của cải không bao nhiêu, mà trong mười năm bà làm ra của thêm
nhiều, bây giờ huê lợi mỗi năm kể đến, bốn năm ngàn giạ lúa, còn nhà thì bà dỡ
nhà lá cũ rồi bà cất lại một cái nhà ngói ba căn chái, vách gạch, cửa cuốn coi
đẹp đẽ lắm.”
“Tuy bên tai rền tiếng quyển giọng kèn, ngoài ngõ ong qua bướm lại, nhưng bà
Hương sư Thể làm mặt ngơ tai điếc, đêm thì quyết chí dạy con cho nó biết đủ
công dung ngôn hạnh, đặng ngày sau xuất giá nó hiểu nghia vợ chồng, biết đạo
làm dâu, ngày thì gia công coi bạn cho nó siêng lo cày cấy trục bừa, tính làm
cho có của để lại cho con, đặng sau nó khỏi nghèo nàn lam lũ..”
Hay Bác Ái tuy có nhiều rào cản nhưng vẫn muốn mở mang tri thức :
“…Như có học thêm nữa, thì học mấy môn bác vật, hóa học hay là học kỹ nghệ
cơ xảo chi chi, đặng sau có thể giúp cho nước mình được tiến bộ văn minh, chớ
đi học Hà Nội là học đặng làm quan, học như vậy có ích chi đâu mà học..”
Cha mẹ dù ngăn cản Bác Ái vẫn không nhụt chí vẫn mang quyết tâm học hành,
ra sức khuyên răn cha mẹ :
“Buổi này là buổi vạn quốc tranh cường, trí tài khai phát, các nước trong hoàn
cầu nước nào cũng mạnh, nhơn quần trong thế giới, dân tộc nào cũng khéo
khôn. Nước Việt Nam mình bề tài trí còn lu mờ nên thấp thỏi thua chúng. Nay
nếu muốn nước trở nên giàu, dân trở nên khôn, thì bọn thanh niên phải sang
Pháp quốc mà học tài nghề, chớ học sơ sài trong xứ, biết nghe nói tiếng Lang sa
rồi lo toan cưới vợ làm thầy thì làm sao cho nước Việt Nam thành một nước văn
minh được…”
“BÁC ÁI tuy bị cha mẹ ngăn cản đi Tây không được.... Từ ngày anh ta nhứt
định ở nhà làm ruộng, thì chẳng chơi bời với ai hết, trừ ra mấy nhà trong vòng
bà con anh em thì có tới lui một ít lần, chớ còn người dưng, dầu ở trước cửa hay
ở sau vườn, anh ta cũng không chịu bước chơn đến”
“Con đi Tây rồi cưới vợ đầm còn khó nữa. Thôi con không muốn làm thông
ngôn ký lục thì ở nhà làm ruộng. Cha con với mẹ thuở nay làm ăn cực khổ, nhờ
trời nên trong nhà cũng dư dã chút đỉnh, sự nghiệp này, rồi sau anh em bây chia
với nhau mà ăn cũng đủ, cần gì phải đi Tây mà học đặng lãnh lương cho lớn”
Trọng nghia: Trong tác phẩm đề cao đạo lý,trọng tình nghia ta nhìn thấy qua
cách đối đãi của vợ chồng Bác Ái: “ Vợ chồng Quảng Giao ở với nhau bề ngoài
coi thật lạt lẽo, chẳng hề khi nào giỡn trững, chẳng hề khi nào lả lơi, nhưng hễ
bữa nào vợ nóng lạnh nhức đầu thì chồng lo mua thuốc rước thầy, săn sóc
dưỡng nuôi kỹ lưỡng lắm. còn vợ thì lo từng miếng ăn vật uống, coi từ đôi vớ
cái khăn cho chồng, chẳng chịu để cho chồng phải nhọc lòng về mấy việc ấy.”
16
Bình dị,hiền lành : “Xuân Hoa nhờ mẹ chỉ từ chút, dạy từ lời, nên 17 tuổi mà vá
may, nấu nướng, bánh trái, thêu thùa, mọi việc trong nhà chẳng hề thua sút ai,
lại có nhờ ông Giáo Hạp là cụ giáo làng ở gần nhà, ông dạy giùm nên biết đọc,
biết viết chữ quốc ngữ nữa. Bà Hương sư dạy con thiệt là ân cần, nhưng mà vì
bởi bà là một người ở trong chốn thôn quê, dạy con thì chỉ dạy cho nó thông
thạo việc gia đình thôi, chớ không dè còn phải tập cho nó quen cách giao tiếp
với người ngoài nữa, bởi vậy thuở nay Xuân Hoa chẳng hề có đi đám cưới, đám
hỏi, mà cũng chưa từng ngồi nói chuyện với khách lạ..”
Tác phẩm được tác giả viết lên và thành công thông qua việc khắc họa hình
ảnh con người cũng như lối sống của nhân dân Nam Bộ một cách chân thật và
rõ nét.Các nhân vật trong tác phẩm đều mang đặc sắc của vùng Nam Bộ từ cách
ăn mặc,nói năng và lối sống.
Có sử dụng ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ và cách diễn tả nội tâm nhân vật trong
tác phẩm.
2.2. Con người Nam Bộ trong tiểu thuyết “Khóc Thầm”
Lê Ngọc Trà đã viết “ Văn học hôm nay sẽ còn lại với mai sau không phải
chỉ như bức tranh hiện thực về số phận con người mà còn là kí ức về bộ mặt
tinh thần của xã hội chúng ta “. Điều đó đã được chứng minh một cách cụ thể
qua tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Khóc thầm là 1 trong số đó. Là một nhà văn
luôn quan tâm đến quần chúng lao động, Hồ Biếu Chánh đã thể hiện một cách
rõ nét những tính cách đặc trưng của người lao động mà ở đây là nông dân Nam
Bộ trong tác phẩm của mình.
Những tính cách của người Nam Bộ được bộ lộ qua tác phẩm Khóc Thầm:
Bộc trực , thẳng thắn
Đây là tính cách tiêu biểu của con người Nam Bộ. Họ nghi sao nói vậy,ruột
để ngoài da,ít khi trăn trở,giằng xé nội tâm,nên nhân vật trong tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh ít có diễn biến tâm lí phức tạp. Mau là một thanh niên thẳng thắn.
Trước sự mưu mô xảo quyệt của Vinh Thái trong việc dùng thủ đoạn để bóc lột,
cướp công của người nghèo, Mau đã không ngần ngại phân tích tỉ mỉ cho bạn
nó nghe “ Dưỡng gắt gao, ác độc lắm, không biết thương ai hết. Dưỡng tính
việc nào thì dưỡng cũng muốn giết con nhà nghèo. Phải mà hôm qua anh nghe
dưỡng nói chuyện với tá thổ thì anh mới ghê. Cô Hai tử tế, cô gặp thằng chồng
gì bấp trầm quá như vậy không biết”.
Dũng cảm, liều linh:
Đây là tính cách đã có từ thời khai hoang lập địa. Thiên nhiên hoang sơ,
khắt nghiệt nơi đây đã trui rèn nên con người Nam Bộ gan dạ, dũng cảm và có
chút liều linh.
17
Nhân vật trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh là những người nông dân
thấp cổ bé họng trong một xã hội tàn bạo đầy áp bức. Thế nhưng vẫn có sự phản
kháng khi có sự bất bình xảy ra. Trong tác phẩm Khóc Thầm Mau đã ra tay
nghia hiệp can ngăn anh Sơp phơ tập lái xe cho Vinh Thái. Nhưng sự liều linh
cũng có mặt trái của nó. Mau bị một trận đòn thừa sống thiếu chết, lại còn bị vu
oan, phải ngồi tù bốn tháng trời.Thấy con bị đòn roi của địa chủ làm cho thương
tích đầy mình, ông Hai Sửu từng mắng con “ Mày đủ sức chống cự với người ta
hay không? Nói bậy, nói bạ rồi mang họa đa. Phận mình nghèo thì lo làm ăn “.
Ông xót xa đau đớn như đứt từng đoạn ruột. Nhưng thực tế quá cay đắng phũ
phàng, người nông dân một khi còn lệ thuộc về kinh tế ở bọn địa chủ thì họ vẫn
phải chịu áp bức, chèn ép, có đấu tranh thì cũng bị vùi dập tàn bạo hơn. Thân
phận bèo bọt của họ dường như ám ảnh lấy họ, ở lâu trong cái khổ họ đã quen
dần nên từ đó đức tính cam chịu đa xuất hiện.
2.3. Con người Nam Bộ trong tiểu thuyết “Con nhà nghèo”
Tiểu thuyết “con nhà nghèo” hấp dẫn người đọc bởi lối viết giản dị, nhẹ
nhàng mà vẫn mang trong đo rất nhiều suy nghi nhân văn trong từng chi tiết của
các nhân vật. Đọc tác phẩm mà trước mắt chúng ta như hiện lên hình ảnh của
những người dân Nam Bộ cần cù, chịu khó với công việc đồng áng bên những
cánh đồng trải dài ra bát ngát, thẳng cánh cò bay tít tắp cùng những bóng dừa
lay lay trong gió.
Đúng như tên gọi,Con nhà nghèo là chuyện kể về thân phận bọt bèo của
những tá điền thuở trước, không chỉ cực nhọc vì gánh nặng tô thuế mà còn bị
đám nhà giàu hiếp đáp cả trong đời sống tình cảm. Lựu (Mai Phương đóng), cô
gái xinh đẹp nhà nghèo đã bị mang thai từ những cuộc “tấn công” thô bạo của
cậu Hai Nghia (Kim Tử Long), con điền chủ. Mặc dù trong lòng cũng có chút
vấn vương với Lựu nhưng áp lực gia đình đã buộc Hai Nghia phải quay lưng, từ
bỏ giọt máu của mình. Câu chuyện tình phụ ấy, qua năm tháng, rồi cũng dần bị
lãng quên theo chuyến bỏ quê ra đi không trở lại của gia đình Lựu. Hơn hai
mươi năm sau, Lựu bước chân vào giới thượng lưu nhờ ruộng đất cò bay thẳng
cánh và có con trai làm quan thanh tra. Nhưng con tạo cũng trớ trêu sắp đặt một
cuộc hội ngộ nghiệt ngã, khiến “anh thông gia” tương lai là cậu Hai Nghia bạc
tình ngày xưa phải ngất xỉu vì không chịu nổi cú sốc khi gặp mặt con.
Vì nhà nghèo mà cai tuần Bưởi phải đi thuê ruộng của bà tổng Hiếu để cấy
cày. Thế nhưng anh đâu có được hưởng hết những thành quả lao động của mình,
những gì anh của gia đình làm được luôn bị những kẻ điền chủ cướp hết. không
những vây, họ luôn đe dọa, dồn ép con người vào bước đường cùng. Và đâu đây
ta như thấy đâu đây hình ảnh của chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn, hay anh Pha
của Bước đường cùng. Dù biết bất công nhưng anh cũng không thể làm gì, chỉ
có thể để mọi suy nghi trong lòng, cam chịu những uất ức ấy mà cũng thế giãi
bày cùng ai. Trên con đường trở về, anh chỉ có thể tự suy nghi về mọi việc, về
18
cái gọi là nhân nghia của những người địa chủ và con địa chủ. Những người địa
chủ thì người nông dân làm được ba phần lợi nhuận, họ đã thu mất hai phần,
hay như con trai của bà tổng Hiếu, hắn cũng trắng trợn phủ nhận chính giọt máu
của mình. Hắn ở cùng Tư Lựu chỉ vì thỏa mãn tình dục, bất chấp con gái người
ta mang ô nhục cả cuộc đời. Như vậy thử hỏi công bằng ở đâu? Nhân nghia ở
đâu? Vết thương đau nhói trên người, anh như nhận ra một điều rằng, những
người mà anh cùng những người nông dân vất vả làm cùng chỉ là những kẻ vô
nhân tính, luôn bóc lột những người lao động vất vả mà thôi, luôn tìm mọi cách
gieo đau khổ cho những người tá điền, những người nông dân bần cùng trong xã
hội.
Đây cũng là nét tính cách chung của những người nông dân Nam Bộ ở thể
kỉ XX. Họ mang trong mình những tâm hồn giản dị, chân chất. họ nhận ra bộ
mặt xấu xa của những kẻ làm giàu trên công sức lao đọng của những người
khác. Tuy nhiên những người như anh Bưởi lại chưa dám có sự phản kháng
mãnh liệt, tìm ra con đường riêng của mình.
Nông dân Nam bộ sống bình dị cho nên ít mơ ước cao xa, cũng chẳng có
nhu cầu lớn lao cho cuộc sống. Hạnh phúc đối với họ là được cơm no, áo ấm,
gia đình yên ổn. Đi thăm đồng về, thấy lúa tốt, anh cai tuần Bưởi phấn khởi
trong lòng, niềm vui như đang dâng trào:”...từ hồi ăn cơm chiều cho tới lúc đỏ
đèn, đi ra đi vô cứ nói:” vái trời mưa thuận gió may như vầy hoài cho tôi, thì
tới mùa ruộng mình không mất 500 giạ lúa”.” (Con nhà nghèo)
Hạnh phúc được sống hết mình cho cái nghia ở đời đã khiến họ dám làm
tất cả. Đôi khi họ cũng liều nhưng liều mà vẫn tỏ ra vẻ hiên ngang thách thức
trước cái xấu, người xấu. Ba Cam (Con nhà nghèo) từng tuyên bố: “Qua rửa
nhục cho em mà qua ở tù, thì qua vui lòng lắm, không hại chi đâu mà sợ”.
Cai tuần Bưởi từng giải thích cùng vợ và em: “Mình nghèo mà ăn thua với
người ta sao cho lại họ. Thuở nay ai dám lấy trứng mà chọi với đá bao giờ”.
(Con nhà nghèo), “Nói bậy người ta giận, người ta lấy ruộng lại mình cũng đủ
chết rồi.”... Rõ ràng, tác giả đã nói đúng thân phận bọt bèo của những kẻ “thấp
cổ bé miệng” và dường như ở lâu trong cái khổ họ đã quen dần với cái khổ,
không còn muốn đấu tranh hay phản kháng.
Qua đây, ta có thể thấy một cách rõ nét về con người cai tuần Bưởi nói riêng và
người dân Nam Bộ nói chung. Họ là những con người đáng cho chúng ta luôn
trân trọng, cảm phục họ bởi họ có tâm hồn luôn đẹp đẽ, hiền lành và luôn chịu
đựng hi sinh vì những người thân xung quanh mình.
Tiểu Kết
Trước Hồ Biểu Chánh, có lẽ chưa có nhà văn miền Nam nào quan tâm đến
cuộc sống đời thường để phát hiện và đề cao vẻ đẹp ở tính cách người nông dân
Nam bộ. Những tính cách này được thể hiện một cách tự nhiên, chân thật và
sinh động. Đó là nhờ vào các chi tiết rất thực, rất đời thường, nhờ vào ngôn ngữ
đậm sắc thái Nam bộ. Hồ Biểu Chánh đã khéo léo chạm khắc cho mỗi người
19
một dáng vóc riêng. Nhưng từ những nét riêng tiêu biểu ấy lại khái quát nên
được tính cách chung về người nông dân Nam bộ.
Ở đầu thế kỷ XX, Hồ Biểu Chánh là người đi tiên phong trong việc đổi
mới, đưa tiểu thuyết Việt Nam bước vào thời kỳ hiện đại. Ông đã ra sức cày
xới, gieo trồng để biến “cánh đồng văn chương chữ quốc ngữ” Nam bộ hãy còn
đang “hoang hoá” ấy trở nên xanh tốt, trù phú. Có thể nói rằng: đến thời điểm
Hồ Biểu Chánh viết tiểu thuyết bằng văn xuôi quốc ngữ, chưa có nhà văn nào
quan tâm đến cuộc sống đời thường, để phát hiện ra nhiều vẻ đẹp tính cách ở
người nông dân Nam bộ như ông. Mặc dù còn hạn chế trong cái nhìn về người
nông dân Nam bộ nhưng Hồ Biểu Chánh vẫn thể hiện được sự yêu thương, cảm
thông và có phần trân trọng đối với người nông dân. Ông đã viết về họ bằng tất
cả tấm lòng của một nhà văn đang có sự xoá dần khoảng cách giữa bậc trí thức
cấp cao với quần chúng lao động nghèo khổ, “nhịp đập trái tim của nhà văn
dường như đã hòa nhịp với nhịp đập con tim của những người bị đọa đày, bất
hạnh. Có thể coi ông là nhà văn của nông dân Nam bộ, của lòng mong muốn
xác lập một mặt bằng nhân ái cho cuộc sống hàng ngày.” Phải chăng, vì thế mà
tác phẩm của Hồ Biểu Chánh tạo được tầm đón nhận rộng rãi và có sức sống
lâu bền trong lòng công chúng bình dân.
20
PHẦN III
VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH
Thời Gia Long, nước ta được chia làm ba khu vực, gồm có Bắc thành,
Kinh thành và Gia Định thành. Về sau, năm 1834, Minh Mạng đặt tên mới
là “kỳ”, bao gồm Nam kỳ, Bắc kỳ, Kinh kỳ và Trung kỳ. Nam Kỳ có sáu tỉnh
nên thường được gọi là “lục tỉnh Nam kỳ”. Khi Pháp chiếm Nam kỳ, vẫn duy trì
tên gọi cũ, tách ra thành nhiều tỉnh (21 tỉnh). Mặc dù không chỉ là sáu tỉnh
nhưng nhân dân ta vẫn quen gọi Nam kỳ là lục tỉnh. Thế nhưng nói đi lục tỉnh
lại có nghia là đi về miền Tây. Trong suy nghi của người dân, lục tỉnh là vùng
đất phía tây Nam của Tổ quốc. Từ tháng 5 năm 1945 mới bắt đầu xuất hiện từ
“bộ”, thay thế cho từ “kỳ”. Như thế Nam bộ được hiểu là Nam kỳ trước đó.
Nam Bộ là nơi gặp gỡ và cùng sống chung của nhiều tộc người như Chăm, Khơ
me, Hoa, Mạ..., trong đó người Việt đóng vai trò chính. Những người Việt đầu
tiên đến định cư ở vùng đất mới đều từ miền Bắc và miền Trung. Họ đến và
mang theo vốn văn hoá gốc rễ của mình. Nam bộ vốn là vùng đất mới. Lưu dân
vào Nam lập nghiệp thường bỏ lại phía sau tất cả những tập tục, thói quen trong
mọi sinh hoạt. Dù đến một xứ sở “lạ lùng”, con người khi đã quen với cuộc
sống mới thì cũng dần dần hình thành nên những tập tục, lối sống mới sao cho
phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội hiện có. Một nền văn hoá vùng miền
hình thành qua thời gian một thế kỷ không phải là dài và khi người Việt đến
vùng đất mới mang theo hành trang với vốn văn hóa đúc kết hàng ngàn năm của
dân tộc Việt đã góp phần tạo nên nền tảng của hệ giá trị văn hóa Nam Bộ.
Những giá trị trải qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội
trong lịch sử, dần tạo nên những giá trị của nền văn hoá Nam Bộ như hiện nay.
Nam Bộ có một kho tàng văn học, văn nghệ dân gian phong phú. Đó là
các truyện dân gian phản ánh sự nghiệp khai phá đất đai, gắn liền với những
danh thắng, di tích và nhân vật lịch sử. Đó là kho tàng ca dao và dân ca với các
điệu hò, điệu lý, các bài hát huê tình, hát ru em, hát đồng dao, hát sắc bùa, hát
thài, hát rối, hát vọng cổ, hát tài tử, v.v. Đặc biệt, hát vọng cổ và hát tài tử rất
được người Nam Bộ ưa thích. Ngoài ra, Nam Bộ còn có một số thể loại văn học
dân gian đặc sắc khác là nói vè, nói tuồng, nói thơ. Đây là loại hình tự sự dân
gian khá phổ biến, nó thông tin nhanh những nỗi niềm, tâm sự. Trong đó, vè
chiếm vị trí quan trọng, có những vè tiêu biểu như vè Chàng Lía, vè Trịnh Hâm,
vè thầy Thông Chánh... Truyện thơ và hình thức diễn xướng nói thơ cũng là một
hoạt động văn nghệ dân gian phổ biến tại Nam Bộ, với các truyện thơ nổi tiếng
như Lục Vân Tiên, Phạm Công - Cúc Hoa, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Lâm
Sanh - Xuân Nương, Thạch Sanh - Lý Thông, Dương Ngọc, Hoàng Trừu, Tấm
Cám, Hậu Vân Tiên... Hát bội (tuồng) từ miền Trung đưa vào đã phát triển
mạnh mẽ trên đất Nam Bộ. Hầu hết các lễ hội thường có kèm theo hát bội. Ca
nhạc tài tử phát sinh từ Gia Định rồi lan đến các tỉnh miền Tây, là một trong
những cội nguồn củanghệ thuật cải lương là loại hình sân khấu mới ra đời tại
21
Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX. Trên cơ sở khai thác đặc điểm ngữ âm Nam Bộ và
những thành tựu của ca nhạc, sân khấu dân gian và ca nhạc tài tử Nam Bộ, cùng
với sự tiếp biến loại hình sân khấu kịch nói phương Tây, cải lương đã nhanh
chóng trở thành một trong ba loại hình sân khấu dân tộc phổ biến ở Việt Nam.
Nam Bộ ở thời kì này đã trở thành một đề tài sáng tác rất phổ biến trong
văn học. Vì ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, của con người nên nhiều nhà thơ,
nhà văn đã đã sử dụng rất nhiều văn hóa nam bộ trong sáng tác của mình. Như
thơ của Thanh Thảo, trên bước đường nhiệm vụ, đất và người Nam Bộ đã in
dấu trong thơ Thanh Thảo.Đọc thơ Thanh Thảo ta thấy rất rõ dấu chân ông trải
dài trong những bài thơ từ Campuchia tới miền Đông Nam Bộ, băng qua Đồng
Tháp Mười tới miền Trung Nam Bộ (vùng đất Mỹ Tho hai bên Lộ Bốn). Những
tên đất, tên làng, tên sông, tên kênh rạch “đều mang tên người khai phá buổi
đầu”, đó là một đặc trưng văn hoá địa dư Nam Bộ.”: “Những đìa Sấu bưng Heo
gò Me sông Cũ/ đã mọc rễ vào trí nhớ”. Thanh Thảo chọn vùng đất Nam Bộ,
con người Nam Bộ cho những tác phẩm thơ và trường ca của mình vì chính sự
tương đồng giữa tính cách tác giả và những nhân vật trong thơ, nhất là trong
trường ca: lòng yêu tự do, căm ghét áp bức, phóng khoáng trong cách sống cách
nghi…Bản sắc văn hoá thấm vào toàn bộ sinh hoạt, cả niềm tin mang tính tôn
giáo và tín ngưỡng, vào cách sống, cách đối nhân xử thế của người Nam Bộ.
Hay khi nhắc đến Nguyễn Đình Chiểu thơ văn của ông cũng hiện rõ hình ảnh
văn hóa Nam Bộ. Ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại được những biến
động, những hình ảnh về công cuộc kháng chiến Nam Bộ trong nhiều năm dài
chống Pháp.Trong lúc bọn Pháp nói về tinh thần chiến đấu của quân ta khi đánh
đổn Thuộc Nhiêu (Mi Tho): “Người An Nam với vũ khí thô sơ chống với súng
ca-ra-bin, họ cứ việc nhào vô đánh với một nghị lực mù quáng, chứng tỏ rằng
họ can đảm và quyết tâm một cách phi thường”. (Trần Văn Giàu) Nguyễn Đình
Chiểu đã viết về người nông dân chiến đấu ấy như sau; “Ngoài cật có một manh
áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi
nài sắm giao tu, nón gõ. Trong thơ văn của ông gồm cả tính hiện thực, chiến
đấu và trữ tình. Còn có nhiều tác giả trẻ cũng đã lấy văn hóa nam bộ làm chủ đề
cho sáng tác của mình. Như Nguyễn Ngọc Tư- một nhà văn trẻ Nam Bộ, truyện
của chị đa phần dừng lại ở những tình cảnh gia đình nghèo, đề cập đến số phận
buồn của những con người nhỏ bé, những nông dân chân chất với những ước
mơ và cuộc sống hết sức bình dị đời thường rất đáng cảm thông, trân trọng,
nhưng đôi khi cuộc đời nghiệt ngã cũng không cho họ được như ý, được toại
nguyện, như: "Chuyện của Điệp", "Nhớ sông", "Đau gì như thể"...
Khi nhắc đến Nam Bộ không ai không nhớ đến nhà văn Hồ Biểu Chánh, là
một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Sau khi tái
chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được
mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng,
khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn
những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương. Hồ Biểu Chánh sở trường
22
về viết văn xuôi tự sự. Đề tài phần lớn là cuộc sống Nam Bộ từ nông thôn đến
thành thị những năm đầu thế kỷ 20 với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh
giữa mới và cũ. Cách diễn đạt của ông nôm na, bình dị.Trong cuộc đời văn
chương, ông luôn giữ lập trường và mục đích sáng tác của mình. Dưới ngòi bút
tinh tế của nhà văn Hồ Biểu Chánh là một bức tranh xã hội của buổi giao thời
mà trong đó từ bối cảnh đến tâm lý con người đều tượng trưng cho sự chất
phác, mộc mạc, được diễn tả một cách hấp dẫn và xúc động. Ô. Lê Ngọc Trà có
viết: “Văn học hôm nay sẽ còn lại với mai sau không phải chỉ như bức tranh
hiện thực về số phận con người mà còn là kí ức về bộ mặt tinh thần của xã hội
chúng ta. Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã chứng minh điều đó. Những câu
chuyện, sự kiện, những hình ảnh được ghi lại trong tác phẩm của ông là dấu
tích của năm tháng đầy biến động trong lịch sử xã hội Nam bộ thời kì trước và
sau khi có thực dân Pháp qua. Mỗi tác phẩm là “kí ức” về một thời điểm nhất
định: “Ngọn cỏ gió đùa” là câu chuyện xảy ra vào “năm Mậu Thìn 1808 nhằm
Gia Long thất niên” (trang 13), “Chúa tàu Kim Quy” viết về số phận của những
người nông dân sống vào “năm Minh Mạng thập thất, nhằm năm Bính Thân”
(trang 12), “Khóc thầm”, “Con nhà nghèo” tái hiện lại những mâu thuẫn gay gắt
giữa địa chủ và nông dân trong những năm Pháp đã nắm quyền hành cai trị tại
Việt Nam... Gương mặt của nông thôn Nam bộ trước và sau thế chiến thứ nhất
hiện lên mồn một trên từng trang viết của Hồ Biểu Chánh.Từ cuối thế kỉ
XIX, Nam bộ đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Cùng chung số phận
lịch sử của cả nước, tại vùng đất phía Nam này, con người cũng phải đón nhận
biết bao biến động, đổi thay dữ dội trong cuộc sống. Bầu trời Nam bộ vào
những năm đầu thế kỉ XX đen kịt bởi khói ám mây mù, nông thôn Nam bộ
chìm ngập trong bóng tối của lầm than, đói khổ. Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã
dõi theo từng bước đổi thay của cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống ở nông
thôn Nam bộ.Cảm quan của nhà văn đạo đức đã chi phối Hồ Biểu Chánh không
ít. Trong quan niệm của Hồ Biểu Chánh, nghèo nàn lạc hậu sinh ra từ sự gian ác
bất nhân của người giàu, nếu xoá bỏ điều đó tất nhiên cuộc sống sẽ trở nên tốt
đẹp. Giải pháp đạo đức là liều thuốc hiệu nghiệm nhất dùng để chữa cơn bệnh
nghèo nàn lạc hậu đang hoành hành ở Nam Bộ bấy giờ. Hồ Biểu Chánh tin
tưởng chắc chắn một điều là chừng nào những kẻ giàu có biết thương yêu, giúp
đỡ những người nghèo thì mọi khổ đau, vất vả sẽ dần biến mất. Ông đã chứng
minh điều đó bằng đoạn kết của tác phẩm “Con nhà nghèo”, hay “Cha con
nghia nặng”, hoặc cả “Khóc thầm”cũng thể hiện quan niệm ấy.
Viết về giai cấp địa chủ phong kiến, Hồ Biểu Chánh không có dụng ý mổ
xẻ những mâu thuẫn giữa họ và nhân dân. Nhưng với cách phản ánh trung thực,
cụ thể những gì vốn có của xã hội, đã khiến cho bức tranh nông thôn Nam bộ
hiện lên trong tác phẩm của ông có tính khách quan đáng kể. Từ những hiện
tượng mà tác giả đã nêu, dù không nằm trong chủ ý của tác giả, vẫn thể hiện
được các mâu thuẫn gay gắt đang phổ biến ở khắp làng quê Nam bộ. Qua vấn
đề này, chúng ta cũng nhận rõ thái độ của tác giả trước hiện thực xã hội. Là một
23
nhà văn hướng nhiều vào yếu tố đạo lí, Hồ Biểu Chánh không chấp nhận những
gì mang tính phi đạo lí. Ông mạnh dạn phê phán, lên án cái xấu và những con
người xấu. Hồ Biểu Chánh phê phán nhưng không cay cú hay chửi đổng. Hồ
Biểu Chánh rất bức xúc trước những cảnh chướng tai, gai mắt nhưng hoàn toàn
không có sự hằn học hay chua chát. Quả thật ông là một nhà văn rất điềm đạm
và từ tốn. Mỗi lời ông viết ra, mỗi câu văn ông kể lại đều như lời thủ thỉ,
khuyên lơn hay răn dạy. Đó là một phong cách rất riêng, ít thấy ở các nhà văn
thuộc khuynh hướng hiện thực .“tiểu thuyết hàng mấy chục quyển của Hồ Biểu
Chánh cũng tựa như một cuốn phim xã hội Nam Kì giữa hai cuộc chiến tranh
thế giới, một thứ sách tiểu bách khoa ghi chép lại vô số điều có thực mà lớp
người sau cần biết”. Dù mang tính phiến diện nhưng bức tranh xã hội ấy vẫn thể
hiện được “một số nét khá điển hình của hiện thực Nam bộ” với bao cảnh bất
công ngang trái, bao kiếp người đói khổ lầm than và bao cái quái gỡ, hóm hỉnh.
Thật đáng tiếc khi Hồ Biểu Chánh ghi nhận mọi vấn đề ở mức độ hiện tượng.
Ông chưa xem đó là bản chất của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Nổi bật về văn hóa Nam Bộ trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh với ba tác
phẩm “Một chữ tình”, “Khóc Thầm” và “Con nhà nghèo”
3.1. Văn hóa Nam bộ trong tiểu thuyết “Một chữ tình”
Đầu thế kỉ XX, ý thức phong kiến vẫn còn cơ sở để tồn tại dù đã suy yếu, ý
thức tư sản chưa đủ sức để kiềm toả ý thức phong kiến. Với “Một chữ tình”, Hồ
Biểu Chánh đã chứng minh đây là một giai đoạn mà con người nhận ra rằng: lối
sống mới có sức quyến rũ thực lạ kì, tự do cá nhân rất phù hợp với hoàn cảnh
của xã hội trên con đường tư sản hoá. Nhưng khi thực thi không phải là chuyện
dễ dàng. Tâm lí e dè, ngại ngùng đã cản trở con người của thời đại đến với cái
mới. Thế thì phải quay về với lối sống cũ, dù có miễn cưỡng, vẫn cảm thấy
dường như dễ chịu hơn. Quảng Giao và Bác Ái (Một chữ tình) là hai thanh
niên theo Tây học, xuất thân từ các gia đình phú nông ở nông thôn. Sau khi học
đã thành tài, Bác Ái có trở về nông thôn sinh sống. Trong hai người: một người
tán thành tình yêu hôn nhân tự do (Bác Ái), một người đề cao hôn
nhân theo quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy (Quảng Giao). Bác Ái đã
sống theo quan niệm mình. Nhiều lần, qua thực tế chàng thấy quan niệm ấy là
đúng. Chàng còn được sự ủng hộ của Xuân Hoa, cô bạn gái mà chàng đã thầm
yêu say đắm. Thế nhưng, kết cuộc Quảng Giao không cần có tình yêu trước hôn
nhân vẫn xây đắp được hạnh phúc gia đình, dần dần tình yêu được nẩy nở và
lớn thêm mãi. Ngược lại, Bác Ái chỉ đeo đuổi mãi một mối tình vô vọng. Cuối
cùng sống trong cô đơn, buồn tủi, chán chường. Cách giải quyết vấn đề như thế,
một mặt thể hiện quan niệm đạo đức của Hồ Biểu Chánh. Mặt khác, phản ánh
quá trình chuyển đổi trong lối sống của người dân Nam bộ, từ lối sống chịu ảnh
hưởng nặng nề của văn hoá phương Đông sang lối sống theo phương Tây
24
Qua tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chúng ta cũng bắt gặp tâm lí này ở nhiều
nhân vật kể cả những nhân vật nhà giàu, có tiền của, đủ điều kiện vẫn không
thích cho con học nhiều, tiêu biểu là cha mẹ của Bác Ái (Một chữ tình) Họ
không muốn cho học cao hơn nữa “Đi Tây làm gì? Thi đậu rồi, thôi đi cưới vợ
mà làm ăn. Như có muốn làm việc quan thì đi, bằng không thì ở nhà coi làm
ruộng cũng được” (trang 20). Chính vì thế mà đến giữa thế kỉ XIX si
phu Nam bộ chẳng được bao người, Thế nhưng chớ vội nghi họ là những người
chỉ biết cầu tiền mà không cầu tiến.
Cách mặc trang phục cũng như lựa chọn màu sắc, cách đi giày, cách sử
dụng đồ đạc đều được tác giả thể hiện qua các dòng văn:
“…nào là đồ mát may bằng lụa trắng để bận trong nhà, nào là đồ Tây cổ bẻ
bằng vải xám, vải vàng để mặc đi bắn chim hoặc đi thăm ruộng, nào là đồ Tây
cổ bẻ bằng nỉ trắng hoặc nỉ màu để mặc đi chợ hoặc thăm bà con”
“Đi trong nhà thì giày cườm, giày da láng, dép Nhựt Bổn, dép Bắc Kỳ, đi ra
ngoài thì giày thứ trắng để đi nắng, thứ vàng để đi chơi, thứ đen để đi ruộng”,
“…Thứ nỉ đội ban đêm, thứ trắng đội che nắng. Trong phòng lại có một cái bàn
gõ mặt cẩm thạch, để rửa mặt gội đầu, và cũng để có một cái bàn nhỏ với một
cái ghế ngồi, để khi nửa đêm thức dậy chong đèn đọc sách”.
3.2. Văn hóa Nam bộ trong tiểu thuyết “Khóc thầm”
Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu ở nông thôn Nam bộ: Trong tác phẩm
“Khóc thầm”, Hồ Biểu Chánh đã đề cập thông qua việc làm đầy mưu mô độc ác
của Vinh Thái. Vinh Thái từng kể lại cho cha vợ nghe những toan tính lợi hại
của mình: “Con thấy miệt trển ruộng tốt mà giá rẻ, nên con có mua năm mươi
mẫu. Tuy con mua năm mươi mẫu nhưng bây giờ thành tới 150 mẫu bởi vì có
hai niếng đất cặp hai bên đó, cộng lối 100 mẫu, họ khai phá trồng tỉa hết rồi,
song họ chiếm đất quốc gia mà họ không có khẩn, con dọ chắc rồi nên con đã
vô đơn xin khẩn tại quan chủ tỉnh. Sớm muộn gì hai miếng đất ấy cũng sẽ về
con nữa.” (trang 189). Những kẻ như Vinh Thái, rắp tâm chiếm đoạt ruộng đất
dân nghèo, luôn tìm được một chỗ dựa chắc chắn. Ấy là nhà nước Bảo hộ với
nhiều quy định lạ đời. Do đó hắn có thể dõng dạc khẳng định trước người dân
nghèo hành động chiếm đoạt của hắn là chính đáng: “Nếu ông nói đất của ông
thì ông phải có bài vinh viễn. Tôi khẩn là khẩn đất quốc gia, tôi có khẩn đất của
ông đâu.” (trang 205). Thế là ông lão nông dân Nguyễn Văn Khoẻ, hiền lành,
chất phác ít hiểu biết phải rơi vào thế bất lực “Bởi tôi chưa có bài bộ nên tôi sợ
thầy khẩn chồng chớ” (trang 205). Hồ Biểu Chánh đúng là một thư kí trung
thành của thời đại. Ông đã phản ánh rất cụ thể và chân thật những diễn biến
phức tạp của nền kinh tế Nam bộ, nhất là ở nông thôn.
Như thế, Nam bộ suốt thời kì trước và sau khi có Pháp, đất đai chủ yếu tập
trung trong tay những kẻ giàu có, nhiều quyền lực. Người dân nghèo rút cuộc
25
chỉ là những kẻ làm thuê. Họ không có quyền sở hữu trên mảnh đất mà mình đã
có công khai phá. Chính điều này dẫn đến tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ở nông
thôn Nam bộ. Đất đai Nam bộ giàu có, dễ sống nhưng người nông dân đã không
thể sống dễ chút nào trước kẻ thù hai chân. Ở Nam bộ trước kia phổ biến
phương thức cho tá điền thuê đất để sản xuất, điều đó cản trở rất nhiều cho việc
cải tiến ki thuật canh tác. Bởi chủ đất không cần cải tiến, hàng năm vẫn thu đủ
nguồn lợi. Tá điền nghèo thì không đủ vốn liếng, vật tư cho việc cải tiến. Hơn
nữa, họ luôn mang tâm lí là những kẻ làm thuê kiếm sống qua ngày. Họ không
mơ ước hi vọng gì lớn lao hơn là cơm đủ ăn, áo đủ mặc. Các hiện tượng như
trên chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo ở nông
thôn thời bấy giờ. Hồ Biểu Chánh có công lớn trong việc tái hiện lại đầy đủ các
hiện tượng ấy. Hồ Biểu Chánh có dụng ý đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi về tình
trạng nghèo nàn lạc hậu ở nông thôn Nam bộ thời bấy giờ không? Tất nhiên là
có. Nhưng với cái nhìn của một nhà văn, kiêm Đốc phủ sứ của chính phủ bảo
hộ, Hồ Biểu Chánh chỉ có thể giải thích bằng lí do không liên quan đến chính
quyền đương thời. Lời bàn luận của nhân vật Trần Công Nghia trong tác phẩm
“Khóc thầm”, khi đề cập đến thực trạng của nền kinh tế Việt Nam đương thời
đã chứng minh điều đó: “Tôi chen vai nơi thương trường mà cạnh tranh quyền
lợi với khách ngoại bang mấy năm nay, tôi dòm thấy có nhiều chỗ người mình
bị đè, bị ép, thiệt tôi tức lắm. Cậu dư biết, lúa gạo là thổ sản nhiều nhất của
xứ Nam Việt ta. Lúa gạo ấy của người mình làm ra mà chừng bán thì hễ họ định
giá nào thì bán giá nấy, chớ mình không có quyền định giá. Họ mua lúa của
mình thì rẻ, họ xay ra gạo rồi họ bán cho ngoại quốc và cho mình thì mắc, té ra
mình làm đổ mồ hôi, xót con mắt mà cái lợi họ chiếm phần nhiều” (Khóc thầm,
trang 102) .
Cảm quan của nhà văn đạo đức đã chi phối Hồ Biểu Chánh không ít. Trong
quan niệm của Hồ Biểu Chánh, nghèo nàn lạc hậu sinh ra từ sự gian ác bất nhân
của người giàu, nếu xoá bỏ điều đó tất nhiên cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp. Giải
pháp đạo đức là liều thuốc hiệu nghiệm nhất dùng để chữa cơn bệnh nghèo nàn
lạc hậu đang hoành hành ở Nam Bộ bấy giờ. Hồ Biểu Chánh tin tưởng chắc
chắn một điều là chừng nào những kẻ giàu có biết thương yêu, giúp đỡ những
người nghèo thì mọi khổ đau, vất vả sẽ dần biến mất. Ông đã chứng minh điều
đó bằng đoạn kết của tác phẩm “Khóc thầm”cũng thể hiện quan niệm ấy.
Những mâu thuẫn ở xã hội Nam Bộ: Hồ Biểu Chánh đã phát hiện ra những
việc làm xấu xa nhơ nhớp của nhiều địa chủ, mạnh dạn lên án tội ác của lớp
người này. Ông vạch trần bản chất tham lam đến mức bỉ ổi của họ, những người
này không từ một thủ đoạn nào để vơ vét bóc lột dân lành. Vinh Thái là điển
hình của loại địa chủ nói trên trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.Xây dựng nhân
vật Vinh Thái, Hồ Biểu Chánh đã thể hiện được tính gian xảo và tinh ma của
lớp người này. Nếu Nghị Quế biết lợi dụng thời điểm sưu cao thuế nặng để bóp
nặn người nông dân nghèo (mua rẻ chó và con chị Dậu) thì Vinh Thái đã biết