Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

tiểu luận môn tài nguyên môi trường tài nguyên nước việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.5 KB, 32 trang )

MỤC LỤC

**

Trang 1
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


PHẦN MỞ ĐẦU
Nước là một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng đối với tất cả các sinh vật trong đó
có con người, nước cần thiết cho quá trình quang hợp của thực vật và quá trình trao đổi
chất, phần lớn trọng lượng cơ thể con người được cấu tạo từ nước. Tài nguyên nước là các
nguồn nước được con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Nước được dùng trong các hoạt động từ nông nghiệp, công nghiệp, giải trí và môi trường
cho đến các hoạt động sinh hoạt thường nhật của con người. Hầu hết các hoạt động trên
đều cần nước ngọt. Trên Trái Đất có đến 97% là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt
nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở
các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ
một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.
Nguồn tài nguyên nước gần như bị cạn kiệt bởi nhiều lí do, một trong những lí do
quan trọng nhất đó là do hoạt động của con người. Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo,
tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu
cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp
tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ
nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây. Trong suốt thế kỷ
20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các môi
trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng
sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền.

Việc sử dụng không hợp lí tài nguyên nước đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng


ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và toàn bộ sinh vật trên Trái Đất. Do đó đề
tài “Quản lí nhà nước về tài nguyên nước” với mục tiêu giới thiệu sơ lược về tài nguyên
nước và việc quản lí, sử dụng nước hiện nay của nhà nước. Từ đó giúp cho con người
thấy được sự quan trọng của tài nguyên nước, góp phần nâng cao nhận thức trong việc
bảo vệ tài nguyên nước cũng như bảo vệ môi trường sống của mình.
Trang 2
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


**

NỘI DUNG

I. KHÁI NIỆM TÀI NGUYÊN NƯỚC
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có hể sử dụng vào
những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công
nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.
Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nước mặn, còn lại là
nước ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn địnhvà pha loãng các yếu tố gây ô nhiễm
môi trường, nó còn là thành phần cấu tạo chính trong cơ thể sinh vật, chiếm từ 50-97%
trọng lượng của cơ thể, chẳng hạn như ở người nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và ở
sứa biển nước chiếm đến 97% trọng lượng. Trong 35 ượng nước ngọt có trên quả đất thì
có khoảng ¾ lượng nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng
đất , bị đóng băng , ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết tren lục địa...chỉ có 0.5%
nước ngọt hiện diện trong suối , ao hồ mà con người đã và đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu
ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0.003% là nước sạch mà con người có
thể sử dụng đuọc và nếu tính ra trung bình mỗi người được cung cấp 879.000lít nước
ngọt để sử dụng (Miller, 1988).
II. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN NƯỚC

1. Nước mặt (surface water)
Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một quốc
gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng chảy
được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).
Nước mặt có trên các sông, suối, hồ ao, kênh rạch,… Nước sông, suối, hồ ao được
sử dụng trong nhiều đối tượng khác nhau như phục vụ sinh hoạt (nấu ăn, tắm rửa, giặt,
…), phục vụ nông nghiệp (tưới cây, chăn nuôi...), phục vụ kỹ nghệ (các công nghệ chế
biến, sản xuất giấy, thuộc da, phân bón…).
1

Tiềm năng
Trang 3

“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nguồn nước trên mặt phongphú, điều đó thể
hiện nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trung bình khoảng0,5 – 1,0 km/km 2. Cả
nước có 2360 con sông chiều dài từ 10km trở lên.
Sông ngòi nước ta thường tập trung thành các hệ thống sông lớn như hệ thống sông
Hồng, hệ thống sông Cửu Long,…
Sông ngòi nước ta có lưu lượng nước lớn: 26.600m3/s, xấp xỉ 839 tỉ m3/ năm
Hệ số dòng chảy cao: trung bình 301/s-km2. Nhưng phân bố không đều, tốc độ dòng
chảy có thể lên tới 751/s-km2, nơi mưa ít thì xuống thấp dưới 101/s-km2.
Mạng lưới thủy văn dày đặc với nhiều sông suối, kênh mương ảnh hưởng rõ rệt tới
phân bố giao thông và tưới tiêu.
Sông ngòi nước ta có trữ lượng thủy năng lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Đồng
Nai,..
Về tính chất hóa học: nước sạch, độ khoáng thấp và ít biến đổi, khoảng 1mg/1, độ

pH trung tính, hàm lượng chất hữu cơ thấp.
2

Hiện trạng

Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, ởhạ lưu hầu hết các lưu vực sông, tình
trạng suy giảm nguồnnước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước khôngđủ cung cấp cho
sinh hoạt, sản xuất đang diễn rangày một thường xuyên hơn, trên phạm vi rộnglớn hơn và
ngày càng nghiêm trọng, gây tác độnglớn đến môi trường sinh thái các dòng sông, giatăng
nguy cơ kém bền vững của tăng trưởng kinhtế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã
hội.Thêm vào đó, tài nguyên nước trên các lưu vực sông ởViệt Nam đang bị suy giảm và
suy thoái nghiêmtrọng do nhu cầu dùng nước tăng cao trong sảnxuất nông nghiệp, công
nghiệp, nuôi trồng thủysản, thủy điện, làng nghề và do khả năng quản lýyếu kém. Các hệ
sinh thái rừng tự nhiên duy trìnguồn sinh thủy từ thượng nguồn các lưu vực cũngbị suy
giảm trên diện rộng do nạn phá rừng, docanh tác nông – lâm nghiệp, khai khoáng và
xâydựng cơ sở hạ tầng.
Xét lượng nước vào mùa khô thì nước ta thuộc vào vùng phải đối mặt với thiếu
nước, một số khu vực thuộc loại khan hiếm nước. Chưa bao giờ tài nguyên nước lại trở
nên quý hiếm như những năm gần đây, khi nhu cầu nước không ngừng tăng lên mà nhiều
dòng sông lại bịsuy thoái, ô nhiễm, nước sạch ngày một khan hiếm. Hạn hán, thiếu nước
diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng. Anninh về nguồn nước cho thấy sự phát triển bền
vững vàbảo vệ môi trường đang không được bảo đảm ở nhiều nơi, nhiều vùng ở nước ta.
2. Nước mưa
Trang 4
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có các dạng
như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương. Khi có quá

nhiều giọt nước hình thành ở mây, lâu ngày các đám mây càng nặng (do những giọt nước
quá nhiều) sẽ rơi xuống tạo thành mưa.
Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các đám
mây. Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi
trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng.
3

Tiềm năng

Với lợi thế nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, gần với Thái Bình Dương và Ấn
Độ Dương, phía đông là biển nên nước ta luôn có lượng mưa hằng năm dồi dào, khoảng
650 km3 hay 1960 mm trải đều khắp bề mặt lãnh thổ. Phân bố không đều và biến đổi
mạnh theo thời gian.
Quy luật phân bố lượng mưa trung bình nhiều năm không đều trong không gian, phụ
thuốc vào hướng của sườn đón gió. Trung tâm mưa lớn nhất (4.000 – 5.000 mm) xuất
hiện ở khu vực, như khu vực núi Nam Châu Lĩnh (Quảng Ninh), Vòm sông Chảy (khu
vực Bắc Quang), vùng núi Hải Vân, Trà My, Ba Tơ. Ngoài ra, còn một số trung tâm mưa
tương đối lớn (3.000 – 4.000), xuất hiện ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn thuộc tỉnh Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị (Voi Mẹp), Thừa Thiên Huế (A Lưới), đèo Ngang, vùng núi
Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum và vùng núi Chư – Yang – Sin ở tỉnh Đắk Lak và Lang Biang
ở tỉnh Lâm Đồng. Hai trung tâm mưa lớn nhất nước ta là Bắc Quang và Bạch Mã đạt
5013 mm.
Ngược lại, những trung tâm mưa nhỏ thường được hình thành ở những vùng thấp,
khuất gió hoặc nằm song song với hướng gió ẩm. Một số trung tạm mưa ít xuất hiện ở các
khu vực dưới đây:
+ Dưới 1000 mm xuất hiện ở ven biển Ninh Thuận và Bình Thuận, trong đó có một
số nơi 500 – 600 mm, như ở khu vực Cà Ná, Ninh Thuận.
+ Từ 1000 – 1200 mm xuất hiện ở một số thung lũng sông hay cao nguyên khuất gió
mùa ẩm, như thung lũng sông Kỳ Cùng ở tỉnh Lạng Sơn, thung lũng thượng nguồn sông
Mã, cao nguyên Sơn La, Mộc Châu ở tỉnh Sơn La, các cao nguyên đá vôi Đồng Văn, Mèo

Vạc ở tỉnh Hà Giang, thung lũng trung lưu sông Ba, khu vực ven biển Khánh Hòa và khu
vực nằm giữa sông Tiền và sông Hậu ở tỉnh Đồng Tháp – An Giang.
Sự phân bố mưa trong năm rất không đồng đều và được chia thành hai mùa rõ rệt:
mùa mưa và mùa khô.
+ Ở Bắc Bộ mùa mưa bắt đầu từ tháng V, VI và kết thúc sớm vào tháng IX,X;
Trang 5
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


+ Ở Bắc Trung Bộ mùa mưa có xu thế xuất hiện muộn và ngắn dần từ bắc vào nam,
với mùa mưa bắt đầu vào các tháng V, VI – X, XI ở phần phía bắc và xuất hiện muộn vào
các tháng IX, X – XII ở phía nam;
+ Ở Nam Trung Bộ mùa mưa xuất hiện muộn và ngắn hơn so với các vùng khác,
vào tháng IX – XII ở phần lớn các nơi, riêng ở phía Tây tỉnh Quảng Nam xuất hiện vào
tháng VIII – XI và vào tháng V – X ở tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận;
+ Ở Tây Nguyên mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng X, XI ở phần lớn các nơi,
thậm chí kéo dài đến tháng XII ở khu vực phía Đông do chịu ảnh hưởng của các hình thế
thời tiết gây mưa ở ven biển Nam Trung Bộ;
+ Ở Nam Bộ mùa mưa thường kéo dài từ tháng V đến tháng X, XI;
Mùa khô thường xuất hiện vào các tháng X, XI đến tháng IV ở Bắc Bộ, phần phía
Bắc của Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, từ tháng XII, I đến
tháng VII, VIII ở ven biển Trung Bộ và một số nơi ở Tây Nguyên.
4

Hiện trạng:

Chế độ mưa có ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy sông ngòi. Cũng vì có sự phân hóa
theo mùa nên trên khắp nước ta, vào mùa mưa lượng dòng chảy sông ngòi cũng tăng lên,
ứng với mùa lũ và vào mùa khô, lượng mưa thấp, bốc hơi cao nên dòng chảy sông ngòi ít.


3. Nước ngầm (ground water)
Nước dưới đất hay đôi khi
còn được gọi là nước ngầm, là
thuật ngữ chỉ loại nước nằm bên
dưới bề mặt đất trong các không
gian rỗng của đất và trong các
khe nứt của các thành tạo đá, và
các không gian rỗng này có sự
liên thông với nhau.
Một thành tạo đá hoặc các
dạng tích tụ vật liệu không cố
kết được gọi là tầng chứa khi nó
Trang 6
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


chứa và có thể cung cấp một lượng nước có thể sử dụng được. Độ sâu của không gian có
mặt khe nứt hoặc lỗ rỗng trong đá, mà ở đó bắt đầu bão hòa nước hoàn toàn thì được gọi
là mực nước ngầm. Nước dưới đất được bổ cấp từ, và chảy từ bề mặt đất tự nhiên xuống.
Nơi xuất lộ tự nhiên của nước thường là tại các sông suối. Nếu sông suối này chảy vào
vùng bị đóng kín thì tạo ra các vùng đất ngập nước, và tại vùng sa mạc thì có thể hình
thành các ốc đảo. Nước dưới đất thường được khai thác phục vụ cho nông nghiệp, đô thị,
và công nghiệp qua các giếng khai thác nước. Ngành nghiên cứu sự phân bố và vận động
của nước dưới đất được gọi là địa chất thủy văn.
5

Tiềm năng


Nước ta có trữ lượng nước ngầm khá lớn và chất lượng tốt. Trữ lượng được thăm dò
là 3,3 tỉ m3/năm, khoảng 15,1% tổng lượng chảy năm của sông suối trong lãnh thổ Việt
Nam.
Các phức hệ có khả năng khai thác là:
+ Phức hệ trầm tích ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Phức hệ trầm tích carbonat ởĐông Bắc, Tây Bắc...
+ Phức hệ phun trào ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Ở Việt Nam việc khai thác nước ngầm có các hình thức: giếng đào, giếng khoan,...
tại các nhà máy nước hay tại hộ dân cư.
Khi khai thác nước từ tầng đất cổ thì lượng ion sắt Fe 2+ khá cao, nên phải bố trí hệ
thống khử và lọc lắng, cũng như định kỳ phải xả bùn sắt tích tụ.
Trước đây nhiều đô thị, chẳng hạn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... nguồn
cung cấp nước từ nước ngầm chiếm phần lớn. Tuy nhiên sự rút bớt nước trong đất đá bên
dưới mà không có nguồn bù đắp kịp, đã dẫn đến hạ thấp độ cao mặt đất, nói đơn giản là
sụt đất. Vì thế quá trình chuyển sang dùng nước sông (hay nước mặt) đang diễn ra. Nước
cấp cho Hà Nội hiện nổi tiếng với "đường ống dẫn nước sông Đà", và sự kiện vỡ đường
ống nước luôn được mọi người quan tâm.
6

Hiện trạng

Theo thống kê chưa đầy đủ trên phạm vi toàn quốc, lượng nước đã khai thác là
6,454 triệu m3/ngày phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ (nước dưới
đất chiếm 45%).
Nguồn nước ngầm ở nước ta lại phân bố không đồng đều:
Trang 7
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”



+ Vùng đồng bằng: nước ngầm ở độ từ 1 đến 200m có thể đạt tới 10 triệu m3/năm.
+ Vùng đồi núi: nước ngầm nằm sâu từ 10 đến 150m.
+ Vùng núi đá vôi: mực nước ngầm có thể nằm ở độ sâu>100m. Đặc biệt là những
túi nước nằm ở độ sâu >1000m, thường cứng và có nhiều canxi.
Nước dưới đất thường được coi là sạch, không bị ô nhiễm. Tuy nhiên nếu không để
ý đến bảo vệ nguồn nước thì sẽ dẫn đến ô nhiễm, không sử dụng được nữa.
Tại vùng đồi núi, nơi có độ chênh cao dẫn đến nước mưa thấm qua các tầng đất đá
và có tạo được dòng thấm hay chảy ngầm, thì sự luân chuyển nước đảm bảo được nước
dưới đất là sạch cho các khai thác nhỏ của hộ gia đình hay cụm dân cư.
Tại vùng đồng bằng thì sau hàng chục năm du nhập lối sống công nghiệp, chất thải ở
các bể phốt của nhà vệ sinh ngấm ra các tầng nước đã dẫn đến ô nhiễm nặng amoni đến
độ sâu 20 m, làm cho nước từ giếng đào hay khoan nông không còn sạch nữa. Theo đánh
giá năm 2011 của Trung tâm Quan trắc và dự báo tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi
trường, dựa trên quan trắc ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên, cho
thấy "mực nước ngầm đang sụt giảm mạnh, chất lượng nước ở nhiều nơi không đạt tiêu
chuẩn" và "7/7 mẫu đều có hàm lượng amoni cao", có nơi "hàm lượng amoni lên đến
23,30mg/l, gấp 233 lần tiêu chuẩn cho phép". Các làng nghề hiện đang bị ô nhiễm cả
nước mặt và nước ngầm, dẫn đến phải cấp nước từ nguồn xa y như tại các thành phố.
Nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước tại các vùng ven biển và hải đảo hiện tại
không được quan tâm đúng mức. Tại vùng này, đặc biệt là các đảo Trường Sa, Song Tử
Tây,... thì nguồn nước ngầm có được là do nước mưa ngấm xuống cát tích tụ lại thành ổ,
qua hàng chục ngàn năm mà có được ổ lớn. Ở đâu đó rìa biển là ranh giới nước ngầm
ngọt với nước mặn của biển, nếu khai thác mà không bổ sung bằng nước mưa thì ranh
giới với nước mặn sẽ tiến dần vào đảo và nước ngọt có thể hết. Nguy cơ này do con người
gây ra, hiện có hai dạng:
+ Không quan tâm đến cách giữ nước mưa để nước ngấm xuống cát. Các sân xi
măng rộng lớn và đúc liền thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng không có khe để nước thấm.
Quanh đảo không có gờ giữ nước mưa.
+ Không bố trí các nhà vệ sinh phù hợp để chất thải từ đó gây ô nhiễm nước ngầm.
Xử lý ô nhiễm nước dưới đất hiện còn là việc bất khả thi, vì thế việc bảo vệ trước là

hành vi khôn ngoan cần có.
4. Nước biển

Trang 8
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


Nước biển là nước từ các biển hay đại dương. Về trung bình, nước biển của các đại
dương trên thế giới có độ mặn khoảng 3,5%. Điều này có nghĩa là cứ mỗi lít (1.000 mL)
nước biển chứa khoảng 35 gam muối, phần lớn (nhưng không phải toàn bộ) là clorua natri
(NaCl) hòa tan trong đó dưới dạng các ion Na + và Cl-. Nó có thể được biểu diễn như là 0,6
M NaCl.
Biển và đại dương được các nhà khoa học gọi là “lục địa xanh”, phủ kín 70,8% bề
mặt trái đất và đang “cất giấu” những kho nguyên liệu, khoáng vật khổng lồ dưới dạng
hòa tan trong nước, lắng đọng dưới đáy và vùi kín dưới lòng đại dương. Do có đặc thù
như vậy nên nhiều vùng biển, đại dương đang là nơi tranh chấp trên thế giới, nhất là đối
với những nước lớn ở gần biển và đại dương có sức mạnh về kinh tế và quân sự.
7

Tiềm năng

Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông với chỉ số biển
cao gấp 6 lần chỉ số biển trung bình toàn cầu,có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng
không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Cụ thể, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km từ
Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh
thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01
(nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển); hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa; các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền
và quyền tài phán quốc gia rộng hơn 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền).

Hiện cả nước có đến 28 tỉnh, thành phố ven biển, chiếm 42% diện tích đất liền và
45% dân số toàn quốc. Với những đặc điểm trên, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có
lợi thế và tiềm năng to lớn về tài nguyên biển.
Về nguồn lợi hải sản và tính đa dạng sinh học: Trên vùng biển Việt Nam đã phát
hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình,
thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Ngoài ra, còn phát hiện khoảng 1.300 loài
trên các hải đảo. Đa dạng sinh học biển và các hệ sinh thái đã cung cấp nguồn lợi hải sản
to lớn cho nền kinh tế. Năm 2015, sản lượng thủy sản khai thác của cả nước đạt trên 3
triệu tấn; trong 7 tháng đầu năm 2016, con số này đã đạt trên 1,8 triệu tấn.
Về khoáng sản, biển Việt Nam có khoảng 35 loại hình khoáng sản có quy mô trữ
lượng khai thác khác nhau. Trong đó, dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước
ta có tầm chiến lược quan trọng. Ngành dầu khí Việt Nam đã đạt mốc khai thác 100 triệu
tấn dầu thô năm 2011; mốc 200 triệu tấn dầu thô năm 2012. Năm 2013, xuất khẩu dầu thô
đạt mốc 300 triệu tấn. Ngoài ra, biển Việt Nam còn có tiềm năng băng cháy-loại hình tài
nguyên mới của thế giới; vùng ven biển còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa
khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm…
Về tiềm năng phát triển du lịch biển, với 125 bãi biển lớn nhỏ, nắng ấm quanh năm,
không khí trong lành với nhiều cảnh quan đẹp... là điều kiện lý tưởng để xây dựng các
Trang 9
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp. Trong đó bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí
Forbes bầu chọn là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Việt Nam cũng là 1 trong
12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang. Bên cạnh đó,
đảo và vùng ven biển tập trung nhiều di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc
gia, các khu bảo tồn thiên nhiên; nhiều di tích văn hóa-lịch sử; các lễ hội dân gian của cư
dân miền biển; tín ngưỡng, phong tục tập quán liên quan đến biển… Với lợi thế này,
ngành du lịch biển Việt Nam hàng năm thu hút khoảng 15 triệu lượt khách, trong đó có 3

triệu khách quốc tế, đạt tốc độ tăng bình quân 13%/năm.
Một lợi thế quan trọng khác là: vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông - một trong
những con đường giao thương hàng hải quốc tế nhộn nhịp nhất trên thế giới, nối liền Ấn
Độ Dương và Thái Bình Dương. Bờ biển mở ra cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam nên
rất thuận lợi cho việc giao lưu thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế biển. Theo báo cáo
của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, bờ biển nước ta có 10 điểm có thể xây dựng
cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận
chuyển đạt 50 triệu tấn/năm. Đến nay, Việt Nam đã ký hiệp định hàng hải thương mại với
26 quốc gia. Việt Nam đã phát triển được 30 cảng biển với 166 bến cảng, 350 cầu cảng
với tổng chiều dài khoảng 45.000m; xây dựng 18 khu kinh tế ven biển… Mặt khác, vùng
biển rộng lớn với nhiều đảo cũng là không gian trọng yếu để bảo đảm an ninh-quốc
phòng.
Có thể thấy, từ bao đời nay biển đảo không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư
dân trong nước, mà còn là điều kiện đặc biệt cần thiết để Việt Nam phát triển những
ngành kinh tế mũi nhọn như thuỷ sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tầu, du lịch...
Hiện tại, kinh tế biển và vùng ven biển có vai trò vô cùng quan trọng, đóng góp khoảng
50% GDP cả nước.
8

Hiện trạng

Thực trạng về ô nhiễm môi trường biển đang là vấn đề báo động "đỏ". Theo
đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm biển là
do phát triển công nghiệp, du lịch tràn lan; nuôi trồng thủy sản bất hợp lý; dân số tăng và
nghèo khó; lối sống giản đơn và dân trí thấp; thể chế, chính sách còn bất cập...
Các số liệu thống kê cho thấy, hàng năm có khoảng 70% chất thải đổ ra biển có
nguồn gốc từ đất liền khi các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, thuốc bảo vệ
thực vật…. mà lượng lớn chất thải này chưa được sử lý, thông qua hệ thống thoát nước
xả thẳng ra các sông, trăm sông đổ về biển hoặc xả trực tiếp ra biển, mang theo một lượng
lớn các chất bồi lắng, nhựa, hóa chất, kim loại, cặn dầu, thậm chí cả những chất phóng xạ.


Trang 10
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


Một nguyên nhân nữa đó là công tác vệ sinh tại các khu du lịch ven biển chưa được
chú trọng, rác thải chưa được thu gom xử lý triệt để, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường
của người dân còn kém dẫn tới tình trạng vứt rác, thức ăn thừa bừa bãi trên biển biến bãi
biển thành nơi chứa rác khổng lồ.
Ngoài ra ô nhiễm
chất thải do các hoạt
động trên biển như
hàng hải, tai nạn tràn
dầu từ các hoạt động
thăm dò khai thác
dầu khí. Các vụ chìm
tàu, đánh bắt và nuôi
trồng thủy hải sản bất hợp lý cũng ảnh hưởng
không nhỏ tới môi trường biển.
Tất cả những nguyên nhân trên đã và đang
làm tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng
trầm
trọng, nguồn tài nguyên từ biển bị suy giảm
đáng kể, hủy hoại môi trường sống của chính con người chúng ta.
Việt Nam có tiềm năng về du lịch biển, nếu vấn đề rác thải không được chú trọng sẽ
dẫn tới tình trạng giảm lượng khách du lịch trong và ngoài nước.
III.

VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC


1. Vai trò
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên quả đất.
Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên quả đất, thiếu nước thì
cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được. Từ xưa, con người đã biết đến vai
trò quan trọng của nước; các nhà khoa học cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của
vật chất và trong quá trình phát triển của xã hội loài người thì các nền văn minh lớn của
nhân loại đều xuất hiện và phát triển trên lưu vực của các con sông lớn như: nền văn minh
Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak hiện
nay); nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil; nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn
minh Hoàng hà ở Trung Quốc; nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam...
9

Vai trò của nước đối với con người

Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được vài
ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 6575% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai
dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương
Trang 11
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


máu, dịch limpho, nước bọt… Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào
của cơ thể (3-4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất
diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh
dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước.
Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước của có thể,
và duy trì các hoạt động sống bình thường. Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức
năng của tế bào cũng như chức năng các hệ thống trong cơ thể. như suy giảm chức năng

thận. Những người thường xuyên uống không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, xuất
hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi
mật. Khi cơ thể mất trên 10% lượng nước có khả năng gây trụy tim mạch, hạ huyết áp,
nhịp tim tăng cao. Nguy hiểm hơn, bạn có thể tử vong nếu lượng nước mất trên 20%”.
Bên cạnh oxy, nước đóng vai trò quan trọng thứ hai để duy trì sự sống.
Tóm lại, nước rất cần cho cơ thể, mỗi người phải tập cho mình một thói quen uống
nước để cơ thể không bị thiếu nước. Có thể nhận biết cơ thể bị thiếu nước qua cảm giác
khát hoặc màu của nước tiểu, nước tiểu có màu vàng đậm chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu
nước.Duy trì cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng nước là yếu tố quan trọng bảo đảm sức
khỏe của mỗingười.
10

Vai trò của nước đối với sinh vật

Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ
thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây
mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức). Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các
chất hữu cơ có mang gốc phân cực (ưa nước) như hydroxyl, amin, các boxyl…
Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Nước
là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong
cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.
Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Do
nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào cho
nên làm cho thực vật có một hình dáng nhất định.
Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo đảm
mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong quá trình
trao đổi giữa cây và môi trường đất có sự tham gia tích cực của ion H+ và OH- do nước
phân lyra.
Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Nước còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật.

Trang 12
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của
nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

các sinh vật,

Vì vậy các cơ thể sinh vật thường xuyên cần nước.
2. Mục đích
Trong nông nghiệp: Tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước đề phát triển. Từ
một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít nước; lúa cần 4.500
lít nước để cho ra 1 kg hạt. Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”,
qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới
nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có
vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí
trong đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới.
Đối với VIệt Nam, nước đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu
thổ sông Hồng – các nôi Văn minh của dân tộc, của đất nước, đã làm nên các hệ sinh thái
nông nghiệp có năng xuất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới,đã làm nên một
nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới hiện nay. Nước Việt Nam theo
nghĩa đen đúng của nó là nước - H2O.
Trong Công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để
làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các
phản ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn nước, một tấn xút cần 800 tấn
nước. Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các
nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà
máy lọc dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng

nước như một dung môi. Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công
nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồntại.
Từ 3.000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã biết dùng hệ thống tưới nước để
trồng trọt và ngày nay con người đã khám phá thêm nhiều khả năng của nước đảm bảo
cho sự phát triển của xã hội trong tương lai: nước là nguồn cung cấp thực phẩm và
nguyên liệu công nghiệp dồi dào, nước rất quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp,
trong sinh hoạt, thể thao, giải trí và cho rất nhiều hoạt động khác của con người. Ngoài ra
nước còn được coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và
lại hòa tan nhiều vật chất có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người.

Trang 13
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


Nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

IV.

CHỦ THỂ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

1. CHỦ THỂ QUẢN LÝ
Theo quy định tài Luật tài nguyên nước năm 2012, những chủ thể có trách nhiệm
quản lý nhà nước về tài nguyên nước
11

Cấp Trung ương


1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản
lý nhà nước về tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông trong phạm vi cả nước, có trách
nhiệm sau đây:
+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước; ban hành quy chuẩn
kỹ thuật, định mức, đơn giá về quy hoạch, điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng,
bảo vệ tài nguyên nước;
+ Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền và tổ
chức thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch
tài nguyên nước; quy trình vận hành liên hồ chứa, danh mục lưu vực sông, danh mục
nguồn nước; kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi các
nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt;
+ Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng cần
bổ sung nhân tạo nước dưới đất; công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới
đất; thông báo tình hình hạn hán, thiếu nước;
Trang 14
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


+ Tổ chức thẩm định các dự án chuyển nước lưu vực sông, cho ý kiến về quy hoạch
chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các hoạt động có liên quan đến
khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước theo thẩm quyền;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; đào tạo nguồn
nhân lực về tài nguyên nước;
+ Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và cho
phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền;
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước; tổng
hợp kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài

nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; tổ chức quan
trắc cảnh báo, dự báo và thông báo về mưa, lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm, xâm
nhập mặn và các hiện tượng bất thường về tài nguyên nước;
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin tài nguyên nước; quản lý, lưu trữ thông
tin, dữ liệu về tài nguyên nước; công bố, xuất bản các tài liệu, thông tin về tài nguyên
nước;
+ Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án giải quyết những vấn đề liên
quan đến nguồn nước liên quốc gia, việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập
điều ước quốc tế về tài nguyên nước; chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về tài nguyên
nước;
+ Thường trực Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước, Ủy ban sông Mê Công Việt
Nam và các tổ chức lưu vực sông;
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên
nước theo thẩm quyền.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nhà nước về tài
nguyên nước.
12

Trách nhiệm phối hợp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Đại diện lãnh đạo các bộ, nghành có liên quan là ủy viên Hội đồng quốc gia về tài
nguyên nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có
liên quan xây dựng đề án, kế hoạch kiểm kê tài nguyên nước trên phạm vi cả nước, trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước
Trang 15
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”



liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh; tổng hợp, công bố kết quả kiểm kê trên các lưu vực
sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước;
Các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông
vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện điều tra, lập báo cáo tình hình
sử dụng nước của ngành, lĩnh vực gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;
Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ yêu cầu phòng, chống lũ,
lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra, xây dựng
hệ thống cảnh báo, dự báo để phục vụ hoạt động của Bộ, ngành, địa phương.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và các
Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về sử dụng nước của mình và
tích hợp vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
Hằng năm, các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng
và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi
nhiệm vụ quyền hạn có trách nhiệm lập báo cáo tình hình sử dụng nước của mình và gửi
Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 01 năm sau để tổng hợp, theo dõi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quy định việc trồng bù diện
tích rừng bị mất.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài
nguyên và Môi trường trình Chính phủ quy định mức đóng góp kinh phí cho hoạt động
bảo vệ rừng thuộc phạm vi lưu vực hồ chứa và việc tham gia các hoạt động bảo vệ, phát
triển rừng đầu nguồn
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ
quy định mức thu, phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý, sử dụng tiền cấp
quyền khai thác tài nguyên nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc
quản lý, sử dụng kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch, quản lý, bảo vệ tài
nguyên nước.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh trong việc điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài
nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực
sông.

Trang 16
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


Thông báo kế hoạch nhu cầu sử dụng nước của mình đối với từng nguồn nước trên
lưu vực sông cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan.
Chỉ đạo việc xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch, chương trình, dự án
chuyên ngành liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và
khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra để phù hợp với kế hoạch điều hòa, phân phối tài
nguyên nước, chương trình, kế hoạch cải tạo các dòng sông, phục hồi nguồn nước bị ô
nhiễm, cạn kiệt trên các lưu vực sông và bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu đã được
công bố.
Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch điều tiết nước hồ chứa, kế hoạch khai
thác, sử dụng nước của các công trình khai thác nước trên sông theo quy trình vận hành
hồ chứa, liên hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền ban hành và theo kế hoạch điều hòa,
phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông.
Phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình điều phối giám sát trên lưu
vực sông

13

Cấp địa phương

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có

trách nhiệm sau đây:
+ Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài
nguyên nước;
+ Lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế
hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô
nhiễm, cạn kiệt;
+ Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng cần
bổ sung nhân tạo nước dưới đất và công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước
dưới đất theo thẩm quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các
khoáng sản khác trên sông; công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp;
+ Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và
tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý
hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm
nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn
nước;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước;
Trang 17
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


+ Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và cho
phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; hướng dẫn việc
đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo
phân cấp; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước,
tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục
hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn;
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước;
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên

nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; phối
hợp với cơ quan, tổ chức quản lý trạm quan trắc, đo đạc, giám sát tài nguyên nước, công
trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước để bảo vệ các công trình này;
+ Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và
tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; xử lý vi phạm
pháp luật về tài nguyên nước; hòa giải, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước theo
thẩm quyền;
+ Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình quản lý,
bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do
nước gây ra;
+ Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước theo thẩm quyền;
+ Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo phân cấp hoặc
uỷ quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ VÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
14

HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Luật tài nguyên nước (2012)
Trang 18
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”



Luật tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 2013 quy định:
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng,
chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
1. Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo
nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính.
2. Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất
lượng nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; nước trên đất liền và nước vùng cửa sông,
nội thủy, lãnh hải; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên
thiên nhiên khác.
3. Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu
quả tác hại do nước gây ra phải tuân theo chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước đã được
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; gắn với bảo vệ môi trường, cảnh
quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên
nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải
lấy phòng ngừa là chính, gắn với việc bảo vệ, phát triển rừng, khả năng tái tạo tài nguyên
nước, kết hợp với bảo vệ chất lượng nước và hệ sinh thái thủy sinh, khắc phục, hạn chế ô
nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
5. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả; bảo đảm
sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích, bình đẳng về quyền lợi
và nghĩa vụ giữa các tổ chức, cá nhân.
6. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải có kế hoạch và
biện pháp chủ động; bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích của cả nước, các vùng, ngành; kết
hợp giữa khoa học, công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân và phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
7. Các dự án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục
hậu quả tác hại do nước gây ra phải góp phần phát triển kinh tế - xã hội và có các biện
pháp bảo đảm đời sống dân cư, quốc phòng, an ninh, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh

lam thắng cảnh và môi trường.
8. Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh phải gắn với khả năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước; bảo đảm duy
trì dòng chảy tối thiểu trên sông, không vượt quá ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa
nước và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư.
Trang 19
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


9. Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong bảo vệ,
khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại
do nước gây ra đối với các nguồn nước liên quốc gia.

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước
1. Bảo đảm tài nguyên nước được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết
kiệm và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc
phòng, an ninh.
2. Đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước; xây dựng
hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên
nước, nâng cao khả năng dự báo tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước, lũ, lụt, hạn hán,
xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra; hỗ trợ phát triển
nguồn nước và phát triển cơ sở hạ tầng về tài nguyên nước.
3. Ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, có chính sách ưu đãi đối
với các dự án đầu tư khai thác nước để giải quyết nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân
các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng
khan hiếm nước ngọt.
4. Đầu tư và có cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng
khoa học, công nghệ tiên tiến để quản lý, bảo vệ, phát triển các nguồn nước, khai thác, sử

dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật để tái sử dụng, xử lý nước mặn, nước lợ thành nước ngọt, thu gom, sử dụng nước
mưa, bổ sung nhân tạo nước dưới đất, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn
kiệt, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
5. Bảo đảm ngân sách cho các hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên
nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Ngoài Luật tài nguyên nước là văn bản pháp lý quan trọng nhất, đi kèm với đó là là
hệ thống các văn bản quy quy phạm quy định trực tiếp hoặc có liên quan đến quản lý tài
nguyên nước:
Luật bảo vệ môi trường năm 2014 ( có những quy định về bảo vệ môi trường nước)
Nghị quyết số 08/NQ-CP của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ
động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Trang 20
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về một số giải
pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường.
Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tết thi hành một số điều của Luật tài
nguyên nước.
Nghị định số 154/2016/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệt môi trường đối với
nước thải.
Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT Quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ
vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
Và còn rất nhiều các văn bản quản lý khác của các cơ quan, người có thẩm quyền
ban hành nhằm quản lý tài nguyên nước trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia cũng như trong
từng địa phương theo thẩm quyền đã được phân công.
3. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

15

Công cụ pháp luật:

Luật tài nguyên nước 2012: quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nước mặt, nước ngầm, nước trong khí
quyển).
Nội dung:
Đưa ra các quy định, nguyên tắc cơ bản trong quản lý, bảo vệ khai thác, sử dụng tài
nguyên nước; Cung cấp cơ sở chủ yếu cho việc quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước.
Các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn tài nguyên nước bề vững...
Các văn bản quy định về các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong quả lý sử dụng,
khai thác tài nguyên nước như các Nghị định, Thông tư, Quyết định,...
16

Công cụ kỹ thuật:

Hệ thống quan trắc:
Giám sát chất lượng nguồn nước (nước mặt, nước ngầm)
Tạo ra hệ thống dữ liệu nền phục vụ cho công tác quản lý.
Hệ thống xử lý thông tin:
Xử lý thông tin liên quan đến việc kai thác, sử dụng, quản lý tài nguyên nước, hỗ trợ
nhà quản lý đưa ra quyết định.
Các mô hình và phần mềm quản lý nguồn nước:
Mô hình mô phỏng hệ thống nguồn nước
Mô hình tối ưu hệ thống nguồn nước
Trang 21
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”



Mô hình chất lượng nước: lan truyền ô nhiễm
17

Công cụ kinh tế:

Thuế và các loại phí:
phí cấp nước: để thu phí cho các hoạt động, dịch vụ cấp nước (phí đói với nước
uống, nước sinh hoạt nước tưới..)
thuế môi trường: để khắc phục những tác động xấu đến môi trường, nguồn nước,
nguồn thu này sẽ cung cấp cho ngân sách nhà nước ( thuế xả thải và thuế gây ô nhiễm đầu
vào(vi dụ sử dụng thuốc trừ sâu).
Trợ cấp:
Trợ cấp trên sản phẩm: để tăng sự thu hút của các sản phẩm “xanh” và các sản
phẩm ít có tác động dến môi trường nước (trợ cấp cho các sản phẩm nông nghiệp sinh
học,...)
Trợ cấp quá trình sản xuất: để thúc đẩy việc áp dụng công nghệ sản cuất ít gây tác
động đến môi trường (trợ cấp các giải pháp sản xuất nông nghiệp sạch, tiết kiệm nước
trong lĩnh vực nông nghiệp)
Thị trường cho những hàng hóa về môi trường:
Giấy phép mua bán xả thải: để đảm bảo phân bổ tối ưu quyền xả thải giữa các
ngành( thị trường về giấy phép xả thải ở một lưu vực sông)
Đền bù thiệt hại: thiết lập cơ chế bồi thường thiệt hại cho những vùng môi trường bị
tác động (bồi thường cho việc suy thoái hệ sinh thái).
Thỏa thuận tự nguyện:
Thiết lập hợp đồng thoat thuận giữa hai bên (công cộng, tư nhân) để giảm áp lực cho
tài nguyên nước (thỏa thuận giữa nước các công ty và nông dân để thúc đẩy hoạt động
nông nghiệp không gây ảnh hưởng tới nguồn nước)
18


Công cụ giáo dục và truyền thông:

Truyền thông cá nhân: truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua điện thoại, qua thư.
Truyền thông bằng phường tiện thông tin đại chúng: báo chí, internet, pano, áp
phích, tranh ảnh, poster, phim ảnh.
Giáo dục:
Giáo dục cho các nhà quản lý các cấp
Giáo dục trong hệ thống giáo dục và đào tạo từ mẫu giáo đến các trường cao đẳng,
đại học.
Đào tạo nhân lực chuyên môn về môi trường, tài nguyên nước, kỹ sư, cán bộ nghiên
cứu, giảng dạy.

Trang 22
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


V. THÁCH THỨC
Cũng như nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam đang phải đối mặt
với nhiều thách thức liên quan đến nguồn nước. Một mặt, nguồn nước, kể cả nước sông,
nước ngầm, ở nhiều nơi suy giảm nghiêm trọng; mặt khác, tình trạng lũ lụt, nước biển
dâng, triều cường, sạt lở bờ biển ngày càng trầm trọng...; phát triển kinh tế, xã hội, tăng
dân số, làm phát sinh những mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước
và đang đứng trước nguy cơ suy thoái, cạn kiệt do tác động của biến đổi khí hậu và gia
tăng khai thác, sử dụng nước ở quốc gia ở thượng nguồn. Điều đó được thể hiện trên một
số mặt sau:
Thứ nhất, tài nguyên nước Việt Nam phụ thuộc mạnh mẽ vào các nguồn nước quốc
tế và đang đứng trước thách thức về an ninh nguồn nước do các quốc gia thượng nguồn
tăng cường khai thác nguồn nước.Phần lớn các hệ thống sông lớn của Việt Nam đều là

các sông có liên quan đến nước ngoài. Phần diện tích nằm ngoài lãnh thổ của các lưu vực
sông quốc tế chiếm hơn 70% tổng diện tích của toàn bộ các lưu vực sông. Trong bối cảnh
các nước ở thượng lưu đang tăng cường xây dựng các công trình thủy điện, chuyển nước
và xây dựng nhiều công trình lấy nước, chắc chắn nguồn nước chảy về Việt Nam sẽ ngày
càng suy giảm và Việt Nam sẽ không chủ động, phụ thuộc vào các nước ở thượng lưu.
Hai là, tài nguyên nước phân bố không đều theo cả không gian và thời gian đã dẫn
đến xuất hiện các vấn đề khan hiếm và thiếu nước nước trong mùa khô. Theo không gian,
khoảng 60% nước mặt Việt Nam thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, hơn 20% thuộc sông
Hồng và Đồng Nai và lượng nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Theo thời gian, mùa
khô thường kéo dài từ 6 đến 9 tháng, lượng dòng chảy tự nhiên trong mùa khô chỉ chiếm
20-30% tổng lượng dòng chảy cả năm. Phân bố lượng nước giữa các năm cũng biến đổi
rất lớn, trung bình cứ 100 năm thì có 5 năm lượng nước chỉ bằng khoảng 70-75% lượng
nước trung bình nêu trên.
Ba là, việc khai thác sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý và thiếu bền vững dẫn
đến tình trạng suy giảm tài nguyên nước trong khi hiệu quả sử dụng nước còn thấp. Việc
khai thác các hồ chứa thủy lợi cho tưới nông nghiệp, thủy điện cho năng lượng đang gây
ra nhiều vấn đề về chia sẻ nước trên lưu vực, cấp nước và duy trì dòng chảy môi trường
hạ du. Việc khai thác nước dưới đất thiếu quy hoạch, khai thác quá mức là một trong
những nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt lún nền đất cục bộ ở một số đô thị như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh và một số khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Bốn là, nhu cầu sử dụng nước gia tăng trong khi nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm,
suy thoái, khan hiếm, cạn kiệt. Nguồn nước mặt ở nhiều khu vực đô thị, khu công nghiệp,
làng nghề đều đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng, như lưu
vực sông Nhuệ Đáy, sông Cầu và sông Đồng Nai - Sài Gòn. Nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn
nước dưới đất từ ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm đất; nhiễm mặn, cạn kiệt nguồn nước dưới
đất do khai thác nước có xu hướng gia tăng nhất là tại các khu vực đô thị, khu dân cư,
làng nghề, ven biển của đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, ven biển miền Trung.
Trang 23
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”



Vấn đề ô nhiễm Asen trong nguồn nước dưới đất là một trong nhưng nhiệm vụ quan
trọng cần giải quyết của Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu, phân tích, điều tra và đánh
giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ gần 323 ngàn mẫu phân tích tại 6938 xã trên địa
bàn 660 huyện thuộc 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, có 12,5% số mẫu có hàm lượng
Asen từ 0,05 mg/l trở lên, vùng đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ cao nhất (18,7%), vùng
Tây Bắc có tỷ lệ thấp nhất (0,1%). Có 1.385 xã, trên địa bàn 54 tỉnh (chiếm 12,5%) phát
hiện ít nhất một mẫu có hàm lượng Asen từ 0,05 mg/l trở lên. Tuy nhiên, ở các khu vực
phát hiện ô nhiễm, do hầu hết người dân đều không sử dụng trực tiếp nguồn nước bị ô
nhiễm, nên tỷ lệ sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm cho các mục đích sinh hoạt là rất thấp.
Năm là, biến đổi khí hậu gia tăng đang gây ra những tác động sâu sắc đến tài
nguyên nước. Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến
đổi khí hậu, có khả năng tác động mạnh lên tài nguyên nước và làm cho những vấn đề
vốn rất nghiêm trọng nêu trên đây càng nghiêm trọng hơn, nhiều vấn đề về tài nguyên
nước hiện chỉ tiềm ẩn ở dạng các nguy cơ thì có thể trở thành hiện thực nay mai. Theo dự
báo, tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm dòng chảy trong mùa khô ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long (chỉ tính riêng lượng nước phát sinh trong vùng) suy giảm khoảng 4,8%
vào năm 2020, 14,5% vào năm 2050 và khoảng 33,7% vào năm 2100.

Những tác động nêu trên, cùng với tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng
nước của các quốc gia đều tăng lên mạnh mẽ trong những năm tới thì tình trạng thiếu
nước, khan hiếm nước sẽ ngày càng gia tăng.Mặc dù chưa được đánh giá một cách đầy
đủ, nhưng có thể khẳng định biến đổi khí hậu đã và đang là một thách thức lớn nhất, hiện
hữu đối với việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm
nghèo, phát triển bền vững, thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ của Việt Nam và đe doạ
an ninh lương thực thế giới.
Sáu là, sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội. Sự gia tăng dân số và sự
phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21 sẽ làm gia tăng mạnh nhu cầu dùng nước và đồng
thời tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Tài nguyên nước (xét cả về lượng và chất)

Trang 24
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


liệu có đảm bảo cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai của
nước ta hay không? Đây là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Dưới đây xin nêu một số
thách thức chủ yếu.
Trước hết, sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho ăn
uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động của con người đến môi
trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng sẽ ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn
đến những hậu quả rất nghiêm trọng.
Ở nước ta, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm từ 12.800
m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m3/người vào năm 2000 và có khả năng chỉ
còn khoảng 8500 m3/người vào khoảng năm 2020.
Hơn nữa, nguồn nước sông tự nhiên trong mùa cạn lại khá nhỏ chỉ chiếm khoảng 10
- 40% tổng lượng nước toàn năm, thậm chí bị cạn kiệt và ô nhiễm, nên mức bảo đảm
nước trong mùa cạn nhỏ hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung bình toàn năm
Bảy là, nạn phá rừng. Vòng tuần hoàn nước cũng bị ảnh hưởng bởi phá rừng. Cây
hút nước trong lòng đất và giải phóng vào không khí. Khi rừng bị phá bỏ, cây không còn
làm bay hơi lượng nước này, điều này khiến khí hậu trở nên khô hạn hơn rất nhiều. Phá
rừng làm giảm lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm của không khí. Phá rừng
làm giảm độ kết dính của đất, từ đó dẫn tới xói mòn, lũ lụt, lở đất... Rừng làm tái bổ
sung nước ở tầng ngậm nước ở vài nơi, nhưng rừng là nguồn hút nước chủ yếu của tầng
ngậm nước.

Phá rừng làm giảm khả năng giữ và bay hơi nước mưa của đất. Thay vì giữ nước
mưa được thấm xuống tầng nước ngầm, phá rừng làm tăng quá trình rửa trôi nước bề mặt,
sự di chuyển của nước bề mặt có thể dẫn đến lũ quét và gây nhiều lũ lụt hơn khi có rừng
bảo vệ. Quá trình làm giảm thoát hơi nước, từ đó làm giảm độ ẩm không khí, trong một

Trang 25
“Quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Chính sách và biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước”


×