Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

cơ hội và thách thức của ngành điều việt nam khi gia nhập tpp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.73 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH ĐIỀU
VIỆT NAM
KHI GIA NHẬP TPP

GVHD: GV. Trần Minh Trí
Thực hiện: NHÓM 7


DANH SÁCH NHÓM 7
Họ & Tên

Lớp

MSSV

Trần Thị Hồng

DH13KM

13120222

Phạm Hòa Hưng

DH13KM

13120231



Bùi Mạnh Hùng

DH13KM

13120229

Huỳnh Thị Huế Hương

DH12KM

12120514

Nguyễn Thị Thanh Hương

DH13KT

13120235

1


MỤC LỤC
I.

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 3

II. PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................................... 3
1.


Giới thiệu về cây điều ........................................................................................................ 3

2.

Thực trạng ngành điều Việt Nam:.................................................................................. 5

3.

Cơ hội và thách thức đối với ngành điều Việt Nam khi gia nhập TPP: ............... 10

III.

PHẦN KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ .................................................................................... 12

IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: .................................................................................................... 13

2


PHẦN MỞ ĐẦU
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Partnership Agreement
- viết tắt TPP) là một hiệp đinh/thỏa thuận thương mại tự do được ký kết giữa 12 nước vào
ngày 4 tháng 2 năm 2016 tại Auckland, New Zealand sau 5 năm đàm phán với mục đích hội
nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để
phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung
và chiến lược đối ngoại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng, nâng cao vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế. Thông qua Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội đàm phán để

Hoa Kỳ mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, tạo cú hích mạnh để thúc đẩy xuất
khẩu, kiềm chế nhập siêu. Bên cạnh đó, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ góp phần thúc đẩy hơn
nữa đầu tư của Hoa Kỳ và các nước vào Việt Nam.
Riêng đối với ngành điều tại Việt Nam trong tương lai sẽ có rất nhiều định hướng và những
bước đi quan trọng, theo dự kiến trong những năm tới, khi TPP có hiệu lực, thúc đẩy xuất khẩu
đến các nước Hoa Kỳ, Mỹ,..vì đây là thị trường rất quan tâm đến vấn đề sức khoẻ, dinh dưỡng.
Các loại vỏ hạt cứng rất tốt cho sức khoẻ, và thế giới luôn tìm kiếm những sản phẩm mới đa
dạng. Hạt điều của Việt Nam là sản phẩm mà đáp ứng được tất cả các tiêu chí đó.
I.

II.

PHẦN NỘI DUNG

1. Giới thiệu về cây điều:
Ðiều Anacardium occidentale L thuộc họ thực vật Anacardiaceae, bộ Rutales. Cây điều sinh
trưởng và phát triển tốt ở những quốc gia thuộc khu vực cận xích đạo, nơi có nhiệt độ và độ ẩm
cao.
Cây điều có thể sinh trưởng phát triển từ vĩ độ
Bắc đến
Nam nhưng vùng sản xuất
chủ yếu từ vĩ độ
Bắc đến
Nam. Độ cao so với mặt nước biển của vùng đất trồng phụ
thuộc vào vĩ độ, địa hình và tiểu vùng khí hậu. Độ cao thích hợp nhất là dưới 600m so với mặt
nước biển. Độ dài ngày và thời gian chiếu sáng không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
cây điều. Cây điều có thể sống từ

nhưng nhiệt độ trung bình thích hợp nhất là
khoảng

Điều có thể thích nghi với lượng mưa hàng năm biến động từ 400 mm – 5000 mm, thích hợp
nhất là từ 1000 mm – 2000 mm. Đối với cây điều, sự phân bố lượng mưa (mùa) quan trọng hơn
lượng mưa. Do cây điều cần ít nhất 2 tháng khô hạn hoàn toàn để phân hóa mầm hoa. Do đó
khí hậu hai mùa mưa và khô hạn riêng biệt, trong đó mùa khô kéo dài ít nhất khoảng 4 tháng là
thích hợp cho sự ra hoa đậu quả của cây điều.
Ẩm độ tương đối ít ảnh hưởng đế sự sinh trưởng và phát triển của cây điều, tuy nhiên ẩm độ
tương đối cao trong thời kỳ ra hoa có thể làm cho bệnh thán thư và bọ xít muỗi gia tăng trong
khi đó ẩm độ tương đối thấp kết hợp với gió nóng sẽ gây khô bông và rụng quả non.
Đất trồng điều thích hợp nhất là các loại đất giàu chất hữu cơ, pH từ 6,3 – 7,3 và thoát nước
tốt. Cây điều không thích hợp với các loại đất ngập úng, nhiễm phèn, mặn, hay đất có tầng canh
tác mỏng.
3


Thực trạng ngành điều thế giới:
Hiện có 32 quốc gia trồng điều trên thế giới. Ấn Độ là nước có diện tích cây điều lớn nhất
thế giới, dẫn đầu về sản lượng điều thô và nhân điều chế biến. Tổng sản lượng điều thô toàn thế
giới từ 1,575 - 1,600 ngàn tấn, bao gồm Ấn Độ 400 - 500 ngàn chiếm 25 đến 30%. Tiếp theo là
Brazin, Việt Nam, các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania, Guinea Bissau, Benin,
Nigeria, Mozambique, Senegal và Kenya; mỗi năm các nước châu Phi cũng đóng góp kho ảng
500 ngàn tấn điều thô vào tổng sản lượng điều thế giới. Cụ thể như: Theo số liệu thống kê của
Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu điều Ấn Độ (CEPCI), xuất khẩu nhân của Ấn Độ tháng 11/2015
đạt 7.045 tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 54,87 triệu USD. Tính chung 8 tháng đầu
năm 2015 của Ấn Độ (từ tháng 4-11/2015), Ấn Độ đã xuất khẩu được 64.220 tấn điều nhân các
loại với kim ngạch xuất khẩu 492,34 triệu USD, giảm 18% về lượng và 8% về giá so với 8
tháng đầu năm 2014.
Tổng diện tích điều trên thế giới năm 2011/2012 là 3,75 triệu ha đạt sản lượng 2,31 triệu tấn;
năng suất trung bình 0,84 t/ha .
Theo dự báo Hiệp hội trái cây khô Quốc tế (INC) Tổng sản lượng điều nhân toàn thế giới
năm 2011/12 là 491,4 ngàn t ấn;

Theo dự báo của Liên minh châu Phi (ACA) thì tổng sản lượng nhân điều thế giới khoảng
650 ngàn tấn. (Agroinfor.2012)
Mùa thu hoạch nói chung là tương t ự nhau của các nước sản xuất trong từng khu vực, tùy
thuộc vào vị trí của từng nước liên quan đến đường xích đạo. Các nước phía Bắc của đường
xích đạo, bao gồm Ấn Độ, Việt Nam và các nước ở Tây Phi, thu hoạch từ đầu năm dương lịch
để khoảng giữa năm. Các quốc gia phía Nam của đường xích đạo, bao gồm cả Brazil và các
nước Đông Phi, thu hoạch từ tháng 9 ho ặc tháng 10 đến đầu năm năm dương lịch tiếp theo.

Hình 1. Diễn biến thời vụ thu hoạch điều của các nước trên thế giới
Ở Châu Á, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu và phát triển điều. Hơn 36
giống điều đã được tuyển chọn và đưa vào sản xuất. Năng suất bình quân của các giống biến
động từ 7,2–24,0 kg/cây. Tỷ lệ nhân thu hồi từ 25,7-32,0%.

4


2. Thực trạng ngành điều Việt Nam:
a) Diện tích:
Là 1 trong 3 nước có diện tích và sản lượng điều cao nhất thế giới, hiện Việt Nam có khoảng
450.000 ha điều được trồng tập trung nhiều nhất chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam bộ như: Bình
Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và vùng Tây Nguyên.Việc phát triển vùng nguyên liệu
trong nước đang vô cùng khó khăn. Diện tích trồng điều ngày càng giảm sút, trong giai đoạn từ
2005 - 2014, diện tích điều đã giảm 122.200 ha do trồng điều người dân có thu nhập không cao.
Cụ thể như:
- Ở Bình Phước, theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Phước, năm 2015, toàn
tỉnh này còn kho ảng trên 134 nghìn ha điều, giảm 36.630 ha so với năm 2007.
- Ở Đồng Nai, năm 2005 diện tích trồng điều trên địa bàn đạt trên 50.000 ha thì đến năm
2016 chỉ còn trên 44.700 ha. Trong đó, diện tích điều cho thu hoạch hiện có khoảng 43.500 ha.
- Vùng Tây Nguyên: các tỉnh Tây Nguyên, năm 2016 diện tích điều đã giảm đáng kể chỉ còn
hơn 70.000 ha, giảm trên 30.500 ha, trong đó Đắk Lắk giảm từ 45.000 ha ( năm 2013) xuống

còn 22.900 ha, tỉnh Gia Lai hiện còn hơn 20.000 ha.
Ngoài ra, hơn 75% diện tích vườn điều là giống cũ, quảng canh, chưa được cải tạo… gây
nhiều khó khăn trong việc đầu tư để tăng năng suất. Trong khi đó, theo quy hoạch ngành điều
của Bộ NN&PTNT, đến năm 2020, diện tích trồng điều cả nước ổn định 300.000 ha. Cụ thể
như ở tỉnh Bình Phước: năm 2015 diện tích điều sản xuất có hiệu quả chỉ chiếm 40-50%, là
những vườn được trồng giống mới năng suất cao, trồng trên vùng đất tốt; diện tích còn lại là
điều già cỗi, kém năng suất hoặc trồng ở các vùng đất không đảm bảo điều kiện cho cây điều
phát triển.
b) Năng suất và sản lượng:
Năm 2014, năng suất bình quân cao nhất từ trước đến nay, đạt 1,2 tấn/ha, sản lượng hạt điều
đạt gần 350.000 tấn, tăng 65.000 tấn so với năm 2013.
Mùa điều 2015 có năng suất, sản lượng giảm so với năm 2014. Nguyên nhân, do ảnh hưởng
biến đổi khí hậu lạnh kéo dài làm điều héo, khô bông và nông dân chưa thật sự yên tâm đầu tư
chăm sóc cây điều. Theo số liệu khảo sát ban đ ầu của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật thì
năm 2015 ở Bình Phước năng suất, sản lượng ở tất cả huyện, thị đều giảm, trong đó mất mùa
nhiều nhất là ở Bù Đăng - huyện đứng thứ 2 về diện tích điều, sản lượng giảm khoảng 35,7%,
năng suất bình quân chỉ đạt 9 tạ/ha; Bù Gia Mập - huyện có diện tích lớn nhất, giảm khoảng
21,4%, năng suất đạt 11 tạ/ha; Đồng Xoài giảm 31,2%.
Năm 2016, sản lượng điều thô trong nước đạt 1,4 triệu tấn, chiếm gần 50% sản lượng thế
giới (hơn 2,9 triệu tấn). Qua khảo sát tại các vùng trồng điều, theo đánh giá của Vinacas (Hiệp
hội Điều Việt Nam), do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn nên vụ điều tại Việt Nam sẽ kéo dài
hơn so với năm 2015 dự kiến kéo dài tới đầu tháng 6. Đối với những diện tích điều được chăm
sóc tích cực thì sản lượng vẫn giữ nguyên, còn diện tích điều ít được chăm sóc, sản lượng giảm
khoảng 15% so với năm 2015. Tỉnh Đồng Nai, năm 2016, hiện có khoảng 35.000 ha trồng điều,
nhưng chỉ có khoảng 30.000 ha cho thu ho ạch trong năm 2016, sản lượng dự kiến khoảng
36.000 tấn, giảm 10 – 15% so với năm 2015. Riêng tỉnh Bình Phước, địa phương trồng điều có
sản lượng cao, năm 2016,diện tích điều cho thu hoạch là khoảng 145.000 ha, s ản lượng xấp xỉ
280.000 tấn hạt điều thô với năng suất 19,4 tạ/ha.
5



c) Chế biến:
Năm 2015, sản lượng điều chế biến của Việt Nam đã vượt Ấn Độ, đưa Việt Nam trở thành
nước đứng đầu thế giới về chế biến điều.
Cả nước có khoảng 265 cơ sở chế biến điều với công suất chế biến 1,2 triệu tấn điều
hạt/năm. Trong đó chỉ có 30 doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn như HACCP, ISO 9001, ISO
1400, ISO 2200… Có đến 119 cơ sở, doanh nghiệp - tương đương 45%, không đ ảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm (bị xếp loại C). Hầu hết các cơ sở chế biến chưa công bố hợp quy theo
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-08:2009/BNNPTNT: Cơ sở chế biến điều – Điều kiện
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở chế biến công suất nhỏ vẫn đang chiếm lượng
lớn. Trong đó, có nhiều cơ sở chế biến quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình 5-7 lao động, do không đầu
tư máy móc, thiết bị đồng bộ, hầu hết làm thủ công. Điều này dẫn đến ngành điều Việt Nam
thường xuyên thiếu hụt nguyên liệu điều thô để chế biến xuất khẩu dẫn đến phụ thuộc quá lớn
vào nguyên liệu điều thô nhập khẩu , nhất là từ châu Phi. Năng lực sản xuất trong nước hiện chỉ
đáp ứng khoảng 30% nhu cầu của ngành công nghiệp chế biến điều.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, lượng điều thô NK để chế biến đã đạt tới 414.000 tấn, trị giá
527 triệu USD, tăng 73,2% về khối lượng và tăng gấp 2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Mặt khác, năm 2015, nguồn cung điều thô từ châu Phi hạn chế do mất mùa cộng với tình trạng
giá điều thô tăng mạnh, điều thô nhập khẩu lại có chất lượng thấp hơn điều trong nước khiến
nhiều doanh nghiệp chế biến chật vật xoay sở nguồn nhập khẩu hạt điều. thô.
d) Tình hình thương mai của ngành điều Việt Nam giai đoạn 2014-2016:
Nhập khẩu:
Khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 12/2014 ước đạt 35 nghìn tấn với giá trị đạt 55
triệu USD, đưa tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng này năm 2014 đạt 579 nghìn tấn, giá trị
nhập khẩu đạt 656 triệu USD, giảm 9,6% về lượng nhưng lại tăng 9% về giá trị so với năm
2013.
Lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 11/2015 đạt 31,1 nghìn tấn với giá trị đạt 48,7 triệu
USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 11 tháng đầu năm 2015 đạt 811,05 nghìn
tấn, giá trị nhập khẩu đạt 1,06 tỷ USD tăng 48,1% về khối lượng và tăng 75% về giá trị so với
cùng kỳ năm 2014.

Đầu những năm 2000, khi công suất chế biến các nhà máy vượt quá sản lượng thu hoạch
trong nước, các doanh nghiệp đã nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ các nước châu Phi. Thời
điểm đó, các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu khoảng 20% - 30%, còn lại 70% - 80% là sử dụng
nguồn nguyên liệu điều thô trong nước, nhưng đến năm 2014 đã tăng lên phải nhập 50% sản
lượng điều thô mới đủ chế biến hàng chất lượng cao để xuất khẩu. Và năm 2015, các doanh
nghiệp đã nhập trên 860.000 tấn, chiếm hơn 60% sản lượng chế biến .
Năm 2015, Việt Nam nhập 867.000 tấn điều thô từ 25 quốc gia, trong đó riêng nhập từ Bờ
Biển Ngà 302.000 tấn (tương đương 36%), các nước Châu Phi, Campuchia, Indonesia… Cũng
trong năm 2015, giá nhập khẩu điều nguyên liệu tăng cao, doanh nghiệp nhập khẩu các lô điều
từ Tanzania, Benin có giá lên tới 1.610 USD/tấn.
Nhìn chung, tình hình nhập khẩu điều nguyên liệu của Việt Nam hiện nay ngày càng tăng,
tồn kho trong nước ít, giá điều nguyên liệu cao, gây khó khăn cho việc sản xuất và đáp ứng nhu
6


cầu chế biến của các doanh nghiệp trong nước.
Xuất khẩu:
Theo Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), niên vụ 2014- 2015 Việt Nam chế biến 1,3 triệu tấn
điều thô trên tổng số 2,74 triệu tấn của toàn cầu, xuất khẩu 300 nghìn tấn nhân điều các loại,
chiếm tới gần 50% giá trị thương mại điều toàn cầu. Thị trường xuất khẩu điều chủ yếu của
Việt Nam vẫn là ba thị trường lớn: Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc chiếm 61,17%. Đáng chú ý, các
nước tham gia TPP mới đây đã chiếm trên 50% xuất khẩu của ngành, trong đó, Mỹ là thị
trường xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam (chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu),
Singapore (10%), Australia (7%), Canada (5%),... Như vậy, việc đàm phán TPP kết thúc là tín
hiệu vui đối với ngành chế biến xuất khẩu nhân điều giai đoạn hiện nay.
Năm 2015, xuất khẩu nhân điều của cả nước chiếm khoảng 9% tổng kim ngạch xuất khẩu
toàn ngành nông nghiệp Việt Nam. Đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam dẫn đầu thế giới
về xuất khẩu điều. Cụ thể, số lượng nhân điều cả nước xuất khẩu trong năm 2015 là 330.000
tấn, đạt 2,5 tỉ USD. Trong đó, nhân điều chiếm 2,3 tỉ USD, còn lại là dầu vỏ hạt điều và các sản
phẩm chế biến sâu. Số liệu này cho thấy, xuất khẩu nhân điều của cả nước năm 2015 tăng 10%

về lượng và tăng 15% về giá trị so với 2014. Báo cáo của Vinacas cho thấy, giá nhân điều xuất
khẩu bình quân năm qua đ ạt khoảng 7.300 USD/tấn, tăng 12% so cùng kỳ, giá điều nhân
WW320 khoảng 7.800 USD/tấn, tăng 15% so cùng kỳ.
Hiện hạt điều Việt Nam đã có mặt tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, các thị trường
chủ lực gồm Mỹ (30%), châu Âu (25%) và Trung Quốc (15%).
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, tháng 12/2015 Việt Nam xuất
khẩu 27,69 nghìn tấn điều, trị giá 206,2 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và tăng 5% về kim
ngạch so với tháng trước. Lũy kế xuất khẩu điều năm 2015 đạt 328,8 nghìn tấn, trị giá 2,40 tỷ
USD, tăng 8,7% về lượng và tăng 20,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2014.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, xuất khẩu hạt điều của cả nước 2 tháng đ ầu
năm 2016 tăng trưởng nhẹ trên 5% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 266,33 triệu USD. Hoa Kỳ thị trường tiêu thụ hàng đầu hạt điều của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2016
sụt giảm nhẹ 1,93% so với cùng kỳ, đạt 73,36 triệu USD. Thị trường lớn thứ 2 là Trung Quốc
đạt mức tăng 5,88%, đ ạt 56,36 triệu USD; tiếp đến thị trường Hà Lan đạt 33,85 triệu USD, tăng
22,25%; Canada đạt 11,43 triệu USD, giảm 18,83% so với cùng kỳ. Theo Vinacas, trong 2
tháng đầu năm 2016, cả nước xuất khẩu được 37.000 tấn điều nhân các loại với kim ngạch xuất
khẩu 278 triệu USD, tăng 5,3% về lượng và tăng 11% về giá trị so với năm 2015.

Thị trường
Tổng kim ngạch
Hoa Kỳ

2T/2016

2T/2015

2T/2016 so với
cùng kỳ

266.326.812


253.510.679

+5,06

73.359.496

74.800.974

-1,93

7


Trung quốc

56.355.095

53.223.590

+5,88

Hà Lan

33.846.084

27.686.556

+22,25

Canada


11.427.950

14.079.436

-18,83

Australia

9.380.493

13.645.966

-31,26

Đức

9.004.807

6.764.374

+33,12

Anh

8.776.609

7.614.052

+15,27


Thái Lan

6.441.962

7.255.768

-11,22

Nga

4.311.664

3.020.832

+42,73

Ấn Độ

4.259.000

1.294.300

+229,06

Tiểu vương quốc Ả
Rập thống nhất
Hồng Kông

3.595.984


2.815.084

+27,74

3.073.776

4.267.134

-27,97

Italia

3.069.515

3.207.424

-4,30

Israel

3.068.287

1.530.050

+100,54

Pháp

2.862.703


1.763.152

+62,36

Nhật Bản

2.612.319

3.826.987

-31,74

New Zealand

2.480.269

2.503.317

-0,92

Pakistan

1.606.318

911.666

+76,20

Đài Loan


1.473.304

2.624.258

-43,86

Nam Phi

1.324.401

1.019.735

+29,88

Tây Ban Nha

1.238.544

841.530

+47,18

Philippines

981.383

547.908

+79,11


Singapore

928.894

2.079.336

55,33

Nauy

863.800

664.808

+29,93

8


Bỉ

612.255

960.750

36,27

Ucraina


116.400

249.474

53,34

Hy Lạp

114.625

290.270

60,51

Bảng 1:Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ xuất khẩu hạt điều 2 tháng đầu năm 2016(
ĐVT: USD)
(Nguồn: Nhanhieuviet)

Hình 2: Lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam theo tháng,
từ tháng 01/2014- 12/2015 (nghìn tấn, triệu USD)
(Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ số liệu Hải quan)

Hình 3: Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam trong tháng 12/2015
(%)
(Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ số liệu Hải quan)
9


e) Tình hình giá nội địa:
Liên tục 2 năm trở lại đây (2014-2016), giá hạt điều tươi liên tục tăng cao, đời sống người

trồng điều không ngừng được nâng lên
Năm 2016, giá điều tươi trong nước cũng đang cao hơn so với năm 2015 từ 5.000 - 6.000
đồng/kg.Trong tháng 01/2016, giá thu mua điều thô trong nước ít biến động so với tháng trước:
giá tại Đắk Lắk dao động từ 36.000đ- 38.000đ/kg; tại Bình Phước, giá cũng ổn định quanh mức
39.000đ- 40.000đ/kg
3. Cơ hội và thách thức đối với ngành điều Việt Nam khi gia nhập TPP:
TPP gồm 12 quốc gia Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New
Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam
a) Cơ hội:
Tham gia vào TPP, ngành điều Việt Nam sẽ có những cơ hội và thuận lợi cơ bản như:
- Trong số 12 quốc gia gia nhập TPP có Việt Nam xuất khẩu 52% tổng lượng điều xuất khẩu
vào 4 nước Mỹ, Singapore, Canada & Australia. Tính riêng Xuất khẩu nhân hạt điều vào thị
trường Mỹ trong tháng 6 đạt 5.000 tấn với kim ngạch 21,5 triệu đô la Mỹ, tăng tới 60% về sản
lượng và 72% về kim ngạch so với tháng trước, trong khi các thị trường xuất khẩu lớn khác
tăng nhẹ hoặc giảm nhẹ. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), Mỹ hiện nay là thị trường
xuất khẩu nhân hạt điều lớn nhất của Việt Nam, trong sáu tháng đ ầu năm nay, xuất khẩu nhân
điều sang Mỹ đạt 85 triệu đô la Mỹ, chiếm 28% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhân điều 300
triệu đô la Mỹ. Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc trong sáu tháng Việt Nam đã xuất vào
thị trường này 15.700 tấn nhân điều với kim ngạch 67 triệu đô la Mỹ, chiếm tỷ trọng 22%.
Những quốc gia xuất khẩu điều lớn khác như Ấn Độ, Brazin và các nước châu Phi như Bờ Biển
Ngà, Tanzania, Guinea Bissau sẽ không có được lợi thế như Việt Nam khi xuất khẩu điều vào
những thị trường trong khối TPP khi rào c ản thuế quan được gỡ bỏ.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu điều sang các nước TPP. Đồng thời, giúp cho sản phẩm chế
biến từ điều của Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn vào hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa
Kỳ và Nhật Bản.
- Gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư từ nhiều nước thành viên TPP có trình độ phát
triển cao có thể mang lại những lợi ích lan tỏa đáng kể về công nghệ và kỹ năng quản lý, hợp
tác với các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất, phát triển trình độ công nghệ. Từ đó, giúp nâng
cao chất lượng sản phẩm điều chế biến của Việt Nam, đáp ứng được tốt hơn những yêu cầu của
người tiêu dùng trong và ngoài nước

- Góp phần tạo động lực để các doanh nghiệp sản xuất điều Việt Nam nâng cao năng lực
cạnh tranh, cải thiện chất lượng sản phẩm. Từ đó, tạo cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất điều
Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Hiện giá hạt hạnh nhân ở Mỹ rất cao so với các năm trước nên người tiêu dùng Mỹ đang tích
cực chuyển qua ăn hạt điều. Đây là một cơ hội thuận lợi để Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào
Mỹ.

10


- Khác với Ấn Độ, hạt điều ở VN được chế biến chủ yếu bằng máy trong khi Ấn Độ vẫn làm
thủ công nhiều công đoạn. Do đó, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm
nhân điều của VN được đảm bảo ngày một tốt hơn.
- Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 1 năm 2016, kim ngạch
hai chiều giữa Việt Nam và Úc đạt hơn 453 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang
Úc đạt 229 triệu USD, giảm 1,9% . Ngoài ra còn có Malaysia cũng có xuất khẩu hạt điều , tuy
nhiên số lượng là không đáng kể
Mã số

Mặt hàng

Hạt điều

05773

Trong đó nhập khẩu từ Việt Nam
2015

% tăng


157,8

30,8%

Bảng 2: Nhập khẩu điều của Úc từ Việt Nam năm 2015(%)
So năm
Mặt hàng xuất khẩu
T12/2014
Năm 2014
2014 với
2013
Tổng kim ngạch
195.791.529
1,6
2.081.481.554
34,5
Hạt điều
5.078.712
-22,9
72.946.483
25,9
Bảng 3: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Canada năm 2014( ĐVT: USD)
So T12/2014
với T11/2014

Giá trị
Tên nước

Nhập khẩu


Australia

126.756

Brunei
Chile
Nhật Bản
Malaysia

856
2.025
76.539
14.663

Nước
xuất khẩu chính

Xuất khẩu

Việt
Nam
, 861
Indonesia
India , Singapore
0
Brazil , Việt Nam
0
India , Việt Nam
0
India, Việt Nam

51

Nước
nhập khẩu hính
New Zealand ,
Việt Nam

Singapore , Thái
lan
Mỹ
Australia , Fiji

Mexico
7.454
Brazil , Việt Nam
172
New Zealand
22.879
Việt Nam , India
58
Peru
886
Brazil
0
Singapore
16.099
India , Việt Nam
8.690
Malaysia , Mỹ
Viet Nam

7.435
Mỹ , India
1.907.944
Mỹ , Đức
American
1.167.698
Việt Nam , Ấn độ
17.645
Canada, Việt Nam
Bảng 4 : Giá trị xuất nhập khẩu của nhân điều của các nước thành viên TPP
( Đơn vị : Nghìn USD )
11


b) Thách thức:
Bên cạnh những thuận lợi lớn, TPP cũng đ ặt ra nhiều thách thức lớn đối với ngành điều của
Việt Nam trong thời gian tới như sau:
Mặc dù xuất khẩu điều tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm
của hạt điều nhân Việt Nam chỉ đạt mức trên trung bình.
Các nước tham gia TPP có xu hướng đàm phán nhằm giữ bảo hộ đối với nông sản nội địa.
Khi đó, hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến hơn với yêu cầu cao hơn về chất lượng sản
phẩm, trong khi đây là điểm yếu của ngành sản xuất và chế biến điều Việt Nam. Cụ thể là trong
năm 2016, Hoa Kỳ sẽ áp dụng Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA) đối với xuất khẩu
hạt điều của Việt Nam vào Mỹ gây ra nhiều lo lắng cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến hạt
điều. Bởi vì, hiện tại ở Việt Nam vẫn có tới hơn 40% số nhà máy chế biến hạt điều không đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có quá nhiều nhà máy chế biến nhỏ lẻ, tăng từ 345 lên 371 nhà
máy chế biến hạt điều chỉ trong vòng 1 năm qua dẫn tới tình trạng lộn xộn trong khâu chế biến
nên hạt điều của Việt Nam không được đều, bắt mắt như của Brasil (Tại Brasil với sản lượng
tầm 150.000 tấn/năm nhưng chỉ có khoảng 8 doanh nghiệp chuyên về chế biến hạt điều).
Ngoài ra, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP yêu cầu các sản phẩm xuất khẩu từ một thành

viên của TPP sang các thành viên khác phải có xuất xứ nội khối, không sử dụng các nguyên
liệu của nước thứ ba ngoài thành viên TPP mới được hưởng ưu đãi thuế suất 0%. Trong khi đó,
ngành điều Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là
các nước châu Phi, không nằm trong TPP như Bờ Biển Ngà, Ghana, Benin, Guinea Bisau,
Mozambique… Do đó, đây được xem là một trong những thử thách lớn đối với ngành điều Việt
Nam trong những năm tới.
Sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp điều Việt Nam sẽ tăng lên và nguy cơ thất bại
của các doanh nghiệp trên chính thị trường nội địa do năng lực cạnh tranh yếu, không được
chuẩn bị kỹ cho hội nhập.
III. PHẦN KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Có thể thấy, bản thân cơ hội không biến thành lợi ích và đôi khi chính thách thức làm nên cơ
hội. Thách thức là rất lớn, nhưng cơ hội cũng rất nhiều. Do đó, việc tận dụng được đến đâu
những lợi ích mà TPP mang lại phụ thuộc rất lớn vào những hành động của Nhà nước và doanh
nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa khu vực Nhà nước với doanh
nghiệp ngay từ bây giờ.
Các doanh nghiệp Việt Nam, trước tiên cần chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan về
hiệp định thông qua việc tích cực tham gia hơn nữa vào quá trình tham vấn với Đoàn đàm phán
thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các nhà đàm phán, các học
giả để có thể nắm bắt thông tin về Hiệp định, về các cam kết cụ thể trong lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh của mình, từ đó có những biện pháp tận dụng các cơ hội do Hiệp định TPP mang
lại. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần củng cố, đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề đội ngũ
nhân lực, đề ra các mục tiêu và phương thức hướng hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với
các đòi hỏi của quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần tận
dụng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tranh thủ lợi thế về vốn, nhân lực
và kỹ thuật của các đối tác. Về dài hạn, các doanh nghiệp trong nước cần bám sát lộ trình và
12


các quy định về mở cửa thị trường của Hiệp định TPP nhằm xây dựng kế hoạch đầu tư, sản
xuất hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tận dụng được cơ hội tham gia chuỗi

cung ứng trong khu vực.
IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Các bài báo về ngành điều Việt Nam tìm trên Google để cập nhật thông
tin mới nhất.
2. Vinacas, 2014-2016. Báo cáo tổng hợp Hiệp hội điều qua các năm.
3. Trần Công Khanh và đồng sự, 2013. Cây điều Việt Nam, hiện trạng và giải
pháp phát triển. Nghiên cứu cây điều của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam (2007-2010).
4. Báo cáo thường niên ngành Hạt Điều Việt Nam năm 2015 và triển vọng
năm 2016.

13



×