Ngày soạn :02/10/2012
Ngày giảng: 04/10/2012
Tiết 13:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu : Thông qua tiết ôn tập nhằm giúp :
Hs củng cố và khắc sâu được các kiến thức đã học. Trên cơ sở đó học sinh có khả
năng vận dụng vào thực tế sản xuất
II. Chuẩn bị.
- Gv : Hệ thống câu hỏi
- Hs : Học bài và trả lời các câu hỏi mà giáo viên đề ra.
III. Tiến trình lên lớp
1. Tổ chức ổn định lớp
2. Tiến hành ôn tập :
Gv : Đọc câu hỏi cho Hs chép vào vở :
Câu 1 : Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt ?
Câu 2 : Nêu vai trò và sử dụng phân bón trong nông nghiệp ?
Câu 3 : Đất trồng là gì ? Trình bày thành phần và tính chất của đất trồng ?
Câu 4 : Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng ?
Câu 5 : Trình bày khái niệm sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ ?
Câu 6 : Giải thích tại sao biện pháp canh tác và sử dụng chống sâu bệnh để phòng trừ
sâu bệnh hại lại ít tốn công và dễ thực hiện, chi phí ít nhưng mang lại hiệu quả cao ?
Câu 7 : Nêu tác dụng làm đất và bón phân lót đối với cây trồng ?
Câu 8 : Tại sao phải tiến hành kiểm tra xử lý hạt giống khi gieo trồng cây nông
nghiệp ?
Câu 9 : Nêu ưu điểm và nhược điểm của phương pháp gieo trồng bằng hạt và trồng cây
con ?
Câu 10 : Nêu tác dụng của công việc chăm sóc đối với cây trồng ? Giải thích câu tục
ngữ : Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn ?
Câu 11 : Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng với thời vụ, bảo quản và chế biến
kịp thời đối với nông sản. Liên hệ ở địa phương em đã thực hiện như thế nào ?
Câu 12 : Nêu ảnh hưởng của phân bón đến môi trường và sinh thái ?
Câu 13 : Nêu tác hại của thuốc hoá học trừ sâu bệnh đối với môi trường, con người và
các sinh vật khác ?
Hs : chép vào vở .
Gv : Yêu cầu hs nghiên cứu trong vòng 10 phút.
Gv : Sau đó gọi học sinh lên trả lời từng câu hỏi.
3. Kết thúc tiết ôn tập.
Gv : nhận xét về về buổi ôn tập.
4. Hướng dẫn học ở nhà .
- Hs : Về ôn tập lại kiến thức để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn:03/10/2012
Ngày giảng: 05/10/2012
Tiết14:
KỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu : qua tiết kiểm tra :
Hs nắm đueợc các kiến thức về giống cây trồng quan trọng như thế nào là cách tạo
giống cây trồng ? So sánh được các cách tạo giống vô tính ? Khả năng giữ nước và
chất dinh dưỡng của các loại đất.
- Rèn luyện tính tự giác làm bài của học sinh và tính cẩn thận chu đáo.
II. Chuẩn bị.
- Gv : Ra đề, đánh máy và pho tô, đáp án và biểu chấm.
- Hs : Ôn tập – học thuộc các kiến thức trọng tâm và các dụng cụ học tập để làm bài.
III.Tiến trình lên lớp
1. Tổ chức ổn định lớp.
2. Đề bài :
A . PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ ….
A - Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của …………………….., tốt,
………………………... trung bình …………………………….. kém.
B – Dùng biện pháp thâm canh tăng vụ nhằm mục đích ………………....
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………
C – Cày sâu bừa kỹ, bón phân hữu cơ nhằm mục đích
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước kết quả đúng: Khô dầu dừa thuộc nhóm
phân:
A –Phân hữu cơ.
C – Phân vi sinh.
B – Phân vô cơ.
D- Cả 3 loại trên.
B – PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Nêu vai trò của giống cây trồng?
Câu 2: Có mấy cách để sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính? Nêu ưu
nhược điểm cơ bản của các phương pháp đó ?
3. Đáp án và biểu điểm.
A. Trắc nghiệm : 4 điểm.
Câu 1 : …… đất sét ….. đất thịt …. đất cát. (3 điểm).
Câu 2 : A . (1 điểm).
B. Phần tự luận
Câu 1 : Vai trò của cây giống là : (3 điểm)
- Tăng năng suất cây trồng.
- Tăng chất lượng nông sản.
- Tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.
Câu 2 : (3 điểm ) Sản xuất cầy trồng bằng nhân giống vô tính có các phương pháp sau
:
- Giâm cành : Từ 1 đoạn cành cắt rời khỏi thân mẹ đem giâm vào cát ẩm sau 1 thời
gian từ cành giâm hình thành rễ.
+ Ưu điểm : dễ làm
+ Nhược điểm : Hiệu quả không cao.
- Ghép mắt ( Ghép cành ) : Lấy mắt ghép (cành ghép) ghép vào một cây khác ( gốc
ghép).
+ Ưu điểm :
+ Nhược điểm : Khó thực hiện, hiệu quả củng không cao.
- Chiết cành : Bóc 1 khoanh vỏ của của cành sau đó bó đất lại khi cành đã ra rễ thì cắt
cành khỏi mẹ và trồng xuống đất.
+ Ưu điểm : Dễ làm.
+ Nhược điểm : Hiệu quả cao.
3. Giáo viên nhận xét giờ kiểm tra, thu bài về nhà chấm.