Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc cho một trạng thái rừng tại vườn quốc gia phou khao khoauay, tỉnh bolykhamxay nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHIMPASONE VILAY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CHO MỘT TRẠNG
THÁI RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHOU KHAOKHOAUAY, TỈNH
BOLYKHAMXAY NƯỚCCỘNG HÒA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHIMPASONE VILAY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CHO MỘT TRẠNG
THÁI RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHOU KHAO
KHOAUAY, TỈNH BOLYKHAMXAY NƯỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Trọng Bình

HÀ NỘI, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
hề được sử dụng, được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.
ĐHLN, tháng 6 năm 2016
Người làm cam đoan

Phimpasone Vilay


ii

LỜI CẢM ƠN
Được học tập ở trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam là cơ hội đối với bản

thân tôi trong việc tiếp cận các kiến thức trình độ thạc sỹ về chuyên ngành Lâm học.
Sau hai năm học tập và rèn luyện, tôi đã tích lũy được vốn kiến thức quý báu và tiến
hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc cho một số
trạng thái rừng tại Vườn Quốc gia Phou Khao Khoauay, tỉnh Boly khamxay,
Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào”. Đến nay đề tài của tôi đã hoàn thành.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý và các thầy cô giáo của trường Đại học Lâm
nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt 2 năm học qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy PGS.TS. Nguyễn Trọng Bình
đã hướng dẫn tôi định hướng nghiên cứu, giúp tôi biết thu thập số liệu và hoàn thiện
bản Luận văn này.
Xin cảm ơn Đại sứ quán Lào ở Việt Nam, các bạn bè đồng du học đã ủng hộ
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian từ khi tôi chuẩn bị đến Việt Nam và ở Việt Nam.
Đây là sự cổ vũ rất lớn cho tôi về mặt tinh thần và giúp tôi thích ứng với cuộc sống
ở Việt Nam được tốt.
Xin cảm ơn Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã tạo điều kiện cho
chúng tôi được học tập rèn luyện ở Việt Nam. Tôi mong sự hợp tác của hai nước
ngày càng bền chặt, thắm thiết, ổn định và lâu dài.
Bản luận văn này là sự nỗ lực của tôi từ thu thập số liệu đến hoàn thiện báo
cáo tại Vườn Quốc gia Phou Khao Khoauay. Mặc dù, tôi đã rất cố gắng nhưng cũng
không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Tôi mong nhận được sự
đóng góp ý kiến xây dựng của các nhà khoa học, bạn bè và đồng nghiệp để bản luận
văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

ĐHLN, tháng 06 năm 2016
Tác giả

Phimpasone Vilay



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vi
CÁC KÝ HIỆT TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương 1................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 3
1.1. Trên Thế giới .................................................................................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng.................................................................... 3
1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng..................................................................... 6
1.2. Tại CHDCND Lào ............................................................................................ 8
1.2.1. Thực trạng phát triển lâm nghiệp ở nước Lào .......................................... 8
1.2.2. Một số văn bản của nước Lào trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng .... 10
1.2.3. Nghiên cứu xây dựng mô hình cấu trúc mẫu và vấn đề quản lý rừng bền
vững ................................................................................................................ 11
1.2.4. Nghiên cứu về rừng ở Vườn Quốc Gia Phou Khao Khoauay ................. 13
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 14
2.1.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 14
2.1.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 14
2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 14
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 14
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 15

Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU...................................................................................................................... 32
3.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 32
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 32


iv

3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng ............................................................................. 34
3.1.5. Tài nguyên sinh vật.............................................................................. 35
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................. 36
3.2.1. Dân số và dân tộc .................................................................................. 36
3.2.2. Lao động ............................................................................................... 36
3.2.3. Tôn giáo ............................................................................................... 36
3.2.4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ ........................................................................ 36
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 38
4.1. Phân loại các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu ...................................... 38
4.2. Đặc điểm cấu trúc và đa dạng tầng cây cao ..................................................... 39
4.2.1. Cấu trúc tầng cây cao ............................................................................ 39
4.2.2 Đặc trưng về mức độ phong phú và đa dạng loài .................................... 50
4.3. Đặc điểm tái sinh rừng .................................................................................... 53
4.3.1. Tổ thành cây tái sinh ............................................................................. 53
4.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tái sinh rừng......................................................... 54
4.3.3. Mối quan hệ giữa tổ thành tầng cây cao với tổ thành tầng cây tái sinh ... 60
4.3.4. Ảnh hưởng của một số nhân tố tái sinh đến tái sinh tự nhiên ................. 61
4.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu .............. 64
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ............................................................. 66
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 66
5.2. Tồn tại ............................................................................................................ 67
5.3. Khuyến nghị ................................................................................................... 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

1.1:

Diện tích 03 loại rừng của NCHDCND Lào

8

2.2:

Mẫu biểu điều tra tầng cây cao

18

2.3:

Phiếu điều tra cây tái sinh


19

2.4:

Phân bố cây tái sinh theo cỡ chiều cao

29

2.5:

Phân bố cây tái sinh theo cỡ đường kính

29

4.1:

Phân loại trạng thái rừng hiện tại

37

4.2.

Công thức tổ thành theo số cây N%

39

4.3.

Công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng IV%


40

4.4:

Các đặc trưng mẫu về đường kính D1.3

42

4.5:

Kết quả mô phỏng phân bố N/D1.3 theo hàm Meyer

43

4.6:

Các đặc trưng mẫu về số cây trong từng cỡ chiều cao Hvn

45

Mô phỏng phân bố số cây theo chiều cao N/Hvn theo
4.7.

hàm Weibull

46

4.9:

Chỉ số phong phú của loài


49

4.10:

Mức độ đa dạng của loài

49

4.11:

Kết quả tính chỉ số Simpson

50

4.12.

Công thức tổ thành cây tái sinh ở các ÔTC

52

4.13:

Mật độ cây tái sinh

54

4.14:

Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh


54

4.15:

Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

56

4.16:

Phân bố cây tái sinh theo cấp đường kính Doo (cm)

56

4.17:

Hình thái phân bố cây tái sinh

59

Mối quan hệ giữa tổ thành tầng cây cao với tổ thành tầng
4.18:

cây tái sinh

59

Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên tại khu
4.19.


vực nghiên cứu

60


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

Trang

4.1.

So sánh tổ thành theo IV% và N% của OTC 01 và 04

41

4.2:

Mô phỏng phân bố N/D1.3 của OTC 01

44

4.3:


Mô phỏng phân bố N/Hvn OTC 01

47

4.4.

Tương quan giữa đường kính và chiều cao

48

Phân bố cây tái sinh theo cỡ chiều cao Hvn và cỡ
4.5:

dường kính Doo

58


vii

CÁC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích nghĩa

BQL

Ban quản lý

CHDCND


Cộng hòa dân chủ nhân dân

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CITES

Công ước về buôn bán động vật hoang dã quốc tế

CTTT

Công thức tổ thành

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐTQH

Điều tra quy hoạch

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

KBT

Khu bảo tồn


KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KBTLVSC

Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh

NXL

Nam Xuân Lạc

KH

Khoa học

MV

Mẫu vật



Nghị định

NXB

Nhà xuất bản

OTC


Ô tiêu chuẩn

PGS

Phó giáo sư

PV:

phỏng vấn



Quyết định

QS

Quan sát

SC

Sinh cảnh

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

STT

Số thứ tự


TL

Tài liệu

UBND

Ủy ban nhân dân


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá, rừng có vai trò quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân và là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu, cung cấp những lâm sản ngoài gỗ rất có giá
trị khác như nguyên liệu dược, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái... Ngoài ra,
rừng còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái, bảo
vệ nguồn nước, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, nhất là trong bối cảnh biến
đổi khí hậu như hiện nay. Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở Quốc gia
Lào, rừng ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích và chất lượng
rừng. Sự mất mát về đa dạng sinh học dẫn đến làm mất trạng thái cân bằng
của môi trường sinh thái kéo theo những thảm họa mà loài người đang phải
gánh chịu, đặc biệt trong những năm gần đây, như lũ lụt, hạn hán, gió bão,
cháy rừng, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, ngày càng xuất hiện nhiều
căn bệnh hiểm nghèo... Đó là hậu quả của việc mất đa dạng sinh học.
Cấu trúc rừng thể hiện rõ nét mối quan hệ qua lại giữa các thành phần
của hệ sinh thái rừng và giữa chúng với môi trường. Việc nghiên cứu cấu trúc
và tái sinh rừng nhằm duy trì rừng như một hệ sinh thái ổn định, có sự hài hoà
của các nhân tố cấu trúc, lợi dụng tốt tiềm năng của điều kiện lập địa và phát
huy tối đa các chức năng có lợi của rừng cả về kinh tế, xã hội và sinh thái.

Nghiên cứu cấu trúc rừng không còn là chủ đề mới mẻ trong việc phân tích và
đánh giá hiện trạng của các quần xã thực vật rừng từ đó có những giải pháp
nâng cao chất lượng rừng nhưng không phải khu rừng đặc dụng nào cũng
được nghiên cứu vấn đề này.
Lào là một quốc gia có nguồn tài nguyên rừng phong phú (47% tổng
diện tích là rừng). Trong nhiều năm qua, Lào đã nỗ lực trong công tác bảo vệ
tài nguyên rừng cùng với sự thành lập của 22 Vườn Quốc gia, Phou Khao
Khoauay cũng là một trong số đó. Vườn Quốc gia (VQG) Phou Khao
Khoauay được sự quan tâm của Chính phủ và các tổ chức quốc tế đã và đang
thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, điều tra tài nguyên rừng, lập


2
danh lục động thực vật rừng và chương trình phục hồi sinh thái... Các nghiên
cứu ban đầu đã sơ bộ đánh giá được giá trị, tiềm năng và ý nghĩa của một
Vườn Quốc gia đặc trưng cho hệ sinh thái rừng (Rừng thưa, cây họ dầu chiếm
ưu thế, rụng lá vào mùa khô). Tuy nhiên một số nội dung quan trọng chưa
được thực hiện một cách có hệ thống, đó là đánh giá đa dạng sinh học về các
taxon phân loại một cách chính xác, yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật, đánh
giá cấu trúc của rừng, mối quan hệ giữa các quần xã thực vật để dựa trên cơ
sở đó đưa ra các biện pháp bảo tồn thích hợp.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm cấu
trúc cho một số trạng thái rừng tại Vườn Quốc gia Phou Khao Khoauay,
tỉnh Boly khamxay, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào"được thực hiện là
rất cần thiết nhằm cung cấp các thông tin hữu ích về đặc điểm cấu trúc của
một số trạng thái rừng phục vụ công tác quản lý rừng ở Vườn Quốc gia Phou
Khao Khoauay được hiệu quả.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên Thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.1.1.1. Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài mối quan hệ qua lại bên
trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường sống. Nghiên
cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên trong của
quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp.
Trong một thời gian dài, vấn đề duy trì và điều tiết cấu trúc rừng đã
được bàn luận và có rất nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt là việc đề xuất
các tác động xử lý đối với rừng tự nhiên nhiệt đới. Nhiều phương thức lâm
sinh ra đời và được thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới như phương thức
chặt cải thiện tái sinh (RIF, 1927), phương thức rừng đều tuổi của Malaysia
(MUS, 1945).
Baur G.N. (1962) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói
chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong
đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm
sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Theo tác giả, các phương thức xử lý đều
có hai mục tiêu rõ rệt: “Mục tiêu thứ nhất là nhằm cải thiện rừng nguyên sinh
vốn thường hỗn loài và không đồng tuổi bằng cách đảo thải những cây quá
thành thục và vô dụng để tạo không gian thích hợp cho các cây còn lại sinh
trưởng. Mục tiêu thứ hai là tạo lập tái sinh bằng cách xúc tiến tái sinh, thực
hiện tái sinh nhân tạo hoặc giải phóng lớp cây tái sinh sẵn có đang ở trạng
thái ngủ để thay thế cho những cây đã lấy ra khỏi rừng trong khai thác hoặc
trong chăm sóc nuôi dưỡng rừng sau đó”. Từ đó, Baur G.N đã đưa ra những
tổng kết hết sức phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm
đem lại rừng cơ bản là đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử
lý cải thiện rừng mưa.



4
Catinot (1965) nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc biểu
diễn các phẩu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua
việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến.
Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở
thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ
sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên
quan điểm sinh thái học.
Khi nghiên cứu tổ thành rừng tự nhiên nhiệt đới thành thục, Evans, J.
(1984) xác định cơ tới 70 – 100 loài cây gỗ trên 1 ha, nhưng hiếm có loài nào
chiếm hơn 10% tổ thành loài.
1.1.1.2. Về mô tả hình thái cấu trúc rừng
Nguyễn Duy Chuyên (1988), đã khái quát đặc điểm phân bố của nhiều
loài cây có giá trị kinh doanh và biểu diễn bằng các hàm lý thuyết. Kết quả
nghiên cứu này làm cơ sở định hướng cho các giải pháp lâm sinh cho các vùng
sản xuất nguyên liệu.
Kraft (1884) đã tiến hành phân chia những cây rừng trong một lâm
phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng của
cây rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh được tình hình phân hoá cây rừng, tiêu
chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp với rừng
thuần loài đều tuổi.
Richards P. W (1952) đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt đới
về mặt hình thái. Theo tác giả Richards P. W, một đặc điểm nổi bật của rừng
mưa nhiệt đới là tuyệt đại bộ phân thực vật đều thuộc thân gỗ. Rừng mưa
thường có nhiều tầng (thường có ba tầng, ngoại trừ tầng cây bụi và tầng cây
thân cỏ). Trong rừng mưa nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân
cỏ còn có nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật
phụ sinh trên thân hoặc cành cây. “Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn
chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài

cây”.


5
Khi nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên nhiệt đới, nhiều tác giả có ý
kiến khác nhau trong việc xác định tầng thứ, trong đó có ý kiến cho rằng, kiểu
rừng này chỉ có một tầng cây gỗ mà thôi. Richards P W. (1952) phân rừng ở
Nigeria thành 6 tầng với các giới hạn chiều cao là 6 –12m, 12–18m, 18-24m,
24-30m, 30-36m và 36-42m, nhưng thực chất đây chỉ là các lớp chiều cao.
Odum E.P. (1971) nghi ngờ sự phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dưới 600m
ở Puecto - Rico và cho rằng không có sự tập trung khối tán ở một tầng riêng
biệt nào cả.
Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra
những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao
mang tính cơ giới nên chưa phản ánh được sự phân phức tạp của rừng tự
nhiên nhiệt đới.
1.1.1.3. Về nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng
Khi chuyển đổi từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng
cấu trúc rừng, nhiều tác giả đã sử dụng các công thức và hàm toán học để mô
hình hoá cấu trúc rừng, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc của
rừng.
Raunkiaer (1934) đã đưa ra công thức xác định phổ dạng sống chuẩn
cho hàng nghìn loài cây khác nhau. Theo đó, công thức phổ dạng sống chuẩn
được xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số lượng cá thể của tong dạng sống
so với tổng số cá thể trong một khu vực. Để biểu thị tính đa dạng về loài, một
số tác giả đã xây dựng các công thức xác định chỉ số đa dạng loài như
Simpson (1949), Margalef (1958), Menhinik (1964),…và để đánh giá mức độ
phân tán hay tập trung của các loài, đặc biệt là lớp thảm tươi, Đrude đã đưa ra
khái niệm độ nhiều và cách xác định. Đây là những nghiên cứu mang tính
định lượng nhưng xuất phát từ những cơ sở sinh thái nên được đề tài lựa chọn

và vận dụng.
Các nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng còn phát triển mạnh mẽ khi
các hàm toán học được đưa vào sử dụng để mô phỏng các quy luật kết cấu


6
lâm phần. Rollet B. (1972) L’ đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và
đường kính bằng các hàm hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường
kính tán bằng các dạng phân bố xác suất, Belly (1973) sử dụng hàm Weibull
để mô hình hoá cấu trúc đường kính thân cây loài Thông,…Tuy nhiên, việc sử
dụng các hàm toán học không thể phản ánh hết những mối quan hệ sinh thái
giữa các cây rừng với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các
phương pháp nghiên cứu cấu trúc rừng theo hướng này không được vận dụng
trong đề tài.
Một vấn đề nữa có liên quan đến nghiên cứu cấu trúc rừng đó là việc
phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo. Cơ sở phân loại rừng theo xu
hướng này là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một
đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho hệ thống
phân loại rừng theo hướng này có Humbold (1809), Shimper (1903),
Aubreville (1949), UNESCO (1973)… Nhiều hệ thống phân loại rừng theo xu
hướng này, khi nghiên cứu ngoại mạo của Quần xã thực vật đã không tách
khỏi hoàn cảnh sinh thái của nó, từ đó hình thành xu hướng phân loại rừng
theo ngoại mạo sinh thái.
Tóm lại, trên thế giới các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc
rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng, có nhiều
công trình nghiên cứu công phu và đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh
rừng. Tuy nhiên, chưa thấy một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về đặc
điểm cấu trúc rừng tự nhiên và rừng trên núi. Cấu trúc rừng trên núi thường
được đề cập cùng với các đối tượng rừng khác nên chưa làm nổi bật những
đặc điểm khác biệt về cấu trúc của loại rừng này so với các loại rừng khác. Do

đó, cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật cho rừng trên núi
vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ.
1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Do sự phát triển công nghiệp thế kỷ XIX, trong ngành lâm nghiệp của
thế giới đã hình thành xu hướng thay thế rừng tự nhiên bằng rừng nhân tạo


7
năng suất cao nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Nhưng sau thất bại về
tái sinh nhân tạo ở Đức và một số nước nhiệt đới mà Beard (1947) đã gọi là
“bệnh sởi trồng rừng” do thiếu sinh tố sinh thái học, nhiều nhà khoa học đã
nghĩ tới việc quay trở lại với tái sinh tự nhiên.
Khi đề cập vấn đề điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng
cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927), với ô đo đếm tra
tái sinh có diện tích từ 1 đến 4m2 diện tích ô điều tra nhỏ nên việc đo đếm gặp
nhiều thuận lợi nhưng số lượng ô phải đủ lớn và trải đều trên diện tích khu
rừng mới phản ánh trung thực tình tái sinh rừng.
Trong phương thức rừng đều tuổi của Malaysia (MUS, 1945), nhiệm vụ
đầu tiên được ghi trong lịch trình là điều tra tái sinh theo ô vuông 1/1000 mẫu
Anh (4 m2) để biết xem tái sinh có đủ hay không và sau đó mới tiến hành các
tác động tiếp theo.
Richards P.W (1952) đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các ô
dạng bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Để giảm sai số trong
khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1955) đã đề nghị một phươg pháp
“điều tra chẩn đoán” mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo
giai đoạn phát triển của cây tái sinh.
Van Steenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của
rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ trống).
Hai đặc điểm này không chỉ thấy rừng nguyên sinh mà còn thấy cả ở rừng thứ
sinh - một đối tượng rừng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu được đề cập trên đây phần nào làm
sáng tỏ việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên nói chung
và rừng nhiệt đới nói riêng. Đó là những cơ sở để lựa chọn cho việc nghiên
cứu cấu trúc và tái sinh rừng trong đề tài này. Việc nghiên cứu đặc điểm cấu
trúc và tái sinh tự nhiên là việc làm hết sức quan trọng nên với từng đối tượng
cụ thể, cần có những phương pháp nghiên cứu phù hợp.


8
1.2. Tại CHDCND Lào

1.2.1. Thực trạng phát triển lâm nghiệp ở nước Lào
Quốc gia Lào có diện tích 03 loại rừng là 15.954.601ha (chiếm 47%
diện tích cả nước). Trong đó, rừng tự nhiên của nước Lào đã phân chia thành
3 loại chính như sau: Rừng Đặc dụng có diện tích 4.705.809 ha, rừng Phòng
hộ có diện tích 8.045.169 ha, và rừng sản xuất có diện tích 3.203.623 ha. Diện
tích rừng tập trung chủ yếu ở 17 tỉnh. Thông tin về diện tích rừng ở quốc gia
Lào được trình bày chi tiết trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Diện tích 03 loại rừng của NCHDCND Lào
TT

Tên tỉnh

Rừng PH

Rừng ĐD

Rừng SX

15.954.601


Phần
trăm
(%)
100

8.045.169

4.705.809

3.203.623

1.221.800

7,32

810.700

250.800

160.300

Tổng DT
(ha)

Tổng:

DT 03 loại rừng (ha)

1


PHÔNG SA LY

2

U ĐÔM XAY

892.700

5,62

645.700

19.400

227.600

3

BO KEO

463.400

2,97

195.700

143.500

124.200


4

LUÔNG NĂM THA

565.400

3,62

322.000

202.800

40.600

5

HOA PHAN

1.121.000

7,12

587.400

360.300

173.300

6


LUÔNG PRA BANG

1.478.200

9,02

1.218.700

114.500

145.000

7

XIÊNG KHOẢNG

1.316.300

8,14

642.000

366.600

307.700

8

XAY NHA BUA LY


1.181.100

7,27

604.700

224.900

351.500

9

VIÊNG CHĂN

1.081.600

6,7

658.900

126.800

295.900

10

VIÊNG CHĂN

179.000


1,15

9.400

169.600

0

11

BOLYKHAMXAY

1.223.101

7,54

617.369

354.509

251.223

12

KHĂM MUON

1.249.300

8,01


127.900

862.800

258.600

13

SA VAN NA KHET

926.300

5,93

369.500

353.200

203.600

14

SALA VĂN

845.500

5,42

258.100


448.700

138.700

15

CHĂM PA SAC

966.700

6,2

342.500

502.000

122.200

16

XÊ KONG

458.900

2,94

263.200

1.800


193.900

17

AT TA PƯ

784.300

5,03

371.400

203.600

209.300

Nguồn: Bộ Nông Lâm nghiệp, 2012


9
Kết quả bảng 1.1 cho thấy tỉnh Loungphabang có diện tích lớn nhất bởi
vì diện tích rừng Phòng hộ chiếm tỷ lệ nhiều hơn, tổng diện tích rừng là
1.478.200ha, chiếm 9,02%; đứng thứ hai là tỉnh Xiengkhoang có diện tích
1.316.300ha chiếm 8,14%; tỉnh Bolykhamxay đứng thứ 04 có diện tích
1.223.101ha chiếm 7,54% và tiếp theo là các tỉnh khác.
Năm (1982 - 1992), Cục Lâm nghiệp thuộc bộ Nông - Lâm nghiệp Lào
tiến hành nghiên cứu, đánh giá tài nguyên rừng quốc gia cũng chia rừng nước
Lào thành 3 loại rừng như: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Ngoài ra con phân kiểu rừng thành 7 kiểu rừng chính như: (1). Kiểu Rừng

thường xanh; (2). Rừng thường xanh vùng thấp; (3). Rừng thường xanh vùng
cao; (4). Rừng thường xanh khô; (5). Rừng thường xanh khô vùng thấp; (6).
Rừng nửa rụng lá; (7).Rừng nửa rụng lá vùng thấp. Trong các kiểu rừng trên,
Rừng nửa rụng lá chiếm diện tích lớn nhất là 35% diện tích cả nước; tiếp đến
là các trạng thái rừng khác là Rừng thường xanh và Rừng thường xanh khô
chiếm 5% diện tích cả nước; Rừng khộp chiếm 5% diện tích cả nước và Rừng
lá kim chiếm 2% (Bộ Nông lâm nghiệp, 2012).
Năm 1959, Jules Vidal - người Pháp đầu tiên đã xây dựng hệ thống
phân loại thảm thực vật trên quan điểm sinh thái phát sinh, tác giả phân chia
rừng Lào thành 12 loài thảm thực vật rừng trong đó 7 loại ở vùng thấp và 5
loài ở vùng cao. Hệ thống phân loại này đặt nền móng cho việc phân chia
rừng tự nhiên nước Lào một cách tổng quát, các đơn vị cấp thấp phục vụ mục
đích kinh doanh rừng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
Giai đoạn 1982-1992, Cục Lâm nghiệp thuộc bộ Nông Lâm nghiệp của
Lào đã vận dụng hệ thống phân loại rừng của Jules Vidal (1959) để phân loại
trạng thái của rừng thành 7 loại rừng.
Năm 2007, Cục Lâm nghiệp thuộc bộ Nông Lâm nghiệp đã phân loài
trạng thái hiện tại rừng thành 3 loại rừng, dựa vào cấu trúc tổ thành loài cây
mục đích các tác giả đã xác định các loại hình xã hợp thực vật phục vụ mục
đích kinh doanh, điều chế rừng.


10
Có thể thấy việc phân chia trạng thái hiện tại của rừng ở nước Lào là rất
cần thiết trong công tác nghiên cứu và trong sản xuất kinh doanh rừng. Tuỳ
mục tiêu cụ thể mà xây dựng các phương pháp phân chia khác nhau, nhưng
đều nhằm mục đích làm rõ thêm các đặc điểm của đối tượng cần quan tâm.
1.2.2. Một số văn bản của nước Lào trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng
Để tăng cường công tác bảo vệ rừng bằng pháp chế, Ở nước Lào cũng
có những văn bản nghị định liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng, tiêu biểu

như:
Luật bảo vệ động vật hoang dã số 100/2007/QH, ngày 24/12/2007. Luật
này quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, phát triển và sử dụng các
loại động vật thường .
Luật Bảo vệ môi trường số 48/2001/TTg, ngày 4/6/2001. Luật này quy
định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để
bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong
bảo vệ môi trường .
Tháng 10/1989 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định số
117/CT.HĐBT. Về việc quản lý, sử dụng đất và tài nguyên rừng. Nghị định
đã nhận định phải bắt đầu thử nghiệm và tiến hành giao đất khoán rừng, với hình
thức giao là:
Ngày 21/03/1997 Bộ trưởng, Bộ Nông - Lâm nghiệp ra quyết định số
0185/BT.NL về Quy chế bảo vệ và quản lý động vật, thu lại các vũ khí săn
bắn động vật quý hiếm, quyết định ngày thả cá, thả động vật và cấm săn bắn
động vật quốc gia, đó là ngày 13 tháng 7 hàng năm .
Ngày 03/10/2003 Bộ trưởng, bộ Nông-lâm nghiệp ra quyết định số
0204/BT.NL về quy chế quản lý rừng sản xuất.


11
1.2.3. Nghiên cứu xây dựng mô hình cấu trúc mẫu và vấn đề quản lý rừng
bền vững
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng, định lượng các nhân tố cấu trúc và xây
dựng các mô hình rừng mong muốn nhằm phục vụ khai thác, nuôi dưỡng và
đề ra phương hướng, phương pháp điều chế rừng là vấn đề quan trọng được
nhiều nhà khoa học quan tâm. Cục Lâm nghiệp (1996) đã đề xuất xây dựng
mô hình cấu trúc rừng chuẩn dựa trên cơ sở những mô hình hoàn thiện đã có
trong tự nhiên và dưới tác động điều tiết của con người; trong đó chú trọng
đến điều tiết phân bố tổng diện ngang và cấu trúc đứng của lâm phần mẫu,

trong thực tiễn sản xuất, sau khi phân chia rừng thành các loại, mỗi loại thuần
nhất về một mặt nào đó như tổ thành, tầng thứ, phân bố số cây theo cỡ kính,
có thể chọn được một loại trong các lô tốt nhất, có trữ lượng cao, năng suất
sinh trưởng tốt, tổ thành cấu trúc hợp lý nhất, các thế hệ cây gỗ cũng cho phép
có sản lượng ổn định, coi là mẫu chuẩn tự nhiên. Quan điểm này có tính thực
tiễn, dễ áp dụng trong sản xuất và nghiên cứu, theo hướng “mô phỏng tự
nhiên” là hướng tiếp cận nghiên cứu sinh thái học hiện đại.
Phần lớn các nghiên cứu về cấu trúc rừng nêu trên, nhất là các nghiên cứu
sau này của các tác giả đã chú ý đến việc lựa chọn các mô hình lý thuyết thích hợp
để mô tả các đặc điểm cấu trúc rừng. Từ mô hình lý thuyết thích hợp các tác giả
đã xây dựng mô hình cấu trúc mẫu làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh phù hợp với từng điều kiện và mục tiêu kinh doanh cụ thể để đạt
được hiệu quả cao trong kinh doanh ở các vùng rừng khác nhau của nước Lào.
Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC)được thành lập năm 1993, bởi một
nhóm gồm 130 thành viên khác nhau từ 25 quốc gia, bao gồm đại diện của
các cơ quan môi trường, các thương gia, các cộng đồng dân bản xứ, ngành
công nghiệp và các cơ quan cấp chứng chỉ.Tiêu chuẩn QLRBV của FSC có
10 nguyên tắc, 56 tiêu chí. Hiện đã có 26 bộ tiêu chuẩn quốc gia hoặc vùng
trên thế giới được FSC phê duyệt cho áp dụng. Theo FSC Newsletter xuất bản
ngày 31/8/2005, đã có 77 nước được cấp chứng chỉ QLRBV cho 731 khu


12
rừng (đơn vị QLR) với diện tích 57.264.882 ha. Để được công nhận QLRBV
(được cấp chứng chỉ rừng-CCR) và duy trì được CCR các đơn vị quản lý
rừng cần thực hiện được 10 nguyên tắc QLRBV trên cơ sở xác định được các
cơ sở khoa học mấu chốt thuộc các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường phục
vụ cho xây dựng kế hoạch quản lý rừng bền vững, đó là: Điều chỉnh được sản
lượng rừng đưa về trạng thái cân bằng; đánh giá được tác động môi trường;
đánh giá được tác động xã hội và duy trì được rừng có giá trị bảo tồn cao trên

địa bàn mà đơn vị đó quản lý.
Nước CHDCND Lào đã thực hiện chương trình quản lý rừng bền vững là
rừng tự nhiên của Nhà nước Lào đã được cấp chứng chỉ FSC về QLRBV cho
doanh nghiệp rừng tự nhiên tại các tỉnh như: Savannakhet, Khammoun,
Salavan, Bolykhamxay và Luongprabang với diện tích hơn 815.302 ha trong đó
rừng tự nhiên (gỗ lớn) 590.513 ha, rừng tự nhiên (mây) 5.727 ha và rừng trồng
(Tếch) 219.062 ha.
Bảng 1.2: Diện tích rừng ở Lào có Chứng chỉ rừng từ năm 2005 đến nay
Tên các tỉnh

Năm công nhận CCR của Lào
2005

2010

2011

2012

Savannakhet

38.790

19.635

100.851

34.209

Khammuon


140.093 105.791

Salavan

Tổng
(ha)

Ghi chú

2014
202.485 Rừng tự nhiên
245.884 Rừng tự nhiên

142.144

Bolykhamxay

1.142

Luongprabang

81.552

142.144 Rừng tự nhiên
4.585 5.727
137.510

Tổng:


Mây

219.062 Rừng trồng
815.302

Nguồn: Cục lâm nghiệp Lào, 2014
Qua bảng 1.2 cho thấy; rừng sản xuất là rừng tự nhiên (gỗ lớn) của tỉnh
Savannakhet có diện tích là 202.485 ha, tỉnh Khammoun là 245.884 ha và tỉnh
Salavan là 142.144 ha. Rừng tự nhiên (mây) ở tỉnh Bolykhamxay là 5.727 ha
và rừng trồng cây Tếch tỉnh Luongprabang là 219.062 ha. Tổng cộng diện
tích rừng được dự công nhận của FSC là 815.302 ha.


13
1.2.4. Nghiên cứu về rừng ở Vườn Quốc Gia Phou Khao Khoauay
Năm 2000, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bolykhamxay đã tiến
hành nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây trên vườn Quốc gia
Phou Khao Khoauay như sau: Trâm vối, Sâng, Chặc kế, Dui, Phay, Chò nuí,
Gõ đỏ, Giáng hương, Sau sau, Gụ mật, Bằng lăng, Cuống vàng… và đánh giá
các loài cây bản địa tại khu vực nghiên cứu có sinh trưởng tốt. (Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Bolykham xay, 2012). Ngoài ra còn có một số nghiên cứu
của Cục Tài nguyên và Môi trường Lào về phục hồi rừng và lâm sản ngoài gỗ
tại vườn quốc gia Phou Khao Khoauay. Tuy nhiên những nghiên cứu về đa
dạng sinh học và bảo tồn thực vật chưa được thực hiện. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc cho một số trạng
thái rừng tại vườn Quốc gia Phou Khao Khoauay, tỉnh Boly khamxay,
Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào"là hết sức cần thiết làm cơ sở cho công tác
quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn thực vật nói riêng tại
vườn quốc gia Phou Khao Khoauay.



14
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu được các đặc điểm cấu trúc và đa dạng của các trạng thái
rừng tại Vườn Quốc gia Phou Khao Khoauay thuộc bản Hoay Lực, huyện Tha
Pha Bath, tỉnh Bolykhamxay làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật bảo tồn và
phát triển tại khu vực nghiên cứu.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
1. Đánh giá được hiện trạng rừng tại khu vực nghiên cứu.
2. Xác định được một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật tại
Vườn Quốc gia Phou Khao Khoauay.
3. Đề xuất được các giải pháp bảo tồn và phát triển rừng thuộc khu bảo
vệ nghiêm ngặt Vườn Quốc gia Phou Khao Khoauay.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Một số quần xã thực vật rừng chính tại Vườn
Quốc gia Phou Khao Khoauay.
Về địa điểm: Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu tại khu vực bản Hoay Lực,
huyện Tha Pha Bath, tỉnh Bolykhamxay.
Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong 8 tháng (từ tháng 10/2015
đến tháng 5/2016).
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Phân loại các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu
2.3.2.Đặc điểm cấu trúc và đa dạng tầng cây cao
2.3.2.1 Cấu trúc tầng cây cao
2.3.2.2 Đặc trưng về mức độ phong phú và đa dạng loài
2.3.3. Đặc điểm tái sinh rừng
2.3.3.1. Tổ thành cây tái sinh



15
2.3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tái sinh rừng
2.3.3.3. Mối quan hệ giữa tổ thành tầng cây cao với tổ thành tầng cây tái
sinh
2.3.3.4. Ảnh hưởng của một số nhân tố tái sinh đến tái sinh tự nhiên
2.3.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển rừng tại khu vực nghiên
cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Đề tài tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung và đối
tượng nghiên cứu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như sách báo, giáo
trình, tạp chí, các tài liệu khoa học đã công bố, mạng internet, cụ thể như:
các kết quả nghiên cứu về cấu trúc rừng từ trước tới nay tại khu vực nghiên
cứu, các tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu
vực nghiên cứu, hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu liên quan đến cấu trúc rừng.
Từ các tài liệu này, những thông tin hữu ích và quan trọng sẽ được kế thừa
có chọn lọc để phục vụ những nội dung nghiên cứu của đề tài như phân loại
cấu trúc rừng, đặc điểm cơ bản của khu vực, công tác quản lý và phát triển
rừng ở Vườn Quốc gia Phou Khao Khoauay.
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
2.4.2.1 Thiết lập ô tiêu chuẩn nghiên cứu
Căn cứ vào đặc điểm của khu vực nghiên cứu, bản đồ hiện trạng rừng
và kết quả điều tra sơ bộ khu vực bản Hoay Lực, đề tài đã tiến hành lập 10
ÔTC điển hình, mỗi ô có diện tích 1000m2 để thu thập những thông tin theo
phương pháp điều tra lâm học. Các Ô tiêu chuẩn được lập trên nhiều dạng
sinh cảnh khác nhau như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng phục hồi, rừng
hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim, trảng cỏ cây bụi. Thông tin về các ô tiêu
chuẩn được trình bày chi tiết trong bảng 2.1 và hình 2.1.



16

Hình 2.1: Sơ
ơđ
đồ bố trí ô tiêu chuẩn trong khu vực nghiên
ên ccứu

B ng 2.1: Thông tin v các ô tiêu chu n ph c v nghiên c u
Địa điểểm lập ô tiêu

TT

OTC

Dạng trạng thái rừng

1

OTC01

IV

Tat Lerk

2

OTC02


IV

Tat Xay

3

OTC03

IV

Khem nam mang

4

OTC04

IV

Dern nhon kao

5

OTC05

IV

Dong nong kern

chuẩn



×