Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Báo cáo tổng kết dụ thượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.9 KB, 15 trang )

phòng giáo dục và đào tạo
TRNG PTDTBT THCS
PHONG D THNG

S: 18/BC-TrDT

cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
D Thng, ngy 23 thỏng 5 nm 2017

BO CO
Tng kt nm hc 2016-2017

Phn th nht
C IM TèNH HèNH
I. Thun li:
- c s quan tõm, ch o sỏt sao ca ng y, chớnh quyn a phng, ca
phũng GD & T Vn Yờn, cỏc t chc on th trong v ngoi nh trng.
- Cụng tỏc xó hi húa ngy cng sõu rng, c s quan tõm, ng h ca cỏc cp,
cỏc ngnh
- Ban giỏm hiu nh trng cú k hoch ch o cht ch v sỏt sao, nh trng cú
i ng giỏo viờn tr, nhit tỡnh trong cụng tỏc, c bit l cụng tỏc bỏn trỳ. Luụn quan
tõm n i sng sinh hot, vic hc tp v cỏc hot ng khỏc ca hc sinh bỏn trỳ.
- C s vt cht nh trng phn no ó ỏp ng c yờu cu ca cỏc em: ging,
chn mn, chiu, nc ung
- Sau nhiu nm thc hin mụ hỡnh, loi trng Bỏn trỳ nờn cỏc n np ó n nh,
cỏc em sm lm quen vi cỏc sinh hot v hot ng tp th, vic ch ng tp lm quen
vi mt s cụng vic t lp, vic thc hin cỏc qui nh, ni qui ca nh trng õy l
thun li v vic nhng em ny hng dn cỏc em lp 6 mi n .
- Nhiu gia ỡnh ph huynh hng ng, to iu kin cho con em hc tp, tin tng


vo vic chm súc con em h khi trng.
II. Khú khn:
- Phong D Thng l mt trong nhng xó khú khn. iu kin kinh t cũn kộm
phỏt trin, trỡnh dõn trớ cũn thp ca huyn Vn Yờn Tnh Yờn Bỏi. a bn tri rng
1


toàn xã có 11 thôn bản, trong đó có 8 thôn cách xa trung tâm xã từ 5 đến 12 km, qua đèo
suối, đường xá đi lại hết sức khó khăn.
- Số học sinh ở bán trú 100% là các em người dân tộc Dao, Mông, Tày, điều kiện
kinh tế của gia đình các em hầu hết đều thuộc diện gia đình nghèo, cận nghèo. Số học
sinh mới vào lớp 6 đông, các em còn nhỏ, chưa ở xa gia đình, khả năng giao tiếp còn
hạn chế.
- Trình độ dân trí còn thấp điều đó ảnh hưởng đến nhận thức về công tác giáo dục
và việc cho con em tới lớp. Nhiều em còn là lao động chính trong gia đình.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho học sinh ăn ở tại trường còn nhiều thiếu thốn, phòng ở
còn chật hẹp, số học sinh ở đông, còn phòng ở nhà tạm, chất lượng không đảm bảo, chăn
còn thiếu. Nguồn nước sạch thiếu, các công trình vệ sinh chưa đáp ứng được….

Phần thứ hai
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2016-2017
I. Công tác tham mưu
Nhà trường thường xuyên tham mưu cho Đảng, chính quyền địa phương, các tổ
chức đoàn thể trong và ngoài địa phương hiểu và tạo điều kiện cả về tinh thần và vật
chất cho Nhà trường, từ đó giúp cho sự phát triển giáo dục của nhà trường ngày càng
thuận lợi đi lên.
II. Quy mô, mạng lưới trường lớp
Giáo dục THCS:
Mở 12 lớp, đạt 100 % kế hoạch; huy động được 451/458 học sinh, so với KH đạt
98,5 %; so với năm học 2015-2016 tăng 01lớp, tăng 50 học sinh. Tỷ lệ huy động học

sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 98% ; Tỷ lệ trẻ 11-14 tuổi học
THCS đạt 93,5 %.
Tỷ lệ duy trì số lượng học sinh đến cuối năm học đạt 432/451= 96 %, giảm 19
học sinh.
(Phụ lục 1;2 kèm theo)
III. Chất lượng giáo dục và đào tạo:
2


1. Đối với giáo dục phổ thông:
Thường xuyên quan tâm chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ
dùng dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Thực
hiện đầy đủ nội dung, chương trình, quy chế chuyên môn theo quy định. Đảm bảo nề
nếp sinh hoạt tổ chuyên môn. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
kém được chú trọng. Đẩy mạnh hoạt động tổ chức các chuyên đề chuyên môn cấp
trường. Quan tâm tới công tác giáo dục dân tộc, dạy học theo vùng miền, theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng; tăng cường quản lý, kiểm tra, hướng dẫn việc ăn ở, học tập đối với
học sinh bán trú.
* Công tác giáo dục toàn diện:
Tổ chức dạy đủ các môn học bắt buộc. Giáo dục dân tộc, giáo dục hòa nhập cho
trẻ khuyết tật được coi trọng; quan tâm chỉ đạo tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5
tuổi, dạy học theo vùng miền, tăng cường quản lý, ăn ở, học tập cho học sinh bán trú.
Trú trọng nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, vùng dân tộc. Quan tâm tới giáo dục
thể chất và tổ chức các hoạt động văn nghệ, TDTT cho học sinh. Quán triệt các quy định
về an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường,... lồng
ghép với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể, qua các buổi chào cờ đầu
tuần hoặc lồng ghép, tích hợp với các môn học.
* Công tác giáo dục đạo đức học sinh:
Cùng với hoạt động giảng dạy các bộ môn văn hóa, các nhà trường thường xuyên
chú trọng công tác giáo dục đạo đức, thái độ động cơ học tập đúng đắn cho học sinh,

giáo dục nhân cách, kỹ năng sống thông qua các bộ môn văn hóa, các hoạt động ngoài
giờ lên lớp, hoạt động tập thể.
* Công tác giáo dục mũi nhọn:
Nhà trường khảo sát phân loại chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học, từ đó
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh
yếu kém. Kết quả cuối năm đạt nhiều thành tích cao:
- Đạt 1 giải Ba cấp huyện môn KHKT
- Có 1 HS được vào đội tuyển cấp huyện môn Sinh học

3


- Đạt 4 giải cấp tỉnh thi VDKTLM và DHTH trong đó có 1 giải Nhì, 3 giải
Khuyến khích.
- Đạt 1 giải Nhì cấp quốc gia
* Kết quả 2 mặt giáo dục phổ thông
- Về Hạnh kiểm:
+ Hạnh kiểm tốt: 368 em đạt 85,2%
+ Hạnh kiểm khá: 44 em đạt 10,2%
+ Hạnh kiểm trung bình: 20 chiếm 4,6 %, không có hạnh kiểm yếu.
- Về Học lực:
+ Học lực giỏi: 14 em chiếm 3,2%
+ Học lực khá: 113 em chiếm 26,2%
+ Học lực trung bình: 270 chiếm 62%
+ Học lực yếu, kém chiếm 8,1%
( Phụ lục 5 kèm theo)
IV. Công tác xây dựng đội ngũ
1. Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ:
Chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quán triệt và triển

khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
kịp thời, nghiêm túc; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ cán bộ,
giáo viên trong toàn ngành; đẩy mạnh thực hiện phong trào “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua khác
trong toàn ngành.
Triển khai thực hiện Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, tổ chức các hoạt động
thi, giao lưu,… cho các giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên dạy giỏi ở các cấp học nhằm
duy trì và phát triển phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”,
Đã đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo nhu cầu của
ngành; tăng cường sự phối hợp giữa trường với các cơ sở đào tạo để làm tốt công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các cấp học và
nhu cầu phát triển năng lực theo chuẩn nghề nghiệp.
Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học:

4


Tuy nhiên hiện nay đội ngũ mất cân đối về cơ cấu môn học (thiếu giáo viên: Công
nghệ, Âm nhạc). Thiếu giáo viên, nhân viên chuyên trách (Tổng phụ trách, y tế, thường trực
TTHTCĐ…), có giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm trong
thực hiện nhiệm vụ chưa cao.
- Nguyên nhân và biện pháp khắc phục của đơn vị.
Nhà trường luôn phải cân nhắc việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo
viên; đồng thời phải nâng cao chất lượng công tác tư tưởng và động viên giáo viên làm
công tác kiêm nhiệm.
2. Đánh giá về số lượng, chất lượng đội ngũ
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên có 29 : Trong đó cán bộ quản lý : 2, giáo
viên: 24 người, nhân viên: 3.
- Trình độ: + Chuẩn (Cao đẳng): 14/29 chiếm 48,3%
+ Trên chuẩn (Đại học): 15/29 đạt 51,7%

- Giáo viên dạy giỏi các cấp huyện: 4
- Đội ngũ giáo viên đảm bảo giảng dạy tốt các môn học.
(Phụ lục 6 kèm theo)
V. Xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm
1. Phòng học:
- Nhà trường có tổng số 07 phòng học, trong đó có 6 phòng kiên cố, thiếu 02
phòng học so với quy định, hiện nay phải sử dụng thêm văn phòng, nhà đa năng để các
em ôn tập, học phụ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng học
tập của HS.
* Phòng ở bán trú:
- Nhà trường có tổng số 14 phòng ở bán trú, trong đó có 7 phòng kiên cố, thiếu 03
phòng học so với quy định, hiện nay HS phải ở chật chội trong phòng, nên ảnh hưởng
lớn đến chất lượng học tập của HS.
* Phòng Công vụ giáo viên:
- Nhà trường có tổng số 16 phòng ở dành cho GV, NV trong trường, tuy nhiên
chất lượng công trình hiện nay đã xuống cấp, Nhà trường đang cố gắng khắc phục.
(Phụ lục 7 kèm theo)
5


VI. Công tác CMC-PCGD:
- Nhà trường tiến hành điều tra, nắm chắc dân số độ tuổi
- Quản lý, cập nhật hồ sơ phổ cập chính xác, khoa học, rõ ràng.
- Huy động CBGV nâng cao trách nhiệm trong công tác số lượng, phổ cập.
- Kết hợp cùng gia đình quản lý HS đi học chuyên cần
VII. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường PTDT bán trú và kiểm
định chất lượng:
1. Xây dựng trường chuẩn quốc gia:
Để xây dựng trường chuẩn quốc gia, từng bước nhà trường phấn đấu xây dựng và đạt
từng tiêu chuẩn theo quy định:

• Tổ chức và quản lý:
Căn cứ Điều lệ trường phổ thông và các văn bản hướng dẫn, nhà trường đã sắp
xếp công tác tổ chức theo quy định, các tổ chức, bộ phận trong nhà trường hoạt động
theo quy chế, Điều lệ đạt hiệu quả.
Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường có bản lĩnh chính trị, trung thành với lý tưởng
của Đảng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường, tư tưởng vững vàng, có tinh thần
trách nhiệm trong công tác. 100% đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn, nắm vưng
chương trình cấp học.
• Đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường, tư tưởng vững vàng.
100% có trình độ đạt chuẩn trở lên (trong đó có 14/29= 48,3% trên chuẩn), hầu hết giáo
viên đều nắm vững nội dung chương trình môn, cấp học, có tinh thần trách nhiệm trong
công tác.
• Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
Nhà trường thiếu phòng học, phòng ở bán trú còn thiếu so với nhu cầu, chưa có
phòng thiết bị phù hợp với quy định nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập.
2. Công tác học sinh bán trú (Công tác giáo dục dân tộc, việc thực hiện theo QĐ
656/QĐ-SGD&ĐT)
Nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc
đầy đủ.
6


Nhà trường xây dựng các nội dung thực hiện theo QĐ 656/QĐ – SGD & ĐT Yên
Bái.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường, cán
bộ, giáo viên và học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ; giải quyết, báo cáo kịp thời các vấn đề
phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

3. Công tác kiểm định chất lượng

Công tác KĐCL đã được nhà trường xây dựng kế hoach tổ chức triển khai thực
hiện ngay trong hè, vể cơ bản đến nay cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã nắm
được quy trình, nội dung công việc và nhiệm vụ cụ thể của mỗi cá nhân. Hồ sơ cơ bản
đã hoàn thiện.
VIII. Công tác tài chính, ngân sách:
1. Kinh phí được giao năm 2017
Tổng kinh phí được giao năm 2017 là: 6.358.047.000 trong đó
- Kinh phí chi thường xuyên là: 4.464.573.000
- Kinh phí chi không thường xuyên là: 1.893. 474.000
2. Công tác quản lý và sử dụng kinh phí
Nhà trường thực hiện nghiêm túc công tác quản lý và sử dụng kinh phí theo đúng
các văn bản chỉ đạo của địa phương của ngành.
Sử dụng kinh phí theo phương châm đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm.
3. Tình hình thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên
Ban giám hiệu quan tâm chăm lo đến đời sống của cán bộ giáo viên, giúp đỡ đồng
nghiệp gặp khó khăn, tổ chức cho giáo viên tập luyện thi đấu thể thao ở trường, ở cụm, ở
huyện, tỉnh hoặc tham gia phong trào văn nghệ của ngành, huyện và địa phương...
Thực hiện công khai các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên. Quản lý tài
chính đúng qui định của pháp luật, đảm bảo minh bạch, công khai. Mọi chế độ chính
sách như lương, thưởng, chế độ tăng lương, biên chế, xét hết tập sự, chế độ nghỉ ốm, dạy
treo làm thêm giờ thêm buổi đảm bảo đầy đủ.
4. Tình hình thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh
IX. Công tác xây dựng Đảng, đoàn thể trong trường học
7


1. Công tác xây dựng Đảng
- Trường đã có chi bộ sinh hoạt độc lập với 20 đảng viên, Chi bộ luôn quan tâm
đến công tác phát triển đảng trong nhà trường, đảm bảo quyền lợi chính trị cho quần

chúng trong nhà trường, trong năm qua chi bộ bộ đã xem xét làm hồ sơ 1quần chúng ưu
tú chuẩn bị học lớp đối tượng Đảng.
- Chi bộ nhà trường thực sự giữ vai trò lãnh đạo đối với mọi hoạt động của nhà
trường. Mọi Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương của Đảng đều được chi uỷ chi bộ triển khai
đầy đủ, kịp thời, chính xác. Chi bộ phân công cụ thể cho từng đảng viên phụ trách từng
nội dung công việc, đảm bảo cho mọi hoạt động của trường luôn đặt dưới sự lãnh đạo
của chi uỷ. Chi bộ thường xuyên sinh hoạt, tích cực đấu tranh phê bình và tự phê bình để
hoàn thiện mình và là tổ chức lãnh đạo, là lực lượng tiên phong trong mọi công tác của
nhà trường.
2. Công tác đoàn thể (Đội, Y tế, CTĐ)
- Đội: Năm học 2016 - 2017 Liên đội Trường PTDTBT-THCS Phong Dụ Thượng
đã và đang phát huy hiệu quả thành tích đạt được trong nhiều năm qua, nền nếp tổ chức
ổn định, các phong trào được duy trì đều đặn, thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp
đề ra. Liên Đội tham gia các hoạt động bề nổi của xã đón chào các sự kiện trọng đại của
quê hương, đất nước. Kỷ niệm 61 năm thành lập xã Phong Dụ Thượng. Kỷ niệm 76 năm
ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, Kỷ niệm 86 năm ngày thành Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh liên tục diễn ra đã góp phần thúc đẩy các hoạt động phong trào của Liên đội
ngày càng mạnh mẽ và có chiều sâu hơn.
Trong năm học qua, Liên đội Trường PTDTBT-THCS Phong Dụ Thượng đã bám sát 5
quy trình hoạt động của Hội đồng đội cấp trên và kế hoạch của Nhà trường đề ra và đã
đạt được thành tích xuất sắc đề nghị cấp trên khen thưởng.
- Y tế: Trường có nhân viên làm công tác y tế chuyên trách. Xây dựng kế hoạch công
tác y tế năm học và lập kế hoạch công tác y tế từng tháng.
Xây dựng tủ thuốc và trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu
cho học sinh theo đúng quy định.
- Chữ thập đỏ: Trong năm học qua hoạt động này đã đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết
thực trở thành việc làm thường xuyên ở mỗi Hội CTĐ trường học, đã giúp đỡ 25 em
Trong đó:
8



- Giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn : 25 bạn
- Tổng giá trị quy ra tiền : 2.500.000 đồng (và 80 quyển vở ,12 áo rét, 100kg gạo.)
- Các phong trào “Uống nước, nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp nghĩa”được đẩy mạnh.
Các em tham gia tích cực các cuộc vận động từ thiện, nhân đạo.
X. Công tác xã hội hóa giáo dục:
Ban giám hiệu đã tham mưu cho Đảng uỷ, UBND xã xây dựng và củng cố các tổ
chức: Hội đồng giáo dục, hội khuyến học, Hội cha mẹ học sinh, thúc đẩy các tổ chức hoạt
động hỗ trợ nhà trường trong công tác phát triển giáo dục ở địa phương.
Thông qua sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền, nhà trường chủ động phối hợp
với các tổ chức đoàn thể ở địa phương tích cực tuyên truyền huy động và duy trì số
lượng. Thông qua các tổ chức hội để tuyên truyền vận động rộng rãi trong nhân dân và
phụ huynh tạo dựng môi trường giáo dục thống nhất, đồng thuận.
XII. Kết quả triển khai thực hiện các phong trào, các cuộc vận động, kết quả hoạt
động của TTHTCĐ.
1. Kết quả thực hiện các cuộc vận động
+ Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh” gắn với
cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng
tạo” :
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, chỉ đạo của phòng giáo dục ngay từ đầu năm học
nhà trường đã triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương
đạo đức tự học và sáng tạo”. Đã được toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
đồng tình ủng hộ và thực hiện.
- Kết quả: Nhà trường không có cán bộ giáo viên vi phạm pháp luật hay những
hành vi đạo đức người thầy, không có giáo viên, học sinh mắc các tệ nạn xã hội.
+ Cuộc vận động "Hai không":
Trong nhà trường: mỗi cán bộ, giáo viên viết cam kết nghiêm túc trong giảng dạy
và tổ chức kiểm tra, coi, chấm bài đúng chất lượng học sinh. Bồi dưỡng học sinh giỏi
phụ đạo học sinh yếu kém để chống tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Đối với học sinh

cam kết tích cực học tập trung thực trong kiểm tra, học tập, tu dưỡng. Không quay cóp
gian lận trong kiểm tra thi cử.
9


Kết quả cuộc vận động: Giáo viên và học sinh đã nghiêm túc chấp hành cam kết.
Giáo viên đã có kế hoạch cụ thể phụ đạo học sinh yếu kém, nghiêm túc trong kiểm tra
chấm điểm đánh giá xếp loại học sinh. Tình trạng gian lận trong kiểm tra thi cử đã được
giảm bớt, tỷ lệ học sinh yếu kém so với khảo sát đầu năm đã giảm đáng kể.
2- Kết quả triển khai, thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
Đồng thời với phát động, tuyên truyền cuộc vận động đến cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh, nhà trường tăng cường tham mưu cho Cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh
công tác xã hội hóa nhằm thu hút nguồn lực để tu bổ CSVC tạo cảnh quan sư phạm,
khuôn viên nhà trường. Trong năm học đã bêtông hóa được trên 300m 2 sân chơi, đóng
mới 10 bộ bàn ghế học sinh. Thường xuyên tổ chức cho học sinh chăm sóc bồn hoa, cây
xanh tạo cảnh quan xanh- sạch- đẹp.
3. Kết quả hoạt động của TTHTCĐ
Ban Giám đốc hiện nay luôn chủ động phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể,
chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp tham mưu, đề xuất với UBND xã về kế hoạch tổ
chức các lớp tại trung tâm nhằm tuyên truyền giáo dục chính trị- pháp luật, chuyển giao
công nghệ, giáo dục và thụ hưởng văn hóa- văn nghệ, TDTT và giáo dục an ninh quốc
phòng. Luôn nhận được sự ủng hộ tích cực của UBND xã nên các lớp mở tại trung tâm
đều được thực hiện và đạt hiệu quả cao.
Sau gần 6 tháng đầu năm 2017 trung tâm đã mở được các lớp chuyên đề về giáo dục
chính trị pháp luật và bồi dưỡng kỹ thuật, hướng nghiệp dạy nghề theo phổ thông, ngoài
ra còn có các buổi giao lưu văn nghệ, TDTT…
XIII. Kết quả công tác kiểm tra nội bộ, công tác ANTH, công tác phổ biến giáo dục
pháp luật, Giáo dục ATGT và phòng chống tệ nạn xã hội.
1. Kết quả công tác kiểm tra nội bộ

- Tổng số giáo viên được thanh tra, kiểm tra: 24/24, đạt tỷ lệ: 100%.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo: Trong kỳ không có khiếu nại, tố cáo
- Đánh giá ưu, nhược điểm, bài học rút ra qua công tác thanh tra, kiểm tra:
Qua công tác kiểm tra đã phát hiện kịp thời những thiếu sót, sai lệch của giáo viên
trong thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt trong thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn giúp cho
10


công tác quản lý sớm có những giải pháp, điều chỉnh bổ sung kịp thời nâng cao hiệu quả
công tác quản lý chỉ đạo nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
2. Kết quả công tác ANTH, công tác phổ biến giáo dục pháp luật
- Công tác ANTH được đảm bảo, trường được Giám đốc công an tỉnh tặng Giấy
khen về thành tích đảm bảo ANTH.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được Ban chi ủy, BGH, Công đoàn
xác định là một trong những công tác trọng tâm, nhằm nâng cao trình độ nhận thức pháp
luật cho GV, NV, hướng dẫn việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn một cách khoa học.
- Thông qua các buổi chào cờ, họp định kì, sinh hoạt cuối tuần tuần để tổ chức phổ biến
các văn bản pháp luật đến GV, NV và HS nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ
cho GV, NV.
3. Công tác Giáo dục ATGT và phòng chống tệ nạn xã hội
- Ngay từ đầu năm học, trường đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục và ký cam kết thực
hiện nghiêm túc luật giao thông trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và toàn thể học sinh
trong trường. Qua đó, trong học kỳ vừa qua toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh trong trường đều đảm bảo tuyệt đối về an toàn giao thông.
- Nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của xã tổ chức
các buổi vận động, tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, đối
tượng tuyên truyền là học sinh của trường, đoàn viên thanh niên, đồng bào DTTS của xã
Phong Dụ Thượng. Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung vào
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thiết thực đến đời sống xã hội và nhân dân, cụ
thể như các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người; phòng, chống ma

túy; bạo lực học đường; Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình…
ĐÁNH GIÁ CHUNG
* Ưu điểm:
- Chất lượng giáo dục đối với học sinh có sự chuyển biến, tỷ lệ học sinh được xếp
loại hai mặt giáo dục từ trung bình trở lên tăng, số học sinh tham gia đội tuyển cấp huyệ,
tỉnh tăng so cùng kỳ năm trước, các nề nếp được duy trì và củng cố.
- Thực hiện các cuộc vận động và các phong trào đạt hiệu quả cao: Qua việc triển
khai thực hiện 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thường xuyên phấn đấu rèn luyện về
11


mọi mặt, không có cá nhân vi phạm pháp luật, quy chế chuyên môn. 100% giáo viên
tham gia hội giảng cấp trường và đã có 4 giáo viên tiếp tục tham gia Hội giảng cấp
huyện. Thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Khuôn viên trường thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.
* Những tồn tại và hạn chế cần được quan tâm khắc phục:
- Duy trì số lượng còn thấp
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn: Thiếu phòng học, thiếu phòng ở cho HS bán trú,
thiếu sân chơi thể dục...
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TIẾP THEO

1. Phương hướng, mục tiêu:
- Duy trì tốt số lượng, hạn chế bỏ học, lưu ban.
- Đẩy mạnh việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào do ngành phát động.
Thực hiện xây dựng trường học“Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”.
- Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, và giáo dục mũi nhọn.
- Tích cực xây dựng CSVC trường học theo hướng xây dựng trường chuẩn QG.
- Tích cực thanh tra, kiểm tra chặt chẽ đánh giá đúng chất lượng giảng dạy của đội

ngũ giáo viên và chất lượng học tập của học sinh từng bước nâng cao chất lượng.
- Xử lý nghiêm những trường hợp học sinh vi phạm nội quy, các quy định của
ngành, của địa phương nhằm nâng cao chất lượng nề nếp, kỷ cương kỷ luật...
2. Nhiệm vụ và giải pháp chính:
- Bám sát nhiệm vụ năm học, thực hiện sự chỉ đạo của Ngành mà trực tiếp là
sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Văn Yên.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng công tác xã hội hoá giáo
dục qua đó vận động học sinh trong độ tuổi ra lớp, duy trì số lượng học sinh, chống bỏ
học.
- Chỉ đạo thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học chặt chẽ, đổi mới
phương pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện:
12


+ Soạn giảng: Quản lý chặt chẽ bài soạn của giáo viên trước khi lên lớp, kiểm tra
đánh giá học sinh nghiêm túc, chính xác. Quan tâm sâu sát đến công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
+ Quản lí học sinh: Giáo viên thường xuyên quan tâm đến học sinh và gia đình học
sinh từ đó có thể tìm hiểu, phân loại đối tượng học sinh trong lớp mình có biện pháp
giáo dục phù hợp. Kết hợp với hội phụ huynh và các tổ chức đoàn thể xã hội khác để
giáo dục học sinh được tốt hơn.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá,
chuyên môn hoá và xã hội hoá.
- Xử lý kiên quyết những trường hợp giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn, kỷ
luật lao động, học sinh vi phạm nội qui, qui định của nhà trường.
- Giữ vững những tiêu chuẩn phổ cập GD THCS ra sức củng cố những tiêu chí đã
đạt được để PC THCS vững chắc.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở vật chất, phấn đấu từng bước xây dựng đạt
trường chuẩn quốc gia.
- Giữ vững các tiêu chí đã đạt, từng bước phấn đấu đạt các tiêu chí còn lại nâng

cao các tiêu chí đạt trong công tác KĐCLGD.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua
của ngành phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.
- Vận động, tuyên truyền nâng cao tỷ lệ học sinh bán trú( coi đây là điều kiện
thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện), đưa thêm thời lượng các môn tự
chọn vào chương trình, tổ chức các hình thức nhóm chọn, sinh họat các câu lạc bộ năng
khiếu, nghệ thuật, tin học. Chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học. Phát huy tính chủ động,
tích cực sáng tạo của học sinh, nâng cao sự ổn định, tính bền vững và hiệu quả thiết thực
trong định hướng giáo dục phát triển toàn diện, thực chất trong thời kỳ mới.. Đẩy mạnh
hơn nữa công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu để có nhiều học sinh giỏi
tham gia vào hầu hết các đội tuyển, các kỳ thi theo mô hình chỉ đạo của toàn nghành với
số lượng nhiều hơn, chất lượng giải cao hơn; giữ vững và nâng cao thứ hạng so với năm
học trước.
13


Tiếp tục quan tâm đến các họat động ngoài giờ học, tăng cường giáo dục đạo đức,
kỹ năng sống; Giáo dục thể chất, thẩm mĩ, phát triển văn hóa đọc , phát huy tác dụng tủ
sách phụ huynh nhằm phát triển toàn diện thế hệ trẻ đủ đức, đủ tài ,có khả năng thích
ứng, hội nhập tốt, tiến vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để hoàn thành được những nhiệm vụ đó, chúng ta cần phải đẩy mạnh việc đổi mới
công tác quản lý, tiếp tục xây dựng nề nếp kỉ cương trong mọi họat động, xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh, không để tai tệ nạn, mất an toàn xâm nhập học đường; đi
sâu, đi sát tăng cường thanh tra, kiểm tra ,đánh giá thi đua 2 tốt tạo động lực phát triển
phong trào giáo dục toàn diện sâu rộng. Từng bước tiếp tục tham mưu xã hội hóa giáo
dục phát huy mọi nguồn lực từ các tổ chức xã hội, tầng lớp nhân dân, các ngành, các cấp
tăng cường xây dựng CSVC trường lớp, trang thiết bị kỹ thuật từng bước đầy đủ đảm
bảo tính chuẩn hóa, hiện đại hóa vào dạy học .


14


Phần thứ ba
NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Với các cấp chính quyền:
Quan tâm đầu tư xây dựng phòng học, tu bổ, sửa chữa phòng ở bán trú, bổ sung
thêm diện tích đất cho trường dùng làm sân tập thể dục thể thao.
2. Với Ngành Giáo dục và Đào tạo:
- Quan tâm đầu tư nhân lực, nhân tài cho trường để có đủ điều kiện thực hiện tốt
nhiệm vụ: Bổ sung 1 tổng phụ trách đội hiện nay đang thiếu vì trường bán trú rất cần có
GV chuyên trách Đội để tổ chức các hoạt động phong trào sôi nổi để giúp duy trì số
lượng học sinh;
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, hợp lý các loại hồ sơ, báo cáo.
3. Với các cấp, các ngành ởTỉnh:
Cần có những cơ chế quan tâm đến ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung, đến
giáo viên nói riêng để đội ngũ giáo viên thực sự yên tâm công tác, phấn đấu phục vụ sự
nghiệp.
Trên đây là báo cáo tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ
trọng tâm trong thời gian tới của trường PTDTBT THCS Phong Dụ Thượng/.
Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GD&ĐT;
- TT HĐND, UBND xã;
- Lưu: VT.


Lương Thị Thúy Quyên

15



×