Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

các phương pháp xác định chi phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.29 KB, 13 trang )

NỘI DUNG THẢO LUẬN
Câu 1 : Chi phí SXKD là gì? Nêu các phương pháp xác định chi
phí ? Vai trò của việc xác định chi phí trong sản xuất KD?
Câu 2 : Đối tượng sử dụng phương pháp chi phí theo công vi ệc?
Câu 3 : Trình bày quá trình xác định chi phí theo công việc?
Câu 4: Nêu quá trình luân chuyển chứng từ theo phương pháp
xác định chi phí theo công việc?
Câu 5 : Trình bày về đối tượng và đặc điểm của phương pháp
xác định chi phí theo quá trình sản xuất?
Câu 6 : Nêu quá trình luân chuyển chứng từ theo ph ương pháp
xác định chi phí theo quá trình sản xuất?
Câu 7 : So sánh 2 phương pháp tập hợp chi phí?
Câu 8 : Nếu chi phí sản xuất chung ước tính bị chênh lệch với
thực tế thì phải thay đổi như thế nào?
Câu 9 : Báo cáo sản xuất là gì? Ý nghĩa của báo cáo sản xuất?
Câu 10 : So sánh báo cáo sản xuất theo 2 phương pháp trung
bình trọng và nhập trước xuất trước


Câu 1 : Chi phí SXKD là gì? Nêu các phương pháp
xác đị nh chi phí ? Vai trò của việc xác đị nh chi phí
trong sản xuất KD?
Trả lời :
Khái niệm : Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà
doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Nói cách khác, chi phí
là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm.
Các phương pháp xác định chi phí :
1. Phương pháp xác định chi phí theo công việc


2. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất
Vai trò của việc xác định chi phí trong kinh doanh :
Xác định chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị trong
việc đưa ra quyết định kinh doanh nó liên quan trực tiếp đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp, sự tồn tại của doanh nghiệp :
- cung cấp thông tin để xác định giá thành, định giá bán sản phẩm phù
hợp với thị trường.
- định giá hàng tồn kho.


- Xác định kết quả tiêu thụ và kinh doanh của doanh nghiệp.
- ứng xử các tình huống và đưa ra các quyết định hàng ngày .

Câu 2: Đối tượng sử dụng của phương pháp xác định chi
phí theo công việc?
Phương pháp xác định chi phí theo công việc được áp dụng với những
doanh nghiệp sản xuất theo quy trình thường làm theo yêu cầu của khách
hàng.
Đặc điểm:
-

Sản phẩm mang tính chất đơn chiếc
Giá trị sản phẩm lớn
Giá bán được xác định từ trước khi ký hợp đồng
Sản phẩm thường có kích thước lớn gắn liền với các yêu cầu kỹ thuật
và tính thẩm mỹ từ phía khách hàng
Ví dụ: công ty xây dựng, công ty tổ chức sự kiện,…
Quá trình tập hợp chi phí theo công việc:
NVL trực
tiếp xác

định trực
tiếp cho
từng CV
NC trực tiếp
xác định trực
tiếp cho từng
CV

Công
việc
(ĐĐH)

Chi phí SXC
phân bổ cho
từng công
việc

Căn cứ vào nhu cầu khách hành về đơn đặt hàng cho doanh
nghiệp thông qua các đặc điểm chi tiết của sản phẩm, dịch vụ. Từ
đó doanh nghiệp mới dự toán tài chính cho đơn đặt hàng và đưa ra
quyết định giá bán cho phù hợp
Thông thường mỗi sản phẩm bao gồm 3 khoản mục chi phí
sản xuất chủ yếu như sau:


Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Theo phương pháp tập hợp chi phí theo công việc đối tượng
được tập hợp chi phí là sản phẩm hay đơn đặt hàng của khách

hàng. Từ các chứng từ kế toán chi phí, kế toán tập hợp theo các
đối tượng sản phẩm hay đơn đặt hàng
Theo mô hình này : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác
định trên cơ sở phiếu xuất kho nguyên vật liệu hoặc các chứng từ
mua trực tiếp của người bán khi vật liệu sử dụng trực tiếp không
qua nhập kho
Chi phí nhân công trực tiếp được xác định dựa trên bảng
chấm công của nhân công hoặc phiếu giao nhận sản phẩm, hợp
đồng giao khoán công việc
Chi phí sản xuất chung được xác định theo mức phân bổ dự
toán, mức phân bổ chi phí sản xuất chung được xác định như sau:
Mức phân bổ chi phí SXC ước tính cho đơn đặt hàng 1:

Hệ số phân bổ chi phí sản
xuất chung

Mức phân bổ ước tính
cho từng công việc

=

=

Tổng chi phí SXC ước tính
Tổng mức hoạt động chung ước tính

Hệ số phân bổ
chi phí SXC

x


Mức độ hoạt động
ước tính cung của
từng công việc

Tất cả chi phí sản xuất được được tập hợp vào phiếu chi phí
công việc hoặc đơn đặt hàng. Như vậy, phiếu chi phí công việc
hoặc đơn đặt hàng là 1 chứng từ chi tiết dùng để tổng hợp các chi
phí sản xuất phát sinh khi đơn đặt hàng được thức hiện. Phiếu tập
hợp chi phí sẽ lưu tại phân xưởng sản xuất trong quá trình sản


xuất, sau đó là căn cứ để tính tổng giá thành sản phẩm dịch vụ
hoàn thành trong kỳ

Câu 4: Nêu quá trình luân chuyển chứng từ theo phương
pháp xác định chi phí theo công việc?
Trả lời:

Đơn đặt hàng

Lệnh sản xuất

Phiếu theo dõi lao động

Phiếu xuất kho nguyên
vật liệu

Phiếu chi phí công việc


Phân bổ chi phí sản xuất
chung ước tính


Sơ đồ : Quá trình luân chuyển chứng từ ( Theo phương pháp xác định chi phí theo
công việc )

Câu 5. Đối tượng và đặc điểm của phương pháp xác định
chi phí theo quá trình sản xuất?
• Đối tượng sử dụng phương pháp xác định chi phí theo quá
trình sản xuất
Sản phẩm được tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất thường có những
đặc điểm:


- Sản phẩm đồng nhất, có cùng hình thái, kích thước. sản phẩm
thường được sản xuất theo quy luật số lớn của xã hội.
- Sản phẩm thường có giá trị không cao. Ví dụ: đường, sữa, bút
viết…
- Giá bán sản phẩm được xác định sau khi sản xuất do sản phẩm
được doanh nghiệp tự nghiên cứu, sản xuất rồi đưa ra tiêu thụ
trên thị trường
• Đặc điểm của phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản
xuất
Quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp thường được tổ chức theo hai quy
trình công nghệ: quy trình sản xuất liên tục và quy trình sản xuất song
song.
- Quy trình sản xuất liên tục:
Sơ đồ: Mô hình quá trình sản xuất liên tục
Nguyên

liệu chính

Phân
xưởng 1

Phân
xưởng 3

Phân
xưởng 2

Thành
phẩm

Các chi phí chế biến sản xuất phát sinh

Với quá trình sản xuất liên tục, hoạt động sản
Chixuất
phí diễn ra ở các phân
xưởng nguyen vậtChi
liệu
xưởng đầu tiên, sau đó
sản xuất
phíchính là đầu vào của phân
chuyển sang phânsản
xưởng
xuất thứ 2 và cứ thế cho tới phân xưởng cuối cùng tạo ra
thành phẩm, kết quả của quá trình sản xuất
- Quy trình sản xuất song song:
Phân

Phân
Thành
Với quy trình sản xuất song song, quá
trình
đồng thời
phân
xưởng
2 diễn ra xưởng
4 tại các phẩm
xưởng tạo ra các chi tiết của sản phẩm, sau đó mới lắp ráp ở phân xưởng
cuối cùng để tạo ra thành phẩm.
Nguyên
Phân
Sơ đồ:
Mô hình quá trình sản xuất song song
liệu chính

xưởng 1
Phân
xưởng 3

Chi phí
sản xuất

Phân
xưởng 5

Thành
phẩm



Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất phù hợp trong các
ngành sản xuất chế tạo ô tô, xe máy, thiết bị điện, đầu lọc… Việc tập hợp chi
phí theo từng phân xưởng, theo giai đoạn công nghiệp góp phần tăng cường
công tác hạch toán nội bộ

Câu 6: Nêu quá trình luân chuyển chứng từ theo phương
pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất?
Trả lời:
Quy trình luân chuyển chứng từ theo phương pháp xác định chi phí
theo quá trình sản xuất được thể hiện ở sơ đồ sau:


Nhu cầu sản xuất
Lệnh sản xuất

Phiếu xuất kho nguyên
vật liệu

Phiếu theo dõi
lao động

Phân bổ chi phí sản
xuất chung ước tính

Báo cáo sản xuất phân xưởng 1
( giai đoạn 1)
Báo cáo sản xuất phân xưởng 2
( giai đoạn 2)


Câu 7 .So sánh phương pháp xác định chi phí theo công
việc và phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản
suất?
Chỉ tiêu

Phương pháp xác định chi
phí theo công việc

Phương pháp xác định chi phí theo quá trình
sản xuất

Đối tượng Các doanh nghiệp sản xuất
Áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất
sử dụng
các sản phẩm theo quy trình sản phẩm qua nhiều công đoạn theo 1 quy
sản xuất riêng biệt hoặc theo trình khép kín
yêu cầu của khách hàng


Từng công việc, từng đơn
Đối tượng đặt hàng
tập hợp
chi phí

Các phân xưởng

Đặc điểm
của sản
phẩm


Sản phẩm mang tính chất sản suất đại trà với
số lượng lớn
Giá trị sản phẩm không cao
Giá bán của sản phẩm được xác định sau khi
sản phẩm được sản xuất do sản phẩm này
thường được doanh nghiệp tự nghiên cứu rồi
đưa ra tiêu thụ trên thị trường

Số lượng sản phẩm thường
ít, có thể mang tính chất đơn
chiếc
Giá trị sản phẩm lớn
Giá bán được xác định từ
trước khi sản phẩm được sản
xuất
Sản phẩm thường có kích
thước lớn, gắn liền với các
tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu
về thẩm mỹ của khách hàng

Câu 8: Nếu chi phí sản xuất chung ước tính bị chênh
lệch với thực tế thì phải thay đổi như thế nào?
Trả lời:
 Phương pháp xác định chi phí theo công việc.
Sau khi xác định được mức chi phí sản xuất chung thực tế đã phát sinh trong kỳ (Nợ
TK 627- chi phí sản xuất chung) so sánh với mức phân bổ chi phí sản xuất chung
ước tính đầu kỳ( Có TK 627) thường sẽ có chênh lệch vào cuối kỳ sau khi công
việc hoàn thành.
Có 3 trường hợp có thể xảy ra:
• Bên Nợ = Bên Có: chi phí thực tế = chi phí ước tính ( không có chênh

lệch)
• Bên Nợ > Bên Có: chi phí thực tế > chi phí ước tính (chênh lệch thiếu)
• Bên Nợ < Bên Có: chi phí thực tế < chi phí ước tính ( chênh lệch thừa)
Cách xử lý chênh lệch:
Trường hợp 1: Nếu mức chênh lệch chi phí sản xuất chung nhỏ thì toàn bộ
mức chênh lệch sẽ được điều chỉnh vào tài khoản “ Giá vốn hàng bán” trong kỳ.
Trường hợp 2: Nếu mức chênh lệch chi phí sản xuất chung lớn thì sẽ điều
chỉnh cho TK “ Sản phẩm dở dang” và tài khoản “ Giá vốn hàng bán” . Có hai cách
xác định mức điều chỉnh cho từng TK trên như sau:


Cách 1 : Xác định mức điều chỉnh cho từng tài khoản theo tỷ lệ sô dư của
từng tài khoản tại thời điểm điều chỉnh.
Cách 2: Xác định mức điều chỉnh cho từng tài khoản theo tỷ lệ chi phí SXC
trong số dư của từng tài khoản tại thời điểm điều chỉnh.
 Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất:
Theo phương pháp này thì chi phí SXC được hạch toán theo thực tế
phát sinh chứ không theo ước tính như ở phương pháp xác định theo công
việc.
Chi phí SXC được hạch toán ngay vào TK “ Sản phẩm dở dang” của
các phân xưởng sản xuất nên TK “ chi phí sản xuất chung” sẽ không có số dư
và chênh lệch do đó sẽ không phải tiến hành điều chỉnh như ở phương pháp
xác định chi phí theo công việc.

Câu 9: Trình bày khái niệm , kết cấu và ý nghĩa của báo
cáo sản xuất?
a.Khái niệm:
Báo cáo sản xuất là báo cáo chi tiết về tình hình chi phí phát sinh tại phân
xưởng và kết quả hoàn thành nhằm cung cấp thong tin cho các cấp quản trị
để từ đó có các quyết định quản trị thích hợp.

b. Kết cấu.
Báo cáo sản xuất gồm 3 phần
Phần I: kê khai sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm tương
đương.
Phần II: tổng hợp chị phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị
Phần III: cân đối chi phí sản xuất
c.Ý nghĩa:
Báo cáo sản xuất có vai trò như các phiếu chi phí công việc trong việc
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. và từ những thong tin đó
các nhà quản trị biết được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để có căn cứ
đưa ra quyết định sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thích hợp.
Báo cáo xản xuất có vai trò như là một tài liệu chủ yếu của phương
pháp xác định chi phí cho nên nó có ý nghĩa quan trọng cho các nhà quản trị


trong việc kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động sản xuất của từng phân
xưởng. đồng thời là nguồn thong tin quan trọng để xây dựng định mức, dự
toán chi phí cho kỳ tiếp theo.

Câu 10 : So sánh báo cáo sản xuất theo 2 phương pháp
trung bình trọng và nhập trước xuất trước?
Trả lời :
Giống nhau.
- Đều báo cáo số lượng.
- Tính chi phí đơn vị.
- Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm.
- Phần chi phí được tính trong kỳ giống nhau.
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ có chi phí được phân bổ giống nhau cho cả hai phương
pháp.


Khác nhau

Chỉ tiêu

Phương pháp trung bình trọng

Phương pháp FIFO

A. Kê khai sản

Sản lượng tương đương của phân

Sản lượng tương đương của phân

lượng sản phẩm

xưởng gồm hai bộ phận:

xưởng bao gồm ba bộ phận:

hoàn thành và sản - Sản lượng sản phẩm hoàn thành
lượng sản phẩm
- Sản lượng tương đương của sản
tương đương.

phẩm dở dang cuối kỳ

- Sản lượng sản phẩm mới bắt đầu
sản xuất và hoàn thành trong kỳ


- Sản lượng tương đương của SPDD
cuối kỳ


B. Tổng hợp chi

- Tổng hợp chi phí sản xuất gồm hai

- Tổng hợp chi phí sản xuất gồm ch

phí sản xuất và

bộ phận: Chi phí sản phẩm dở dang

phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

xác định chi phí

đầu kỳ và chi phí sản xuất phát sinh

đơn vị sản phẩm.

trong kỳ.
- Căn cứ để tính chi phí sản xuất
đơn vị sản phẩm gồm sản lượng
hoàn thành và phần trăm hoàn
thành của sản lượng dở dang cuối
kỳ. Sản lượng dở dang đầu kỳ được
xem là mới đưa vào sản xuất và
hoàn tất trong kỳ không tính tới


- Căn cứ để tính chi phí sản xuất

đơn vị sản phẩm gồm mức độ hoàn
thành phải làm để hoàn tất sản
lượng dở dang đầu kỳ, sản lượng
mới đưa vào sản xuất trong kỳ và
phần trăm hoàn thành của sản
lượng dở dang cuối kỳ.

- Chi phí sản xuất đơn vị bao gồm cả - Chi phí sản xuất đơn vị bao
chi phí của kỳ trước và chi phí phát gồmcác yếu tố chi phí phát sinh ở k
sinh trong kỳ

hiện hành.

C. Cân đối chi phí

- Tất cả sản lượng chuyển đi đều

- Sản lượng chuyển đi được xác địn

sản xuất

được xem như nhau, không phân

theo hai nhóm nguồn chính:

biệt nguồn gốc và được tính theo


+ Sản lượng dở dang đầu kỳ

cùng một giá trị chi phí đơn vị.

+ Sản lượng mới đưa vào sản xuất
và hoàn tất trong kỳ

- Mỗi nhóm được tính với chi ph
khác nhau.

Xét ở góc độ kiểm soát chi phí thì phương pháp FIFO được đánh giá cao hơn
vì phương pháp này chỉ chú trọng các chi phí của kỳ hiện hành. Phương pháp trình
sử dụng cả chi phí của kỳ trước cho nên chi phí đơn vị của kỳ này chịu ảnh hưởng
của chi phí dở dang kỳ trước.



×