Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

quy trình sản xuất và xuất khẩu gạo của doanh nghiệp tư nhân hiệp thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.76 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO
CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HIỆP THÀNH
Nhóm sinh viên thực hiện:

TP HCM, THÁNG 11 NĂM 2016

1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

2


MỤC LỤC
Lời Mở Đầu.
Tổng Quan Về Đề Tài
1. Lý do chọn đề tài.
2. Đối tượng nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu.
4. Mục tiêu nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. Giới Thiệu Tổng Quan Về Doanh Nghiệp, Đối Tác Và Sản Phẩm.
1.1. Giới thiệu chung về công ty tư nhân Hiệp Thành.
1.2. Giới thiệu chung về công ty THE RICE COMPANY.
1.3. Giới thiệu chung về sản phẩm
CHƯƠNG 2. Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hoá Sản Xuất - Xuất
Khẩu Tại Công Ty Hiệp Thành
2.1. Một Số Khái Niệm.

2.2. Tổng quan quy trình sản xuất – xuất khẩu.
2.2.1. Sơ đồ mối liên hệ giữa các chủ thể.
2.2.2. Giới thiệu các chủ thể tham gia.
2.3. Thủ tục hải quan Sản xuất- xuất khẩu thành phẩm.
2.3.1. Địa điểm làm thủ tục hải quan.
2.3.2. Bộ hồ sơ hải quan.
2.3.3. Quy trình làm thủ tục xuất khẩu
2.3.4. Thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan.
CHƯƠNG 3. Ưu, Nhược Điểm Và Một Số Giải Pháp Nhằm Thực Hiện Hiệu Quả Các
Thủ Tục Hải Quan Đối Với Loại Hình Sản Xuất- Xuất Khẩu.
3.1. Cơ hội và thách thức.

3


3.2. Ưu nhược điểm của thủ tục hải quan điện tử.
3.2.1. Ưu điểm.
3.2.2. Nhược điểm.
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình làm thủ tục hải quan điện tử tại VN
3.3.1. Đối với cơ quan chức năng.
3.3.2. Đối với doanh nghiệp.
3.3.3. Đối với sinh viên.
KẾT LUẬN.
PHỤ LỤC

4


LỜI MỞ ĐẦU
Gạo là mặt hàng xuất khẩu đứng đầu Việt Nam, là biểu tượng cho việc xuất khẩu trong

nước, năm 2011, năm trước hợp đồng là một năm vô cũng thành công đối với ngành
xuất khẩu gạo. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, xuất khẩu gạo cả nước
năm 2011 đã đạt gần 7,3 triệu tấn, có thể nói giai đoạn đó là giai đoạn phát triển nhất
của ngành Gạo cho đến thời điểm hiện tại khi mà gạo Việt Nam đang trên bờ ngày càng
mất đi vị thế cạnh tranh cả số lượng và chất lượng
Các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ngày càng phát triển
kinh tế, hợp tác, thương mại. Việt Nam hiện là một đất nước đi lên từ nông nghiệp, chỉ
sau vài chục năm, nước ta đã trở thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
đang dần khẳng định vị thế của mình trên thế giới. Đặc biệt là từ khi gia nhập vào các
tổ chức kinh tế và hiệp hội thế giới như là WTO, ASEAN, TPP,….Việt Nam có nhiều
cơ hội lớn, trong đó, quan trọng nhẩt là thị trường xuất khẩu của Việt Nam sẽ mở rộng
phạm vi không chỉ trong khu vực mà còn đến với cả quốc tế. Thông qua con đường
thương mại, Việt Nam đứng trước những thuận lợi rất lớn để phát triển nền kinh tế
nước nhà, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và khẳng định mình
trước bạn bè Quốc tế.
1. Lý do chọn đề tài

tầm quan trọng của việc xuất khẩu lúa gạo, tìm hiểu về doanh nghiệp vừa và nhỏ,
giúp các công ty dễ nắm bắt quy trình xuất khẩu gạo
2. Đối tượng nghiên cứu
Doanh nghiệp tư nhân Hiệp Thành
3. Mục tiêu nghiên cứu
Bằng cách trình bày chi tiết cụ thể quy trình xuất khẩu và quy trình thủ tục hải quan
nhóm chúng em đặt ra những mục tiêu sau:
- Nắm được quy trình cơ bản về việc xuất khẩu gạo của dạng doanh nghiệp vừa và
nhỏ
- Hiểu rõ được trình tự thủ tục khai báo hải quan

5



- Xác định được những thuận lợi và khó khăn trong các quy trình từ đó đưa ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình và giúp hàng hóa của các doanh nghiệp
lưu thông dễ dàng hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu gạo tại thị trường Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu lý luận, cơ sở lý luận và
thực tiễn có liên quan đến quy trình thực hiện khai báo hải quan hàng hóa sản xuấtxuất khẩu.
6. Ý nghĩa thực tiễn
Có được cái nhìn tổng quan về tình hình xuất khẩu gạo của doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Việt Nam thông qua phân tích 1 công ty cụ thể, từ đó phân tích quy trình xuất
khẩu gạo, điểm mạnh, điểm yếu trong quy trình nhằm đưa ra một vài ý kiến, kiến
nghị mang lại lợi ích nhiều hơn cho doanh nghiệp trong thời kì mở cửa đất nước.
7. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Giới Thiệu Tổng Quan Về Doanh Nghiệp, Đối Tác Và Sản Phẩm.
Chương 2: Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hoá Sản Xuất Xuất Khẩu Tại Công Ty Hiệp Thành
Chương 3. Ưu, Nhược Điểm Và Một Số Giải Pháp Nhằm Thực Hiện Hiệu
Quả Các Thủ Tục Hải Quan Đối Với Loại Hình Sản Xuất- Xuất Khẩu.

6


Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP, ĐỐI TÁC
VÀ SẢN PHẨM.
1.1. Giới thiệu chung về công ty tư nhân Hiệp Thành.
1.1.1. Thông tin chung về công ty
- Tên giao dịch trong nước: Doanh nghiệp tư nhân Hiệp Thành
- Tên giao dịch quốc tế : HiepThanh private business

- Trụ sở: huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
- Điện thoại: 0848 5052699
- Fax : 08485052799
- Email : / www.ricehiepthanh.com.vn
- Giấy phép kinh doanh số : 5101000048
- Ngày cấp: 17/05/2000
- Giám đốc/ Đại diện pháp luật: Nguyễn Hải Triều
- Mã số thuế : 1400362729
- Ngày hoạt động: 15/09/2000
- Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng
• Ngành nghề kinh doanh:
- Bán buôn gạo
- Xay xát và sản xuất bột thô
- Bán buôn thực phẩm
1.1.2. Tổng quan về tình hình nhân sự của doanh nghiêp
- Khi mới thành lập, công ty có 30 nhân viên. Sau 16 năm ho ạt đ ộng, tình

hình nhân sự của công ty có nhiều biến đổi. Theo c ơ cấu trình đ ộ h ọc
vấn, công ty có đa số nhân viên có trình độ đại học là 48 người chi ếm
60 % còn lại là cao đẳng với 27 người chiếm 33.75% và trung c ấp 5
người chiếm 6,25%. Cơ cấu nhân sự về trình độ học vấn như trên có
thể xem như một lợi thế của công ty khi các nhân viên có trình đ ộ
chuyên môn cao, có khả năng tự học hỏi và thích nghi tốt .
1.2.
Giới thiệu chung về công ty THE RICE COMPANY.
1.2.1. Thông tin chung
- Tên giao dịch quốc tế : the rice company
- Trụ sở: Leonidas Street, Suva, Fiji
- Địa chỉ: GPO Box 977, Leonidas Street, Walu Bay, Suva, Fiji
- Điện thoại : 679 3301188

- Fax : 679 3300944

7


-

Email :
Giám đốc/ Đại diện pháp luật: Ram Bajekal
Ngày hoạt động: 1973
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất bột mì, bánh quy, bánh ngọt, gạo, mì,

dầu ăn
1.2.2. Tổng quan về tình hình nhân sự
- Ngày nay công ty FMF đã bán sản phẩm tại hơn 20 quốc gia bao gồm
tất cả các quốc đảo Thái Bình Dương, New Zealand, Úc, Canada và Hoa
Kỳ.
- FMF hiện có 457 cổ đông. Hàng ngàn Fiji cũng là cổ đông gián ti ếp
của FMF qua FNPF và Unit Trust của Fiji.

- Hội đồng quản trị của công ty gồm có :

+ Giám đốc điều hành: Ram Bajekal
+ Giám đốc xuất khẩu : Jason Chandra
+ Giám đốc kinh doanh: Shalvindra Narayan
+ Giám đốc Marketing : Poonam Kritika
1.3.
Giới thiệu chung về sản phẩm
1.3.1. Tên gọi : Gạo ( rice)


8


- Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu

Hình 1: Một số loại Gạo

trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là
nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay được
gọi là gạo lứt hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát
hay gạo trắng. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế
giới.
1.3.2. Phân loại, tính năng, công dụng và chất lượng
- Gạo là sản phẩm lương thực chính của người dân Việt Nam. Qua nhi ều
năm người Việt Nam đã tạo ra nhiều giống lúa mới phù h ợp v ới người
tiêu dùng Việt Nam nói riêng và toàn Thế giới nói chung.
1.3.3. Đặc điểm kỹ thuật
Gạo trắng Việt Nam 10 % tấm
Tấm
< 10%
Độ ẩm
< 14%

Gạo thơm Việt Nam 5% tấm
Tấm
<5%
Đ ộ ẩm
< 14%

9



Hạt đỏ và hạt sọc
đỏ
Hạt vàng
Hạt bạc phấn
Hạt bị hư hỏng
Hạt nếp
Thóc
Độ xát

< 2%

< 1%
< 6%
< 1.5 %
< 1.5 %
15 hạt / kg
Xay kỹ và đánh
bóng
Chiều dài trung 6.2 mm
bình của mỗi hạt
Những vấn đề khác < 0.2 %
Năm mùa vụ
2012

Hạt đỏ và hạt sọc đỏ

< 0.5%


Hạt vàng
Hạt bạc phấn
Hạt bị hư hỏng
Hạt nếp
Thóc
Độ xay

< 0.5 %
<4%
< 0.5 %
< 0.2 %
5 hạt / kg
Xay kỹ , đánh
bóng rất kỹ
Chiều dài trung bình 6.7 mm
của mỗi hạt
Những vấn đề khác
< 0.1 %
Năm mùa vụ
2012

10


CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ SẢN
XUẤT - XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY HIỆP THÀNH
2.1 Một Số Khái Niệm.
- Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu: là nh ững nguyên li ệu

nhập khẩu dùng cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.


- Thành phẩm sản xuất- xuất khẩu: là những hàng hóa được sản xu ất trong

nước sau đó đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu v ực đặc bi ệt
trên lãnh thổ Việt Nam được coi như khu vực hải quan riêng theo quy đ ịnh
của pháp luật.
- Tờ khai hải quan: là văn bản mà chủ hàng phải kê khai về lô hàng khi xu ất
hoặc nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam.
- Thanh khoản: được hiểu là thanh quyết toán, hoàn thu ế, không thu thu ế
2.2

nguyên vật liệu nhập khẩu.
Tổng quan quy trình sản xuất – xuất khẩu.
2.2.1 Sơ đồ mối liên hệ giữa các chủ thể.
Doanh nghiệp Tư nhân Hiệp
Thành

THE RICE COMPANY

2.2.2 Giới thiệu các chủ thể tham gia.
- Bên thực hiện sản xuất xuất khẩu.
- Doanh nghiệp Tư nhân Hiệp Thành.
- Địa chỉ: Bình Thành 2, Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp.
- Cảng xếp hàng: cảng ICD Phước Long, Thủ Đức, Việt Nam.
- - Bên mua thành phẩm.
- The Rice Company.
- Địa chỉ: P O Box 977, Suva, Fiji.
- Cảng dỡ hàng: cảng Suva, Fiji.
2.3 Nhập nguyên vật liệu và gia công sản phẩm
2.3.1 Nguồn nguyên liệu và cơ sở vật chất

2.3.1.1 Nguồn nguyên liệu

Thời gian kí hợp đồng là 24/08/2012, tuy nhiên để có thể huy động nguồn gạo
xô trước khi xay và lau bóng cần phải được thực hiện trước vào vụ Hè Thu
năm 2012, thời gian thu mua rơi vào khoảng tháng 6 đến tháng 8.
2.3.1.2

Cơ sở vật chất

11


Để sản xuất được đủ tiêu chuẩn đáp ứng việc xuất khẩu cần phải trả qua quá
trình gia công gạo chủ yếu gồm hai bước xay xát và lau bóng qua loại máy như
hình sau. Sau đó qua lao bóng sẽ tách được cám.

Máy xay xát gạo

12


Máy lau bóng
Các loại kho bãi tư nhân cũng như máy móc thiết bị đã đc sự dụng nhiều
năm sẽ ko cần tính vào chi phí khấu hao.
2.3.2 Giá thành, điều kiện thanh toán

Điều kiện thanh toán sẽ dựa vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các bạn
hàng, do doanh nghiệp tại địa phương đã hoạt động khá lâu năm và cũng có
tình hình phát triển tốt nên thông thường sẽ chấp nhận mức trả trước 50% và
thanh toán sau khi được đối tác xuất khẩu thanh toán vào chậm nhất là cuối

tháng 11. Tổng tiền phải trả trước cho cả gạo trắng và gạo Jassmine là
2,711,397,059 VNĐ
2.3.2.1

Gạo trắng hạt dài 10% tấm

13


Giá thành gạo xô mua vào có giá trung bình là 6000đ/kg. Tỷ lệ thu hồi của
100kg gạo xô gồm
Gạo trắng
Tấm
Cám
Vô hình
Để có được 500 tấn gạo trắng

72 kg
17 kg
10 kg
1 kg
hạt dài 10% tấm, doanh nghiệp cần mua 1

lượng gạo xô có thể cho ra tối thiểu 450 tấn gạo trắng và 50 tấn tấm.
Với tỷ lệ thu hồi và giá trung bình như trên, doanh nghiệp cần mua: 625 tấn
gạo xô giá trung bình là 6.000đ/kg, tổng giá mua là 3,750,000,000 VNĐ để
cho ra số lượng và giá mua chia cho mỗi loại thành phẩm như sau. Sau khi
mua, gạo sẽ trải qua quá trình gia công và đóng gói bao bì theo tiêu chuẩn
của nhà nhập khẩu tốn thêm một khoản chi phí (gồm tiền điện, nhân công,
bao bì,..) là 1000đ/kg, như vậy tổng giá thành là 4,375,000,000 VNĐ

Gạo trắng
Tấm
Cám
Vô hình
Tổng cộng
2.3.2.2

Số lượng(kg)
450.000
106.250
62.500
6.250
625.000

Giá mua (VNĐ)
2,700,000,000
637,500,000
375,000,000
37,500,000
3,750,000,000

Giá thành tại kho (VNĐ)
3,150,000,000
743,750,000
437,500,000
43,750,000
4,375,000,000

Gạo Jasmine 5% tấm


Giá thành giống gạo Jasmine mua vào cao hơn gạo trắng hạt dài có giá trung
bình vào khoảng là 6500đ/kg.
Tỷ lệ thu hồi của 100kg gạo giống Jasmine cần đẹp và chính hơn nên sẽ thu hồi
được ít hơn gồm
Gạo Jasmine
68 kg
Tấm
19 kg
Cám
12 kg
Vô hình
1 kg
Để có được 100 tấn gạo Jasmine 5% tấm, doanh nghiệp cần mua 1 lượng gạo
giống Jasmine có thể cho ra tối thiểu 95 tấn gạo trắng và 5 tấn tấm.

14


Với tỷ lệ thu hồi và giá trung bình như trên, doanh nghiệp cần mua: 139,706kg
gạo giống Jasmine giá trung bình là 6.500đ/kg, tổng giá mua là 908,088,235
VNĐ để cho ra số lượng và giá mua chia cho mỗi loại thành phẩm như sau. Sau
khi mua, gạo sẽ trải qua quá trình gia công và đóng gói bao bì theo tiêu chuẩn
của nhà nhập khẩu tốn thêm một khoản chi phí (gồm tiền điện, nhân công, bao
bì,..) là 1000đ/kg như vậy tổng giá thành là 1,047,794,118 VNĐ
Gạo Jasmine
Tấm
Cám
Vô hình
Tổng cộng


Số lượng(kg)
95,000
26,544
16,765
1,397
139,706

Giá mua (VNĐ)
617,500,000
172,536,765
108,970,588
9,080,882
908,088,235

Giá thành tại kho (VNĐ)
712,500,000
199,080,882
125,735,294
10,477,941
1,047,794,118

 Tuy rằng Doanh nghiệp không sử dụng hết toàn bộ số tấm và cám nhưng vẫn cần bỏ

ra số chi phí như trên để đáp ứng tối thiểu lượng gạo cần xuất và sẽ được thanh lý
cám và tấm trong và sau khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu
2.4

15



2.5 Quy trình xuất khẩu hàng hóa

Swire Shipping
(1.2)
Thuê
hãng
tàu

(1.3) Cấp
container
rỗng

(7)
Nhận
B/L

Nhà xuất khẩu
(2)
Đăng ký
tờ khai

(3) Chở hàng
ra cảng

Hải quan cửa khẩu
(8) Bộ chứng từ

Tàu chạy

Cảng xuất

(4) Hàng
đến địa
điểm

(6) Đưa
hàng lên
tàu

Hải quan kiểm tra hàng hóa thực tế

(5) Hàng
đóng trong
container

CFS/CY

Nhà nhập khẩu

16


Bên bán: DNTN Hiệp Thành
Địa chỉ: Bình Thành 2, Lấp Vò, Đồng Tháp, Việt Nam.
Bên mua: The Rice Company
Địa chỉ: GPO Box 977, Leonidas Street, Walu Bay, Suva, Fiji
Hãng tàu: Swire Shipping
Điều kiện giao hàng FOB
Đây là một hợp đồng vận tải đa phương thức mà bên bán theo hình thức xuất
FOB/HCMC, một hình thức xuất hàng truyền thống mà các doanh nghiêp tại Việt Nam
vẫn luôn ưu tiên hàng đầu.

Vì là FOB nên bên mua hàng (là TAIWAN PENGUIN CORPORATION) sẽ là bên
book tàu,và chịu các chi phí từ sau khi bên bán hạ container hàng xuống bãi cảng
(Container Yard - CY). Trách nhiệm của bên bán chỉ hoàn thành khi đã giao hàng lên
tàu tại cảng đi và bên bán hàng cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu
Trách nhiệm của người bán
Bên gửi hàng vận chuyển lô hàng từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao
cho người nhận hàng tại trạm đóng container (CFS - Container Freight Station) của
người gom hàng và chịu chi phí này.
Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa, vận
tả và quy chế thủ tục hải quan.
Nhận vận đơn của người gom hàng (Bill of Lading) và trả cước hàng lẻ.
 Như vậy, DNTN Hiệp Thành ngoài việc phải chịu chi phí thu mua hàng và

đóng gói bao bì vẫn còn phải chịu chi phí vận chuyển từ kho đến cảng với giá
150đ/kg cho tổng cộng 600 tấn là 90,000,000 VNĐ
 Tổng chi phí DNTN Hiệp Thành phải chịu là 5,512,794,118 VNĐ
2.6 Thủ tục hải quan Sản xuất- xuất khẩu thành phẩm.
2.6.1 Địa điểm làm thủ tục hải quan
Theo Điều 19 Thông tư 38/2015/TT-BTC địa điểm đăng ký tờ khai hải quan tại
chi cục hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc Chi cục hải quan cửa khẩu xuất

17


hàng. Theo Điều 58 Thông tư 38/2015/TT-BTC, địa điểm làm thủ tục xuất khẩu
đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân được chọn nơi làm thủ
tục tại Chi cục Hải quan thuận tiện. Trong trường hợp này, doanh nghiệp làm thủ
tục hải quan thông qua hệ thống điện tử với cơ quan hải quan Cảng Sài Gòn, Mã
số HQ: ICD2.
Bên cạnh đó, theo thông tin từ booking note của hãng tàu, địa điểm nhận hàng tại

cảng Phước Long, Thủ Đức nên sau khi khai báo qua hệ thống điện tử của Cảng
Sài Gòn, Doanh nghiệp cần phải đến Phước Long, Thủ Đức để làm thủ tục thông
quan xuất khẩu cũng như thực hiện một số công việc khác như: kiểm hàng, làm
thủ tục để hàng hoá được phép xuất đi Fiji.
2.6.2 Bộ hồ sơ hải quan.
Bộ hồ sơ cần chuẩn bị khi nộp cho Chi cục Hải quan
- Tờ khai Hải quan điện tử: 2 bản chính.
- Hợp đồng thương mại: 1 bản sao.
- Hóa đơn thương mai: 1 bản sao.
- Chứng từ vận tải: 1 bản sao.
- Giấy chứng nhận xuất xứ: 1 bản sao.
- Giấy chứng nhận kiểm định số lượng, chất lượng, cân nặng: 1 bản sao.
- Phiếu đóng gói: 1 bản sao.
- Bảng kê chi tiết hàng hóa: 1 bản sao.
2.6.3 Quy trình làm thủ tục xuất khẩu thành phẩm
Khai báo thông tin xuất khẩu thành phẩm



Gửi chi cục Hải quan



Nhận phản hồi từ Hải quan



Nộp hồ sơ




Thanh lý tờ khai xuất



Vào sổ tàu



1
2
3
4
5
6

Bước 1: Khai thông tin xuất khẩu.

18


Để khai thông tin xuất khẩu loại hình sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện
qua hệ thống điện tử như sau:
- Doanh nghiệp mở phần mềm ECUS5 VNACCS -> Chọn mục “Loại hình” ->
Chọn “Sản xuất xuất khẩu” -> Nhấp vào chọn “Danh mục sản phẩm xuất khẩu”

- Sau đó sẽ xuất hiện bảng danh mục sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp cần điền đầy
đủ thông tin -> Cuối cùng bấm nút “Ghi” góc phải dưới cùng.
Tên hàng
Gạo trắng Việt Nam hạt dài 10% tấm Gạo thơm Việt Nam 5% tấm

Đơn vị tính
TAN
TAN
Mã HS
10063099
10063099
Đơn giá hóa 430
639
đơn(usd/mts
)
- Doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDA)

19


+ Điền các thông tin cần thiết vào bảng “tờ khai xuất khẩu”

Tên hàng
Đơn vị tính
Mã HS
Đơn giá hóa
đơn(usd/mts)
Lượng
Trị giá hóa đơn
TỔNG:

Gạo trắng Việt Nam hạt dài 10% tấm
TAN
10063099
430


Gạo thơm Việt Nam 5% tấm
TAN
10063099
639

500
215,000
278,900

100
63,900

20


+ Sau khi điền đầy đủ toàn bộ thông tin bấm nút “Ghi” để lưu lại.

Bước 2: Gửi tờ khai hải quan xuất qua hệ thống điện tử.
Doanh nghiệp sau khi sau khai báo thông tin tờ khai xuất khẩu sẽ gửi đến chi cục hải
quan Phướ Long, Thủ Đức qua hệ thống khai báo điện tử phần mềm VINASS.
Bước 3: Nhận phản hồi từ cơ quan hải quan.
Cơ quan hải quan nhận tờ khai điển tử, kiểm tra thông tin tờ khai và sẽ cung cấp số tờ
khai, thuế suất tự động đồng thời cũng tiến hành phân luồng hàng hoá. Nếu các thông
tin đều hợp lệ thì cơ quan sẽ gửi phản hồi cho doanh nghiệp để tiến hành chuẩn bị hồ
sơ.
Ở đây, hàng hoá của công ty là sản phẩm gạo Việt Nam thuộc vào hàng luồng xanh, do
đó được miễn kiểm hồ sơ và hàng hoá.
Doanh nghiệp phải đóng thuế trước khi hàng đi nếu không được hoặc không nộp hồ sơ
xin được ân hạng thuế

Thuế xuất khẩu đối với lô hàng xuất khẩu Gạo Việt Nam (tỷ giá tính thuế: VND/USD =
20 828). Theo biểu thuế Xuất – Nhập khẩu ưu đãi 2012, lô hàng có mã HS 10063099

21


chịu thuế xuất khẩu 0% và theo biểu thuế giá trị gia tăng theo thông tư 83/2014/TTBTC, lô hàng trên chịu thuế GTGT 0%
- Trị giá tính thuế: 278900 x 20828 = 5808929200 (VND)
- Thuế và thu khác:
Thuế nhập khẩu: 5,808,929,200 x 0% = 0 (VND)
Thuế GTGT: 5,808,929,200 x 0% = 0 (VND)
- Tổng tiền thuế: 0 VND
Bước 4: Nộp hồ sơ.
Doanh nghiệp đem bộ hồ sơ đã liệt kê trong phần “Bộ hồ sơ hải quan” đã nêu ở trên
đến cơ quan hải quan Phước Long, Thủ Đức để tiến hành làm thủ tục thông quan xuất
khẩu. Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ sẽ đóng dấu “Đã thông quan”
vào tờ khai.
Bước 5: Thanh lý tờ khai xuất khẩu.
Sau được hải quan cho phép thông quan, doanh nghiệp sẽ tiến hành đóng lệ phí là
20.000đ và sau đó sẽ trả lại cho doanh nghiệp tờ khai được thông quan.
Tiếp theo, doanh nghiệp mang tờ khai đến cơ quan Hải quan Phước Long, Thủ Đức,
TP. Hồ Chí Minh để thực hiện thanh lý hải quan bãi, sau đó đưa tờ khai cho hải quan
giám sát bãi ghi số Seal, tên Tàu, chuyến lên tờ khai gốc.
Thông tin:
• Số cont:
BHCU3178129
CAIU2030264
CAIU2041530
CAIU2080080
CAIU2207299

CAIU2962622
CAIU2968132
CAIU2974639
CAXU3171802
CAXU6697534

• Số seal:
TB11130743
TB11130732
TB11130748
TB11130741
TB11130731
TB11130738
TB11130745
TB11130336
TB11130730
TB11130740

22


CAXU6845544
CHLU3355900
FCIU2149190
FCIU2672220
FCIU3840988
FSCU3377379
FSCU3727219
GLDU3759671
IPXU2168626

TCKU3438542
TCKU3709623
TTNU1396912
TTNU1426128
TTNU1901660


TB11130744
TB11130737
TB11031388
TB11031387
TB11130747
TB11031386
TB11031389
TB11130733
TB11130729
TB11130736
TB11130739
TB11130742
TB11130746
TB11130735

Tên tàu/ chuyến: SINAR BITUNG V.367S

Sau đó, nộp tờ khai bản photo (Xuất trình bản gốc để kiểm chứng) tại phòng thanh lý.
Hải quan thanh lý, kiểm tra, đóng dấu xác nhận và trả lại tờ khai gốc.
Bước 6: Vào sổ tàu.
-

Căn cứ vào booking, doanh nghiệp tiến hành viết số hiệu tàu, số hiệu chuyến đi vào


-

ô 28 của tờ khai để tiến hành vào sổ tàu.
Doanh nghiệp nộp tờ khai và phiếu xác nhận Seal để hải quan vào sổ tàu, sau đó sẽ
hồi trả lại cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần thực hiện việc vào sổ tàu trước Closing time lúc 11h59 ngày
01/10/2012. Nếu không hàng sẽ không thể xuất được mặc dù đã thông quan.
Sau khi kết thúc thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu tại cảng Phước Long, Thủ
Đức và vào sổ tàu xong, hàng hoá sẽ được sắp xếp lên tàu theo kế hoạch hãng tàu.
Sau đó, doanh nghiệp sẽ nhận Vận đơn từ hãng tàu và tiến hành chuẩn bị các chứng từ
khác để gửi cho nhà nhập khẩu đối tác tại Fiji là Công ty Gạo.
2.6.4 Thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan.

23


- Theo Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC, đối với hàng hóa xuất khẩu, việc nộp tờ
khai hải quan được thực hiện sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm do người khai hải
quan thông báo và chậm nhất 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.
- Ngày xếp hàng lên tàu là ngày phát hành vận đơn 23/09/2012. Vì thế tờ khai xuất
khẩu được đăng ký vào ngày 14/09/2012.

24


2.7

Thanh lý hàng tồn sau khi xuất khẩu

2.7.1 Thanh lý gạo trắng hạt dài

Doanh nghiệp cần xuất 450 tấn gạo trắng và 50 tấn tấm, số dư còn lại của các
thành phẩm tấm và cám sẽ được bán đi với các mục đích sử dụng khác như bán
cho đại lý gạo chợ và công ty thức ăn chăn nuôi
Số dư (kg)
Tấm
56,250
Cám
62,500
Tổng cộng 118,750

Đơn giá (VNĐ)
5100
4700

Tổng tiền thu hồi (VNĐ)
286,875,000
293,750,000
580,625,000

2.7.2 Thanh lý gạo Jasmine

Doanh nghiệp cần xuất 95 tấn gạo trắng và 5 tấn tấm, số dư còn lại của các
thành phẩm tấm và cám sẽ được thanh lý với giá cám bằng cám của gạo trắng
hạt dài, còn tấm sẽ bán được giá cao hơn 5500 đ/kg
Tấm
Cám
Tổng cộng


Số dư (kg)
21,544
16,765
38,309

Đơn giá (VNĐ)
5,500
4,700

Tổng tiền thu hồi (VNĐ)
118,492,000
78,795,500
197,287,500

2.7.3 Thanh lý khác

Bao bì trong điều kiện hợp đồng là 12500 bao loại 40kg, có 150 bao dự trữ cho
gạo trắng hạt dài và 2500 bao loại 40kg có 150 bao dự trữ cho gạo Jasmine. Các
bao bì dự trữ đc sử dụng trong lúc đóng gói có thể xảy ra các sự cố như đường
chỉ bị đứt hoặc bao bì bị rách, ướt,....
Tổng số bao đã được sử dụng là
- Gạo trắng hạt dài 12630 bao còn dư 20 bao
- Gạo Jasmine 2570 bao còn dư 80 bao
Do tính chất bao bì không thể tái sử dụng cho công ty nhập khẩu khác nên chỉ
có thể thanh lý bằng việc tái sử dụng cho các hoạt động kinh doanh, xuất gạo
cho những doanh nghiệp hoặc bạn hàng không yêu cầu về bao bì, số tiền thanh

25



×