Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

phân tích các nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 và một số giải pháp mà các quốc gia áp dụng để khôi phục nền kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.64 KB, 17 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÁO CÁO MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
NHÓM 3
PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH TOÀN CẦU NĂM 2007 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MÀ CÁC QUỐC
GIA ÁP DỤNG ĐỂ KHÔI PHỤC NỀN KINH TẾ
Giảng viên: Thạc sĩ Bùi Thành Trung
Sinh viên thực hiện: NHÓM 3:

1


I.

Giới thiệu:
Khủng hoảng tài chính luôn là một nỗi ác mộng, một nỗi sợ hãi của các quốc gia

nói riêng và toàn thế giới nói chung. Khủng hoảng tài chính không chỉ có tác động xấu
đối với một, một vài quốc gia hay một khu vực mà phạm vi ảnh hưởng của nó có thể lan
rộng ra toàn bộ nền kinh tế tài chính thế giới. Chỉ riêng ở thế kỉ thứ XX đến đầu thế kỉ
thứ XXI đã có rất nhiều cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra làm rung chuyển cả một nền
tài chính thế giới. Tiêu biểu có thể kể đến các cuộc khủng hoảng tài chính như khủng
hoảng tiền tệ năm 1929 – 1933 hay cuộc khủng hoảng USD vào năm 1967, hay gần đây
nhất là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007- 2008.
Vậy khủng hoảng tài chính là gì? Những hậu quả mà khủng hoảng tài chính mang
lại ảnh hưởng như thế nào đối với các quốc gia trên thế giới? Và trước những hậu quả đó,
các quốc gia đã làm gì để vực dậy nền kinh tế? Để trả lời những câu hỏi trên, nhóm mình


sẽ phân tích kĩ hơn về cuộc khủng hoảng gần đây, khủng hoảng tài chính năm 2007.

2


II.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 và các biện pháp giải quyết:

1. Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007:
1.1. Khủng hoảng tài chính toàn cầu là gì?
Khủng hoảng tài chính là sự sụt giảm nhanh chóng giá trị tài sản làm sụp đổ một
số bộ phận trong hệ thống tài chính, có thể kéo theo sự sụp đổ của một hệ thống tiền tệ
( vd: hệ thống tiền tệ Bretton Woods trong cuộc khủng hoảng năm 1967) làm ảnh hưởng

-

đến tỷ giá hối đoái của các nước khác.
Biểu hiện của khủng hoảng tài chính:
Đồng tiền của một quốc gia bị mất giá nghiêm trọng kéo theo sự rớt giá của các đồng tiền
khác.
Sự sụp đổ của các hệ thống ngân hàng do mất khả năng thanh khoản.
Ví dụ: + Ngày 22/3/2007 ngân hàng Northern Rock một trong những ngân hàng
lớn nhất của Anh mất khả năng thanh khoản và buộc phải quốc hữu hóa.
+ Ngày 15/9/2008 ngân hàng Lehman Brothers - ngân hàng lớn thứ 4 của

-

Mỹ tuyên bố phá sản.
+ Ngày 26/9/2008 ngân hàng Washington Mutual đệ đơn xin phá sản.

Cổ phiếu bị mất giá nghiêm trọng.
Các hoạt động kinh tế bị ảnh nặng nặng nề, trở nên trì trệ.
1.2. Diễn biến và tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007:
Nguyên nhân trực tiếp của cơn địa chấn tài chính “hàng trăm năm mới có một lần”
là bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất từ Hoa Kỳ. Cho vay dưới chuẩn tăng
mạnh. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm đến khả năng chi
trả của khách hàng. Dư nợ trong lĩnh vực này tăng mạnh từ 160 tỷ USD năm 2001 lên
540 tỷ USD vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ USD vào năm 2007. Trước đó, đối
phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào
giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà. Thị
trường bất động sản đóng băng và giá nhà đất giảm mạnh. Cuộc khủng hoảng từ thị
trường bất động sản lan sang thị trường tín dụng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và
tràn sang châu Âu, khiến nhiều công ty phá sản. Nạn nhân đầu tiên Countrywide
3


Financial phá sản tháng 8/2007 và bị mua lại bởi Bank of America với giá 4 tỉ USD.
Ngày 16/03/2008, ngân hàng JP Morgan Chase đã mua lại Bearstearn. Ngày 17/3/2008,
Tập đoàn môi giới chứng khoán Bearstearn tê liệt chấm dứt hoạt động. Ngày 28/2/2008,
Ngân hàng DZ Bank của Đức được vào danh sách nạn nhân của cuộc khủng hoảng. Ngày
22/03/2008, Ngân hàng Northern Rock mất thanh khoản và được Chính phủ Anh tiếp
quản. Deutsche Bank trở thành một trong 10 nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tín
dụng toàn cầu. Ngày 11/7/2008, Chính phủ liên bang Mỹ đoạt quyền kiểm soát Ngân
hàng IndyMac Bancorp. Ngày 7/9/2008, hai tập đoàn chuyên cho vay cầm cố khổng lồ
của Mỹ là Fannie mae và Fredie Mac buộc phải để Chính phủ quản lý tránh nguy cơ phá
sản. Ngày 15/9/2008, Ngân hàng đầu tư lớn thứ tư nước Mỹ Lehman Brothers sụp đổ.
Ngày 16/9 FED và bộ tài chính quốc hữu hóa AIG bằng cách bơm 85 tỷ USD và sở hữu
79,9% cổ phần của công ty này. Ngân hàng đầu tư số một nước Mỹ Merrill Lynch cũng bị
Bank of America thâu tóm. Ngày 25/09, một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ
Washington Mutual Inc. đã sụp đổ tạo nên vụ phá sản ngân hàng thương mại lớn nhất

trong lịch sử Mỹ, với 307 tỷ USD tổng tài sản. Tại Thụy Sĩ Ngân hàng UBS phải tăng
mức trích lập dự phòng do những thất thoát liên quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm
cố. Tại Nhật, tập đoàn bảo hiểm Yamato life insurance đệ đơn xin bảo hộ phá sản sau khi
các khoản nợ vượt tài sản 11,5 tỷ yen.Tại Hàn Quốc đồng won mất giá tới 40% chỉ trong
10 tháng năm 2008. Tại Việt Nam giá xăng trong nước sau lần tăng giá kỷ lục ngày
21/07/2008 đã giảm xuống còn 11.000 đồng/lít kể từ sau ngày 10/12/2008. Giá lương
thực tăng nhanh, so với tháng 01/2008 thì giá gạo tháng 4/2008 đã tăng lên gấp đôi từ
400 lên 900 USD/tấn. Ổn định trở lại từ giữa tháng 5/2008 sang tháng 06/2008 và xuất
khẩu gạo đã phục hồi. Tỷ giá VND/USD có giai đoạn chao đảo bắt đầu từ tháng 04/2008.
Lạm phát tại Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm 2008. Tới tháng 08/2008, CPI
so với kỳ gốc 2005 là 148,21%.

4


2. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007:
Có nhiều nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng này:
- Hàng loạt các tổ chức tín dụng lớn bị thua lỗ, đệ đơn xin phá sản và bị sụp đổ,
như là:
+ Ngày 22/03/2007, Ngân hàng Nothern Rock mất thanh khoản và buộc phải
quốc hữu hóa.
+ Ngày 15/09/2008, ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản
+ Ngày 26/09/2008, ngân hàng Washington Mutual đệ đơn xin phá sản.
- Chính sách điều tiết kinh tế không thích hợp, giải pháp tài chính tức thời không
hiệu quả. Ví dụ như: Tháng 09/2007, Cục Dự trữ Liên bang còn tiến hành giảm lãi suất
cho vay qua đêm liên ngân hàng (Fed fund rates) từ 5,25% xuống 4,75%. Trong khi đó,
Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã bơm 205 tỷ Dollar Mỹ vào thị trường tín dụng để
nâng cao mức thanh khoản. Hệ thống dự trữ liên bang cố gắng giảm mạnh lãi suất liên
ngân hàng vào tháng 12/2007 và tháng 2 năm 2008 nhưng không có hiệu quả như mong
đợi.

- Hiện tượng người gửi tiết kiệm rút tiền hàng loạt càng làm cho các tổ chức tín
dụng thêm khó khăn. Ví dụ: Ở Anh quốc, ngân hàng Northern Rock bị chao đảo vì người
gửi tiền xếp hàng đòi rút tiền gửi của mình ra vì hoang mang lo sợ cho tiền của mình.
 Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do: chứng khoán hóa không lành
mạnh và vỡ bong bóng nhà đất.

5


2.1. Chứng khoán hóa không lành mạnh:
a) Định nghĩa chứng khoán hóa: Chứng khoán hóa là một quá trình tài chính mà
các tài sản đảm bảo được thế chấp cho các tổ chức cho vay thế chấp, rồi các tổ chức này
sẽ phát hành trái phiếu ra bên ngoài cho các công ti mua. Sau đó tiền bán được trái phiếu
sẽ chuyển lại cho người thế chấp tài sản ở trên vay tiền. Đẩy nhanh vòng quay của vốn,
giúp tài sản có tính thanh khoản thấp thành tài khoản có tính thanh khoản cao hơn.
Ví dụ: Khách hàng thế chấp căn biệt thự trị giá 2 tỷ đồng -> tổ chức cho vay thế
chấp này sẽ phát hành trái phiếu để bán ra cho ngân hàng hoặc nhà đầu tư. Rồi lấy số tiền
bán được trái phiếu cho khách hàng đó vay. Nhưng khoảng 3 tháng sau, thị trường nhà
đất giảm đột ngột làm cho giá căn nhà giảm theo xuống chỉ còn khoảng 1.4 tỷ đồng -> tổ
chức tài chính và các nhà đầu tư bị lỗ vốn nặng và các ngân hàng mua trái phiếu thì
không còn khả năng thanh toán.
Chứng khoán hóa bao gồm: chứng khoán đảm bảo bằng tài khoản thế chấp (MBS,
viết tắt của cụm từ Mortgage Back Securities) hay còn gọi là chứng khoán phái sinh bất
động sản. Một loại khác được gọi là nợ bằng tài sản (CDO, viết tắt của cụm từ
Collateralized Debt Obligation). Nợ tài sản là một loại nợ xuất hiện khi mà thị trường nhà
đất bắt đầu hạ giá làm cho người mua không trả được nợ vay, lúc đó trái phiếu sẽ biến
thành một loại nợ khó đòi, tức CDO.
Có bốn loại chủ thể liên quan đến chứng khoán hóa là: người thế chấp – người đi
vay, tố chức tài chính cho tập hợp thế chấp rồi phát hành trái phiếu, nhà đầu tư mua bán
trái phiếu và tổ chức tín dụng cho vay.

Công cụ mua bán MBS và CDO: có 3 loại công cụ là:
+ Tổ chức tài chính và công ty bảo hiểm, hay còn gọi là hợp đồng hoán đổi tổn
thất tín dụng (CDS, viết tắt của cụm từ Credit Default Swap).
+ Công cụ đầu tư kết cấu, hay còn gọi là cỗ máy đầu tư cấu trúc hình thành giữa
thập niên 1980 (SIV, viết tắt của cụm từ Structured Investment Vehicle). Hoạt động theo

6


hình thức huy động vốn ngắn hạn bằng việc phát hành thương phiếu với lãi suất thấp và
đầu tư vào các loại trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản với lãi suất cao.
+ Thể chế mục đích đặc biệt (SPV, viết tắt của cụm từ Special Purpose Vehicle).
Trong cuộc khủng hoảng 2007, SPV là các công ti con được thành lập để xử lí nợ xấu cho
các ngân hàng.
b) Chứng khoán hóa không lành mạnh:
*Ở Mỹ:
Các tổ chức tài chính cho vay bất động sản làm tài sản đảm bảo thế chấp rồi phát
hành ra trái phiếu (MBS) để bán ra thị trường. Những trái phiếu này được mua bởi các
nhà đầu tư, các ngân hàng và các công ty bảo hiểm trên toàn thế giới.
Nhưng trong khoảng thời gian này thì bất động sản bắt đầu hạ giá. Điều này làm
cho người mua không còn đủ khả năng trả nợ vay. Vì vậy, MBS – từ một loại trái phiếu
biến thành nợ khó đòi – CDO.
 Các nhà đầu tư trái phiếu bị lỗ nặng và các ngân hàng thì bị mất thanh khoản.

Về phần thị trường chứng khoán thì việc giá chứng khoán sụt giảm mạnh nhất kể
từ sau sự kiện ngày 11/09/2001 và các chi số này lại tiếp tục đánh dấu sự sụt giảm mạnh
khi ngân hàng Washington Mutual bị bán lại -> Làm cho nước Mỹ phải gánh chịu thiệt
hại rất lớn.
Những tác động trên của nước Mỹ sẽ lan rộng trên các thị trường tài chính của cả
thế giới, làm cho hàng loại các ngân hàng lớn nhỏ trên khắp các quốc gia sẽ tuyên bố phá

sản, bị quốc hữu hóa hoặc bị sáp nhập. Như là ngân hàng Nothern Rock, ngân hàng
Lehman Brothers và ngân hàng Washington Mutual đã kể ở trên.
 Việc này kết hợp với việc vỡ bong bóng nhà đất đã gây bùng nổ thành một
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nghiêm trọng và kéo dài.

7


2.2. Vỡ bong bóng nhà đất:


Hiện tượng bong bóng nhà đất là gì? Xảy ra khi nào?: Bong bóng xét trên khía cạnh tâm
lý đầu tư, là hiện tương thể hiện một điểm yếu nhạy cảm trong cảm xúc của con
người. Hiện tượng bong bóng bất động sản là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong
đó giá bất động sản hoặc tài sản bất động sản được giao dịch tăng đột biến đến một mức
giá vô lý hoặc không bền vững. Mức giá cao thái quá này của thị trường không hề phản
ánh sức mua của người tiêu dùng theo như các lý thuyết kinh tế thông thường. Bong bóng
bất động sản xảy ra khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ sở, làm cho giá bị đẩy
lên cao, do vậy càng khuyến khích hoạt động đầu cơ hơn nữa. Theo sau nó bao giờ cũng
là một cú giảm giá đột ngột, gọi là sự sụp đổ của thị trường hay "bong bóng vỡ". Cả giai
đoạn bong bóng phình to và giai đoạn bong bóng nổ đều là kết quả của hiện tượng "phản
ứng thuận chiều", khi đại đa số những người tham gia thị trường đều có phản ứng đồng
nhất với nhau. Giá cả của bất động sản trong giai đoạn bong bóng bao giờ cũng biến động
thất thường, hỗn loạn và gần như không thể dự đoán được nếu chỉ căn cứ vào cung, cầu

trên thị trường.
• Ví dụ: Xuất phát tại Mỹ:
Khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (tức Ngân hàng Trung ương của Mỹ) hạ lãi suất cho
vay xuống mức rất thấp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. => Lĩnh vực bất động sản phát
triển nhanh. Khi giá nhà đất ngày càng tăng cao, các nhà đầu tư càng muốn kiếm nhiều

lợi nhuận hơn từ những người mua nhà. Các tổ chức tín dụng và ngân hàng lúc này bắt
đầu sử dụng những chính sách tín dụng dễ dãi, nhiều rủi ro hơn. Trong điều kiện đó, hình
thành hiện tượng đầu cơ bất động sản, không kiểm soát được tín dụng,…


Cơ chế của bong bóng bất động sản: Cơ chế của bong bóng bất động sản thường được
giải thích bằng hành vi của những người tham gia vào một thị trường với sự lạc quan thái
quá. Những người này sẵn sàng mua những hàng hóa được định giá quá cao, với mong
đợi sẽ bán được nó cho một tay đầu cơ tham lam khác ở một mức giá cao hơn
nhiều. Bong bóng sẽ tiếp tục phình to thêm đến khi nào mà người này vẫn còn tìm được
một kẻ ngốc hơn mình sẵn sàng mua những hàng hóa đó. Và bong bóng kinh tế sẽ kết
8


thúc khi người mua cuối cùng trở thành "kẻ ngốc nghếch nhất", người trả giá cao nhất
cho thứ hàng hóa được định giá quá cao và không tìm được người mua nào khác cho
chúng, lúc đó bóng vỡ. Các nhà kinh tế học nhìn nhận bong bóng kinh tế, trong đó đặc
biệt là bong bong bất động sản như một hiện tượng gây tác động tiêu cực lên nền kinh
tế, bởi vì các nguồn lực được phân bổ vào những mục đích không tối ưu. Bên cạnh đó,
khi bong bóng vỡ, nó có thể gây thiệt hại một khối lượng của cải khổng lồ đồng thời kèm
theo một giai đoạn bất ổn kinh tế kéo dài. Hậu quả của bong bóng kinh tế không chỉ tàn
phá nền kinh tế của một quốc gia, mà ảnh hưởng của nó có khi còn lan ra ngoài biên
giới.
• Ví dụ:
Khi có một người vỡ nợ và không thể chi trả tài sản thế chấp cho ngân hàng, căn
nhà đó trở về sở hữu của ngân hàng và tiếp tục đem bán. Nhưng khi có quá nhiều người
bị vỡ nợ dẫn đến số lượng nhà cần bán quá nhiều, hậu quả là lượng Cung vượt quá lượng
Cầu => bất động sản bị mất giá. => Bong bóng bất động sản bị vỡ. Những người đủ khả
năng chi trả bắt đầu nhận ra sự mất giá của căn nhà và ngừng chi trả khoản vay thế chấp.



Các dấu hiệu về sự vỡ bong bóng nhà đất bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 2005 và đầu
năm 2006. Cục dữ trữ liên bang Mỹ sau khi nhận thấy chỉ số lạm phát bắt đầu gia tăng đã
thực hiện chính sách thắt chặt. Chính sách trên bao gồm với việc tăng lãi suất. Và dù lãi
suất tăng không quá cao đủ chỉ để kiểm soát lạm phát nhưng cũng làm những người đi
vay dưới tiêu chuẩn vỡ nợ, người cho vay không lấy được lãi suất, những ngân hàng mua
những tài sản thế chấp từ người cho vay không bán được đến những nhà đầu tư. Khi một
người vỡ nợ thì không ảnh hưởng quá nhiều đến thị trường, nhưng quá trình trên lặp lại ở
số lượng lớn và đồng loạt thì sẽ làm đóng băng cả một thị trường. Ngay lập tức, nguồn
Cung sẽ vượt quá Cầu, nhà đất bị mất giá trầm trọng. Quá trình trên tiếp tục cho đến khi
bong bóng nhà đất vỡ và ảnh hưởng đến cả nền kinh tế nước Mỹ.
Do sự ảnh hưởng rất lớn của nước Mỹ đến nền kinh tế toàn cầu, cuộc khủng hoảng
kinh tế tại Mỹ mà nguyên nhân là do bong bóng nhà đất đã nhanh chóng lan nhanh ra
toàn thế giới.
9


Bất động sản mất giá dẫn đến nợ tài sản thế chấp của các ngân hàng bị mất giá.


Tác động:
Một đặc trưng quan trọng của bong bóng kinh tế là ảnh hưởng của nó đến thói
quen tiêu dùng. Những người tham gia vào thị trường trong đó các tài sản được định giá
quá cao có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, vì họ có cảm giác là họ giàu hơn. Các tổ chức
tín dụng tuyên bố phá sản, giá cổ phiếu giảm trầm trọng. Người dân ồ ạt đi rút tiền ở các
ngân hàng làm tình trạng tín dụng ngày càng khan hiếm. Tháng 8 năm 2008, một trong
các ngân hàng lớn và lâu đời nhất ở Mỹ là Lemahn Brothers phá sản. Những hậu quả trên
làm cho nền kinh tế của Mỹ bị suy thoái => Đồng Dollars bị mất giá =>giá cả sản phẩm
tăng cao => Lạm phát, thất nghiệp tăng.




Một vài điểm về bong bóng bất động sản ở Việt Nam những năm gần đây:
Thời gian qua, cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, thị trường bất động
sản Việt Nam cũng có nhiều dấu hiệu bất thường, nhất là khi “bong bóng” giá ngày càng
phình to, khiến nhiều nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô lo ngại. Những lo ngại sự
sụp đổ của TTBĐS sẽ kéo theo một loạt những hậu quả khó lường đã khiến việc giảm
“bong bóng” của TTBĐS trở thành đầu việc chính của Chính phủ.
Làm xẹp bong bóng nhà đất là điều cần làm, và điều này đang chờ đợi hành động áp dụng
thuế nhà đất ở mức hợp lý và thuế chênh lệch lãi trên lợi nhuận mua bán nhà đất, ít nhất
ngang bằng thu nhập doanh nghiệp khác.
Để làm xẹp bong bóng nhà đất cần có biện pháp chính sách khuyến khích đầu tư vào
xây dựng nhà cửa, và làm giảm việc đầu cơ đất bằng thuế đặc biệt đối với người mua
quyền sử dụng đất nhưng không sử dụng vào kinh doanh, nhằm đầu cơ.

10


3. Biện pháp giải quyết của các quốc gia trong cuộc khủng hoảng:
-

Mỹ: Sau khi cắt giảm lãi suất chưa đầy một tháng (10/2008) FED quyết định giảm lãi

-

suất thêm một lần nữa (17/12/2008) từ 1%  gần 0% (mức kỷ lục trong 50 năm ở Mỹ)
Châu Âu: ECB giảm lãi suất xuống còn 3.75%. Tại Khu vực các nước sử dụng đồng tiền
chung châu Âu (Eurozone) trong cuộc họp thượng đỉnh (giữa tháng 10/2008), lãnh đạo
các nước này đã thống nhất cùng bảo lãnh tiền vay liên ngân hàng và chính phủ. Các
ngân hàng như FED, ECB, BOJ, NHTƯ Anh (BOE) và NHTƯ Thụy Sỹ (SNB) cùng

điều phối các cuộc đấu giá tín dụng nhằm hỗ trợ tiền mặt cho các ngân hàng thương mại
đến hết năm 2008. FED sẽ thêm 620 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng và các thỏa thuận
“chuyển đổi” với nhóm các NHTƯ mạnh trên thế giới. Bên cạnh đó, ECB cũng công bố
kế hoạch phối hợp hành động với các NHTƯ khác để mở rộng cho vay bằng đồng USD
đối với các ngân hàng thương mại đang kẹt tiền mặt, tăng số tiền cho vay bằng đồng
USD dành cho các ngân hàng thương mại khu vực Eurozone và đưa số tiền cho vay từ
ECB lên 160-170 tỷ USD cho các thời hạn vay từ 1 ngày tới 84 ngày. Sau đó, ECB đã
thêm 50 tỷ USD vào thị trường trong khi BOE và SNB thêm 10 tỷ USD nhằm giảm sự

-

căng thẳng tín dụng trong hệ thống ngân hàng.
Anh: Lãi suất giảm xuống 4.5%. Chính phủ công bố kế hoạch có tổng giá trị 875 tỷ USD
nhằm quốc hữu hóa , ngăn chặn sự đổ vỡ hệ thống của 8 ngân hàng thương mại và nâng
cao trần bảo hiểm tiền gủi từ 35.000  50.000 Bảng (~88.300USD) để ngăn chặn tiền

-

chảy sang Ailen (khi công bố tiền gửi bảo hiểm đặc biệt kéo dài 2 năm)
Đức: Chính phủ và các tổ chức tài chính đã được gói cứu trợ trị giá 50 tỷ Euro (~68 tỷ
USD) cho ngân hàng cho vay địa ốc hàng đầu ở Đức là Hypo Real Estate Holding AG
với hy vọng ngân hàng này thoát khỏi bờ vực vỡ nợ. Ngoài ra, Chính phủ Đức còn tuyên
bố sẽ đảm bảo toàn bộ tài khoản tiền gửi tiết kiệm cá nhân trong các ngân hàng nhằm
giảm lo ngại về hệ thống ngân hàng (đến nay đã được 180 ngân hàng). Chính sách bảo
hiểm này bảo đảm 90% số dư tài khoản (~20.000Euro), kế hoạch bảo lãnh này ở Đức có

-

tổng trị giá lên tới 568 tỷ Euro (770 tỷ USD).
Hà Lan: Chính phủ đã thêm khẩn cấp 10 tỷ Euro (13,4 tỷ USD) vào ngân hàng ING

(ngân hàng lớn nhất nước này và thuộc Top 20 ngân hàng hàng đầu thế giới). Trước đó,

11


Chính phủ Hà Lan cũng đã phải chi ra 16,8 tỷ Euro để cứu Tập đoàn ngân hàng Fortis
-

(một liên doanh giữa Hà Lan và Bỉ)
Châu Á: Trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) lần thứ 7 tại Bắc
Kinh, Trung Quốc (tháng 10/2008), lãnh đạo 13 nước châu Á (gồm 10 nước ASEAN và
ba nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) đã dành khoảng 80 tỷ USD thành lập một

+

Quỹ Dự trữ nhằm bảo vệ đồng tiền của mình khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
Nhật Bản: Ủng hộ chính sách cắt giảm lãi suất của các Chính phủ khác. 19/12/2008
NHTƯ Nhật Bản(BOJ) giảm lãi suất 0.5%  0.1%. BOJ đã thêm một khoản tiền kỷ lục
4.000 tỷ Yên (khoảng 39 tỷ USD) vào thị trường tiền tệ để hỗ trợ thị trường tín dụng liên

+

ngân hàng
Hàn Quốc: Chính phủ quyết định cắt giảm tỷ lệ tới 75% (cắt giảm lớn nhất trong lịch sử
nước này) và thông qua kế hoạch cứu thị trường tài chính trị giá 100 tỷ USD nhằm giúp
tăng thanh khoản cho các ngân hàng và đảm bảo nguồn ngoại tệ, giúp các ngân hàng có

thể cho vay và nâng dự trữ vốn.
+ Trung Quốc: Giảm lãi suất 0.27%, Chính phủ đã công bố gói giải pháp kinh tế trị giá
586 tỷ USD nhằm ngăn chặn tác động của cuộc khủng hoảng tài chính. Khoản tiền này

được dành cho 10 lĩnh vực, trong đó có cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội từ nay đến năm
2010, tiêu dùng của người dân, đặc biệt là nhà ở giá rẻ, y tế, giáo dục… Một phần của gói
kích thích kinh tế được dành cho khu vực tư nhân
-

Việt Nam:

Thứ nhất, thực hiện các nhóm giải pháp chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
chủ động ngăn ngừa suy giảm, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; sử
dụng công cụ điều chỉnh linh hoạt diễn biến của thị trường như tỷ giá, lãi suất, hạn mức
tín dụng; tăng cường giám sát của Chính phủ đối với hệ thống tài chính, ngân hàng và thị
trường chứng khoán.
Thứ hai, thắt chặt chi tiêu Chính phủ và đầu tư khu vực công, tránh thâm hụt ngân
sách nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư phát
triển, không xảy ra tình trạng ứ đọng vốn.
12


Thứ ba, theo dõi chặt chẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước chịu ảnh
hưởng khủng hoảng tài chính để có biện pháp hỗ trợ cần thiết; cải thiện môi trường đầu
tư, thu hút thêm nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ tư, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh; miễn giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh cho vay dự án hiệu quả duy trì hoạt động
sản xuất, kinh doanh, góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô.
Chú trọng vào sản xuất các mặt hàng xuất khâu có kim ngạch lớn, khả năng tăng
trưởng cao như chế biến, dệt may, giày dép...
Ngày 15/01/2009 Chính phủ đã quyết định các phương án sử dụng khoản kích cầu
1 tỷ USD (17.000 tỷ VN D) hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngày 04/04/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về gói kích cầu
thứ hai tổng số lãi hỗ trợ là 20.000 tỷ đồng.

Chính phủ cơ chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp có vốn điều lệ 20 tỷ đồng
trở xuống và dưới 500 lao động. Mức bảo lãnh tối đa bằng 100% sốnợ gốc và lãi phát
sinh. Phí bảo lãnh tối đa bằng 0,5%/năm/số tiền được bảo lãnh. Chính phủ cấp 200 tỷ
đồng Ngân hàng phát triển Việt Nam hình thành vốn ban đầu cho Quỹ bù đắp rủi ro khi
bảo lãnh tín dụng.
Chính phủ sẽ thực hiện các giải pháp để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn
tín dụng cho các doanh nghiệp. Tiếp tục hạ lãi suất cơ bản và cho phép các tổ chức tín
dụng, các quỹ tín dụng nhân dân cho vay theo lãi suất thỏa thuận. Chính phủ sẽ điều
chỉnh tỷ giá ngoại tệ theo nguyên tắc linh hoạt.
Thứ năm, đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, giảm xuất khẩu vào thị trường
chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính; tăng cường phát triển thị trường nội địa,
thay thế hàng nhập khẩu; kích thích xuất khẩu giảm nhập siêu. Kích cầu tiêu dùng, Chính
phủ sẽ thực hiện điều hành giá cả những vật tư, nhiên liệu quan trọng như: xăng dầu, sắt

13


thép…đồng thời phát triển mạng lưới phân phối hệ thống bán lẻ, nhất là ở vùng sâu vùng
xa để cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng thiết yếu.
Thứ sáu, thường xuyên cập nhật thông tin trong và ngoài nước để có đánh giá
đúng tình hình, tác động và đưa ra chính sách ứng phó kịp thời thích hợp nhất.
Nguồn: Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến đầu tư nước ngoài và
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong những năm tới. tap chi cong san. org.vn

14


4. Tình hình chung của nước ta trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007:
• Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động trực tiếp đến nền kinh tế VN thì có
giới


hạn,
-

nhưng



lại

tác

động

gián

tiếp

một

cách

khá

mạnh

:

Khủng hoảng khiến tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại, từ 8% xuống còn


6.28% năm 2008, đến 2009 thì giảm còn 5.32%, mức thấp nhất từ trước tới nay.
-

Các trị số về giá trị của các ngành thấp hơn nhiều so với các năm trước.

Xuất khẩu và du lịch ở nước ta giảm mạnh. Các chính sách tiền tệ nới lỏng đã khiến cho
lạm phát có nguy cơ tăng cao .
-

Những yếu tố rủi ro cao xuất phát từ các cân đối thanh toán, cân đối ngoại thương, cân
đối

cung

cầu



VN

đã

hội

nhập

sâu

vào


nền

kinh

tế

thế

giới.

Khủng hoảng đã làm dao động đến tỉ giá và lãi suất của USD. Gây ra nhiều biến động do
tâm lí của dân chúng . Đặc biệt thị trường chứng khoáng suy giảm mạnh, các nhà đầu tư
đã rút vốn khỏi thị trường VN, mặc dù chính phủ đã có những chính sách nhằm cải thiện
-

vấn đề nhưng chứng khoáng VN tiếp tục giảm mạnh.
Các vốn đầu tư nước ngoài FDI có xu hướng ngừng lại và giảm. Khả năng phân giả
nguồn vốn FDI và ODA chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Và trong nhưng năm tới,
cuộc khủng hoảng này sẽ làm cho các dòng đầu tư nước ngoài vào VN suy giảm vì sự bất

-

ổn và suy thoái nền kinh tế toàn cầu.
Vào cuối năm 2008, để đối phó với khủng hoảng, chính phủ nước ta đã đặt ra các mục
tiêu chống suy giảm, ổn định kinh tế vĩ mô và đã ban hành nhiều giải pháp và chính sách
để ngăn chặn suy giảm nền kinh tế, giúp duy trì và ổn định nền kinh tế, đảm bảo an sinh
xã hội.

15



III.

Kết luận:
Qua những thông tin trên, chúng ta có thể kết luận rằng khủng hoảng tài chính

toàn cầu năm 2007 không chỉ ảnh hưởng đến một quốc gia mà còn tác động lan rộng
ra các nước trên toàn thế giới, để lại nhìều vết thương sâu trong nền kinh tế, gây ra
nhiều tổn thất nặng nề, làm suy thoái tốc độ tăng trưởng của các đối tượng bị ảnh
hưởng, trong đó chúng ta không thể không nhắc đến Việt Nam.
Tuy trong nhiều năm qua, từng quốc gia đã có những biện pháp để khắc phục
và giải quyết tình trạng khủng hoảng này, nhưng đó cũng là một bài học phải được
các nước ghi nhận và rút ra những kinh nghiệm để tránh đi vào vết xe đổ của những
người đi trước. Mong rằng, đây cũng sẽ là một bước để nền kinh tế Việt Nam nói
riêng và toàn thể thế giới nói chung vực dậy, phát triển một cách nhanh chóng và
vững chắc trong tương lai.

16


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 3
Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Môn: Tài Chính Tiền Tệ
STT

Họ và tên

MSSV

Phân công công việc


Điểm đánh giá
(Thang điểm 10)

1

Bùi Khánh Linh

B1400128

Phần I. + 1.1

10

2

Vũ Thùy Vi

B1400398

Phần 1.2.

10

3

Nguyễn Thùy Linh

B1400040


10
Phần 2.1.

4

Nguyễn Thị Thùy Trang

B1400261

10

5

Trần Phan Phương Thức

B1400168

10

6

Trần Thị Ngọc Minh

B1400099

10

7

Trần Vũ Nguyễn Trúc Phương


B1400451

10

Phần 2.2.

Phần 3.
8

Trần Nguyễn Thu Uyên

B1400263

9

Nguyễn Quốc Bảo

B1400256

Phần 4.

10

B1400381

Phần III. + Tổng hợp,
chỉnh sửa bài
PowerPoint của nhóm


10

10

Nguyễn Hoàng Lâm

10

17



×