Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

bài tiểu luận về chuỗi cung ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.91 KB, 14 trang )

BÀI TIỂU LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
I. Khái niệm, bản chất chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tham gia một cách
trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng thể hiện sự dịch chuyển
nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình tổ chức từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối
cùng.
Liên kết trong các tác nhân khác nhau để đưa sản phẩm hàng hóa từ người sản xuất đến
người tiêu dùng cuối cùng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho tất cả các tác nhân.
II. Yêu cầu chuỗi cung ứng
- Phải nhất quán có thể chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi về những điều
liên quan. Dự báo nhu cầu các kế hoạch sản xuất thay đổi về công suất các chiến lược
maketing mới.
- Phải đảm bảo các tác nhân có thể tự do tham gia quyết định hay rời bỏ chuỗi cung.
- Giảm chi phí nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật thông tin. Phải
trung thực và phải chính xác giữa thành viên.
- Thành viên được trang bị những kĩ năng cần thiết về chức năng của chuỗi.
- Dòng dịch chuyển nguyên vật liệu hay sản phẩm của các tác nhân phải luôn suôn sẻ
không gặp trở ngại.
III. Lợi ích của chuỗi cung ứng
- Khỏa lấp khoảng trống giữa nguồn cung với nhu cầu cuối cùng.
- Thông qua việc tập trung hoạt động sản xuất nhà sản xuất hưởng lợi từ kinh tế nhờ quy
mô.
- Giảm lưu kho.
- Mạng lưới hậu cần
- Cung cấp nhanh chóng đến tay người tiêu dùng tiết kiệm thời gian
- Giảm lượng công việc cần quản lý trong mỗi mắt xích chuỗi cung ứng.
- Tăng sự cạnh trang nâng cao cơ sở vật chất hệ thống thông tin chất lượng sản phẩm
trong doanh nghiệp
IV. Vai trò của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng có sức tác động lớn sẽ chiếm lĩnh thị trường và sự tín nhiệm của khách
hàng, tạo nên giá trị cổ đông, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa cho doanh nghiệp.


Thêm vào đó, trong môi trường kinh doanh hiện nay, chuỗi cung ứng là một trong những
nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành.
Khi đáp ứng sản phẩm dịch vụ khách hàng quan tâm thì doanh nghiệp phải chú trọng hơn
nữa đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế và đóng gói sản phẩm dịch vụ
1


của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển bảo quản sản phẩm hoàn thành và những điều mà
người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng thực sự yêu cầu

2


V. Một số mô hình chuỗi cung ứng
1. Mô hình chuỗi cung ứng CocaCola hiện nay

CÁC TÁC NHÂN THAM GIA CHUỖI
Các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng gồm có: nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà
bán lẻ, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Mỗi thành phần tham gia có nhiệm vụ khác
nhau nhưng có sự liên kết chặt chẽ thành một chuỗi không thể tách rời.
• Nhà cung cấp
• Vật liệu thô:
- Nước bão hòa CO2:
+ Làm sản phẩm hấp dẫn hơn
+ Có tác dụng như chất bảo quản
+ Phản ứng lên men của các nhà máy sản xuất cồn, bia.
+ Đốt cháy dầu do với chất trung là (MEA) monoethanol amine
- Đường:
+ Tạo vị cho sản phẩm
+ Chiếm 10-14% thành phần lon nước

+ Nhà máy đường KCP.
- Màu thực phẩm:
+ Màu nâu caramel từ đường nấu chảy hay chất hóa học amoniac
+ Làm cho màu nước bắt mắt hơn
- Chất tạo độ chua:
+ Tạo hương vị cho sản phẩm
+ Chất bảo quản - kí hiệu E330
- Caffein:
+ Kích thích vị giác và tinh thần
+ Hạt cola, lá trà, cà phê, hạt caffein nhân tạo, chứa 35-38mg
3




Vật liệu:
- Lá coca
- Vỏ chai
- Thùng giấy.
- Các công ty cung cấp nguyên vật liệu cho Coca-Cola:
Công ty stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá coca để dùng cho
sản xuất nước Coke.
Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging (Việt Nam) cung cấp vỏ chai chất
lượng cao cho Coca-Cola.
Công ty chế biến stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty coca cola. Công
ty stepan chuyên thu mua và chế biến lá coca dùng để sản xuất nước coca cola.
Công ty cổ phần Biên Hòa vỡi cung cấp các thùng carton hộp giấy ao cấp để bảo quản và
tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát Coca-Cola Việt Nam.
• Nhà sản xuất
Là nhà tạo ra sản phẩm, giúp cho các yếu tố đầu vào tự nhiên trở thành những sản phẩm

có thể đáp ứng được những nhu cầu và ước muốn của con người. Công ty Coca-Cola nói
chung được chia làm hai bộ phận, hai hoạt động riêng biệt:
TCC (The Coca Cola Company): chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt Coca
Cola cho các nhà máy mà chịu trách nhiệm khuếch trương và quản lý thương hiệu.
TCB ( The Coca Cola Bottler) : chịu trách nhiệm sản xuất , dự trữ kho bãi, phân phối và
cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola. Điều đó có nghĩa là TCB chịu trách nhiệm về
chữ P thứ 3 (Place) còn TCC chịu trách nhiệm 3 chữ P còn lại (Price, Product, Promotion)
và mô hình này được áp dụng như nhau trên toàn Thế giới, trong đó có Việt Nam.
• Nhà phân phối
Những năm qua hoạt động Coca-Cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản phẩm của Coca-Cola
đạt được mức tăng trưởng cao. Hiện có 50 nhà phân phối lớn, 1500 nhân viên, hàng nghìn
đại lý phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.
Nói chung thị trường nước giải khát ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanh khoảng 15% một
năm. Riêng Coca-Cola có mức tăng trưởng nhanh hơn.
Sản phẩm của Coca-Cola được sản xuất ở 3 nhà máy lớn đặt tại TP Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng và Hà Nội. Với 3 nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty mở rộng mạng lưới
phân phối ở ba miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu vực này. Đối với
nước giải khát, khâu phân phối là rất quan trọng. Việc Pepsi vào thị trường Việt Nam trước
nên nắm giữ nhiều thị phần hơn Coca-Cola. Vì thế Coca-Cola vẫn phải mở rộng các đại lý
phân phối thông qua các đại lý, các quán cafe, nước giải khát nhà hàng,... Thu hút các đại lý
bằng các hoạt động hỗ trợ các đại lý như: tặng dù, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính.
Trên thế giới có khoảng 14 triệu điểm phân phối sản phẩm Coca-Cola và mỗi ngày trên
thế giới có khoảng 1 tỷ suất Coca-Cola được tiêu thụ. Tại BIG C nếu đặt chân vào gian hàng
bày bán nước giải khát, bạn sẽ thấy sự hiện hữu của sản phẩm Coca-Cola với những vị trí
bày bán rất có lợi thế. Sản phẩm Coca-Cola bao giờ cũng được đặt bày ngang tầm mắt hoặc
4


ngay trước và giữa hành lang hay ở những nơi bắt mắt nhất. Tất nhiên để có được vị trí ưu
thế như vậy, Coca-Cola cũng phải bỏ ra chi phí không nhỏ chút nào.

• Nhà bán lẻ
Bao gồm các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng của các hộ
gia đình. Nhà bán lẻ cũng tham gia vào tất cả các dòng chảy rong kênh và thực hiện các
công việc phân phối cơ bản. Mặc dù là trung gian cấp 2 của công ty nhưng các nhà bán lẻ
vẫn chịu sự giám sát từ công ty. Các cam kết, thỏa thuận từ Coca Cola với các nhà bán lẻ có
thể là trực tiếp hặc thông qua các nhà bán buôn nhưng đều phải thực hiện chặt chẽ và tuân
theo quy định có sẵn (lượng đặt hàng của nhà bán lẻ trong kênh 2 phải lớn hơn 1 két).
Nhà bán lẻ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng, vì vậy họ hiểu rõ
hơn ai hết nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Nhà bán lẻ thường tập trung vào hành vi
mua hàng của mọi người và đã tìm thấy những cách để hoàn thiện hơn kinh nghiệm về
những người ghé thăm các cửa hàng của họ. Gần đây Coca Cola đã hợp sức với các nhà bán
lẻ nhằm tạo ra các chương trình tập trung vào người tiêu dùng trong vai trò đi mua hàng
(như: các đợt khuyến mãi, giảm giá chỉ dành riêng cho một nhà bán lẻ nhất định, hình thức
khuyến mãi cũng được xét tùy thuộc vào đặc điểm của khách hàng tại nơi đó,…) Đa số các
nhà bán lẻ của Coca Cola có hệ thống phân phối rất phong phú và đa dạng, không chỉ phân
phối hàng của Coca Cola mà nhiều khi còn là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Do mục đích
của hai bên là khác nhau, khi mà công ty thì muốn giới thiệu sản phẩm của mình một cách
hiệu quả nhất và có không gian trưng bày ở vị trí đẹp nhất, họ chỉ cần biết làm thế nào để
bán được nhiều hàng, thu được nhiều tiền, có nhiều không gian để giới thiệu những mặt
hàng khác.
• Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là cá nhân, tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho đời sống và chức
năng tồn tại của mình. Là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của Coca Cola. Họ tạo
nên thị trường mục tiêu của công ty và nó được đáp ứng bởi các thành viên khác của kênh
như nhà bán buôn, nhà bán lẻ,… và chính họ cũng là người ảnh hưởng trực tiếp đến doanh
số của các thành viên kênh, của nhà sản xuất. Một sự thay đổi trong hành vi mua, trong nhu
cầu của người tiêu dùng cuối cùng cũng đủ đưa doanh nghiệp tới bờ vực thẳm. Dẫn chứng
xác thực khi mà hiện nay thị hiếu của người tiêu dùng đối với nước giải khát có gas nói
chung và đối với Coca Cola nói riêng đang dần thay đổi do nhiều tác động của môi trường.
Chính điều này đã làm doanh thu của Coca Cola sụt giảm đáng kể, gây không ít khó khăn

cho công ty.
 Ưu điểm
-Coca-Cola Việt Nam đã xây dựng một chuỗi cung ứng thành công.
Mặc dù vào thị trường Việt Nam sau Pepsi nhưng công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam đã
xây dựng rất tốt chuỗi cung ứng của mình.
5


Điều đó được minh chứng bởi sản lượng tiêu thụ sản phẩm Coca-Cola đứng nhất nhì
trong thị trường giải khát của Việt Nam. Vào Việt Nam với những thiếu thốn về cơ sở vật
chất kỹ thuật cũng như sự nghèo nàn lạc hậu nhưng Coca-Cola Việt Nam cũng từng bước
khắc phục khó khăn để phát triển một cách lớn mạnh và chiếm được sự tin yêu của người
tiêu dùng Việt Nam.
Có được thành quả trên nhờ vào sự vận dụng, quản lý tốt của chuỗi cung ứng. Thực hiện
đổi mới một cách đồng bộ, thống nhất. Để có được những chiến lược kinh doanh lâu dài như
vậy đòi hỏi sự ăn ý và hợp tác một cách tối ưu giữa các khâu trong chuỗi cung ứng như: nhà
cung cấp vật liệu, doanh nghiệp, vận chuyển kho bãi, các nhà phân phối, bán buôn, bán lẻ,…
và nhiều yếu tố khác.
-Nắm bắt, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy.
Nắm bắt và xử lý thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng có thành công và trơn chu được hay không phụ thuộc vào sự tương tác về
thông tin của các thành viên trong chuỗi
Trong cuộc đấu giữa Coca-Cola và Pepsi để giữ vững thị phần của mình thì các bộ phận
trong chuỗi cung ứng của Coca-Cola đã phối hợp rất nhịp nhàng để có thể đáp trả lại các
hành động của Pepsi trên thị trường.
Để làm được điều này đòi hỏi họ phải thiết lập mạng lưới thông tin xuyên suốt, chính xác
và nhanh nhạy.
-Tận dụng tối đa mọi nguồn cung trong chuỗi cung ứng.
Đó là nguồn cung về nguyên liệu nhiên liệu giá rẻ và sẵn có. Nguồn cung lao động dồi
dào và có tay nghề cao, người lao động cần cù chịu khó, sáng tạo,…

-Quản lý và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
Để doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả thì việc lên kế hoạch sản xuất kinh
doanh là điều tối quan trọng
Đóng góp vào sự thành công của Coca-Cola không thể không nói tới những kế hoạch sản
xuất kinh doanh của công ty. Đó là những tiền đề cơ bản để công ty có thể đứng vững trên
thị trường cũng như chủ động trong sản xuất kinh doanh và vận hành chuỗi cung ứng của
mình. Nhờ có kế hoạch kinh doanh dài hạn mà Coca-Cola có thể tận dụng được mọi nguồn
lực về dự trữ nguyên vật liệu, quản lý tài chính chặt chẽ để có thể đầu tư một cách hiệu quả
nhất. Chính sách kinh doanh giúp điều tiết cung cầu trên thị trường đáp ứng mong mỏi của
người tiêu dùng. Hạn chế những rủi ro không những cho doanh nghiệp mà cho toàn bộ chuỗi
cung ứng.
-Phát triển quan hệ khách hàng và quản lý tốt nhân sự cũng là một thành công của CocaCola
Mặc dù có mặt ở Việt Nam sau Pepsi nhưng Coca-Cola Việt Nam đã không ngừng mở
rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng.
Coca-Cola dần dần đã chiếm được vị thế rất lớn trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
Trở thành sản phẩm quen thuộc đối với cuộc sống của từng cá nhân và từng gia đình Việt.
6


Để có được thành công ấy, Coca-Cola đã không ngừng tung ra các chiêu quảng cáo, tiếp
thị đặc sắc phù hợp với nét văn hóa người Việt. Cùng với một loạt các chương trình khuyến
mại, giảm giá...hấp dẫn.
 Nhược điểm
-Chưa có sự liên kết rõ ràng giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗi cung ứng
Đó là tình trạng chung của nhiều chuỗi cung ứng và rất tiếc Coca-Cola Việt Nam cũng
mắc phải tình trạng này. Họ chưa thống nhất được thông tin giữa các yêu tố trong chuỗi cung
ứng với nhau và chưa thật sự liên kết một cách chặt chẽ dẫn đến những bất đồng quan điểm,
lợi ích. Điểm hình là vụ Coca-Cola Việt Nam kiện các đại lý của mình năm 2005.
Coca-Cola thu hút các đại lý độc quyền bằng những chính sác ưu đãi hấp dẫn, tạo sự gắn
bó giữa công ty và đại lý: Các đại lý không được bán các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh,

bù lại Coca-Cola sẽ trả cho các đại lý chiết khấu độc quyền 1.000đồng/két.
Nhưng trong quá trình giao nhận hàng, việc ghi hóa đơn rất sơ sài. Các đại lý hầu như
không có một giấy tờ nào có giá trị pháp lý để ràng buộc. Ngược lại, công ty căn cứ vào giấy
xác nhận công nợ kiện theo chủ dân sự. Chỉ riêng 10 đại lý đang là bị đơn trong các vụ kiện
đòi nợ của Coca-Cola mà TAND TPHCM đang thụ lý giải quyết, số tiền nợ hàng tháng đã
lên đến gần 6 tỷ đồng., chưa kể lãi xuất quá hạn và gần 70.000 két vỏ chai quy thành tiền.
Vụ việc này đã gây ra không ít tổn hại cho Coca-Cola Việt Nam và làm mất đi hình
tượng của Coca-Cola trong lòng những người tiêu dùng.
-Phát triển và quản lý nhân sự chưa thật sự mang lại hiệu quả tối ưu.
Cuộc chiến giữa Coca Cola và Pepsi là một ví dụ minh chứng rõ ràng cho nhận định trên.
Trên thị trường tiêu thụ toàn cầu thì lượng tiêu thụ của Coca-Cola bao giờ cũng nhỉnh
hơn Pepsi nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Tại sao lại như vậy?
Trên “sân chơi” toàn cầu, Coca-Cola chiếm thế “thượng phong” so với Pepsi nhờ chiến
lược tiếp thị và quảng cáo của họ. Riêng thị trường Việt Nam, Pepsi không những có được
hệ thống phân phối tốt trên toàn xứ Việt Nam (nhờ tới trước) mà họ còn có được những nhà
quản lý và điều hành giỏi có thể ví như những “tướng quân”.
-Các khâu vận chuyển kho bãi, bảo quản, quản lý cũng như giám sát sản xuất chưa có sự
thống nhất chặt chẽ về quản trị cung ứng
Do chưa thực hiện tốt công tác vận chuyển và kho bãi đã dẫn tới một số sản phẩm của
Coca-Cola bị khách hàng phàn nàn chưa hết hạn sử dụng đã bị mốc hỏng. Có thể nguyên
nhân do vỏ chai bị hở trong quá trình vận chuyển.
Công tác giám sát sản xuất không tốt dẫn tới lỗi trong các sản phẩm như xuất hiện pin
trong nước Coca-Cola.
Điều này cho thấy sự thiếu lien kết giữa doanh nghiệp sản xuất với các nhà phân phối,
các đại lý của mình mới để xảy ra hiện tượng đáng tiếc, sản phẩm đến tay người tiêu dùng
mang những lỗi không thể chối cãi được.
-Các mắt xích trong chuỗi chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý.
Năm 2005, Coca-Cola Việt Nam đã bị lên án vì sử dụng nguyên liệu quá hạn sử dụng.
7



Điều đó cho thấy rằng ý thức trách nhiệm của nhà cung cấp nguyên vật liệu chưa tốt. Ý
thức về quản lý luồng hàng dự trữ (cụ thể là nguyên vật liệu sản xuất Coca-Cola) còn thiếu
và yếu. Đồng thời cũng cho thấy sự yếu kém trong công tác truyền tải, nắm bắt thông tin của
các thành viên trong mắt xích, giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên vật liệu.
-Chuỗi cung ứng chưa linh hoạt
Cola chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi nơi trên toàn thế giới.
Sản phẩm Coca-Cola là sản phẩm đồ uống có ga, khi uống có vị ngọt, nhất là khi uống
cùng với đá sẽ tạo cho người uống có cảm giác dễ chịu, sảng khoái. Nếu trong bữa ăn có một
món khó tiêu hóa thì tố nhất nên dùng kèm với Coca-Cola sẽ giúp ta có cảm giác không bị
khó chịu, đầy bụng. Tuy nhiên, để dùng làm một loại nước uống giải khát lâu dài thì không
nên vì không tốt cho sức khỏe, nhất là không tốt cho người bị bệnh tiểu đường, máu nhiễm
mỡ. Vì thế mà Coca-Cola cần phải thích nghi được với 1 “thị trường người bệnh” như thế,
nhìn thấy được nhu cầu của người tiêu dùng để đảm bảo giữ vững được thị trường của mình
đồng thời khuếch trương thị phần hơn nữa.

8


2. Mô hình chuỗi cung ứng của SamSung

CÁC TÁC NHÂN THAM GIA CHUỖI
• Nhà cung cấp.
Các nhà cung cấp cung cấp linh kiện, phụ kiện, hóa chất hỗ trợ quá trình sản xuất điện
thọai của Samsung.
Hầu hết các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện cho Samsung Việt Nam đều là ở nước ngoài
hoặc là các doanh nghiệp nước ngoài đi theo Samsung vào Việt Nam.
Năm 2010, trong tổng số 37 doanh nghiệp, nhà cung cấp các linh kiện, phụ kiện cho nhà
máy sản xuất điện thoại Samsung Việt Nam (SEV) thì có tới 12 nhà cung cấp là ở trong
nước, 25 nhà cung cấp là ở nước ngoài. Vì cậy Samsung đã tự sản xuất các link kiện chính

cho việc sản xuất của mình và cung cấp cho những nhà máy sản xuất điện thọai khác như:
Nokia, Motorola.
Với công ty Samsung Vina cho biết trong tỷ lệ nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện nội địa
thì các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không có chủ yếu là các doanh nghiệp cung cấp bao
bì và in ấn. Samsung Vina còn sử dụng rất nhiều nhà cung cấp bên ngoài mà nổi trội trong
đó phải kể đến các nhà cung cấp như:
- Cabot Microelectronics chuyên cung cấp các vi mạch điện tử.
9


-

Broadcom cung cấp các con chip điện tử cho một vài dòng điện thoại của Samsung như
SGH-J750 và SGH-A401
- GSi Lumonics Inc là nhà cung cấp các thiết bị như: hệ thống Wafer Repair TM430, các
chất bán dẫn và thiết bị sản xuất thiết bị điện tử bao gồm cả đánh dấu các hệ thống và
mạch trang trí hệ thống. Bên cạnh đó gần đây GSi Lumonics còn cung cấp các thành
phần chính xác điều khiển chuyển động, và laser dựa vào hệ thống sản xuất chất bán dẫn
toàn cầu điện tử. Vấn đề trên có thể được lý giải rằng các nhà cung cấp linh kiện, phụ
kiện của Việt Nam còn yếu chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của Samsung vì quá trình
sản xuất ra sản phẩm điện thọai khá khắt khe, 1 chi tiết nhỏ bị lỗi là cả sản phẩm bị hỏng
nên đòi hỏi yêu cầu khá cao.
• Công ty Samsung
Công ty Samsung có nhiệm vụ khá quan trọng trong chuỗi cung ứng, sau khi nhập các
linh kiện, phụ kiện tiến hành sản xuất ra các sản phẩm của công ty để đưa ra thị trường. Các
sản phẩm của công ty như: ti vi, thiết bị nghe nhìn; điện thọai/ máy tính bảng; máy ảnh/ máy
quay phim; thiết bị gia dụng
Ngoài ra công ty Samsung Việt Nam còn sản xuất các phụ kiện, link kiện để tự cung cấp
cho mình sản xuất và cung cấp cho các doanh nghiệp khác như: cung cấp chip điện tử cho
Apple.

Hiện nay Sam sung Việt Nam có 2 nhà máy sản xuất: nhà máy sản xuất điện thọai của
Samsung thuộc công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đặt tại khu công nghiệp Yên
Phong Bắc Ninh và nhà máy Samsung Vina tại Thủ Đức – TPHCM. Đây là hai địa điểm sản
xuất điện tử công nghệ cao, là nhà đầu tư nước ngoài thành công và liên tục trong nhiều năm
dẫn đầu về tivi và điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng.Dây chuyền sản xuất bo
mạch chính dành cho TV LCD và TV LED tại nhà máy Samsung Vina
Dây chuyền sản xuất điện thọai tại nhà máy Samsung Bắc Ninh
• Nhà Phân Phối.
Hiện nay Sam sung sử dụng kết hợp cả phân phối trung gian và phân phối trực tiếp đến
khách hàng cuối cùng.Trên thị trường Việt Nam hiện tại có 2 nhà phân phối chính thức đó là
Viettel và tập đoàn Phú Thái.Trước đây còn cò FPT cũng là nhà phân phối chính thức của
Samsung nhưng từ ngày 25/12/2009 thì FPT Mobile không còn là nhà phân phối điện thoại
của di động của Samsung.
Phú Thái là một trong những nhà phân phối lớn tại Việt Nam, chuyên phân phối các sản
phẩm tiêu dùng với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hệ thống phân phối của Phú Thái có hơn 30
công ty con, 8 nhà kho chính và 5 nhà kho phụ trên toàn quốc. Vì vậy khi Samsung sử dụng
Phú Thái làm nhà phân phối chính thức của mình giúp làm mở rộng mạng lưới phân phối

10


điện thoại đến người tiêu dùng rộng rãi hơn và mang đến những lợi ích tốt hơn cho các đại lý
của Samsung
Ngoài ra còn một số nhà phân phối chính thức của Samsung như: công ty cổ phần TIE –
nhà phân phối chính thức mà hình ti vi Samsung năm 2000; Digiword Corporation. Công ty
Digiword Corporation cũng đã ký kết hợp tác nhà phân phối máy tính cho Samsung vào
tháng 11/2010 và ngày 23/2/2011 công ty lai ký kết hợp tác là nhà phân phối chính thức máy
in Samsung tại Việt Nam. DGW là một trong những nhà phân phối sản phẩm CNTT uy tín
và cung ứng dịch vụ bảo hành ủy quyền chuẩn mực hàng đầu tại Việt Nam.
Ngoài hệ thống kênh phân phối rộng lớn với 1200 đại lý trên cả nước, DGW còn có 3

trung tâm bảo hành ủy quyền DGCare, 4 trung tâm kinh doanh, cùng chuỗi hệ thống quản lý
- cung ứng hàng hóa DGSuply Chain với tổng diện tích 7.000m2. Năm 2009, DGW đạt mức
tăng trưởng khá ấn tượng: 237% và đạt 1.350 tỷ đồng doanh thu. Tăng 77 bậc trong bảng
xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Namnăm 2010. Hợp tác với DGW nhằm sử
dụng mạng lưới phân phối tòan quốc để mở rộng thị phần máy in Samsung để đạt mục tiêu
đạt vị trí thứ 2 trên thị trường Việt Nam.
Sau khi sản phẩm có mặt tại các nhà phân phối chính thức của tập đoàn Samsung, nó sẽ
nhanh chóng được phân phối đến toàn quốc thông qua các đại lý, của hàng bán lẻ điện thọai
di động trên toàn quốc. Với cách phân phối thông qua các nhà phân phối chính thức giúp
Samsung tiết kiệm được một số chi phí (chi phí thuê mặt bằng, chi phí điện, nước….) đem
lại hiệu quả kinh doanh. Mặt khác thông qua hình thức này thì Samsung dễ dàng kiểm soát
được hệ thống phân phối của mình hơn việc phân phối đến các nhà bán lẻ hoặc bán hàg trực
tiếp thông qua lực lượng bán hàng của công ty không qua trung gian phân phối.
• Bán lẻ
Các sản phẩm của công ty Samsung như: điện thọai, máy in, máy ảnh tivi…..được bán ở
hầu hết các siêu thị điện máy, các cửa hàng bán lẻ điện thọai, các thiết bị điện tử, văn
phòng……
Về hệ thống bán lẻ điện thoại di động ở thành phố HCM nổi lên như: Thế Giới Di Động,
Viễn Thông A, Phước Lập Mobie, Nguyễn Kim….Tại đây khách hàng có thể mua bất cứ sản
phẩm điện thọai nào của Samsung. Ngoài ra trên thị trường còn mạng lưới các cửa hàng kinh
doanh điện thọai, siêu thị điện máy khá dày đặc cung cấp sản phẩm điện thọai cũng như các
linh kiện đi kèm cho khách hàng.Tại thị trường Hà Nội thì mạng lưới các siêu thị điện máy
phân bố khắp các quận, một số siêu thị như topcare, trần anh, pico… bên cạnh đó còn có hệ
thống các cửa hàng bán lẻ dày đặc cũng phân phối sản phẩm của Samsung.
Các sản phẩm của Samsung được bày bán ở siêu thị ở các địa phương, các tỉnh thì mạng
lưới các cửa hàng bán lẻ điện thọai dày đặc, khách hàng cũng dễ dàng để mua được sản
11


phẩm của Samsung. Với hệ thống bán lẻ như trên các sản phẩm của Samsung dễ dàng đến

tay được người tiêu dùng. Từ đó đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.
 Ưu điểm
- Phù hợp với chiến lược kinh doanh
Chiến lược chuỗi cung ứng phải hỗ trợ một cách trực tiếp và dẫn dắt chiến lược kinh
doanh. Chiến lược kinh doanh bắt đầu với sứ mệnh và viễn cảnh của công ty Samsung: trở
thành công ty kỹ thuật số Digital- Company tốt nhất
Với sứ mệnh đó, chiến lược kinh doanh của công ty luôn luôn xoay quanh vấn đề đổi
mới công nghệ, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ để tạo ra những sản phẩm khác biệt.
Với chiến lược kinh doanh dựa trên khối cạnh tranh cải tiến vượt trội này, đòi hỏi đối với
chuỗi cung ứng là tung sản phẩm mới ra thị trường thật nhanh, chỉ có như vậy mới có thể
tăng doanh thu và lợi nhuận– gặt hái được nhiều hơn lợi ích của người đi đầu. Tích hợp
chuỗi cung ứng là quan trọng đối với công ty khi lấy sự cải tiến làm nền tảng cạnh tranh.
Việc chuyển từ khâu phát triển các sản phẩm đến khâu sản xuất ra số lượng sản phẩm
theo mức chất lượng mục tiêu đòi hỏi việc quản lý hiệu lực các quy trình, các tài sản, sản
phẩm và thông tin. Tích hợp chuỗi cung ứng phải đảm bảo rằng: khi nhu cầu quay, toàn bộ
chuỗi cung ứng đã sẵn sàng nghĩa là các nhà cungứng có thể đáp ứng nhu cầu của công ty,
hệ thống quản trị đơn hàng hỗ trợ thông tin về sản phẩm mới, các kênh bán hàng và nhân
viên dịch vụ được đào tạo.
Ở Samsung, mối quan hệ của công ty với các đối tác luôn luôn tốt đẹp nên chuỗi cung
ứng của công ty được đánh giá là phù hợp với chiến lược kinh doanh dựa trên khối cạnh
tranh cải tiến vượt trội. Đặc biệt, công ty có quan hệ rất tốt với các nhà cung cấp phía sau và
các nhà phân phối chính thức ở phía trước nên chuỗi cung ứng của công ty hoàn toàn phù
hợp với chiến lược kinh doanh.
- Phù hợp với nhu cầu khách hàng
Đối với bất kỳ một công ty nào thì nhu cầu của khách hàng luôn là vấn đề quan trọng.
Tiếng nói của khách hàng có thể giúp lột tả và chuyển nhu cầu khách hàng thành những yêu
cầu về sản phẩm mới, dịch vụ mới và điều này tạo lực đòn bẫy cho chuỗi cung ứng hiện tại
của công ty.
Chuỗi cung ứng của công ty Samsung là một chuỗi cung ứng đạt được tiêu chuẩn phù
hợp với nhu cầu của khách hàng vì với mối quan hệ tốt với các đối tác và chiến lược kinh

doanh dựa trên khối lợi thế cạnh tranh cải tiến vượt trội, Samsung có thể đem đến cho khách
hàng của mình những sản phẩm mới nhất với thời gian nhanh nhất có thể.
- Phù hợp với vị thế.
Giá trị, chất lượng và dịch vụ hoàn hảo là những yếu tố quan trọng trong giá trị thương
hiệu của Samsung. Hiện tập đoàn Samsung có 7 nhà máy sản xuất điện thoại trên thế giới,
trong đó có 3 cơ sở ở Trung Quốc, 1 tại Ấn Độ, 1 tại Brazil, 1 ở Hàn Quốc và 1 ở Việt Nam.
Tuy nhiên, 2 nhà máy tại Việt Nam và Hàn Quốc là có quy mô lớn nhất. Theo SEV, tính tới
tháng 8/2011, năng lực sản xuất của nhà máy tại Việt Nam đạt 8,4 triệu sản phẩm/tháng, dự
12


kiếntháng 9 là 11,1 triệu sản phẩm/tháng và tháng 10 là 11,5 triệu sản phẩm/tháng, số lượng
cán bộ công nhân viên là 17.500 người.
Các sản phẩm điện thọai của Samsung không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn
dành cho xuất khẩu với số lượng lớn sang các thị trường như khu vực Đông Nam Á. Trung
Đông. Trong số các thị trường ngoài nước của SEV, châu Âu dẫn đầu với 42,2% tổng lượng
hàng xuất khẩu, tiếp đó là Cộng đồng các quốc gia độc lập với 19,5%, Trung Đông 14,1%,
Đông Nam Á 10,6% và Tây Nam Á là 9,6%. SEV cho biết, trong quý 1/2011, giá trị xuất
khẩu điện thoại của công ty đạt 780 triệu USD, quý 2 là 944 triệu, dự kiến quý 3 là 1,276 tỷ
USD và quý 4 là 1,340 tỷ USD. Hãng dự kiến giá trị xuất khẩu trong năm 2011 là 4,340 tỷ
USD. Và theo Ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc khu tổ hợp Samsung Việt Nam cho
biết, tập đoàn Samsung muốn đưa SEV lên thành nhà máy sản xuất điện thoại di động hàng
đầu của hãng trên toàn cầu và là một trong những nhà máy chủ lực cung cấp điện thoại cho
thế giới của Samsung.
- Tính thích nghi.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp, tạo nên sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt hơn. Để có thể tồn tại và phát triển được buộc các doanh nghiệp
phải có những sự thay đổi để thích nghi với thị trường. Samsung đã tạo ra bước tiến và
những đổi mới như ứng dụng CNTT làm cho chuuỗi cung ứng của mình họat động một cách
hiệu quả.

Cụ thể hóa hai từ "thay đổi" trong kế hoạch của Samsung là hàng loạt hành động chiến
lược như:
 Đầu tư nghiên cứu công nghệ cốt lõi để tăng tính cạnh tranh trong dài hạn;
 Là công ty đầu tiên đưa các sản phẩm sáng tạo ra thị trường;
 Liên tục đổi mới dây chuyền cung ứng và cơ chế ra quyết định;
 Điều chỉnh nhanh;
 Đưa chất lượng lên hàng đầu.
Yếu tố chiều sâu tạo nên thành công của Samsung là công tác nghiên cứu và phát triển.
Không một công ty công nghệ nào, kể cả intel, Microsoft hay Sony đầu tư nhiều vào nghiên
cứu và phát triển như Samsung.
 Nhược điểm
Samsung có chuỗi cung ứng họat động rất hiệu quả nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn một
số hạn chế.
- Samsung chưa tự chủ được nguồn cung các linh kiện, phụ kiện, vật liệu cho mình, chủ yếu
phải nhập của nước ngoài. Điều này khiến cho Samsung bị chi phối bởi các nhà cung cấp
nước ngoài và giá thành sản phẩm cao hơn => cần đầu tư thêm những dây chuyền sản
xuất các linh kiện, phụ kiện vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất của công ty vừa có thể
xuất ra thị trường.
13


- Mạng lưới nhà phân phối của Samsung còn ít, trên toàn quốc hiện tại chỉ còn 2 nhà phân
phối chính thức nên cần mở rộng thêm các nhà phân phối, như vậy thì việc phân phối, giới
thiệu sản phẩm ra thị trường hiệu quả hơn.

14




×