i
LỜI CẢM ƠN
Đề tài được thực hiện tại Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay, tỉnh Bor
Ly Kham Xay, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào từ tháng 8 năm 2013
đến tháng 4 năm 2014. Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay đề tài đã hoàn
thành. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Chính phủ
hai nước Việt Nam và Lào đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả được học tập,
nghiên cứu về chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm Khoa Đào tạo Sau đại học,
các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường cũng như
Ban lãnh đạo và các cán bộ Kiểm lâm của Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay
đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Ngọc Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thu thập số liệu, xử lý và hoàn
thành bản luận văn này.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả bạn bè,
người thân và đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả cả về vật chất lẫn tinh thần
trong quá trình điều tra thực địa và hoàn thành luận văn. Đó là nguồn cổ vũ
lớn lao đối với tác giả.
Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhưng do thời gian thực hiện đề tài còn
nhiều hạn chế, khối lượng nghiên cứu lớn và đặc biệt hạn chế về ngôn ngữ
nên đề tài và bản luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các nhà khoa
học, bạn bè, đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán là trung thực và
được trích dẫn rõ ràng.
Xin chân thành cảm ơn!
ĐHLN, tháng 4 năm 2014
Tác giả
Khamvongsa Southin
ii
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3
1.1. Khái niệm và phân loại lâm sản ngoài gỗ............................................... 3
1.1.1. Khái niệm lâm sản ngoài gỗ ............................................................. 3
1.1.2. Phân loại lâm sản ngoài gỗ............................................................... 4
1.2. Tình hình khai thác, chế biến, sử dụng và buôn bán LSNG................... 5
1.2.1. Trên thế giới ..................................................................................... 5
1.2.2. Ở Việt Nam ...................................................................................... 8
1.2.3. Tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào .................................... 11
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................ 16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 16
2.1.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................... 16
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 16
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 16
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 16
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 16
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 17
iii
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu.......................................................... 17
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................. 17
2.4.3. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn ................................................. 19
2.4.4. Phương pháp phân tích thị trường kênh tiêu thụ sản phẩm LSNG 23
2.4.5. Phương pháp phân tích SWOT ...................................................... 23
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 24
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU......................................................................................................................... 27
3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 27
3.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 27
3.1.2. Địa hình, địa mạo ........................................................................... 27
3.1.3. Khí hậu, thủy văn ........................................................................... 29
3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng ...................................................................... 30
3.1.5. Tài nguyên sinh vật ........................................................................ 30
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 31
3.2.1. Dân số và dân tộc ........................................................................... 31
3.2.2. Lao động ......................................................................................... 32
3.2.3. Tôn giáo.......................................................................................... 32
3.2.4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ ................................................................ 32
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 33
4.1. Thành phần loài và phân loại LSNG tại VQG Phou Khao Khouay ..... 33
4.1.1. Thành phần loài .............................................................................. 33
4.1.2. Phân loại lâm sản ngoài gỗ tại VQG Phou Khao Khouay ............. 36
4.2. Tình hình khai thác, sử dụng và thị trường tiêu thụ LSNG tại VQG
Phou Khao Khouay ...................................................................................... 42
4.2.1. Tình hình khai thác sử dụng ........................................................... 42
4.2.2. Thị trường tiêu thụ ......................................................................... 45
iv
4.3. Tiềm năng phát triển và tình hình gây trồng LSNG tại VQG Phou Khao
Khouay ......................................................................................................... 47
4.3.1. Tiềm năng phát triển LSNG ........................................................... 47
4.3.2. Tình hình gây trồng LSNG ............................................................ 50
4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý LSNG tại VQG
Phou Khao Khouay ...................................................................................... 54
4.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển LSNG trên địa
bàn khu vực nghiên cứu ............................................................................... 56
4.5.1. Các tác động của con người đến tài nguyên LSNG ở khu vực ...... 56
4.5.2. Những trở ngại của việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong Vườn
Quốc gia ................................................................................................... 58
4.5.3. Giải pháp quản lý và bảo tồn tài nguyên LSNG trong khu vực ..... 60
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................... 64
1. Kết luận .................................................................................................... 64
2. Tồn tại ...................................................................................................... 66
3. Khuyến nghị............................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Các mục bảng biểu
Trang
2.1
Địa điểm và các dạng sinh cảnh được thiết lập ô tiêu chuẩn
19
2.2
Bảng ghi chép điều tra tầng cây cao cho LSNG
21
2.3
Bảng ghi chép điều tra cây tái sinh cho LSNG
22
2.4
Bảng ghi chép điều tra cây bụi, thảm tươi
22
2.5
Phân tích thị trường LSNG tại VQG Phou Khao Khouay
23
2.6
Danh mục cây LSNG ở VQG Phou Khao Khouay
24
2.7
Danh mục các loài LSNG quý hiếm ở KBT Phou Khao Khouay
25
2.8
Đa dạng về giá trị sử dụng của LSNG tại KBT PKK
25
2.9
Phân tích kinh tế hộ gia đình ở khu vực nghiên cứu
26
2.10 Tổng hợp về thị trường của một số loài LSNG chủ yếu ở KBT
26
4.1
Thành phần loài LSNG tại VQG Phou Khao Khouay
33
4.2
Phân loại LSNG theo dạng sống
36
4.3
Phân loại LSNG theo các nhóm công dụng
37
4.4
Tổng hợp LSNG theo bộ phận sử dụng tại Khu vực nghiên cứu
39
4.5
Danh mục các loài thực vật quý hiếm cho LSNG
40
4.6
Tổng hợp các loài LSNG thuộc tầng cây cao
42
4.7
Bảng tổng hợp ý kiến của người dân về sự thay đổi LSNG
44
4.8
Thông tin về thị trường một số loại LSNG ở Phou Khao Khouay
46
4.9
Tổng hợp kết quả điều tra cây tái sinh cho LSNG
47
4.10 Một số loài thực vật cho LSNG đang được gây trồng
51
4.11 Phân tích SWOT trong công tác quản lý LSNG
54
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
Các mục hình ảnh
Trang
2.1
Sơ đồ bố trí ô tiêu chuẩn trong khu vực nghiên cứu
20
3.1
Bản đồ ranh giời VQG Phou Khao Khouay
28
3.2
Hình dạng bản đồ VQG Phou Khao Khouay
28
4.1
Biểu đồ biểu thị khả phân loại LSNG theo các nhóm công dụng
38
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
BQL
Nội dung
Ban quản lý
CHXHCN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CHDCND
Cộng hòa dân chủ nhân dân
ĐTQH
GS
IUCN
KBTTN
LSNG
Điều tra quy hoạch
Giáo sư
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
Khu bảo tồn thiên nhiên
Lâm sản ngoài gỗ
LS
Lâm sản
KH
Khoa học
MV
Mẫu vật
NĐ
Nghị định
NXB
Nhà xuất bản
OTC
Ô tiêu chuẩn
PV
Phỏng vấn
QĐ
Quyết định
QS
Quan sát
R
Rừng
SC
Sinh cảnh
SĐVN
Sách đỏ Việt Nam
STT
Số thứ tự
TT
Thứ tự
TL
Tài liệu
TS
Tiến sĩ
Ths
Thạc sĩ
UBND
VQG
Ủy ban nhân dân
Vườn quốc gia
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh
vật không kể gỗ và những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng như những
hoạt động từ du lịch sinh thái, khai thác dây leo, thu gom nhựa và các hoạt
động liên quan đến thu hái và chế biến các sản vật này (FAO, 1995) [29].
LSNG từ xưa đến nay vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống hàng
ngày của các hộ gia đình dân cư trung du và miền núi. Giá trị kinh tế - xã hội
của LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực thực
phẩm, nguyên liệu làm thủ công mỹ nghệ, dược liệu đến giải quyết công ăn
việc làm và phát triển ngành nghề bảo tồn và phát triển kiến thức bản địa, tôn
tạo nét đẹp văn hoá, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhiều mặt cho
người dân đặc biệt là dân nghèo vùng sâu vùng xa.
LSNG ở nước Lào đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới
như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.v.v đã mang lại nguồn lợi kinh
tế rõ rệt cho người dân miền núi và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, các
sản phẩm LSNG từ nước Lào có sức cạnh tranh thấp do cơ sở chế biến có quy
mô nhỏ, không gắn liền với vùng nguyên liệu ổn định, công nghệ và thiết bị
sản xuất còn lạc hậu, bao bì, mẫu mã chưa hấp dẫn. Bên cạnh đó, việc gây
trồng LSNG còn mang tính chất nhỏ lẻ ở mức hộ gia đình, việc khai thác còn
mang tính chất tự phát, phân tán, việc quản lý của nhà nước còn hạn chế, chưa
nắm bắt nguồn tài nguyên LSNG trên từng vùng, từng địa phương và trên
phạm vi cả nước.
Trước xu thế suy giảm diện tích rừng ngày càng tăng cả về số lượng và
chất lượng không những chỉ ở nước Lào mà còn diễn ra hầu hết ở các nước
trên thế giới đã làm cho tài nguyên LSNG cũng ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều loài dược liệu quý như Lan Kim tuyến, Trầm hương, Cốt toái bổ, Hà
2
thủ ô đỏ.v.v. các loài cây cho tinh dầu như Trầm hương, Quế, Hồi.v.v. hay
các loài động vật cho da, lông, xương, ngà, thịt, xạ, mật đang bị suy giảm
nghiêm trọng ngoài tự nhiên cần được bảo tồn. Vì vậy, bảo tồn và phát triển
LSNG phải gắn liền với bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng nhằm
sử dụng rừng bền vững mà vẫn phát huy các nguồn lợi từ rừng là hướng đi
cho những nhà nghiên cứu khoa học, sự vào cuộc của các cấp chính quyền và
sự quan tâm của các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước.
Vườn Quốc gia (VQG) Phou Khao Khouay là một trong những khu
rừng đặc dụng có tính đa dạng cao về tài nguyên động thực vật tại nước Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào). Không những vậy, tài nguyên
LSNG tại Phou Khao Khouay cũng hết sức phong phú với nhiều giá trị sử
dụng như làm dược liệu, thuốc nhuộm, tinh bột, ta nanh, tinh dầu, công
nghiệp chế biến hay đồ thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có tài
liệu nào thống kê tài nguyên LSNG tại khu vực. Bên cạnh đó, cuộc sống khó
khăn của người dân miền núi đã khai thác các loại động thực vật có giá trị
phục vụ cho mục đích thương mại làm suy giảm mạnh tài nguyên LSNG
Vườn Quốc gia này.
Là một công dân của nước CHDCND Lào đang theo học cao học
chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng tại trường Đại học Lâm nghiệp, tôi
nhận thấy cần phải bảo vệ và phát triển tài nguyên của đất nước. Xuất phát
từ thực tiễn trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng lâm sản
ngoài gỗ tại Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay, tỉnh Bor Ly Kham Xay,
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”. Đề tài được thực hiện nhằm đánh
giá được thực trạng về thành phần loài và giá trị lâm sản ngoài gỗ tại Vườn
Quốc gia Phou Khao Khouay, tình hình khai thác, sử dụng, chế biến, nuôi
trồng cũng như đưa ra các định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên
LSNG của khu vực.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm và phân loại lâm sản ngoài gỗ
1.1.1. Khái niệm lâm sản ngoài gỗ
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều khái niệm khác nhau về LSNG.
Theo đó, LSNG được định nghĩa bao gồm “tất cả sản phẩm sinh vật (trừ gỗ
tròn công nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự
nhiên, rừng trồng được dùng trong gia đình, mua bán, hoặc có ý nghĩa tôn
giáo, văn hóa hoặc xã hội. Việc sử dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí, bảo
tồn thiên nhiên, quản lý vùng đệm...., thuộc về lĩnh vực dịch vụ của rừng”
(Wickens,1991) [32].
Trong hội nghị các chuyên gia LSNG của các nước vùng Châu Á, Thái
Bình Dương họp tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 5-8/11/1991 đã thông qua
định nghĩa về LSNG (Non wood forest products) bao gồm tất cả các sản phẩm
cụ thể, có thể tái tạo, ngoài gỗ củi và than. LSNG được khai thác từ rừng, đất
rừng hoặc từ các cây thân gỗ. Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch
sinh thái không phải là các LSNG.
Theo De Beer, J. H. và Mc Dermott, M. J. (1989) [28] định nghĩa
LSNG là nguồn tài nguyên sinh vật ngoài gỗ, được khai thác từ rừng để phục
vụ cho con người. Chúng bao gồm: các bộ phận của cây (hoa, quả, hạt,…),
nhựa, dầu, gôm, cây làm thuốc, cây hương liệu, cây làm cảnh, cây cho tanin,
cây cho sợi, tre nứa, song mây,… động vật hoang dã trong rừng.
Ngoài những định nghĩa trên còn rất nhiều quan điểm khác nhau về
LSNG của Lê Mộng Chân (1993) [5].v.v. Tuy nhiên, trong bản luận văn này,
đề tài sẽ sử dụng quan điểm định nghĩa theo FAO (1999) [30] là định nghĩa
4
tổng quát và được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo quan điểm này, LSNG
(NTFP hoặc NWFP) được định nghĩa là bao gồm những sản phẩm có nguồn
gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn, được khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ
ở ngoài rừng (FAO,1999) [30].
1.1.2. Phân loại lâm sản ngoài gỗ
Ở Việt Nam, khung phân loại LSNG đầu tiên đầu tiên được chính thức
thừa nhận bằng văn bản “Danh mục các loài đặc sản rừng được quản lý thống
nhất theo ngành”. Đây là văn bản kèm theo nghị định số 160 – HĐBT ngày
10/12/1984 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thống nhất
quản lý các đặc sản của rừng (nay gọi là LSNG).
Theo danh mục này, đặc sản được chia làm hai nhóm lớn: hệ cây rừng
và hệ động vật. Mỗi nhóm lớn được chia thành nhiều nhóm phụ như sau:
1.1.2.1. Hệ cây rừng
- Nhóm cây rừng cho nhựa, ta nanh, dầu và tinh dầu như: thông, quế,
hồi, tràm, bạch đàn, bồ đề…
- Nhóm cây rừng cho dược liệu như: ba kích, hà thủ ô, thảo quả…
- Nhóm cây rừng cho nguyên liệu làm các loại hàng tiểu thủ công
nghiệp và mỹ nghệ như song mây, tre trúc, lá buông…
- Các sản phẩm công nghiệp được chế biến có nguồn gốc từ các loại
cây rừng như cánh kiến, dầu thông, tùng hương…
1.1.2.2. Hệ động vật
- Bao gồm các nhóm động vật rừng cho da, lông, xương, ngà, thịt, xạ,
mật, dược liệu như: voi, hổ, báo, gấu, trâu rừng, hươu, nai, hoẵng, trăn, rắn,
kỳ đà, tắc kè, khỉ, vượn, nhím, ong rừng, các loại chim quý, các nhóm động
vật rừng đặc dụng khác…
- Các sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu do các loài động vật
trên cung cấp.
5
1.2. Tình hình khai thác, chế biến, sử dụng và buôn bán LSNG
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Châu Á
Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á, nơi có một phần
năm diện tích rừng nhiệt đới của thế giới, LSNG rất phong phú và luôn là
nguồn cung cấp những sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất của nhân
dân vùng nông thôn (có đến 25.000 loài cây - thực vật có mạch và cũng
không ít hơn các loài động vật). Ở các nước này cũng xuất hiện buôn bán trao
đổi quốc tế sớm nhất từ nhiều thế kỷ trước. Buôn bán các LSNG từ các đảo
phía Tây Indonesia tới Trung Hoa được ghi nhận từ đầu thế kỷ thứ V. Hoạt
động thương mại chủ yếu trong thời gian này là trao đổi các chất dầu nhựa
làm hương liệu và làm thuốc.
Tại nước Brunei thường cống nạp cho các Hoàng đế Trung Hoa tinh
dầu Long não, Đồi mồi, gỗ Hương và ngà Voi. Trung Đông buôn bán các sản
vật của rừng với bán đảo Malaysia từ năm 850.
Châu Âu bắt đầu nhập khẩu từ thế kỷ XV. Cuối thế kỷ XIX và đầu thế
kỷ XX lượng LSNG nhập khẩu sang Châu Âu tăng lên (Thí dụ 1938 khối
lượng LSNG từ Ấn Độ xuất sang gấp 2 lần khối lượng gỗ. Sau Chiến tranh
thế giới thứ hai, nhu cầu về gỗ và xuất khẩu gỗ tăng, nhưng tầm quan trọng
của LSNG vẫn giữ nguyên mặc dầu khối lượng xuất khẩu có giảm đi).
Hiện nay, trong vùng châu Á có ít nhất 30 triệu người phụ thuộc vào
nguồn tài nguyên này và dĩ nhiên số người nhận được lợi ích từ nguồn đó còn
lớn hơn rất nhiều.
LSNG được trao đổi, buôn bán hàng năm ở các nước Đông Nam Á. Chỉ
riêng hàng song mây thành phẩm đã có gần 3 tỷ dollars trao đổi thương mại
6
hàng năm. Tính khiêm tốn thì giá trị xuất khẩu của LSNG của Thái Lan năm
1987 là 32 triệu dollars và Indonesia là 238 triệu dollars, Malaysia đạt con số
11 triệu dollars vào năm 1986.
1.2.1.2. Châu Phi
Ở các nước Đông và Nam Châu Phi, dầu nhựa cây, cây thuốc, mật ong,
cây làm thực phẩm, thịt khỉ là những LSNG chủ yếu. Các LSNG này thường
được trồng và thu hái lẫn với cây nông nghiệp cho nên không phân biệt được
rõ ràng. Người dân nông thôn Châu Phi phụ thuộc rất nặng nề vào rừng, vào
LSNG cho những nhu cầu về thực phẩm, thuốc men, vật liệu làm nhà, sợi dệt,
thuốc nhuộm, dầu nhựa, chất thơm, mật ong, thịt thú… Các loại LSNG này là
nguồn thu nhập và tạo cho người dân nông thôn có công ăn, việc làm, trong
đó một vài loại được buôn bán xuất khẩu.
Ở Bắc Phi cây rừng là nguồn thực phẩm và dược liệu quan trọng. Một
cuộc điều tra tại vùng dân tộc thiểu số ở Burkina Faso và Benin cho thấy rằng
hơn hai phần ba loài cây ở đây được người dân sử dụng. Dân chúng rất ít đến
bệnh viện vì họ dùng thuốc dân tộc có sẵn và giá thấp.
Ở Tanzania thì có 4 nhóm LSNG được dùng chủ yếu. Mật ong đứng
hàng đầu, sau đó là các vỏ cây, lá và thân cây, các loại nấm.
Tại Cameroon vỏ một loại cây làm thuốc là Prunus (họ Rosaceae) được
khai thác để xuất khẩu. Trong những năm 1990 có đến 3000 tấn loại này xuất
khẩu hàng năm cho giá trị khoảng 220 triệu USD. Khai thác vỏ cây này phải
có giấy phép. Tuy nhiên, truyền thống ở đây vẫn coi rừng là nguồn tài nguyên
công cộng và vì giá cao nên dân chúng vẫn khai thác lén lút và có thể làm
tuyệt chủng loài cây quý này.
Tại Zimbabwe nấm rừng là món ăn thường ngày của người dân. Người
ta thấy dân địa phương bán nấm ở ven đường giao thông. Chỉ theo dõi ở hai
7
làng Liwonde và Perekezi, người ta thấy nấm ăn được bán ở chợ từ tháng
Giêng đến tháng Tư năm 2000 vào khoảng 10 ngàn tấn. Còn có nhiều chợ như
thế này ở khắp đất nước mà không có tài liệu nào thống kê cho hết.
1.2.1.3. Châu Mỹ
Ở Châu Mỹ, những nước đang phát triển nằm trong khu vực rừng nhiệt
đới cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào rừng nói chung và LSNG nói riêng.
Tại Mexico, dân Maya có truyền thống và kinh nghiệm quản lý hệ sinh
thái của họ theo hướng bền vững. Mặc dù có những kiểu sử dụng đất mới
nhưng vẫn còn hệ thống quản lý rừng cộng đồng. Rừng và LSNG vẫn là
nguồn thu nhập quan trọng của người Maya (18% so với 27% từ nông
nghiệp). Người Maya không bán LSNG mà chủ yếu để sử dụng trong gia
đình, trong đó chỉ những gia đình khá giả mới khai thác LSNG để bán.
Tại Brazil, hạt Dẻ là loại sản phẩm quan trọng thứ hai sau nhựa cao su
vì nó mang lại nguồn thu từ 10 đến 20 triệu dollars hàng năm cho những
người thu hái. Vấn đề đặt ra ở đây là lựa chọn công nghệ nào cho phù hợp với
tất cả các giai đoạn từ trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản, chế biến sản phẩm
này. Cũng tại quốc gia này, cây cọ Babacu ở vùng phía Bắc và Đông Bắc
được khai thác cho tiêu thụ tại chỗ và thương mại từ thế kỷ XVII. Cây này
chủ yếu cho dầu. Vì giá cả dầu cọ thế giới lên xuống, không ổn định nên sản
lượng khai thác ở đây cũng không ổn định và nó ảnh hưởng tới việc bảo toàn
rừng Babacu mặc dù đã có luật môi trường và các chương trình hỗ trợ khác.
Ở Panama, ngoài các LSNG như các nước Nam Mỹ khác, ở đây phát
triển 2 loài cây thân gỗ để làm đồ mỹ nghệ cho giá trị cao đó là cây cọ Tagua
(Phytelephas seemannii) và Cocobolo (Dalbergia retusa). Các loại cây này
cũng có nhiều nguy cơ tuyệt chủng vì chúng thường mọc trên đất công cộng
nơi mà các cộng đồng chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp. Các nhà quản lý
8
ở Panama bắt đầu quan tâm tới LSNG và coi trọng phương pháp khai thác
truyền thống. Họ đang tìm tiêu chuẩn khai thác nguồn lâm sản hợp lý cho
cộng đồng.
1.2.2. Ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới có rất nhiều loại LSNG có giá trị, có
sản lượng lớn có thể khai thác. LSNG đóng vai trò quan trọng đối với các
cộng đồng dân cư sống gần rừng. Người dân miền núi phía Bắc trong bữa ăn
luôn có măng tre, nứa. Các loại rau rừng là nguồn rau xanh chính của họ. Lá
lồm, tai chua, quả bứa… nấu canh chua. Củ mài, rau chuối có thể là nguồn
lương thực những khi giáp hạt mà người dân đồng bằng không thể có nguồn
dự trữ tương tự. Cá suối, thịt một số loại thú rừng, ốc, cua, ếch … là nguồn
đạm động vất chính của dân cư miền núi. Ngoài ra còn có các loại lâm sản
khác làm vật liệu xây dựng, công cụ nông nghiệp, săn bắn…
Tiềm năng LSNG ở Việt nam rất lớn thể hiện sự đa dạng sinh học cao
của hệ động, thực vật:
- Hệ thực vật: trước năm 1945 qua các tài liệu của người Pháp để lại
trong “Thực vật chí tổng quát của Đông dương - Flore general de
L’Indochine”, Việt Nam chỉ có khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao, nhưng tới
nay đã thống kê được trên 11.373 loài thực vật bậc cao, thuộc 2524 Chi và
378 họ (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997) [26]. Theo dự đoán của nhiều nhà thực
vật, nếu được điều tra đầy đủ, số loài Thực vật bậc cao của Việt nam có thể
đến gần 20.000 loài. Trong số các loài thực vật đã thống kê có gần 2000 loài
cây lấy gỗ, 3000 loài cây làm thuốc, hơn 100 loài tre nứa và khoảng 50 loài
song, mây.
- Hệ động vật: cũng hết sức phong phú với 322 loài thú (Nguyễn Xuân
Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009) [12], 887 loài chim (Nguyễn Lân Hùng Sơn và
9
Nguyễn Thanh Vân, 2011) [25], 369 loài bò sát và 176 loài ếch nhái (Nguyễn
Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường, 2009) [31]. Với tài nguyên
đa dạng sinh học cao như vậy, chúng ta có thể chọn lọc ra rất nhiều loài
LSNG độc đáo của Việt Nam.
Trước 1975, Việt Nam chỉ chú trọng đến một số loại gọi là “Lâm sản
phụ” như tre, nứa, song mây… và việc quản lý những sản phẩm này theo ý
nghĩa tận thu, nghĩa là chỉ chú trọng đến khai thác chứ việc gây trồng bị xem
nhẹ. Tình hình này còn kéo dài đến mãi những năm sau này. Trong khi đó,
người dân miền núi từ lâu đã có cách khai thác bền vững nguồn tài nguyên
của họ. Điều này chính sách, biện pháp quản lý Nhà nước hình như không
theo kịp. Các công ty của Việt Nam chỉ chú trọng khai thác mà chưa chú
trọng gây trồng nhất là trong thời kỳ bao cấp. Chẳng hạn như tỉnh Sơn La
năm 1961 khai thác 114 tấn cánh kiến đỏ, năm 1965 khai thác 156 tấn đến
năm 1983 chỉ còn sản lượng 13,8 tấn. Cây Sa nhân trước năm 1987 khai thác
khoảng 20 tấn, đến sau 1987 sản lượng khai thác chỉ còn vài ba tấn một năm.
Không những vậy, đầu tư cho chế biến để tăng giá trị của sản phẩm cũng
không được chú ý đúng mức. Việc chế biến nhựa cánh kiến đã có từ năm
1905 nhưng đến những năm 1980 vẫn còn làm thủ công.
Có thể nói, LSNG có một tiềm năng to lớn về mặt kinh tế và gắn với
đời sống của một bộ phận lớn dân nông thôn. Tuy nhiên, khai thác không bền
vững là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích rừng tự nhiên bị thu
hẹp và tài nguyên rừng bị suy thoái, nguồn LSNG ngày càng cạn kiệt. Nhưng
dù cho không xảy ra tình trạng nói trên thì LSNG rải rác trong rừng cũng
không thể là cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp hoặc kinh doanh. Gây trồng
là con đường tất yếu để phát triển kinh tế và bảo tồn LSNG. Sau khi chính
sách “Giao đất giao rừng” được thực hiện, việc gây trồng LSNG không chỉ
giới hạn trong phạm vi kế hoạch của các Lâm trường quốc doanh, Công ty
10
Nhà nước mà đã trở thành đối tượng kinh doanh của nhiều thành phần kinh tế,
tư nhân, cộng đồng, liên doanh giữa tư nhân trong nước với nước ngoài…
Trước 1990 thành phần tham gia kinh doanh LSNG có quốc doanh,
Hợp tác xã và tư nhân nhưng quốc doanh là chủ đạo. Các doanh nghiệp Nhà
Nước kinh doanh những LSNG có sản lượng lớn, có giá trị kinh tế cao, độc
quyền xuất khẩu một số mặt hàng như quế, hồi, nhựa thông, cánh kiến đỏ, v.v.
Hợp tác xã và tư nhân buôn bán, gia công những sản phẩm tiêu dùng nội địa
như măng tre, củ quả cây rừng, nứa, nấm, .v.v. độc quyền kinh doanh và do
đó sự phân phối lợi ích không hợp lý đã dẫn đến tình trạng sa sút nghiêm
trọng của sản xuất nhiều loại LSNG. Từ khi kinh tế thị trường phát triển, mối
quan hệ với thị trường quốc tế mở rộng sản xuất LSNG cũng như xuất khẩu
các sản phẩm này đã có những tiến bộ: xuất khẩu được nhiều sản phẩm hơn
tới được thị trường ngoài nước mà trước 1990 Việt Nam chưa từng làm được.
Các mạng lưới thu mua LSNG mới đã được hình thành để đáp ứng được nhu
cầu của sản xuất và lưu thông phân phối; các doanh nghiệp quốc doanh thu
hẹp dần phạm vi hoạt động và nhường chỗ cho các thành phần kinh tế khác.
Về công tác quản lý, bảo tồn LSNG đang có những dấu hiệu tích cực.
Cho đến nay, Việt Nam có khoảng 127 khu rừng đặc dụng đã được thành lập
với tổng diện tích hơn 2,5 triệu ha rừng và đất rừng, trong đó có 27 Vườn
Quốc Gia, 60 khu Bảo tồn thiên nhiên (49 khu Dự trữ thiên nhiên, 11 khu Bảo
tồn loài và sinh cảnh) và 39 khu rừng bảo vệ cảnh quan (Chiến lược quản lý
hệ thống khu BTTN Việt nam đến năm 2010). Với mục tiêu là bảo tồn các hệ
sinh thái tiêu biểu và các loài động thực vật quí hiếm, có giá trị khoa học và
kinh tế cao, các khu rừng đặc dụng đã được qui hoạch đáp ứng hầu hết các hệ
sinh thái đặc trưng và các loài động thực vật quí hiếm trong đó có rất nhiều
loài LSNG có giá trị.
11
1.2.3. Tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Diện tích rừng và đất rừng của CHDCND Lào xấp xỉ 11.200.000 ha,
chiếm 47% diện tích cả nước, bao gồm: Rừng nửa rụng lá chiếm diện tích lớn
35%; Rừng thường xanh và Rừng thường xanh khô chiếm 5%; Rừng lá kim
chiếm 2% và Rừng khộp chiếm 5%.
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, CHDCND Lào có nguồn tài
nguyên động thực vật khá đa dạng và phong phú đã mang lại tài nguyên
LSNG dồi dào. Điển hình LSNG tại nước Lào là các loài cây cho tinh dầu
(quế, hồi, trầm hương, …), cây cho sợi (bông, đay,…) cây cho nhựa (thông,
cao su, …), sản phẩm từ động vật (da, lông, xương, mật…) vô cùng phong
phú và nhiều sản vật khác phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân
miền núi và phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đóng góp
một phần quan trọng trong phát triển nền kinh tế đất nước.
Thị trường tiêu thụ LSNG ở nước Lào không chỉ các tổ chức trong
nước mà còn xuất khẩu sang một số nước ở Châu Âu (Anh, Pháp, Hà Lan,
Canada…), Trung Quốc, Ấn Độ, đặc biệt là các nước vùng lân cận như Việt
Nam, Thái Lan, Indonexia mang về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Các sản
phẩm xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm nguyên liệu thô hay các dược liệu
chưa qua tinh chế nên nguồn lợi mang lại chưa xứng đáng với tiềm năng xuất
khẩu của nước Lào.
Nghiên cứu về LSNG tại CHDCND Lào trong những năm gần đây:
Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp (FRC) của Viện nghiên cứu Nông
lâm nghiệp quốc gia Lào (NAFRI) phối hợp với Đại học quốc gia Lào
(NHOL) và SIVV đã xuất bản cuốn sách “Lao NTFP hand book”. Cuốn sách
đã giới thiệu hơn 100 loài cây LSNG và các sản phẩm truyền thống thuộc các
nhóm giá trị sử dụng như: thực phẩm, thuốc, sợi, tinh dầu, nhựa. Ngoài ra,
12
cuốn sách trên đã cung cấp thông tin về mô tả đặc điểm loài cây, giá trị sử
dụng, phân bố, sinh thái, thu hoạch, bảo tồn và chế biến cũng như về thị
trường tiêu thụ.
Từ năm 1995 – 2001, IUCN đã phối hợp với Viện Nghiên cứu lâm
nghiệp của Lào triển khai dự án về LSNG với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh
học và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ với quy mô nhỏ tại làng Nam
Pheng có 43 hộ gia đình và 244 người. Dự án hỗ trợ người dân nâng cao năng
lực về quản lý, khai thác, gây trồng LSNG phát triển rừng tre nứa đã có những
tích cực tới LSNG ở địa phương.
Về công tác quản lý, bảo tồn và phát triển LSNG nói riêng và tài
nguyên rừng nói chung ở nước Lào trong những năm qua đã và đang được
quan tâm. Một số chính sách về lâm nghiệp và bảo vệ môi trường ở Lào có
thể kể đến như:
- Nghị định 74/TT.CP ra ngày 19/1/1979 về việc quản lý và sử dụng tài
nguyên rừng; trong nghị định này đã quy định, quyền sở hữu của Nhà nước về
tài nguyên rừng, bảo tồn thiên nhiên, khai thác gỗ, cấm các hành động chặt
phá rừng làm nương rẫy các khu vực đầu nguồn, sử dụng tài nguyên rừng
theo phong tục tập quán và việc khuyến khích trồng rừng. Sau nghị định đã
ban hành và đã được thực hiện trong toàn quốc song trong viêc thực hiện còn
gặp rất nhiều khó khăn và rất hạn chế do thiếu vốn, thiếu phương tiện, thiếu
kinh nghiệm và trình độ chuyên môn hạn chế.
- Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ I của ngành lâm nghiệp (1989)
đã đề ra là:
+ Tăng cường và phát triển giá trị về môi trường sinh thái của rừng
bằng cách hoàn thiện và bổ sung hệ thống quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng
hiện có.
13
+ Kinh doanh lợi dụng rừng phải đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển
của tài nguyên rừng. Phải tiến hành công tác phục hồi rừng, quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng đi đôi với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân miền núi vùng sâu vùng xa.
- Tháng 10/1989 chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định số
117/CT.HĐBT. Về việc quản lý, sử dụng đất và tài nguyên rừng. Nghị định
đã nhận định phải bắt đầu thử nghiệm và tiến hạnh giao đất khoán rừng, với
hình thức giao là:
+ Giao rừng và đất rừng cho hộ gia đình quản lý, sử dụng và sản xuất
lâu dài từ 2 - 5 ha và giao khoán rừng cho cộng đồng (Bản) quản lý, sử dụng
và bảo vệ từ 100 - 500 ha.
+ Cho phép nhân dân quản lý và sử dụng rừng đã giao vì mục đích kinh
tế nếu trữ lượng và chất lượng rừng đã giao tăng lên.
+ Cho phép dân có quyền thừa kế, chuyển đổi rừng và đất rừng đã giao.
+ Chấp nhận quyền quản lý, sử dụng của tập thể, hộ gia đình, cá nhân
đã trồng, phục hồi rừng hoặc sản xuất nông lâm nghiệp khác trên diện tích
rừng nghèo, đồi núi trọc, bằng lao động và nguồn vốn của họ.
+ Trong thực tế nghị định này đã được thử nghiệm đầu tiên ở một số
tỉnh miền Bắc và được tiến hạnh thực hiện chính thức năm 1994.
- Tháng 10/1994 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 186/
TTG.CP về việc giao đất lâm nghiệp quản lý sử dụng sản xuất lâu dài và
khoán rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ và sử dụng. Nghị định này làm cơ
sở cho việc khuyến khích cho nhân dân trồng rừng, và được phép miễn thuế
với hộ gia đình có diện tích rừng trồng từ 1 ha trở lên tương ứng 1.100 cây/ha
trở lên và có quyền khai thác, sử dụng, bán và thừa kế. Nghị định này đã bảo
đảm cho việc đầu tư trồng rừng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
14
- Cùng với sự ra đời của Luật lâm nghiệp số 01/96 ngày 11 tháng 11
năm 1996; Luật đất đai số 01/97, ngày 19 tháng 04 năm 1997. Hai luật này đã
quy định: Rừng và đất rừng là tài sản Quốc gia thuộc quyền sở hữu của Nhà
nước do Nhà nước quản lý và giao cho tập thể, hộ gia đình và cá nhân sử
dụng hợp lý (điều 5 của luật lâm nghiệp), giao khoán và cho các doanh nghiệp
quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác ( Luật lâm nghiệp điều 48, 54), tập thể,
hộ gia đình, cá nhân mà nhà nước đã giao cho quản lý, bảo vệ được hưởng lợi
dụng gỗ và lâm sản (Luật lâm nghiệp điều 7); Luật đất đai (điều17) Nhà nước
cho phép sử dụng đất nông nghiệp hợp lý theo quy hoạch và đúng mục đích
và lâu dài.
Những chính sách trên của Nhà nước đã đảm bảo bình đẳng quyền và
nghĩa vụ, bảo hộ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của người
được giao. Vì vậy đã khuyến khích nông dân nhận đất, nhận rừng để sản xuất
kinh tế trong gia đình. Công tác giao đất khoán rừng đến nay đã được triển
khai thực hiện ở tất cả các tỉnh trong toàn quốc. Kết quả giao đất lâm nghiệp
tính đến ngày 20/8/2003 (số liệu lưu trữ của văn phòng định canh, định cư
thuộc Tổng cục lâm nghiệp) trên địa bản cả nước như sau:
- Ngày 21 tháng 03 năm 1997 Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và lâm
nghiệp ra quyết định số 0185/BT.NL về Quy chế bảo vệ và quản lý động vật
cấm săn bắn và thu lại các loại vũ khí săn bắn động vật quý hiếm, và quyết
định ngày thả cá và cấm săn bắn động vật quốc gia, đó là ngày 13 tháng 7
hạng năm.
- Ngày 13 tháng 10 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế
số 0221/TTg. CP về việc quản lý khai thác rừng và các lâm sản khác.
+ Ngày 22 tháng 5 năm 2002 Phó thủ tướng ban hành nghị định số 59 /
P.TTg về quản lý rừng sản xuất lâu bền.
15
- Ngày 03 tháng 10 năm 2003, Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và lâm
nghiệp ra quyết định số 0204/BT. NL về quy chế quản lý rừng sản xuất và
phân chia lợi nhuận, đồng thời ra quy chế thành lập rừng sản xuất như sau:
+ Diện tích rừng phải lớn hơn 5.000 ha trở lên.
+ Diện tích rừng sản xuất phải có độ che phủ lớn hơn 40 % trở lên và
có trữ lượng gỗ lớn hơn 80 mét khối trở lên, cây có đường kính lớn hơn 30
cm trở lên (DBH > 30 cm).
+ Diện tích đó không được trùng với diện tích rừng bảo hộ và rừng
đặc dụng.
+ Diện tích rừng sản xuất phải có ranh giới cố định như: đường, suối,
hồ, núi... Phải cách ra biên giới khoảng 5 km. Nhưng ranh giới đó có thể thay
đổi được khi quy hoạch thực tế.
- Ngày 11, tháng 01, năm 2005 Bộ trưởng bộ Thương mại ra quyết
định số 0044/BT.TM về chính sách giá cả các loại gỗ và các hạng gỗ trong
năm 2005.
- Ngày 03 tháng 04 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết
định số 25/TTg về quản lý khai thác rừng và doanh nghiệp lâm nghiệp trong
năm 2007.
Những văn bản trên đã góp phần tích cực cho công tác quản lý tài
nguyên rừng và LSNG, thúc đẩy người dân phát triển lSNG thông qua các tác
động tới chính sách hưởng lợi từ rừng và đất rừng cho các tổ chức, cá nhân.
16
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về thực trạng lâm sản ngoài gỗ tại
Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay hướng đến quản lý, bảo tồn, phát triển
LSNG tại khu vực, nâng cao đời sống người dân vùng đệm và vùng lõi của
Vườn Quốc gia.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phản ánh được thực trạng tài nguyên LSNG ở VQG Phou Khao
Khouay về thành phần loài, bộ phận sử dụng, giá trị sử dụng, tình hình khai
thác, tiêu thụ và gây trồng cây LSNG ở khu vực nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá các thuận lợi và khó khăn trong quản lý LSNG ở
Khu vực nghiên cứu làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý có hiệu quả nguồn
tài nguyên LSNG của VQG Phou Khao Khouay.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và nhân lực nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu
các loại LSNG có nguồn gốc từ thực vật và cộng đồng địa phương tại VQG
Phou Khao Khouay.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong phạm vi
vùng đệm và vùng bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Phou Khao Khouay, huyện
Tha Pha Bat, tỉnh Bor Ly Kham xay, nước CHDCND Lào.
- Phạm vi về thời gian: từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014.
17
2.3. Nội dung nghiên cứu
1. Điều tra thành phần loài và phân loại LSNG tại VQG Phou Khao
Khouay.
2. Điều tra tình hình khai thác, sử dụng và thị trường tiêu thụ LSNG tại
VQG Phou Khao Khouay.
3. Nghiên cứu tình hình gây trồng và tiềm năng phát triển LSNG tại
VQG Phou Khao Khouay.
4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý LSNG tại VQG
Phou Khao Khouay.
5. Đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển LSNG trên địa
bàn khu vực nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Đề tài tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung và đối
tượng nghiên cứu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như sách báo, giáo
trình, tạp chí, các tài liệu khoa học đã công bố, mạng internet, cụ thể như:
các kết quả nghiên cứu về LSNG từ trước tới nay tại khu vực nghiên cứu,
các tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực
nghiên cứu, hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu liên quan đến LSNG. Từ các tài
liệu này, những thông tin hữu ích và quan trọng sẽ được kế thừa có chọn lọc
để phục vụ những nội dung nghiên cứu của đề tài như phân loại giá trị sử
dụng, tình hình tiêu thụ, chế biến, gây trồng LSNG, công tác bảo tồn và phát
triển LSNG hiện nay.
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn được thực hiện nhằm mục đích sơ bộ xác định các loại
LSNG hiện có trong khu vực nghiên cứu, tình hình sử dụng theo công dụng
18
các loại LSNG, tình hình khai thác, chế biến, gây trồng và ảnh hưởng của
LSNG đến đời sống người dân địa phương.
Đối tượng phỏng vấn bao gồm các cán bộ quản lý VQG, cán bộ và
người dân địa phương. Ngoài ra, để tìm hiểu thị trường và mức độ tiêu thụ
LSNG trên địa bàn, đề tài tiến hành phỏng vấn các lái buôn thu mua lâm sản,
người dân chuyên cung cấp LSNG cho các lái buôn trong khu vực. Các đối
tượng làm thầy thuốc chữa bệnh là các đối tượng được ưu tiên phỏng vấn, đây
là các đối tượng giàu kinh nghiệm trong nhận diện LSNG và hiểu biết sâu
rộng về sử dụng LSNG.
Trên cơ sở xác định các đối tượng phỏng vấn, đề tài tiến hành phỏng
vấn theo hai hình thức là sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn và hình thức trao đổi
trực tiếp thông qua các câu hỏi có gợi mở của người điều tra đối với các đối
tượng phỏng vấn, cụ thể như sau:
- Đối với sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn: Đề tài sẽ sử dụng 40 phiếu
phỏng vấn với bộ câu hỏi phỏng vấn liên quan đến các nội dung về tình hình
sử dụng, khai thác, chế biến, tiêu thụ LSNG trên địa bàn, thị trường LSNG
hiện nay, công tác quản lý và bảo tồn LSNG tại địa phương. Thông tin cụ thể
về bộ câu hỏi phỏng vấn được trình bày chi tiết trong phụ lục 01.
- Hình thức phỏng vấn trực tiếp không sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn:
Người điều tra dựa trên kiến thức bản địa của người dân địa phương sẽ gợi
mở các câu hỏi liên quan đến các nội dung nghiên cứu. Các thông tin trong
quá trình trao đổi được ghi âm và tổng hợp vào sổ ghi chép tại nhà. Trong quá
trình phỏng vấn, người phỏng vấn luôn cởi mở và lấy người phỏng vấn là
trung tâm. Các thông tin nghi nghờ trong quá trình phỏng vấn được tìm hiểu
ngay trong quá trình phỏng vấn đó.