Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu bổ sung phương pháp đánh giá và phân cấp chỉ số lập địa của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐỖ VĂN THẢO

NGHIÊN CỨU BỔ SUNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ
PHÂN CẤP CHỈ SỐ LẬP ĐỊA CỦA RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG
THƯỜNG XANH Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2012


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐỖ VĂN THẢO

NGHIÊN CỨU BỔ SUNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ
PHÂN CẤP CHỈ SỐ LẬP ĐỊA CỦA RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG
THƯỜNG XANH Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN VĂN CON

Hà Nội, 2012


-1ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những nhiệm vụ quan trọng và khó khăn trong nghiên cứu
rừng tự nhiên là việc tìm ra phương pháp để phân cấp chất lượng các lập địa
khác nhau. Trong thực tế, có những lập địa có khả năng tạo ra năng suất cao,
nhưng cũng có những lập địa chỉ cho năng suất rất thấp, điều đó phụ thuộc
vào nhiều yếu tố ngoại cảnh khác nhau như độ phì của đất, khí hậu, thuỷ
văn… liên quan đến tổ thành các loài cây tạo nên thảm thực vật rừng. Để
đánh giá tiềm năng của lập địa rừng, người ta thường tìm một chỉ số đại diện
được cho ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố lập địa đây là một vấn đề khó.
Để phân cấp năng suất của rừng trồng thuần loài đồng tuổi, người ta thường
dùng tương quan chiều cao - tuổi (H-A) với quan điểm cho rằng, sinh trưởng
của chiều cao là nhân tố phản ánh tốt nhất tiềm năng của lập địa. Tuy nhiên,
trong nghiên cứu rừng tự nhiên nhiều loài, khác tuổi việc xác định tuổi của
rừng là hết sức khó khăn do đó không thể sử dụng tương quan H-A để đánh
giá chất lượng của lập địa. Nhiều tác giả đã tìm các phương pháp khác nhau
để đánh giá và phân cấp năng suất lập địa của rừng tự nhiên, trong đó sử dụng
tương quan H-D để thay thế cho tương quan H-A. Bất kỳ một phương pháp
đánh giá và ước lượng cấp năng suất lập địa nào cũng phải tổng hợp được ảnh
hưởng của nhiều nhân tố môi trường (lập địa) vào một chỉ số duy nhất, chỉ số
thích hợp nhất có thể là năng suất sản xuất sinh khối của rừng như là mục tiêu
cuối cùng của sản xuất lâm nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu sinh khối rất khó đo

đếm trực tiếp. Để góp phần giải quyết vấn đề khó khăn này, chúng tôi thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu bổ sung phương pháp đánh giá và phân cấp chỉ số
lập địa rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt Nam"


-2Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Ngoài nước
Quản lý rừng và dự báo sinh trưởng sản lượng rừng cần có một thước
đo năng suất lập địa. Có rất nhiều phương pháp để ước lượng năng suất của
một lập địa và để so sánh các phương pháp này cần phải định nghĩa và phân
loại các phương pháp khác nhau. Sẽ rất hữu ích khi phân loại các phương
pháp đánh giá lập địa theo phương pháp luận và quan điểm đánh giá khác
nhau. Leary (1985) [44] đã đề xuất các quan điểm và phương pháp đánh giá
lập địa rừng được tổng hợp ở bảng 1.1. sau đây:
Bảng 1.1. Quan điểm và phương pháp đánh giá lập địa rừng
(theo Leary 1985) [44]:

Quan điểm
Đo sinh khối

Phương pháp
Trực tiếp
Trữ lượng gỗ, sinh khối
Độ ẩm đất và trạng thái

Đánh giá đất đai

chất dinh dưỡng
Bức xạ hữu ích cho

quang hợp

Gián tiếp
Chiều cao cây
Khí hậu, dạng đất

Thực vật chỉ thị

Quan điểm đo sinh khối xuất phát từ giả thiết rằng sản xuất sinh khối là
thước đo hữu ích của năng suất lập địa, trong khi quan điểm đánh giá đất đai
lại cho rằng năng suất của lập địa phụ thuộc vào đất đai và khí hậu. Các
phương pháp xác định trực tiếp sinh khối, trữ lượng gỗ, hoặc độ ẩm của đất,
hàm lượng chất dinh dưỡng… rất khó khăn vì vậy các nhà nghiên cứu thường
sử dụng phương pháp gián tiếp. Có thể phân thành hai nhóm phương pháp


-3luận trong đánh giá lập địa: (i) phương pháp dự báo và (ii) phương pháp mô
tả; hoặc (i) phương pháp đánh giá chất lượng và (ii) phương pháp đánh giá
khối lượng. Tuy nhiên, sự phân biệt này là không rõ ràng và các phương pháp
có thể đi từ thái cực này sang thái cực khác. Phương pháp mô tả tiếp cận năng
suất lập địa dựa vào trạng thái quá khứ bằng cách thu thập số liệu lịch sử của
lập địa, thường được đo từ hai đến nhiều lần trong nhiều năm trước đó.
Phương pháp này rất dễ để ước lượng năng suất lập địa nhưng lại hạn chế ở
giá trị sử dụng cho hiện tại. Phương pháp dự báo tiếp cận năng suất lập địa tại
một thời điểm bằng cách sử dụng các số liệu đo đếm của một vài đặc trưng
lập địa hay thảm thực vật rừng ở một lần đo. Phương pháp này khó hơn nhiều
nhưng lại có ý nghĩa áp dụng thực tế nhiều hơn. Phương pháp đánh giá chất
lượng thường chia lập địa ra một số cấp được ký hiệu bằng số (Cấp I, II,
III,…) hoặc tốt, trung bình, xấu…Vấn đề ở đây là phải xác định được giới hạn
giữa các cấp chất lượng lập địa, đây cũng là một bài toán khó. Cần xem xét

một cách cẩn thận trong việc phân thành bao nhiêu cấp để phản ánh được sự
khác nhau trong sinh trưởng của rừng một cách chắc chắn về mặt thống kê.
Phương pháp đánh giá khối lượng thường linh hoạt và không giới hạn sự mở
rộng, nó loại bỏ được sự cần thiết phải giải quyết vấn đề đường giới hạn giữa
các cấp, nhưng lại có ấn tượng không tốt về độ chính xác. Có rất nhiều nghiên
cứu đã được công bố liên quan đến đánh giá lập địa và cấp năng suất của rừng
trồng đều tuổi, tuy nhiên ở đây chúng tôi chỉ tổng quan các nghiên cứu về
đánh giá và phân cấp lập địa của rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi. So với các
nghiên cứu đánh giá lập địa rừng trồng đều tuổi thì các nghiên cứu về đánh
giá lập địa và phân cấp năng suất cho rừng tự nhiên hỗn loài ít hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, một số kỹ thuật đánh giá và phân cấp lập địa cho đối tượng rừng
tự nhiên hỗn loài cũng đã được công bố và sẽ được tổng quan sau đây. Mục
đích của tổng quan này là tìm kiếm một phương pháp đánh giá định lượng lập


-4địa sao cho: (i) có thể tái tạo và thích hợp trong một chu kỳ dài về thời gian;
(ii) chỉ thị được chất lượng lập địa mà không chịu ảnh hưởng đến điều kiện
lâm phần hay lịch sử quản lý; (iii) tương quan với năng suất tiềm năng của lập
địa và (iv) ít nhất là tốt hơn các phương pháp đánh giá năng suất lập địa đã có.
Các phương pháp đo sinh khối: Các thước đo sinh khối như là chỉ số
lập địa được sử dụng rộng rãi để đánh giá năng suất lập địa của rừng trồng vì
nó có thể đo đếm và là những dự báo tốt của năng suất lập địa. Chỉ số lập địa
thường yêu cầu một lâm phần đều tuổi và phát triển đồng nhất, tuy nhiên
nhiều tác giả đã cố gắng áp dụng phương pháp này cho rừng hỗn loài bằng
cách chia rừng hỗn loài thành nhiều lâm phần đồng tuổi. Stage (1963) [52] đề
xuất một phương pháp dựa trên chiều cao, tuổi và tỷ lệ sinh trưởng của đường
kính ban đầu nhằm loại bỏ sự ức chế giai đoạn đầu. Việc lựa chọn cẩn thận
các cây mục tiêu có thể vượt qua được một số vấn đề, nhưng nhiều khó khăn
vẫn không khắc phục được và kỹ thuật này rất ít giá trị sử dụng khi không xác
định được tuổi cây. Thuộc nhóm các phương pháp đo sinh khối có các kỹ

thuật: (i) đánh giá bằng mắt: Các biểu hiện quan sát được bằng mắt của lâm
phần như: hình thái và sức sống, mật độ tán lá, màu sắc lá,… có thể là những
chỉ thị về năng suất rừng mà những người có kinh nghiệm có thể dựa vào đó
để đánh giá và phân cấp năng suất lập địa. Vanclay (1989) [54] đã báo cáo
việc sử dụng quan sát bằng mắt để phân chia rừng mưa ở Queenland thành hai
cấp chất lượng lập địa (tốt, xấu). Phương pháp này mang tính chủ quan nhưng
có thể chấp nhận và kiểm nghiệm được bằng cách chấm điểm dựa trên điều
kiện đất đai, loài cây hiện tại, chiều cao thân gỗ và trữ lượng cây đứng. (ii)
tiết diện ngang tự nhiên: Pienaar và Turnbull (1973) [47] nhận thấy rằng
trong các lâm phần rừng đều tuổi đạt mật độ ban đầu nằm trên một giới hạn
tối thiểu nhất định thì sẽ tiệm cận dần đến một tiết diện ngang đặc trưng được
xác định bởi tiềm năng của lập địa. Nếu chúng ta thừa nhận giả thuyết cho


-5rằng các lập địa chưa bị tác động đều hướng tới một giá trị cân bằng, thì giá
trị cân bằng đó (hay còn gọi là tiết diện ngang tự nhiên) có thể coi là một biểu
hiện của năng suất lập địa. Giả thiết này đã được hàm chứa trong nhiều mô
hình sinh trưởng (ví dụ Botkin et al., 1972 [28]) và đã được sử dụng như là
một chỉ số cho năng suất lập địa rừng tự nhiên ở tây Australia (Havel, 1980a
[40], 1980b [41]). Trong rừng hỗn loài, tiết diện ngang tự nhiên có thể phụ
thuộc vào thành phần loài và cấu trúc lâm phần. Sterba và Monserud (1993)
[53] phát hiện rằng tiết diện ngang tối đa trong các lâm phần thuần loài đều
tuổi cao hơn so với trong các lâm phần hỗn loài khác tuổi có cùng chiều cao
ưu thế ở các lập địa so sánh. Họ nhận thấy sự khác nhau này phụ thuộc vào độ
lệch của phân bố đường kính ngang ngực. Tiết diện ngang tự nhiên của những
lập địa nhất định có thể thấp hơn đối với các loài ưa sáng so với các loài chịu
bóng. Như vậy, tiết diện ngang tự nhiên có thể phụ thuộc vào hiện trạng diễn
thế của lâm phần và phải được sử dụng tuỳ theo từng trường hợp. (iii) Chiều
cao lâm phần: chiều cao lâm phần có thể được sử dụng như là một chỉ số cho
năng suất lập địa nếu hiện diện các cây trong lâm phần và chúng đủ lớn để

phản ánh chiều cao tối đa tiềm năng của một loài lựa chọn đạt được ở lập địa
cần đánh giá. Phương pháp này tương tự chỉ số lập địa được xác định dựa vào
chỉ số tuổi. Chiều cao trung bình của các cây ưu thế và đồng ưu thế còn lại
sau khai thác đã được sử dụng như là một chỉ số năng suất lập địa của rừng họ
dầu ở Philippines (Canonizado 1978 [31], Mendoza và Gumpal 1987 [46]).
Một khó khăn trong sử dụng chiều cao lâm phần là đỉnh của tán cây trong
rừng tự nhiên rất khó nhìn thấy. Trong trường hợp này có thể sử dụng chiều
cao dưới cành để thay thế. Các vấn đề khác bao gồm sự hiện diện của các cây
tầng trội, việc khai thác các cây lớn và ngọn cây bị gãy do gió. Ở những nơi
các cây lớn thích hợp cho đánh giá lập địa không có thì đường cong tương
quan chiều cao - đường kính được sử dụng để ước lượng chiều cao. Điều này


-6có thể thực hiện thông qua một phương trình dạng như:
h-1 = bo + b1d-1
cho nhiều cặp số đo chiều cao (h) và đường kính (d) của các cây cá thể và ước
lượng chiều cao tối đa của lâm phần theo hmax = bo-1 . Tuy nhiên, việc suy diễn
kiểu này có thể dẫn đến những sai số và cần hết sức cẩn thận trong giải thích
các kết quả. Một số phương trình phi tuyến tính có thể được đề xuất để suy
diễn tốt hơn phương trình đơn giản. (iv) Tương quan chiều cao - đường
kính: để tránh phải suy diễn tương quan chiều cao - đường kính, chiều cao tại
một đường kính lựa chọn được dùng làm chỉ số cho thước đo năng suất lập
địa; các tác giả đề nghị gọi chỉ số này là dạng lập địa để tránh nhầm lẫn với
chỉ số lập địa được xác định bằng tương quan chiều cao và tuổi. Reinhardt
(1982) [49] đã nghiên cứu tương quan chiều cao - đường kính - lập địa trong
rừng thông rụng lá (larch) ở USA và phát hiện một xu hướng đa dạng được
biểu diễn bằng phương trình:
h = 1,3 +8,23Sh,s0,59 (1 - e-0,04d)0,092Sh,s
trong đó, h là chiều cao (m), d là đường kính (cm) và Sh,s là chỉ số lập địa (m)
tại tuổi 50. Reinhardt (1982 [49], 1983 [50]) đã dùng số liệu đo đếm từ các

lâm phân thuần loài và hỗn loài và sử dụng đồ thị chiều cao - đường kính để
dự đoán chỉ số lập địa so sánh được với các phương trình chiều cao - tuổi đã
được công bố. Các đồ thị này không có sự phân biệt rõ ràng ở các cây có
đường kính ngang ngực nhỏ hơn 40 cm và vì vậy các cây có đường kính lớn
hơn là cần thiết để thiết lập phương trình thích hợp cho sự phân cấp. Vanclay
và Henry (1988) [55] đã dùng tương quan H-D để đánh giá năng suất lập địa
của rừng lá kim khác tuổi ở Queensland, họ đã sử dụng phương trình:
h S
h  hmax  (hmax  1,3) max h,d
 hmax  1,3





0, 04d


-7Trong đó h là chiều cao tính bằng (m), hmax là chiều cao lớn nhất (m)
được tính bằng hmax = -10,87 +2,46 Sh,d, và Sh,d là dạng lập địa (hay còn gọi là
cấp lập địa) tức là chiều cao đạt được ở một đường kính cơ sở nhất định. Để
tránh không phải suy diễn, các tác giả đã dùng một đường kính cơ sở làm
thước đo cho cấp năng suất lập địa và gọi đó là dạng lập địa (site form) để
tránh nhầm lập với chỉ số lập địa (site index) được xác định bằng tương quan
H-A. Tương quan H-D không những cho phép đánh giá năng suất lập địa
ngoài hiện trường mà còn rất có ích để giải đoán ảnh vệ tinh bằng cách xác
định đường kính tán và chiều cao cây đọc được trên ảnh. Phương pháp này sẽ
được chúng tôi áp dụng để phân cấp năng suất của rừng tự nhiên ở Việt Nam.
(v) Trữ lượng (thể tích): trữ lượng gỗ là chi tiêu điều tra được các nhà quản
lý lâm nghiệp quan tâm nhất, tuy nhiên phương pháp để đo đếm trữ lượng

rừng là rất khó và cần phải được chuẩn hoá. Thể tích gỗ sữ dụng được là một
chỉ tiêu không mấy thích hợp vì tiêu chuẩn gỗ sử dụng được thay đổi theo thời
gian và địa phương. Assmann (1961) [27] khuyến nghị sử dụng khái niệm
khối lượng gỗ lớn (derbholz) được định nghĩa là thể tích gỗ không vỏ của
khúc thân và cành có đường kính không vỏ lớn hơn 7 cm. Đề xuất này là
thích hợp đối với cây lá kim vì nó phản ánh tốt tiêu chuẩn sử dụng ở nhiều
vùng khác nhau, tuy nhiên đối với những loài cây có nhiều gỗ cành nhánh
việc đo đếm thể tích gỗ cành nhánh sẽ gặp nhiều khó khăn. Năm 1888, Hội
các Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Đức đã phê chuẩn lấy lượng sản xuất gỗ
của rừng ở tuổi 100 làm tiêu chuẩn cho năng suất lập địa. Một số tác giả khác
(ví dụ Bradley et al., 1966 [29]) lại cho rằng lượng tăng trưởng thể tích ở
điểm đạt tối đa là một cơ sở tốt hơn để so sánh năng suất của các lập địa, tuy
nhiên việc đo đếm chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho các lâm phần thuần loài, đều
tuổi. Trong rừng hỗn loài với nhiều loài cây có đặc tính sinh trưởng khác nhau
thì sẽ khó khăn hơn nhiều.


-8Các phương pháp đánh giá đất đai và lập địa
Các phương pháp đánh giá lập địa bằng đo sinh khối dựa trên đo đếm
các nhân tố điều tra rừng cho nên không thích hợp đối với những diện tích đất
lâm nghiệp chưa có rừng. Việc đánh giá tiềm năng đất đai và dự báo cấp năng
suất của lập địa trước khi trồng rừng là hết sức quan trọng và đã được quan
tâm nghiên cứu. Trong quản lý rừng tự nhiên có thể không cần phải đánh giá
lập địa các diện tích đất trống, nhưng các phương pháp đánh giá tiềm năng lập
địa cũng rất hữu ích cho cả những nơi đã có rừng. Sau đây là một số nhân tố
chính được sử dụng để đánh giá tiềm năng lập địa: (i) Chỉ số khí hậu: Chỉ số
khí hậu của sinh trưởng rừng được biết đến nhiều nhất là chỉ số CVP của
Paterson, chỉ số này được thiết kế để dự đoán sinh trưởng tối đa tiềm năng về
thể tích trên một diện tích rộng lớn (Johnston et al., 1967 [43]). Nó dựa trên
lượng bay hơi, biên độ nhiệt, lượng mưa hàng năm, thời gian của mùa sinh

trưởng và nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất. Mặc dù chỉ số này đã được
chấp nhận trên bình diện quốc gia của nhiều nước nhưng dường như chỉ có
ích cho việc đánh giá kinh tế địa lý và thống kê lâm nghiệp chung ở những
nơi mà việc ước lượng tiềm năng sản xuất cần bao gồm những vùng rộng
chưa tiếp cận được và chưa có số liệu kiểm kê rừng. Một số chỉ số tương tự
như chỉ số sản xuất bậc một của các vùng khí hậu dựa trên lượng bốc hơi của
Lieth và Box, 1972 [45] và dựa trên nhiệt độ và lượng mưa của Esser 1984)
[37]. Czarnowski (1964) [34] đã phát triển một phương trình với ba tham số
khí hậu, ba tham số về đất và 4 tính chất loài để dự báo khả năng sản xuất của
một loài không phụ thuộc vào tuổi ở bất kỳ chổ nào trên trái đất. Các thử
nghiệm phương trình của ông cho thấy các dự báo sát với số liệu quan sát đối
với ba loài cây trên 4 châu lục. Mô hình đã được điều chỉnh để dự báo chỉ số
lập địa (ở tuổi 20) cho loài Pinus radiata từ 3 đặc trưng khí hậu và 9 đặc
trưng đất với sai số trung bình khoảng 10% (Czarnowski et al., 1976) [35]. (ii)


-9địa hình : các biến số khí hậu chỉ có thể cung cấp một chỉ thị khái quát về
năng suất lập địa bởi vì chúng không thể tính đến các biến động cục bộ trong
lập địa. Do đó việc đánh giá có thể được cải thiện bằng các thông tin chi tiết
về địa hình của mỗi lập địa. Evans (1974) [38] phát hiện rằng chiều cao ở tuổi
12 của rừng trồng Pinus radiata ở Swaziland có tương quan rất cao với độ
cao trên mặt biển. Chỉ số lập địa của Sồi (Oak) ở Ohio (Mỹ) có thể dự đoán
được qua các thông số hình dạng độ dốc và vị trí trên sườn dốc (Carmean
1967) [32]. Hầu hết các nghiên cứu về tương quan giữa địa hình và năng suất
lập địa đều sử dụng các biến số đơn giản như độ cao, hướng phơi và độ dốc.
Các nghiên cứu này đưa lại nhiều kết quả có triển vọng ở rừng ôn đới, trong
khi khả năng dự báo ở vùng nhiệt đới chưa được trình diễn nhiều. (iii) Thổ
nhưỡng : Đánh giá tiềm năng lập địa có thể chi tiết đến các đặc điểm của đất.
Độ dày tầng đất, màu sắc và cấu tượng của đất rất dễ xác định, nhưng độ ẩm,
tình trạng dinh dưỡng của đất thì khó xác định hơn nhiều và thường biến động

theo thời gian và không gian. (iv) Các nhân tố hữu sinh: nhiều đặc trưng của
lập địa như lượng nước hữu ích và nồng độ dinh dưỡng không phải dễ dàng
để đo đếm, một phương pháp thay thế là đo các biến số chỉ thị như thành phần
thảm thực bì. Không hàm ý quan hệ nhân quả, nhưng đã giả thiết rằng giữa
thảm thực bì và sản xuất gỗ chịu ảnh hưởng của những đặc trưng như nhau
(Cajander 1949) [30]. Daubenmire (1976) [36] đã phác thảo sáu nguyên tắc
cơ bản để thuyết phục rằng thảm thực bì là phương pháp tốt nhất để đánh giá
năng suất lập địa: (1) Thảm thực vật phản ánh tổng của tất cả các yếu tố môi
trường quan trọng với thực vật rừng ; (2) Loài có năng lực cạnh tranh cao nhất
là chỉ thị tốt nhất; (3) Rừng bao gồm nhóm ưu hợp được hình thành trong các
tổ hợp khác nhau trên các cảnh quan; (4) Mỗi ưu hợp này rất nhạy cảm với
những khía cạnh đặc trưng của lập địa; (5) Có nhiều đặc tính của thảm thực
vật có khả năng chỉ thị cho năng suất sinh thái của lập địa; (6) Kiểu sinh cảnh


- 10 là đơn vị sinh thái cơ bản của canh quan.
Trong cách tiếp cận, có thể phân thành hai trường phái: cách tiếp cận
phân cấp (trường phái Châu Âu hay Braun-Blanquet) sử dụng thảm thực vật
cực đỉnh và cách tiếp cận chỉ thị (trường phái Anh Mỹ hay Clements) sử dụng
thực vật chỉ thị.
1.2. Trong nước
Nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng và
năng suất rừng (vấn đề phân chia cấp đất hay cấp năng suất) là nhiệm vụ hàng
đầu trong điều tra sản lượng rừng, nó là cơ sở để đánh giá chính xác năng
suất, sản lượng rừng. Các nghiên cứu phân cấp đất chủ yếu được tiến hành
cho đối tượng rừng trồng thuần loài, đều tuổi. Nguyễn Ngọc Lung (1987 [13],
1985 [14]) đã khảo sát hàng loạt các hàm sinh trưởng của các tác giả như:
Gompertz (1825), Verhult - Rovertson (1845), Koller (1878), Terazaki
(1907), Schumacher (1935), Drakin - Vuebski (1940), Korf (1973), Nagglund
(1973),… và đã chọn hàm Schumacher để biểu diễn sinh trưởng chiều cao

bình quân tầng trội lâm phần Thông ba lá ở Lâm Đồng, từ đó phân chia hàm
sinh trưởng theo cấp đất. Trịnh Đức Huy (1988) [10] đã dùng hàm Gompertz
để phân chia cấp đất cho rừng Bồ đề, Vũ Nhâm (1988) [17] đã dùng hàm
Korf lập biểu cấp đất và lập biểu sản phẩm, biểu thương phẩm cho rừng
Thông đuôi ngựa để kinh doanh gỗ trụ mỏ ở vùng Đông bắc bộ.
Biểu quá trình tăng trưởng và biểu sản lượng của nhiều loài cây trồng
đã được lập chủ yếu là dựa trên phân cấp đất bằng cách sử dụng tương quan
chiều cao và tuổi rừng. Các loài cây trồng đã được lập biểu bao gồm: Bạch
đàn trắng cho vùng Bắc trung bộ (Lê Huy Cường, 1997) [3] và cho vùng Tây
Nguyên (Lê Huy Cường, 1999) [4]; Sa mộc, Thông đuôi ngựa và Mỡ (Vũ
Tiến Hinh và cs., 2000) [6]; Bạch đàn Europhylla, Keo tai tượng, Tếch,


- 11 Thông nhựa (Đào Công Khanh và cs., 2001) [11]; Tếch (Bảo Huy, 1995) [8];
Bồ đề (Trinh Đức Huy, 1988) [10]; Thông ba lá (Nguyễn Ngọc Lung và Đào
Công Khanh, 1999 [15]; Nguyễn Ngọc Lung, 1985 [14] ; Thông đuôi ngựa ở
vùng Đông bắc (Vũ Nhâm, 1988) [17]; Quế ở Văn Yên (Vũ Tiến Hinh và cs.,
2002) [7]; Trám trắng (Bảo Huy và Đào Công Khanh, 2008 [9]; Dầu rái (Trần
Quốc Dũng, 2001) [5]; ...
Nghiên cứu tăng trưởng và đặc biệt là phân cấp lập địa cho rừng tự
nhiên ở Việt Nam còn rất hiếm. Vũ Nhâm (1992) [16] đã nghiên cứu tăng
trưởng của rừng tự nhiên ở vùng Đông bắc; Đỗ Xuân Lân (2005) [12] nghiên
cứu tăng trưởng của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh đã bị tác động; Vũ
Đình Phương (1985) [18], Vũ Đình Phương và Đào Công Khanh (2001) [19]
nghiên cứu tăng trưởng và các quy luật sinh trưởng rừng hỗn loài lá rộng,
thường xanh phục vụ điều chế rừng. Trong quá trình nghiên cứu đối với rừng
tự nhiên, Vũ Đình Phương (1985) [18], đã nhận thấy tương quan giữa đường
kính với tuổi là rất chặt chẽ (hệ số xác định r ≥ 0,9). Ông đã nghiên cứu cả 2
phương pháp phân chia cấp đất dựa vào quan hệ giữa chiều cao theo tuổi và
theo đường kính, kết quả cho thấy là trùng khớp nhau khi đánh giá cấp đất cả

2 phương pháp. Hồ Viết Sắc (1984) [23] đã sử dụng tương quan H-D để phân
rừng khộp ở Tây Nguyên, ông đã lựa chọn đường kính cơ sở là 36 cm để phân
thành thành 4 cấp năng suất như sau:
- Cấp I: sinh trưởng tốt:

D=36 cm => H≥20 m;

- Cấp II: sinh trưởng khá:

D=36 cm => H=17-20 m;

- Cấp III: sinh trưởng trung bình: D=36cm => H=14-17 m; và
- Cấp IV: sinh trưởng kém:

D=36 cm => H≤14 m.

Trần Văn Con (1991) [1] đã dựa trên tương quan H-A có dạng


- 12 -

h = 40,3463 (Si /40,3463)(tg/t)

0,4125

để phân rừng khộp thành 4 cấp năng suất với chỉ số lập địa Si = 9, 12, 15 và
18. Si là chiều cao của cây đạt được ở tuổi gốc là 50 tuổi. Tuy nhiên do việc
xác định tuổi của rừng khộp rất khó khăn, nên tác giả cũng đã nghiên cứu
chuyển đổi quan hệ H-A thành quan hệ H-D để dễ sử dụng trong thực tiễn, và
đã nhận thấy rằng phân cấp năng suất dựa trên quan hệ H-A và H-D có sự

trùng hợp khá cao. Điều này cũng phù hợp với kết quả của Hồ Viết Sắc
(1984) [23] khi ông áp dụng tương quan H-D để phân cấp năng suất cho rừng
khộp nhằm xây dựng phương án điều chế rừng khộp ở vùng Ea Súp (Đak
Lak).
Bảo Huy ( 1995)[8] khi nghiên cứu phân chia cấp năng suất của rừng tự
nhiên nửa rụng lá và rụng lá ưu thế Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata) ở
Tây Nguyên đã xem các lâm phần khác tuổi bao các phần tử rừng đồng tuổi
tương đối và sử dụng chiều cao bình quân ở từng cấp tuổi thuộc tầng rừng đã
vượt qua ảnh hưởng của tỉa thưa làm chỉ tiêu biểu thị cấp năng suất. Sử dụng
số liệu giải tích thân cây có tuổi từ 50 năm trở lên, tác giả đã mô hình hóa
sinh trưởng chiều cao bình quân của loài Bằng lăng ổi theo các hàm
Gompertx, Korf, Verhulst-Robertson. Kết quả đã chọn hàm Korf để thiết lập
phương trình chung biểu diễn sinh trưởng chiều cao bình quân của lâm phần
Bằng lăng theo phương pháp phân tích hồi quy theo nhóm của Bailey-Clutter
với tổng dung lượng mẫu lâm phần N=68, thu được phương trình:
H=43,5exp(-7,59722/A0,60306)
hay dưới dạng tổng quát là: H=aexp(-b/Am)
Đã sử dụng phương pháp Affill (theo Bailey-Clutter) bằng cách cố định b và
m, điều chỉnh a; cố định a và m điều chỉnh b. Để dễ sử dụng trong thực tế, tác


- 13 giả cũng đã thử nghiệm khả năng thay tuổi (A) bằng đường kính (D1,3) bằng
tương quan logH = a + blog(D1,3) với hệ số tương quan R=0,561-0,837 ở mức
α=0,01. Trên cơ sở chiều cao chỉ thị Si tại cấp kính khảo sát 40-45 cm, tác giả
đã sử dụng mô hình tham số b chung và ai phụ thuộc vào cấp năng suất để lập
9 phương trình giữa và giới hạn của 4 cấp năng suất:
logH = ai + 0,33893logD với công thức xác định chiều cao chỉ thị cấp
năng suất là Si  H (

42,5 0,33893

)
D

Gần đây nhất Ngô Út (2010) [24] đã sử dụng tương quan H-D theo
phương pháp của Vanclay và Henry (1988) [56] để phân cấp dạng lập địa cho
rừng phục hồi sau khai thác kiệt ở vùng Đông nam bộ. Ngô Út và Trần Văn
Con (2010) [25] đã công bố kết quả áp dụng tương quan H-D để xác định chỉ
số dạng lập địa cho rừng phục hồi sau khai thác kiệt ở vùng Đông nam bộ.
Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005) [22] đã nghiên
cứu và hoàn thiện hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp cũng như xây dựng được
cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng ở Việt Nam theo các tiêu chí: Đánh
giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp; phân hạng đất lâm nghiệp; đánh giá và
phân chia lập địa trong lâm nghiệp. Đánh giá và phân chia lập địa dựa theo
các thành phần chính là: khí hậu, địa hình, và thổ nhưỡng. Hệ thống phân chia
lập địa cho toàn quốc bao gồm 7 cấp: miền lập địa, á miền lập địa, vùng lập
địa, tiểu vùng lập địa, dạng đất và dạng lập địa [20, 21].
1.3. Thảo luận và xác định vấn đề nghiên cứu
Sự biến động trong năng suất lập địa có thể được mô tả bằng khái niệm
chất lượng lập địa, được hiểu như là khả năng mà một khu đất tạo nên thảm
thực vật với những đặc trưng cụ thể và được xác định thông qua những điều
kiện môi trường cụ thể (Carmean, 1975 [32]; Haegglund, 1981 [39]). Phần


- 14 lớn các nghiên cứu đánh giá lập địa thường được tiến hành cho rừng đều tuổi
(kể cả rừng trồng và rừng tái sinh tự nhiên). Một số phương pháp đánh giá
chất lượng lập địa đã được phát triển và áp dụng bao gồm các phương pháp
dựa trên cơ sở điều tra đo đạc rừng (Clutter et al., 1983 [33] ; Vanclay, 1994
[55]) cũng như dựa vào các loài chỉ thị và tổ thành thảm rừng (Daubenmire,
1976 [36] ; Shafer, 1989 [51]). Tuy nhiên, các phương pháp này đều sử dụng
cho rừng đồng tuổi là chủ yếu. Các nghiên cứu đánh giá chất lượng lập địa

cho rừng nhiệt đới hỗn loài, lá rộng còn rất hạn chế do khó khăn trong việc
xác định tuổi, có nghĩa là việc xác định chỉ số lập địa theo phương pháp
truyền thống (dựa vào tương quan chiều cao - tuổi cây) là không thể áp dụng
được đối với rừng nhiệt đới hỗn loài khác tuổi (Alder, 1980) [26]. Một số tác
giả đã sử dụng tương quan chiều cao - đường kính (H-D) để đánh giá chất
lượng lập địa của rừng khác tuổi (Vanclay and Henry, 1988 [56]; HerreraFernandez et al., 2004 [42]). Việc phát triển và hoàn thiện một phương pháp
hiệu quả để đánh giá và phân cấp năng suất lập địa rừng hỗn loài cần dựa vào
những so sánh nhiều phương pháp với nhau trên cơ sở số liệu tăng trưởng
được theo dõi lâu dài trên hệ thống ô tiêu chuẩn định vị. Điều này sẽ đòi hỏi
cơ sở dữ liệu lớn và có chất lượng cao. Rayner (1992) [48] nhận thấy rằng
nhiều phân loại cấp lập địa dựa trên các đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, dạng
đất và thực bì không giúp ích nhiều cho việc giải thích động thái rừng và
không thích hợp cho việc lựa chọn các đặc tính lập địa, kỹ thuật tính toán và
cường độ điều tra. Các tác giả khác báo cáo nhiều kết quả hứa hẹn hơn nhưng
tỏ ra rất khó để trình diễn mối tương quan giữa lập địa và năng suất. Rất nhiều
vấn đề còn bỏ ngỏ và đòi hỏi cần phải nghiên cứu trong tương lại về lĩnh vực
này. Các chỉ số như chỉ số sinh trưởng tỏ ra có triển vọng nhưng trong thực tế
cần phải được kiểm nghiệm bằng các biến số lâm phần và lập địa bao gồm cả
các loài chỉ thị. Số đo chiều cao lâm phần như chiều cao tối đa, chiều cao tầng


- 15 tán và quan hệ chiều cao đường kính cũng tỏ ra rất hữu ích đối với những nơi
cho phép đo được chiều cao của cây trong lâm phần. Trong luận văn này,
chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp luận do Vanclay và Henry (1988) [56] đề
xuất để đánh giá và phân cấp lập địa cho rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở
Việt Nam.
Mục đích của nghiên cứu này là tìm kiếm một phương pháp đánh giá
định lượng lập địa sao cho: (i) có thể tái tạo và thích hợp trong một chu kỳ dài
về thời gian; (ii) chỉ thị được chất lượng lập địa mà không chịu ảnh hưởng
đến điều kiện lâm phần hay lịch sử quản lý; (iii) tương quan với năng suất

tiềm năng của lập địa và (iv) ít nhất là tốt hơn các phương pháp đánh giá năng
suất lập địa đã có.


- 16 Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
- Góp phần nghiên cứu các cơ sở khoa học để phát triển phương pháp
đánh giá và phân cấp chất lượng lập địa rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi ở
Việt Nam.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Lựa chọn được một số chỉ số thích hợp để đánh giá và phân cấp năng
suất lập địa của rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi.
- Phát triển phương pháp phân cấp lập địa cho rừng tự nhiên dựa trên
chỉ số thích hợp đã lựa chọn và đề xuất chỉ số đánh giá chất lượng lập địa cho
các đối tượng rừng nghiên cứu.
2.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là rừng tự nhiên lá rộng thường
xanh ở các vùng sinh thái khác nhau. Tài liệu và vật liệu nghiên cứu là cơ sở
dữ liệu được thu thập từ hệ thống ô tiêu chuẩn định vị để nghiên cứu lâm học
của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thiết lập trong khuôn khổ của đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm lâm học một số hệ sinh thái rừng chủ yếu ở Việt
Nam” do PGS.TS. Trần Văn Con chủ trì.
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn quốc.
- Nội dung nghiên cứu: chỉ giới hạn trong vấn đề đánh giá chất lượng
lập địa của rừng thông qua tương quan H-D của rừng tự nhiên lá rộng thường
xanh.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài sẽ thiến hành các nội dung nghiên cứu sau:

(i) Tổng hợp số liệu và đặc trưng lâm học của các ô tiêu chuẩn nghiên cứu;


- 17 (ii) Xác lập tương quan H-D của các ô tiêu chuẩn;
(iii) Phương pháp phân cấp lập địa cho rừng tự nhiên;
(iv) Đánh giá mô hình sử dụng và kiểm nghiệm sự thích hợp của bảng
phân cấp lập địa và đề xuất ứng dụng trong thực tiễn kinh doanh rừng tự
nhiên.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Các lập địa nghiên cứu
Các ô tiêu chuẩn thu thập số liệu cho nghiên cứu này được thiết lập ở 7
địa phương sau đây:
a) Ban quản lý rừng phòng hộ Đam Rông, xã Liêng Srông, huyện Đam
Rông, tỉnh Lâm Đồng (6 ÔTC)
b) Tiểu Khu thực nghiệm Kon Hà Nừng (Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt
đới), xã Đông, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai (10 ÔTC)
c) Lâm Trường An Nhơn, xã An Sơn, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
(3 ôtc)
d) VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (6 ÔTC)
e) Khu BTTN Hang Kia-Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (6
ÔTC)
f) VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ (3 ÔTC)
g) VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn
Tổng cộng ở 7 địa phương có 40 ÔTC, được thống kê ở bảng 2.1. Phụ
lục 1 cho số liệu thống kê về các đặc điểm khí hậu của các vùng nghiên cứu.
Tại mỗi địa điểm nghiên cứu, thiết lập 2 ô tiêu chuẩn tạm thời kích
thước 50x20m (1000 m2) để đo đếm các cặp số liệu H-D của 30 cây ở tầng
cây cao (tầng ưu thế sinh thái). Tổng cộng số ô dùng để kiểm tra là 14 ô, số
liệu đo đếm được cung cấp ở phụ lục 2.



- 18 Bảng 2.1. Hệ thống ÔTC định vị thu thập số liệu cho luận văn
TT

Ký hiệu
ÔTCĐV

Vị trí toạ độ

Ngày thiết
lập

1. BQL rừng phòng hộ Đam Rông, Xã Liêng Srông, Huyện Đam Rông, Tỉnh
Lâm Đồng
1

2

3

ĐR-1
ĐR-2
ĐR-3

N: 12o 05’ 39,8”; E: 108o 08’ 06,6”
ĐC: 864 m; ĐD: 15o
N: 12o 05’ 39,8”; E: 108o 08’ 06,6”
ĐC: 864 m; ĐD: 15o
N: 12o 04’ 32,2”; E: 108o 07’ 34,8”
ĐC: 864 m; ĐD: 15o

N: 12o 05’ 39,8”; E: 108o 08’ 06,6”

17/5/2007

19/5/2007

20/5/2007

4

ĐR-4

5

ĐR-5

26/5/2007

6

ĐR-6

27/5/2007

ĐC: 864 m; ĐD: 15o

22/5/2007

2. Kon Hà Nừng, xã Đông, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai
7


8

9

10

11

KHN-1

KHN-2

KHN-3

KHN-4

KHN-5

N: 14o 10’ 28’’; E: 108o 38’ 58,7’’

8/4/2004

ĐC: 698m; ĐD: 8 độ
N: 14o 09’ 41,3’’; E: 108o 39’ 19,8’’

10/4/2004

ĐC: 708m; ĐD: 7
N: 14o 10’ 28’’; E: 108o 38’ 58,7’’


11/4/2004

ĐC: 698m; ĐD:
N: 14o 10’ 09,3’’; E: 108o 39’ 46,1’’

12/4/2004

ĐC: 697m; ĐD:
N: 14o 14’ 32,2’’; E: 108o 40’ 15,9’’
ĐC: 695m; ĐD:

14/4/2004


- 19 -

12

13

14

15
16

KHN-6

KHN-7


KHN-8

KHN-9

KHN-10

N: 14o 10’ 09,1’’; E: 108o 39’ 46’’

16/4/2004

ĐC: 697m; ĐD:
N: 14o 11’ 14,7’’; E: 108o 39’ 25,3’’

17/4/2004

ĐC: 714m; ĐD:
N: 14o 11’ 48,4’’; E: 108o 10’ 19,8’’

18/4/2004

ĐC: 698m; ĐD:
N: 14o 11’ 48,6’’; E: 108o 40’ 19,8’’

20/4/2004

ĐC: 697m; ĐD:
N: 14o 11’ 53,7’’; E: 108o 40’ 31,7’’

22/4/2004


ĐC: 717m; ĐD:
3. An Sơn, An Nhơn, Bình Định

17

AN-1

16/8/2007

18

AN-2

49262870E; 1604852N; ĐC: 986m

17/8/2007

19

AN-3

49261794E; 1605428N; ĐC: 173m

18/8/2007

4. VQG Vũ Quang, Hà Tĩnh
49261512E; 1604930N; ĐC: 771m

20


VQ-1

21

VQ-2

22

VQ-3

23

VQ-4

24

VQ-5

Vũ Quang, Hà Tĩnh

25

VQ-6

Vũ Quang, Hà Tĩnh

22/8/2007
24/8/2007

48539382E; 2020911N; ĐC: 90m

ĐD: 25%
48539035E; 2021943N

26/8/2007

27/8/2007

ĐC: 83m; ĐD: 3%

28/8/2007
ĐC: 48m

29/8/2007

5. Khu BTTN Hang Kia-Pà Cò, Mai Châu, Hoà Bình
26

PC-1

48494050E; 2291542N

5/8/2007

27

PC-2

48492816E; 2292156N; ĐC: 1240m

6/8/2007



- 20 28

PC-3

7/8/2007

29

PC-4

8/8/2007

30

PC-5

9/8/2007

31

PC-6

10/8/2007
6. VQG Xuân Sơn, Phú Thọ

32

XS-1


2/8/2007

33

XS-2

3/8/2007

34

XS-3

4/8/2007
7. VQG Ba Bể, Bắc Cạn

35

BB-1

36

BB-2

48565276E; 24279239N;
ĐC: 290; ĐD: 25%
48564499E; 2479234N
ĐC: 403m; ĐD: 20%
48564820E; 2478738N


6/9/2007

8/9/2007

37

BB-3

38

BB-4

39

BB-5

48564154E; 2476893N; ĐC: 239m

14/9/2007

40

BB-6

48564933E; 2477908N; ĐC: 262m

10/9/2007

ĐC: 315m; ĐD: 20%
48563836E; 2476537N

ĐC: 231m; ĐD: 15%

11/9/2007

9/9/2007

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thiết lập ô tiêu chuẩn định vị và đo đếm số liệu được tiến
hành theo một quy trình do đề tài xây dựng (Trần Văn Con và cs. 2010) [2],
sau đây chỉ tóm tắt các điểm chính : Các ô tiêu chuẩn đã được thiết lập với
diện tích 1ha/ô có kích thước ÔTC định vị (kích thước 100m x 100m) được
chia thành 3 cấp. Ô cấp A có diện tích 1 ha đo đếm tất cả các cây có D1,3


- 21 ≥10cm , các chỉ tiêu đo đếm bao gồm: tên loài cây, D1,3, Dt, Hvn, Hdc, toạ độ
cây, Đường kính tán và vị thế xã hội của cây theo Dawkins (1958). Ô cấp B
có diện tích 707 m2 để đo đếm các cây có 1≤D1,3 <10cm và ô cấp C là các ô
dạng bản 2x2m để đo đếm các cây tái sinh. Trong đề tài này chỉ quan tâm đến
các cây có D1,3≥10cm (tức là các cây đo ở ô cấp 3). Ô tiêu chuẩn 1 ha sẽ được
chia làm 25 ô đo đếm (400 m2/ô đo đếm). Trong đề tài luận văn này, chúng
tôi chỉ sử dụng số liệu đo từ ô cấp A, tức là chỉ những cây có D1,3≥10cm, và
chỉ sử dụng số liệu đo đường kính và chiều cao
- Dụng cụ đo đếm :
+ Dùng thước dây để đo D1.3 thông qua đo vanh, độ chính xác đến mm.
+ Dùng thước đo cao hoặc sào kết để xác định chiều cao (Hvn, Hdc) của
các cây trong lâm phần, độ chính xác đến dm.
2.4.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.4.3.1. Phương pháp xác lập tương quan H-D
Tương quan H-D đã được nhiều tác giả xác định là có thể mô tả bằng
nhiều hàm khác nhau với hệ số xác định cao. Trong đề tài này chúng tôi đã

lựa chọn phương trình để mô phỏng tương quan H-D có dạng:
H = a +b*Ln(D1,3)

(2.1)

Các tham số của phương trình được xác định bằng phương pháp bình
phương nhỏ nhất. Cụ thể là dung trình lệnh Regression trong phần mềm Excel
để xác định các tham số a và b của phương trình (2.1). Sau khi xác định được
các tham số a và b của tương quan H-D tất cả 40 ô tiêu chuẩn điều tra, tiến
hành vẽ đồ thị H-D lên một trục toạ độ và dùng phương pháp phân nhóm để
phân ra thành các cấp lập địa.


- 22 2.4.3.2. Phương pháp phân cấp chỉ số lập địa
Chỉ số lập địa Si được định nghĩa là chiều cao lâm phần đạt được tại
một đường kính cơ sở Dcs. Trong các nghiên cứu của Vanclay và Henry
(1988) [56] hay của Herrera-Fernandez (2004) [42] đều lựa chọn đường kính
cơ sở là 25 cm với lý do đường kính này thường xuất hiện nhiều trong các
lâm phần nghiên cứu, và tại cỡ kính này cây vẫn còn tiếp tục sinh trưởng
mạnh. Đối với rừng phục hồi sau khai thác kiệt ở Đông Nam bộ, Ngô Út và
Trần Văn Con (2010 [24] đã chọn đường kính cơ sở là 20 cm. Luận văn sẽ lựa
chọn đường kính cơ sở thích hợp cho số liệu nghiên cứu của các ô tiêu chuẩn
rừng tự nhiên lá rộng thường xanh.
Để mô phỏng chỉ số lập địa bằng tương quan H-D, hàm tương quan
phải tuân theo hai điều kiện:
(i) h=1,3 m khi D1,3 =0cm; và
(ii) Đồ thị H-D phải đi qua điểm đường kính cơ sở (Dcs) khi mà h=Si
(m).
Do đó, các tham số của hàm sử dụng phải được xác định sao cho thỏa
mãn được hai điều kiện này.

Đề tài sẽ tiến hành thử nghiệm hai phương pháp sau đây để lựa chọn
phương pháp xác định chỉ số lập địa.
(1) Phương pháp của Vanclay và Henry (1988) [56] đã áp dụng cho
rừng thông cypress ở nam Queesland. Phương pháp này xuất phát từ phương
trình Mitcherlich có dạng:
h = a-be-cd

(2.2)

trong đó tham số b được xác định là b=a-1,3 để thỏa mãn điều kiện (i) khi d=0
thì h=1,3m. Để thỏa mãn điều kiện (ii) tham số c phải được xác định là


- 23  a  Si 
 log 
a  1,3 

c
d cs

Tham số a có nghĩa là chiều cao tối đa đạt được ở một lập địa nhất
định, như vậy phương trình (2.2) có thể viết:
 a  S h,d
h  a  (a  1,3)
 a  1,3






d / dcs

(2.3)

Trong đó: Sh,d là chỉ số biểu thị cấp năng suất của lập địa có ý nghĩa là
chiều cao mong đợi đạt được ở cây có đường kính bằng đường kính cơ sở
(dcs) tính bằng cm ở các lập địa khác nhau. Vanclay và Henry (1988) [56] đã
xác định tương quan:
a = -10,87 +2,46Si
Phương pháp này đã được Ngô Út và Trần Văn Con (2010) [24] sử
dụng để xác định chỉ số lập địa cho rừng phục hồi ở Đông Nam Bộ.
(2) Sử dụng mô hình có dạng:
h = a + bd

(2.4)

Trong đó a=1,3 để thỏa mãn điều kiện (i) và b=(Si-1,3)/dcs để thỏa mãn
điều kiện (ii). Mô hình này đã được Herrera-Fernandez et al. (2004) [42] lựa
chọn để nghiên cứu năng suất lập địa của rừng thứ sinh ở Costa Rica. Phương
trình (2.4) có thể viết lại là:
h = 1,3 + (Si-1,3)d/dcs

(2.5)

Vấn đề bây giờ là phải lựa chọn đường kính cơ sở thích hợp và ước
lượng các tham số của mô hình.


×