TRƯỜNG HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Đề tài:
THỐNG KÊ VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG MÁY VI
TÍNH CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Nhóm 4
Môn: Nguyên lí thống kê kinh tế
Phân tích đề tài:
THỐNG KÊ VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG MÁY VI
TÍNH CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Nhóm4
Mục lục
I.
Mở đầu
1/ Lý do làm đề tài
2/ Mục đích của đề tài
3/ Đối tượng phạm vi nghiên cứu
4/ Hạn chế của đề tài
II.
Phân tích chung
1/ Tổng thể và mẫu
2/ Thu thập dữ liệu
3/ Quy trình thực hiện nghiên cứu
III.
Phân tích chi tiết
1/ Thống kê mô tả
2/ Phân tích
IV.
Thực trạng và giải pháp
1/Thực trạng
2/ Giải pháp
I.
Mở đầu
1/ Lý do làm đề tài
Thế kỷ 21- thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, máy vi tính nói riêng và
công nghệ thông tin nói chung đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc
sống hiện đại. Máy vi tính mang lại nhiều tiện ích cho nhân loại và càng ngày càng
trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho công việc của mỗi người. Trong những đề
tài thảo luận được đưa ra thì nhóm 4 đã quyết định chọn đề tài “ Thống kê về nhu
cầu sử dụng máy vi tính của sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thủ
đô Hà Nội”. Nhóm 4 chọn đề tài này vì đã đề cập đến nhu cầu của chính những
người đang thảo luận ở đây. Nhu cầu đó rất phổ biến và có ảnh hưởng không nhỏ
đến cuộc sống, sinh hoạt, học tập của chúng ta cả về mặt tiêu cực và mặt tích cực.
2/ Mục đích của đề tài
Theo như chúng ta biết thì máy vi tính đang dần trở thành công cụ không thể
thiếu nhằm phục vụ cho việc học tập, tra cứu thông tin, cập nhật tin tức, giải trí…
của các bạn sinh viên. Máy tinh đem lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng nhưng
cái gì cũng có mặt trái của nó khi bạn lạm dụng nó quá nhiều. Theo như thông tin
nhóm đã điều tra thì có đến gần 14% các bạn sinh viên sử dụng máy tính hơn 8
tiếng đồng hồ một ngày. Một con số quá là lớn khi mà các bạn biết rằng chúng ta
đã phải dành đến 10 tiếng 1 ngày cho việc sinh hoạt cá nhân, chưa kể đến thời gian
chúng ta dành cho việc học trên lớp. Như vậy tính sơ qua thì ngoài thời gian học
trên lớp các bạn sẽ không có thời gian để làm các việc khác như học thêm tại nhà,
rèn luyện thể thao, rèn luyện kỹ năng, tham gia các hoạt động ngoại khóa… Và nếu
một ngày các bạn dành lượng thời gian lớn như vậy cho việc ngồi bên máy vi tính
thì sẽ mang lại những tác hại gì cho người sử dụng?
Mục đích của đề tài thảo luận là nghiên cứu thống kê nhu cầu sử dụng máy
vi tính, từ đó sẽ phân tích, tìm hiểu thực trạng, đưa ra những mặt tích cực và tiêu
cực trong nhu cầu sử dụng máy vi tính của sinh viên trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Từ đó sẽ cùng nhau thảo luận tìm ra giải pháp giúp hạn chế mặt tiêu cực của vấn đề
này.
3/ Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Lí do mà
nhóm chúng tôi chọn đối tượng này để khảo sát là vì đây là nhóm đối tượng có mật
độ sử dụng máy tính nhiều nhất trong số các cấp đào tạo. Đây cũng là nhóm đối
tượng có tần suất sử dụng máy tính thường xuyên nhất.
4/ Hạn chế của đề tài
Do có sự hạn chế về thời gian và chi phí nên đề tài của chúng tôi chỉ có thể
thực hiện theo phương thức điều tra chọn mẫu. Do vậy phần phân tích dữ liệu của
chúng tôi có thể có sai xót, chưa khách quan.
II.
Phân tích chung
1/ Tổng thể và mẫu
Tổng thể bộc lộ
Mẫu điều tra: 437 sinh viên học viện Ngân hàng
2/ Thu thập dữ liệu
Dạng dữ liệu: sơ cấp
Điều tra không thường xuyên, không toàn bộ
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Thu thập dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu quan sát: mẫu điều tra cụ
thể
3/ Quy trình thực hiện nghiên cứu
Xác định nội dung mục tiêu nghiên cứu
Phân tích dữ liệu
thiết kế bảng câu hỏi
kết quả và thảo luận
điều tra
kết luận và đưa ra giải pháp
III.
Phân tích chi tiết
1:Các số liệu sau khi tổng hợp thống kê
Sau khi điều tra thống kê mẫu 437 sinh viên chúng tôi thu được số liệu như sau:
+Số người sử dụng máy tính: 436 người có sử dụng máy tính (chiếm 99,77%)
1 người không sử dụng máy tính (chiếm 0,23%)
Trong đó :
359 người có máy tính riêng(laptop,máy tính bàn) (chiếm 82,15%)
45 người dùng chung máy tính với người khác
(chiếm 10,3%)
30 người sử dụng máy tính bằng cách ra quán net(chiếm 6,86%)
3 người sử dụng máy tính bằng cách khác
+Số người sử dụng internet là : 417 người(chiếm 95,64%)
(chiếm0,69%)
+Số người có máy tính có sử dụng internet là: 353 người(chiếm 98,33% so với
những người có máy tính )
+Mục đính sử dụng máy tính: Cho học tập :352 người
Cho công việc:201 người
Cho các hoạt động giải trí:364người
Cho việc xem tin tức: 248 người
Cho các mục đích khác:95 người
+Thời gian sử dụng máy tính trong 1 ngày: Nhỏ hơn 1 giờ:19 người ( 4,35%)
Từ 1-2 giờ :56 người (12,81%)
Từ 2-5 giờ:183 người(41,88%)
Từ 5-8 giờ:118 người(27%)
Lớn hơn 8 giờ :61người (13,96%)
+Thời gian sử dụng máy tính cho học tập ,công việc trong 1 ngày :
Nhỏ hơn 1 giờ:155 người(35,47%)
Từ 1-2 giờ :174 người(39,82%)
Từ 2-5 giờ:63người (14,42%)
Từ 5-8 giờ :30người (6,86%)
Lớn hơn 8 giờ:15 người(3,43%)
+Thời gian sử dụng máy tính cho các mục đích khác trong 1 ngày:
Nhỏ hơn 1 giờ:71người( 16,25%)
Từ 1-2 giờ:144 người (32,95%)
Từ 2-5 giờ:142 người (32,49%)
Từ 5-8 giờ:54 người (12,36%)
Lớn hơn 8 giờ:26người ( 5,95%)
+ Các biểu hiện về sức khỏe khi sử dụng máy tính:
Mỏi mắt: 97(22,2%)
Nhức đầu:18(4,12%)
Cơ thể mệt mỏi: 35(8,01%)
Không biểu hiện gì: 97(22,2%)
Các biểu hiện khác :22(5,03%)
Có từ 2 trong 3 biểu hiện:168(38,44%)
(mỏi mắt, nhức đầu,cơ thể mệt mỏi)
+Mức độ ảnh hưởng của máy tính đến cuộc sống sinh viên:
Không ảnh hưởng :102(23,34%)
Có ảnh hưởng tốt :230 (52,63%)
Có ảnh hưởng không tốt: 105 (24,03%)
+Mức độ hài lòng với cách sử dụng máy tính của sinh viên :
Hài lòng:206 (47,14%)
Không hài lòng, sẽ tìm cách:172 (39,36%)
Không hài lòng nhưng không khắc phục được:59(13,5%)
2. Qua các số liệu đã được tổng hợp ở trên ta đi vào dự đoán ,dự báo về nhu cầu
sử dụng máy vi tính của sinh viên các trường đại học cao đẳng trên địa bàn Hà
Nội
a.Sự phổ biến của máy tính và mạng internet trong đới sống sinh viên:
-Nhận xét về những con số thống kê:
+Số lượng sinh viên sử dụng máy tính trong cuộc điều tra gần như là tuyệt
đối(436 trên tổng số 437 sinh viên chiếm 99,77%).
+Lượng sinh viên có máy tính riêng(lap top, máy tính để bàn…) là cao nhất
(359 trên tổng số 436 sinh viên chiếm 82,15% gấp 7,98 lần số sinh viên dùng
chung máy tính với người khác và gấp 11,97 lần số sinh viên phải ra quán net
để sử dung máy tính ).
+Đa số những người sử dụng máy tính đều sử dụng dịch vụ internet(417 người
chiếm 95,64%).
+Hầu hết những người có máy tính riêng đều sử dụng dịch vụ internet(98,33%
đối với những người có máy tính ).
-Ngày nay,trong giới sinh viên việc sử dụng máy tính đã trở thành một
nhu cầu thiết yếu. Theo thống kê của Trung tâm số liệu Internet quốc tế,
Việt Nam xếp hạng 18 trên 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn
nhất thế giới trong quý I/2012. Cụ thể, tính tới thời điểm ngày 31/3/2012,
Việt Nam có 30.858.742 người dung máy tính, Internet, chiếm tỉ lệ
34,1% dân số Việt Nam và bằng 1,4% dân số thế giới. So với các quốc
gia khác, Việt Nam có số lượng người dung máy tính, Internet nhiều thứ
8 trong khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau
Indonesia và Philippines). Nếu so với lượng người dùng máy tính,
Internet ở Việt Nam vào trước năm 2000 chỉ ở mức 200.000 người, sau
12 năm, số lượng người dung máy tính, Internet Việt Nam đã tăng
khoảng hơn 15 lần. Qua những con số thống kê của nhóm chúng ta thấy
rằng.
+Việc sử dụng máy tính ,internet đang dần trở nên phổ cập đối với sinh
viên.Sinh viên là lực lượng tri thức nòng cốt để phát triển tương lai của đất nước
nên cần trang bị những tri thức mới nhất để không bị tụt hậu so thế giới.Vì vậy con
số sinh viên sử dụng máy tính và mạng internet sẽ vẫn còn tăng trong thời gian sắp
tới.
+ Mức độ sinh viên đầu tư cho việc sử dụng máy tính hiện nay tương đối
cao(82,15% sinh viên có máy tính riêng).Và con số này sẽ vẫn còn tăng vì những
ích lợi mà máy tính đem lại.
+Đa số các bạn sinh viên sử dụng máy tính đều sử dụng dich vụ internet.
IV.
Thực trạng và giải pháp
1/Thực trạng
Qua cuộc khảo sát nhóm chúng tôi nhận thấy:
Nhu cầu sử dụng máy tính đối với sinh viên là rất cao.
Thời gian dành cho việc sử dụng máy tính của sinh viên là rất nhiều và có xu
hướng ngày càng tăng.
Mục đích sử dụng máy tính của sinh viên không chỉ dành cho học tập mà
phần đa là cho các hoạt động giải trí như chơi game, mạng xã hội, đọc báo, xem
phim, nghe nhạc….Tuy nhiên nhiều sinh viên vẫn chưa sử dụng máy tính đúng
cách nên việc sử dụng máy tính vẫn chưa đem đến hiệu quả như mong đợi.
Ảnh hưởng của việc không có máy tính đối với sinh viên là rất lớn. Một bộ
phận không nhỏ sinh viên đang dần trở nên lệ thuộc vào máy tính. Cho nên không
còn dành nhiều thời gian cho các hoạt động khác nữa.
Vẫn có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề lạm dụng máy tính và
mạng ảo. Đa số đều nhận thức được những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực nhưng
vẫn chưa có giải pháp cụ thể để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của vấn đề này.
* Tác động tích cực:
- Cho phép người trên toàn cầu để giao tiếp với nhau, bất kể lúc nào, thông
qua việc sử dụng email.
- Mọi người tìm kiếm thông tin trực tiếp, thay vì việc sử dụng tìm kiếm
thông qua sách.
- Cập nhật những thông tin mới nhất, nhanh nhất cũng như cung cấp mọi
thông tin cần thiết.
- Giúp cho việc học tập của mọi người trở nên hiệu quả hơn.
- Đáp ứng nhu cầu giải trí của giới trẻ sau những giờ học căng thẳng.
- Sao lưu bản sao tác phẩm có thể được thực hiện dễ dàng, mà không cần
phải viết lại tất cả mọi thứ.
- Mọi người có thể làm việc từ nhà, và dành nhiều thời gian với gia đình của
họ vì điều này.
- Người khuyết tật mà không thể viết, có thể nhận được phần mềm cho phép
họ nói chuyện và nó loại nó trên màn hình.
* Tác động tiêu cực:
- Nếu sử dụng máy tính liên tục, không nghỉ trên 2-3 giờ gây ra hội chứng
hỗn loạn về thị giác Computer Vision Syndrom – CVS: mắt mỏi mệt căng thẳng,
mắt nhìn lòa, đôi khi nhức đầu hay đau trong hốc mắt
- Stress vi tính là hội chứng mệt mỏi của những người thường xuyên ngồi
nhiều giờ trước máy tính. Thời gian ngồi lỳ đơn điệu trước máy vi tính sẽ làm cơ
thể mệt mỏi mà rất khó hồi phục lại. Hiện tượng khó thở do cơ thể bị nhiễm CO2
và các hợp chất bay hơi cao, thường xảy ra tại những phòng máy.
- Mất nhiều thời gian để chơi và giải trí trên mạng thay vì phải làm việc và
học tập. Đặc biệt đối với trẻ em, luôn luôn không thể làm chủ được mình từ cám dỗ
của game online, offline; chat và vô số thứ khác, nhiều thứ lại thật sự nguy hiểm
với tâm hồn non trẻ của tuổi nhỏ.
2/ Giải pháp
- Cải thiện môi trường làm việc
Bạn có thể đặt một số cây xanh bên cạnh máy tính của bạn, nó không chỉ có
hiệu quả hấp thụ bức xạ của máy tính, mà còn có thể giải tỏa áp lực của bạn và làm
mới cuộc sống hàng ngày của bạn. Các loại cây bạn có thể trồng bao gồm cây
xương rồng, hoa đá quý, ...
- Uống nhiều nước và ăn đủ chất
Thứ hai, uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm có chứa đủ Vitamin A,
Vitamin C và protein. Đối với những người có cuộc sống bận rộn và bận rộn, cách
đơn giản nhất để ngăn chặn bức xạ máy tính là uống 2-3 tách trà xanh hoặc ăn một
trái cam mỗi buổi sáng.
- Chăm sóc làn da của bạn
Nhiều phụ nữ sẽ sử dụng make-up cơ sở trên khuôn mặt của họ trước khi
ngồi trước máy tính. Nó có hiệu quả có thể ngăn chặn sự ô nhiễm bức xạ máy tính.
Sau khi sử dụng máy tính trong một thời gian dài, sẽ có rất nhiều các hạt bức xạ
điện từ được hấp thụ trên khuôn mặt của bạn, vì vậy bạn nên rửa mặt ngay lập tức.
Một thói quen như vậy có thể làm giảm bức xạ máy tính hơn 70%.
- Đảm bảo đủ không khí trong phòng
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng màn hình máy tính sẽ sản xuất
một loại chất gây ung thư được gọi là "brom dibenzofuran". Vì vậy, rất cần thiết
phải có một chiếc quạt thông gió phải được cài đặt trong phòng.
- Thư giãn ngắn
Điều này cũng rất cần thiết, bạn có thể nghe một chút nhạc hoặc thực hiện
một số bài tập đơn giản ngay tại chỗ để giải tỏa áp lực công việc của bạn và cung
cấp cho bạn một tâm trạng vui vẻ.
Ngoài ra, vị trí đặt máy tính cũng rất quan trọng. Hạn chế việc đặt mặt sau
của màn hình về hướng có người bởi vì bức xạ điện từ của máy tính mạnh nhất là
từ mặt sau, sau đó là hai bên, màn hình là nơi mà bức xạ điện từ yếu nhất. Để có
thể nhìn rõ mặt chữ ít nhất chúng ta cũng phải đặt máy tính cách 50 - 75 cm. Với vị
trí như vậy có thể giảm những ảnh hưởng của bức xạ điện từ.
-Tránh tình trạng làm dụng dẫn đến tiêu cực ở một bộ phận sinh viên
ngày nay:
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao
để lôi kéo sinh viên tham gia thay cho game online, mạng xã hội
Tích cực tuyên truyền về các mặt tiêu cực của việc lạm dụng máy vi tính để
sinh viên có thể nắm rõ được và từ đó điều chỉnh nhu cầu sử dụng của bản thân.
Tìm hiểu rõ nguyên nhân của việc lạm dụng hay nói một cách rõ hơn là
‘nghiện’ máy vi tính để có phương hướng điều chỉnh. Ví dụ như có những người
nghiện mạng xã hội chỉ vì họ cảm thấy sống trong thế giới ảo đó vui hơn, thú vị
hơn, thoải mái hơn so với thế giới thực tế. và từ nguyên nhân đó có thể đưa ra giải
pháp cụ thể hơn với từng đối tượng.