Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận quản lý nhà nước về đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.55 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................................................4
II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ CHÁY, NỔ......................................................................4
1. Thực trạng vấn đề cháy, nổ.................................................................................................................5
1.1. Năm 2011.....................................................................................................................................5
1.2. Năm 2012.....................................................................................................................................6
1.3. Năm 2013.....................................................................................................................................6
1.4. Năm 2014.....................................................................................................................................6
1.5. Năm 2015.....................................................................................................................................7
1.6. Năm 2016.....................................................................................................................................7
1.7. Năm 2017.....................................................................................................................................7
2. Nguyên nhân gây cháy nổ...................................................................................................................8
III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ.....................................................10
1. Chủ thể quản lý.................................................................................................................................10
1.1. Chính phủ (theo Khoản 1 Điều 58)............................................................................................10
1.2. Uỷ ban nhân dân........................................................................................................................11
2. Khách thể quản lý..............................................................................................................................11
3. Nội dung quản lý...............................................................................................................................11
4. Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về PCCC..........................................................................12
5. Phương pháp quản lý........................................................................................................................12
IV. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ GIẢI PHÁP.......................................................................13
1. Kinh nghiệm của một số quốc gia.....................................................................................................13
1.1. Phòng chống cháy nổ tại Mỹ......................................................................................................13
1.2. Phòng chống cháy nổ tại ÚC......................................................................................................14
1.3. Phòng chống cháy nổ tại Nhật Bản............................................................................................15
2. Giải pháp............................................................................................................................................16


2.1. Nâng cao ý thức của người dân.................................................................................................16


2.2. Quy hoạch lại và xây dựng các khu bán các vật liệu cháy nổ như gas, hóa chất…...................17
2.3. Quy định các điều kiện khi xây dựng các nhà cao tầng............................................................17
2.4. Thí điểm ứng dụng Phần mềm mô phỏng của Markku làm việc trên nguyên lý Thiết kế Dựa
vào Hiệu suất Cháy nổ (Performance Based Fire Design - PBFD)....................................................20
2.5. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống (điện,
gas…)..................................................................................................................................................20
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................23

Trang | 2
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với những cơ hội thuận lợi mà tự nhiên, kinh tế, xã hội đem lại thì
con người luôn phải đối mặt với nhiều hiểm nguy, thách thức, trong đó cháy, nổ
được xem là một trong những vấn đề nóng khi nó đem lại những hậu quả nặng
nề về tính mạng và tài sản. Nhận thức được tác hại nghiêm trọng do cháy nổ gây
ra, hiện nay công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề ngày đang được Đảng,
Nhà nước và toàn thể nhân dân rất mực quan tâm.
Như vậy, đề tài “Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với
vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ thông qua việc nhìn
nhận thực trạng của các vụ cháy nổ vừa qua nhằm rút ra những bài học kinh
nghiệm sâu sắc và đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng cháy nổ - đang là
mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của bài luận này là nhìn nhận thực trạng của các vụ cháy nổ vừa
qua, rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp để khắc phục tình
trạng cháy nổ hiện nay.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh,
các khu chung cư, khu công nghiệp… trên địa bàn TP.HCM.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thông tin thu thập từ các Báo cáo, bài báo, các đánh giá… về PCCC trên
địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011- tháng 3/2017.
Luật PCCC năm 2013, các Nghị định của Chính phủ và các tài liệu khác.
5. Tóm tắt nội dung
I. Đặt vấn đề
II. Thực trạng và nguyên nhân của vấn đề cháy nổ
III. Quản lý nhà nước đối với vấn đề phòng, chống cháy nổ
IV. Kinh nghiệm của một số quốc gia và giải pháp

Trang | 3
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày 04/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 53/LCT ban
hành “Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC”.
Bản Pháp lệnh khẳng định vai trò thiết yếu của công tác PCCC trong đảm bảo an
ninh, an toàn xã hội:“PCCC là để bảo vệ tài sản của nhà nước, tính mạng tài
sản của nhân dân; bảo vệ sản xuất với an ninh trật tự; đồng thời cũng khẳng
định công tác PCCC là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn dân và của toàn xã
hội”.
Bước sang thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước cùng với sự
phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội, các khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu đô thị, chợ, trung tâm thương mại, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh
doanh, dịch vụ cũng được mở rộng và phát triển; nhu cầu sử dụng điện, xăng
dầu, khí gas, hàng hóa, vật liệu dễ cháy trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh…
ngày càng gia tăng, kéo theo nguy cơ xảy ra cháy nổ ngày càng cao. Vì thế

PCCC cần phải trở thành một nguyên tắc sống, ăn sâu bám rễ vào ý thức của
từng người dân.
Nhận thức sâu sắc vấn đề công tác PCCC đóng vai trò vô cùng quan
trọng, Luật PCCC sửa đổi, bổ sung năm 2013 ra đời để tăng cường hiệu lực
quản lý nhà nước và nâng cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động PCCC
cũng như bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ
chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Do đó, quản lý một cách có hiệu quả, xây dựng thế trận PCCC một cách
khoa học, cũng như thực hiện tốt công tác PCCC là nền tảng góp phần phát triển
bền vững xã hội, bảo vệ được tính mạng, tài sản, bảo đảm sự bình yên, hạnh
phúc cho mọi người dân.
Trong bối cảnh hiện nay, trước những thách thức đặt ra của nền kinh tế thị
trường và mục tiêu bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội,
phục vụ phát triển đất nước đã đặt ra trọng trách lớn cho công tác PCCC: cần
phải được thực hiện triệt để, rộng khắp, nhận thức một cách sâu sắc, toàn diện và
góp phần bảo vệ thành quả sản xuất và đời sống nhân dân, thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ CHÁY, NỔ
Trang | 4
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


1. Thực trạng vấn đề cháy, nổ

Biểu đồ số vụ cháy và thiệt hại về tài sản giai đoạn 2011 – 2017

Biểu đồ số vụ cháy nổ và thiệt hại về người giai đoạn 2011 - 2017
1.1. Năm 2011
So với năm 2010, trong năm 2011, tình hình cháy, nổ trên địa bàn TP.

HCM đã giảm cả ba mặt: số vụ, số người chết và thiệt hại tài sản.
Theo thống kê, trên địa bàn TP. HCM đã xảy ra 123 vụ cháy (giảm 67 vụ),
làm chết 04 người (giảm 01 người) và gây thiệt hại khoảng 49,9 tỷ đồng, giảm
nhiều so với năm 2010. Nguyên nhân gây cháy nhiều nhất được xác định là do
sự cố về điện với 78 vụ (chiếm tỷ lệ 69,64%). Bên cạnh đó, nguyên nhân còn do
mâu thuẫn cá nhân đốt hoặc đốt để tự tử.
Trang | 5
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


Trong năm 2011, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 06 vụ nổ (giảm 04 vụ
so với năm 2010), làm 02 người chết.
1.2. Năm 2012
Có 121 vụ cháy, làm chết 09 người, bị thương 12 người. Thiệt hại về tài
sản ước tính khoảng 09 tỉ đồng (giảm hơn 40 tỉ đồng). Bên cạnh đó còn xảy ra
18 vụ tự đốt do mâu thuẫn cá nhân và tự tử làm chết 07 người và 02 người bị
thương, thiệt hại tài sản khoảng 265 triệu đồng.
Đặc biệt, trong năm 2012 tình trạng cháy xe rộ lên. Theo thống kê của Sở
Cảnh sát PCCC, tại TP.HCM có 31 vụ cháy xe các loại, làm chết 01 người và
làm 03 người bị thương.
1.3. Năm 2013
Thành phố xảy ra 598 vụ cháy, làm 13 người chết và 24 người bị thương,
thiệt hại tài sản khoảng 80 tỷ đồng, trong đó có 13 vụ cháy chưa thể ước tính
thành tiền. Trong 598 vụ cháy, có đến 445 vụ nguyên nhân do sự cố điện. Ngoài
ra trong năm cũng xảy ra 10 vụ cháy do mâu thuẫn cá nhân tự đốt nhà và đốt để
tự tử làm chết 01 người và bị thương 01 người, thiệt hại về tài sản khoảng 45
triệu đồng.
Có 08 vụ nổ, làm 13 người chết và 11 người bị thương.
Sở Cảnh sát PCCC TP. HCM đã huy động 4.595 lượt phương tiện với trên
29.884 lượt cán bộ chiến sĩ kịp thời tham gia cứu chữa được 321 vụ cháy, 89 vụ

cứu hộ, cứu nạn, cứu được 47 người, trong đó có 32 người từ các đám
cháy. Trong năm 2013, số vụ cháy trên địa bàn TP. HCM tăng 04 vụ so với năm
2012.
Ngoài ra, Sở Cảnh sát PCCC Thành phố còn nhận 640 tin báo cháy, tất cả
đều được lực lượng tại chỗ xử lý kịp thời khi mới phát sinh, không có thiệt hại
về người.
1.4. Năm 2014
Trên địa bàn TP. HCM đã xảy ra 1.426 vụ tai nạn, sự cố liên quan đến
cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ. Trong đó, lực lượng PCCC Thành phố trực tiếp
chữa cháy, xử lý 210 vụ cháy. Có 06 vụ tự đốt, 03 vụ nổ.
Lực lượng PCCC tại chỗ đã dập tắt, xử lý 85 vụ cháy, 08 vụ tự đốt, 03 vụ
nổ, và 999 sự cố khi vừa mới phát sinh, không để xảy ra thiệt hại do cháy gây ra.
Đối tượng xảy ra nhiều sự cố cháy nhất vẫn là nhà dân, cả năm có 654 vụ
(chiếm hơn 50,54%).
Trang | 6
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


Nguyên nhân cháy chủ yếu là do sự cố và vi phạm quy định trong sử dụng
điện. Theo thống kê, có 620 vụ cháy do sự cố điện gây ra (chiếm hơn 47,91%).
Về thiệt hại về người, đã có 31 người chết và 34 người bị thương do các
tai nạn cháy, nổ gây ra.
Bên cạnh đó, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 45 tỷ đồng.
1.5. Năm 2015
Theo báo cáo của Cảnh sát PCCC TP.HCM, năm 2015 trên địa bàn thành
phố xảy ra 1.650 vụ tai nạn, sự cố liên quan đến cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ.
Trong đó 561 vụ cháy, 05 vụ nổ làm 08 người chết, 46 người bị thương,
thiệt hại về tài sản hơn 400 tỷ đồng.
Ngoài ra trên địa bàn Thành phố còn xảy ra 13 vụ cháy do tự đốt và 901
điểm báo xảy ra sự cố cháy. Trong năm 2015, tình hình cháy nổ trên địa bàn

Thành phố tuy còn diễn biến phức tạp nhưng đã được kiềm chế, giảm cả về số
vụ và thiệt hại về người chết.
1.6. Năm 2016
Đã xảy ra 361 vụ cháy (trong đó có 01 vụ cháy lớn, 05 vụ cháy gây thiệt
hại nghiêm trọng, 06 vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng); 1.583 điểm báo
xảy ra sự cố cháy, 16 vụ cháy do tự đốt.
Các vụ cháy đã làm chết 08 người, bị thương 27 người; theo báo cáo ban
đầu, ước tính thiệt hại thành tiền khoảng 259,8 tỷ đồng. Lực lượng Cảnh sát
PCCC Thành phố đã cứu được 29 người trong các cháy. Các vụ cháy do tự đốt
đã làm chết 01 người, bị thương 12 người.
Trong năm trên địa bàn thành phố không xảy ra vụ nổ nào.
1.7. Năm 2017
Theo báo cáo của Công an PCCC TP. HCM, trong quý I năm 2017 đã
kiểm tra và phát hiện 2.571 cơ sở vi phạm quy định về an toàn PCCC với 2.972
lỗi vi phạm, lập 2.571 biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định phạt tiền
2.571 cơ sở, với tổng số tiền hơn 02 tỷ đồng.
Tổng số vụ cháy có 280 vụ, giảm 394 vụ so với cùng kỳ năm 2016; tuy
nhiên, có 04 vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng làm 07 người chết, 13 người bị
thương. Về thiệt hại tài sản khoảng 18,023 tỷ đồng, trong khi đó còn 28 vụ chưa
được thống kê. Nguyên nhân chủ yếu do người dân sơ suất trong sử dụng lửa, điện.
Công tác xây dựng phong trào toàn dân PCCC trong 3 tháng đầu năm
2017 cũng được tập trung triển khai với nhiều biện pháp, cách làm đổi mới, sáng
tạo. Trong đó đã tổ chức 3.279 cuộc tuyên truyền và 53.593 lượt kiểm tra an
Trang | 7
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


toàn PCCC (tăng 8.265 lượt, chiếm 18,23%) bên cạnh đó các đơn vị phối hợp tổ
chức 5.263 cuộc diễn tập phương án chữa cháy (tăng 1.512 cuộc, đạt tỷ lệ
40.68%).

2. Nguyên nhân gây cháy nổ
Theo số liệu thống kê của Sở Cảnh sát PCCC TP. HCM thì trong những
năm gần đây tình hình cháy, nổ trên địa bàn thành phố diễn ra phức tạp không
những ở khu vực các cơ sở sản xuất, kinh doanh mà còn tại khu vực dân cư. Số
vụ cháy xảy ra trong khu dân cư đang có những diễn biến khó lường, số vụ cháy
tại các hộ gia đình có xu hướng tăng về số vụ và thiệt hại do cháy gây ra. Một số
nguyên nhân có thể gây cháy, nổ tại các hộ gia đình:
Thứ nhất, theo thống kê của Sở Cảnh sát PCCC TP. HCM thì 70% số vụ
cháy có nguyên nhân liên quan đến các sự cố điện như: tự ý câu, móc thêm các
thiết bị tiêu thụ điện ngoài thiết kế ban đầu, đấu nối dây dẫn điện tùy tiện, không
đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật điện, đường dây dẫn điện không được kiểm tra,
thay thế kịp thời nên bị lão hóa,… dẫn đến tình trạng mất an toàn PCCC trong
việc sử dụng điện, cụ thể như hiện tượng quá tải, chập mạch,…Ngoài ra, còn
một hiện tượng nguy hiểm đáng lưu tâm nữa là tâm lý chủ quan trong việc sử
dụng điện an toàn như: không ngắt điện tủ lạnh, quạt máy, máy tính…khi ra khỏi
nhà.
Thứ hai, nguyên nhân từ điện thoại di động và thiết bị sạc. Hiện nay việc
sử dụng điện thoại di động, đặc biệt là Smartphone đã vô cùng phổ biến. Thế
nhưng ít ai quan tâm đến việc trang bị cho chiếc điện thoại của mình những phụ
kiện đi kèm an toàn. Các thiết bị sạc, đặc biệt là sạc điện thoại hiện nay được
bày bán rất nhiều trên đường với giá vài chục ngàn đồng tiềm ẩn nguy cơ gây
chập điện rất cao. Đặc biệt với Smartphone có cấu hình, vi mạch phức tạp nên
nguồn điện dẫn vào máy chỉ cần một chút không ổn là sẽ gây nổ thiết bị ngay.
Các linh kiện điện thoại rẻ tiền, không rõ xuất xứ, không được kiểm định chất
lượng càng dễ có sự cố.
Thứ ba, nguyên nhân từ việc thờ cúng.
Việc thờ cúng tổ tiên là hoạt động tâm linh tất yếu của mọi nhà. Tuy
nhiên, việc thắp nhang trên bàn thờ chính là nguyên nhân làm xảy ra nhiều vụ
cháy gây ra thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản.
Vụ cháy xảy ra vào khoảng 05g00 sáng 19/02 tại căn nhà trên đường số 9,

KP4, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP. HCM nguyên nhân là do gia chủ

Trang | 8
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


thắp nhang đèn cúng ngày mùng 1 bất cẩn, kết quả là toàn bộ căn nhà đã bị thiêu
rụi ngay trong ngày mùng 01 Tết.
Thứ tư, nguyên nhân “trong bếp”. Đa số các hộ dân trong nội đô thành
phố sử dụng bếp gas để đun nấu. Nhiều gia đình chuyển sang dùng bếp từ, bếp
hồng ngoại vì tính an toàn song vẫn có những hộ đến bây giờ vẫn dùng bếp củi
để chụm lửa.
Bếp từ, bếp hồng ngoại nếu bất cẩn sẽ nảy sinh sự số điện, còn bếp gas,
bếp củi trực tiếp phát lửa càng dễ gây cháy hơn.
Một số nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ khi sử dụng gas là không khóa van
bình gas khi nấu xong, tắt bếp gas chưa đúng quy trình; sử dụng các chai chứa
gas và các phụ kiện không đảm bảo chất lượng làm gas xì ra khỏi bình. Khi đó
chỉ cần một mồi lửa nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.
Thứ năm, tại các hộ gia đình thường bố trí vật dụng sinh hoạt trên lối thoát
nạn như thang bộ, cửa đi,…làm tăng mức độ nguy hiểm khi có cháy xảy ra, làm
ảnh hưởng đến công tác tự thoát nạn, cứu nạn - cứu hộ, công tác chữa cháy,…
Thứ sáu, nguyên nhân “tích trữ bom”. Tuy các gia đình có tích trữ chất dễ
gây cháy trong nhà như xăng, bình gas các loại, dầu hỏa v.v….không nhiều
nhưng đa số lại không có các biện pháp đảm bảo an toàn, PCCC. Ngay cả các
đại lý gas, người bán xăng lẻ…cũng rất chủ quan khi cất những mồi lửa này
trong nhà.
Khi trong không khí luôn có sẵn các hợp chất dễ cháy, rò rỉ hoặc thoát ra
từ những “quả bom” này nếu gần đó có người hút thuốc hoặc đun nấu bằng lửa
là có thể gây cháy nổ tức thì. Những đám cháy ban đầu có thể rất nhỏ, tưởng
như không có gì đáng ngại nhưng lại lây lan rất nhanh do môi trường xung

quanh tác động. Khi đó con người đành phải bó tay.
Thứ bảy, nguyên nhân từ bình xăng xe máy. Thời gian gần đây tình hình
cháy, nổ xe máy diễn ra rất phức tạp, nguyên nhân gây cháy xe hiện còn chưa rõ
nhưng việc bố trí xe máy ngay trong nhà cũng là ẩn họa về cháy, nổ trong mỗi
hộ gia đình.
Tháng 10/2014, vụ hỏa hoạn làm chết 07 người trong căn nhà trên đường
Nguyễn Trãi (phường 8, quận 5) bắt đầu từ việc chiếc xe máy nằm ngay cửa căn
nhà bất ngờ phát cháy. Ngọn lửa lan sang bảng điện và bén vào các vật dụng
khác và nhấn chìm cả căn nhà. Đây là một trong những vụ cháy gây kinh hoàng
nhất trong năm 2014 vì mức độ khủng khiếp của nó.
Cuối cùng, chưa trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ hoặc có trang bị
nhưng không biết sử dụng hay sử dụng không thành thạo. Vì vậy, khi xảy ra sự
cố cháy, nổ không có phương tiện chữa cháy hoặc lúng túng không biết cách xử
Trang | 9
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


lý ngay từ ban đầu. Từ đó, đám cháy có điều kiện phát triển mạnh trong thời
gian dài gây ra cháy lan, cháy lớn. Ngoài ra, còn một số người cố tình mang các
chất nguy hiểm cháy, nổ vào nhà để bảo quản, sử dụng vì một số mục đích cá
nhân nào đó.
III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ
1. Chủ thể quản lý
Để đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước về PCCC diễn ra hiệu quả,
sự phân chia trong hoạt động quản lý mang một ý nghĩa vô cùng lớn. Nó là cơ
sở cho việc quản lý chặt chẽ, nâng cao tính trách nhiệm của chủ thể quản lý,
đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội. Việc quy định về chủ thể quản lý PCCC
được nêu rõ trong các văn bản bản pháp luật của nước ta. Cụ thể là theo quy
định tại Điều 58 Luật PCCC thì cơ quan quản lý nhà nước về PCCC được quy
định như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về PCCC.
- Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về PCCC.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an tổ chức
thực hiện các quy định về PCCC.
- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương.
Theo đó vai trò của từng chủ thể cũng được quy định cụ thể trong các văn
bản pháp luật:
1.1. Chính phủ (theo Khoản 1 Điều 58)
- Chính phủ tổ chức thực hiện, bảo đảm việc chấp hành các yêu cầu của
Luật PCCC thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC
nhằm cụ thể hóa các yêu cầu của luật PCCC như Nghị quyết Liên tịch, Nghị
định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động quản lý nhà nước về PCCC,
Chính phủ thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra
hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban
nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC.
- Chính phủ có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch, kế hoạch mang tính
chiến lược về PCCC trong phạm vi toàn quốc, quyết định những vấn đề chung
thuộc nội dung, phạm vi quản lý nhà nước, đề ra và tổ chức chỉ đạo thực hiện
Trang | 10
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


các chủ trương, biện pháp công tác lớn về PCCC; bảo đảm các điều kiện về tài
chính, phương tiện, chế độ chính sách,... và các vấn đề khác có liên quan đến
PCCC.
1.2. Uỷ ban nhân dân

- Uỷ ban nhân dân các cấp sẽ thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về
PCCC theo quy định của Luật PCCC và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP của
Chính phủ.
- Uỷ ban nhân dân các cấp sẽ thực hiện đúng các quy định pháp luật đồng
thời phối hợp quản lý với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể quần chúng ở địa phương đẩy mạnh
công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực thực hiện phong trào “Toàn
dân tham gia phòng cháy, chữa cháy”....
2. Khách thể quản lý
Theo Luật PCCC, khách thể quản lí đối với công tác PCCC chính là các
đối tượng cụ thể sau:
- Nhà ở và khu dân cư;
- Phương tiện giao thông cơ giới;
- Rừng; cơ sở; đặc khu kinh tế, khu công nghiệp;
- Khu chế xuất và khu công nghệ cao;
- Sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hóa khác có nguy hiểm về cháy,
nổ;
- Công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường
hầm và công trình khai thác khoáng sản khác;
- Điện và thiết bị, dụng cụ điện;
- Chợ, trung tâm thương mại, kho tàng;
- Cảng, nhà ga, bến xe;
- Bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, rạp hát, rạp chiếu
phim và những nơi đông người khác;
- Trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ.
- Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động sinh sống trên lãnh
thổ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trong trường hợp điều ước
quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy
định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

3. Nội dung quản lý
Theo Điều 57 Luật PCCC quy định:
Trang | 11
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về
PCCC.
- Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về PCCC.
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về PCCC.
- Tổ chức và chỉ đạo hoạt động PCCC.
- Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng, trang bị và quản lý phương tiện
PCCC.
- Bảo đảm ngân sách cho hoạt động PCCC; tổ chức bảo hiểm cháy, nổ gắn
với hoạt động PCCC.
- Thẩm định, phê duyệt các dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây
dựng về PCCC; kiểm định và chứng nhận an toàn phương tiện; xác nhận điều
kiện an toàn về PCCC.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ
về PCCC.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về
PCCC; điều tra vụ cháy.
- Tổ chức thống kê nhà nước về PCCC.
- Hợp tác quốc tế về PCCC.
4. Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về PCCC
Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, các cơ quan Nhà
nước sử dụng bộ công cụ sau:
- Luật số 40/2013/QH13: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
PCCC ngày 01/7/2014

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
PCCC
- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật PCCC
- Ban Chấp hành TW Đảng đã ban hành Chỉ thị số 47/CT-TW ngày
25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
PCCC
5. Phương pháp quản lý
Vấn đề PCCC không chỉ riêng trên địa bàn TP. HCM mà còn trên cả nước
là mối quan tâm hàng đầu đối với chủ thể quản lý là Nhà nước. Do đó, phương
Trang | 12
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


pháp quản lý của Nhà nước cần phải hết sức khéo léo và thận trọng trong công
tác này. Một số phương pháp quản lý cần đề cập đến như sau:
- Phương pháp phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật
Phương pháp này được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ yếu sử
dụng nhằm tác động lên người dân về ý thức tự giác đối với vấn đề PCCC. Mỗi
cá nhân, tổ chức là một thành phần nhỏ trong quá trình bảo vệ tài sản, tính mạng
trước nguy cơ cháy nổ tại khu vực sinh sống và nơi làm việc. Như vậy, Nhà
nước cần có những biện pháp hỗ trợ tuyên truyền về Luật PCCC và các văn bản
pháp quy liên quan đến PCCC nhằm nâng cao sự tự giác của người dân, giúp
người dân tránh khỏi những vi phạm pháp luật về vấn đề này.
- Phương pháp hành chính
Nhà nước sử dụng chính quyền lực của mình để bắt buộc các đối tượng
quản lý phải tuân thủ các quy định mà Nhà nước đã đề ra trong công tác PCCC.

Nhờ vào phương pháp này mà Nhà nước tác động lên mỗi tổ chức, cá nhân một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của
họ về PCCC.
- Phương pháp kinh tế
Kinh tế là một yếu tố nhạy cảm đối với mỗi tổ chức, cá nhân. Nhà nước
đã lợi dụng yếu điểm này nhằm làm phương pháp quản lý nhà nước về PCCC.
Đây là phương pháp tác động gián tiếp lên đối tượng thông qua lợi ích kinh tế
quy định chế độ thưởng, xử phạt. Nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về
PCCC như cơ sở làm việc không có trang thiết bị đầy đủ PCCC…tùy theo mức
độ nặng nhẹ mà Nhà nước sử dụng phương pháp này hoặc phương pháp hành
chính để xử phạt.

IV. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ GIẢI PHÁP
1. Kinh nghiệm của một số quốc gia
1.1. Phòng chống cháy nổ tại Mỹ
Mỹ là quốc gia có tỉ lệ chết vì hỏa hoạn cao nhất trong nhóm các quốc gia
công nghiệp hóa. Để hạn chế nhất các rủi ro hỏa hoạn, luật pháp Mỹ tìm cách
loại trừ các nguy cơ cháy nổ ngay từ khâu vật liệu và thiết kế xây dựng các công
trình kiến trúc.
Trang | 13
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


Cụ thể, Cơ quan Chữa cháy Quốc gia (USFA) được phối hợp cố vấn loại
bỏ các vật liệu dễ cháy nổ cho các ủy ban chuyên trách về an toàn người tiêu
dùng, Bộ Thương mại, Viện Y tế Quốc gia và Cục Tiêu chuẩn Quốc gia USFA
cũng đẩy mạnh vận động các cơ sở đào tạo kiến trúc sư cung cấp thêm kiến thức
về phòng, chống cháy nổ cho học viên.
Để đảm bảo cho công tác phòng chống cháy nổ thì nước Mỹ đã thực hiện
và ứng dụng một số giải pháp và mô hình sau:

Thứ nhất, tăng cười dày đặc lực lượng lính cứu hỏa.
Hiệp hội Phòng chống cháy Quốc gia Mỹ (NFPA) ước tính 70% số lượng
lính cứu hỏa chuyên nghiệp được phân bổ bảo vệ các cộng đồng dân cư có hơn
25.000 người sinh sống. Trong khi đến 95% lính cứu hỏa tình nguyện sẽ được
giao nhiệm vụ bảo vệ các cộng đồng ít hơn 25.000 người sinh sống và chủ yếu
là những khu vực ít hơn 2.500 dân.
Bên cạnh đó, Mỹ còn cho phép thành lập các đơn vị cứu hỏa tư nhân đáp
ứng đủ yêu cầu chuyên môn về nghiệp vụ. Các đơn vị cứu hỏa được điều động
khẩn cấp từ cùng một tổng đài chuyên trách các tình trạng khẩn cấp trên toàn
quốc (tổng đài 911) hoặc qua thông báo trực tiếp của các lực lượng chức năng
địa phương.
Trên toàn nước Mỹ hiện có hơn 27.000 sở cứu hỏa và hơn 58.000 trạm
cứu hỏa, bao gồm sự phục vụ của cả lính cứu hỏa chuyên nghiệp lẫn tình
nguyện. Theo số liệu của Hiệp hội Phòng chống cháy Quốc gia Mỹ (NFPA), tính
đến năm 2014 nước Mỹ có hơn 1,13 triệu lính cứu hỏa. Trong đó chỉ có gần
31% là lính cứu hỏa chuyên nghiệp, còn đến 69% là lính cứu hỏa tình nguyện.
Thứ hai, tập hợp và phân tích dữ liệu về cháy toàn quốc, đưa ra các biện
pháp giảm thiểu rủi ro cho các vùng và nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Thứ ba, xây dựng chương trình giáo dục phòng chống cháy, phối hợp
cùng các cơ sở cứu hỏa, báo đài, các cơ quan cấp liên bang và các nhóm xã hội
dân sự.
Thứ tư, Học viện Cứu hỏa Quốc gia nhận đến gần 30% ngân sách, xây
dựng chương trình đào tạo phòng chống cháy và cứu hỏa cho lính cứu hỏa
chuyên nghiệp và tình nguyện trên toàn quốc.
Thứ năm, USFA cũng chia ngân sách hằng năm cho các hoạt động nghiên
cứu, kiểm nghiệm và đánh giá công nghệ hỗ trợ phát hiện, khống chế các đám
cháy, cũng như phát triển các thiết bị giúp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của lính
cứu hỏa và lực lượng cứu hộ.
1.2. Phòng chống cháy nổ tại ÚC
Trang | 14

“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


Tại Úc, dù là cao ốc hay các hộ gia đình không bao giờ vắng bóng các
phương tiện chữa cháy, được gắn ở những nơi dễ bắt tầm mắt nhất..
Học sinh tiểu học ở Úc cũng được nhà trường dạy những đều cần thiết
trong trường hợp cháy nhà. Ai cũng biết, trẻ con thường trở thành nạn nhân đầu
tiên, bởi các em không biết cách thoát hiểm. Vì vậy mà các khóa huấn luyện
hoặc học cách thoát thân trong khi xảy ra cháy nổ, hoặc những sự cố tương tự
được tổ chức thường xuyên, liên tục ngay từ cấp tiểu học. Bởi, khi sự cố xảy ra,
nếu các kỹ năng ứng phó, thoát hiểm được vận dụng, chắc chắn sẽ giảm thiểu
những thiệt hại về người, về của.
Cũng giống như nhiều nước phát triển khác, khi thiết kế xây dựng nhà
cửa, công trình, ngoài lối đi dành cho người khuyết tật, thì các kỹ sư hết sức
quan tâm đến những cửa phụ, lối thoát hiểm để phòng tránh những trường hợp
đáng tiếc có thể xảy ra. Lối thoát hiểm là bắt buộc với tất cả các công trình nhà
cửa tại Úc.
Các hộ gia đình tại Úc, không có chuyện rào cửa bằng song sắt. Dường
như mọi thứ đều bằng kiếng để cảnh sát, lực lượng cứu hỏa có thể đập vỡ trong
trường hợp khẩn cấp. Phải nói là những câu chuyện đằng sau công tác ngăn
ngừa phòng chống cháy nổ tại xứ này thật ấn tượng.
Luật pháp tại Úc quy định rất rõ về qui chuẩn xây dựng, để đảm bảo
người dân cảm thấy an toàn giữa các dãy nhà, các quy tắc đun nấu. Người dân ở
đây không lắp đặt bình gas ngay cạnh bếp, hay ở trong nhà. Thay vào đó, có một
đường ống dẫn, hệ thống chung được gắn cho các hộ gia đình có nhu cầu. Làm
như thế chỉ để đảm bảo tính an toàn, ngăn ngừa cháy khi đun nấu. Lý do đưa ra
là người ta tin tưởng, hiện tượng rò rỉ khí gas, có thể là mồi châm của các vụ
cháy nổ lớn, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Để phòng tránh tốt nhất và giảm thiểu những thiệt hại do cháy gây ra, và
nhất là phòng ngừa nguy cơ cháy rừng, các hộ gia đình ở Úc cũng được phát

những tài liệu cung cấp thông tin miễn phí để nâng cao nhận thức về vấn đề này.
Vì vậy, tại nhà bếp, cánh cửa tủ lạnh của các hộ gia đình, không lúc nào thiếu
những hướng dẫn, về mức độ cảnh báo cháy.
1.3. Phòng chống cháy nổ tại Nhật Bản
Việc trang bị những hiểu biết để bảo vệ chính mình và cộng đồng không
chỉ là một nhận thức, nó còn được coi là một thái độ sống quan trọng. Ngay cả
các bậc cha mẹ Nhật Bản cũng ý thức việc xây dựng một nền tảng giáo dục gia
đình coi trọng sự an toàn đối với mỗi đứa con của mình.
Trang | 15
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


Người Nhật không chỉ dạy trẻ về hỏa hoạn từ khi các bé mới tập bò, mà
trẻ em Nhật còn được giáo dục để là người hùng bảo vệ cho chính bản thân và
những người xung quanh khi có cháy nổ. Thực ra nội dung phòng cháy chữa
cháy ở Nhật là một trong những nội dung giáo dục quan trọng nhất để mỗi cá
nhân bảo vệ tính mạng của mình, an toàn của cộng đồng và tài sản chung của xã
hội. Ngay trong sách cho trẻ mẫu giáo, nội dung lánh nạn khi có thiên tai, hiểm
họa cũng được đưa vào giảng dạy: các bé tuân theo chỉ thị của người lớn ra sao,
hành động, di chuyển như thế nào…Nội dung giáo dục này được lặp đi lặp lại và
diễn tập từ khi người Nhật còn là trẻ em tới khi trở thành người trưởng thành đi
làm trong các cơ quan công sở theo mỗi năm. Cá biệt, tại các cấp học phổ thông,
nội dung phòng chống hiểm họa được thực hành nhiều lần trong năm, với nhiều
trường hợp cụ thể.
Triết lý về PCCC của người Nhật rất đơn giản nhưng không kém phần
quan trọng: “Mỗi cá nhân trong hoạn nạn sẽ trở thành những người chủ động
bảo vệ bản thân và những người xung quanh”.
2. Giải pháp
2.1. Nâng cao ý thức của người dân
Trong thời gian qua, tình hình cháy nổ diễn biến phức tạp và ngày càng có

xu hướng gia tăng. Do nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao, người dân đã quen
với sự tiện lợi trong sử dụng các thiết bị điện mà quên rằng nguy hiểm luôn rình
rập từ những điều nhỏ nhất. Thêm vào đó, ở các khu dân cư đa phần là đường
hẻm nhỏ, giao thông rất phức tạp, nhiều quán sá, xe cộ gây cản trở cho việc
thoát nạn của người dân và tiếp cận đám cháy của xe chữa cháy.
Để hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy nổ có thể xảy ra thì ý thức
trách nhiệm của người dân đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
Mỗi hộ gia đình cần trang bị cho mình những kiến thức về an toàn phòng
cháy chữa cháy; thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các thiết bị điện; không câu
nối giăng móc chằng chịt dây điện trong nhà, không tăng phụ tải bừa bãi, phải
lắp thiết bị tự động ngắt cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng
nhánh và từng thiết bị có công suất lớn; khi ra khỏi nhà phải kiểm tra tắt tất cả
các thiết bị tiêu thụ điện, đồ dùng điện; không đặt các chất gây cháy (gas, xăng,
dầu, giấy…) gần các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện như: đèn, bàn ủi, bếp điện, ổ
cắm điện, bảng điện; cần đóng ngắt bình gas nấu nướng trong nhà sau khi sử
dụng; những chỗ thờ cúng cũng hết sức chú ý đến nguồn điện, nguồn nhiệt;
không tồn trữ các chất cháy nổ gây nguy hiểm trong gia đình…Bên cạnh đó cần
Trang | 16
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


phải trang bị những kỹ năng cơ bản để xử lý những tình huống bất ngờ và biết
cách sử dụng các thiết bị PCCC khi có cháy nổ xảy ra.
Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần tuyên truyền, phổ
biến về cách phòng, chống cháy nổ bằng nhiều hình thức khác nhau, đa dạng về
nội dung và phong phú về cách truyền đạt:
- Phổ biến, tuyền truyền cho người dân trong khu vực về hậu quả và cách
phòng, chống cháy nổ tại các cuộc họp của phường, của khu phố.
- Đa dạng hóa, sân khấu hóa hình thức tuyên truyền bằng các vở kịch, tiểu
phẩm về hậu quả của cháy nổ đối với bản thân, gia đình, hàng xóm nhằm nâng

cao tính tự giác của mỗi người.
- Huy động sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân trong các buổi
tập huấn, diễn tập, huấn luyện nghiệp vụ PCCC, tổ chức phối hợp thực hiện các
phương án PCCC để có kinh nghiệm cũng như các kỹ năng phòng, ngừa cháy
nổ.
- Cơ quan chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về PCCC, tổ chức
phối hợp khi có sự cố cháy, nổ xảy ra và xử lý đối với các trường hợp vi phạm.
2.2. Quy hoạch lại và xây dựng các khu bán các vật liệu cháy nổ như
gas, hóa chất…
Xây dựng các khu riêng biệt chuyên bán các vật liệu cháy nổ như gas…
khỏi khu vực dân cư đô thị, để tránh các sự cố nổ bình gas hay cháy… gây ra
hậu quả đáng tiếc về người và của cải, vật chất.
Khi xây dựng các kho nhà xưởng, nhà kho chứa nhiên liệu dễ gây cháy,
nổ cần chú trọng phải bảo đảm có lối thoát hiểm, thông gió, hút bụi, có hệ thống
chiếu sáng, trang bị hệ thống thu lôi chống sét; bảo đảm vệ sinh môi trường…
Ngoài ra, đối với các hộ kinh doanh vàng mã cần quy định rõ về nội dung
công tác phòng, cháy do đa phần các hộ kinh doanh vàng mã thường nằm trong
các khu chợ, khi xảy ra cháy thì thiệt hại rất lớn. Nếu cần thì tuyên truyền về tác
hại của nó đối với xã hội, môi trường để người dân hạn chế sử dụng và các cơ
quan nhà nước cần xem xét đánh thuế ở mức cao đối với mặt hàng vàng mã.
2.3. Quy định các điều kiện khi xây dựng các nhà cao tầng
a. Về bố trí mặt bằng tổng thể:
- Đảm bảo về đường giao thông phục vụ chữa cháy (đường phải rộng tối
thiểu 3,5m, cao tối thiểu 4,25m, khoảng cách từ mép đường xe chạy đến tường
nhà đảm bảo 8-10m)
- Đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách PCCC của công trình với các hạng
mục công trình xung quanh như khoảng cách từ 02 công trình có bậc chịu lửa
Trang | 17
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”



phải ≥ 6m, khi khoảng cách không đảm bảo thì phải xem xét đến khoảng cách từ
mép tường công trình đến đường ranh giới khu đất.
b. Giải pháp bố trí mặt bằng:
Trong các nhà cao tầng hầu hết được bố trí với nhiều công năng khác
nhau, do vậy phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn khi thiết kế
như:
- Nơi tập trung đông người (trung tâm thương mại, hội trường, nhà trẻ
mẫu giáo, trường mầm non, bệnh viện...) phải được bố trí ở tầng thấp để đảm
bảo thoát nạn nhanh chóng và thuận lợi trong công tác cứu nạn.
- Các gara để xe bố trí trong nhà cao tầng không được bố trí quá 05 tầng
hầm, quá 09 tầng nổi và không bố trí dưới nhà có công năng làm nhà trẻ, mẫu
giáo, bệnh viện..
- Bố trí các phòng máy biến áp, bồn dầu phải đảm bảo không bố trí ở tầng
hầm, nếu bố trí máy biến áp ở tầng hầm phải là máy biến áp khô.
- Phải bố trí phòng trực chống cháy cho tòa nhà, phòng trực phải đảm bảo
ngăn cháy với các khu vực khác, có lối ra ngoài trực tiếp.
c. Lối ra thoát nạn:
- Trong nhà cao tầng việc thoát nạn chủ yếu qua hành lang và buồng thang
bộ để xuống tầng 1 ra ngoài nhà. Do vậy các công trình này phải đảm bảo số lối
ra thoát nạn theo quy định, lối ra thoát nạn phải đảm bảo qua buồng thang hoặc
qua cầu thang ngoài nhà để hở. Các lối ra thoát nạn phải bố trí phân tán, đảm
bảo khoảng cách đến các lối ra thoát nạn, đủ chiều rộng (đặc biệt lưu ý khu vực
đông người như trung tâm thương mại, hội trường phải bố trí thêm các thang bộ
ngoài nhà).
- Buồng thang bộ phải đảm bảo kết cấu (tường, sàn, cửa) là kết cấu ngăn
cháy, có giải pháp chống tụ khói cho buồng thang như lối vào thang phải đi qua
1 khoảng thông thoáng hoặc phòng đệm; trong buồng thang bộ thoát nạn không
được bố trí bất cứ phòng chức năng nào cũng như không bố trí các đường ống
dẫn chất lỏng, khí cháy, các hộp, tủ.

- Các buồng thang phải có lối lên mái và lối ra thẳng ngoài ở tầng 1. Các
thang bộ ở tầng trên không được thông xuống tầng hầm. Các lối thoát nạn ở tầng
hầm phải đảm bảo yêu cầu chống cháy, chống khói.
- Trên các lối ra thoát nạn phải trang bị phương tiện chiếu sáng sự cố và
chỉ dẫn thoát nạn cho các hạng mục của công trình theo quy định.
- Trên đường thoát nạn cần thiết kế các biển chỉ dẫn thoát nạn, chỉ dẫn các
vị trí lắp đặt phương tiện cứu người trong đám cháy đặt ở các vị trí dễ quan sát.
d. Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan:
Trang | 18
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


- Bố trí các van chặn lửa và chèn kín bằng vật liệu chống cháy tại chỗ giao
cắt giữa các đường ống kỹ thuật và chèn kín các đường ống kỹ thuật, đường cáp
xuyên qua tường ngăn cháy, sàn ngăn cháy.
- Các phòng chứa máy biến áp, máy phát điện, kho tàng, kho gas phải
được ngăn cháy với các không gian khác.
- Ở khu vực khối đế của nhà cao tầng có trung tâm thương mại thường bố
trí các thang cuốn, sảnh thông tầng. Đây là đường lan truyền lửa, khói do đó
phải bố trí cửa thoát khói, giải pháp ngăn cháy bằng màn ngăn, cửa sập.
- Với các nhà cao tầng cao trên 100m phải bố trí các tầng lánh nạn để
phục vụ việc thoát nạn, ngăn cháy lan chia khoang theo trục đứng.
e. Thang máy phục vụ chữa cháy:
Các nhà cao tầng có chiều cao lớn hơn 28m (trừ nhà chung cư) phải bố trí
các thang máy phục vụ chữa cháy, thang phải đảm bảo được ngăn cháy như một
khoang cháy độc lập (có phòng đệm), có hệ thống thông tin liên lạc, cáp điện
chống cháy, đấu nối với nguồn điện ưu tiên và dự phòng...
f. Hệ thống PCCC:
Nhà cao tầng phải trang bị lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, hệ thống
chữa cháy tự động, hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà, hệ thống cấp nước

chữa cháy ngoài nhà, màn ngăn cháy (nếu có), bình chữa cháy, đèn chiếu sáng
sự cố, chỉ dẫn thoát nạn, phương tiện phá dỡ, cứu người đảm bảo.
Thông thường hệ thống báo cháy tự động ở nhà cao tầng thường phải
trang bị hệ thống báo cháy địa chỉ để đảm bảo khả năng giám sát và điều khiển
các thiết bị ngoại vi.
Hệ thống chữa cháy tự động thường trang bị hệ thống Sprinkler phủ kín
diện tích bảo vệ toàn bộ công trình, hệ thống phải có họng chờ nhận nước từ xe
và họng tiếp nước cho xe.
g. Hệ thống thông gió chống tụ khói:
Trong các nhà cao tầng phải có hệ thống hút khói hành lang, tầng hầm, hệ
thống cấp gió tạo áp suất dương khi cháy cho khu vực phòng đệm thang máy
dưới tầng hầm, thang máy.
h. Các yêu cầu khác
- Đảm bảo yêu cầu về khoảng cách PCCC với các công trình xung quanh
và giao thông phục vụ chữa cháy theo thiết kế đã được thẩm duyệt.
- Trong quá trình hoạt động phải đảm bảo chiều rộng đường giao thông
phục vụ chữa cháy để xe thang xe cần nâng có thể tiếp cận được các gian phòng
trên các tầng cao (lưu ý về việc bố trí bố các điểm trông giữ xe, các hạng mục
công trình hạ tầng xây dựng bổ sung, đường dây điện....ảnh hưởng đến các vị trí
tiếp cận của xe thang, xe chữa cháy).
Trang | 19
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


- Phải đảm bảo bố trí công năng các tầng theo đúng thiết kế được phê
duyệt. Không tự ý thay đổi công năng các tầng, tự ý ngăn chia các khu vực ảnh
hưởng đến thoát nạn và các hệ thống PCCC, khi thay đổi phải được sự chấp
thuận của cơ quan cảnh sát PCCC.
- Đặc biệt lưu ý đến vấn đề quản lý việc người dân cho thuê căn hộ để làm
văn phòng, dẫn đến tăng mật độ người, tăng thiết bị sử dụng điện, dễ chập cháy.

2.4. Thí điểm ứng dụng Phần mềm mô phỏng của Markku làm việc
trên nguyên lý Thiết kế Dựa vào Hiệu suất Cháy nổ (Performance Based
Fire Design - PBFD)
Trong đó, chương trình này sẽ phân tích toàn bộ kết cấu công trình, nhìn
nhận những chi tiết nào nên tập trung các thiết bị PCCC và chi tiết nào có thể tối
giản hoặc loại bỏ (do không có giá trị thực tế).
Đồng thời đặt tính mạng con người làm trọng tâm, phần mềm của Markku
cũng phân tích xem khi có hỏa hoạn thì hướng thoát hiểm nào là tốt nhất cho tất
cả mọi người, hạn chế tối đa tình trạng giẫm đạp nhau dẫn tới chết người (hoặc
thương tật).
Đây là một giải pháp tốt, có thể xem là cần thiết đối với tình hình ở Việt
Nam. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng rộng rãi thì điều trước hết là hệ thống quy
chuẩn xây dựng của nước ta phải sửa đổi, nâng cấp, cập nhật theo tình hình quốc
tế. Vì giải pháp này chỉ là giải pháp tư vấn, còn quyết định lại nằm ở chủ đầu tư
hoặc đơn vị cấp phép xây dựng. Do đó, về chung cuộc, nếu các quy chuẩn
không được sửa đổi, thì tình hình PCCC nói chung sẽ không có nhiều cải thiện.
2.5. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời thay thế cho nguồn năng
lượng truyền thống (điện, gas…)
TP. HCM với lợi thế nằm trong dải phân bổ ánh sáng mặt trời nhiều nhất
trong năm trên bản đồ bức xạ của thế giới, nên cường độ bức xạ mặt trời tương
đối cao. Do đó việc sử dụng năng lượng mặt trời như một nguồn năng lượng tại
chỗ để thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống.
Tiềm năng về năng lượng mặt trời tại TP. HCM khá lớn. Cụ thể TP. HCM
có lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 1.581 kWh/m²/năm, cao nhất là 6,3
kWh/m²/ngày vào tháng 02 và thấp nhất là 3,3 kWh/m²/ngày vào tháng 7. Số giờ
nắng trung bình trong tháng dao động từ 100-300 giờ. Vào mùa khô, số giờ nắng
lên tới 300 giờ (tháng 3) và đối với mùa mưa, số giờ nắng chỉ khoảng 150 giờ
(tháng 10).
Trang | 20
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”



Như vậy, cường độ bức xạ mặt trời trung bình của TP. HCM là khá cao,
nên tiềm năng phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời rất lớn và có xu
hướng ngày càng tăng cao trong những năm gần đây.
Do đó, biến nguồn nhiệt năng thành điện năng là một điều rất cần thiết
vừa được đánh giá là thân thiện với môi trường và ít gây ảnh hưởng xấu về mặt
xã hội, có khả năng tái tạo, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, an toàn cho
người sử dụng.
Vì vậy, cho tiến hành lắp đặt các tấm Pin năng lượng mặt trời trên các sân
thượng của các tòa nhà cao tầng hoặc trên các mái nhà, sân thượng của các hộ
gia đình.
Theo đó, tại TP. HCM, lượng ánh sáng mặt trời trung bình năm là khoảng
5,20kWh/ngày. Vậy khi lắp 1kWp tấm điện mặt trời thì trung bình mỗi ngày, hệ
điện mặt trời này cho ra lượng điện là 5,20kWh. Nếu trong một tháng sử dụng
hết 350kWh điện thì chỉ cần lắp hệ thống điện mặt trời 3kWp là đủ (đã tính tổn
hao trên các thiết bị). Tấm điện mặt trời có diện tích 1m 2 công suất 135-150Wp.
Vậy để lắp đặt 1kWp thì cần diện tích khoảng 8m2.
Việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời thay thế cho nguồn năng lượng
truyền thống (điện, gas…) vừa đảm bảo môi trường vừa tiết kiệm một khoản
tiền hàng tháng, vừa tránh các sự cố đáng tiếc như chập mạch, chập điện. Đây là
lựa chọn thông minh cho việc giảm thiểu nguy cơ cháy nổ ở TP. HCM.

Trang | 21
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


KẾT LUẬN
Muốn xã hội phát triển bền vững, trước hết phải chú trọng đến sự an toàn
và quyền con người trong mỗi quốc gia. Điều đó cũng là một yếu tố đánh giá,

Nhà nước ấy có thật sự quan tâm đến lợi ích con người hay không, có thật sự
dân chủ hay không. Ngày nay, hiện trạng nhức nhối nhất cần phải được xử lý
trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội là phát triển phải đảm bảo tính mạng
con người và phòng chống cháy nổ phải hết sức được quan tâm.
Từ những thực trạng vừa qua có thể chứng minh rằng PCCC luôn là vấn
đề cấp thiết đặt ra mọi thành viên trong cộng đồng, từ các nhà quản lý, các cơ
quan chuyên ngành đến các tầng lớp dân cư. Mỗi cá nhân, tổ chức cần phải nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề cháy nổ đối với mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và lợi ích nhân loại.
Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền cần phải phát huy hết vai trò, khả
năng cũng như trách nhiệm của mình trong vấn đề này. Bên cạnh đó, cần tăng
cường sự tự giác, tự nguyện của người dân. “Nhà nước xây nhưng người dân
chống” cũng khiến cho công tác PCCC hết sức khó khăn. Không chỉ dừng lại ở
đó, việc nâng cao các cơ sở hạ tầng tại các khu đông dân cư, trang bị đầy đủ các
trang thiết bị PCCC nhằm đẩy mạnh sự bảo đảm an toàn cho người dân.
Tóm lại, đề tài “Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với
vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” đã biểu hiện toàn bộ
những nghĩa vụ quan trọng cần chú ý đến trong thời gian sắp tới của các cấp
chính quyền nói riêng và của Nhà nước nói chung, đề cập đến những thành tựu
đã đạt được và những khó khăn chưa thực hiện được để làm mục tiêu cho tương
lai sau này./

Trang | 22
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật phòng cháy chữa cháy 2013
2. />3. />4. />p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_col_id=center
-top&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_struts_action=%2Fext%2Farticleview
%2Fview&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=10217&_EXT_ARTICLEVIEW_articleId=

446413&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTICLEVIEW_i=3&_EXT_AR
TICLEVIEW_curValue=1&_EXT_ARTICLEVIEW_redirect=%2Fweb%2Fguest%2Fsolieu-thong-ke
5. />6. />7. />p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_col_id=center
-left-1&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_struts_action=%2Fext
%2Farticleview
%2Fview&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=10217&_EXT_ARTICLEVIEW_articleId=
738255&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTICLEVIEW_i=0&_EXT_AR
TICLEVIEW_curValue=1&_EXT_ARTICLEVIEW_redirect=%2Fweb%2Fguest%2Ftintuc
8. />9. />
Trang | 23
“Vấn đề cháy nổ và công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề cháy nổ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”



×