Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

nền kinh tế của một số nước đang phát triển ở châu mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.91 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA KINH TẾ


BÀI TIỂU LUẬN:

NỀN KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG
PHÁT TRIỂN Ở CHÂU MỸ
GIẢNG VIÊN: TRẦN MINH TRÍ

TP.Hồ Chí Minh – Ngày Tháng Năm


Mục Lục
:…………………………………29

Mục Lục Bảng Biểu


Phần mở đầu
Giới thiệu Châu Mỹ


Vị trí địa lý (71°57' Bắc - 53°54' Nam)
Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.
Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
Phía Tây giáp Thái Bình Dương.
Phía Đông giáp Đại Tây Dương.








Diện tích: Châu Mỹ rộng hơn 42 triệu km2, đứng thứ hai trên thế giới. So với các
châu lục khác, châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hơn cả, từ vùng cực Bắc đến
tận vùng cận cực Nam. Nơi hẹp nhất của châu Mỹ là eo đất Panama rộng không
đến 50 km. Kênh đào Panama đã cắt qua eo đất này, nối liền Thái Bình Dương &
Đại Tây Dương châu Mỹ trải rộng trên 2 lục địa: lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Địa hình phía tây châu Mỹ bị chi phối bởi dãy Cordillera châu Mỹ, với dãy Andes
chạy ở vùng ven biển phía tây Nam Mỹ và dãy núi Rocky cùng các dãy Cordillera
Bắc Mỹ khác chạy dọc theo phần phía tây của Bắc Mỹ. The Dãy Appalachian dài
2300 km (1429 mile) chạy dọc theo bờ biển phía đông của Bắc Mỹ từ Alabama đến
Newfoundland. Phía bắc của dãy Appalachian, Dãy Bắc Cực chạy dọc bờ biển phía
đông của Canada. Các dãy núi có các đỉnh cao nhất là Andes và Rocky. Trong khi
các đỉnh cao thuộc Sierra Nevada và Dãy Cascade, không có nhiều đỉnh cao trên
4.000 feet. Tại Bắc Mỹ, một lượng lớn dãy núi cao trên 14.00 ft (4.267,2 m) xuất
hiện tại Hoa Kỳ và cụ thể là tiểu bang Colorado. Đỉnh cao nhất của châu Mỹ nằm
trên dãy Andes, Aconcagua thuộc Argentina; tại Bắc Mỹ Denali tại Alaska là đỉnh cao
nhất.
Phạm vi nghiên cứu
Một số nước đang phát triển ở châu Mỹ như Haiti, Chile, Venezuela, Paraguay.

PHẦN NỘI DUNG
3|Page


GDP, GDP/người, tốc độc tăng GDP, HDI và các thành tố của nó
(tuổi thọ, năm đi học, GNI/người)


Chương 1.

Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm, GDP/người, tốc độ tăng GDP
Biểu Đồ 1 Tăng trưởng GDP (% năm) 4 nước Chile, Haiti, Paraguay, Venezuela

Tất cả các quốc gia đều có mức tăng trưởng GDP(% năm) không ổn định. Đặc biệt là
Venezuela tốc độ tăng trưởng GDP giảm mạnh so với cùng kì năm trước.
Biểu Đồ 2 GDP tăng trưởng bình quân đầu người(% năm) 4 nước Chile, Haiti, Paraguay,
Venezuela

1.1.

Chile
Sau một thập niên phát triển đáng kể với mức tăng trưởng khoảng 8% mỗi năm,
kinh tế Chile kể từ năm 1999 bước sang thời kỳ giảm sút vì tình hình suy thoái hoàn
4|Page


cầu liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chánh châu Á năm 1997. Kinh tế Chile phát
triển ở mức thấp đến năm 2003 thì bắt đầu có dấu hiệu hồi phục rõ rệt khi mức tăng
trưởng tổng sản lượng quốc nội đạt 4%, rồi 6% năm 2004. Tuy nhiên vì giá nhiên
liệu đắt đỏ và nhu cầu tiêu thụ quốc nội còn yếu kém nên kinh tế Chile vẫn chưa rực
rỡ lắm. Trong gần 30 năm qua Chile theo đuổi chính sách kinh tế cân bằng. Chính
phủ Chile từ đó chỉ nắm giữ vai trò điều hành hạn chế ngoại trừ vài trường hợp như
việc sở hữu công ty đồng CODELCO. Chile kiên quyết theo đuổi tự do mậu dịch và
đã ký kết một số hiệp ước tự do mậu dịch (free trade agreement) với Hoa Kỳ, khối
Liên Âu, Nhật Bản…
Mức thất nghiệp vào thập niên 1990 ở 7% đã tăng lên 9-10% sau năm 1999. Với
nền kinh tế Chile hồi phục, mức thất nghiệp tính đến 8/2006 đã tụt xuống 6,8%.

Tăng trưởng lợi tức tiếp tục vượt trên mức giá cả lạm phát (không quá 5% kể từ
năm 1998) nên đời sống dân chúng dần khá hơn. Biến chuyển này được phản ảnh
với số người sống ở dưới ngạch bần cùng giảm từ 45,1% năm 1987 xuống còn
13,7% năm 2006 và đồng peso (Chile) tăng giá so với đồng Mỹ kim. Tuy nhiên Chile
vẫn phải đối phó với mức chênh lệch giàu nghèo rất lớn. Trong thời gian 2005-2008
khi giá quặng đồng đỏ trên thị trường quốc tế gia tăng đến mức kỷ lục, ngân sách
quốc gia của Chile đạt 42 tỷ Mỹ kim thặng dư.
Vào 11/1/ 2010, Chile được chấp thuận làm thành viên của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organization for Economic Cooperation and
Development, OECD), đánh dấu bước tiến của quốc gia từ những nước đang phát
triển lên hàng những quốc gia tiên tiến. Hiện tại (2016), GDP của Chile đạt 234.903
USD, đứng thứ 45 thế giới và đứng thứ 6 khu vực Mỹ Latin. GDP theo PPP đạt
24,710 USD, đứng thứ 58 thế giới.
1.2.

Venezuela
Venezuela dựa vào dầu mỏ, các ngành công nghiệp nặng như nhôm và thép, và sự
hồi sinh trong nông nghiệp. Venezuela là thành viên lớn thứ năm của OPEC tính về
sản lượng dầu hỏa. Doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ chiếm hơn 50% GDP của cả
nước và chiếm khoảng 95% tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ những năm 1950 đến
đầu những năm 1980 kinh tế Venezuela là một trong những nền kinh tế mạnh nhất
ở Nam Mỹ. Việc tăng trưởng liên tục trong thời kỳ này đã thu hút nhiều người nhập
cư, lúc đó nước này có tiêu chuẩn sống cao nhất ở châu Mỹ Latinh. Cuộc khủng
hoảng dầu lửa 1980 đã làm cho nền kinh tế bị thu nhỏ, tiền tệ mất giá trị, nạn lạm
pháp tăng vọt đạt đỉnh 84% vào năm 1989 và 99% vào năm 1996.

1.3.

Paraguay
Paraguay là nước đang phát triển với Chỉ số Phát triển Con người là 0,755. Xếp

hạng thấp thứ hai tại Nam Mỹ với GDP bình quân đầu người năm 2016 là 4,102 Đô
la Mỹ. Xấp xỉ 2,2 triệu ngưới chiếm 35% dân số sống tron cảnh nghèo và xấp xỉ 1
triệu người hay 18% dân số sông dưới 2 Đô la Mỹ mỗi ngày. Tuy nhiên, Asunción
5|Page


được xếp hạng là thành phố ít đắt đỏ nhất để sinh sống trong 5 năm liền. Tính đến
năm 2016, GDP của Paraguay đạt 27.323 USD, đứng thứ 102 thế giới và đứng thứ
16 khu vực Mỹ Latin.
1.4.

Haiti
Haiti là nước nghèo nhất ở châu Mỹ. GDP danh nghĩa của nước này đạt 751
tỷ USD trong năm 2016, với GDP bình quân đầu người 8.259 USD, mức khoảng 2 $
/ người / ngày, đứng thứ 142 thế giới và đứng thứ 4 khu vực Caribe.

1.5.

Chỉ số phát triển con người HDI và các thành tố của nó( tuổi thọ, năm đi
học, GNI/người)

Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định
lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia
trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia
Biểu Đồ 3 Tuổi thọ bình quân của Chile, Haiti,Paraguay, Venezuela

Tuổi thọ bình quân của Chile cao hơn so với các nước còn lại, đặc biệt Haiti là nước có
tuổi thọ bình quân thấp nhất.
Biểu Đồ 4 GNI bình quân đầu người của Chile, Haiti, Paraguay, Venezuela
6|Page



GNI bình quân đầu người của Chile và Venezuela tăng rỏ rệt qua các năm. Còn nước
Paraguay và haiti thì có mức tăng bình quân chậm hơn.

^^
Chương 3. NGHÈO ĐÓI, BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ PHÁT TRIỂN
Chương 2.

3.1.

Chile
Chile là quốc gia OECD duy nhất có hệ số Gini sau thuế và cân đối thu nhập cao
hơn 0,5.
Mỗi năm, Chile chỉ sử dụng 10% GDP cho các chương trình xã hội. Con số này thấp
hơn so với bất cứ quốc gia phát triển nào và ít hơn một nửa so với mức trung bình
của OECD. Chile có tỷ lệ đói nghèo cao thứ 4 trong khối OECD.
Tỉ suất người nghèo trên 1,9 đola một ngày ( 2011 PPP)(% dân số)… 1,3% (2011)…
0,9%(2013).
Tăng trưởng hằng năm trong điều tra thực tế trên đaùa người (tiêu dùng: % )
khoảng năm 2008-2013 5,6% dưới 40 % 4,1% tổng số.
Tỷ lệ chi tiêu xã hội trên GDP: 10% (thấp nhất)
Tỷ lệ đói nghèo: 17,8% (cao thứ 4)

Biểu Đồ 5 Mức độ nghèo đói của Chile qua các năm.
7|Page


3.2.


Haiti
Haiti là nước nghèo nhất ở châu Mỹ. GDP danh nghĩa của nước này đạt 751 tỷ USD
trong năm 2016, với GDP bình quân đầu người 8.259 USD, mức khoảng
2$/người/ngày, đứng thứ 142 thế giới và đứng thứ 4 khu vực Caribe.
Đây là một nước nghèo khó, một trong những nước nghèo và kém phát triển nhất
thế giới. Các chỉ số so sánh xã hội và kinh tế cho thấy Haiti rơi xuống phía dưới mức
các nước có thu nhập thấp đang phát triển (đặc biệt là ở bán cầu) kể từ những năm
1980. Haiti bây giờ đứng thứ 149 trên 182 quốc gia trong chỉ số phát triển con người
của Liên Hiệp Quốc (2006). Khoảng 80% dân số được ước tính đang sống trong
cảnh nghèo đói trong năm 2003. Hầu hết người dân Haiti sống trên dưới 2 USD mỗi
ngày. Haiti có 50% dân số mù chử, và hơn 80% sinh viên tốt nghiệp đại học từ Haiti
đã di cư, chủ yếu vào Hoa Kỳ… Cité Soleil được xem là một trong những khu nhà ổ
chuột tồi tệ nhất ở châu Mỹ, nhất của 500.000 cư dân của nó sống trong cảnh nghèo
đói cùng cực nghèo đã buộc ít nhất 225.000 trẻ em ở các thành phố của Haiti vào
chế độ nô lệ, làm việc như những đầy tớ rong các hộ gia đình mà không được trả
lương.
Tỉ suất người nghèo trên 1.9 Đôla một ngày ( 2011) (% dân số) 55,66%:2001,
53,9:2012

3.3.

Paraguay
8|Page


Paraguay là nước đang phát triển với Chỉ số Phát triển Con người là 0,755. Xếp
hạng thấp thứ hai tại Nam Mỹ với GDP bình quân đầu người năm 2016 là 4,102 Đô
la Mỹ. Xấp xỉ 2,2 triệu ngưới chiếm 35% dân số sống tron cảnh nghèo và xấp xỉ 1
triệu người hay 18% dân số sông dưới 2 Đô la Mỹ mỗi ngày. Tuy nhiên, Asunción
được xếp hạng là thành phố ít đắt đỏ nhất để sinh sống trong 5 năm liền. Tính đến

năm 2016, GDP của Paraguay đạt 27.323 USD, đứng thứ 102 thế giới và đứng thứ
16 khu vực Mỹ Latin.
Tỉ suất người nghèo trên 1,9 đôla một ngày (2011)(% dân số), 2,2% 2013... 2,8%
năm 2014
Biểu Đồ 6 Mức độ Nghèo đói của quốc gia Paraguay qua các năm.

3.4.

Venezuela
Từ thập niên 1950 đến thập niên 1980, Venezuela là một trong những cường quốc
kinh tế tại Mỹ Latinh. Thu nhập bình quân của nước này gia tăng nhanh chóng đã
thu hút rất nhiều lao động từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên khi giá dầu thế giới
giảm mạnh trong thập niên 1980, nền kinh tế Venezuela đã bị một phen điêu đứng.
Trong những năm gần đây, giá dầu trên thị trường thế giới đã tăng trở lại và tạo điều
kiện phục hồi cho nền kinh tế Venezuela. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
nước này là 8,4%. Thu nhập bình quân đầu người là 12.200 USD. Dưới sự điều
hành của Hugo Chavez tỷ lệ lạm phát đã tăng 30,9% năm 2008 và tăng 25,1% trong
năm 2009 cao nhất trên toàn khu vực châu Mỹ. Mức lạm phát của Venezuela cao
hơn rất nhiều 1 nước cũng thường hay bị lạm phát rất cao là Argentina. Trong khi
9|Page


cùng bị khủng hoảng kinh tế như Venezuela nhưng tỷ lệ lạm phát của Argentina chỉ
từ 7-15% năm 2009. Kinh tế Venezuela năm 2009 theo thông báo chính thức đã
giảm 2,9%. Tỉ suất người nghèo trên 1,9 đôla một ngày (2011)(% dân số) 17% năm
2005 9,2% năm 2006
Biểu Đồ 7 Mức độ Nghèo đói của quốc gia Venezuela qua các năm.

Tổng vốn đầu tư, tỷ lệ đầu tư, ODA, FDI
Chương 5. LAO ĐỘNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Chương 4.

10 | P a g e


Biểu Đồ 8 Thể hiện tổng lực lượng lao động của 4 nước Chile, Haiti, Paraguay, Venezuela.

5.1.

Chile
Lực lượng lao động(2006)
Cơ cấu của lược lượng lao động(2003)
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Tỷ lệ thất nhiệp (2006)

6,940,000 người
13.60%
23.40%
63.00%
7.80%

Tính từ đầu năm đến nay (2010) , Chính phủ Chile đã tạo thêm được 250.000 việc
làm mới trong nỗ lực giảm thiểu tình trạng thất nghiệp trên khắp cả nước
Bộ trưởng Bộ Lao động Chile Camila Merino ngày 13/8 đã thông qua mục tiêu của
Chính phủ Chile nhằm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp. Bà cho biết: “Chúng ta thấy
rằng, việc làm đang được tạo thêm. Trong năm nay, chúng ta đã tạo thêm được
250.000 việc làm và chúng ta cần tin tưởng rằng con số này còn cao hơn nữa”.
Bộ trưởng cũng cho biết, tỷ lệ thất nghiệp tại Chile hiện ở mức 8%. Tuy thị trường

việc làm đã được cải thiện đáng kể nhưng những nỗ lực vẫn cần được tiếp tục để
giảm hơn nữa tỷ lệ thất nghiệp.
Hồi tháng 3, Bộ trưởng Tài chính Chile Felipe Larrain cho biết, tỷ lệ thất nghiệp trong
tháng 2 tại nước này đã giảm xuống ở mức 8,5% nhưng con số này được dự báo sẽ
tăng trong vài tháng tiếp theo do những tác động của trận động đất.
11 | P a g e


Trận động đất 8,8 độ richter gây sóng thần xảy ra hôm 27/2 đã tàn phá khu vực
miền Trung và Nam của Chile, làm 500 người thiệt mạng và khiến 500.000 người
mất nhà cửa. Chi phí cho việc tái thiết ước tính lên tới 30 tỷ USD. Vượt qua những
khó khăn mà trận động đất để lại, thị trường lao động tại Chile có những cải thiện
đáng kể cho thấy sự nỗ lực không ngừng của Chính phủ Chile về vấn đề này.
Theo một số liệu khác, tỷ lệ nghèo đói tại Chile đã tăng ở mức 15,1% trong năm
2009 so với mức 13,7% năm 2006. Đây là mức tăng đầu tiên trong vòng 23 năm tại
nước này. Tình trạng thất nghiệp gia tăng là một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến tình trạng đói nghèo cũng gia tăng. Tình trạng thất nghiệp trong một vài
năm gần đây cao hơn trong những năm 1990. Đặc biệt khủng hoảng tài chính toàn
cầu đã khiến tình trạng này trở nên tồi tệ trong năm 2009.

5.2.

Haiti
Lực lượng lao động (2006)
3.600.000 người
Cơ cấu của lực lượng lao động (2003)
Nông nghiệp
66.00%
Công nghiệp
9.00%

Dịch vụ
25%
Tỷ lệ hộ nghèo (2003) 80.00%
- Lực lượng lao động: Tổng số: 3,6 triệu người Ghi chú: Thiếu lực lượng lao động có
tay nghề cao đồng thời dư thừa số lao động không có tay nghề.
- Lực lượng lao động phân theo ngành nghế: Nông nghiệp: 66%; - Công nghiệp:
9%; - Dịch vụ: 25%
- Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, hơn 2/3 lực
lượng lao động không có công việc chính thức.

5.3.

Paraguanay
Lực lượng lao động (2006)
2,742000 người
Cơ cấu của lực lượng lao động (2003)
Nông nghiệp
45.00%
Tỷ lệ thất nghiệp (2005) 9.40%
Tỷ lệ hộ nghèo (2005) 32.00%

12 | P a g e


Lực lượng lao động chính thức của Paraguay ước tổng số khoảng 2,7 triệu người
lao động trong năm 2004. Khoảng 45 phần trăm làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp, 31 phần trăm trong ngành công nghiệp, và 19 phần trăm trong lĩnh vực dịch
vụ. Thất nghiệp ước tính đạt khoảng 15 phần trăm. Hiến pháp của Paraguay bảo
đảm quyền của người lao động để liên hiệp và thỏa ước tập thể. Khoảng 15 phần
trăm công nhân là thành viên của một trong 1.600 công đoàn của Paraguay. Cuộc

đình công là hợp pháp và không ít gặp.
Các điều tra năm 2001 cho thấy rằng 5 phần trăm của lực lượng lao động
của Paraguay là dưới 14 tuổi. Mặc dù Paraguay phê chuẩn công ước về tuổi lao
động tối thiểu của Tổ quốc lao đọng quốc tế năm 2004, lao động trẻ em tiếp tục
được phổ biến. Gần 14 phần trăm trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 17 được tuyển
dụng, nhiều người trong điều kiện nghèo khổ và được trả tiền lương không đáng kể.
Chính phủ đã uỷ thác một mức lương tối thiểu khoảng 158 đô la Mỹ mỗi tháng cho
nhân viên khu vực kinh tế tư nhân. Nhân viên chính phủ không có lương tối thiểu.
Tiêu chuẩn về một tuần làm việc là 48 giờ. Năm 2004 tỷ lệ thất nghiệp
của Paraguay đứng ở mức 15 phần trăm.
5.4.

Vennezuela
Lực lượng lao động (2006)
13.7 triệu người
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp
Nông nghiệp
7.3%
Công nghiệp
21.8%
Dịch vụ
70.9%
Theo CNNMoney, tỷ lệ thất nghiệp chuẩn bị vượt mức 25% trong năm nay, và có
khả năng lên mức 28% trong năm tới. Được biết, trong năm 2015, tỷ lệ này chỉ ở
mức 7.4%.
Nền kinh tế Venezuela suy thoái 18% trong năm 2016 – năm suy thoái thứ 3 và có
khả năng tiếp tục suy thoái trong năm nay và năm 2018.
Dự báo của IMF về lạm phát ở Venezuela cũng không kém phần tồi tệ, nhưng dù
sao cũng khả quan hơn các kỳ vọng trước đó. Theo IMF, tỷ lệ lạm phát sẽ nhảy vọt
720% trong năm nay – chỉ bằng một nửa so với dự báo trước đó. Tuy nhiên, nếu

Venezuela cứ tiếp tục trên con đường hiện tại, thì IMF dự báo lạm phát sẽ vọt hơn
2,000% trong năm 2018.

Chương 6.

MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
13 | P a g e


Như chúng ta đã biết bảo vệ môi trường sống là vấn đề đang được cả thế giới quan
tâm.Môi trường đang ngày càng bị hủy hoại nghiêm trọng.
Trước hết, ta cần hiểu môi trường là gì?
Môi trường sống của con người.là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất.
Thực trạng ô nhiễm môi trường ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng
lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ
khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm
nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu
nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các
nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,… Ô
nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác
thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện.
Lượng khí nito trong nông nghiệp( tương đương nghìn tấn CO2) ở các nước có xu
hướng tăng. Từ năm 2000 đến năm 2008 lượng khí nito ở:






Chile tăng 5305,7 từ lên 6312
Haiti giảm từ 1206,3 xuống 1203,2 ( lượng giảm không đáng kể)
Paraguay tăng từ 6132,8 lên 6573
Venezuela tăng từ 10139,6 lên 12471,7
(nguồn: Wb)

Ô nhiễm môi trường gây ra những tác hại lớn về con người như:


Đối với sức khỏe con người: không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể
sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp,
14 | P a g e




bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ
14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý.
Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây
ung thư không thể chữa trị.
Đối với hệ sinh thái : lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít
làm giảm độ pH của đất.Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp
cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức
ăn.Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu
ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần
bị phá hủy…Ô nhiễm môi trường, môi trường sống bị thu hẹp khiến nhiều loài
chim, cá, động vật hoang dã…có nguy cơ tuyệt chủng

Theo báo cáo của ngân hàng thế giới, tính đến năm 2016 số loài thú bị đe dọa ở Chile
là: 19 loài, Haiti là 5 loài, Paraguay là 10 loài, Venezuela là 35 loài.

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường:






Nguyên nhân chính là do ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ
môi trường. Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao
phủ bị giảm ngiêm trọng.Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy
xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa
qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ
được,…Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế .Việc
giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng
mức, chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin
đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con
người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi
của người dân. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng
chưa chặt chẽ, kém hiệu quả.
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên cần có những biện
pháp để ngăn chặn. Bản thân con người phải ý thức được những tác hại to lớn
khi môi trường ô nhiễm. Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích
đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. Nhà trường phối hợp với các ban
ngành thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi
người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối
với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Giáo dục ý thức cộng đồng về
bảo vệ môi trường..
Chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên
để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống
trong lành cho con người,

15 | P a g e




Tóm lại, ô nhiễm môi trường là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng. Bảo vệ
môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý
thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường trong sạch.

Biểu Đồ 9 Biểu đồ lượng khí metan trong nông nghiệp của 4 nước Chile, Haiti, Paraguay,
Venexuela (đvt: nghìn tấn)

Biểu Đồ 10 Lượng khí thải CO 2 bình quân đầu người của 4 nước: Chile, Haiti, Paraguay,
Venexuala(tấn/người)

16 | P a g e


Biểu Đồ 11 Diện tích rừng của các nước(km2) có xu hướng giảm

Chương 7.

NÔNG NGHIỆP

Hằng năm, tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp ở các quốc gia mỹ latinh đóng góp 6%
vào GDP của toàn khu vực.
Một số quốc gia thuộc khu vực Mỹ latinh có tỷ lệ dân số hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp cao, trung bình chiếm khoảng hơn 20% tổng lực lượng lao động. Nền nông
nghiệp các quốc gia như Chile, Venezuela phát triển nhưng họ đang dần dần giảm tỷ lệ
dân lao động ngành nông nghiệp.

Hiện nay, nền nông nghiệp các nước mỹ latinh không ngừng tăng về giá trị và sản
lượng. Diện tích đất nông nghiệp ở khu vực này giữ mức ổn định.

7.1.

Chile
Năm 2010, tỉ trọng ngành nông nghiệp chiếm 5,1% GDP.
Năm mặt hàng rau xuất khẩu chính của Chile bao gồm: hành, tỏi, măng tây, củ cải,
cà chua. Chile xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ các sản phẩm như nho, đào, xuân đào,
lê, mơ, mận tươi, mận khô, kiwi, lê tàu, quả mâm xôi, táo.
Về lĩnh vực sản xuất rượu vang, Chile là một quốc gia sản xuất rượu vang nổi tiếng
trên thế giới. Chile xuất khẩu rượu vang đứng thứ bảy thế giới. Trong năm 2005
Chile đã xuất khẩu 2,425 triệu lít với trị giá 696 triệu USD. Thương vụ đã liên hệ làm
việc với một số tập đoàn sản xuất rượu vang lớn tại Chile, như DE MARTINO,
SANTA INES, EL GOLF v.v… các tập đoàn này vừa trồng nho vừa sản xuất rượu
17 | P a g e


vang với công nghệ tiến tiến, họ hứa sẽ khảo sát thị trường Việt nam, giúp đỡ việc
trồng nho và công nghệ sản xuất rượu tại Việt Nam, khi tìm được đối tác thích hợp.
7.2.

Haiti
2/3 lực lượng lao động của Haiti làm nông nghiệp, chủ yếu sản xuất các sản phẩm
tiêu dùng trong nước. Cà phê là cây thương mại chính. Lực lượng lao động theo
lĩnh vực nông nghiệp là 38,1%. Nền nông nghiệp chiếm 42% GDP.
Sản phẩm nông nghiệp: cà phê, xoài, mía, gạo, lúa miến, gỗ.
Ở Haiti, giá gạo đã tăng 89%(2008). Vào 7/2008 Haiti có tỷ lệ lạm phát lương thực
20% so với 7/2007.


7.3.

Paraguay
Nền kinh tế Paraguay(GDP) tăng trưởng 5,8% trong năm 2008, khu vực kinh tế phát
triển nhanh nhất là nông nghiệp với tốc độ tăng 10,5%.
Hoạt động kinh tế lớn nhất Paraguay là dựa vào nông nghiệp, trồng trọt và chăn
nuôi.Theo truyền thống, nền kinh tế Paraguay dựa trên gia súc nuôi và trồng trọt
củ mì, mía, bông, đậu nành và Yerba mate. Trong những năm qua, đậu nành đã trở
thành sản phẩm nông nghiệp chính của Paraguay và là sản phẩm xuất khẩu chính
của đất nước.
Nông nghiệp chiếm khoảng 20% của tổng sản phẩm trong nước hàng năm
của Paraguay (25% năm 2004) và hầu như toàn bộ các khoản thu nhập của xuất
khẩu quốc gia. Với lực lượng lao động ngành nông nghiệp là 26,5% (2008).
Việc tăng giá gạo trên toàn cầu trong năm 2007/2008 là một sự thúc đẩy lớn cho
ngành nông nghiệp. Mở rộng trồng lúa mì, vì vậy đã làm lúa. Đáng kể nhất là sự gia
tăng của sản xuất đậu nành.

Gia súc trên đất liền trong khoảng Chaco
7.4.

Lúa

Venezuela
18 | P a g e


Nông nghiệp ở Venezuela chiếm khoảng 3% GDP.
Lực lượng lao động ngành này chiếm 10%, và ít nhất 1/4 diện tích đất của
Venezuela. Venezuela xuất khẩu gạo, ngô, cá, trái cây nhiệt đới, cà phê, thịt lợn và
thịt bò, trứng, cá. Và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là 13%. Giá lương thực đã

cao gần 50% 7/2008

Biểu Đồ 12 Biểu diễn diện tích đất nông nghiêp(sq.km) của 4 nước thuộc mỹ latinh.

Paraguay có diện tích đất nông nghiệp tăng từ 1990 đến 2000 và tăng dần đều đến
năm 2010. Diện tích đất nông nghiệp của Chile giảm so với năm 1990, nhưng sau năm
2000 diện tích đã ổn định hơn.
Biểu Đồ 13 Thể hiện diện tích đất canh tác(%diện tích đất)
19 | P a g e




Chile có diện tích đất canh tác lớn, và diện tích tăng rõ rệt qua từng năm. Nhưng
so với Chile thì 3 nước còn lại trong khu vực có diện tích đất canh tác là không
mấy thay đổi.
Biểu Đồ 14 Thể hiện diện tích đất nông nghiệp (% tổng diện tích đất)



Chile và venezuela có diện tích đất nông nghiệp ổn định qua các năm. Còn
Paraguay thì tăng mạnh trong năm 1990 đến 2000, sau đó cũng tăng ít và ổn
định. Haiti tăng rõ rệt nhất qua các năm từ năm 1990 đến 2010, tăng đều qua các
năm.
Biểu Đồ 15 Thể hiện diện tích đát canh tác (ha)
20 | P a g e


-Diện tích đất canh tác(ha) của Chile giảm so với các nước khác, giảm mạnh trong năm
1990 đến năm 2007, và sau đó ổn định lại. Đặc biêt chỉ có Paraguay là có diện tich đất

canh tác tăng nhanh qua các năm, cao hơn so với Chile và Venezuela so với đầu năm
1990.
Biểu Đồ 16 Thể hiện năng suất ngũ cốc(kg/ha)



Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật mà năng suất ngũ cốc của các
quốc gia khu vực mỹ latinh tăng qua từng năm, Chile và Paraguay là tăng mạnh
hơn so với Haiti và Venezuela.
Biểu Đồ 17 Thể hiện sản lượng ngũ cốc ( tấn)

21 | P a g e




Ngũ cốc của Paraguay đạt sản lượng lớn so với 3 nước còn lại, và tăng nhanh
qua các năm. Đặc biệt là Venezuela tăng rất cao từ năm 1990 đến 2008 nhưng
đột ngột giảm mạnh ngay sau đó.

Nhìn chung mục tiêu chính là thúc đẩy tăng trưởng sản lượng nông nghiệp ở Mỹ Latinh
và vùng Caribbean trong khi thúc đẩy quản lý hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên
nhiên.
Để duy trì hoặc tăng tốc độ tăng trưởng nông nghiệp và phải đối mặt với những thách
thức của việc nuôi một dân số ngày càng tăng và thích ứng với các tác động của biến
đổi khí hậu, các IDB giúp nông dân tăng năng suất của họ tiếp cận tốt hơn với thị
trường, dịch vụ nông nghiệp tốt hơn và đầu tư tăng lên.
Tài trợ cho các dịch vụ công và hàng hóa nông nghiệp rất có thể góp phần nâng cao
năng suất, môi trường bền vững và công bằng kinh tế xã hội trong lĩnh vực nông
nghiệp.

Chương 8.

CÔNG NGHIỆP

Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế , là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà
sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh
doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy
mạnh mẽ của các tiến bộ về khoa học công nghệ và kỹ thuật .
Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì: Sản xuất ra một khối lượng của cải
vật chất rất lớn. Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật
cho tất cả các ngành kinh tế. Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống. Chỉ tiêu
để đánh giá trình độ phát triển của một nước.
22 | P a g e


Sản xuất công nghiệp ngày càng có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của đất
nước nhiều ngành công nghiệp đã đi lên và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Ở các nước trong vùng biển Ca-ri-bê, ngành công nghiệp chủ yếu là sơ chế nông sản và
chế biến thực phẩm như sản xuất đường, đóng hộp hoa quả...
8.1.

Chile

Sau một thập niên phát triển đáng kể với mức tăng trưởng khoảng 8% mỗi năm, kinh tế
Chile kể từ năm 1999 bước sang thời kỳ giảm sút vì tình hình suy thoái hoàn cầu liên
quan khủng hoảng tài chánh châu á năm 1997. Kinh tế Chile phát triển ở mức thấp đến
năm 2003 thì bắt đầu có dấu hiệu hồi phục rõ rệt khi mức tăng trưởng tổng sản lượng
quốc nội đạt 4%, rồi 6% năm 2004. Tuy nhiên vì giá nhiên liệu đắt đỏ và nhu cầu tiêu
thụ quốc nội còn yếu kém nên công nghiệp Chile vẫn chưa rực rỡ lắm.
Một số ngành công nghiệp chính của chile







8.2.

Ngành công nghiệp khai mỏ
Chile là quốc gia có trữ lượng đồng lớn nhất Thế giới. Hiện nay Chi Lê sản xuất
35% tổng số Đồng của Thế giới. Trong đó Chi Lê dành 20% trên tổng số Đồng
tiêu thụ hàng năm, để bán cho khách hàng lớn nhất là Trung quốc.
Ngoài ra, Chi Lê còn là nhà sản xuất số lượng lớn kali và natri. Chi Lê có trữ
lượng selen và reni lớn nhất thế giới và là sản xuất đứng thứ hai về lithi,
molybdenum, i ốt và reni. Năm sản phẩm khai mỏ hàng đầu Chi Lê là: đồng, nitơ,
lithi, i ốt và các kim loại quý (bạc và vàng).
Ngành công nghiệp sản phẩm gỗ
Đồ gỗ xuất khẩu của Chi Lê đã tăng lên gấp ba lần về mặt số lượng trong giai
đoạn 1992-1997. Năm sản phẩm gỗ xuất khẩu chính của Chi Lê là bột gỗ, gỗ xẻ,
gỗ mộc, gỗ ván và giấy in báo.
Ngành công nghiệp nhựa, đồ chơi, dệt may và sản xuất giầy dép
Chi Lê đã xuất khẩu các sản phẩm nhựa tới trên 50 nước, các sản phẩm đồ chơi
tới gần 20 nước bao gồm cả Mỹ. Ngành công nghiệp dệt và sản xuất giầy dép
của Chi Lê đạt mức tăng trưởng 27% năm 1996 và tiếp tục tăng trong những
năm gần đây.

Paraguay

Không giống như nhiều quốc gia nam mĩ, paraguay có ít tài nguyên khoáng sản và lịch
sử khai thác rất ít thành công. Các công ty nước ngoài đã khám phá paraguay trong

những năm gần đây, tìm kiếm khoáng sản bị bỏ qua. Dự án khai thác nhỏ tồn tại, tìm
kiếm vôi, đất sét, và các nguyên liệu cần thiết để làm cho xi măng, những quốc gia và
các nhà sản xuất sắt thép phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước láng giềng. Ngành
công nghiệp sản xuất chiếm khoảng 25% sản phẩm quốc nội của paraguay (GDP) và
23 | P a g e


sử dụng khoảng 31% của lực lượng lao động. Sản lượng tăng 2,9% trong năm 2004,
sau năm 5 sản xuất giảm. Theo truyền thống, một nền kinh tế nông
nghiệp, paraguay có hiển thị một số dấu hiệu của sự tăng trưởng dài hạn công nghiệp.
Ngành công nghiệp dược phẩm là một cách nhanh chóng thay thế nhà cung cấp thuốc
nước ngoài tại cuộc họp của quốc gia có nhu cầu về thuốc. Doanh nghiệp của
Paraguay bây giờ đáp ứng 70% tiêu dùng trong nước và cũng đã bắt đầu xuất khẩu
thuốc. Tăng trưởng mạnh mẽ cũng là điều hiển nhiên trong việc sản xuất các loại dầu
ăn được, hàng may mặc, đường hữu cơ, chế biến thịt, và thép. Tuy nhiên, vốn đầu tư
hơn nữa trong ngành công nghiệp của nền kinh tế là khan hiếm. Theo sau sự để lộ ra
của tham nhũng tài chính phổ biến rộng rãi trong thập niên 1900, chính phủ vẫn đang
làm việc để cải thiện các tùy chọn tín dụng cho các doanh nghiệp paraguay.
8.3.

venezuela

Kinh tế Venezuela dựa vào dầu mỏ, các ngành công nghiệp nặng như nhôm và thép.
Venezuela sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng như thép, nhôm và xi
măng, với sản xuất tập trung xung quanh Ciudad Guayana, gần Đập Guri, một trong
những đập lớn nhất trên thế giới cung cấp khoảng ba phần tư điện tiêu dùng của
Venezuela. Các sản xuất đáng chú ý khác bao gồm thiết bị điện tử và ô tô, cũng như đồ
uống và thực phẩm. Mặc dù là một quốc gia nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng việc
phân bố tài sản tại Venezuela lại không đồng đều, khiến cho đời sống một bộ phận lớn
dân nghèo gặp nhiều khó khăn,Venezuela hiện đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao tới gần

27% và nền công nghiệp chỉ chiếm 23%.
8.4.

Haiti

Công nghiệp chiếm 14%, khoảng 75% số dân sống trong nghèo khổ. Gần 70% số dân
sống dựa vào nông nghiệp, chủ yếu là các trang trại quy mô nhỏ chiếm 2/3 lực lượng
lao động của nền kinh tế , sản phẩm công nghiệp: chủ yếu là đường, bột mì, hàng dệt,
xi măng, thiết bị chiếu sáng, v.v..
Biểu Đồ 18 Tổng số lao động trong ngành công nghiệp (%)

Biểu Đồ 19 Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiêp (hằng năm)
24 | P a g e


Nhìn chung ngành công nghiệp trong khu vực vẫn đang được phát triển , còn nhiều hạn
chế cần phải có Chiến lược phát triển ngành công nghiệp là sẽ huy động hiệu quả mọi
nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu
ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp
có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo.Đặc biệt, ưu tiên phát triển ngành chuyển giao
công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại,
tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng
mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược; điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp
hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương để tham gia
sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Chương 9.

NGOẠI THƯƠNG

Trong những năm 2003 đến 2013 độ tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ latinh đạt mức tăng

trưởng cao nhất thế giới. Tuy nhiên vào khoảng 3 tháng đầu của năm 2014 khu vực Mỹ
latinh và vùng Caribe tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách như giá nhóm
hàng xuất khẩu thế mạnh của khu vực (như đồng, nông sản, một số nguyên liệu) tiếp tục
có xu hướng giảm mạnh.
9.1.

Chile






Chile là một nước nhỏ, chỉ với 15 triệu dân nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu
khá lớn, tới 68 tỷ USD/năm (năm 2005), xuất khẩu đạt 38,18 USD.
Chile đã lựa chọn hướng phát triển kinh tế là dựa trên sự tăng cường xuất
khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế với nhiều thỏa thuận thương mại song
phương, đẩy mạnh thu hút đầu tư và hội nhập thế giới trong bối cảnh toàn
cầu hoá. Kết quả là trong 15 năm qua, tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân của
Chile đã đạt 6,1%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 15,3 tỷ USD năm
1996 lên 38 tỷ USD năm 2005.
Quá trình mở cửa cũng đã khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn
tin tưởng vào sự ổn định của nền kinh tế Chile. Trong 10 năm gần đây, Uỷ
ban Đầu tư nước ngoài của Chile đã cấp giấy phép đầu tư cho các dự án với
tổng vốn đã thực hiện gần 60 tỷ USD. Mặt khác các nhà doanh nghiệp Chile
cũng đã tích cực đầu tư ra nước ngoài và hiện nay có gần 30 tỷ USD của
Chile đầu tư ra nước ngoài, nhiều nhất là ở Mỹ Latinh.

Một phần ba lượng đồng sản xuất trên thế giới xuất phát từ quặng mỏ ở Chile.
25 | P a g e



×