Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

thực tập tại thực tập tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 32 trang )

Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

LỜI MỞ ĐẦU
Vào ngày 11/01/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức
Thương mại thế giới (WTO – World trade organization). Đây là một bước tiến
vượt bật, khẳng định những đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà
Nước ta trong những năm qua nhằm nổ lực thay đổi bộ mặt cho đất nước. Qua
việc gia nhập WTO, chấp nhận những luật chơi quốc tế, Việt Nam đang đứng
trước nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức vì sự
cạnh tranh đã và đang diễn ra ngày càng khóc liệt trong toàn bộ nền kinh tế nói
chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Dễ dàng nhận ra rằng, để bước vào phát triển một nền kinh tế thì vốn đầu tư là
yếu tố quan trọng bậc nhất. Do đó hệ thống các ngân hàng trở thành người bạn
đồng hành đắc lực không thể thiếu. Minh chứng cho điều này chính là sự lớn
mạnh không ngừng nhằm nổ lực khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài
chính – ngân hàng của các Ngân hàng thương mại hiện nay.
Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai hoạt động
với phương châm “Đi vay để cho vay“ . Trong những năm qua, công tác huy động
vốn đã và đang đạt được những kết quả nhất định, nhưng cũng gặp những trở ngại
không tránh khỏi. Cụ thể là nguồn vốn ngân hàng còn hạn chế, hoạt động huy
động vốn chưa ổn định, kết quả huy động vốn chưa được như mong muốn để hỗ
trợ đầu tư mở rộng quy mô tín dụng. Do đó cần phải có những biện pháp để nâng
cao hiệu quả huy động vốn, khắc phục những yếu điểm trong nghiệp vụ huy động
vốn của Ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác, điều này
cũng đúng với Quyết định 2132/QĐ – NHNN ngày 25/09/2008 nhằm khơi tăng
nguồn vốn cho các Ngân hàng thương mại.

SVTH: Huỳnh Thu Thảo


1


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

Chương 1
TỔNG QUAN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG CỦA NGÂN HÀNG
TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt
Nam – chi nhánh Đồng Nai.
1.1.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam –
chi nhánh Đồng Nai.
- Tên cơ quan: ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
- Giám đốc: Nguyễn Văn Hào

;Quốc tịch: Việt Nam

- Địa chỉ: 881 Phạm Văn Thuận, phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai.

-

Tên gọi tắt: Vietnam Eximbank.

-

Chữ viết tắt: EIB


-

Ngày thành lập: ngày 24 tháng 05 năm 1989

-

Trụ sở chính: Tầng 8, tòa nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn - 47 Lý Tự

Trọng, quận 1, TP HCM
- Mã số thuế: 0301179079013
- Điện thoại: 0613 915 185

;Fax: 0613 915 187

- Wed: www.eximbank.com
- Loại hình doanh nghiệp: thương mại cổ phần.
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng
VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của
Nhà nước.
+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay đồng tài trợ, cho vay thấu chi,
cho vay sinh hoạt, tiêu dùng, cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và
vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

SVTH: Huỳnh Thu Thảo

2


Báo cáo tốt nghiệp


GVHD: ThS. Phan Thành Nam

+ Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi
(Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).
+ Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa
và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý,
an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.
+ Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank
MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ
quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toánqua mạng bằng Thẻ.
+ Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi
ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
+ Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán
thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...).
+ Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ.
+ Dịch vụ đa dạng về Địa ốc, Home-Banking, Telephone-Banking.
+ Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas
Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch
vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP xuất nhập
khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
- Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ
Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tiên của Việt Nam.
- Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992,
Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân
hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN
tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất

Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - StockBank), gọi tắt
là VietnamEximbank. .
- Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627
tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất
trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
SVTH: Huỳnh Thu Thảo

3


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí
Minh và 207 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang,
Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền
Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM. Đã thiết lập
quan hệ đại lý với hơn 869Ngân hàng ở tại 84 quốc gia trên thế giới.
1.1.3 Thành tích đạt được của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam
– chi nhánh Đồng Nai.
- Tháng 02/2011, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award)
năm 2010 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng .
- Tháng 03/2011, Eximbank vinh dự nhận giải "Thanh toán quốc tế xuất sắc” năm
2010 do ngân hàng HSBC trao tặng. Đây là năm thứ 10 liên tiếp ngân hàng HSBC trao
tặng danh hiệu này cho Eximbank.
- Tháng 4/2011, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu dùng bình
chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.
- Tháng 3/2012, Eximbank đạt Giải Báo cáo thường niên Xuất Sắc 2011 do Sở giao
dịch chứng khoán TP.HCM trao tặng.

- Tháng 4/2012, Giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam” được Thời Báo kinh tế Việt
Nam bình chọn liên tiếp trong nhiều năm.
- Ngày 19/05/2012, ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank vinh dự được
bình chọn trong Top “50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam”. Đây là
chương trình khảo sát chuyên sâu và xếp hạng doanh nghiệp thường niên do Tạp chí
Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức nhằm tìm kiếm 50 doanh nghiệp kinh doanh tốt nhất thị
trường chứng khoán Việt Nam.
-

Tháng 7/2012, Eximbank vinh dự được tạp chí The Banker – tạp chí uy tín trong

lĩnh vực tài chính quốc tế chọn vào Bảng xếp hạng 1000 ngân hàng hàng đầu thế giới.
- Tháng 8/2012, Eximbank tiếp tục được tạp chí AsiaMoney – một tạp chí tiếng Anh
uy tín tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trao giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt
nhất Việt Nam năm 2012”. Đây là một động lực lớn để Eximbank tiếp tục củng cố,
nâng cao vị thế là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam.
1.1.4 Những đóng góp đối với xã hội của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu
Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.

SVTH: Huỳnh Thu Thảo

4


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

- Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, Eximbank tận dụng các cơ hội thị trường để
duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, củng cố vị thế và xây dựng Eximbank trở

thành ngân hàng thương mại cổ phần hiện đại, là nơi các cổ đông luôn yên tâm về hiệu
quả đầu tư và an tòan đồng vốn, là ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ
tài chính ngân hàng chất lượng cao, là một thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng và có nhiều đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội.
1.1.5 Mục tiêu phát triển của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam
– chi nhánh Đồng Nai.
- Nỗ lực phấn đấu trở thành một trong 3 ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam
- Sử dụng hiệu quả thế mạnh về năng lực tài chính để đẩy mạnh phát triển các hoạt
động của ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, hoạt động của các công ty con,
công ty liên kết. Đồng thời tận dụng tối đa thế mạnh của các đối tác chiến lược trong
và ngoài nước thông qua hợp tác liên minh chiến lược.
- Tiếp tục phát huy thế mạnh trên lĩnh vực tài chính thương mại, tài trợ xuất nhập
khẩu, kinh doanh ngoại hối, phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên cơ sở
nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại. Trong đó, hoạt động ngân hàng phục vụ
doanh nghiệp xuất nhập khẩu và phát triển ngân hàng bán lẻ là hoạt động cốt lõi.
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại ngân hàng TMCP xuất
nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu
Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
CHUẨN BI

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

TÌM KHÁCH HÀNG

KÝ HỢP ĐỒNG

TIẾP CẬN KHÁCH HÀNG

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

KHÁCH HÀNG

TRÌNH BÀY SẢN PHẨM

SVTH: Huỳnh Thu Thảo

5


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

- Chuẩn bị: kiến thức về sản phẩm, hình ảnh chuyên nghiệp, tâm lý thoải mái.
- Tìm khách hàng: phát tờ rơi có thông tin liên lạc mình, thu thập thông tin có số điện
thoại của khách hàng.
- Tiếp cận khách hàng: tạo ấn tượng, giới thiệu về mình, thăm hỏi khách hàng, tư vấn
sản phẩm cho khách hàng.
- Trình bày sản phẩm: cần trình bày về đặc điểm của chương trình cũng như về quyền
lợi của khách hàng về sản phẩm và chương trình của ngân hàng nhằm thuyết phục
khách hàng hơn.
-

Giải đáp thắc mác khách hàng: khi hiểu và nắm bắt được tâm lý khách hàng thì

nhân viên tín dụng cần lắng nghe và đồng cảm cùng khách hàng và làm rõ những thắc
mắc của khách hàng.
- Quan tâm đến nhu cầu khách hàng nhằm giải đáp mọi thác mác của
- Ký hợp đồng: sau khi đã tìm được khách hàng thì nhân viên tín dụng về trình hợp
ban tín dụng. Sau khi đã chấp thuận cho vay thì nhân viên tín dụng thông báo cho

khách hàng biết và ra phòng công chứng để làm thủ tục cho vay.
- Chăm sóc khách hàng: sau khi đã hoàn tất thủ tục tất cả giấy tờ thì khách hàng có
thể nhận nợ. sau khi nhận nợ thì cán bộ hỗ trợ tín dụng hướng dẫn khách hàng ngày
đóng lãi suất và kỳ hạn gốc. Thông báo cho khách hàng biết ngày đáo hạn khoản vay
và trò chuyện cùng khách hàng tạo cho khách hàng có tâm lý thoải mái.
1.2.2 Sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi
nhánh Đồng Nai.
- Tổ chức bộ máy quản lý theo loại hình cơ cấu trực tuyến chức năng. Giám Đốc là
người lãnh đạo cao nhất, điều hành toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất.
- Kinh doanh của Chi nhánh. Từ Giám Đốc, các quyết định được đưa đến các phòng
ban chức năng, các phòng ban chức năng theo chuyên môn của mình thực hiện công
việc được giao đồng thời đề xuất, đưa ra ý kiến tham mưu cho Giám Đốc. Các trưởng
phòng là người chỉ đạo trực tiếp các nhân viên của mình thực hiện nhiệm vụ và hoàn
thành chịu trách nhiệm với cấp trên

SVTH: Huỳnh Thu Thảo

6


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

BANGIÁM
GIÁMĐỐC
ĐỐC
BAN

PHÒNG

PHÒNG
TỔ
TỔ

PHÒNG
PHÒNG
KH
KH

CHỨC
CHỨC
HÀNH
HÀNH

DOANH
DOANH
NGHIỆP
NGHIỆP

PHÒNG
PHÒNG
KHCÁ

KH
NHÂN
NHÂN

PHÒNG
PHÒNG
NGÂN

NGÂN

PHÒNG
PHÒNG
DỊCH
DỊCH

QUỸ
QUỸ

VỤKH
KH
VỤ

CHÍNH
CHÍNH

PGD
PGD
LONG
LONG
THÀNH
THÀNH

PGD
PGD
TRẢNG
TRẢNG
BOM
BOM


PGD
PGD
LONG
LONG

PGD
PGD
GIA
GIA

KHÁNH
KHÁNH

KIỆM
KIỆM

PGD
PGD
TÂN
TÂN
TIẾN
TIẾN

 Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám Đốc ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu

Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai: Nguyễn Văn Hào
-

Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình về các mặt nghiệp vụ liên quan đến


kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
- Trực tiếp tổ chức điều hành nhiệm vụ của chi nhánh ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
- Quyết định các vấn đề về tổ chức cán bộ, đào tạo.
+ Quản lý toàn diện, bố trí phân công công tác, nhận xét, đánh giá, nâng lương
khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ công nhân
viên thuộc biên chế của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh
Đồng Nai..
SVTH: Huỳnh Thu Thảo

7


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

+ Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các Trưởng
phó phòng.
+ Ký quyết định hợp đồng tuyển dụng cán bộ công nhân viên sau khi được
ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai thông báo chỉ
tiêu định biên lao động.
+ Ký quyết định sa thải cán bộ khi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động.
+ Cử cán bộ công nhân viên đi học các khoá tập huấn trong nước.
-

Ký các hợp đồng tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan đến hoạt

động kinh doanh của ngân hàng.

- Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí và khen thưởng, tiền phạt áp dụng
từng thời kỳ cho từng khách hàng.
 Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Giám Đốc ngân hàng TMCP Xuất Nhập

Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai: Phạm Quang Đạt và Đỗ Cao Cường.
- Thay mặt Giám Đốc giải quyết các công việc khi Giám Đốc vắng mặt ( theo văn
bản uỷ quyền của Giám Đốc ) và báo lại kết quả công việc khi Giám Đốc có mặt tại
đơn vị.
- Giúp Giám Đốc điều hành một số nghiệp vụ và phải chịu trách nhiệm trước Giám
Đốc về quyết định của mình.
- Tham gia ý kiến với Giám Đốc trong công việc điều hành hoạt đông kinh doanh của
ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
 Phòng tín dụng: Nguyễn Đình Dũng.

- Thực hiện cho vay, thu nợ (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) bằng VNĐ và ngoại tệ
với các tổ chức kinh tế, cá nhân theo đúng cơ chế tín dụng của NHNN.
- Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định
của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
-

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp giải quyết vướng mắc trong hoạt động kinh

doanh tại chi nhánh, phản ánh kịp thời những vấn đề nghiệp vụ mới phát sinh để báo
cáo Tổng Giám Đốc xem xét, giải quyết.
-

Phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn,cung cấp kịp thời chất

lượng các báo cáo, thông tin về công tác tín dụng cho lãnh đạo.
 Phòng kế toán : Quách Thu Nga.


SVTH: Huỳnh Thu Thảo

8


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

- Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui
định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….
- Trực tiếp hoạch toán kế toán, hoạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của
ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toan, quyết toán và các báo cáo
theo qui định.
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong
nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và
các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
-

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy

động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
-

Quản lí, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo


qui định của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng.
- Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
- Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định
của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
-

Giải đáp thác mác của khách hàng: xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh lien

quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc chi nhánh giao.
 Phòng Ngân Quỹ: Đoàn Thị Thanh Xuân.

-

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu – chi tài chính,
quỹ tiền lương đối với ngân hang cấp trên.

- Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho
khách hàng.
- Chấp hành quy đinh về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
- Xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán.

SVTH: Huỳnh Thu Thảo

9



Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toan, quyết toán và các báo cáo
theo qui định.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.
-

Quản lí, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo

qui định của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc chi nhánh giao.
-

Tham mưu cho Giám Đốc trích lập, hạch toán, sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen

thưởng phù hợp với chế độ Nhà Nước và của Tổng Giám Đốc.
 Phòng hành chính: Phạm Thị Ngọc Hà.

- Thực hiện mua sắm toàn bộ trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ cho công tác
làm việc, theo dõi quản lý bảo dưỡng sữa chữa tài sản, công cụ lao động tại ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
- Phối hợp với Phòng Kế toán tài chính lập kế hoạch mua sắm, sữa chữa tài sản và
công vụ lao động hàng quý, năm theo đúng quy định của Nhà nước.
- Đề xuất cử cán bộ nhân viên đi công tác học tập trong nước.
- Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ theo đúng quy định của Nhà nước, tổ chức công
tác bảo vệ cơ quan, xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, quản lý và điều hành xe ôtô, nội
quy sử dụng điện, điện thoại tại cơ quan.
- Hỗ trợ pháp lý cho khách hàng.

- Kiểm soát nội bộ.
- Xử lý khiếu nại của khách hàng.
- Thực hiện các thủ tục pháp lý khác.
 Các phòng giao dịch: Tân Tiến, Long Thành, Long Khánh, Trảng Bom, Gia
Kiệm.
- Thực hiện các nghiệp vụ, trực tiếp giao dịch với khách hàng để huy động vốn bằng
VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ cho vay, các nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh theo
đúng qui định của nhà nước và Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi
nhánh Đồng Nai.
- Lập kế hoạch kinh doanh của Phòng Giao dịch đảm bảo phù hợp với định hướng
kinh doanh và phát triển của ngân hàng và Chi nhánh;
- Quản lý và tổ chức sử dụng, khai thác các nguồn lực được giao: nhân lực, tài sản…
một cách hiệu quả, đúng chế độ.
SVTH: Huỳnh Thu Thảo

10


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

- Tổ chức thực hiện kinh doanh theo quy trình nghiệp vụ, quy định của ngân hàng và
Pháp luật.
- Duy trì và phát triển quan hệ với các tổ chức, cá nhân để tìm hiểu nhu cầu của khách
hàng, mở rộng và khai thác nguồn khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng;
- Quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm soát các quy trình giao dịch khách hàng theo quy
định của Ngân hàng và Pháp luật Nhà nước.
- Tổ chức bảo quản, lưu trữ và kiểm soát hồ sơ nghiệp vụ của Phòng đầy đủ, khoa học.

- Kiểm tra, giám sát và đề xuất phương án xử lý đối với các vi phạm trong thực hiện
quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ tại Phòng.
1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức của Phòng khách hàng cá nhân tại ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.

TRƯỞNG PHÒNG

BỘ PHẬN QUAN
HỆ KHÁCH HÀNG

BỘ PHẬN
THẨM ĐỊNH

BỘ PHẬN
ĐỊNH GIÁ

BỘ PHÂN HỖ TRỢ
TÍN DỤNG

1/ Trưởng phòng: Nguyễn Đình Dũng.
- Lập kế hoạch kinh doanh của Phòng.
- Quản lý và phát triển đội ngũ nhân viên
- Quản lý rủi ro trong kinh doanh của Phòng.
- Quản lý chất lượng phục vụ khách hàng của Phòng.
- Quản lý các thông tin thị trường
- Xây dựng quy định, quy trình , mẫu biểu liên quan đến công tác Tín dụng.
- Kiểm tra việc tuân thủ trong việc lập hồ sơ tín dụng (hồ sơ pháp lý, nội dung và chất
lượng thẩm định,..) của các khoản tín dụng.
SVTH: Huỳnh Thu Thảo


11


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

- Giám sát tính tuân thủ trong việc nhận, quản lý tài sản bảo đảm.
- Kiểm tra và đánh giá thực tế khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh của Khách
hàng để phát hiện những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, đưa ra sớm những cảnh báo, chuyển
cho Phòng xử lý nợ kiểm soát và xử lý.
- Trưởng phòng có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của phòng để
tham mưu giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý về lĩnh vực chuyên môn,
chuyên ngành được phân công phụ trách, cụ thể là:
- Xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành
được phân công phụ trách;
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, các chế độ chính sách đã ban hành thuộc chức năng, nhiệm vụ;
- Xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ;
- Tổ chức công tác tổng hợp thông tin, thống kê, báo cáo, lưu trữ về lĩnh vực được
phân công phụ trách.
- Chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn,
chuyên ngành.
- Quản lý cán bộ, công chức trong phòng theo phân công, phân cấp. Quản lý, sử dụng
có hiệu quả tài chính, tài sản được giao theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chỉ đạo.
2/ Bộ phận quan hệ khách hàng. Trưởng Bộ Phận: Nguyễn Huy Hoàng.
- Trực tiếp thực hiện tiếp thị các sản phẩm dịch vụ tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm
bán lẻ đến các tổ chức, công ty là khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng.
- Định kỳ trực tiếp đi tiếp thị các khách vãng lai tại các điểm có lưu lượng người qua

lại lớn.
- Thu thập các yêu cầu sử dụng dịch vụ tín dụng tiêu dùng của khách hàng để phát
triển sản phẩm mới.
- Thu thập thông tin của các đối thủ cạnh tranh.
- Phối hợp theo dõi, quản lý nội dung dịch vụ tín dụng tiêu dùng trên trang web của
Eximbank.
3/ Bộ phận thẩm định. Trưởng Bộ Phận: Nguyễn Quốc Hùng.

SVTH: Huỳnh Thu Thảo

12


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

- Gặp gỡ khách hàng, nghiên cứu hồ sơ, chất vấn chuyên viên khách hàng, lập báo cáo
tái thẩm định, để trình lên cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt các khoản vay
món thuộc hạn mức tín dụng, các khoản hạn mức tín dụng ngắn hạn.
- Thực hiện tái thẩm định tất cả các khoản cho vay thể nhân theo sản phẩm, các khoản
vay ngắn hạn, chiết khấu, bảo lãnh thuộc hạn mức khách hàng đã được cấp có thẩm
quyền duyệt hạn mức.
- Trực tiếp cùng Chuyên viên Khách hàng tiến hành định giá tài sản thế chấp hoặc tái
thẩm định các khoản định giá tài sản thế chấp theo quy định.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu của cấp phê duyệt đối với các khoản
vay. Kịp thời phát hiện những vi phạm và các dấu hiệu ảnh hưởng đến mức độ an toàn
của khoản vay, trình cấp có thẩm quyền xử lý.
- Ghi nhớ và thấu hiểu các chính sách tín dụng, thực hiện thẩm định tuân thủ các
chính sách và có thể diễn giải nội dung áp dụng chính sách tín dụng vào hồ sơ cụ thể.

- Hiểu rõ về các sản phẩm phục vụ khách hàng cá nhân và các rủi ro tiềm ẩn của sản
phẩm để đảm bảo nội dung chất lượng của công tác thẩm định.
4/ Bộ phận định giá: Huỳnh Tiến Dũng.
- Định giá các bất động sản, công trình xây dựng có giá trị hoặc có tính chất phức tạp
(biệt thự, nhà hàng, khách sạn và công trình công nghiệp như nhà xưởng, kết cấu công
nghiệp,…), các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải theo yêu cầu của các đơn vị
kinh doanh.
- Theo dõi diễn biến giá cả, xu hướng vận động của thị trường bất động sản. Kết hợp,
hỗ trợ các bộ phận có liên quan xây dựng chính sách về bất động sản.
- Đánh giá dự toán các công trình xây dựng trong các dự án đầu tư có nhu cầu vay
vốn, đánh giá năng lực máy móc thiết bị/công nghệ của khách hàng. Đánh giá định kỳ
về các loại cổ phiếu nhận làm tài sản đảm bảo.
- Nghiên cứu dưới góc độ công nghệ sản xuất của một số ngành trọng điểm theo nhu
cầu của ngân hàng (công nghệ sản xuất thép, ô tô, nhựa, gỗ, bao bì, giấy,…).
- Kết hợp, hỗ trợ chuyên viên phòng chính sách để xây dựng chính sách về cho vay
cầm cố chứng khoán.
5/ Bộ phận hỗ trợ tín dụng. Kiểm Soát Viên: Lê Thị Hồng Nhung.
- Hỗ trợ Chuyên viên Khách hàng trong quá trình phân tích và thẩm định dự án, thu
thập thông tin từ các nguồn khác nhau có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh
SVTH: Huỳnh Thu Thảo

13


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

của khách hàng, tính toán các chỉ tiêu tài chính dựa vào các báo cáo tài chính và dự án
đầu tư của khách hàng.

- Hỗ trợ Chuyên viên Khách hàng trong việc soạn thảo: hợp đồng tín dụng hạn mức,
hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản đảm
bảo của bên thứ 3 với khách hàng, thông báo tín dụng cho khách hàng.
- Cùng với Chuyên viên Khách hàng thực hiện việc định giá, quản lý, giám sát tài sản
đảm bảo, lập biên bản định giá tài sản đảm bảo.
- Hỗ trợ Chuyên viên Khách hàng trong việc chuyển giao hồ sơ giữa phòng và các
phòng, ban khác. Phối hợp với Chuyên viên Khách hàng trong việc thực hiện các
chính sách chăm sóc khách hàng theo quy định của Eximbank. Lưu trữ và quản lý hồ
sơ của khách hàng.
- Theo dõi dư nợ của khách hàng, định kỳ phối hợp với Chuyên viên Khách hàng
thông báo cho khách hàng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi và các nghĩa vụ có
liên quan khác.
1.2.3. Các quy định chung trong lao động của ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
1.2.3.1Quy định của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam –
chi nhánh Đồng Nai.
- Đến nơi làm việc, hết giờ làm việc đúng giờ quy định.
Sáng từ: 7h30 – 11h30.
Chiều từ: 13h – 5h00.
- Tuyệt đối không gây gổ, đùa cột, xô xát gây mất đoàn kết trong giờ làm việc.
- Ngiêm cấm nhân viên đi làm trong trạng thái say rượu, bia, ma túy hoặc chất kích thích
khác. Không hút thuốc. Tuyệt đối không được sử dụng những từ ngữ thiếu văn hóa, văng
tục, chửi thề tại nơi làm việc.
- Trong giờ làm việc, tất cả nhân viên có việc cần ra ngoài phải báo với tổ trưởng hoặc
người quản lý.
Xét thấy có khă năng sẽ đến nơi làm việc trễ, nhân viên cần phải xin phép Trưởng các bộ
phận hoặc người có trách nhiệm, cấp trên trước thời gian làm việc ít nhất là 30 phút.

SVTH: Huỳnh Thu Thảo


14


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

- Toàn thể nhân viên khi đến làm việc phải mặc đồng phục, đeo bảng tên, mang giày
theo quy định.
- Tuyệt đối không nghe phone, nhạc, nhắn tin việc riêng, chát- truy cập internet ngoài nội
dung công việc trong giờ làm việc.
- Tắt các thiết bị điện, nước, máy móc khi không còn sử dụng hoặc hết ca trực trong khu
vực làm việc.
- Chấp hành quy trình quản lý, quy trình làm việc, sự phân công chỉ đạo của người phụ
trách.
- Tôn trọng đồng nghiệp, cư xử bình đẳng, văn minh và lịch sự, không được có bất kỳ
hành vi quấy rối nào. Luôn hòa nhã, vui vẻ, niềm nở, với khách hàng và đồng nghiệp.
- Nhân viên phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác, xây dựng mối quan hệ đồng
nghiệp thân tình.
- Tuyệt đối không tụ tập, bàn tán, chỉ trích, nói xấu lẫn nhau, không được có hành vi chia
rẽ, bè phái gây mất đoàn kết nội bộ.
- Khi khách hàng đến liên hệ, nhân viên trực phải tiếp đón niềm nở và hướng dẫn khách
đến đúng bộ phận cần gặp.
- Trong quan hệ làm việc, giao tiếp với khách hàng, nhân viên phải luôn luôn tôn trọng,
sẵn sàng phục vụ khách hàng, hướng dẫn khách hàng đến nơi đến chốn, lắng nghe ý kiến,
nguyện vọng, yêu cầu và ân cần giải thích mọi yêu cầu, thắc mắc của khách hàng. Khi
khách hàng có những yêu cầu vượt quá khả năng giải quyết thì phải báo cáo với cấp trên
trực tiếp để xin ý kiến giải quyết. Không để khách phàn nàn vì bất cứ lý do gì.
- Tác phong giao tiếp, làm việc đúng đắn, lịch sự, vui vẻ, không được hách dịch, cửa
quyền làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan

1.2.3.2 Quy định về phòng cháy chữa cháy của ngân hàng TMCP Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
-

Nhân viên làm việc tại đơn vị phải tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về an toàn

lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ an ninh, trật tự xã hội và phải thực hiện
nghiêm túc các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ an ninh,
trật tự xã hội.

SVTH: Huỳnh Thu Thảo

15


Báo cáo tốt nghiệp

-

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

Nghiêm cấm người không có trách nhiệm, người không được phân công, không có

quyền môn kỹ thuật sử dụng sửa chữa các trang thiết bị phục vụ công tác.
- Nhân viên được giao trách nhiệm phải thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, nước,
phương tiện phòng cháy, chữa cháy,......nhẳm kịp thời phát hiện và khắc phục các nguy
cơ mất an toàn có thể xảy ra.
-

Không hút thuốc hay mồi lửa trong các tòa nhà Cơ quan tọa lạc, trừ những khu vực


được chỉ định.
- Phải giữ gìn bảo quản tốt và nghiêm túc sử dụng các phương tiện trang bị bảo hộ cá
nhân do Cơ quan cấp phát.
- Trường hợp có sự cố khẩn cấp, phải lập tức báo ngay cho người phụ trách và bộ
phận bảo vệ.
- Trong trường hợp có hỏa hoạn, nhân viên phải lập tức rởi khỏi tòa nhà theo sơ đồ
qua của thoát hiểm. Trong trường hợp phát hiện các mối nguy hiểm có thể gây hỏa
hoạn, lập tức gọi điện thoại cho bảo vệ tòa nhà/văn phòng.
-

Nhân viên tham gia đầy đủ các buổi huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, biện

pháp an toàn lao động.
- Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể Cán bộ – Công nhân viên Cơ
quan kể cả khách hàng đến công tác tại Cơ quan.
-

Phương tiện dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy, không được sử dụng

vào việc khác.
- Ai thực hiện tốt qui định này sẽ được khen thưởng, ai vi phạm sẽ tuỳ theo mức độ
mà xử. lý từ cảnh cáo đến thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để truy tố
trước pháp luật
- Nội qui này có hiệu lực kể từ ngày ký.
1.2.3.3 An toàn lao động và vệ sinh lao động của ngân hàng TMCP Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
-

Nhân viên phải giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, sắp xếp khu vực của mình gọn gàng,


ngăn nắp và sạch sẽ
- Không sử dụng thức ăn tại nơi làm việc, trừ những khu vực được quy định.
- Không được xả rác, khạc nhổ bừa bãi trong đơn vị và tại nơi làm việc.

SVTH: Huỳnh Thu Thảo

16


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

Chương 2
NỘI DUNG THỰC TẬP.
2.1 Mô tả quy trình thực tập và công việc thực tế tại ngân hàng TMCP Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
Hiện tại em đang công tác tại Phòng Khách Hàng Cá Nhân.
Nội dung công việc của em bao gồm:
+ Cho vay bất động sản.
+ Cho vay sản xuất kinh doanh.
+ Cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, du học.
+ Cho vay mua xe ô tô.
+ Cho vay cán bộ nhân viên không tài sản đảm bảo.
+ Cho vay cấm cố sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá.
*QUY TRÌNH CHO VAY:

Lập hồ sơ cho
vay


Phân tích tín
dụng

Ra quyết định
tín dụng

Thanh lý hợp
đồng tín dụng

Giám sát tín
dụng

Giải ngân

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn.
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung
một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:


năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.



khả năng sử dụng vốn vay.



khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi).


Bước 2: Phân tích tín dụng.
SVTH: Huỳnh Thu Thảo

17


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc
sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.


Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng,

dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi
ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.


Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía

khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở
cho việc ra quyết định cho vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng.
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một
hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:



Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt



Từ chối cho vay với một khách hàng tốt..

Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2
còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Bước 4: Giải ngân.
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng
đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc
dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm
bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà
cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng.
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách
hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả
năng thu nợ.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng.

SVTH: Huỳnh Thu Thảo

18


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam


2.2 Học hỏi và viết báo cáo nghiệp vụ chuyên môn tại ngân hàng TMCP Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.
2.2.1 Công tác kế toán tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam –
chi nhánh Đồng Nai.
2.2.2 Tình hình huy động vốn.
Trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, vốn là
nhân tố hết sức quan trọng nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt và
đạt được hiệu quả kinh tế cao điều trước tiên là phải có nguồn vốn mạnh, đặc
biệt là trong lĩnh vực NH. Tổng nguồn vốn của một NH có thể được hình thành
từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: vốn vay, vốn điều lệ, vốn huy động…
Trong đó nguồn vốn huy động vẫn là cơ bản và quan trọng nhất.Trong quá trình
hoạt động, NH cần phải đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, để thu hút
được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay từ các TCKT, từ đó phân phối lại
những nơi cần vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh được hoạt
động liên tục. Nguồn vốn của NH tăng trưởng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
NH mở rộng hoạt động tín dụng của mình đối với các DN có nhu cầu về vốn.
Mặc dù mới thành lập nhưng chỉ sau vài năm hoạt động Eximbank chi nhánh
Đồng Nai đã có tình hình huy động vốn tương đối tốt. Điều này thể hiện rõ qua
tình hình nguồn vốn của NH qua các năm 2009, 2010 và 2011.
Bảng 2.2.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm 2009 – 2011.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tiền gửi
của các
TCKT
Tiền gửi
của cá
nhân
Tổng


Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011

162.898

220.439

312.200

447.039
609.937

So sánh
2009/2010
(+/-)
(%)
57.541

So sánh
2011/2010
(+/-)
(%)

35.32


91.761

42

856.850

1.713.200 409.811 91.67

856.350

100

1.077.289

2.025.400 467.352 76.62

948.111

88

(Nguồn: Phòng Tín dụng Eximbank Đồng Nai)

SVTH: Huỳnh Thu Thảo

19


Báo cáo tốt nghiệp


GVHD: ThS. Phan Thành Nam

Biểu đồ 2.2.2: Tình hình HĐV năm 2009, 2010, 2011
Giá trị (triệu đồng)

Năm
Năm 2010 tổng nguồn vốn đạt 1.077.289 triệu đồng tăng 467.352 triệu đồng so
với năm 2009 (tương đương 76,62% ).
Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2011 là 2.025.400 triệu đồng tăng 948.111, tỷ lệ
tăng 88% so với 31/12/2010. Trong đó:
- Tiền gửi từ các TCKT: 156.100triệu đồng tăng 91.761 triệu đồng, tỷ lệ tăng 42%
so với 31/12/2010
- Tiền gửi từ dân cư: 856.600triệu đồng tăng 856.350 triệu đồng, tỷ lệ tăng 100%
so với 31/12/2010.
Trong năm các năm qua tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
vốn của NH là do trong 3 năm 2009-2011 tỷ giá hối đoái, lãi suất, sự biến động khó
lường của vàng và sự trầm lắng của bất động sản làm cho nhu cầu gửi tiết kiệm của
người dân tăng cao. Bên cạnh đó thị trường kinh doanh có nhiều bất ổn và khó khăn
nên dân cư tích cực gửi NH hơn là đầu tư vào các lĩnh vực khác. Ngoài ra ban lãnh
đạo NH có những chính sách về lãi suất, cải tiến nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu
cầu tối ưu của khách hàng, triển khai nhiều chương trình khuyến mãi bao gồm cả
SVTH: Huỳnh Thu Thảo

20


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam


khuyến mãi dự thưởng và khuyến mãi quà tặng… cũng làm cho việc huy động vốn
trong dân cư được tốt hơn.
Tuy nhiên bên cạnh đó, tiền gửi từ các TCKT cũng tăng qua các năm. Cụ thể:
Năm 2010 đạt 220.439 triệu đồng tăng 35.32% so với 2009 (đạt 162.898 triệu
đồng). Năm 2011 đạt 312.200 triệu đồng tăng 42% so với năm 2010 (đạt 220.439 triệu
đồng ).
Nhìn chung tình hình huy động vốn của Eximbank chi nhánh Đồng Nai trong 3
năm qua là tương đối tốt và ổn định mặc dù đang trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, là nhờ NH đã có những biện pháp đúng đắn như: sử dụng biên độ cho phép
để thương lượng với KH có yêu cầu tăng lãi suất so với lãi suất công bố, chi thêm tiền
và tặng quà ngoài lãi suất đối với một số khách hàng có số dư tiền gửi cao, thường
xuyên chăm sóc giữ mối liên hệ thân thiết với khách hàng.
2.2.3 Tình hình dư nợ tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam – chi nhánh Đồng Nai.
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai đặc biệt coi trọng công tác sử dụng vốn vì đây
là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Mặt khác nếu làm tốt công tác
sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy hoạt động huy động vốn. Do bám sát định
hướng phát triển kinh tế, định hướng kinh doanh của ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai đã đưa ra chính sách hợp lý nhằm tăng dư nợ và
thúc đẩy kinh tế phát triển.
Bảng 2.2.3: Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm 2009 – 2011.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Cá nhân
Tổ chức
kinh tế
Tổng

Năm

2009

Năm
2010

Năm
2011

86.164

242.373

229.18

So sánh
(2009/2010)
(+/-)
(%)
156.209
181%

So sánh (2010/2011)
(+/-)
-13.193

(%)
-5%

379.753 1.008.351 1.988.162


628.598

166%

979.811

97%

465.917 1.250.724 2.217.342

784.807

168%

966.618

77%

SVTH: Huỳnh Thu Thảo

21


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009,2010,2011 của ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai).
Biểu đồ 2.2.3: Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm 2009, 2010, 2011.

Giá trị (triệu đồng)

Năm
Trong năm 2010 tình hình dư nợ tăng 168% tương đương 784.807 triệu đồng
so với cuối năm 2009. Trong đó dư nợ của KHDN chiếm một tỷ trọng tương đối lớn so
với tổng dư nợ của Eximbank chi nhánh Đồng Nai. Vì Eximbank chi nhánh Đồng Nai
cung cấp nhiều dịch vụ NH và tập trung vào KHDN đặc biệt là các DNXK. Eximbank
chi nhánh Đồng Nai đã cùng với toàn hệ thống cung cấp nhiều chương trình tài trợ vốn
lưu động với lãi suất ưu đãi hấp dẫn cho các DN. Đặc biệt, Eximbank là NH đầu tiên
cho ra đời sản phẩm tài trợ XNK có bảo hiểm tỷ giá với mức lãi suất thấp. Hiện nay
Eximbank là một trong những NH đầu tiên cung cấp dịch vụ cho vay VND với lãi suất
USD
Bên cạnh đó tình hình dư nợ tín dụng của KH cá nhân cũng chiếm một tỷ trọng
đáng kể trong tổng dư nợ của NH.
Trong năm 2011, mặc dù tinh hình kinh tế có nhiều bất ổn, bị chi phối nhiều bởi suy
thoái kinh tế toàn cầu nhưng Eximbank chi nhánh Đồng Nai vẫn có những bước phát
triển khả quan trong tổng dư nợ. Mặc dù tốc độ phát triển không tăng cao như năm
2010( năm 2010 tăng 453.18 triệu đồng, tương đương 36,23%) nhưng với tình hình
SVTH: Huỳnh Thu Thảo

22


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

kinh tế thế giới suy thoái như hiện nay thì đó cũng là một kết quả khả quan.
2.2.4 Doanh số cho vay tài trợ XK theo hạn mức tín dụng qua các năm 2009,
2010, 2011 tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng

Nai.
Bảng 2.2.4: Doanh số cho vay tài trợ XK theo hạn mức tín dụng qua các năm
2009, 2010, 2011.

Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Ngắn
hạn
Dài hạn
Tổng

So sánh
(2009/2010)
(+/-)
(%)

So sánh
(2010/2011)
(+/-)
(%)

Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011


276.215

381.913

446.934

105.698

38,27%

65.021

17,03%

0

0

0

0

0

0

0

276.215


381.913

446.934

105.698

38,27%

65.021

17,03%

(Nguồn: Doanh số cho vay tài trợ XK theo hạn mức tín dụng của ngân hàng TMCP
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai).
Biểu đồ 2.2.4: Doanh số cho vay tài trợ XK theo hạn mức tín dụng qua các năm
2009, 2010, 2011.
Giá trị (triệu đồng)

Năm

SVTH: Huỳnh Thu Thảo

23


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

Từ số liệu bảng 2.2.4 ta thấy: doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu của Eximbank

chi nhánh Đồng Nai trong những năm qua có được kết quả khả quan.
-

Năm 2010 tăng 105.698 triệu đồng (tương đương 38,27%) so với cuối
năm 2009.

-

Năm 2011 tăng 65.021 triệu đồng (tương đương 17,03%) so với cuối
năm 2010.

Để đạt được những thành tựu đó là nhờ NH đã có những cải tiến trong quá trình
cho vay tài trợ XK, mở rộng quy mô kinh doanh, khâu tìm kiếm khách hàng được chú
trọng cùng với đó là sự nhiệt tình, năng động của nhân viên và cùng với đó là sự tối
giản của các thủ tục nên ngày càng có nhiều KH lựa chọn dịch vụ vay vốn tài trợ xuất
khẩu của NH, từ đó làm cho doanh số của NH tăng cao. Bên cạnh đó là ngày càng có
nhiều DN muốn mở rộng thị trường mà với nguồn lực tài chính hạn chế nên doanh số
cho vay tài trợ XK của NH tăng cao.
Tuy nhiên năm 2011 doanh số cho vay tài trợ XK tăng chậm hơn so với năm
2010. Lý do là trong năm 2011 tình hình kinh tế thế giới biến đổi phức tạp và khó dự
doán, bên cạnh đó kinh tế khó khăn làm cho nhiều DN phá sản, không còn khả năng
hoạt động nên doanh thu của NH cũng vì vậy mà giảm sút.
2.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm vừa qua.
Bảng 2.2.5: Kết quả HĐKD của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam –
chi nhánh Đồng Nai qua 3 năm 2009, 2010 và 2011.
Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh
2009/2010
(+/-)
(%)


Năm
2009

Năm
2010

năm
2011

Thu Nhập

88,752

127,453

346,259

38,701

Chi Phí

73,825

102,934

289,783

Lợi Nhuận


14,927

24,519

56,476

Chỉ tiêu

So Sánh 2010/2011
(+/-)

(%)

43.61

218,806

171.68

29,109

39.43

186,849

181.52

9,592

64.26


31,957

130.34

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009,2010,2011 của Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai

SVTH: Huỳnh Thu Thảo

24


Báo cáo tốt nghiệp

GVHD: ThS. Phan Thành Nam

Biểu đồ 2.2.5: Kết quả HĐKD của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
– chi nhánh Đồng Nai.
Giá trị (triệu đồng)

Năm

Do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 3 năm qua là những năm có
nhiều khó khăn cho các DN, các tổ chức tài chính ở Việt Nam nói chung và NH
SVTH: Huỳnh Thu Thảo

25



×