Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Mở cửa thị trường phân phối theo lộ trình cam kết WTO và vấn đề đặt ra đối với thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.7 KB, 32 trang )

Danh sách thành viên


LỜI MỞ ĐẦU
Việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO đã
đánh dấu một bước tiến lớn của nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam đã thực sự
hội nhập với kinh tế thế giới với rất nhiều cơ hội để phát triển. Nhưng để đạt được điều
đó, Việt Nam đã phải trải qua quá trình đàm phán kéo dài tới 11 năm mới có thể đưa ra
được những cam kết cuối cùng của mình về mở cửa thị trường khi gia nhập WTO.
Trong đó, Việt Nam cũng đã cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối.
Với các lĩnh vực ngành nghề được mở cửa theo lộ trình trong cam kết WTO,
khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với chủ đích rất rõ ràng về dự án hoạt
động, về tận dùng nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ và các lợi thế chiến lược khác của
Việt Nam. Bên cạnh việc mang lại những nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, mở
cửa thị trường cũng một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Để làm
rõ hơn vấn đề này, nhóm chúng em xin trình bày đề tài: “Mở cửa thị trường phân
phối theo lộ trình cam kết WTO và vấn đề đặt ra đối với thương mại Việt Nam”


A. MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ THEO LỘ TRÌNH CAM KẾT WTO
1. Dịch vụ kinh doanh
Thực trạng
Cơ cấu kinh tế bất hợp lý, áp lực chi ngân sách nhà nước lớn, các cân đối lớn
chưa bền vững, chi cho đầu tư phát triển chưa được đảm bảo, mô hình tăng trưởng chủ
yếu dựa vào chiều rộng, năng suất lao động thấp, đóng góp của các yếu tố tổng hợp
trong mô hình tăng trưởng chưa được cải thiện và nâng cao. Năng lực đổi mới sáng tạo
thấp, cơ chế chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo còn hạn chế mối liên kết. Thực
trạng phát triển, số lượng, chất lượng và hiệu quả của các DN còn thấp. Sự tham gia
của các DN vào chuỗi giá trị toàn cầu hạn chế...
Sản phẩm của Việt Nam còn bị hạn chế sử dụng vì nhu cầu ưa dùng đồ ngoại
khá thịnh hành, chất lượng chưa được cải thiện. Kèm theo đó dù có môi trường kinh


doanh thuận lời, nhiều doanh nghiệp vẫn dùng mánh khóe không tốt để thu được lợi
nhuận mà làm hại đến khách hàng và môi trường
1.2.
Cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong WTO
Đối với dịch vụ này, Việt Nam buộc phải mở cửa thị trường (cho phép nhà đầu
tư nước ngoài tham gia vào việc cung cấp dịch vụ tại Việt Nam hoặc cho tổ chức, cá
nhân Việt Nam) ít nhất là theo các mức như đã cam kết. Đối với các dịch vụ kinh
doanh khác chưa cam kết, Việt Nam có quyền tự do mở cửa thị trường theo mức độ và
cách thức mà mình muốn.
1.3.
Lộ trình
Sau ngày 11/01/2007, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập các doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để kinh doanh các dịch vụ sau: dịch
vụ kế toán, kiểm toán và sổ kế toán, dịch vụ thuế, dịch vụ kiến trúc, dịch vụ tư vấn kỹ
thuật, dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ, dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan, dịch
vụ nghiên cứu và phát triển, dịch vụ cho thuê không kèm người điều khiển. Riêng dịch
vụ nghiên cứu thị trường, dịch vụ quản lý, dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý thì
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép thực hiện kể từ ngày
01/01/2009.
Đối với dịch vụ quảng cáo (trừ quảng cáo thuốc lá), nhà đầu tư nước ngoài
được lựa chọn đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thành lập liên
doanh mà không hạn chế phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh kể
từ ngày 01/01/2009.
Đối với dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ, kể từ ngày 11/01/2010, nhà đầu tư
nước ngoài được phép sở hữu đến 51% vốn điều lệ của liên doanh, và kể từ ngày
1.1.


11/01/2012, nhà đầu tư được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài.

Đối với dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật, sau ngày 11/01/2011,
các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập.
Kể từ ngày 11/01/2010 đến trước ngày 11/01/2015, Việt Nam cho phép thành
lập liên doanh để cung cấp dịch vụ liên quan đến sản xuất, trong đó nhà đầu tư nước
ngoài được sở hữu đến 50% vốn điều lệ của liên doanh. Sau ngày 11/01/2015, Việt
Nam cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Đối với dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị (không bao gồm sửa
chữa, bảo dưỡng tàu biển, máy bay, hoặc các phương tiện và thiết bị vận tải khác), từ
ngày 11/01/2010 đến trước ngày 11/01/2012 nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu đến
51% vốn điều lệ của công ty liên doanh và sau ngày 11/01/2012 được phép thành lập
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác
kinh doanh hoặc thành lập liên doanh để cung cấp dịch vụ liên quan đến nông nghiệp,
săn bắn và lâm nghiệp, và với điều kiện tỷ lệ sở hữu của phía nước ngoài không quá
51% vốn điều lệ trong liên doanh.
1.4.

Giải pháp

Sản phẩm hàng hóa của Việt Nam số nhiều chất lượng vẫn còn yếu kém chưa
đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các nước phát triển mạnh như Mỹ. Vì thế cần phải
đẩy mạnh về chất lượng của hàng hóa, chú trọng về chất lượng để đáp ứng nhu cầu. Ví
dụ: sản phẩm nước mắm Phú Quốc có một loại riêng với sản phẩm chất lượng rất tốt
chỉ để xuất khẩu sang nước ngoài với số lượng lớn và giá cả khá cao, dành cho tần lớp
trung lưu. Cần lấy đó làm gương để sản phẩm của nước ta luôn có chỗ đứng trên mọi
thị trường trên thế giới. Phát triển khẩu hiệu Người Việt dùng hàng Việt, kèm theo
quản lý chặt chẽ chất lượng về sản phẩm hàng hóa.
Bên cạnh đó chất lượng về dịch vụ càng cần phải chú trọng hơn. Đi liền với sản
phẩm là dịch vụ, điều đó làm nâng cao sản phẩm và sự tin cậy, hài lòng hơn về dịch vụ
sau khi sử dụng sản phẩm.

2. Dịch vụ thông tin
2.1.
Thực trạng
Thực tế thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân còn chưa đạt được
như quy định của pháp luật. Trên thực tế, việc công bố, công khai thông tin còn chậm
và hình thức, thiếu hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, việc khai thác, tìm kiếm thông


tin từ các cơ quan nhà nước thường bị gây phiền hà. Quyền làm chủ, quyền được
thông tin của người dân có lúc, có nơi bị hạn chế, thậm chí bị vi phạm nghiêm trọng.
Tiếp cận thông tin hiện nay thường qua đường internet và chuyển phát nhanh
đồ. Cách tiếp cận thông tin hiện nay vẫn chưa có được sự sang lọc được hiệu quả và
tốt hơn về chất lượng thông tin, vẫn còn xảy ra tình trạng thông tin truyền đi bị sai lệch
so với sự thật ban đầu, chưa có sự minh bạch.
2.2.
Lộ trình
- Dịch vụ chuyển phát nhanh
Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập liên doanh và sở hữu tối đa 51% vốn
điều lệ của liên doanh kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh. Sau ngày 11/01/2012,
nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tuy
nhiên, Việt Nam cũng bảo lưu một số hoạt động của dịch vụ chuyển phát nhanh có ý
nghĩa thương mại quan trọng đối với doanh nghiệp trong nước, như: chuyển phát
thông tin dưới dạng văn bản có khối lượng dưới 2.000 gram và giá cước gấp 10 lần
cước một bức thư tiêu chuẩn gửi trong nước ở nấc khối lượng đầu tiên và thấp hơn 9
đôla Mỹ khi gửi quốc tế.
- Dịch vụ viễn thông cơ bản
Đến trước ngày 11/01/2010, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép đầu tư trong lĩnh
vực dịch vụ viễn thông cơ bản không có hạ tầng mạng dưới hình thức liên doanh với
các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của
phía nước ngoài không vượt quá 51% vốn điều lệ của liên doanh. Kể từ ngày

11/01/2010, nhà đầu tư ngoài được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên
doanh và sở hữu tối đa 65% vốn điều lệ của liên doanh. Đối với dịch vụ viễn thông cơ
bản có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu tối đa 49% vốn điều lệ
trong liên doanh với nhà khai thác dịch vụ đã được cấp phép tại Việt Nam.
-

Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng

Đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng, Việt Nam cho phép
nhà đầu tư nước ngoài tham gia liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
được cấp phép tại Việt Nam và sở hữu tối đa 51% vốn điều lệ của liên doanh. Sau
ngày 11/01/2010, tỷ lệ sở hữu vốn của phía nước ngoài trong liên doanh tăng thành
65%. Đối với các dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài được sở hữu tối đa 50% vốn điều lệ trong các liên doanh với nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam.
-

Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN)


Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) không có hạ tầng mạng, nhà đầu tư
nước ngoài được tự do lựa chọn đối tác liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp không được
vượt mức 70% vốn điều lệ của liên doanh. Đối với mạng riêng ảo (VPN) có hạ tầng
mạng, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập liên doanh trong đó phần vốn
góp không vượt quá 49% vốn điều lệ của liên doanh. Ngoài ra, Việt Nam cũng cam kết
cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ được kiểm soát dung lượng truyền
dẫn cáp quang biển toàn chủ đối với các tuyến cáp quang biển mà Việt Nam là thành
viên, sau đó cung cấp lại dung lượng truyền dẫn này cho các nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông quốc tế có hạ tầng mạng được cấp phép tại Việt Nam.
-


Dịch vụ nghe nhìn

Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh
doanh hoặc thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam đã được phép cung cấp các dịch
vụ này, và sở hữu phần vốn góp tối đa là 51% vốn điều lệ của liên doanh.
2.3.

Cam kết

Đối với các dịch vụ chuyển phát nhanh, để kết thúc đàm phán gia nhập WTO
với các nước, Việt Nam đã cam kết cho phép thành lập liên doanh 51% vốn đầu tư
nước ngoài ngay khi gia nhập và cho phép thành lập côgn ty 100% vốn nước ngoài
năm năm sau khi gia nhập.
Để tạo điều kiện cho ngành bưu chính Việt Nam phát triển ổn định sau khi tách
khỏi lĩnh vực viễn thông, thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bưu chính công ích,
Việt Nam đã đàm phán bảo lưu được một mảng dịch vụ chuyển phát nhanh dành riêng,
có ý nghĩa thương mại, cho bưu chính Việt Nam kinh doanh. Đó là kinh doanh chuyển
phát thông tin dưới dạng văn bản, kể cả thông tin dưới dạng không đóng gói dán kín,
bao gồm cả thông tin quảng cáo trực tiếp. Hai tiêu chí xác định phạm vi dành riêng là
khối lượng: dưới 2kg và giá cước: gấp 10 lần giá cước một bức thư tiêu chuẩn gửi
trong nước ở nấc khối lượng đầu tiên và thấp hơn 9 đô la Mỹ (USD) khi gửi quốc tế.
Đồng thời, phù hợp với định hướng xây dựng môi trường kinh doanh cạnh
tranh bình đẳng, Việt Nam cũng đã cam kết không phân biệt đối xử giữa các dịch vụ
chuyển phát nhanh và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh, kể cả bưu chính
Việt Nam, đối với các loại hình dịch vụ chuyển phát nhanh đã cho phép cạnh tranh.
2.4.

Giải pháp



Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của
Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong
hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đến năm 2020: 90% các văn bản, tài
liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới
dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử
trong công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ
quan; hầu hết các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên
môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương
tiện; hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử
hành chính của Chính phủ ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người
dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.
3. Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ liên quan
3.1.

Thực trạng

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành Xây dựng năm 2016: “Tăng cường quản lý trật tự
xây dựng và nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm trật tự trên địa bàn tỉnh”, ngay
từ đầu năm, Thanh tra sở đã phối hợp với các địa phương kiểm tra xử lý, đề nghị xử lý
vi phạm và giám sát việc thực hiện của các địa phương trong việc xử lý công trình vi
phạm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, từ tháng 5-2016, Sở Xây dựng đã thống
nhất với các huyện, thành phố thiết lập đường dây nóng về quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn tỉnh và đề nghị các địa phương phổ biến rộng rãi đến từng tổ dân phố,
thôn để mọi người được biết. Trong năm, Thanh tra Sở Xây dựng đã tích cực phối hợp
với các địa phương thực hiện kiểm tra, xử lý việc xây dựng công trình không phép, sai
phép của các tổ chức (theo phân cấp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Sở
Xây dựng) trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đã kiểm tra 45 công trình xây dựng, phát hiện
xử lý vi phạm 3 công trình sai phép.
Tuy nhiên, thực tế rất đáng quan tâm là việc xử lý công trình vi phạm thời gian qua

chưa quyết liệt, chưa triệt để, hầu hết số vụ vi phạm chỉ dừng lại ở hình thức ra quyết
định đình chỉ và quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Việc cấp giấy phép xây dựng
tạm vẫn còn bất cập như các khu vực đã có quy hoạch nhưng không rõ tiến độ triển
khai, việc thực hiện thiếu thống nhất, mỗi địa phương vận dụng một cách khác nhau,
ảnh hưởng đến quyền lợi nhiều hộ dân đã sinh sống ổn định tại các khu vực này. Việc
cấp giấy phép xây dựng nhà ở khu vực nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được phê


duyệt gặp nhiều khó khăn, chủ yếu mới thực hiện được đối với một số hộ dân xây
dựng nhà ở tại các thị trấn, các khu trung tâm hành chính xã...
3.2.

Cam kết

Nhà đầu tư nước ngoài: phải là pháp nhân của một Thành viên WTO hoặc thuộc
quốc gia thành viên ASEAN.
Phạm vi hoạt động của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gồm:
-

Thi công xây dựng nhà cao tầng
Thi công xây dựng các công trình kỹ thuật dân sự
Công tác hoàn thiện lắp đặt
Công tác hoàn thiện công trình nhà cao tầng
Các công tác thi công khác
Pháp luật Việt Nam không quy định Điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư
nước ngoài.
Lộ trình
Kể từ ngày 11/01/2007, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ xây dựng và dịch vụ kỹ thuật có liên
quan, và sẽ được phép thành lập chi nhánh sau ngày 11/01/2010.

3.4.
Giải pháp
Quản lý chặt chẽ các công trình và vốn đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài
hoặc nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để không gây loãng thị trường phát triển
trong nước.
4. Dịch vụ phân phối
4.1. Cam kết
- Khi cam kết tiến hành mở cửa dịch vụ phân phối nói riêng và dịch vụ nói
chung các nước phải tiến hành cam kết theo 4 phương thức cung cấp dịch vụ là :
+ Cam kết toàn bộ: Là cam kết không áp dụng các biện pháp hạn chế mở cửa
thị trường hoặc đối xử quốc gia.
+ Cam kết kèm theo hạn chế : Là cam kết kèm theo 1 số điều kiện về mở cửa
thị trường và đối xử quốc gia.
+ Không/Chưa cam kết : Là trường hợp các nước thành viên có thể áp dụng bất
kì điều kiện nào đối với việc mở cửa thị trường hay đối xử quốc gia.
3.3.


+ Không cam kết vì không có tính khả thi kỹ thuật : Là trường hợp nước thành
viên không đưa ra cam kết đối với 1 số dịch vụ do không thể cung cấp theo 1 số
phương thức.
- Cam kết về mở cửa từng lĩnh vực dịch vụ phân phối theo 4 phương thức:
+ Cung cấp dịch vụ qua biên giới: Phân phối các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá
nhân; Phân phối các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá
nhân hoặc vì mục đích thương mại; Chưa cam kết về tiếp cận thị trường của tất cả các
dịch vụ khác.
+ Tiêu dùng ở nước ngoài: Phương thức này đòi hỏi có sự di chuyển của người
tiêu dùng dịch vụ từ lãnh thổ 1 nước sang lãnh thổ của 1 nước thành viên khác.
+ Hiện diện thương mại: Nhà cung cấp dịch vụ phân phối của 1 nước thành
viên thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh...

+ Hiện diện thể nhân: Thể nhân là cá nhân nhà cung cấp dịch vụ phân phôi của
một thành viên di chuyển sang lãnh thổ của 1 thành viên khác để cung cấp dịch vụ
phân phối

Lộ trình
- Đã tích cực phổ biến các cam kết của Việt Nam trong WTO:
Kể từ khi chính thức làm thành viên thứ 150 của WTO Viêt Nam đã nghiêm túc
thực hiên các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ trong đó có dịch vụ phân phối.
Trong từng ngành cụ thể, các văn bản pháp luật đã có liên quan hầu hết các
bộ,ngành đã sửa đổi để thực thi cam kết trong phạm vi các phân ngành. Nhìn chung,
môi trường kinh tế đã có những cải thiện Việt Nam đã tuân thủ các nguyên tắc cơ bản
của WTO, từ đó góp phần tăng sức hút đầu tư của nước ngoài.
Việc phổ biến nội dung cam kết đã được phổ biến trên diện rộng, tới nhiều đối
tượng, bao gồm các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, từ đó đã nâng cao nhận thức
về cam kết trong từng ngành, từng phân ngành dịch vụ, giúp cho các doanh nghiệp
chuẩn bị tôt hơn trong quá trình Việt Nam thực hiện cam kết.
Bên cạnh những mặt tích cực trên, nhìn chung việc thực thi các cam keetsgia
nhập WTO còn bộc lộ một số hạn chế như: chưa xử lý đầy đủ mối quan hệ giữa cam
kết dịch vụ và khuôn khổ pháp lý hiện hành, giữa cam kết và nhu cầu thực tiễn của nền
kinh tế, nhận thức các cam kết trong một vài lĩnh vực dịch vụ còn chưa đầy đủ.
- Đã từng bước mở cửa 4 phân ngành dịch vụ phân phối.
Trong lĩnh vực bán lẻ, hai năm sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của
WTO, thực hiện từng bước cam kết mở cửa, hàng loạt tập đoàn bán lẻ hùng mạnh các
4.2.


nước trong khu vực và trên thế giới đã để ý đến Việt Nam và có một số tập đoàn đã
đầu tư vào Việt Nam.
Sự xâm nhập của thị trường bán lẻ: năm 2007 tập đoàn Dairy Farm khai trương
hệ thống siêu thị tại HCM, năm 2008 Lotte khai trương tại HCM, có thêm rất nhiều

các siêu thị bán lẻ khác như Bigc, Mertro.....
Theo lộ trình gia nhập WTO mà Việt Nam đã cam kết, từ ngày 1/1/2009 nhà
đầu tư nước ngoài được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài để kinh doanh
trong lĩnh vực phân phối bán lẻ.
4.3. Giải pháp
- Tích cực cải cách hệ thống các chỉ tiêu thống kê đối với ngành dịch vụ phân
phối
- Khẩn trương xây dựng cơ cấu ngành dịch vụ phân phối hợp lý mang tính
chiến lược dài hạn.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối
với hệ thống phân phối.
- Chủ động xây dựng các biện pháp phi thuế quan phù hợp để quản lý dịch vụ
phân phốinước ngoài
5. Dịch vụ giáo dục
5.1.
Cam kết
- Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập các cơ sở đào tạo 100% vốn đầu
tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ giáo dục bậc cao, giáo dục cho người lớn và các
dịch vụ giáo dục khác.
- Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư
nước ngoài hoặc hợp tác kinh doanh đối với các bậc giáo dục từ mầm non đến giáo
dục phổ thông nhưng chỉ để dạy cho người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt
Nam.
- Riêng đối với giáo dục trung học phổ thông dành cho người nước ngoài và cả
người Việt Nam, hiện nay được thí điểm thành lập các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư
nước ngoài theo hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh.
5.2.
Thực trạng
- Đã có rất nhiều trường dại học nước ngoài liên kết với Việt Nam kể từ sau khi

Việt Nam gia nhập WTO: Học viện tài chính – Đại học Greenwich, Đại học thương
mại - Đại học dân tộc Quảng Tây.
- Những kinh nghiệm về quản lý và tạo điều kiện cho một thị trường dịch vụ
giáo dục phát triển đúng hướng ở nước ta còn thiếu và yếu, do vậy cần tiến hành xem


xét, bổ sung các văn bản pháp quy hiện hành, kể cả Luật Giáo dục sửa đổi, đồng thời
ban hành những văn bản pháp quy mới để hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời giúp cho thị
trường dịch vụ giáo dục ở nước ta thích hợp với những điều khoản trong khuôn khổ
của WTO - GATS mà lại phát triển lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nền giáo dục nước ta sẽ thể hiện ở tính cạnh tranh thị trường, là gia tăng tính
không công bằng trong giáo dục, không ngoại trừ xuất hiện hiện tượng “chảy máu chất
xám”... những điều này cần được đặt ra cho các quyết sách giáo dục ở tầm vĩ mô.
- Ngành giáo dục mà trước hết là các nhà quản lý giáo dục có chịu “chấp nhận”
để hướng dẫn, để quản lý và đưa thị trường này phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, hay vẫn giữ tư duy cũ: mặc cảm, khó chịu, phê phán, bài xích và kết quả chắc
chắn sẽ dẫn đến một thị trường tự do dịch vụ giáo dục phát triển không lành mạnh với
tiêu cực vì thiếu bàn tay của người quản lý.
5.3. Giải pháp:
- Tăng cường quản lý, giám sát mọi hoạt động trong giáo dục.
- Có kế hoạch rút ngắn khoảng cách quy mô và chất lượng giáo dục - đào tạo
giữa miền núi, vùng khó khăn, xa xôi hẻo lánh với giáo dục tại các thành thị ở nước ta.
- Cần làm mới tất cả các văn bản về hợp tác giáo dục với nước ngoài sao cho
phù hợp với tình hình nước ta và những yêu cầu của WTO để sớm trình Đảng và
Chính phủ ban hành.
6. Dịch vụ môi trường
6.1.
Tiến trình
Nhà đầu tư nước ngoài được cấp phép thành lập liên doanh để kinh doanh các
dịch vụ môi trường sau: Dịch vụ xử lý nước thải; Dịch vụ xử lý rác thải; Dịch vụ làm

sạch khí thải; Dịch vụ xử lý tiếng ồn; Dịch vụ đánh giá tác động môi trường. Trong đó
phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% vốn điều lệ của liên
doanh. Kể từ ngày 11/01/2011, được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài để kinh doanh dịch vụ môi trường nêu trên.
Việt Nam bảo lưu cam kết này đối với các dịch vụ được cung cấp để thực thi
quyền hạn của Chính phủ như được quy định tại Điều I: 3(c) của GATS.
6.2.
Thực trạng
- Sử dụng các tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh an toàn, dán nhãn sinh thái như
rào cản bảo hộ sản phẩm sản xuất trong nước, chống lại các sản phẩm và công nghệ
nhập khẩu với lý do các sản phẩm và công nghệ này không đáp ứng các quy định về
bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm của nước sở tại.
6.3. Giải pháp


- Ban hành các quy định về cấm nhập khẩu các sản phẩm đã bị cấm ở thị trường
nước ngoài, các quy định về nhãn hàng hoá thân thiện môi trường (nhãn sinh thái –
ecolabel), các quy định cụ thể về thuế và phí môi trường và các quy định về cơ sở
khoa học áp dụng các biện pháp “hàng rào xanh” phù hợp với quy định của WTO.
- Tích cực, chủ động tham gia vòng đàm phán Doha, mạnh dạn sử dụng cơ chế
giải quyết tranh chấp của các công ước quốc tế về môi trường hoặc các hiệp định môi
trường đa phương và của WTO để giải quyết một cách bình đẳng các tranh chấp
thương mại quốc tế.
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các công ước môi trường mà Việt Nam đã ký
kết tham gia với các hiệp định thương mại đa phương của WTO. Nghiên cứu kỹ và có
giải pháp chính sách đồng bộ về quản lý thương mại các hàng hoá và dịch vụ liên quan
đến môi trường.
- Chuẩn bị tốt nguồn lực để vượt qua các hàng rào kỹ thuật về bảo vệ môi
trường. Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn có tính
đến các quy định về môi trường của quy trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, coi đáp

ứng các tiêu chuẩn môi trường là một bộ phận cấu thành trong hạch toán chi phí sản
xuất kinh doanh
7. Dịch vụ tài chính
7.1.
Cam kết
Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm
Theo nội dung cam kết, các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước
ngoài được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc từ ngày 01/01/2008, trong
đó, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điệu kiện về thời gian hoạt động hợp pháp
ở nước sở tại (ít nhất 10 năm) và tổng tài sản tối thiểu (tương đương 2 tỷ đô la Mỹ).
Sau ngày 11/01/2012, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được thiết lập các chi nhánh
bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.
- Dịch vụ chứng khoán
Nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài được thành lập văn phòng đại
diện hoặc sở hữu đến 49% vốn điều lệ của các công ty chứng khoán liên doanh tại Việt
Nam, sau ngày 11/01/2012, được phép thành lập các công ty 100% vốn nước ngoài
hoặc chi nhánh. Chi nhánh của công ty chứng khoán nước ngoài chỉ được cung cấp
một số các dịch vụ như: dịch vụ quản lý tài sản, quản lý quỹ đầu tư, lưu ký, thanh toán
bù trừ, cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, tư vấn và các hoạt động môi giới
và phụ trợ khác liên quan đến chứng khoán…
- Dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác


Các ngân hàng thương mại nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100%
vốn nước ngoài hoặc chi nhánh tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện về tổng mức
tài sản tối thiểu. Từ ngày 01/01/2011, chi nhánh của ngân hàng nước ngoài được phép
nhận tiền gửi Việt Nam đồng ở mức tương tự các ngân hàng trong nước nhưng không
được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của chi nhánh. Nhà đầu tư nước
ngoài được mua cổ phần của các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam hay các
ngân hàng quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hóa, tuy nhiên tổng số cổ phần do

phía nước ngoài sở hữu không quá 30% vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại
trong nước.
7.2.
Thực trạng
Hiện tại có rất nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ nổi tiếng và có uy tín trên thị
trường quốc tế có mặt tại Việt Nam, ví dụ: Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân
Thọ Prudential Việt Nam (Prudential), Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân Thọ Daichi
Việt Nam, Cônng ty TNHH Bảo hiểm Nhân Thọ AIA (Việt Nam), Công ty TNHH Bảo
hiểm Nhân Thọ Việt Nam Chubb,…
Bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều công ty chứng khoán nước ngaoif tại Việt
Nam như: Cty CP Chứng khoán Maybank Kim Eng, Công ty Vietnam Holding Asset
Management Co., Ltd; Công ty Woori Investment & Securities Co.,Ltd; Công ty
VietNam Asset Management Co., Ltd;…
Các công ty nước ngoài thường lợi dụng khe hở về pháp luật để trục lợi về thuế,
bên cạnh đó thì cũng gây sự kiểm soát nhất định đến nền tài chính nước ta.
Cùng với đó thì sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng
tăng theo thười gian: HSBC Việt Nam, ANZ Bank, CitiBank Việt Nam, Shinhan Bank
Việt Nam, Hong Leong Bank Vietnam Limited, Standard Chartered Bank (Vietnam)
Limited,…
7.3.
Giải pháp
Tăng cường sự quản lý của cơ quan nhà nước đối với các công ty tài chính nước
ngoài, xem xét và tăng cường các bộ luật về thuế
Tăng cường chất lượng dịch vụ của các ngân hàng trong nước, áp dụng khoa
học kỹ thuật vào quản lý ngân hàng
Đào tạo cán bộ nhân viên ngành tài chính có trình độ cao để quản lý cũng như
vận hành các dịch vụ tài chính tốt hơn

8. Dịch vụ dụ lịch và các dịch vụ liên quan
Cam kết

Theo nội dung cam kết, đối với dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch,
các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với

8.1.


đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế tỷ lệ vốn góp. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài chỉ được phép cung ứng dịch vụ đưa khách từ nước ngoài vào Việt Nam và
lữ hành nội địa đối với khách do công ty đưa vào du lịch Việt Nam. Đến trước ngày
11/01/2015, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nhà hàng cần phải tiến hành song song
với đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn (tuy nhiên việc đầu tư
trong lĩnh vực khách sạn thì không buộc phải gắn với nhà hàng).
8.2.
Các vấn đề còn tồn tại
Xảy ra vấn đề khách du lịch thuê hướng dẫn viên nước ngoài chứ không phải là
người bản xứ xảy ra tại nhiều nơi.
Số lượng khách du lịch quay trở lại lần thứ 2 còn ít, sản phẩm du lịch tuy đã
được cải tiến nhưng còn đơn điệu, chưa phong phú, lượng khách du lịch thất thường,
không đống đều.
Ở một số điểm tham quan, vệ sinh môi trường chưa tốt, còn tình trạng níu kéo
khách để bán hương, bán hàng lưu niệm, thậm chí xin tiền, gây phiền nhiễu, làm cho
khách mất hứng thú…
Đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngành tuy đã trưởng thành về nhiều mặt, song
vẫn còn nhiều bất cập với tình hình, nhất là trong điều kiện liên kết khu vực, liên kết
quốc tế không ngừng mở rộng và trước sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ
thông tin trong điều kiện khu vực hóa, toàn cầu hóa không ngừng gia tăng đòi hỏi
ngành phải mở rộng nhanh quan hệ và người làm du lịch không những chỉ có trình độ
chuyên môn tốt, thái độ lịch thiệp mà còn phải biết ngoại ngữ khá.
8.3.
Giải pháp

- Tăng cường công tác quản lý đối với các tour du lịch nước ngoài, xử lý nghiêm các
trường hợp chèo kéo khách du lịch.
- Có biện pháp thích đáng xử lý hành vi thuê hướng dẫn viên không phải người bản xứ.
- Tổ chức các kháo huấn luyện du lịch cho hướng dẫn viên để tăng khả năng xử lý tình
huống, tạo ấn tượng đẹp trong mắt khách du lịch nước ngoài.
9. Dịch vụ y tế
9.1.
Cam kết
Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ thông qua thành lập
bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thông
qua hợp đồng hợp tác kinh doanh. Nội dung Biểu Cam kết cũng yêu cầu vốn đầu tư tối
thiểu cho một bệnh viện là 20 triệu Đô la Mỹ, cho bệnh xá đa khoa là 2 triệu Đô la Mỹ
và cho các cơ sở điều trị chuyên khoa là 200 nghìn Đô la Mỹ.
9.2.
Thực trạng


Hiện tại đã có một số bệnh viện có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
như: Bệnh Viện Quốc Tế Columbia Asia Bình Dương; Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Agafe vốn 100% của Hàn Quốc; bệnh viện đa khoa Shink Mark;…
Các bệnh viện được thành lập bởi các công ty nước ngoài này có vốn đầu tư
lớn, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ người nước ngoài lớn mà người Việt Nam
lại chuộng hàng ngoại nên trong tương lai đây sẽ là một đối thủ đáng gờm với các
bệnh viện công lập. Bên cạnh đó thì cũng có rất nhiều phòng khám của bác sĩ nước
ngoài tại Việt Nam.
Tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến trung ương hiện nay cũng là một vấn đề
hóc búa, có những phòng bệnh cấp cứu mà bệnh nhân phải nằng ngoài hành lang, thậm
chí không có chỗ để nằm.
9.3.
Giải pháp
Nhà nước đã ra nhiều quyết định để nâng cấp trang thiết bị cũng như chất lượng

của các bệnh viện tuyến trung ương cũng như tại tuyến tỉnh. Bên cạnh đó cũng có một
số giải pháp như thành lập bệnh viện tại các thành phố vệ tinh, vấn đề thái độ của y
bác sĩ cũng được cải thiện so với nhiều năm về trước.
10. Dịch vụ vận tải
10.1.

Cam kết
- Dịch vụ vận tải biển:

Theo đó, kể từ ngày 11/01/2009, các công ty vận tải biển nước ngoài được phép
thành lập công ty liên doanh để khai thác đội tàu mang quốc tịch Việt Nam, và sở hữu
đến 49% tổng vốn điều lệ của liên doanh. Kể từ ngày 11/01/2012, các công ty vận tải
biển nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để
cung cấp các dịch vụ vận tải biển có liên quan tới hàng hóa do các công ty vận tải
nước ngoài vận chuyển.
- Dịch vụ vận tải hàng không:
Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài để cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay sau ngày 11/01/2012,
trước đó chỉ được liên doanh không quá 51%. Việc cung cấp dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng
máy tính phải sử dụng mạng viễn thông công cộng dưới sự quản lý của các cơ quan
hữu quan Việt Nam. Ngoài ra, các hãng hàng không nước ngoài được phép cung cấp


dịch vụ tiếp thị và bán sản phẩm hàng không thông qua văn phòng bán vé của mình
hoặc đại lý tại Việt Nam.
-

Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa và dịch vụ vận tải đường sắt

Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép tham gia thành lập liên doanh và

sở hữu không quá 49% tổng vốn điều lệ của liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải đường
thủy nội địa và dịch vụ vận tải đường sắt tại Việt Nam.
-

Dịch vụ vận tải đường bộ

Xuất phát từ thực tế là thị trường vận tải đường bộ nội địa còn phát triển nhỏ lẻ,
do đó, các cam kết của Việt Nam đối với dịch vụ này còn khá hẹp và còn bảo hộ lâu
dài. Theo Biểu Cam kết, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép sở hữu đến 49%
vốn điều lệ của liên doanh, và tùy theo nhu cầu thị trường, tỷ lệ được xem xét để tăng
đến mức 51% sau ngày 11/01/2010.
Các vấn đề còn tồn tại và giải pháp
Dịch vụ vận tải biển
Đội ngũ sĩ quan thuyền viên còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Tình
trạng chuyển nghề, bỏ nghề là đáng lo ngại.
Khó khăn trong ngành vận tải biển, tình trạng dư thừa công suất vận tải so với
nhu cầu buộc các hãng tàu quay trở lại cơ cấu đội tàu của mình, cắt giảm chi phí, tìm
cách giữ thị phần vận tải thay vì tiếp tục phát triển đóng mới tàu.
Đối với Việt Nam, tổng kết giai đoạn từ 2000 đến 2011, số lượng đội tàu phát
triển nóng một cách khác thường. Tổng trọng tải đội tàu Việt Nam 2011 so với 2000 đã
tăng 2.152%, gấp 10 lần mức tăng bình quân của các quốc gia trong khu vực
(Philippines, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia và một số quốc gia khác).
Với bối cảnh chung toàn cầu, việc phát triển đóng mới tàu của đội tàu biển Việt
Nam cũng được xem là không khả thi đến năm 2020.
=> Giảm chi phí nhiên liệu, giảm chi phí bốc dỡ, giảm thuế thuyền viên, quy
hoạch khoa học các cảng biển, đầu tư đóng tàu lớn vươn khơi,…
- Dịch vụ vận tải hàng không

10.2.


Hiện tượng delay, chuyển chuyễn bay vẫn còn tồn tại, vấn đề về kho nguyên
liệu cũng là một bài toán, các sân bay thường xảy ra hiện tượng quá tải, máy bay
không tiếp đất được,…


=> Quy hoạch khoa học vị trí sân bay, sắp xếp giờ bay hợp lý, đầu tư phát triển xây
dựng sân bay tại các thành phố vệ tinh
- Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa và dịch vụ vận tải đường sắt
Hầu hết sông, kênh đều đươc chúng ta khai thác trong tự nhiên, chưa có quy
hoạch cụ thể. Hệ thống bến cảng, cơ sở vật chất còn phân tán, yếu kém.
Mặc dù các phương tiện vận tải đường thủy nội địa có sự tham gia của tư nhân
nhưng do nguồn tài chính còn hạn chế nên việc đầu tư còn manh mún, không đồng bộ.
Hệ thống báo hiệu giao thông đường thủy chưa đày đủ gây khó khăn cho hoạt
động giao thông vận tải và công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
=> Phát triển vận tải đường thủy nội địa theo hướng hiện đại hóa với chất lượng
ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng
lượng; Xây dựng chiến lược, phát triển mạng lưới vận tải hàng hải và cơ sở hạ tầng
liên quan; Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội
địa
- Vận tải đường sắt
Hầu hết tàu hàng trong nước hiện nay đều cũ kỹ, lạc hậu, pha tạp nhiều chủng
loại, có nguy cơ mất an toàn.
Còn diễn ra hiện tượng quá tải các dịp lễ tết,…
=> Chủ động lên kế hoạch , biện pháp tổ chức phục vụ các đơt cao điểm: Tết,
hè, các ngay lễ….; Tổ chức nhiều hoạt động tiếp thị, quảng cáo, thu hút khách hàng,
chủ hàng, tổ chức nhiều hoạt động nâng cao chất lượng Tu sửa, sửa chữa và nâng cấp
tàu, chủ động
- Dịch vụ vận tải đường bộ
Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chở quá tải diễn ra phổ biến. Hiện
tượng “xe dù”, “bến cóc”, “cơm tù”, đón trả khách không đúng nơi quy định, tranh

giành khách, bán khách,… vẫn tồn tại.
Công tác quản lý nhà nước về vận tải tuy không ngừng được hoàn thiện và đã
đạt được những kết quả nhất định nhưng chưa thật sự được đổi mới, chưa theo kịp với
sự phát triển và những diễn biến của hoạt động vận tải; công tác quản lý của các đơn vị
vận tải còn nhiều yếu kém.
Tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do xe ô tô gây ra
chiếm tỷ trọng lớn và có chiều hướng gia tăng.
=> Thực hiện nghiêm các điều luật về an toàn đường bộ về chở quá tải, an toàn
giao thông, quy hoạch hợp lý đường cao tốc, nâng cao chất lượng hạ tầng đường bộ,
đặt trạm thu phí hợp lý,…


11. Dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao

Cam kết
Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh
doanh hoặc thành lập liên doanh với các đối tác Việt Nam đã được cấp phép để kinh
doanh trò chơi điện tử. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt
quá 49% vốn điều lệ. Đối với dịch vụ giải trí, bao gồm: nhà hát, nhạc sống và xiếc chỉ
cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đến 49% vốn điều lệ trong các liên doanh sau
ngày 11/01/2012.
11.2. Thực trạng
Nhiều giải pháp chưa được thực hiện triệt để, hiệu quả; yếu tố văn hóa trong
xây dựng văn hóa chưa được đề cao để xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển
kinh tế-xã hội ở địa phương.
Xây dựng cơ quan văn hóa hiệu quả còn thấp. Tình trạng suy thoái về đạo đức
lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân dân vẫn diễn ra nghiêm trọng.
Năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về văn hóa có lúc còn lúng túng, bị động
trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Quản lý thị trường văn hóa chưa đạt hiệu
quả như mong muốn. Việc xây dựng luật, các chính sách về văn hóa triển khai chậm,

hạn chế về tính thực tiễn.
11.3. Giải pháp
- Đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa của dân
tộc; phát huy tính thống nhất trong đa dạng, bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam. Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng tạo văn học nghệ thuật,
sáng tác những tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu phản ánh sức sáng tạo của nền
văn hóa mới.
- Nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động, sáng tạo văn hóa của nhân dân;
từng bước thu hẹp sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật giữa thành thị và
nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa.
- Tăng cường đầu tư của Nhà nước, nâng cao tỷ lệ ngân sách cho văn hóa, đẩy
mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn
hóa; coi đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững.
Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, chú trọng các công trình
văn hóa lớn, tiêu biểu; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các thiết chế văn hóa
cơ sở.
11.1.


B/ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA THEO LỘ TRÌNH CAM KẾT WTO

1.

Mở cửa thị trường nông sản

1.1.

Cam kết về thuế quan và phi thuế quan


Việt nam đã đưa ra cam kết về mức thuế nhập khẩu tối đa được phép áp dụng
(gọi là mức cam kết) đối với 100% số thuế hàng nông sản.
Thuế quan hóa là việc chuyển các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế quan.
(ví dụ hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu…) thành thuế quan. Đây là nguyên
tắc quan trọng trong WTO bởi thuế quan là biện pháp minh bạch, ổn định và đẽ dự
đoán hơn nhiều so với các biện pháp phi thuế quan.
Theo quy định của WTO, hầu hết các biện pháp phi thuế quan đối với hàng phi
nông nghiệp bị buộc phải chấm dứt.
Tuy nhiên đối với hàng nông sản, các biện pháp phi thuế mà các nước thành
viên WTO trước đó đang áp dụng vẫn được thừa nhận nhưng bị buộc phải quy đổi
thành một giá trị cụ thể(tiền) và chuyển hóa thành thuế suất bổ sung vào mức thuế
quan đang áp dụng vào mức thuế quan đang áp dụng; sau đó mỗi nước thành viên phải
đàm phán và cam kết thuế ở một mức nhất định và đảm bảo rằng trong tương lai
không được tăng thuế cao hơn mức cam kết đó. Trường hợp muốn tăng thuế cao hơn
mức cam kết thì trước đó phải đàm phán lại thông thường phải “đền bù”cho các nước
liên quan do việc tăng thuế này
Đối với doanh nghiệp, thuế quan hóa mặc dù có thể làm tăng thuế nhập khẩu sẽ
thuận lợi và minh bạch hơn rất nhiều về thủ tục so với trước. Hơn nữa, doanh nghiệp
có thể tiết kiệm được những khoản phí bổ sung hoặc chi pí không chính thức (vốn rất
phổ biến khi các biện pháp phi thuế được áp dụng).
Hiện tại chỉ có rất ít biện pháp phi thuế được phép áp dụng ở các các nước
thành viên WTO với những điều kiện cụ thể, do đó nếu bị áp dụng biện pháp phi thuế,
doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ quy định để có thể khiếu nại khiếu kiện tại nước nhập
khẩu hoặc thông qua chính phủa khiếu kiện tại WTO để bảo vệ lới ích chính đang của
mình.Một số biện pháp phi thuế:
+ Quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm: Căn phòng SPS được thành
lập, hình thành mạng lưới SPS, quy chế, kế hoạch hành động SPS, hoạt động theo quy
ddingj hiện hành.
+ Quản lý chuyên ngành: giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc và nguyên liệu
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc và nguyên liệu thuốc thú y, động thực vật quý hiếm,…

Đàm phán với 24 nước về nông sản:
+ Cả nước: 23% ( từ 17,4% xuống 13,4%)


+ Nông nghiệp: 10,6% ( thuế ngoài hạn ngạch) và 20% so với mức MFN hiện hành(từ
23,5% xuống còn xấp xỉ 21% (mức thuế trong hạn ngạch)
+ Thời gian cắt giảm: Việt Nam cam kết cắt giảm dần các loại thuế nhập khẩu đối với
nông sản trong thời gian từ 3-5 năm kể từ ngày gia nhập WTO (11/1/2007). Tức là
việc cắt giảm sẽ phải hoàn thành vào 2009-2012 tùy theo sản phẩm. Mức giảm thuế sẽ
được chia đều cho mỗi năm trong lộ trình cắt giảm
+ Tổng số dòng cam kết: trên 1100 dòng nông sản(100%)
+ Giảm thuế 500 dòng( 42%), thịt, rau quả, nông sản chế biến
+ Không thay đổi: 535 dòng (45%) : Gia súc sống, cây, con giống, nông sản thô như
gạo, ngô, lạc, sắn, hồ tiêu, điều…
+ Tăng thuế: 150 dòng(13%): Thuế ngoài hạn ngạch
+ Các sản phẩm chế biến (MFN 40-50%) bị giảm nhiều hơn so với nông sản thô
+ Nhóm giảm nhiều: Thịt lợn, thịt bò, sữa, rau quả ôn đới, quả có múi; nông sản và
thực phẩm chế biến
+ Nhóm giảm ít: gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều.
1.2.
Cam kết về trợ cấp xuất khẩu
Bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản khi gia nhập
Bảo lưu quyền được hưởng các ưu đãi đặc biệt và khác biệt (S&D) dành cho
các nước đang phát triển trong lĩnh vực này (được trợ cấp giảm chi phí tiếp thị và trợ
caaso cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu)
Theo Hiệp định Nông nghiệp, trợ cấp trong nước đối với nông nghiệp được chia
làm 03 nhóm với các cơ chế áp dụng khác nhau. Là thành viên WTO, Việt Nam sẽ
phải tuân thủ các cơ chế này.
Về cơ bản các loại trợ cấp này đều được phép thực hiện, nhưng theo các điều
kiện và giới hạn cụ thể.


Bảng 1.1: Tóm tắt về các loại trợ cấp nội địa trong nông nghiệp
Loại trợ cấp
Tính chất- nội dung
Trợ cấp “ hộp Phải là các trợ cấp:
xanh lá cây” - Hầu như là không có tác động
bóp méo thương mại
- Không phải là hình thức trợ
giá
Trợ cấp “hộp Hỗ trợ trực tiếp trong khuôn

Cơ chế áp dụng
Được phép áp dụng không hạn chế

Đây là các hình thức trợ cấp mà các


xanh lơ”

khổ các chương trình hạn chế
sản xuất

Trợ cấp hộp
hổ phách

Nhóm trợ cấp
trong chương
trình “hỗ trợ
phát triển sản
xuất”


nước phát triển đã áp dụng. Và
dường như chỉ những nước này
được phép áp dụng nhưng có điều
kiện.
Các loại trợ cấp nội địa không
Được phép áp dụng trong mức nhất
thuộc hộp xanh lá cây và xanh định gọi là “ mức tối thiểu”. Phái

cam kết cắt giảm cho phần vượt trên
mức tối thiểu
Ví dụ: - Trợ cấp đầu tư;
Đây là sự ưu đãi đặc biệt và khác
- Hỗ trợ “đầu vào” cho sản xuất biệt dành cho các nước đang phát
nông nghiệp cho nông dân
triển. Chỉ có các nước đang phát
nghèo hoặc các vùng khó khăn; triển mới được quyền áp dụng biện
hoặc
pháp này mà không bị cấm
Nguồn: Trung tâm WTO

1.3.

Thực trạng

- Về cơ bản Việt Nam đã hoàn tất cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu nông sản
- Vấn đề còn tồn tại: Khi giảm thuế nhập khẩu thì hàng hóa nước ta sẽ phải
cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hóa nông sản từ các nước khác cả về chất lượng và giá
cả; Tài nguyên đất và nước trở nên khan hiếm hơn; Dịch bệnh, đầu tư nông nghiệp
thấp; Liên kết giữa các ngành hay trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng rất kém; Nhân

lực ít được đào tạo, năng suất thấp;…

1.4. Một số giải pháp đề xuất
- Hiện đại hóa và thương mại hóa nông nghiệp và phương châm cụ thể là nông
nghiệp phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực, có năng suất cao hơn để gặt hái được
thành công nhiều hơn, có giá trị gia tăng cao.
- Chuyển sang thực hành sản xuất nông nghiệp tri thức, có hiệu quả kinh tế theo
quy mô và theo chuỗi giá trị, cách thức sản xuất nông nghiệp phải thay đổi rất lớn.
- Vai trò và điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp, các ngân hàng cũng rất
cần Nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh tốt hơn để khuyến khích doanh nghiệp
tham gia cũng như giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất.
Bảng 1.2. Một số ví dụ về biểu cam kết thuế nông nghiệp
Mã hàng

0201
0201

10

00

Mô tả hàng TS cam kết
hóa
cắt giảm
tại
thời
điểm gia
nhập (%)
Thịt trâu, bò
tươi

hoặc
ướp lạnh
Thịt cả con

TS
cam
kết cắt
giảm
(%)

Thời
hạn
thực
hiện
(năm)

Quyền đàm Phụ
phán
ban thu
đầu
nhập
khẩu
(%)


001

20

00


0201

30

00

hoặc
nửa 35
con không
đầu
Thịt pha có 20
xương khác

Thịt
không
xương

30

2012

lọc
20

14

2012

Newzeland


0

New
Zealand
Hoa Kỳ

0

Achentina,
Australia ,
0
NewZealand
Hoa Kỳ
Nguồn: Trung tâm WTO

2. Mở cửa thị trường phi nông sản
2.1. Chỉ dùng thuế nhập khẩu để làm công cụ bảo hộ duy nhất
- Bảo hộ hàng hóa trong nước bằng thuế là một công cụ cần thiết cho Việt Nam,
nhất là trong giai đoạn hiện tại, bởi các lý do sau:
+ Doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên sân nhà với
các công ty đa quốc gia hùng mạnh nếu không có sự hỗ trợ của một hàng rào thuế
quan trong nước. Hơn nữa, cần có một lộ trình giảm thuế nhập khẩu từ từ đủ để doanh
nghiệp trong nước có thể làm quen với “sóng to” trước khi ra “biển lớn”.
+ Hiện nay, các rào cản kỹ thuật (rào cản phi thuế quan) của Việt Nam chưa
được xây dựng đầy đủ trong khi ngân sách Việt Nam chưa đủ sức tiến hành những
chương trình hỗ trợ cho các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp thì việc duy trì rào cản thuế
quan là một nhu cầu cần thiết.
- Để xây dựng lộ trình giảm thuế hợp lý, đối với các cơ quan hoạch định chính
sách, cần tỉnh táo và mềm dẻo hơn khi ban hành chính sách thuế, và trước hết, chính

sách thuế đó phải đứng từ góc nhìn có lợi cho doanh nghiệp trong nước.
2.2. Ràng buộc tất cả các dòng thuế
2.2.1. Cam kết:
- Số dòng thuế có cam kết : toàn bộ Biểu thuế (10.600 dòng);
- Mức giảm thuế bình quân toàn Biểu thuế : khoảng 23% (từ mức là 17,4% năm
2006 xuống còn 13,4%, thực hiện dần trong vòng 5-7 năm);
- Số dòng thuế cam kết giảm : khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng
của Biểu thuế); nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may,
cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử, phụ
phẩm;


- Số dòng thuế giữ ở mức thuế hiện hành (cam kết không tăng thêm): khoảng
3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế);
- Số dòng thuế ràng buộc theo mức thuế trần (cao hơn mức thuế suất hiện hành
với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm
hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải.
- Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm
thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế bao gồm: dệt
may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện – điện
tử.
- Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập
là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình
quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16,6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23,9%.

Bảng 2.1. Mức thuế cam kết bình quân theo một số nhóm hàng phi nông sản chính
Nhóm mặt hàng

Thuế suất Thuế suất cam kết Thuế suất cam kết cắt
MFN 2006 tại thời điểm gia giảm cuối lộ trình

(%)
nhập WTO (%)
thực hiện (%)

Cá, sản phẩm cá

29,3

29,1

18,0

Dầu khí

3,6

36,8

36,6

Gỗ, giấy

15,6

14,6

10,5

Dệt may


37,3

13,7

13,7

Da, cao su

18,6

19,1

14,6

Kim loại

8,1

14,8

11,4

Hóa chất

7,1

11,1

6,9


Thiết bị vận tải

35,3

46,9

37,4

Máy móc thiết bị cơ khí

71

9,2

7,3


-

Máy móc thiết bị điện

12,4

13,9

9,5

Khoáng sản

14,4


16,1

14,1

Hàng chế tạo khác

14

12,9

10,2
Nguồn: Trung tâm WTO

2.2.2. Thực trạng
Về các sản phẩm công nghệ thông tin ITA: đa số các mặt hàng này của nước ta
có mức thuế suất là 0% hoặc ở mức thấp 5-10%. Việc cắt giảm thuế xuống 0% thực tế
chỉ thực hiện với khoảng một nửa số dòng thuế thuộc diện ITA. Cắc mặt hàng sẽ phải
cắt giảm xuống 0% gồm:
Thủy tin để sản xuất chất bán dẫn
Băng, đĩa, bộ nhớ, ổ lưu dữ liệu các loại
Máy tính, linh kiện và các thiết bị phụ trợ máy tính, màn hình, máy chiếu
Điện thoại các loại, máy FAX< thiết bị viễn thông, cáp viễn thông
Thiết bị âm thanh dùng trong viễn thông: micro, loa
Về dệt may, Thực tế ta phải đa phương hóa mức thuế hiện nay đang áp dụng
cho hàng dệt may của Mỹ, EU, Úc thueo các mức thuế: sợi 5%, vải 12%, quần áo
20%.
Về thiết bị y tế: cũng như trường hợp ITA, đa số các mặt hàng thuộc nhóm này
đã có thuế suất thấp. Riêng chỉ có các thiết bị, dụng cụ ( ghế, tủ…) dùng trong y khoa
là sẽ phải cắt giảm từ mức 20- 30% xuống 0%

Riêng việc cắt giảm thuế trong WTO được thực hiện theo lộ trình 12 năm (từ
11/1/2007 đến 11/1/2019), theo đó thuế suất tính theo giá trị trung bình tại thời điểm
gia nhập WTO là 17,5% và phải giảm xuống còn 11,4% vào năm 2019, thì đến đến
năm 2011 mức thuế bình quân giản đơn của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đã xuống còn
10,47%. Tiếp đó, năm 2012 Việt Nam cắt giảm thêm 945 mặt hàng theo lộ trình cam
kết WTO.
Đến năm 2013, mức thuế suất bình quân của cả biểu thuế chỉ còn khoảng
10,32%. Như vậy, ngoài một số ít các mặt hàng nhạy cảm như ô tô có lộ trình đến năm
2019, về cơ bản hiện nay Việt Nam đã hoàn thành lộ trình cắt giảm theo WTO.
2.2.3. Giải pháp
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu.Cụ thể là:
+ Tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành luật thuế xuất
khẩu, nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn khác


+ Hệ thống hóa pháp luật theo lĩnh vực thuế xuất khẩu, nhập khẩu; phân tích, so
sánh đối chiếu với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, loại bỏ những văn
bản đã hết hiệu lực, bãi bỏ các văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý điều hành công tác thuế nhập khẩu.
Cụ thể là:
+ Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ quản lý nhà nước, trình độ chuyên
môn bằng cách: cập nhật kiến thức pháp luật, hiểu đúng và đầy đủ hệ thống các văn
bản quy phạm có liên quan, nắm vững các thông lệ thương mại quốc tế...đặc biệt là
cam kết của Việt Nam về thuế xuất nhập khẩu
+ Chú trọng khâu tuyển dụng đối với đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực
quản lý, điều hành thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thu hút được những cán
bộ có trình độ chuyên môn, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt;
+ Tập trung đầu tư hệ thống trang thiết bị, phương tiện làm việc đáp ứng được
với nhu cầu giải quyết công việc, đảm bảo việc cập nhật thông tin, kiến thức, tin học

hóa công tác quản lý nhà nước...
+ Hình thành cơ quan đầu mối giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc nhận
diện và áp dụng các biện pháp tự vệ trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
- Nâng cao ý thức pháp luật cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập
khẩu. Cụ thể là:
+ Tăng cường thông tin cho doanh nghiệp về chính sách, pháp luật, đặc biệt
trong các lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, lộ trình cắt giảm thuế quan theo các
cam kết quốc tế của Việt Nam.
+ Tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu đi kèm với các biện pháp xử lý nghiêm khắc và kịp thời các hành vi vi phạm
pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu.
2.3. Tham gia các hiệp định tự do hóa theo ngành:
2.3.1 Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về ngành dệt may
2.3.1.1 Cam kết
Bảng 2.2. Cam kết của Việt Nam trong WTO về cắt giảm thuế nhập khẩu đối với hàng
dệt may nhập khẩu


×