Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

NỘI DUNG bồi DƯỠNG THÁNG 10, 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.79 KB, 5 trang )

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2:
THÁNG 10
I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN TRÊN TRANG MẠNG: TRƯỜNG HỌC
KẾT NỐI.
a) Địa chỉ website: Vào trang trườnghọckếtnối
b) Các bước đăng nhập:
- Dùng tên tài khoản và mật khẩu được cấp, đăng nhập vào hệ thống bằng cách
gõ tên tài khoản và mật khẩu vào 2 ô tương ứng trên website. Nếu việc đăng nhập
thành công, người dùng sẽ quan sát thấy khung "Thông tin cá nhân"
- Mọi thành viên thực hiện lần đăng nhập đầu tiên đều phải thực hiện các khai
báo thông tin cá nhân trước khi có thể sử dụng các chức năng khác của hệ thống.
- Kích chuột vào mục "Thông tin cá nhân", khi đó một màn hình mới xuất
hiện, trong đó chúng ta sẽ quan sát thấy "Bảng điều khiển".
- Tất cả các thành viên đều phải khai báo đầy đủ các mục:
+ Đổi mật khẩu: Thành viên có thể đổi lại mật khẩu để đảm bảo dễ nhớ cho bản
thân và an toàn;
+ Đổi email, số điện thoại, tài khoản: Hệ thống cho phép cập nhật lại email và
số điện thoại. Đặc biệt, hệ thống cho phép ta thay đổi tên Tài khoản MỘT LẦN DUY
NHẤT. Thành viên có thể lựa chọn tên Tài khoản dễ nhớ mà mình yêu thích để dùng
cho những lần đăng nhập sau;
+ Sửa thông tin cá nhân: điền đầy đủ thông tin và ấn nút ghi lại;
+ Đổi ảnh thẻ: Ảnh thẻ là một thông tin bắt buộc của hệ thống.
c) Quá trình học tập/sinh hoạt chuyên môn
Sau khi đã đăng kí thành công, giáo viên bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ học
tập/sinh hoạt chuyên môn. Trong quá trình học tập/sinh hoạt chuyên môn, giáo viên
cần thường xuyên xem thông báo chung của khóa học/chủ đề. Giáo viên sẽ nhận được
thông báo trong mục"Hoạt động - Thông báo". Giáo viên có quyền đặt câu hỏi để
trao đổi lại với giảng viên/ban tổ chức. Lưu ý rằng, trong thông báo chung, mọi giáo
viên tham gia khóa học/chủ đề đều có thể đọc được thông tin.
Giáo viên trong cùng một tổ/nhóm chuyên môn có thể trao đổi, thảo luận qua
mạng trong không gian "Thảo luận nhóm". Tại đây, giáo viên có thể trao đổi, chia sẻ


các ý tưởng và gửi cho nhau các sản phẩm hoạt động tổ/nhóm chuyên môn trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Thông tin thảo luận nhóm chỉ có các
thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn mới đọc được. Các thao tác cụ thể như sau:
1


+ Thảo luận trong nhóm: Các thành viên trong nhóm có thể thảo luận trực
tuyến. Những trao đổi này sẽ được giảng viên/ban tổ chức nhìn thấy, tham gia và hỗ
trợ cũng như điều hành hoạt động của nhóm.
+ Đặt câu hỏi cho giảng viên/ban tổ chức và thảo luận: Để gửi câu hỏi và trao
đổi giảng viên/ban tổ chức, giáo viên vào mục "Hỏi & Đáp" và upload câu hỏi lên hệ
thống. Giảng viên/ban tổ chứcsẽ nhận được câu hỏi và trao đổi riêng với từng học
sinh.
+ Nộp sản phẩm của nhóm: Sau quá trình làm việc, tổ trưởng/nhóm trưởng
chuyên môn hoàn thành sản phẩm của mình, đại diện cho nhóm gửi sản phẩm cho
giảng viên/ban tổ chức trong mục "Sản phẩm - Kết quả".
II. NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TỔNG THỂ
1. CT GDPT mới hướng tới phát triển những phẩm chất và năng lực nào cho học
sinh? Tại sao?
Khi xây dựng CT GDPT theo tiếp cận phát triển năng lực, mục tiêu giáo dục cần
được cụ thể hoá thành phẩm chất và năng lực cần hình thành cho học sinh, được thể
hiện dưới dạng yêu cầu cần đạt cụ thể cho từng cấp học. Năng lực bao gồm năng lực
chung và năng lực đặc thù môn học. Trong đó, năng lực chung được hình thành và
phát triển thông qua tất cả các lĩnh vực học tập, hoạt động giáo dục; năng lực đặc thù
môn học được hình thành và phát triển thông qua lĩnh vực học tập, môn học tương
ứng.
+ Các phẩm chất chủ yếu
- Sống yêu thương: là phẩm chất biểu hiện qua yêu Tổ quốc; yêu thiên nhiên;
nhân ái và khoan dung; giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình Việt Nam, các di sản
văn hóa của quê hương đất nước; tôn trọng các nền văn hóa trên thế giới.

- Sống tự chủ: là phẩm chất biểu hiện qua những đức tính như trung thực; tự
trọng; tự tin; tự chủ; chăm chỉ; ý chí, nghị lực vượt khó và tự hoàn thiện bản thân.
- Sống trách nhiệm: là phẩm chất biểu hiện qua sự tự nguyện làm tròn trách
nhiệm trong học tập và công việc, với tập thể và xã hội; chấp hành kỷ luật; tuân thủ
pháp luật; và có những hành động bảo vệ nội quy, pháp luật.
+ Các năng lực chung
- Tự học: là năng lực biểu hiện thông qua việc xác định đúng đắn mục tiêu học
tập; lập kế hoạch và thực hiện cách học; và đánh giá, điều chỉnh cách học nhằm tự học
và tự nghiên cứu một cách hiệu quả và có chất lượng.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: là năng lực biểu hiện thông qua việc phát hiện và
làm rõ được vấn đề; đề xuất, lựa chọn, thực hiện và đánh giá được các giải pháp giải
quyết vấn đề; nhận ra, hình thành và triển khai được các ý tưởng mới; và có tư duy
độc lập.

2


- Thẩm mỹ: là năng lực biểu hiện thông qua các hành vi nhận ra cái đẹp; diễn tả,
giao lưu thẩm mỹ; và tạo ra cái đẹp.
- Thể chất: là năng lực biểu hiện thông qua cuộc sống thích ứng và hài hòa với
môi trường; rèn luyện sức khỏe thể lực; và nâng cao sức khỏe tinh thần.
- Giao tiếp: là năng lực biểu hiện thông qua việc xác định mục đích giao tiếp; kỹ
năng thể hiện thái độ giao tiếp; lựa chọn và sử dụng phương thức giao tiếp dựa trên
nền tảng kỹ năng sử dụng tiếng Việt và ngoại ngữ.
- Hợp tác: là năng lực biểu hiện thông qua việc xác định mục đích và phương
thức hợp tác, trách nhiệm và hoạt động của bản thân trong quá trình hợp tác, nhu cầu
và khả năng của người hợp tác; tổ chức và thuyết phục người khác; đánh giá hoạt động
hợp tác.
- Tính toán: là năng lực biểu hiện thông qua khả năng sử dụng các phép tính và
đo lường cơ bản; sử dụng ngôn ngữ toán; và sử dụng các công cụ tính toán.

- Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): là năng lực biểu hiện thông
qua khả năng sử dụng và quản lí các phương tiện, công cụ của công nghệ kĩ thuật số;
nhận biết, ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức trong xã hội số hóa; phát hiện và giải
quyết vấn đề trong môi trường công nghệ tri thức; học tập, tự học với sự hỗ trợ của
ICT; và giao tiếp, hòa nhập và hợp tác trong môi trường ICT.
THÁNG 11:
I. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG TRONG GIỜ CHÀO CỜ
- Thời lượng: Đảm bảo 1 tiết học (45 phút)
- Thành phần: BGH, GV, HS tham gia.( 100%)
- Về nội dung: Phải được kiểm duyệt nội dung đánh giá, nhận xét tuần trước khi tiến
hành chào cờ.( Người báo cáo đánh giá công tác tuần nên là GV trực tuần vì GV
tham gia nhận xét, đánh giá, XL sẽ mang tính nghiêm túc hơn, hiệu qủa hơn, gây
được nhiều ảnh hưởng và mang tính chính xác hơn. GV trực tuần và đội cờ đỏ
phải thu thập được các hoạt động diễn ra trong tuần để viết báo cáo cho đảm bảo
tính chính xác. Báo cáo nên thông qua và thống nhất trước khi chào cờ)
- Sổ trực tuần theo học kỳ.(Lưu và có chữ ký của GV trực tuần, KT của BGH)
- Trang phục: + Học sinh: Đồng phục
+ GV : Lựa chọn trang phục lịch sự, trang nghiêm phù hợp với đơn
vị( Nên quy định chung trong nhà trường)
II. ĐỊNH HƯỚNG GIỜ SINH HOẠT LỚP
1. Tiến trình giờ sinh hoạt lớp
a) Hoạt động khởi động lớp học:
- Sau một tuần học căng thẳng, GVCN nên cho các em khởi động bằng một
tiết mục văn nghệ, hoặc khởi động thông qua một bức tranh minh họa, một mẩu
chuyện vui…
b) Tổng kết và đánh giá hoạt động trong tuần
3


- Đây là giờ sinh hoạt mà GVCN chỉ là người định hướng, cố vấn, giờ HS

thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá các hoạt động của cá nhân và tập thể trong suốt
tuần học.
- GVCN tiếp tục nắm bắt tình hình lớp, qua đó bổ sung thêm thông tin về sự
tiến bộ hoặc sa sút của mỗi HS trong lớp để động viên hay uốn nắn kịp thời.
- Lớp trưởng điều khiển hoạt động tổng kết lớp theo trình tự sau: (đối với lớp
6 GVCN có thể làm mẫu vài tuần đầu)
+ Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi thi đua của từng thành viên và cả tổ
trong tuần làm căn cứ xếp loại TĐ từng thành viên.
+ Lớp trưởng cho các bạn đóng góp ý kiến về các hoạt động của lớp: Phản
ánh đúng sai của quá trình theo dõi của các tổ; những trường hợp sai phạm chưa được
báo cáo và các cá nhân cần tuyên dương…
+ Cuối cùng, lớp trưởng tổng kết. Nội dung tổng kết cần nêu rõ những mặt
nổi bật và những khiếm khuyết của tập thể, cá nhân trong lớp, đề xuất tuyên dương cá
nhân điển hình của lớp cũng như đề xuất phê bình cá nhân vi phạm với GVCN. Đánh
giá, xếp loại thi đua cá nhân trong tuần (tháng).
c) Xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo
- Ở nội dung này, dựa trên sự định hướng trước của GVCN và nhiệm vụ đặt
ra của nhà trường, mục tiêu thi đua rèn luyện, lớp trưởng phác thảo kế hoạch thực hiện
bao gồm: Nhiệm vụ phải thực hiện, mục tiêu phân đấu đạt. Tập thể lớp trao đổi và đi
đến phương án thực hiện.
Hiệu quả của mỗi tuần phụ thuộc phần lớn vào kế hoạch đặt ra của tuần trước
đó. Kết thúc hoạt động này, lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
d) Giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét, đánh giá, nhắc nhở
- GVCN cần đánh giá góp ý phương pháp làm việc của cán bộ lớp, uốn nắn
điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.
- Cần phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các HS đã có sự cố gắng
phấn đấu trong tuần; Phê bình nhẹ nhàng nhưng cương quyết những cá nhân sai phạm,
chây lười, lơ là trong học tập và thiếu tính thần trách nhiệm với tập thể. Phát hiện và
ngăn chặn kịp thời hiện tượng HS cá biệt.
- Cũng rất quan trọng là thưởng, phạt công minh đảm bảo được tính thuyết

phục, thu hút và ràng buộc HS (có phần thưởng cho những cá nhân điển hình, có nhiều
thành tích trong tuần học). Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng
thời góp ý bổ sung kế hoạch hoạt động cho tuần học tiếp theo.
- Thông báo các khoản thu nộp.
e) Các hoạt động khác:
- Để tránh sự nhàm chán, căng thẳng của tiết SH, ngoài thái độ nhẹ nhàng,
GVCN cần định hướng cho lớp có những tiết mục văn nghệ thư giãn như: Hát, kể
chuyện vui, tấu hài, những trò chơi nho nhỏ…
2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ SHL
Đối với GVCN:
4


- Cần thu thập thông tin qua nhiều kênh thông tin khác nhau; rà soát nhiệm vụ
giáo dục của tháng, của tuần theo chủ đề; nắm bắt tình hình hoạt động và học tập của
toàn lớp trong tuần thông qua các nguồn: Sổ đầu bài, thầy cô bộ môn và cán bộ lớp.
- Cần nắm bắt và phân loại các thông tin trong giờ học và ngoài giờ học: Tiến
bộ, sa sút, HS yếu có cố gắng, HS thiếu tập trung… và việc thực hiện nội quy của cá
nhân học sinh cũng như của tập thể lớp.
- Trao đổi, định hướng trước với cán bộ lớp về nhiệm vụ của tiết sinh hoạt
chuẩn bị thực hiện và kế hoạch tuần học tiếp theo.
- GVCN phải nhiệt tình, năng động, ý thức được tầm quan trọng của tiết SHL.
GVCN cần phải gần gũi, thân thiện, coi các em như những người bạn để các em tin
tưởng có thể tâm sự, trao đổi, chia sẻ những tâm tư, tình cảm…
- Hình thức và nội dung tiết sinh hoạt cuối tuần cần phong phú và đa dạng;
tuỳ từng trường, từng địa phương có thể triển khai linh hoạt hơn để phù hợp với đặc
điểm của học sinh trường mình, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện.

5




×