Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án công nghệ 7 tuần 20,21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.66 KB, 4 trang )

Ngày soạn :02/01/2013
Ngày giảng :04/01/2013
TIẾT 38
THỨC ĂN VẬT NUÔI
I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh phải :
1. Kiến thức
- Biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi.
- Biết được thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận biết, quan sát một số loại thức ăn vật nuôi
3. Thái độ
- Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.
II. Công tác chuẩn bị.
- Tranh vẽ 63, 64 sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp.
2. Bài mới
Hoạt động của Gv, Hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc thức ăn vật nuôi
- Hãy quan sát hình vẽ và cho biết các loại I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
vật nuôi đang ăn những thức ăn gì?
1. Thức ăn vật nuôi.
-? Tại sao bò ăn được rơm rạ và lợn lại Là những thứ vật nuôi ăn được và phù hợp
không ăn được rơm ?
với đặc điểm sinh lí tiêu hoá của vật nuôi.
Hs : trả lời câu hỏi.
? Vậy thế nào là thức ăn vật nuôi ?
? Em hãy kể các loại thức ăn vật nuôi mà


vật nuôi ăn ?
Gv: Các loại thức ăn này có nguồn gốc từ
đâu.
Gv: yêu cầu hs quan sát tranh vẽ 64 và
tìm nguồn gốc của từng loại thức ăn rồi
xếp chúng 1 trong 3 loại sau : thực vật,
động vật, chất khoáng.
- Vậy thức ăn có nguồn gốc từ đâu ?
2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực
vật, động vật và chất khoáng.
Hoạt động 2 :

Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.


Gv: Giới thiệu thành phần dinh dưỡng của II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật
một số loại thức ăn vật nuôi
nuôi.
- Có mấy loại thức ăn?
- Trong thức ăn có những loại chất dinh
dưỡng nào?
- Thức ăn thực vật chứa nhiều loại chất
dinh dưỡng nào?
- Trong các loại thức ăn đều chứa chất
dinh dưỡng nào?
- Những loại thứac ăn nào mà lại chứa
nhiều nước ( rau xanh, củ quả)?
- Thức ăn nào chứa nhiều Gluxit?
- Thức ăn nào chứa nhiều Protein?

Gv: Giới thiệu h 65: 5 biểu thị hàm lượng
nước và chất khô ( Protein, gluxit, lipit,
chất khoáng) tương ứng với mỗi loại thức
ăn ở bảng.
- Hãy điền tên các loại thức ăn tương ứng
với mỗi hình trên.
- Các loại thức ăn vật nuôi đều có thành
Gv: Nêu câu hỏi để tổng kết bài.
phần dinh dưỡng như sau: Protein, Gluxit,
- Thức ăn vật nuôi có thành phần dinh chất khoáng và vitamin, nước.
dưỡng như thế nào ?
4. Củng cố
- Giáo viên: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài học.
- Gọi 2 – 3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
- Gv: Cho học sinh đọc phần: Có thể em chưa biết
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài học.
- Xem trước bài 38


Ngày soạn : 09/01/2013
Ngày giảng :11/01/2013
Tiết 39
VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI
I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh phải :
1. Kiến thức
- Hiểu được vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích
3. Thái độ

- Giáo dục cho HS ý thức giữ gìn, bảo vệ thức ăn cho vật nuôi.
II. Công tác chuẩn bị.
- Bảng tóm tắt sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn. Sơ đồ tóm tắt về vai trò các chất dinh dưỡng
trong thức ăn :
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Thức ăn vật nuôi là gì ? Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi ?
- Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào ?
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv, Hs

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự tiêu hoá thức ăn
Gv : Dùng bảng tóm tắt về sự tiêu hoá và
hấp thụ thức ăn để hướng dẫn học sinh
tìm hiểu.
- Từng thành phần dinh dưỡng của thức ăn
sau khi tiêu hoá được cơ thể hấp thụ theo
dạng nào ?
Gv : Yêu cầu học sinh dựa vào bảng trên
điền vào bảng trên em hãy điền vào chổ
trống các câu hỏi ở sách giáo khoa.
Hs : Lên bảng điền, cả lớp ghi vào vở bài
tập

I. Thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế
nào ?
1. Hãy đọc, hiểu bảng tóm tắt về sự tiêu hoá và

hấp thụ thức ăn sau :
Nước, axit amin, glyxêrin và axit béo, đường
đơn, i on khoáng, vita min.
2. Em hãy dựa vào bảng trên, điền vào chổ
trống của các câu dưới đây có trong vở bài tập
để thấy được kết quả của sự tiêu hoá thức ăn :
Axit amin, glyxêrin và axit béo, gluxit, ion
khoáng.

Hoạt động 2:Tìm hiểu về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật
nuôi


- Nhắc lại những kiến thức đã học về vai
trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn
đối với cơ thể người?
- Từ các vai trò của các chất dinh dưỡng
đối với người, hãy cho biết protein, gluxit,
lipit, chất khoáng, vitamin, nước có vai trò
gì đối với cơ thể vật nuôi?
Gv: Các chức năng làm tăng kích thước
làm tái tạo tế bào đã chết, tạo ra năng
lượng, tăng sức đề kháng cơ thể của các
chất dinh dưỡng trong thức ăn chính là tạo
ra các dạng sản phẩm chăn nuôi khác nhau
như: Thịt, trứng, sữa.
Gv: Treo sơ đồ về vai trò của các chất
dinh dưỡng trong thức ăn sau khi tiêu hoá.
Gv: Yêu cầu học sinh quan sát bảng rồi
làm bài tập điều khuyết đơn giản về vai

trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
Gv: Chia lớp thành các nhóm trả lời câu
hỏi.
Hs: Đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi.

II. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức
ăn đối với vật nuôi.
+ Tạo ra năng lượng cho cơ thể để làm việc
như: Cày, kéo và các hoạt động khác của cơ
thể.
+ Cung cấp các chất dinh dưỡng để tạo ra các
sản phẩm chăn nuôi như: Thịt, trứng, sữa, lông,
da, sừng…
+ Năng lượng, các chất dinh dưỡng, gia cầm

4. Củng cố
- Giáo viên: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài học.
- Gọi 2 – 3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
- Trả lời câu hỏi 1,2
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Trả lời các câu hỏi còn lại.
- Đọc trước bài 39 SGK



×