Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án địa 7 tuần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.35 KB, 4 trang )

Ngày soạn: 21/08/2012
Ngày dạy: 23/08/2012
Phần I: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
Tiết: 1- Bài 1: DÂN SỐ
I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần nắm
1. Kiến thức:
- Khái niệm dân số và tháp tuổi.
- Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số.
- Hậu quả của sự gia tăng dân số ở các nước đang phát triển.
2. Kỹ năng, thái độ:
- Đọc biểu đồ tháp tuổi và biểu đồ gia tăng dân số
- Biết xây dựng tháp tuổi
- Giáo dục về dân số
II/ Phương tiện
- Tháp tuổi hình 1.1
- Biểu đồ gia tăng dân số Thế Giới từ đầu công nguyên đến năm 2050 (H1.2)
- Biểu đồ hình 1.3 và hình 1.4 .
III/ Tiến trình bài giảng
1. Ôn định tổ chức
2. Giới thiệu bài mới:
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS
Hoạt động 1: Dân số nguồn lao động
- Y/c HS đọc mục 1
+ Hãy cho biết kết quả điều tra dân số có tác
dụng gì? (Cho biết tình hình dân số và nguồn
lao động của 1 địa phương, 1 nước)
- Nhận xét-chốt ý-ghi bảng
- Yêu cầu HS nghiên cứu hình 1.1 / SGK /4 và
đánh số thứ tự 1,2,3,4 trên hình 1.1
+ Dựa vào kênh hình 1.1 SGK /4 hãy cho biết
tên, vị trí mang số 1,2,3,4 trên 2 tháp tuổi? (1:


độ tuổi-cột dọc, 2: Nam- trái 3: Nữ-phải, 4: số
dân (triệu người)-chiều ngang)
- Nhận xét, chốt ý
+ Tháp tuổi được chia thành mấy màu? ý nghĩa
của các màu nêu cụ thể. (Có 3 màu , mỗi màu
có độ tuổi khác nhau: Đáy tháp (xanh lá); Thân
(xanh dương): 15 –59; Đỉnh (cam): 60-100t:)
- Y/c HS đọc câu hỏi SGK , QS H1.1, gv chia 4
nhóm thảo luận
HS Thảo luận-đại diện trình bày-nhận xét, bổ

Nội dung cần ghi bảng
1. Dân số nguồn lao động:

- Các cuộc điều tra dân số cho
biết tình hình dân số, nguồn lao
động của 1 địa phương hay 1
quốc gia

-Tháp tuổi cho ta biết đặc điểm
cụ thể của dân số, giới tính độ
tuổi, nguồn lực lao động hiện tại
và tương lai của 1 địa phương


sung
+ Như vậy tháp tuổi giúp cho ta hiểu được đặc
điểm gì của DS? (Tháp tuổi cho biết các độ tuổi
của DS, số nam, nữ, số người …)
- Nhận xét-chốt ý-ghi bảng

Hoạt động 2: Dân số thế giới tăng nhanh
trong thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX
- Y/c đọc mục 2 ; quan sát hình 1, 2
+ Cho biết tình hình tăng dân số thế giới từ đầu
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? (Dân số tăng quá
nhanh)
+ Khoảng cách rộng hẹp các năm 1950, 1980 và
2000 có ý nghĩa gì?
- Nhận xét, giải thích: tỉ lệ tăng dân số tự nhiên
và cơ giới?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến dân số tăng nhanh?
Hoạt động 3: Sự bùng nổ dân số
- Y/c đọc mục 3; quan sát hình 1.3; 1.4
- Y/c thảo luận theo cặp
+ Bùng nổ DS TG xảy ra ở các nứơc thuộc châu
lục nào? Nêu nguyên nhân
+ Cho biềt tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm
của DS TG nơi có bùng nổ DS? (Thảo luận-đại
diện trình bày-nhận xét, bổ sung)
- Nhận xét-ghi bảng
+ Nêu hậu quả của sự gia tăng dân số? (Hậu quả
K/tế-XH phát triển chậm)
+ Theo em làm thế nào để giảm tỉ lệ gia tăng
dân số ở các nước đang phát triển? (chính sách
dân số hợp lí để khắc phục bùng nổ dân số)
- Nhận xét-ghi bảng-liên hệ vấn đề gia tăng dân
số của Việt Nam hiện nay và những chính sách
về dân số.
- Giáo dục về dân số


2. Dân số thế giới tăng nhanh
trong thế kỉ XIX và đầu thế kỉ
XX
- Dân số thế giới tăng nhanh nhờ
tiến bộ trong lĩnh vực K/tế-XHYT
- Nguyên nhân do chưa có chính
sách dân số hợp lí

3. Sự bùng nổ dân số:
- Sự gia tăng dân số thế giới
không đồng đều
- Dân số các nước phát triển
đang giảm, bùng nổ dân số ở các
nước đang phát triển.bùng nổ dân
số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng tự
nhiên trên 2,1%
- Nguyên nhân: Do cuộc cách
mạng KHKT phát triển trong
nông nghiệp, công nghiệp y tế.
- Hậu quả: K/tế-XH phát triển
chậm,đời sống của nhân dân gặp
khó khăn, ô nhiễm môi trường, tệ
nạn xã hội..
- Các nước đang phát triển cần
có chính sách dân số hợp lí để
khắc phục bùng nổ dân số

3. Củng cố
+ Tháp tuổi cho ta biết điều gì về dân số?
+ Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân? Hậu quả? Cách

khắc phục.
4. Dặn dò: - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Làm bài tập 2 SGK
- Chuẩn bị: “Sự phân bố dân cư các chủng tộc trên thế giới”
Ngày soạn: 22 /08/ 2012


Ngày dạy:24/ 08/ 2012
Tiết: 2
Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần nắm
1. Kiến thức:
- Biết được sự phân bố dân cư không đều và những vùng đông dân trên Thế
giới.
- Nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của 3 chủng tộc chính trên Thế giới.
2. Kỹ năng, thái độ:
- Rèn luyện KN đọc B/đồ phân bố D/cư
- Nhận biết được 3 chủng tộc chính trên TG qua ảnh và qua thực tế
- Các chủng tộc đều bình đẳng như nhau.
II/ Phương tiện
- BĐ tự nhiên (ĐH) Tg giúp cho HS đối chiếu với BĐ 2.1 nhằm giải thích
vùng đông dân, vùng thưa dân trên TG.
- Tranh ảnh các chủng tộc trên TG.
III/ Tiến trình bài giảng
1. Ôn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tháp tuổi cho chúng ta biết những đặc điểm gì của DS.
- BNDS xảy ra khi nào ? Nêu nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết?
2. Giới thiệu bài mới:
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS

Hoạt động 1: Sự phân bố dân cư
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ 2.1
+ Những khu vực tập trung đông dân?
(Đông CT Bắc, ĐN Braxin, ĐB Hoa Kì,
Tây và Tây Âu, Trung Đông, Tây Phi,
Nam Á, ĐNÁ)
+ 2 khu vực có MĐDS cao nhất? (Nam
Á và Đông Nam Á)
+ Qua phân tích biểu đồ các em có nhận
xét gì về sự phân bố DC trên TG? (Phân
bố không đồng đều)
+ Nguyên nhân của sự phân bố DC
không đều? (Nơi có điều kiện sống và
giao thông thuận tiện…)
- Nhận xet-chốt ý-ghi bảng.
+ Mật độ dân số là gì? (Số người TB
sống trên 1 km2

Nội dung cần ghi bảng
1. Sự phân bố dân cư:
a. Dân cư: phân bố không đồng đều.
- Những nôi đông dân: nơi có điều kiện
sống và GT thuận lợi như đồng bằng,
hoặc những vùng có khí hậu ấm áp.
- Những nơi thưa dân: vùng núi, vùng
sâu vùng xa.

b. MĐ dân số:
-Là số dân trung bình sinh sống trên một
đơn vị diện tích lãnh thổ(người/1km²).

-MDDS=Dân số:Diện tích (ĐV:người


- Nêu công thức tính MĐDS ở 1 nơi?

/km2)

Hoạt động 2: Các chủng tộc
- Hướng dẫn HS tra cứu bảng thuật ngữ:
“chủng tộc” (Tra cứu, giải thích)
+ Trên TG có mấy chủng tộc chính? (Có
3 chủng tộc chính)
+ Căn cứ vào đâu người ta chia dân cư
TG thành 3 chủng tộc chính? (Căn cứ
vào hình thái bên ngoài: da, tóc, mắt…)

2. Các chủng tộc:

- Quan sát hình 2.2 cho biết :
+ Dựa vào hình vẽ mô tả hình dạng bên
ngoài của từng chủng tộc? (Quan sát –
mô tả – nhận xét bổ sung)
- Chốt ý-ghi bảng:
- Mở rộng: Trước kia có sự phân biệt
chủng tộc gay gắt giữa chủng tộc da
trắng và da đen . Ngày nay 3 chủng tộc
đã chung sống và làm việc bình đẳng
như nhau.

- Dựa vào hình thái bên ngoài (màu da,

tóc, mắt, mũi) dân cư thế giới chia thành
3 chủng tộc chính là :
+ Mongoloit (Châu Á)
+ Nêgroit (Châu Phi )
+ Ơropeoit ( Châu Âu)

4. Củng cố
- DS trên TG thường sinh sống chủ yếu ở những khu vực nào? Tại sao?
- Căn cứ vào đâu người ta chia DC trên TG ra thành các chủng tộc? Các chủng
tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu?
5. Dặn dò:
- Làm BT 2 SGK
- Đọc trước bài 3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×