Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

cơ hội, thách thức khi gia nhập ACE và bài học kinh nghiệm rút ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.19 KB, 17 trang )

1
A. GIỚI THIỆU VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập từ năm 1967, hiện tại bao
gồm 10 nước: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines,
Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Hiệp hội ASEAN dựa trên 03 trụ cột chính: an ninh
chính trị; kinh tế; văn hóa xã hội. Kinh nghiệm thực tế từ cuộc khủng hoảng tài chính
Đông Á năm 1997/1998, cộng thêm sự nổi lên của các
nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đã khiến các nước
ASEAN quyết tâm tạo ra một cộng đồng hợp tác kinh tế
mạnh mẽ, gắn kết hơn. Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội
ASEAN năm 1997 tại Kualar Lumpur, Malaysia đã ra
Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020 với ý tưởng biến
ASEAN thành một khu vực phát triển ổn định, hội nhập
và cạnh tranh, thiết lập một cộng đồng kinh tế khu vực
vào năm 2020. Vào năm 2003, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Bali đã quyết đinh đẩy
nhanh quá trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (Asean Economic Community AEC), thay vì thời hạn 2020, các nước quyết định hình thành AEC vào cuối năm
2015.Năm 2007 thông qua Kế hoạch AEC 2007 đặt ra các thời hạn rõ ràng cụ thể
cho các nước thành viên ASEAN thực hiện để hình thành AEC, với mục đích hợp nhất
các quốc gia thành viên thành một cộng đồng kinh tế chung vào ngày 31/12/2015.
Không giống như EU, ASEAN không tạo lập các tổ chức quản lý trung ương như Ủy
ban Liên minh châu Âu EU hay Ngân hàng Trung ương châu Âu mà sẽ tập trung vào việc
xóa bỏ các rào cản kinh doanh, thương mại. Kế hoạch AEC bao gồm 04 trụ cột (04 nội
dung then chốt): tạo lập một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; tạo lập một khu vực
kinh tế cạnh tranh cao; thúc đẩy sự phát triển kinh tế công bằng; xây dựng một khu vực
hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế toàn cầu.
Tóm lại, AEC sẽ biến ASEAN thành một khu vực với sự tự do dịch chuyể n hàng hóa,
dịch vụ, đầu tư, lao động có kỹ năng và tự do dịch chuyển dòng vốn.Liên quan đến việc tạo
lập một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, các quốc gia thành viên ASEAN đang tập
trung thực hiện giảm và tiến tới xóa bỏ các rào cản để đảm bảo dòng chảy hàng hóa, dịch
vụ và vốn trở nên tự do giữa các nước ASEAN. Đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính, các
quốc gia thành viên đã cam kết tự do hóa mạnh mẽ, xóa bỏ các hạn chế trong các ngành


ngân hàng, bảo hiểm và các thị trường vốn vào năm 2015. Điều này bao hàm tự do hóa 4
phương thức cung cấp thương mại dịch vụ qua biên giới như được định nghĩa trong WTO
- là cung cấp thương mại dịch vụ qua biên giới (phương thức 1), Tiêu dùng (sử dụng dịch


2
vụ) ở nước ngoài (phương thức 2), Hiện diện thương mại (Phương thức 3) và Tự do dịch
chuyển cá nhân (Phương thức 4)


B. CƠ HỘI LỚN KHI VIỆT NAM GIA NHẬP AEC
1.

Mở rộng thị trường
AEC sẽ là cơ hội quý báu để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước
ngoài, nhanh chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh tế của khu vực và thế
giới.Theo Hiến chương ASEAN có hiệu lực từ 15/12/2008, AEC được thành lập vào cuối
năm 2015 sẽ đánh dấu sự hội nhập toàn diện các nền kinh tế 10 nước Đông Nam Á, tạo
ra thị trường chung của một khu vực có dân số 600 triệu người và GDP hàng năm
khoảng 2.000 tỉ USD. Từ năm 2004 đến nay, ASEAN đã ký kết FTA với nhiều đối tác:
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ. Xu thế này phù hợp
với xu thế đẩy mạnh cải cách, mở cửa của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán
các FTA với EU, Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), ASEAN+6, Hàn
Quốc, Khối Thương mại tự do châu Âu (Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Iceland) và
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). AEC ra đời cùng với việc Việt Nam
mở rộng các hiệp định tự do thương mại sẽ tạo động lực giúp các doanh nghiệp mở rộng
giao thương, thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá
thành sản phẩm, tiếp cận các thị trường rộng lớn hơn.

2. Giảm thuế sâu

Về thuế quan, AEC là khu vực kinh tế chung, khi đó thuế suất trong ASEAN sẽ là
0% ( trừ những mặt hàng có lộ trình riêng ). Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của VN
sẽ được hưởng lợi từ việc không phải chịu thuế nhập khẩu tại thị trường ASEAN.
Hơn nữa, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp sản xuất của VN đang nhập các sản
phẩm, máy móc thiết bị từ nước ngoài về phục vụ sản xuất và kinh doanh. Khi AEC
hình thành, việc nhập máy móc từ các nước thành viên ASEAN sẽ mang lại lợi ích lớn
cho các doanh nghiệp của tỉnh khi không phải chịu mức thuế nhập khẩu cao như trước đây
Là thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam đã và đang nỗ lực chuẩn bị gia nhập
AEC. Theo cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong CEPT-ATIGA, Việt Nam sẽ cắt
giảm thuế về 0% cho tất cả các mặt hàng trao đổi trong ASEAN (ngoại trừ các mặt hàng
trong Danh mục loại trừ chung) với lộ trình cho hầu hết các dòng thuế là cho tới năm 2015
và 7% dòng thuế còn lại cho tới năm 2018. Hải quan điện tử là một nội dung quan trọng
đang được thực hiện nhằm các mục tiêu trên. Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử ở Việt
Nam về cơ bản đã đạt được các mục tiêu như rút ngắn thời gian thông quan, và giảm các
yêu cầu về các giấy tờ kê khai. Việt Nam cũng đang xây dựng chương trình Một cửa quốc
gia (Vietnam's National Single Window - VNSW) nhằm tạo thuận lợi tối đa cho thương
mại.


Bên cạnh các nội dung trên, Việt Nam cũng đang nỗ lực đơn giản hoá hệ thống các giấy
phép, giấy chứng nhận bao gồm giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ
(C/O), giấy chứng nhận vệ sinh kiểm dịch, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Các nỗ lực
này thể hiện qua hệ thống eCoSys (hệ thống xin cấp C/O qua mạng) cũng như việc cấp
phép nhập khẩu tự động
Thuế nhập khẩu hàng hóa sẽ bị xóa bỏ nhằm thúc đầy tự do thương mại với gần như
tất cả các mặt hàng. Các rào cản phi thuế quan như hạn ngạch, điều tiết giá, kiểm soát chặt
về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch... cũng sẽ bị xóa bỏ theo lộ trình phù hợp với từng quốc
gia.
* Trong đó, nhóm CLMV trong AEC là 1 nhóm phụ trong Hiệp Hội Các Quốc Gia
Đông Nam Á (ASEAN). Đây là nhóm 4 nước có nền kinh tế kém phát triển nhất trong khu

vực . Bốn nước này bao gồm: Cambodia, Laos, Myanmar và Việt Nam. Theo lộ trình, các
nước trong nhóm CLMV sẽ được trì hoãn việc áp dụng thuế suất 0% cho các sản phẩm
của các nước ASEAN khác từ đây cho đến năm 2015 và AEC sẽ có những ưu tiên nhất
định về lộ trình hội nhập cũng như có các hỗ trợ khác để giúp CLMV dễ dàng hòa nhập
với cộng đồng chung AEC.

3.

Mở rộng xuất nhập khẩu
Khi tham gia vào AEC, thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam sẽ ngày càng

mở rộng. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài
hơn, đặc biệt là từ các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn như
Singapore,Indonesia...
“Điều quan trọng nhất là việc tham gia sâu rộng vào AEC sẽ giúp Việt Nam tăng
cường cải cách nền kinh tế ở trong nước theo những tiêu chuẩn của hội nhập, giúp cho nền
kinh tế Việt Nam phát triển hiệu quả hơn, qua đó dần vượt qua những thách thức.”, Theo
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Hiệu trường Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà
Nội.
AEC giúp tăng trưởng xuất khẩu. ASEAN hiện là đối tác thương mại quan trọng hàng
đầu của Việt Nam và là động lực giúp nền kinh tế nước ta duy trì tốc độ tăng trưởng và
xuất khẩu trong nhiều năm qua, vượt trên cả EU, Nhật Bản, Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Với
lợi thế là khu vực phát triển năng động, gần gũi về địa lý, quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và ASEAN có mức tăng trưởng cao.
Từ năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia, Indonexia,
Philippines, Thái Lan, Singapore đều đạt trên 1 tỷ USD. Cơ hội mở ra cho thấy khi AEC


đi vào hoạt động sẽ tạo ra một thị trường đơn nhất, khai thác được tối đa các hiệp định
thương mại tự do (FTA) mang lại, thuế suất lưu thông hàng hoá giữa các nước trong khu

vực sẽ được cắt giảm dần về 0%.
Vì vậy, giai đoạn 2014-2015 sẽ là “nước rút” để tiến đến mục tiêu xây dựng AEC với
kỳ vọng ra đời vào cuối năm 2015. Điều này khiến doanh nghiệp Việt Nam, nhất là
doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể chỉ bó hẹp tầm nhìn trong tỉnh, thành phố hay
trong phạm vi quốc gia mà cần phải mở rộng hơn tới toàn cầu.

4.

Cơ hội thu hút các nguồn đầu tư
Cơ hội được trông đợi nhất, từ tất cả các nước ASEAN chứ không riêng gì Việt Nam

đó là sự đầu tư và hợp tác đến từ các nền kinh tế lớn, phát triển. Bởi vì việc kết nối và xây
dựng một ASEAN thống nhất, bớt chia cắt hơn, sẽ khiến các nhà đầu tư lớn nhìn ASEAN
như một sân chơi chung, một công xưởng chung, ở đó có khối nguồn lực thống nhất, đặc
biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng với giá còn tương đối rẻ.AEC cũng sẽ giúp Việt Nam cải
thiện tốt hơn môi trường kinh doanh từ thủ tục hải quan, thủ tục hành chính cho tới việc
tạo ra ưu đãi đầu tư cân bằng hơn. Thu hút đầu tư nhiều hơn đồng nghĩa với quá trình
chuyển giao công nghệ diễn ra nhanh và tích cực hơn, góp phần nâng cao chất lượng sản
phẩm công nghiệp, tạo đà cho nền công nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển cân bằng với
các quốc gia khác.

Thời gian qua, FDI đã được nhìn nhận như là một trong những trụ cột góp phần vào tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam.
Những đóng góp của FDI đối với nền kinh tế như : bổ sung nguồn vốn đầu tư, chuyển
giao công nghệ, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực, đồng thời,
góp phần thúc đẩy Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
Vốn FDI của các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam cũng được cải thiện rõ nét, thậm
chí cả trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu.

5.


Tự do hóa thị trường lao động
AEC sẽ hòa trộn nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất

thương mại và đầu tư với GDP hàng năm khoảng 2000 tỉ USD. Sự hòa nhập này tạo ra thị
trường chung của một khu vực có dân số 660 triệu người, trong đó có 220 triệu dân số
đang trong độ tuổi lao động. Theo tiến trình hình thành AEC vào năm 2015, một nội dung
mới được bổ sung đó là tự do di chuyển lao động. Trong Hiệp định ASEAN về di chuyển
thể nhân (MNP) được các nước thành viên ký kết năm 2012 có ghi: “Các quốc gia cần tạo
điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển thể nhân, hướng tới tự do hóa lao động có kỹ năng
trong ASEAN”. Vì vậy, khi AEC được ký kết sẽ tác động trực tiếp tới thị trường lao động


của các nước nói riêng và của khu vực nói chung. Theo đó, việc lưu chuyển lao động trong
khu vực là một yêu cầu tất yếu để tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình hợp tác và lưu thông
thương

mại

giữa

các

nước.

Như vậy, trong một cộng đồng gồm 660 triệu dân, các nhân sự có chuyên môn cao có thể
tự do luân chuyển công việc từ quốc gia này tới bất kỳ quốc gia nào khác trong khối. Đó sẽ
là những nhân sự như kỹ sư, kiến trúc sư, bác sỹ, kế toán, nhạc sỹ…
Với những rào cản thủ tục hành chính gần như bằng không như vậy sẽ có khả năng nhiều
nhân sự cấp cao có kinh nghiệm và chuyên môn tốt sẽ tìm đến các doanh nghiệp lớn, bổ

sung nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, xét ở chiều ngược
lại, các nhân sự tốt ở Việt Nam cũng có thể rời doanh nghiệp để sang một quốc gia khác
tìm việc làm có thu nhập cao hơn, môi trường làm việc tốt hơn. Lúc này, chiến lược hoạt
động hay chính sách đãi ngộ lại là yếu tố then chốt giúp giữ chân nhân sự. Theo khảo sát
của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hiện tại ở các nước đang phát triển như Việt Nam,
Lào, Campuchia, Myanmar, lực lượng lao động dồi dào và khá trẻ, nhưng tỷ lệ được đào
tạo bài bản, có kỹ năng nghề lại tương đối thấp. Trong khi đó ở các nước Singapore,
Malaysia,

Thái

Lan,..

lao

động

đang



xu

hướng

già

hóa.

Vì vậy, với các nước có nguồn lao động nhiều, trẻ thì đây là một cơ hội để phát triển thị

trường lao động của mình trong thời gian tới.


C. NHỮNG THÁCH THỨC CƠ BẢN
1.

Cải cách thể chế

Hiện nay, trình độ phát triển của Việt Nam còn kém xa nhiều quốc gia trong ASEAN
như: Singapore, Malaysia, Thái Lan...do vậy, sức ép cải cách đặt ra với Việt Nam là rất lớn.
Xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)
công bố cho năm 2014-2015 ở mức rất thấp và ít có cải thiện từ nhiều năm nay.Nền quản
lý hành chính lạc hậu, nhiều thủ tục rườm rà gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến
năng lực cạnh tranh, chi phí về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp Việt Nam, đơn cử
như việc các doanh nghiệp Việt Nam cần đến 872 giờ/năm để đóng thuế trong khi con số
bình quân của dịch vụ đó ở các nước ASEAN-6 chỉ là 172 giờ/năm.Thực tế này cho thấy,
cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ khoa học-công nghệ và năng lực cạnh
tranh đang là đòi hỏi cấp thiết đặt ra cho Việt Nam khi gia nhập AEC.
Xếp

hạng

về

thể

Chỉ tiêu

chế


của

Việt

Nam

Xếp hạng trên 144
nước

Điểm số
(1-7 là cao nhất)

Thể chế
Thể chế công

92
85

3.5
3.5

Luật về sở hữu
Chi phí ngoài pháp luật và đút lót cho
xuất, nhập khẩu
Chi phí ngoài pháp luật và đút lót cho nộp
thuế hàng năm
Chi phí ngoài pháp luật và đút lót để nhận
được kết quả tư pháp thuận lợi

104

109

3.4
3.2

121

2.6

104

3.5

Hiệu quả của Chính phủ
Gánh nặng của Chính phủ
Gánh nặng của quy định của Chính phủ

117
91
101

2.9
3.2
3.1

Tính minh bạch của quá trình soạn thảo
chính sách của Chính phủ

116


3.5

2.

Sức ép cạnh tranh gay gắt
Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự chênh

lệch về trình độ phát triển so với các nước ASEAN - 6, thể hiện cả ở quy mô vốn của nền
kinh tế, các doanh nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề lao động,…Thời điểm cộng
đồng ASEAN bắt đầu có hiệu lực vào năm 2015, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối
mặt với sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm, dịch vụ, đầu tư của các nước
ASEAN, đặc biệt là khi các nước ASEAN loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Một số
ngành sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa.


Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng hóa
từ các nước khác trên thị trường ASEAN do AEC hình thành sẽ tạo ra thị trường chung,
không còn các rào cản hàng hóa, dịch vụ, vốn…
Thuận lợi hóa thương mại trong AEC cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh của hàng hóa nhập
khẩu đối với các sản phẩm, ngành hay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ngay tại thị trường
Việt Nam. Khi Việt Nam thực hiện cam kết giảm thuế suất đối với các sản phẩm nhập khẩu
từ các nước đối tác mà Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết Hiệp định thương mại, hàng hóa
Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu từ các nước đối tác này.

3.

Nhập siêu
Trong tổng số 9 thị trường của khối ASEAN thì có 5 thị trường VN xuất siêu gồm

Campuchia, Philippin, Inđônêxia, Myanmar và Brunây với tổng mức xuất siêu đạt 3,11 tỷ


USD, tuy nhiên không bù đắp được mức thâm hụt ở 4 thị trường Singapore, Thái Lan,
Lào và Malaixia lên đến 6,46 tỷ.
Với việc đẩy mạnh tự do hóa thương mại nội khối, hàng rào thuế quan và phi thuế
quan giữa các nước thành viên AEC sẽ dần bị xóa bỏ. Tính đến tháng 7 năm
2013, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10.000 dòng thuế xuống mức 0 5% theo ATIGA, chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thuế. Với mức giảm thuế sâu
như vậy, trong tương lai, hàng hóa của các nước ASEAN sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam,
dẫn đến việc cải thiện tình trạng nhập siêu của Việt Nam với các nước ASEAN càng trở
nên khó khăn hơn.


Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại Việt Nam -ASEAN nhiều
năm qua luôn bị thâm hụt. Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2006 - 2008 gấp gần 2 lần so
với kim ngạch xuất khẩu. Giai đoạn 2009 - 2013, tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu và kim
ngạch xuất khẩu tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Khi một nền kinh tế chưa được chuẩn bị đầy đủ trước những đối thủ cạnh tranh trong
điều kiện các hàng rào thuế quan đã sớm bị dỡ bỏ sẽ dẫn đến những tổn thất về kinh tế
trong cuộc cạnh tranh không cân sức, đồng thời còn gây sức ép đối với nền công nghiệp
non trẻ của Việt Nam.

4.

Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp
– Do xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, do vậy, tỷ lệ lao

động tham gia vào thị trường lao động chính thức còn thấp, đạt khoảng 30%.

– Chất lượng và cơ cấu lao động, vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và
hội nhập. Khoảng 45% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hầu hết chưa qua đào tạo.
Chất lượng nguồn nhân lực nước ta đang rất thấp, là một trong những “điểm nghẽn” cản

trở sự phát triển (PTT Hoàng Trung Hải, 2013). Theo số liệu của Tổng cục thống kê
(2013), trong LLLĐ đang làm việc trong nền kinh tế, lao động phổ thông, không có chuyên
môn kỹ thuật chiếm 81, 8%; lao động đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm tỷ lệ 5,4 %; lao động
có trình độ trung cấp chuyên nghiệp là 3,7%; và lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học
trở lên chiếm 9,1%. Nếu tính theo cách tính của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, lao
động qua đào tạo (gồm cả dạy nghề chính quy và thường xuyên, phi chính quy, dạy nghề
dưới 3 tháng và dạy nghề tại doanh nghiệp) chiếm khoảng 38% tổng LLLĐ.


– Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp và còn khoảng cách khá lớn so
với các nước phát triển trong khu vực. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt nam
đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Chất lượng
nguồn nhân lực Việt nam thấp so với các nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất
lượng nhân lực của Việt nam chỉ đạt 3,79 điểm – xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp
hạng của Ngân hàng Thế giới; trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là
5,59; Thái Lan là 4,94… Chất lượng của lao động Việt nam thấp, nên năng suất lao động
của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó, thấp hơn
Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. Năng suất lao động
của Việt Nam bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất
lao động tăng trung bình 5,2% mỗi năm. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hằng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ còn
3,3%. Việt Nam còn thiếu nhiều lao động lành nghề, nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng
được nhu cầu của TTLĐ và doanh nghiệp về tay nghề và các kỹ năng mềm khác. Theo
thống kê của Tổ chức thực hiện thi IELTS (Hệ thống kiểm tra sự thành thạo tiếng Anh
quốc tế theo thang điểm 0-9) thì thí sinh Việt Nam có điểm trung bình là 5,78 thuộc vào
nhóm các nước có điểm trung bình thấp, đứng sau Indonexia (5,97), Phillippin (6,53),
Malaysia (6,64). Những hạn chế, những yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những
nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (năm 2011 xếp thứ
65/141 nước xếp hạng, nhưng đến năm 2014 xếp thứ 70/148 nước xếp hạng).



( Bảng xếp hạng trung bình điểm thi Toeic của Việt Nam so với các nước khác)
Vấn đề năng suất lao động của Việt Nam thấp là một trong những thách thức của Việt
Nam. Theo báo cáo về năng suất lao động của ILO, năng suất lao động của Việt Nam tháp
nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương APEC, So với các nước trong khu vực
ASEAN, năng suất trung bình của người lao động Việt Nam thấp dưới một nửa so với
Philippines, 2 người lao động Thái Lan, Mailaysia bằng 5 người lao động Việt Nam, 1
người lao động Singapore bằng 15 người lao động Việt Nam. Như thế chúng ta có thể hình
dung chất lượng của lao động Việt Nam hiện nay thấp như thế nào. Thường thì năng suất
thấp đi liền với tiền lương thấp, nên nhiều người cho rằng đó là lợi thế của nước đi sau.
Nhưng thực tế không đơn thuần như vậy. Tiền lương chỉ hấp dẫn khi nó thấp hơn năng suất
thực (đồng nghĩa với việc người chủ khi trả lương sẽ thu được lợi thế). Tuy nhiên, mức
sống ở Việt Nam ngày càng đắt đỏ như hiện nay đã khiến tiền lương tăng nhanh hơn năng
suất, làm xói mòn lợi thế lao động giá rẻ trong khu vực.


Thêm vào đó, nguy cơ của nền kinh tế chỉ dựa vào lao động giá rẻ và năng suất thấp là
rất cao. Bởi vì lao động chất lượng thấp đồng nghĩa với tính kém đa dạng của các loại kỹ
năng, khả năng sáng tạo cũng như hiệu quả tổ chức. Với những đặc điểm này, Việt Nam sẽ
không phải là một điểm đến hấp dẫn cho những dự án đầu tư mang tính tiên phong về công
nghệ hoặc quy mô. Và điều này sẽ là nguyên nhân tách Việt Nam (và các nước đi sau) ra
ngày càng xa các nước đã có một nền tảng tốt hơn trong ASEAN (như Malaysia, Thái Lan
hoặc Indonesia).Năng suất lao động thấp chỉ là một ví dụ cho thấy nguy cơ có thể lấn át cơ
hội như thế nào. Trong khi đó, chúng ta còn rất nhiều điểm yếu trong môi trường kinh
doanh, hệ thống pháp lý, chất lượng chính quyền, cấu trúc kinh tế, giáo dục dạy nghề...

5.
Singarpore, Thái Lan tấn công ồ ạt, thâm nhập vào thị trường bán lẻ
Việt Nam
Dồn dập M&A

Từ giữa năm 2013 đến nay, ngành bán lẻ đã chứng kiến nhiều vụ mua bán, sáp nhập
(M&A) đình đám và những cuộc thay tên đổi chủ vẫn đang tiếp diễn.
Sau BJC đến Vingroup
Năm 2014 được xem là năm M&A của ngành bán lẻ khi hàng loạt những thương vụ
lớn đã diễn ra. Mở màn cho làn sóng này là vụ chuyển nhượng 19 trung tâm bán lẻ của
Metro tại Việt Nam cho Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của tỷ phú Thái Lan Charoen
Sirivadhanabhakd vào đầu tháng 8 vừa qua. Thương vụ này được xem là "rất hời" cho
Metro khi mang về cho tập đoàn này 655 triệu Euro (869 triệu USD) khi 12 năm qua,
Metro Việt Nam đều báo lỗ.
Trong khi đó, bằng việc mua lại Metro Việt Nam, nhà đầu tư Thái đang có những bước
chắc chắn để thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam, dù trước đó, giữa năm 2013, BJC đã
mua chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart của Nhật Bản trong liên doanh với Tập đoàn Phú
Thái. Đây là bước ngoặt để BJC thâm nhập mạnh hơn vào thị trường bán lẻ Việt Nam.
Không những thế, việc mua lại Metro Việt Nam sẽ đưa Tập đoàn BJC lên một vị trí mới
trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh khu vực Đông Nam Á đồng thời bổ sung vào mạng
lưới phân phối hiện có của BJC tại Việt Nam, hoàn thiện chuỗi cung ứng và đưa doanh
nghiệp (DN) này vươn lên trong thị trường phân phối hiện đại.
Đầu tháng 7/2014, Tập đoàn Mapletree có trụ sở ở Singapore đã xuất hiện ở Việt Nam
với việc ký kết với Saigon Co.op để chuẩn bị khai trương Trung tâm mua sắm SC Vivo


City ở TP.HCM. Đây là một trong những trung tâm mua sắm lớn của Việt Nam khi sở hữu
đến 62.000m2 mặt bằng bán lẻ.
Không chỉ có nhà đầu tư đến từ Singapore, hiện thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự
góp mặt của các nhà đầu tư Thái như Central Group với 1 trung tâm mua sắm ở Hà Nội và
1 trung tâm sắp mở tại TP.HCM. Với các DN Thái thì thị trường bán lẻ Việt Nam là một
"đại dương xanh" như lời phát biểu của ông Phidsanu Pongwatana, Phó chủ tịch BJC - chủ
nhân mới của Metro Việt Nam.



D. NHỮNG NHẬN ĐỊNH RÚT RA
Thực tiễn đã chứng minh rằng, quá trình đổi mới đến nay, ASEAN là điểm tựa, là cầu
nối trong chính sách đối ngoại của VN trong hơn hai thập kỷ vừa qua và những năm sắp
tới.Quá trình hội nhập kinh tế khu vực của VN được bắt nguồn từ nền tảng là công cuộc
đổi mới kinh tế thông qua phát triển nền kinh tế thị trường và thực hiện đường lối mở cửa,
hội nhập của kinh tế. Quá trình phân tích ở trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận định
như sau:
 Thứ nhất, AEC chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại
và hội nhập kinh tế quốc tế của VN trong những năm vừa qua cũng như giai đoạn sắp
tới.
*Biểu hiện cụ thể:
+ ASEAN hiện là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của VN
+ Quá trình hội nhập thông qua AEC cũng là những bước đi phù hợp của VN
trong quá trình cải cách và mở cửa nền kinh tế nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường, thực hiện cải cách liên quan đến chế độ thương mại, hải quan, bảo hiểm, hệ
thống tài chính và các chương trình hợp tác kinh tế khác
+ Việc tham gia vào AEC được xem như cuộc “diễn tập” cần thiết trước khi chúng
ta bước vào các quá trình hội nhập kinh tế với không gian kinh tế rộng lớn hơn, khắc
nghiệt hơn…
 Thứ hai, AEC là tiền đền quan trọng và cần thiết để VN có điều kiện đẩy nhanh
quá trình hội nhập kinh tế thông qua thực thi tự do hóa kinh tế, tiếp tục thúc đẩy quá trình
cải cách nhằm thu được những lợi ích từ sự tăng trưởng thương mại, dịch vụ, đầu
tư, Nâng cao tính cạnh tranh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống
của người dân.
 Thứ ba, việc tham gia vào AEC sẽ làm cho thể chế hội nhập của VN được hoàn
thiện hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.
Sự kiện Việt Nam gia nhập AEC sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn, giúp Việt
Nam tăng cường vị thế và uy tín trên diễn đàn ASEAN cũng như các diễn đàn quốc tế



khác, nắm bắt được những cơ hội và chủ động đối phó với những thách thức trong tiến
trình hợp tác khu vực nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, cơ hội luôn đi liền cùng những thách thức lớn như sự cạnh tranh gay gắt
hơn không chỉ cạnh tranh về sản phẩm, thị trường mà còn cạnh tranh cả về nguồn nhân
lực chất lượng cao. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt cơ hội, chủ
động thay đổi công nghệ sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản
phẩm có chất lượng tốt, giá thành phù hợp mới có thể cạnh tranh trên thị trường. Muốn
vậy, Chính phủ cần có các chính sách cụ thể như chính sách tín dụng ưu đãi để các doanh
nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn vay, từ đó họ đầu tư cải tiến cơ sở hạ tầng, máy
móc thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách
hành chính trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư nhằm cải thiện sức cạnh tranh
của nền kinh tế cũng như tạo tiền đề cho việc triển khai các cơ chế tự do hoá khi hình
thành thị trường chung ASEAN.


E. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập vào thị trường thế giới, VP
UBQGHTKTQT, />2. Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và những tác động đến thương mại quốc
tế của Việt Nam, Hà Văn Hội, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Mở cửu thị trường lao động ASEAN 2015: Cơ hội song hành thách thức.

4. Việt Nam và AEC 2015, TS. Nguyễn Đức Thành,
/>5. Một số vấn đề cơ bản khi Việt Nam gia nhập AEC
PGS. TS. Lý Hoàng Ánh TS. Trần Mai Ước -Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
6. Biểu đồ xếp hạng thể chế - Diễn đàn kinh tế thế giới


Mục lục




×