Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

PHIẾU mô tả hồ SO dạy học (PHỤ lục III)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.06 KB, 11 trang )

PHỤ LỤC III
Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên

1. Tên hồ sơ dạy học
Môn: GDCD 8.

TUẦN 5 : BÀI 5
TIẾT 5: PHÁP LUẬT VÀ KỶ LUẬT
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Kiến thức:
2.1.1: Môn GDCD
- Thế nào là pháp luật và kỷ luật.
- Hiểu được mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật.
- Nêu được ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật và kỷ luật
2.1.2: Môn ngữ văn
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của mối quan hệ giữa phát luật và kỉ luật.
- Hiểu được vai trò của pháp luật và kỉ luật trong cuộc sống thường ngày.
2.1.3: Môn Mỹ thuật
- Sử dụng sơ đồ tư duy để vẽ tóm tắt các nội dung chính của bài học.
- Cảm nhận được nội dung phê phán các hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật
trong bức tranh vui.
2.2: Kĩ năng:
2.2.1: Môn GDCD
- Biết thực hiện đúng những qui định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi.
- Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện những qui định của
pháp luật và kỷ luật.
2.2.2: Môn ngữ văn
- Biết cảm nhận được những mất mát của những gia đình có người vi phạm pháp
luật.
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong một số câu ca dao.
2.2.3: Môn Mỹ thuật


- Vẽ sơ đồ tư duy để tóm tắt các nội dung chính của bài học.
- Vẽ một số bức tranh vui nhằm phê phán hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật.
2.3: Thái độ :
- Tôn trọng pháp luật và kỷ luật.

1


- Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỷ luật; phê phán
những hành vi vi phạm pháp luật và kỷ luật.
- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật và
kỉ luật cho gia đình và bạn bè.

3. Đối tượng dạy học của bài học
- Đối tượng học sinh:
+ Số lượng học sinh: 36
+ Lớp 8E
+ Khối lớp 8
- Những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài học: Học sinh cần
đọc trước bài học, sưu tầm một số tranh ảnh về vi phạm pháp luật và vi phạm kỉ
luật lớp học.
+ Cần có kiến thức về phân tích hình ảnh trong ca dao, tục ngữ.
+ Cần chuẩn bị ý tưởng vẽ tranh vui, tranh phê bình

4. Ý nghĩa của bài học
* Ý nghĩa của bài học
Trong thực tế khi soạn bài và giảng bài “Pháp luật và kỉ luật ” tôi nhận thấy có
kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn,
hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó tổ chức hướng dẫn
học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi,

khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng
kiến thức vào thực tế tốt hơn.
* Vai trò của bài học đối với thực tiễn dạy học:
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học
vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần
thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình
dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức,
hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học
một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh
phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời
sống.
* Vai trò của bài học đối với thực tiễn đời sống xã hội.
Qua việc hiểu thế nào là pháp luật và kỉ luật, hiểu được mối quan hệ giữa pháp
luật và kỉ luật, nắm được ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật và kỉ luật . Học
sinh biết thực hiện đúng những qui định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc, mọi
2


nơi. Biết nhìn nhận, đánh giá, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỷ
luật của bạn bè và của người khác. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành đúng pháp
luật và kỉ luật, nhất là chấp hành tốt kỉ luật của lớp. Đồng thời qua bài học học
sinh cũng rèn luyện kỹ năng sống tuân thủ pháp luật và kỉ luật trong đời sống xã
hội. Cảm nhận được vai trò không thể thiếu pháp luật và kỉ luật trong đời sống
thường ngày.

5. Thiết bị dạy học, học liệu
5.1: Thiết bị dạy học
GV: - Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003.
- Máy chiếu Projecter
5.2 Học liệu

5.2.1: Sử dụng kiến thức về pháp luật
+ Tài liệu thuyết trình Tại Hội nghị triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Phòng tư pháp – UBND Huyện)
+ (Giới thiệu nhanh về hiến pháp sửa đổi năm 2013) Hiến pháp nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có 11 chương và 120 Điều, có hiệu từ ngày 01
tháng 01 năm 2014.
+ Điều 16, Điều 39, Điều 41, Điều 42 chương II của hiến pháp sửa đổi năm 2013
Điều 16:
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội.
Điều 39:
- Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
Điều 41:
- Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia
vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.
Điều 42:

3


Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ,
lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
HS: Sưu tầm một số tranh ảnh về vi phạm pháp luật (Vi phạm luật giao
thông) và vi phạm kỉ luật lớp học.
5.2.2: Sử dụng một số câu ca dao, tục ngữ.
+ Đất có lề, quê có thói.
+ Luật pháp bất vị thân.
+ Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm.

5.2.3: Sử dụng một số thông tin:
+ Về vụ án vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
+ Số liệu về vi phạm luật giao thông đường bộ.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra số liệu, trong chín tháng đầu
năm, cả nước xảy ra 18.697 vụ tai nạn, làm chết 6.758, làm bị thương 17.835
người. So với cùng kỳ của năm 2013 giảm 3.164 vụ (-14,47%), giảm 282 người
chết (-4,01%), giảm 3.945 người bị thương (-18,11%).
Cụ thể, thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho thấy, năm tháng
vừa qua, tai nạn giao thông đường bộ từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 7.581 vụ,
làm chết 6.604 người, bị thương 4.380 người. So với cùng kỳ năm 2013 giảm
378 vụ (-4,75%), giảm 272 người chết (-3,96%), giảm 513 người bị thương (10,48%).

6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
6.1. Ổn định tổ chức :
6.2. Kiểm tra bài cũ:
? Theo em học sinh muốn giữ chữ tín cần phải làm gì? Ví dụ?
? Biểu hiện giữ chữ tín và chưa giữ chữ tín?
6.3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Đầu năm học nhà trường tổ chức cho học sinh tìm hiểu luật giao
thông đường bộ. Ngoài ra nhà trường còn phổ biến nội quy của trường năm học
2014-2015 tới toàn thể học sinh toàn trường
? Những vấn đề trên nhằm giáo dục học sinh chúng ta vấn đề gì?( Pháp luật và
kỉ luật)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Khai thác nội dung I. Đặt vấn đề:
mục đặt vấn đề.
Gv cho học sinh đọc mục đặt vấn đề
- Vũ Xuân Trường và đồng bọn tổ
và thảo luận nhóm. (Sử dụng phiếu

chức đường dây buôn bán vận chuyển
4


HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
học tập). Sử dụng máy chiếu ( Cảnh
phiên tòa)( Cảnh áp giải tội phạm Vũ
Xuân Trường )
Nhóm 1: Theo em Vũ xuân Trường và
đồng bọn đã có những hành vi vi
phạm pháp luật như thế nào?
Nhóm 2: Những hành vi vi phạm pháp
luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn
gây ra hậu quả gì? Chúng đã bị phạt
như thế nào?

Tích hợp kiến thức ngữ văn ( Phân
tích tổng hợp các hành động của tội
phạm Vũ Xuân Trường và đồng bọn
gây ra hậu quả gì?HS đánh giá nhận
xét . Nêu các phẩm chất của các
chiến sỹ công an trong việc thực thi
pháp luật .)
Gv cho học sinh liên hệ ( Biết bao
những gia đình bất hạnh , khổ sở khi
có những người thân mắc nghiện, tiền
bạc ,kinh tế sa sút, hạnh phúc gia đình
đổ vỡ,các tệ nạn xã hội đe doạ đến
tính mạng con người.
* Hậu quả

- Tốn tiền của.
- Gia đình tan nát.
- Huỷ hoại nhân cách con người.
- Cán bộ thoái hoá biến chất.
- Cán bộ ngành công an cũng vi phạm.
Nhóm 3: Để chống lại tội phạm các
chiến sĩ công an phải có phẩm chất gì?
(Để học sinh có cái nhìn khái quát vê
pháp luật. Qua câu hỏi của nhóm 4
cho học sinh liên hệ rút ra bài học
cho bản thân )
Nhóm 4: Chúng ta rút ra bài học gì

NỘI DUNG
ma tuý xuyên Thái Lan – Lào – Việt
Nam.
- Lợi dụng phương tiện và cán bbộ
công an, mua chuộc dụ dỗ cán bộ nhà
nước. tội phạm ,.
- Chúng gây ra tội ác reo rắc cái chết
trắng. Lôi kéo người phạm tội , gây
hậu quả nghiêm trọng , che giấu
Chúng bị trừng phạt.
*Những hình phạt của pháp luật
giành cho chúng.) -22 bị cáo với các
tội danh…..đã bị toà tuyên án phạt với
8 án tử hình, 6 án tù chung thân, 2 án
20 năm tù giam, số còn lại từ 1 đến 9
năm tù và bị phạt tiền tịch thu tài sản.


- Phẩm chất của người chiến sĩ công
an. (Tổ chức điều tra bất chấp khó
khăn trở ngại , triệt phá và đưa ra xét
xử vụ án trước pháp luật .Trong quá
trình điều tra các chiến sĩ tuân thủ tính
kỷ luật của lực lượng công an và
những người điều hành pháp luật.)
( Nhanh trí, chấp pháp, công bằng,
dũng cảm mưu trí, Vượt qua khó
khăn trở ngại, vô tư, trong
sạch, tôn trọng pháp luật, có
tính kỉ luật.

5


HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
qua vụ án trên?

NỘI DUNG

Bài học được rút ra.
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật,
tránh xa tệ nạn ma tuý, giúp đỡ các cơ
quan có trách nhiệm phát hiện hành vi
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học
vi phạm pháp luật. Có nếp sống lành
sinh tìm hiểu nội dung bài học:
mạnh.
Sử dụng máy chiếu tranh( Vi phạm

II. Nội dung bài học:
luật giao thông. Cho học sinh nhận
1. Pháp luật: Là quy tắc xử sự chung
xét
có tính bắt buộc do nhà nước ban
? Thế nào là pháp luật?
hành, được nhà nước đảm bảo thực
Cho ví dụ ?
hiện bằng các biện pháp giáo dục
Tích hợp GDPBPL
thuyết phục, cưỡng chế.( Luật giao
Sử dụng máy chiếu : Giới thiệu một số thông, luật đất đai, luật hôn nhân......
bộ luật :
+ Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992
+Luật chăm sóc bảo vệ trẻ em, luật
hôn nhân gia đình ,luật giao thông
đường bộ ,luật khiếu nại tố cáo,....
GV (Giới thiệu nhanh về hiến pháp
sửa đổi năm 2013) Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
gồm có 11 chương và 120 Điều, có
hiệu từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
+ Điều 16,Điều 39, Điều 41, Điều 42
chương II của hiến pháp sửa đổi năm
2013
? Thế nào là kỷ luật?
Cho ví dụ ?

Sử dụng máy chiếu : Chiếu một số

hính ảnh( Học sinh chấp hành đúng
nội quy lớp học , chấp hành kỉ luật
của nhà trường… một số tranh vi
phạm tội quy )

2. Kỷ luật: là quy định, quy ước của
một cộng đồng về những hành vi cần
tuân theo nhằm đảm bảo sự phôí hợp
hành động thống nhất chặt chẽ của
mọi người.( Nội quy trường học, Quy
định của từng ngành, nội quy chợ.....)

6


HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
Đưa bài tập lên máy chiếu
Phân biệt Pháp luật và kỉ luật
Điền các từ thích hợp vào bảng
Pháp luật
Kỷ luật
- Là quy tắc xử
- là quy định, quy
lý chung.
ước.
- Do nhà nước
- Do tập thể cộng
ban hành.
đồng đề ra.
- Có tính bắt

- Mọi người phải
buộc.
tuân theo.
- Nhà nước đảm - Đảm bảo mọi
bảo thực hiện
người hành động
bằng biện pháp
thống nhất, chặt
giáo dục, thuyết chẽ.
phục, cưỡng chế.
? Pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ
với nhau như thế nào ?
? Ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật?

Tích hợp GDPBPL qua câu hỏi
? Em thử hình dung nếu trong đời
sống thường ngày khi tham gia giao
thông, mà không có luật giao thông ?
Dùng máy chiếu : số liệu vi phạm
luật giao thông đường bộ trong 6
tháng đầu năm2014
? Nếu trong trường học, trong lớp học
mà không có nội quy ?
GV Ngoài việc xác định trách nhiệm,
bảo vệ quyền lợi của mọi người, pháp
luật và kỷ luật còn góp phần toạ điều
kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn
xã hội phát triển theo một định hướng
chung.
? Người học sinh cần có tính kỷ luật

và tôn trọng pháp luật không? Vì sao?

NỘI DUNG

3 Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ
luật
- Những kỉ luât của tập thể phải tuân
theo những quy định của pháp luật,
không được trái với pháp luật.

4 Ý nghĩa:
- Xác định trách nhiệm cá nhân
- Bảo vệ quyền lợi cho mọi người
- Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội
phát triển
- Những quy định của pháp luật và kỷ
luật giúp cho mọi người có chuẩn mực
chung để rèn luyện và thống nhất
trong hoạt động.
7


HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
Cho ví dụ cụ thể?

NỘI DUNG
5. Trách nhiệm của học sinh:
- Tìm hiểu và nắm vững nội qui của
? Học sinh chúng ta cần phải làm gì
Nhà trường, địa phương.

để thực hiện pháp luật và kỷ luật?
- Học tập, có những hiểu biết về pháp
? bản thân các em đã có tính kỷ luật và luật, tuyên truyền vân động gia đình
tôn trọng pháp luật chưa?
và bạn bè chấp hành tốt pháp luật,và
Tích hợp kiến thức ngữ văn
những qui dịnh ở địa phương
? Em hiểu câu tục ngữ sau như thế nào - Học sinh cần thường xuyên và tự
?
giác thực hiện đúng những quy định
Ca dao, tục ngữ…
của nhà trường, cộng đồng và nhà
-Đất có lề, quê có thói.
nước và tự giác thực hiện đúng qui
( Ở nơi nào cũng có qui định riêng ở
định của Nhà trường, cộng đồng và
nơi đó mọi người phải tuân thủ)
Nhà nước.
-Luật pháp bất vị thân
(Luật pháp là cán cân công lí không
thiên vị bất cứ người nào, luật pháp
dựa vào chứng cứ, hành vi vi phạm để
luận tội không có tình thân )
Giải thích câu ca dao :
-Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm.
( ‘Việc quan ’’ là pháp luật, phép công
là nội qui , quy chế, qui định . Tình
cảm , tình thân không thể không thể
xen vào pháp luật và kỉ luật)

Danh ngôn: Kỷ luật rèn luyện con
người có thể đối đầu với mọi hoàn
cảnh.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập và giải
bài tập trong sgk:
Đưa nội dung bài tập 1,2 lên máy
III. Bài tập
chiếu
1. Bài tập 1
? Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần
với những người không có tính kỉ
Bài tập 1
luật, tự giác. Còn những ngời có ý
- Sai: Vì pháp luật cần cho tất cả mọi
thức kỉ luật thì pháp luật là không cần người kể cả người có ý thức kỉ luật bởi
thiết. Quan niệm đó đúng hay sai? Tại đó là quy định để tạo ra sự thống
sao?
nhất, hiệu quả và chất lượng của mọi
2. Bài tập 2
hoạt động.
? Bản nội quy của nhà trường hay
8


HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
những quy định của một cơ quan có
thể coi là pháp luật được không? Tại
sao?
Bài tập 3: sgk/15
Trong những buổi sinh hoạt Đội,

có một số bạn đến chậm. Chi đội
Trưởng nhắc nhở, phê bình mấy
bạn đó là thiếu kỉ luật Đội. Các
bạn nói trên giải thích lại:
Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự
giác không thể coi đến chậm là
thiếu kỉ luật.
? Em đồng tình với hành vi của
Chi đội trưởng hay quan niệm
Của các bạn đến chậm?
Tại sao?
Tích hợp kiến thức môn mỹ thuật

NỘI DUNG
- Bản nội quy của nhà trờng, cơ quan
không thể coi là pháp luật:
- Vì : Nó không phải là do Nhà nước
ban hành, việc giám sát thực hiện
không phải do Nhà nc mà do nhà trờng hay cơ quan đó đề ra.
Đáp án:
Bài tập 3: Đồng tình với ý kiến của
chi đội trưởng.
(Vì tổ chức đội có điều lệ đội. Khi là
đội viên phải chấp hành kỉ luật)

Sử dụng máy chiếu : Vẽ sơ đồ tư
duy( Để tổng kết bài )
(Hương dẫn cho sinh cách vẽ)
Cho hs về nhà vẽ sơ đồ tư duy, vẽ
một số bức tranh vui về chủ đề vi

phạm pháp luật và kỉ luật

6.4. Kiểm tra đánh giá:
Sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan (thời gian 5 phút)(Giao cho 4 tổ,
thực hiện 2 tổ một phiếu gồm hai câu hỏi:
(Nếu còn thời gian ra câu hỏi )
? Tính kỷ luật được học sinh biểu hiện như thế nào?
- Tự giác, vượt khó khăn, đi học đúng giờ. Học bài làm bài đầy đủ, không
quay cóp khi kiểm tra, thi cử. Học tập phải có kế hoạch, biết tự kiểm tra
đánh giá.

9


-

Trong sinh hoạt cộng đồng và gia đình phải tự giác hoàn thành việc được
giao, có trách nhiệm với việc chung, có cuộc sống lành mạnh, tránh xa tệ
nạn xã hội, thực hiện an toàn giao thông...
* GV kết luận toàn bài:
- Pháp luật là một trong những phương tiện để quản lý xã hội. Cụ thể hơn là nhà
nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật giúp cho mỗi cá nhân, cộng đồng,
xã hội có tự do thực sự, đảm bảo sự bình yên, sự công bằng trong xã hội. Tính kỷ
luật phải trên những qui định của pháp luật, không được trái pháp luật. Vậy mỗi
cá nhân chúng ta tôn trọng pháp luật, có tính kỷ luật là đóng góp cho sự phát
triển chung của xã hội. Khi còn là HS trong nhà trường chúng ta phải tự giác rèn
luyện, góp phần nhỏ cho sự bình yên cho mỗi gia đình và xã hội.
6.5. Dặn dò:
- Các em về nhà học bài và làm bài tập phần còn lại trong sgk.
- Đọc và trả lời trước phần gợi ý trong sgk ở bài 6.

- Vẽ sơ đồ tư duy
- Vẽ tranh vui Chủ đề : “Vi phạm pháp luật và kỉ luật”

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan (thời gian 5 phút)( Giao cho 4 tổ,
thực hiện 2 tổ một phiếu gồm hai câu hỏi:
Khoanh vào đáp án mà em cho là đúng
Phiếu số 1:
7.1.1: Pháp luật là:
A. Qui định qui ước của cộng đồng
B. Qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc .
7.1.2: Kỉ luật do:
A. Do nhà nước ban hành.
B. Do tập thể cộng đồng đề ra
7.1.3 Pháp luật không xử lí những người nghiện và mại dâm vì đó chỉ là vi phạm
đạo đức.
A. Đúng
B. Sai
Phiếu số 2:
7.2.1: Kỉ luật là:
A. Qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc
B. Qui định qui ước của cộng đồng
7.2.2. Kỉ luật của nhà trường do:
10


A. Bộ giáo dục ban hành
B. Nhà trường đề ra
C. Nhà nước đề ra
7.2.3 Những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật không cần thiết

A. Đúng
B. Sai

8. Các sản phẩm của học sinh
- Kết quả thảo luận của 4 nhóm trong phần đặt vấn đề
- Kết quả thảo luận của 4 nhóm trong kiểm tra đánh giá
- Các bức tranh vui tự vẽ của học sinh (Mục đích phê phán)
- Sản phẩm vẽ sơ đồ tư duy của 4 nhóm học sinh trong lớp

11



×