Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

thâm hụt ngân sách nhà nước tại việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.6 KB, 22 trang )

THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP?
I/ Ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân sách nhà nước
II/Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam
III/Giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam


I/ Ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân sách nhà nước
1.Ngân sách nhà nước
1.1 Khái niệm
Trong tiến trình lịch sử, ngân sách nhà nước (NSNN) với tư cách là một
phạm trù kinh tế đã ra đời và tồn tại từ lâu.Là một công cụ Tài chính của Nhà
nước, NSNN xuất hiện dựa trên cơ sở hai tiền đề khách quan là tiền đề Nhà nước
và tiền đề hang hóa – tiền tệ.
Trong hệ thống tài chính, NSNN là khâu chủ đạo, đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy quyền lực Nhà nước, Tại Việt Nam,
định nghĩa về NSNN được nêu rõ trong luật ngân sách Nhà nước(20/3/1996):
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán đã
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước(Điều 1- luật
ngân sách Nhà nước).
Trong thực tiễn, hoạt động NSNN là hoạt động thu( tạo lập) và chi tiêu( sử
dụng) quỹ tiền tệ của Nhà nước làm cho nguồn tài chính vận động giữa một
bên là các chủ thể kinh tế,xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân
dưới hình thức giá trị và một bên là Nhà nước. Đúng hơn là bản chất kinh tế là của
NSNN. Đứng sau các hoạt động thu chi là mối quan hệ giữa Nhà Nước và các chủ
thể kinh tế, xã hội. Nói cách khác, NSNN phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa nhà
nước với các chủ thể trong phân phối tổng sản phẩm xã hội, thông qua việc tạo
lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà Nước, chuyển dịch 1 bộ phận thu nhập
bằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của Nhà Nước và Nhà Nước chuyển
dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thực hiện để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước.


1.2 Đặc Điểm
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về NSNN. Các quan niệm trên
về NSNN đã lột tả được mặt cụ thể, mặt vật chất của NSNN, nhưng lại chưa thể
chưa thể hiện được nội dung kinh tế xã hội của NSNN. TRên thực tế, nhìn bề
ngoài hoạt động NSNN là hoạt động thu chi tài chính của Nhà Nước. Hoặt động đó
được thể hiện một cách đa dạng và phong phú, được tiến hành hầu hết trên các lĩnh


vực văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, kinh tế. … nó tác động đến hầu hết các chủ
thể kinh tế xã hội. Nhưng về cơ bản nó có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn liền với quyền lực
của nhà nước và phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của
Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở luật định. Đây cũng là điểm khác
biệt giữa NSNN với các khoản tài chính khác. Các khoản thu NSNN đều mang tính
chất pháp lý, còn chi NSNN mang tính chất cấp phát “không hoàn trả trực tiếp”.
Do nhu cầu chi tiêu của mình để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội Nhà Nước đã
sử dụng để quy định hệ thống pháp luật tài chính, buộc mọi pháp nhân và thể nhân
phải nộp một phần thu nhập của mình cho Nhà Nước với tu cách là một chủ thể.
Các hoạt động thu chi NSNN theo cơ sở nhất định đó là luật thuế, chế độ chi do
Nhà Nước ban hành, đồng thời các hoạt động luôn chịu sự kiểm soát của các cơ
quan nhà nước.
NSNN nó luôn luôn chứa đựng những lợi ích về mặt kinh tế, chính trị, ngoại
giao, xã hội…Nhưng lợi ích quốc gia và tổng thể luôn được đặt lên hàng đầu và chi
phối các lợi ích khác.
Thứ hai, NSNN luôn gắn chặt với Nhà Nước chứa đựng những lợi ích chung
và công, hoạt động thu chi NSNN là thể hiện qua các mặt kinh tế - xã hội của Nhà
Nước. NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà Nước và được chia ra làm nhiều quỹ
nhỏ có tác dụng riêng rồi mới chia cho các mục đích.
Thứ ba, giống như các quỹ tiền tệ khác NSNN cũng có đặc điểm riêng của
một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà Nước và được chia ra làm nhiều quỹ nhỏ có tác

dụng riêng rồi mới chia cho các mục đích.
Thứ tư, hoạt động thu cho ngân sách Nhà nước được thể hiện theo nguyên tắ
c không hoàn trả lại trực tiếp đối với người có thu nhập cao nhằm mục đích rút
ngắn khoảng cách giữa người giàu và nghèo nhằm công bằng cho xã hội. Ví dụ:
xây dựng đường xá, an ninh quốc phòng … Người chịu thuế sẽ được hưởng lợi từ


hàng hóa này nhưng hoàn trả một cách trực tiếp. Bên cạnh đó ngân sách còn
chi cho các quỹ chính sách, trợ cấp thiên tai…

2.Thâm hụt ngân sách nhà nước
2.1 Khái niệm
Thâm hụt ngân sách là tình trạng mất cân bằng ngân sách nhà nước khi số
chi vượt quá số thu ngân sách trong cân đối ngân sách nhà nước trong một tài
khoản nhất định.
Thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ.
Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính
sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội
hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,...
Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh
tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví
dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách
từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng
lên.
2.2 Nguyên nhân thâm hụt ngân sách nhà nước:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tác đông của chu kỳ kinh tế
Nền kinh tế phát triển theo chu kỳ: tăng trưởng-suy thoái-tăng trưởng. Khi
nền kinh tế trong tình trạng suy thoái, số thu từ thuế của nhà nước giảm đi
trong khi chi tiêu ngân sách lại tăng lên, dẫn đến thâm hụt ngân sách, thâm

hụt như vậy gọi là thâm hụt chu kỳ
+ Hậu quả do các tác nhân gây ra.
Khi có rủi ro do thiên tai, dịch bệnh hoặc chiến tranh, khủng bố, tính trạng
dân số gia tăng, mặc dù chính phủ đã có những biện pháp dự phòng nhưng


đôi khi rủi ro vượt qua ngoài dự toán, do đó nhà nước phải tăng chi, thâm
-

hụt ngân sách ngoài mong muốn của nhà nước.
Nguyên nhân chủ quan:
+ Do cơ cấu thu, chi ngân sách thay đổi
Khi nhà nước khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành cơ cấu
kinh tế cao hơn, nhưng chi tiêu ngân sách không giảm, điều này làm cho
thâm hụt ngân sách xảy ra.
+ Do điều hành ngân sách nhà nước không hợp lý dẫn đến tình trạng không
khai thác nguồn thu một cách hợp lý, thất thu do trốn, lậu thuế.


2.3 Tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước: thâm hụt ngân sách nhà nước được tài trợ
qua các biện pháp sau:
-

Giảm chi tiêu công: Giải pháp này được thực hiện trên cơ sở tính toán lại các
khoản chi một cách khoa học để cắt giảm các khoản chi kém hiệu quả hoặc
chưa thật sự cần thiết. Nhưng biện pháp này có hạn chế là không được giảm
chi quá nhiều vì khi đó nó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của công chúng và dễ

-


dẫn tới tiêu cực từ phía công chúng.
Tăng thuế và kiện toàn hệ thống thu:
Về dài hạn, thâm hụt ngân sách có thể sử dụng biện pháp tăng thuế để bù đắp.
Tăng thuế không chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh tăng thuế suất mà còn hướng
đến cải cách sắc thuế, kiện toàn và nâng cao hiệu quả công tác hành thu nhằm

-

chống thất thu thuế.
Vay nợ: Là biện pháp chủ yếu được tài trợ thâm hụt ngân sách ở tất cả các
quốc gia trên thế giới.
Các biện pháp vay nợi khá đa dạng:
+ Vay trong nước thông qua phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước,
trái phiếu đầu tư.
+ Vay nợ nước ngoài: có thể được thực hiện vay từ chính phủ các nước, các tổ

-

chức tài chính quốc tế hoặc phát hành trái phiếu quốc tế.
Phát hành tiền giấy:
Ưu điểm: đáp ứng nhu cầu bù đắp thâm hụt một cách kịp thời không gây ra
gánh nặng cho quốc gia.
Nhược điểm: tình trạng lạm phát, làm giảm uy tín của nhà nước.


II/Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam
Thâm hụt ngân sách là sự chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi trong năm đó
của Chính phủ. Thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khỏang hơn một thập kỉ
qua và có xu hướng ngày càng gia tăng. Cụ thể, thâm hụt ngân sách của Việt Nam
trung bình trong giai đoạn 2003-2007 chỉ là 1,3% GDP nhưng con số này đã tăng

hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008-2013. Đặc biệt trong 2 năm 20092010 con số thâm hụt nân sách của VN thuộc diện cao nhất so với các nước trong
khu vực, vao khoảng 6% GDP/năm. Con số này gấp khoảng 6 lần so với con số
tương ứng của Indonesia, gấp 3 lần so với Trung Quốc và gấp khoảng gần 2 lần so
với Thái Lan.
Bảng thông kê tình hình thâm hụt ngân sách qua các năm (2001 – 2013)
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011

Tổng chi cân
Tỷ lệ bội chi
Tổng thu cân
Thâm hụt ngân
đối ngân sách
NSNN so với
đối NSNN
sách nhà nước
nhà nước
GDP

90,749

108,961

22,000

4.7 %

123,860

148,208

25,597

4.5 %

177,409

197,573

29,936

4.9 %

224,776

248,615

34,703


4.85 %

283,847

313,479

40,746

4.86 %

272,877

321,377

48,500

5%

311,840

368,340

56,500

5%

408,080

474,280


66,200

4,95%

442,340

584,695

115,900

6.9 %

462,500

582,200

119,7

6,2%

605,000

725,600

120,600

5,3%


2012

2013

741,500

904,100

162,600

4,8%

790,800

986,200

195,400

5.3%

(tổng hợp từ CTTĐT Bộ tài chính và bộ kế hoạch & đầu tư)


Tỉ lệ thu thuế cao
Theo quyết toán NSNNcủa Bộ Tài chính, trung bình giai đoạn 2007-2011, tổng
thu NSNN của Việt Nam là khá ổn định vào khoảng 29%GDP. Nếu chỉ tính thu từ
thuế và phí con số này là 26,3% GDP. Loại trừ tiếp thu từ dầu thô thì số thu còn
khoảng 21.6% GDP. Đáng chú ý là thu từ dầu thô đang có tỉ trọng ngày càng giảm dần
trong tổng thu NHSS từ khoảng 6,9% GDP năm 2007 xuống chưa đầy 3,1% GDP năm
2011. Điều này chứng tỏ tỉ trọng các khoản thu khác ngày càng gia tăng. Ngoại trừ
năm 2009 khi Chính phủ thực hiện hàng loạt các biện pháp cắt giảm thuế nhằm kích
thích tổng cầu thì thu thuế và phí, không kể dầu thô của Việt Nam chưa có dấu hiệu

giảm.
2. Nhiều khoản thu không bền vững
Tổng thu thuế và phí của VN chủ yếu đến từ ba nguồn chính đó là thuế giá trị
gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt đối với
hàng nhập khẩu. Trong đó tỉ trọng thuế TNN đang có xu hướng giảm dần từ 36% giai
đoạn 2006-2008 xuống còn 28% giai đoạn 2009-2011. Trong khi đó, tỉ trọng thu thuế
GTGT và thuế xuất khẩu lại tăng nhanh, một mặt cho thấy sự gia tăng nhanh chóng
của hoạt động thương mại quốc tế mặt khác phản ánh mức độ bảo hộ thương mại cao
của Việt Nam. Sự phụ thuộc lớn vào nguồn thuế này khi lộ trình cắt giảm thuế được
thực hiện theo cam kết với WTO sẽ khiến cho mức độ thâm hụt ngân sách trở nên
trầm trọng hơn trong những năm tới.
Tương tự như vậy, thu từ việc khai thác dầu thô và các tài nguyên khác cũng có
bản chất giống các khoản thu từ việc bán tài sản quốc gia và không bền vững do
nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn. Cụ thể, thu từ dầu thô đã có tỉ trọng liên tục
giảm những năm qua trong tổng thu ngân sách nhà nước. Khoản thu này từ chiếm tới
28,8% trong tổng thu ngân sách trong năm 2006 đã giảm xuống còn 11,6% trong năm
2011. Ngoài ra, thu từ viện trợ không hoàn lại cũng nên được loại trừ khi tính toán
thâm hụt ngân sách hàng năm do bản chất ngắn hạn không ổn định của chúng.
3. Chi tiêu ngân sách cao kéo dài
Trong nhiều năm qua chi tiêu công được coi là một trong những động lực quan
trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, vai trò của chi tiêu
công đối với tăng trưởng kinh tế là một chủ đề còn gây tranh cãi. Nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra rằng nếu chi tiêu chính phủ quá nhỏ sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp, bởi vì
việc thực chi các hợp đồng kinh tế, bảo vệ quyền sở hữu tài sản, phát triển cơ sở hạ
tầng…sẽ rất khó khăn nếu không có vai trò của chính phủ. Hay nói một cách khác,
một số khoản chi tiêu của chính phủ là cầ thiết để đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế.
tuy nhiên, chi tiêu chính phủ một khi đã vượt quá ngưỡng nào đó sẽ cản trở tăng
trưởng kinh tế do nó gây ra sự phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả, tham
nhũng thất thoát, và chèn ép khu vực tư nhân.
1.



Dựa trên những phân tích thực nghiệm, nhìn chung các nhà kinh tế thống nhất
với nhau rằng quy mô chi tiêu công đối với các nền kinh tế đang phát triển nằm trong
khoảng từ 15-20%GDP.
Số liệu so sánh của ADB cho thấy Hồng Kong, Đài Loan, Indinesia, Singapore
và Ấn Độ là những ước có quy mô chi tiêu chính phủ nhỏ nhất, chỉ chiếm khoảng 1518%GDP. Trong đó, quy mô chi tiêu ngân sách của Việt Nam đang nằm ở phía trên rất
xa ngưỡng tối ưu này, chiếm tới hơn 30%GDP trong nhẵng năm gần đây.
Một điều đáng nghịch lý là sau hơn 20 năm đỏi mới chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, quy mô chi tiêu chính phủ lại tăng
mạnh từ 22% năm 1990 lên tới 30% GDP trong năm 2010. Tất nhiên, thành tựu kinh
tế không chỉ phụ thuộc vào chính sách tài khóa mà còn phụ thuộc vào chính sách tiền
tệ, thương mại, lao động…hơn nữa, thực tế trên thế giới chỉ ra rằng chất lượng hay
hiệu quả, chứ không phải quy mô, của chi tiêu chính phủ ới là nhân tố quan trọng
quyết định tốc độ tăng trưởng và trình độ phát triển của mỗi quốc gia.


Đầu tư công lớn, dàn trải và kém hiệu quả
Đầu tư công thường được định nghĩa là các khoản chi tiêu của khu vực nhà
nước đối với vốn vật chất nhằm tạo ra các hàng hóa công cộng và dịch vụ xã hội:
đường sá, cầu cảng, trường học, bệnh viện…Nguồn vốn đầu tư có thể được lấy từ
ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước, trái phiếu chính phủ hoặc viện trợ của nước
ngoài. Ở Việt Nam, đầu tư công còn bao gồm các dự án cho các mục đích kinh doanh
thuần túy thực hiện qua khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Trong giai đoạn từ 2001- 2010, tổng đầu tư toàn xã hội của Việt Nam thuocj vào
diện cao nhất thế giới, trung bình đạt khoảng 40% trong tổng đầu tư toàn xã hội.
Trong bối cảnh tiết kiệm trong nước và quốc gia chỉ chiếm lần lượt khoảng 28,5 và
32,5%GDP, và chỉ tăng với tốc độ xấp xỉ 16% mỗi năm, thì quy mô lớn và tăng nhanh
của tổng đầu tư xã hội, trong đó có đầu tư công, đã tạo ra chênh lệch lớn giwuax tiết
kiệm và đầu tư trong kinh tế. Sự chênh lệch này dấn đếnsự tăng nhanh của vay nợ

nước ngoài và tăng trưởng cung tiền trong nước nhằm bù đắp cho khoảng trống tiết
kiệm- đầu tư cho năm vừa qua.
Đáng chú ý là trong năm 2010, tỷ trọng đầu tư công của vốn ngân sánh nhà
nước đã sụt giảm mạnh, trong khi đó vốn vay lại tăng vọt lên hơn gấp đôi, từ 13- 15%
lên 36,6% trong những năm 2010. Cùng với quy mô lớn là sự dàn trải của đầu tư
công. Chúng ta có thể thấy đầu tư của khu vực nhà nước dàn trải trên tất cả các lĩnh
vực, từ hoạt động công ích trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế…đến
các hoạt động mạng tính kinh doanh thuần túy như công nghiệp chế biến, khai
khoáng, nghệ thuật, giải trí…Đặc biệt, tỉ trọng đầu tư công trong lĩnh vực kinh doanh
bất động sản, tài chính, ngân hàng, xây dựng, dịch vụ lưu trú đã tăng mạnh từ 1,9%
trong năm 2006 lên tới 4,8% tổng đầu tư công năm 2010.
4.


Rủi ro từ khối doanh nghiệp nhà nước
Được định hướng giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà
nước đã nhận được nhiều ưu đãi của chính phủ ở nọi góc độ từ tiếp cận tín dụng, đất
đai, tiếp cận thị trường, bảo hộ độc quyền… dến các hậu thuẫn về mặt chính trị khác.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp này đã có đóng góp nhất định trong quá trình
trong quá trình công nghiệp hóa và tạo việc làm ở Việt Nam, đặc biệt là trong những
năm đầu của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, sự mở rộng nhanh chóng về quy mô lẫn
sự tham gia tràn lan trong mọi ngành nghề gần đây của các DNNN, kết hợp với việc
thiếu một cơ chế giám sát chặt chẽ và minh bạch đã khiến cho công tác quản lý các
DNNN bị buông lỏng, hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp này sa sút trầm trọng
gây rủi ro lớn cho nền kinh tế.
Đặc biệt, trong số các DNNN thì các tập đoàn kinh tế nhà nước đã được sự hậu
thuẫn lớn của chính phủ với kì vọng đưa chúng trở thành mũi nhọn của nền kinh tế.
Tuy nhiên, thay vì tập trung vào các hoạt động cốt lõi, nhiều tập đoàn lại nhanh chóng
phát triển thành mạng lưới chằng chịt hàng trăm tổng công ty, công ty con, và công ty
liên doanh liên kết. Các tập đoàn này thực hiện đầu tư dàn trải vào các ngành nghề

kinh doanh không phải thế mạnh của mình: đầu tư tài chính, ngân hàng, chứng khoán,
bất động sản…
5.


III/Giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam
1.Phát hành tiền
Khi ngân sách nhà nước thâm hụt, Chính phủ có thể tài trợ số thâm hụt của
mình bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở, đặc biệt là trong trường hợp nền
kinh tế đất nước suy thoái. Khi sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm
năng thì việc tài trợ số thâm hụt của chính phủ bằng cách phát hành thêm lượng
tiền cơ sở sẽ góp phần thực hiện những mục đích của chính sách ổn định hóa kinh
tế thông qua việc đưa nền kinh tế tiến đến gần mức sản lượng tiềm năng mà không
gây lạm phát.
Ngược lại khi nhu cầu của nền kinh tế quá mạnh (sản lượng thực tế cao hơn
mức sản lượng tiềm năng) thì chính phủ không nên tài trợ số thâm hụt của mình
bằng cách tăng lượng tiền cơ sở vì như vậy sẽ càng kích tổng cầu lên cao và đẩy
sản lượng thực tế vượt xa mức sản lượng tiềm năng, hậu quả là làm lạm phát tăng
cao.


Áp dụng vào tình hình thực tế ở Việt Nam

Giai đoạn trước năm 1986, tình hình tài chính nước ta vô cùng yếu kém, thu
không đủ chi thường xuyên, thâm hụt ngân sách nhà nước luôn ở tình trạng quá
cao, chi tiêu chính phủ chủ yếu nhờ vào sự viện trợ của nước ngoài là chính. Tuy
nhiên, mức thâm hụt quá lớn khiến việc bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước
không chỉ phải vay trong và ngoài nước mà còn phải lấy từ nguồn tiền phát hành.
Năm
1984

1985
1986
1987
1988
1989
1990

Lượng tiền phát hành để bù đắp NSNN (tỷ đồng)
0,4
9,3
22,9
89,1
450
1.655
1.200

Trong thời gian năm 1986-1990, 59,7% mức thâm hụt của Ngân sách Nhà
nước được hệ thống ngân hàng thanh toán bằng cách phát hành tiền mặt. Trong bối


cảnh mà tỷ lệ tích lũy nội bộ của nền kinh tế còn thấp, làm không đủ ăn, tỷ lệ chi
đầu tư phát triển lại quá lớn và nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách lại chủ yếu do
phát hành tiền như trên chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
lạm phát phi mã trong giai đoạn 1986-1990.


Ưu nhược điểm
-Ưu điểm:

Nhu cầu bù tiền để bù đắp ngân sách Nhà nước được đáp ứng một cách

nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần.
-Nhược điểm:
Tài trợ thâm hụt ngân sách theo phương pháp này thì xu hướng sẽ tạo ra một
tổng cầu quá lớn trong nền kinh tế và làm cho lạm phát tăng nhanh. Gây tác động
tiêu cực đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế và xã hội.
Trong những năm 80 của thế kỉ 20, nước ta đã bù đắp bội chi nhân sách nhà
nước bằng cách in thêm tiền đưa vào lưu thông. Việc này đã đẩy tỷ lệ lạm phát
đỉnh điểm lên đến 600% nền kinh tế bị trì trệ.
Chính vì những hậu quả đó, biện pháp này ít khi được sử dụng. Và từ năm
1992, nước ta đã chấm dứt hoàn toàn việc in tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà
nước.


2. Vay nợ
2.1 Vay nợ trong nước
Vay nợ trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công
trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhân nợ của nhà nước.
Ở Việt Nam, Chính phủ thường ủy nhiệm cho kho bạc nhà nước phát hành
trái phiếu dưới các hình thức: tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công
trình.
Năm
2010
2009
2008
2007
2006
2005
2004
2003
2002



Số tiền vay trong nước để bù đắp bội chi Số bội chi
NSNN (tỷ đồng)
98.700
119.700
88.520
115.900
51.200
66.200
43.000
56.500
36.000
48.500
32.420
40.746
27.450
34.703
22.895
29.936
18.382
25.597
Ưu nhược điểm
-Ưu điểm:

Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể duy trì việc thâm hụt ngân sách
mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp
này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.
Tập trung được khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư, tránh được nguy cơ khủng
hoảng và nợ nước ngoài, dễ triển khai.

-Nhược điểm:
Thứ nhất, chứa đựng nguy cơ kìm hãm sự phát triển của các hoạt động sản
xuất, kinh doanh của nền kinh tế.


Để vay được tiền chính phủ phải đa dạng hóa các hình thức cay như phát
hành trái phiếu, tín phiếu, công trái…Đồng thời phải thực hiện nhiều biện pháp để
tang mức độ hấp dẫn người cho vay như tang lãi suất, mở rộng ưu đãi về thuế thu
nhập…để huy động được tối đa nguồn tiền trong dân cư nhằm hoàn thành kế hoạch
vay đã định. Tuy nhiên tổng lượng tiền mà nhân dân và các đơn vị có thể có để cho
Chính phủ vay bị giới hạn trong tổng lượng tiền tiết kiệm của xã hội. Nếu Chính
phủ vay được nhiều thì đương nhiên lượng tiền còn lại danh cho đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh ở khu vực ngoài quốc doanh sẽ giảm đi.
Như vậy, chưa biết Chính phủ sẽ làm gì, làm như thế nào với lượng tiền huy
động được nhưng xã hội hay trực tiếp là doanh nghiệp và dân cư sẽ mất đi một
khoản vốn tương ứng có khả năng dành cho đầu tư phát triển kinh tế. Còn các biện
pháp tang lãi suất thì càng tạo ra luồng iền vốn dịch chuyển từ khu vực doanh
nghiệp và dân cư sang hệ thống tài chính ngân hàng mà không chảy vào sản xuất
kinh doanh.
Do vậy, vay trong nước để bù đắp thâm hụt ngân sách luôn luôn chứa đựng
những nguy cơ kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Chính
vì thế, trong thời kì kinh tế đình đốn, hầu như các nước đầu tránh biện pháp có
nguy cơ làm giảm khả năng tự đầu tư của các thành phần kinh tế, kể cả doanh
nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh và các tầng lớp dân cư. Biện pháp này chỉ
nên thực hiện trong trường hợp nền kinh tế phát triển cao.
Thứ hai, đối với những nước có tỉ lệ lạm phát cao thì giá trị thực của trái
phiếu chính phủ sẽ giảm nhanh chóng, trở nên ít hấp dẫn. Và nó trở thành biện
pháp ép buộc các chủ thể trong nền kinh tế phải giữ, việc này càng kéo dài càng
ảnh hưởng đến uy tín của Chính phủ và khiến cho việc huy động vốn qua kênh này
trở nên khó khăn vào năm sau.



2.2 Vay nợ nước ngoài
Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách Nhà nước bằng các nguồn vốn
nước ngoài thông qua việc nhận viện trợ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các
chính phủ nước ngoài, các định chế tài chính thế giới như Ngân hàng Thế
giới(WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á(ADB), các tổ
chức liên chính phủ vs các tổ chức quốc tế…
Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức
lien chính phủ, các tổ chức quốc tế cung cấp cho chính phủ một nước nhằm thực
hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là
nguồn vốn phát triển chính thức ODA.
Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện dưới các hình thức: phát hành trái phiếu
bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng…
Năm
2010
2009
2008
2007
2006
2005
2004
2003
2002

Số tiền vay nước ngoài để bù đắp bội chi ngân
sách nhà nước
(đơn vị tính: Tỷ Đồng)
21.000
27.380

15.000
13.500
12.500
8.326
7.253
7.041
7.125

Số bội chi
119.700
115.900
66.200
56.500
48.500
40.746
34.703
29.936
25.597




Ưu nhược điểm

-Ưu điểm: nó là một biện pháp tài trợ ngân sách nhà nước hữu hiệu, có thể
bù đắp được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế.
Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong
nước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
-Nhược điểm:
Thứ nhất, việc vay nợ nước ngoài sẽ khiến cho gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ

trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu của chính phủ.
Thứ hai, dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài.
Thậm chí nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều điều
khoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều.
Cùng với đó là những điều kiện ngặt nghèo về lãi suất và thời hạn vay-trả. Hình
thức vay thường tiến hành qua các hiệp định song phương, nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) và vay trên thị trường tài chính quốc tế. Nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức thường cho vay với các điều kiện ưu đãi, nhưng ngày càng hiếm hoi do
vậy càng có sự cạnh tranh gay gắt. Dù thế nào thì vay nước ngoài cũng chịu sự
rang buộc của nhiều điều kiện vay áp đặt từ nước cho vay.
VD: Quỹ MIYAZWA của Nhật Bản quy định: Trong tổng số vốn được cho
vay tài trợ, phải có ít nhất 50% được sử dụng để mua hàng của Nhật hoặc các công
ty của Nhật đóng tại nước sở tại. Ngoài ra còn kèm theo các điều kiện, thủ tục
không thành văn khác như phải qua khâu trung gian là Ngân hàng xuất nhập khẩu
Nhật Bản (JEXIM) hoặc các trung gian tài chính khác của Nhật thì mới có thế vay
được tiền từ MIYAZAWA
Như vậy nếu ta vay được của Nhật 1 tỉ thì đã góp phần trực tiếp chấn hung
nền kinh tế Nhật tới trên 500 triệu, chư kể các áp lực về thủ tục đấu thầu giá cả,
công nghệ…
Tính đến cuối năm 2000, mức độ nợ nước ngoài của Việt Nam khoảng 12,8
tỷ USD, chiếm 40-45% so với GDP và vẫn còn nằm trong giới hạn an toàn.
( ngưỡng an toàn là 50% GDP)


Năm 2008, nợ Chính phủ chiếm khoảng 36,5% GDP, năm 2009 ước tính lên
đến 40% GDP và năm 2010 khoảng 44% GDP.


3. Tài trợ thâm hụt ngân sách bằng biện pháp tăng thuế
Về dài hạn, thâm hụt ngân sách có thể sử dụng biện pháp tăng thuế để bù

đắp.
Tăng thuế không chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh tăng thuế suất mà còn hướng
đến cải cách sắc thuế, kiện toàn và nâng cao hiệu quả công tác hành thu nhằm
chống thất thu thuế.
Có một mức thuế suất tối ưu (t*) cho phép nhà nước đạt được số thu ngân
sách từ thuế lớp nhất. Khi thuế suất nằm dưới mức tối ưu này thì nâng thuế suất
cho phép tăng thu ngân sách đồng thời khuyến khích khu vực tư nhân hang hái đầu
tư. Nhưng nếu thuế suất đã tăng cao hơn mức tối ưu này mà lại tiếp tục nâng thuế
suất thì số thu ngân sách chỉ giảm đi.
 Ưu nhược điểm
-Ưu điểm: Khi còn trong vùng có thể chịu đựng được tăng thuế suất sẽ làm
tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời còn kích thích các đối tượng mở
mang các hoạt động kinh tế, tăng khả năng sinh lời, một phần nộp ngân sách Nhà
nước,còn lại là thặng dư. Trong trường hợp này tăng thuế có tác dụng kích thích
tăng trưởng kinh tế.
-Nhược điểm: khi vượt qua giới hạn chịu đựng của nền kinh tế, tăng thuế
suất trực thu sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế của ngân sách Nhà nước và thúc đây
trốn thuế, lậu thuế.
Trên thực tế tăng thuế là giải pháp không dễ áp dụng và rất tốn kém. Tăng
thuế có khả thi hay không còn phụ thuộc vào sức chịu đựng của nền kinh tế, phụ
thuộc vào hiệu quả làm việc của hệ thống thu, phụ thuộc vào hiệu suất của từng sắc
thuế. Trong thời kì kinh tế suy thoái thì tăng thuế không những không khả thi mà
còn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, trực tiếp làm tăng số lượng nợ đọng
thuế của các doạnh nghiệp, đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng tài chính không
lành mạnh và làm giảm nguồn thu ngân sách.
Ở Việt Nam, năm 2009 Chính phủ đã giải quyết thâm hụt ngân sách bằng
cách tăng thuế thu nhập cá nhân và thuế bất động sản. Liên quan tới các ưu đãi về


thuế TNDN: từ 1-1-2009 thuế suất thu hẹp lại chỉ còn 10% và 20%, bỏ thuế suất

ưu đãi 15%.
Các ưu đãi miễn giảm thuế thu hẹp lại chỉ ưu đãi với các dự án đầu tư vào
linh vực mang tính chấy nhà nước đặc biệt khuyến khích (vd: các linh vực công
nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư hạ tầng quan trọng,
sản xuất phần mềm, các dự án đầu tư vào các khu kinh tế trọng điểm….

4. Cắt giảm chi tiêu nhằm giảm thâm hụt ngân sách
Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với
mỗi quốc gia khi bội chi ngân sách nhà nước và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết
kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ
đạo. hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt
những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư.
Mặt khác, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt
giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.
Xét theo góc độ kinh tế học, cắt giảm chi tiêu với hy vọng giảm tổng chi
nhằm giảm mức thâm hụt ngân sách nhà nước là một biện pháp ‘tiêu cực’. Chính
phủ sẽ cắt giảm chi thường xuyên bao gồm cả chi lương, chi mua sắm trang thiết bị
cho bộ máy quản lí hành chính, thậm chí sẽ trì hoãn hoặc cắt giảm đầu tư phát
triển.
Đương nhiên, ở đây cần phân biệt tính hiệu quả, tiết kiệm trong mỗi khoản
chi ngân sách với khái niệm cách giảm chi tiêu ngân sách nhà nước, cần phân biệt
khái niệm lãng phí và phạm trù kích cầu. Nếu như công việc trung gian gián tiếp
kích thích hoạt động kinh tế thì nó không phải là lãng phí mà là những việc cần
làm giúp cho nền kinh tế phục hồi. Dù là trước mắt ngân sách có thiếu hụt nhưng
vẫn phải ưu tiên tạo nguồn chi để nhằm chấn hung nền kinh tế và nuôi dưỡng
nguồn thu trong tương lai.
Chẳng hạn ở Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của ta, cần
tăng khả năng lưu thông, muốn tăng khả năng lưu thông cần giảm chi phí vận



chuyển=> nhà nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cải tạo, hoàn
thiện và xây mới các tuyến đường…
6.

Dự trữ ngoại hối

Sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia( bao gồm ngoại tệ mạnh và
vàng) để bù đắp ngân sách Nhà nước. Đây là một trong những giải pháp tương đối
chu toàn, vừa đảm bảo ổn định tỷ giá vừa đảm bảo không gây ra lạm phát. Tuy
nhiên đối với Việt Nam điều này không khả thi do dự trữ ngoại tệ quốc gia đang ở
mức thấp và tình trạng mất kiểm soát đối với thị trường ngoại tệ chợ đen còn
nghiêm trọng. Thông tin nhà nước giảm dự trữ ngoại tệ sẽ khiến cho tình trạng đầu
cơ găm giữ ngoại tệ trở nên phổ biến và làm cho những cố gắng ổn định tỷ giá hối
đoái thêm khó khăn.



×