Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích nội dung cơ bản luật thế bảo vệ môi trường thực tiễn ápdụng 6 tháng đầu năm 2015 và đề xuất pháp lí của nhóm thông qua việc áp dụng đối với mặt hàng thuế nilon thuộc diện chịu thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.13 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

1


I.

MỞ ĐẦU

Hiện nay, môitrườngsốngđangbị ô nhiễmnghiêmtrọng. Điềuđótrởthànhmốiquantâm,
lo lắngchungchocácquốcgiatrênphạm vi toàncầunóichungvàViệt Nam nóiriêng.Ô
nhiễmmôitrườnglàmgiảmchấtlượngcuộcsốngcủa

con

ngườivàlàmbiếnđổicácđặcđiểmcủahệsinhtháitrêntráiđất. Để bảo vệ môi trường, Nhà
nước ta đã ban hành ra những chính sách cụ thể, trong đó có quy định về các loại
thuế bảo vệ môi trường. Luật thế bảo vệ môi trường ra đời và phát triển cho đến nay
đã mang lại những kết quả tích cực, đồng thời cũng còn nhiều hạn chế. Thực tiễn
triển khai trên thực tế về vấn đề này như thế nào, cần áp dụng những biện pháp khắc
phục ra sao? Để trả lời cho câu hỏi đó, nhóm em xin lựa chọn đề bài: "Phân tích
nội dung cơ bản Luật thế bảo vệ môi trường - thực tiễn ápdụng 6 tháng đầu năm
2015 và đề xuất pháp lí của nhóm thông qua việc áp dụng đối với mặt hàng thuế
nilon thuộc diện chịu thuế".

2


II.
1.


NỘI DUNG

Khái quát chung
Môi trường là một khái niệm tương đối rộng và được định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau. Trong tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu
là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung
quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác
các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con
người”
Khái niệm vềThuế:
Ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một quá
trình phát triển lâu dài và khái niệm về thuế cũng không ngừng được hoàn thiện.
Hiện nay, trên thực tế có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuế. Khái niệm
cổ điển nhất và cũng nổi tiếng nhất về thuế đó là “Thuế là một khoản trích nộp
bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng
góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của
Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của Nhà nước”
Khái niệm về Thuế bảo vệ môi trường
Ý tưởng sử dụng công cụ thuế để khắc phục những tác động ngoại ứng có hại
tới môi trường đã được Pigouđưa ra từ năm 1920 trong tác phẩm “Kinh tế học
phúc lợi” nên thuế bảo vệ môi trường còn có tên là thuế Pigou.
Trên thực tế, thuế bảo vệ môi trường còn được gọi tắt là thuế môi trường.
Về mặt lý thuyết, thuế môi trường là một công cụ tương đối đơn giản vì mức
thuế tối ưu chính bằng với mức chi phí xử lý ô nhiễm của doanh nghiệp. Pigou đã
nêu ra nguyên tắc đánh thuế là: “Mức thuế ô nhiễm (mức thuế môi trường) tính
cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá trị bằng chi phí ngoại ứng do đơn vị
sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức sản lượng tối ưu xã hội”
Bên cạnh các định nghĩa về thuế môi trường trên thế giới, Luật thuế bảo vệ
môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII,
kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 cũng đưa ra một định nghĩa

ngắn gọn và dễ hiểu về thuế môi trường như sau: “Thuế bảo vệ môi trường là loại
3


thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến
môi trường”
Phân loại:
Dựa vào lĩnh vực hoạt động: sẽ có các loại thuế chính như: Thuế năng lượng,
Thuế giao thông, Thuế tài nguyên
Dựa vào đối tượng gây

ô

nhiễm:

thuế

được

chia

thành:

- Thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm
- Thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm
Dựa vào căn cứ tính thuế: Cách phân loại này dựa vào căn cứ tính thuế đã
được nói đến ở trên như: thuế xăng, thuế nước thải…

4



2. Nội dung cơ bản của Luật thuế bảo vệ môi trường
2. 1. Đối tượng chịu thuế.
2. 1.1. Nguyên tắc xác định đối tượng chịu thuế.
Theo Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất,
kinh doanh một số sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe
con người thì phải nộp Thuế môi trường”.
Vì vậy, các sản phẩm được lựa chọn đưa vào đối tượng chịu thuế phải là những sản
phẩm được sản xuất, nhập khẩu mà khi sử dụng mới gây tác động xấu đến môi
trường và sức khỏe con người. Do đó, những hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế
BVMT nhưng không được sử dụng ở Việt Nam thì sẽ được đưa vào đối tượng
không chịu thuế BVMT.
2.1.2. Đối tượng chịu thuế theo Luật bảo vệ môi trường.
Theo quy định của Luật Thuế BVMT đối tượng chịu thuế gồm 8 nhóm hàng hóa:
a.Xăng dầu
Đây là sản phẩm có chứa một số chất hóa học như chì, lưu huỳnh,… ngay cả khi
chưa sử dụng các chất chứa trong các loại xăng dầu đã phát thải ra môi trường và
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Việc đưa các sản phẩm xăng dầu vào đối tượng
chịu thuế nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả;
khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới áp
dụng thuế BVMT đối với xăng, dầu. Các nước EU đang đánh thuế đối với nhiên
liệu ( Xăng 0,42 Euro/lít, dầu Diesel 0,30 Euro/lít); Singapo: 0,4 đôla Singapo/lít
xăng.
b.Than đá
Khi than được sử dụng cho mục đích đối cháy sẽ thải ra môi trường các loại khí như
CO2, SO2 đều là các khí gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Phạm vi sử
5


dụng than cũng rộng khắp và với khối lượng gần 30 triệu tấn/năm. Việc đưa than

vào đối tượng chịu thuế cũng nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả; giảm sự phụ thuộc vào năng lượng có nguồn gốc hóa thạch, khuyến
khích sử dụng năng lượng tái tạo. Nhiều nước như Trung Quốc thu từ 8 đến 37
Nhân dân tệ/tấn tùy theo hàm lượng lưu huỳnh trong than; Philipine thu ở mức 10
Pê sô/1 tấn.
c.Dung dịch hydro-chloro-fluoro-cácbon (HCFC)
Dung dịch HCFC được sử dụng trong một số lĩnh vực công nghiệp như: Làm lạnh,
điều hòa không khí,… Sự phát thải chất HCFC vào khí quyển, làm ô nhiễm bầu
không khí, là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ôzôn và gây hiệu ứng nhà kính.
Nước ta đã tham gia ý ký kết Nghị định thư Montreal về hạn chế sử dụng các chất
làm suy giảm tầng ôzôn. Việc đưa chất HCFC vào đối tượng chịu thuế BVMT sẽ
góp phần vào việc thực hiện cam kết quốc tế, khuyến khích doanh nghiệp giảm dần
sử dụng HCFC bằng việc chuyển đổi công nghệ sản xuất.
d.Túi ni lông thuộc diện chịu thuế
Túi ni lông phải trải qua thời gian rất lâu để phân hủy, có thể tới hàng trăm năm
hoặc không thể tự phân hủy được. Túi nilông thải bỏ sau khi sử dụng sẽ tích tụ
trong đất, suy thoái môi trường đất. Khi bị phân hủy thì còn sinh ra các chất làm đất
bị trơ, không giữ được độ ẩm và dinh dưỡng cho cây trồng. Việc đưa túi ni lông vào
đối tượng chịu thuế nhằm mục tiêu nâng cao ý thức BVMT của toàn xã hội, từ đó
góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng túi ni lông. Hiện
nay, có nhiều nước trên thế giới đã thu thuế đối với các sản phẩm nhựa (túi ni lông,
bát nhựa, chai nhựa…) như: Anh, Ailen, Đài Loan…
e.Thuốc trừ cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối
thuộc loại hạn chế sử dụng

6


Đây là những hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp từ các chất hóa
học được dùng để phòng trừ dịch hại trên cây trồng và bảo quản nông sản. Việc đưa

hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng vào đối tượng chịu thuế nhằm
nâng cao nhận thức của người sử dụng, khuyến khích họ thay đổi thói quen sử dụng
lạm dụng, giảm thiểu những tác hại xấu của hóa chất bảo vệ thực vật đối với môi
trường. Hiện nay, một số nước như Đan Mạch, Bỉ cũng áp dụng thuế BVMT đối với
các sản phẩm hóa chất bảo vệ thực vật.
Đồng thời, Luật cũng quy định điều khoản mở: “Trường hợp xét thấy cần thiết phải
bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Chính phủ trình
Ủy ban Thường vụ Quốëc hội xem xét, quy định”.
2.2. Chủ thể nộp thuế.
Thuế BVMT thu vào hàng hóa thuộc diện chịu thuế, vì vậy, Luật quy định theo
nguyên tắc chung là: Những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng
hóa thuộc đối tượng chịu thuế BVMT sẽ là Người nộp thuế. Đồng thời, quy định cụ
thể đối với một số trường hợp đặc thù để tránh phát sinh vướng mắc khi triển khai
luật, như sau:
- Trường hợp ủy thác nhập khẩu thì người nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa thuộc
đối tượng chịu thuế BVMT là người nộp thuế.
- Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ,
lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế
BVMT thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
2.3. Căn cứ tính thuế.
Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế
tuyệt đối. Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:

7


+ Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng
hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng
cáo.
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa

nhập khẩu.
Đối với trường hợp số lượng hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường xuất, bán và
nhập khẩu tính bằng đơn vị đo lường khác đơn vị quy định tính thuế tại biểu mức
thuế Bảo vệ môi trường do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành thì phải qui đổi ra
đơn vị đo lường quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường để tính thuế.
+ Đối với hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch
và nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hoá tính thuế trong kỳ là số lượng xăng,
dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc
sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị
đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng. Cách xác định như sau:
Số

lượng nhiên

Tỷ lệ phần trăm (%)

Số lượng xăng, dầu,

liệu hỗn

hợp

xăng, dầu, mỡ nhờn

mỡ

khẩu, sản xuất bán ra,x

gốc


tiêu dùng, trao đổi,

trong nhiên

tặng cho

hợp

nhờn

gốc

thạch tính thuế

hoá=

nhập

hoá

thạch



liệuhỗn

Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật chế biến nhiên liệu hỗn hợp được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt (kể cả trường hợp có thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ
nhờn gốc hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp), người nộp thuế tự tính toán, kê
khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá

thạch; Đồng thời có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế về tỷ lệ phần trăm (%)
xăng, dầu, mỡ nhờn có gốc hoá thạch chứa trong nhiên liệu hỗn hợp và nộp cùng

8


với tờ khai thuế của tháng tiếp theo tháng bắt đầu có bán (hoặc có thay đổi tỷ
lệ) nhiên liệu hỗn hợp.
+ Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE,
LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,...) hoặc các chất khác như
nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng
màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp. Căn cứ định mức
lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni
lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự
chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.
2.4. Phương pháp tính thuế.
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp được tính theo công thức sau:

Thuế bảo vệ môi trường
phải nộp

=

Số lượng đơn vị hàng
hoá tính thuế

Mức thuế tuyệt đối
x

trên một đơn vị hàng

hoá

5. Quản lí thuế.
Về cơ bản, việc kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế BVMT được thực
hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế. Luật BVMT quy định cụ thể hơn về: Thời
điểm tính thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế BVMT. Cụ thể:
- Về thời điểm tính thuế: đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội
bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý
thuế; đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai
hải quan; đối với xăng dầu sản xuất hoặc nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời
điểm đầu mối kinh doanh xăng dầu bán ra.
- Về khai thuế, tính thuế và nộp thuế: đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu
dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về
9


quản lý thuế; đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai
và nộp thuế nhập khẩu; thuế BVMT chỉ phải nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất
hoặc nhập khẩu.
- Về hoàn thuế: Người nộp thuế được hoàn thuế BVMT đã nộp trong các trường
hợp sau: hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự
giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập
khẩu để giao, cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng dầu để bán cho
phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên các tuyến đường qua cảng Việt Nam
hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên các tuyến đường vận tải quốc tế theo
quy định của pháp luật; hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức
kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất; hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái
xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm,
giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài.
3.Thực tiễn áp dụng luật thuế bảo vệ môi trường trong 6 tháng đầu năm 2015

Các quy định của chính sách thuế hiện hành đã có tác động tích cực đến bảo
vệ môi trường. Các khoản thu thuế bảo vệ môi trường góp phần tạo nguồn thu cho
ngân sách nhà nước, dùng để chi cho đầu tư giải quyết các vấn đề về môi trường,
đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng,
nhưng đã lộ rõ nhiều bất cập trong việc áp dụng vào thực tiễn đời sống, đặc biệt là
trong công tác quản lí môi trường.

10


3.1. Thực tiễn tác động của thuế bảo vệ môi trường đến xuất nhập khẩu.
− Khi chịu thêm thuế bảo vệ môi trường thì giá tính thuế giá trị gia tăng
(GTGT) bao gồm giá hàng hoá cộng thêm các loại thuế. Như vậy, giá
xăng dầu chắc chắn sẽ tăng do thuế GTGT tính trên cả số tiền nộp thuế
BVMT. Không chỉ xăng dầu mà hầu hết các mặt hàng khác có liên
quan đến thuế BVMT đều bị đánh thuế BVMT, khi đó giá thành sản
phẩm phải cộng thêm thuế BVMT và thuế GTGT bao gồm luôn cả thuế
BVMT
nên
giá
thành
sản
phẩm
tang.
− Trong khi đó, theo Điều 2 Thông tư số 152/2011/TT-BTC của Bộ Tài
chính, túi ni lông PE nhập khẩu vào Việt Nam lại không phải chịu thuế
BVMT nếu tạm nhập khẩu và tái xuất khẩu trong thời hạn quy định của
pháp luật. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp mua túi ni lông để đóng gói hàng
hóa xuất khẩu đã lựa chọn phương pháp tạm nhập tái xuất khiến các
doanh nghiệp sản xuất túi ni lông trong nước phải đối mặt với nguy cơ

đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng.
- Việc nhập khẩu chưa bền vững do vẫn chú trọng nhập khẩu công nghệ
trung gian, khuyến khích nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ. Nhập khẩu chưa
được quản lý tốt đã góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm và suy thoái
môi trường. Tình trạng nhập khẩu hàng hóa không đảm bảo các quy
định an toàn và môi trường còn khá phổ biến, nhất là nhập khẩu hàng
hóa từ Trung Quốc. Tình trạng nhập khẩu thiết bị lạc hậu, thực phẩm
kém chất lượng, hóa chất độc hại từ Trung Quốc và qua các cửa khẩu
tiếp giáp với Lào và Căm Pu Chia chưa được ngăn chặn. Tình trạng này
vẫn

chưa



biện

phản

phòng

chống

an

toàn,

triệt

để.


− Thực tế hiện nay, các ngành may mặc, giày da, thuỷ sản xuất khẩu sử
dụng một lượng lớn các túi nilon PE, PA nhưng luật thuế bảo vệ môi
trường có hiệu lực đã làm tăng chi phí báo bì từ 30% - 50% sẽ làm cho
giá thành của sản phẩm dệt may, da giầy, thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam
tăng đáng kể sẽ khó có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác.
− Về bản chất, túi nilon bị đánh thuế BVMT nên giá thành của túi nilon
tăng lên nhiều. Hơn nữa, khi tính giá sản phẩm sử dụng túi nilon làm
11


bao bì thì giá thành sản phẩm công ty phải tính thêm giá của túi nilon
và khi đó sản phẩm lại bị đánh thuế BVMT một lần nữa, như vậy thuế
BVMT đã được tính hai lần cho sản phẩm làm cho gái thành sản phẩm
xuất khẩu của công ty tăng giá làm cho tính cánh tranh trên thị trường
giảm đáng kể.
− Riêng đối với mặt hàng xăng dầu, là nhiên liệu chủ yếu cung cấp cho
các doanh nghiệp sản xuất, là mặt hàng thiết yếu, nhạy giá với người
tiêu dùng, nếu đánh thuế BVMT lên mặt hàng này sẽ dẫn đến hầu hết
các sản phẩm trên thị trường đều tăng giá sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế
vĩ mô, lạm phát. Vì vậy, Đối với xăng, dầu, mỡ nhờn (gồm: xăng, nhiên
liệu bay, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn) hiện đang
chịu phí xăng dầu, luật thuế bảo vệ môi trường sẽ không thu phí bảo vệ môi trường
đối

với

mặt

hàng


này



chuyển

sang

thu

thuế

với

mức

bằng mức phí hiện hành. Việc “giữ nguyên” nhằm ổn định kinh tế vĩ
mô, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp,
không

gây

tác

động

lớn

đến


sản

xuất



đời

sống



hội.

− Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 8-8-2011 của Chính phủ và Thông tư
152/2011/TT-BTC ngày 11-11-2011 của Bộ Tài chính quy định: “Túi
ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa
mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE hoặc LLDPE, trừ bao bì
đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi
trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường”. Định nghĩa
này quá chung chung, gần như bao gồm hầu hết sản phẩm nhựa, đẩy
các doanh nghiệp nhựa vào thế khó khi phải cạnh tranh với hàng nhập
khẩu không phải chịu thuế bảo vệ môi trường. Đã có nhiều doanh
nghiệp nhựa lớn chuyên cung cấp bao bì nhựa cho doanh nghiệp ngành
phân bón, hóa mỹ phẩm có nguy cơ mất khách hàng do khách hàng sẽ
12


chuyển sang nhập khẩu bao bì nhựa để không phải chia sẻ khoản thuế

bảo

vệ

môi

trường

− Than đá là sản phẩm gây ô nhiễm nặng cho môi trường, phạm vi sử
dụng than hiện nay là khá phổ biến với khối lượng gần 30 triệu
tấn/năm. Ngoài ra, việc khai thác bừa bãi than đã hủy hoại môi trường,
dẫn đến tài nguyên này ngày một cạn kiệt, gần đây nhiều doanh nghiệp
đã phải nhập khẩu than với khối lượng lớn
3.2. Thực tiễn tác động của thuế bảo vệ môi trường đến hoạt động của
Doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp nhỏ đã né thuế bằng cách bán sản phẩm và không
xuất hoá đơn. Cũng đã có những đối tác mua hàng yêu cầu công ty sản
xuất bao bì “lách” thuế bằng cách thay đổi tên đơn hàng trên hóa đơn.
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất túi ni lông là doanh nghiệp nhỏ, cơ
sở sản xuất gia đình đang đóng thuế theo hình thức thuế khoán, không
bị tác động nhiều bởi việc áp dụng Luật Thuế BVMT.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khi áp dụng thuế môi trường
với túi ni lông, một số doanh nghiệp hiện vẫn còn lúng túng, gặp khó
khăn

khi

áp

dụng


thuế

đối

với

loại

sản

phẩm

này.

Nhập khẩu chưa bền vững do vẫn chú trọng nhập khẩu công nghệ trung
gian, khuyến khích nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ. Nhập khẩu chưa
được quản lý tốt đã góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm và suy thoái
môi trường. Tình trạng nhập khẩu hàng hóa không đảm bảo các quy
định an toàn và môi trường còn khá phổ biến, nhất là nhập khẩu hàng
hóa từ Trung Quốc. Tình trạng nhập khẩu thiết bị lạc hậu, thực phẩm
kém chất lượng, hóa chất độc hại từ Trung Quốc và qua các cửa khẩu

13


tiếp giáp với Lào và Căm Pu Chia chưa được ngăn chặn. Tình trạng này
vẫn chưa có biện phản phòng chống an toàn, triệt để. 1
Hiện


tại,

các

luật

về

đánh

thuế

bảo

vệ

môi

trường đang không rõ ràng, làm cho các doanh nghiệp hoang mang,
e sợ sẽ bị đánh thuế chồng nhiều lần. Luật thuế hiện hành vẫn còn
nhiều kẻ hỡ làm cho những kẻ bất chính tìm kể hở để lách luật, ảnh
hưởng xấu đến các doanh nghiệp lớn làm ăn công khai, minh bạch.
Việc trên hóa đơn bán hàng gộp chung thuế BVMT vào giá bán, không
tách ra một cách cụ thể khiến các doanh nghiệp có thể gặp vướng mắc.
Cụ thể, đơn vị mua mặt hàng túi bao bì nhựa về làm thêm một vài công
đoạn, sau đó bán cho một đơn vị khác cũng ở dạng túi bao bì thì lại
phải kê khai đóng thuế BVMT thêm một lần nữa, còn nếu không muốn
đóng thuế thì phải chứng minh. Tuy nhiên, việc chứng minh không đơn
giản vì trên hóa đơn đầu vào của đơn vị không cho thấy đơn vị đã chịu
thuế BVMT đầu vào.

Một số doanh nghiệp nhỏ đã né thuế bằng cách bán sản phẩm và không
xuất hoá đơn. Cũng đã có những đối tác mua hàng yêu cầu công ty sản
xuất bao bì “lách” thuế bằng cách thay đổi tên đơn hàng trên hóa đơn.
- Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất túi ni lông là doanh nghiệp nhỏ, cơ
sở sản xuất gia đình đang đóng thuế theo hình thức thuế khoán, không
bị tác động nhiều bởi việc áp dụng Luật Thuế BVMT. Ngoài ra, nhiều
doanh nghiệp lấy lý do thuế cao, lỗ lã nên thông báo ngưng sản xuất túi
nilon chứa PE (thực chất là vẫn sản xuất) để không phải nộp thuế
BVMT thì cơ quan thuế cũng khó kiểm soát được. 2

1

/>
2

/>
14


3.3. Đánh giá chung
Về thuế môi trường: Theo LTBVMT thì chỉ có 8 đối tượng phải chịu thuế
môi trường. Như vậy, việc đánh thuế ô nhiễm tại nước ta cũng còn một số hạn chế
như: chưa bao phủ các đối tượng gây ô nhiễm, mức thuế áp đặt chưa được nghiên
cứu theo hướng hiệu quả trong khi vẫn còn tình trạng áp thuế theo áp lực ngân sách.
Trên thực tế, có nhiều sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng có khả năng gây ô
nhiễm môi trường nhưng lại chưa được đưa vào diện điều chỉnh của Luật Thuế Bảo
vệ môi trường, ví dụ như các chất tẩy rửa trong công nghiệp, thuốc lá, chất thải
phóng xạ. Không nhiều hàng hóa được đưa vào danh mục chịu thuế bảo vệ môi
trường là một trong những lý do khiến cho Thuế Bảo vệ môi trường, mặc dù là thuế
gián thu nhưng lại ít được đông đảo người tiêu dùng quan tâm, cũng như số thu thuế

bảo vệ môi trường còn khá khiêm tốn. Nên chăng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cần có lộ trình mở rộng từng bước diện đối tượng chịu thuế. Không chỉ hạn chế ở
phạm vi đối tượng chịu thuế, ngay trong quy định hiện hành của Luật thuế bảo vệ
môi trường về một số hàng hóa thuộc diện chịu thuế cũng đang có những tranh
luận”3.
Về trợ cấp cho người gây ô nhiễm: Việt Nam đang áp dụng nhiều chính sách
trợ cấp nhằm làm giảm ô nhiễm nói riêng và giảm thiệt hại do tác nhân bên ngoài
tiêu cực gây ra nói chung. Điển hình như trợ giá xe buýt, hỗ trợ tín dụng, miễn giảm
thuế cho các DN chuyển đổi sang sản xuất tại các khu công nghiệp tập trung. Nhìn
chung các chính sách đã tạo ra những hiệu ứng tích cực cho xã hội.
Về các quy định hạn chế ô nhiễm: Hiện nay, Việt Nam cũng có nhiều quy
định trong hạn chế ô nhiễm nhưng nhiều quy định mang nặng tính hành chính, trong
khi các quy định mang tính kỹ thuật chưa nhiều hoặc các chuẩn của nước ta còn
thấp hơn so với các nước. Ngoài ra, các bộ ngành cũng chưa hỗ trợ trong nghiên
cứu và triển khai các chính sách hạn chế ô nhiễm trong lĩnh vực chuyên ngành.
3

/>
15


Về bán hạn ngạch ô nhiễm: Với thị trường vốn và các nhà đầu tư chưa đa
dạng hiện nay, nên việc bán hạn ngạch ô nhiễm tại nước ta cũng mới chỉ đang trong
quá trình nghiên cứu chưa triển.4
Các quy định khuyến khích doanh nghiệp khai thác và sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế ô nhiễm chưa thể
hiện rõ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm, chưa khuyến
khích được các doanh nghiệp trong việc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại đối với môi
trường. Bởi vì trên thực tế, các chi phí xây dựng, xử lý hệ thống giảm thiểu ô nhiễm
môi trường hoặc để sản xuất sạch thường khá lớn. Các doanh nghiệp thường chạy

theo mục tiêu lợi nhuận mà cố tình bỏ qua những tác hại đối với môi trường, trong
khi đó chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn. Các ưu đãi về thuế chưa đủ mạnh để
khuyến khích doanh nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
4.

Đề xuất pháp lí của nhóm thông qua mặt hàng Thuế nilong thuộc diện chịu
thuế
Bất cập đối với mặt hàng này chính là mức thuế. Luật hiện hành xác định tính thuế
bảo vệ môi trường theo mức thuế tuyệt đối để đơn giản, minh bạch trong thực hiện,
ổn định số thu cho ngân sách. Tuy nhiên, khoảng cách giữa mức tốithiểu và mức tối
đa áp dụng cho một loại hàng hóa là tương đối lớn nhất, dẫn tới khả năng việc áp
dụng sẽ không thống nhất đối với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng
nhưng tại các địa phương khác nhau. Ví dụ, Thông tư số152/2011/TT-BTC ngày 1111- 2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8-8-2011 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo
vệ môi trường xác định túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi,
bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE(high density polyethylene resin)…
nhưng không xác định rõ áp dụng với loại túi đơn lớp hay đơn nguyên liệu (PE).
4

/>
16


Thực tế có những loại túi làm từ nhiều nguyên liệu nhưng cũng chỉ một lớp. Khi
đánh thuế, cơ quan thực thi cứ thấy túi có chữ "PE” là đánh thuế, bất kể đó là túi
một lớp hay nhiều lớp. Điều này làm cho giá bán hàng tăng, dễ mất năng lực cạnh
tranh đối của doanh nghiệp Việt Nam với Doanh nghiệp nhựa nước ngoài. Ngoài ra,
tại khoản 1 điều 8 Luật thuế bảo vệ môi trường, mức thuế được tính là 30.000đ/kg
đến 50.000đ/kg, và cán bộ thuế, vốn không có trình độ kỹ thuật chuyên môn ngành
nhựa, khó có thể phân biệt loại nào đánh thuế với mức 30.000đ/kg, loại nào đánh

thuế với mức 50.000đ/kg, dễ dẫn tới khả năng áp dụng tùy tiện hay một số tiêu cực
trong việc tính thuế. Do vậy, cần điều chỉnh mức thuế hợp lí hơn đối với mặt hàng
này.
KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy, Luật thuế bảo vệ môi trường hiện hành đã có rất nhiều những
I.

quy định hợp lí, góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lí của nhà nước nói
riêng và bảo vệ môi trường nói chung. Bên cạnh đó, qua quá trình triển khai trên
thực tiễn, cho thấy vẫn còn nhiều bất cập. Việc nghiên cứu về vấn đề này có ý nghĩa
rất quan trọng, là động lực để Luật Thuế bảo vệ môi trường được hoàn thiện và thực
hiện có hiệu quả hơn.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thuế Việt Nam, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2012.
Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010

2.
3.

, Thông tư số152/2011/TT-BTC ngày 11-11- 2011 hướng dẫn thi hành
Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8-8-2011 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường

/>
4.

truong
5.
6.
7.

/> /> />
18



×