Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Ứng dụng lý thuyết trò chơi để phân tích chiến lược cạnh tranh của vietjet air trên thị trường dịch vụ hàng không ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.95 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu............................................................................................... 2
I,Cơ sở lý luận..........................................................................................3
1.Lý thuyết trò chơi..................................................................................3
2.Các khái niệm trong lý thuyết trò chơi...................................................3
3.Các loại trò chơi.....................................................................................4
4.Một số chiến lược trong trò chơi............................................................4
II. Ứng dụng lý thuyết trò chơi để phân tích chiến lược cạnh tranh của
VietJet Air trên thị trường dịch vụ hàng không ở Việt Nam......................7
1.Đánh giá sơ lược thị trường hàng không Việt Nam................................7
2.Sơ lược về hãng hàng không Vietjet Air...............................................8
3. Ứng dụng lý thuyết trò chơi để phân tích chiến lược cạnh tranh của
VietJet Air trên thị trường dịch vụ hàng không ở Việt Nam....................10
4.Chiến lược cạnh tranh của Vietjet và hãng hàng không khác ...............14
III.Kết luận.............................................................................................17


LỜI MỞ ĐẦU
Trong không khí đổi mới - hội nhập, vấn đề “chống độc quyền” ở Việt
Nam không còn là vấn đề nhạy cảm như trước đây. Không chỉ người dân,
doanh nghiệp đồng tình mà cả các cơ quan lãnh đạo, quản lý ở cấp cao
nhất của đất nước cũng khẳng định chủ trương và đưa ra chương trình,
giải pháp chống độc quyền kinh doanh. Nhưng, câu chuyện của ngành
hàng không cho thấy việc xóa bỏ độc quyền, đi tới cạnh tranh không đơn
giản. Các hãng hàng không luôn đưa ra mọi chiến lược nhằm nâng cao vị
thế và tất nhiên không tránh khỏi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Các bài
toán cạnh tranh luôn là mục tiêu kiếm tìm của các hãng hàng không, trong
đó bài toán áp dụng lý thuyết trò chơi được cho là hiệu quả trong
công cuộc cạnh tranh giữa các hãng. Để hiểu thêm về Lý Thuyết trò chơi
trong kinh doanh, chúng tôi sử dụng bài toán Ứng dụng Lý thuyết trò chơi
trong chiến lược Vietjet Airlines để phân tích trong bài thảo luận này. Bài


toán này chủ yếu chứng minh Lý thuyết trò chơi là công cụ hữu ích cho
các hãng hàng không Việt Nam trong công cuộc cạnh tranh.


NỘI DUNG
I.

Cơ sở lý luận
1. Lý thuyết trò chơi
Lý thuyết trò chơi là một nhánh của toán học ứng dụng thường được sử
dụng trong phân tích kinh tế. ngày nay Lý thuyết trò chơi được sử dụng
trong nhiều ngành khoa học, từ Sinh học tới Triết học. Lý thuyết trò chơi
đã có sự phát triển lớn từ khi John von Neumann là người đầu tiên hình
thức hóa nó trong thời kỳ trước và trong Chiến tranh Lạnh, chủ yếu do áp
dụng của nó trong chiến lược quân sự, nổi tiếng nhất là khái niệm đảm
bảo phá hủy lẫn nhau .Bắt đầu từ những năm 1970, Lý thuyết trò chơi bắt
đầu được áp dụng cho nghiên cứu về hành vi động vật, trong đó có sự
phát triển của các loài qua chọn lọc tự nhiên. Do các trò chơi hay như
tình thế lưỡng nan của người tù , trong đó lợi ích cá nhân làm hại cho tất
cả mọi người. Đầu những năm 1950, Nash đưa ra khái niệm “điểm cân
bằng Nash”, khi không người chơi nào muốn thay đổi chiến thuật vì đã
biết tất cả mọi thứ về chiến thuật của những người chơi khác.
Nó sử dụng các mô hình để nghiên cứu các tình huống chiến thuật,
trong đó những người tham gia ( người chơi ) cố gắng để tối đa kết quả
thu được của mình có tính đến hành động và phản ứng của các đối thủ
khác.
2. Các khái niệm trong lý thuyết trò chơi :

Trò chơi : một tình huống mà trong đó người chơi ( người tham gia )
đưa ra quyết định chiến lược có tính đến hành động và phản ứng của các

đối thủ


Nếu tôi tin rằng các đối thủ cạnh tranh của tôi là người có lý trí và hành
động để tối da hóa lợi nhuận của họ thì tôi phải tính đến hành vi của họ
như thế nào khi ra quyết định tối đa hóa lợi nhuận của mình.
Người chơi : người tham gia và hành động của họ có tác động đến kết
quả của bạn
Chiến lược : nguyên tắc hoặc kế hoạch hành động trong khi tiến hành
trò chơi
Kết cục : Là những giá trị tương đương với một kết quả có thể xảy
ra , nó phản ánh lợi ích thu được của mỗi người.
• Các giả định nghiên cứu :
- Những người chơi là những người có lý trí : Mục đích của những người
chơi đều là tối đa hóa kết cục của bản thân họ .Những người chơi đều là
những người biết tính toán hoàn hảo
- Hiểu biết chung :Mỗi người chơi đều biết nguyên tắc của trò chơi ,mỗi
người chơi đều biết rằng người khác cũng biết nguyên tắc của trò chơi
,mỗi người chơi đều biết người chơi khác cũng là người có lý trí
3. Các loại trò chơi
Có một số phương pháp phân loại trò chơi.
Nếu căn cứ vào khả năng hợp đồng của những người chơi thì có thể chia
trò chơi thành 2 loại : trò chơi hợp tác và trò chơi bất hợp tác. Trò chơi
hợp tác những người chơi có khả năng cùng nhau lập chương trình ( kế
hoạch ) hành động từ trước, đồng thời có khả năng chế tài những thỏa
thuận chung này. Còn trong trò chơi bất hợp tác những người chơi không
thể tiến tới một hợp đồng ( khế ước ) trước khi hành động , hoặc nếu có
thể có hợp đồng thì những hợp đồng này khó được chế tài.
Phương pháp thứ hai là căn cứ vào thời gian hành động của những người
chơi có thể chia trò chơi thành 2 loại là : trò chơi đồng thời và trò chơi

tuần tự. Trò chơi đồng thời – Các đối thủ đưa ra quyết định khi k biết đến
quyết định của đối phương. Trò chơi tuần tự - Một người chơi ra quyết


định trước, người chơi tiếp theo ra quyết định căn cứ vào quyết định của
người chơi đi trước.
4. Một số chiến lược trong trò chơi.

4.1. Cân bằng Nash.
Cân bằng Nash là một tập hợp các chiến lược hoặc hành động) mà mỗi
người chơi có thể làm điều tốt nhất cho mình. Khi cho trước hành động
của đối thủ.
Mỗi người chơi không có động cơ xa rời chiến lược Nash của mình
nên đây là chiến lược ổn định.
Dùng thế cân bằng Cournot để phân tích các quyết định của đầu ra và
định giá của những hãng độc quyền nhóm. Trong một thế cân bằng
Cournot mỗi hang ấn định ra hay giá cả trong khi coi đầu ra hay giá cả
của mình một cách đơn phương bởi vì mỗi hang làm cái việc tốt nhất có
thể khi đã biết các quyết định của những đối thủ cạnh tranh với mình. Vì
vậy một thế cân bang Cournot cũng là một thế cân bằng Nash.
Các chiến lược có ảnh hưởng chi phối :
+ Tôi đang làm cái việc tốt nhất tôi có thể làm bất kể anh làm gì. Anh
đang làm cái việc tốt nhất anh có thể làm bất kể tôi làm gì. Thế cân bằng
Nash.
+ Tôi đang làm cái việc tốt nhất tôi có thể làm sau khi đã biết anh làm gì.
Anh đang làm cái việc tốt nhất anh có thể làm sau khi đã biết tôi làm gì.
Một trò chơi không nhất thiết phải có một thế cân bằng Nash duy nhất.
Đôi khi không có thế cân bằng Nash.
4.2 Chiến lược ưu thế:



Chiến lược ưu thế là một chiến lược hoặc hành động mang lại kết cục tốt
nhất dù cho các đối thủ có quyết định làm gì đi chăng nữa.
Nếu một trò chơi có chiến lược ưu thế các đối thủ se lựa chọn chiến
lược ưu thế của mình.
Nguyên tắc:
+Nếu bạn có chiến lược ưu thế, hãy sử dụng nó.
+ Dự đoán rằng đối thủ của bạn cũng sử dụng chiến lược ưu thế của họ
nếu nhưu họ cũng có chiến lược ưu thế.
Ví dụ: Giả sử cơ quan điều tra bắt được hai kẻ tình nghi phạm tội. Để điều
tra, cơ quan điều tra quyết định đưa ra kế hoạch để khai thác thông tin. Họ
tách riêng hai kẻ tình nghi và cho mỗi kẻ tình nghi đề nghị :
+ Nếu cả hai cùng thú tội thì mỗi người bị phạt tám năm tù.
+ Nếu một người thú tội, người kia không thú tội thì người thú tội được
miễn, người không thú tội bị phạt hai mươi năm tù.
+ Cả hai không thú tội mỗi người bị phạt một năm tù.
Ta có ma trận kết quả sau:

Người 1
Thú tội
Không thú tội

Thú tội
8,8
20,0

Không thú tội
0,20
1,1


Người 2

Giải:
Các dòng mô tả quyết định chiến lược của người tù 2 , các cột mô tả quyết
định chiến lược của người tù 1.


Hai người tù này gặp phải tình thế lưỡng nan trong trường hợp này.
Chiến lược ưu thế của người 1: thú tội.
Chiến lược ưu thế của người 2: thú tội.
Cân bằng Nash xảy ra khi hai người cùng thú tội.
Bất kể người 2 có thú tội hay không thú tội thì thú tội là phương án tốt
nhất cho người 1. Người 2 cũng thế, bất kể người 1 có nhận tội hay không
thì người 2 vẫn quyết định thú tội để được hưởng mức án thấp nhất. Vậy
thú tội là chiến lược ưu thế cho cả hai người.
Vậy cân bằng Nash là: ( thú tội, thú tội).
Kết cục là : (8,8)
4.3. Chiến lược maximin
Chiến lược maximin: người chơi nghiên cứu kết quả xấu nhất của mỗi
hành động và chọn hành động có kết quả khả dĩ nhất trong số những kết quả
xấu nhất đó.
Mục đích của chiến lược này là tránh được kết quả xấu nhất.
Chiến lược maximin có tên gọi là chiến lược bi quan hay bảo thủ.
Chiến lược maximin (cực đại hóa tối thiểu)
Đối với mỗi chiến lược, xác định kết cục thấp nhất
Trong các kết cục thấp nhất này, lựa chọn kết cục có giá trị cao nhất
Chiến lược maximin là chiến lược thận trọng, nhưng không tối đa hóa
lợi nhuận . Nó có thể là cân bằng Nash, có thể không



Hãng B
Không đầu tư
Không đầu tư

Đầu tư

A: 0, B: 0

A: -10, B: 10

A: -100, B: 0

A: 20, B: 10

Hãng A
Đầu tư

- Nếu hãng 1 không đầu tư mất lớn nhất là -10
- Nếu hãng 1 đầu tư mất lớn nhất là -100
- Nếu hãng 1 lựa chọn theo nguyên tắc maximin thì hãng sẽ chọn không

đầu tư
II.

Ứng dụng lý thuyết trò chơi để phân tích chiến lược cạnh tranh của
VietJet Air trên thị trường dịch vụ hàng không ở Việt Nam
1. Đánh giá sơ lược thị trường hàng không Việt Nam hiện nay
Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, hết năm 2016,
ước khoảng 52,2 triệu hành khách đã chọn đường hàng không, tăng hơn
29% so năm 2015, riêng lượng hành khách bay nội địa tăng cao, đạt 28

triệu lượt, tăng 30% so năm 2015. Hiện tại, phân khúc thị trường nội địa
được chia sẻ bởi bốn hãng hàng không, trong đó 87% thị phần thuộc về
Vietnam Airlines và Vietjet Air. Xu hướng sử dụng hình thức bay giá rẻ
đang phát triển mạnh mẽ khi có đến 15 triệu lượt khách sử dụng hàng
không giá rẻ trong năm 2016, chiếm gần 55% tổng lượng hành khách vận
chuyển trên các đường bay quốc nội. Còn trên các đường bay quốc tế,
năm 2016 cũng chứng kiến sự bùng nổ mở đường bay của cả các hãng


hàng không trong nước lẫn nước ngoài. Tính chung, có hơn 52 hãng hàng
không nước ngoài thuộc 28 quốc gia và vùng lãnh thổ khai thác 78 đường
bay đi và đến Việt Nam. Các hãng hàng không trong nước cũng đã khai
thác thêm nhiều đường bay mới nhằm gia tăng thị phần và sẵn sàng chấp
nhận cạnh tranh với các hãng nước ngoài.
Báo cáo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) công bố
trong năm 2015 nhận định Việt Nam là thị trường hàng không đứng thứ 7
toàn cầu về tốc độ phát triển trong giai đoạn 2014-2017. Sự thành công về
doanh số của thị trường hàng không Việt Nam đến từ nhiều yếu tố khác
nhau, trong đó có sự phát triển của ngành du lịch, việc mở cửa biên giới
giữa các quốc gia, nền kinh tế phát triển ổn định, sự đóng góp của các
hãng hàng không giá rẻ…
Tính đến hết tháng 11-2016, các hãng hàng không Việt Nam sử dụng
gần 150 máy bay cho việc vận chuyển, tăng 10% so với năm 2015. Theo
dự thảo chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không và đội tàu
bay dân dụng Việt Nam giai đoạn 2016-2020 mới được Cục Hàng không
trình lên Bộ Giao thông Vận tải thì lượng máy bay được khai thác bởi các
hãng hàng không trong nước sẽ lên tới con số 230. Tuy nhiên, với tốc độ
tăng trưởng luôn đạt trên 20% trong ba năm gần đây, nếu chỉ tăng thêm 80
máy bay trong bốn năm thì có lẽ chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu thực tế
trong thời gian tới.

( Doanhnhancuoituan.vn )
2. Sơ lược về hãng hàng không Vietjet Air

Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VietJet Aviation Joint Stock
Company), hoạt động với tên VietJet Air, là hãng hàng không giá rẻ tư
nhân đầu tiên của Việt Nam có trụ sở tại thủ đô Hà Nội
2.1 Quá trình phát triển của Vietjet air


Vietjet Air là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tham gia thị trường
vận tải hàng không tại Việt Nam, được cấp giấy phép hoạt động từ tháng
12 năm 2007. Sau những bước chuẩn bị cẩn thận, Hãng hàng không
Vietjet Air đã mở bán vé máy bay đợt đầu tiên vào ngày 05/12/2011 và
thực hiện chuyến bay đầu tiên từ TP Hồ Chí Minh đi Hà Nội vào ngày
25/12/2011
Tháng 06/2013, Vietjet Air mở đường bay quốc tế đầu tiên đến Bangkok
và thành lập liên doanh hàng không Thai Vietjet Airnhằm chinh phục các
thị trường quốc tế thông qua hình thức hợp tác này.
Tháng 09/2013, Hãng máy bay Vietjet Air đã ký hợp đồng đặt hàng 100
tàu bay dành cho Vietjet Air với hãng sản xuất máy bay Airbus. Tháng 11
và 12 năm 2014, Vietjet Air đã lần lượt nhận được 2 máy bay trong hợp
đồng trên, nâng đội bay lên 20 chiếc.
Ngày 23/10/2014, Vietjet Air vinh dự được tạp chí du lịch danh tiếng
Smart Travel Asia xếp hạng Top 10 hãng hàng không giá rẻ tốt nhất Châu
Á.
Ngày 31/01/2015, chỉ sau hơn 3 năm cất cánh Vietjet Air vui mừng chào
đón hành khách thứ 10 triệu của hãng. Sau hơn 3 năm phục vụ hành
khách, Vietjet Air khẳng định được vị thế là hãng hàng không giá rẻ thế
hệ mới, được yêu thích nhất trong nước và khu vực.
2.2 Kết quả kinh doanh của Vietjet air



Thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh mà VietJet công bố tại buổi
giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu, cơ cấu doanh thu công ty gồm 3 mảng
chính: vận chuyển hành khách, bán máy bay và doanh thu phụ trợ.
Hãng hàng không này cho biết đã phục vụ 3,7 triệu lượt hành khách
trong 3 tháng đầu năm 2016, tăng 29% so với cùng kỳ, trong khi giá vé
bình quân tăng 12% lên 1,074 triệu đồng/khách nhờ đóng góp từ khách
quốc tế tăng.
3. Ứng dụng lý thuyết trò chơi để phân tích chiến lược cạnh tranh của

VietJet Air trên thị trường dịch vụ hàng không ở Việt Nam.
3.1. Chiến lược chi phí thấp.
1. Phương thức cắt giảm chi phí.
Vietjet Air trong các chiến dịch quảng cáo đã định vị là một hãng hàng
không giá rẻ và thế hệ mới chúng có ý nghĩa bổ sung cho nhau. “Giá rẻ”
được hiểu là mức chi phí thấp nhất sau khi giảm trừ tất cả mọi chi phí của
các dịch vụ cộng thêm chưa cần thiết, để có được mức giá hợp lý nhất
cho người sử dụng và tăng hiệu quả tối đa cho nhà cung ứng. Tất cả
những yếu tố chính liên quan tới chi phí của các hãng hàng không như
thuê máy bay (chiếm 16%), kỹ thuật bảo dưỡng (14%), nhiên liệu (46%)
đều như nhau, không phân biệt là giá thấp hay truyền thống. Vì vậy, để
có thể hoạt động theo mô hình giá thấp, phải giảm tối đa các chi phí trong
khoảng gần 30% còn lại như phí phục vụ sân bay, phí phục vụ trên
không, hoa hồng cho đại lý, quảng cáo, nhân sự... “Thế hệ mới” được


VietjetAir đưa ra để chứng mình rằng: Không phải cái gì rẻ cũng là chưa
tốt!
• Cắt giảm dịch vụ ăn uống.

Vietjet Air đã cắt bỏ những dịch vụ trên chuyến bay để giảm thiểu tối đa
chi phí.Không đưa phí bữa ăn vào tiền vé mà chỉ phục vụ nếu hành khách
cần ,vừa giảm được tiền vé vừa phục vụ đúng những khách hàng có nhu
cầu tránh sự lãnh phí. Chỉ có hạng vé skyboss là được phục suất ăn miễn
phí.Vietjet phục vụ các món ăn đơn giản với giá trung bình 50.000đ/1 suất
như : hủ tiếu,mỳ xào,bánh cuộn,…và các đồ uống có giá từ 20.000đ30.000đ.
• Cắt giảm dịch vụ giải trí,tối thiểu thiết bị chọn thêm trên máy bay.
Vietjet không cung cấp phương tiện giải trí,thậm chí không có cả những
cuốn tạp chí chuyên biệt. Chi phí để đưa một cuốn tạp chí lên máy bay là
cực kỳ tốn kém, bao gồm tiền mua hoặc đặt hàng ấn phẩm, chi phí nhân
công vận chuyển, tiền nhiên liệu, và cả thời gian để các tiếp viên sắp xếp
món đồ đó vào đúng vị trí trên khoang máy bay.
• Vận dụng khoa học công nghệ.
Vietjet Air đưa các thiết bị làm thủ tục tự động tại sân bay cắt giảm chi
phí làm thủ tục check-in.

Một khách hàng đang làm thủ tục bằng máy kiosk check-in.


Đây là công nghệ hiện đại được sử dụng hiệu quả trên thế giới để tăng
tính chủ động và tiết kiệm thời gian, hành khách chỉ mất khoảng 1 phút để
hoàn thành thủ tục lên máy bay. Đã cắt giảm được chi phí cho việc thuê
nhiều nhân viên làm thủ tục.
Vietjet vận dụng Booking online cũng như check in online giảm thiểu
chi phí nhân công và thời gian cho cả doanh nghiệp và hành khách.
Vietjet vận dụng công nghệ mạng hiện đại ngày nay bằng việc gửi mã
code về địa chỉ email cho khách hàng khi mua vé,khi làm thủ tục bay
hành khách chỉ cần trình mã code hoặc có vé bản photo.Không cần khoản
chi phí in ấn cho vé máy bay như các hãng hàng không khác. Vừa tiết
kiệm chi phí lại vừa tiết kiệm thời gian cho hãng và cả hành khách.



Việc bán và thuê lại máy bay (sale and leaseback).

Tăng thêm doanh thu từ việc bán máy bay 44,2% doanh thu từ việc bán
máy bay(2015). Năm 2013,Vietjet mua 100 máy bay Airbus, tháng 5 năm
2015 mua 100 máy bay Boeing nhân dịp tổng thống Mỹ sang thăm Việt
Nam. Hoạt động bán máy bay bởi Vietjet áp dụng một chiến lược kinh
doanh khá đặc biệt. Hãng hàng không này mua các máy bay mới rồi bán
lại nó cho các công ty chuyên cho thuê máy bay. Trong nhiều trường hợp,
Vietjet thuê ngay chính những máy bay này để khai thác ngay sau khi bán
nó. Việc ký các hợp đồng lớn với những công ty sản xuất máy bay như
Airbus hay Boeing giúp Vietjet được hưởng nhiều thuận lợi về giá cũng
như hỗ trợ kỹ thuật. Và khi xé lẻ số máy bay này ra, Vietjet thậm chí còn
lời nếu bán lẻ chúng ra thị trường . Như vậy hãng Vietjet đã không phải
bỏ toàn bộ tiền ra để mua máy bay, chỉ cần đặt cọc, rồi dùng tiền của công
ty cho thuê máy bay để trả cho hãng sản xuất máy bay. Hoạt động mua đi
bán lại của Vietjet không chỉ giúp tạo ra doanh thu mà còn giúp doanh
nghiệp này tiết kiệm đáng kể các chi phí về mặt tài chính và vận hành.
• Các cách cắt giảm chí phí khác.


Nhân viên sẽ kiêm nhiều công việc như check in và tiếp viên, rút gọn
được số nhân lực phải thuê,giảm được chi phí đào tạo.
Dùng 1 loại máy bay cũng là cách để tiết kiệm chi phí như đào tạo,sửa
chữa. Hiện tại Vietjet đang dùng dòng máy bay là Airbus. Máy bay Airbus
phiên bản cánh cong sherklet, giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của máy
bay, tiết kiệm khoảng 4% nhiên liệu tiêu thụ và giảm tới 700 tấn khí thải
CO2 ra môi trường mỗi năm, tương đương với lượng khí thải hàng năm
của 200 chiếc xe hơi.


3.2. Chiến lược marketing
VietJet Air đã phát triển mạng bay rộng khắp trong nước với tham vọng
là một trong những thương hiệu được yêu thích nhất tại Việt Nam. Người
cung ứng là công ty cho thuê máy bay Alafco Aviation và các sân bay nội
địa và nước ngoài
• Định vị sản phẩm: VietJet Air là hãng hàng không giá rẻ phục vụ cho tất
cả mọi đối tượng trong xã hội.
Cùng với những chương trình khuyến mãi về giảm giá vé, chương trình
đấu giá ngược, khuyến mãi đặc biệt như “Hè bay Free, đi thỏa thích”,


“Săn máy bay vàng, đón ngàn niềm vui” … đã góp phần đưa các hành
trình trên không đến gần hơn với người dân Việt Nam.
• Chính sách thay đổi:

+ Khai thác tàu bay mới có khả năng chuyên chở cao hơn.
+ Chính sách về giá:
VietJet Air có các loại vé có giá linh hoạt dành cho các khách hàng có
nhu cầu sử dụng: Promo, Eco, Flexi. Khách hàng có thể tự vào địa chỉ
website: để đặt vé và lựa chọn các hình thức
thanh toán phù hợp. Ví dụ khách hàng có kế hoạch đi công tác, du lịch
trước 2 tuần, đi chuyến Sài Gòn – Hà Nội và ngược lại có thể đặt được vé
Eco giá chỉ 900.000 – 1,2 triệu đồng.
Có chính sách ưu đãi giá dành cho khách hàng doanh nghiệp. VietJet Air
cũng có chủ trương ưu đãi khách hàng VIP và khách hàng thân thiết.
Doanh nghiệp mở tài khoản đặt vé của VietJet Air sẽ được hưởng nhiều
chính sách ưu đãi, có thể tiết kiệm được tới 50% chi phí khi có kế hoạch
sớm, đặt vé ngay tại văn phòng làmviệc, tiết kiệm được thời gian đi lại,
kiểm soát được chi phí…

• Các kênh truyền thông:
+ Truyền hình: các clip quảng cáo
Vietjet Air tập trung vào hình ảnh các tiếp viên trẻ trung, năng động
+ Quảng các ngoài trời: các banner, bảng hiệu đặt ngoài trời, đặt các
poster và phát tờ rơi quảng cáo tại các khu vực bán vé
+ Mạng internet:
_Qua website: Website của Vietjet Air có tên www.vietjetair.com giúp cho
khách hàng dễ dàng truy cập
_Qua mạng xã hội: Thành lập fanpage “Vietjetair’’ trên facebook, thường
xuyên tương tác với khách hàng, đưa ra những lời khuyên, đăng tải thông
tin về các chuyến bay, ưu đãi, khuyến mãi,...


4.Chiến lược cạnh tranh của Vietjet và hãng hàng không khác.
(Jestar)
Biểu đồ thị phần cúa ngành hàng không Việt Nam trong 2 năm gần đây

2015

2014

Vietjet Air là một hãng hàng không giá rẻ ,từ khi xâm nhập thị trường
hãng đã chiếm một phần thì trường không nhỏ của các hãng truyền thống
như Vietnam Airlines. Vietnam Ailines với giá vé được đánh giá là cao so
với thu nhập của người Việt vì hầu hết khách hàng của hãng là tầng lớp có
thu nhập khá cao trở nên.Vietjet đã mở rộng thị trường hướng đến tầng
lớp trẻ và cả những người chưa có cơ hội di chuyển bằng máy bay, thu hút
được nhiều
thịAirlines
phần hơn. Việc

Vietjet
ngày càng chiếm
thị phần nội
địa
Vietnam
Jetstar
Pacific
Vietjet Air
Khác
của Vietnam Airlines cũng nhờ chính sách giá rẻ, giá khuyến mãi liên tục
được đưa ra.
Về Jetstar là một hãng hàng không giá rẻ
Theo thống kê có bảng so sánh giá của ba hãng dưới đây :
Tên hãng

Chuyến bay

Vietjet Air

Hà Nội-TP HCM

Giá rẻ nhất
(nghìn đồng )
499.000

Vietnam Airlines

Hà Nội-TP HCM

1.150.000


Jetstar

Hà Nội-TP HCM

500.000

Theo số liệu giá Viẹtjet và Jestar ngang nhau,không chên lệch nhiều. Hai
hãng đang là đối thủ mạnh của nhau.


Đua mở đường bay, tung khuyến mãi
Với sự hậu thuẫn tập đoàn hàng không Qantas (Úc), Jetstar Pacific
cũng không kém cạnh trong cuộc chạy đua này.



Trong năm 2015, Jetstar cũng mở hàng loạt đường bay mới cả nội địa
và quốc tế. Tháng 11-2015, hãng đưa vào khai thác 3 đường bay giữa TP
HCM - Đà Lạt, Vinh - Cam Ranh và Hà Nội - Tuy Hòa. Các đường bay
giữa Hà Nội - Hồng Kông và Đà Nẵng - Singapore cũng được mở mới
trong năm qua.
Đầu năm 2016, Jetstar bung chương trình 20.000 vé máy bay giá rẻ từ
16.000 đồng/chặng trên các đường bay nội địa và quốc tế. Đến cuối tháng
1-2016, hãng tiếp tục tung hơn 20.000 vé máy bay giá rẻ từ 49.000
đồng/chặng cho các đường bay quốc nội và quốc tế.


Đối với hãng VietJet Air
Tháng 11-2015, Ba đường bay khác của hãng giữa Hà Nội - Chu Lai,

Hải Phòng - Cam Ranh và Vinh - Buôn Ma Thuột cũng “mở cửa” đón
khách
Tháng 1-2016, Vietjet đã khai trương cùng lúc 3 đường bay mới Pleiku
đến Hải Phòng, Vinh và TP HCM - Tuy Hòa.
Tính đến hết tháng 1-2016, Vietjet đang khai thác tổng cộng 32 tàu bay,
thực hiện gần 200 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển trên 20 triệu
lượt hành khách với hơn 44 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt
Nam và khu vực như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái
Lan…
Tháng 2-2016, Vietjet đã chính thức khai thác đường bay kết nối Hà
Nội-Đài Bắc với tần suất 3 chuyến khứ hồi/tuần, sau đường bay giữa TP
HCM với Đài Bắc đã khai thác với tần suất 7 chuyến khứ hồi/tuần. Đây là
đường bay mới nhất được hãng đưa vào khai thác, sau khi mở đồng loạt 6
đường bay mới chỉ trong vòng 3 tháng qua


Mỗi lần mở đường bay mới của hãng là hàng chục ngàn vé máy bay
siêu khuyến mại từ 0 đồng được tung ra để kích thích nhu cầu đi lại của
hành khách. Chẳng hạn, đợt mở 3 đường bay Pleiku đến Hải Phòng, Vinh
và TP HCM đi Tuy Hòa, hãng tung 50.000 vé máy bay từ 0 đồng trong 3
ngày liên tục.


Phân tích chiến lược cạnh tranh của Vietjet từ lý thuyết trò chơi.

Theo như phân tích Vietjet chọn cho mình chiến lược cạnh tranh về giá
nên ta có giả thuyết sau :
Giả sử, trên thị trường có hai hãng cạnh tranh là Vietjet Air và Jestar.
Hai hãng có 2 lựa chọn là hãng hàng không giá rẻ và hãng hàng không
truyền thống.

Lựa chọn của hai hãng đem lại lợi nhuận như bảng lợi ích sau :

Jestar
Hãng giá rẻ

Hãng truyền thống

Hãng giá rẻ

Vietjet Air

Hãng truyền thống 30

o Khi Jestar chọn hãng

15

50 20

30

40

10

30

hàng không giá rẻ ,Vietjet sẽ chọn hãng giá rẻ.
Jestar chọn hãng truyền thống , Vietjetcũng sẽ chọn hãng truyền thống.
o Khi Jestar chọn hãng giá rẻ,Vietjet sẽ chọn hãng giá rẻ

Vietjet chọn hãng truyền thống,Jestar sẽ chọn hãng giá rẻ
Vậy, Jestar có chiến lược ưu thế là chọn hãng hàng không giá rẻ.


Vì Vietjet biết rằng Jestar có chiến lược ưu thế là chọ hãng hàng không
giá rẻ nên Vietjet cũng sẽ chọn hãng giá rẻ để tối đa hóa lợi nhuận.
Cân bằng Nash xảy ra tại Jestar, Vietjet đều chọn hãng hàng không giá rẻ
(50;30).
Cả hai hãng không có động cơ thay đổi chiến lược của mình, vì thế 2 hãng
dừng lại ở chiến lược này.
o Nếu Vietjet chọn hãng truyền thống thì lợi nhuận thu về chỉ có 15<30 thay

vì chọn hãng giá rẻ. Mà Jestar thì luôn luôn chọ hãng giá rẻ nên đây là lựa
chọ tối ưu cho Vietjet.

KẾT LUẬN
Trên đây là bài báo cáo thảo luận của nhóm,nhóm trình bày lý thuyết về
lý thuyết trò chơi và một số khái niệm. Nhóm nghiên cứu một số trang
web để tìm hiểu về hãng hàng không Vietjet Air , một số tài liệu để đưa ra
và phân tích giả thuyết về chiến lược cạnh tranh của Vietjet và Jestar bằng
việc áp dụng lý thuyết trò chơi tìm ra cân bằng Nash của thị trường.




×