Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

đại cương văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.87 KB, 135 trang )

CHƯƠNG I
NHẬP MÔN VĂN HOÁ HỌC
VÀ ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM
I. VĂN HÓA HỌC: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Sự cần thiết của Văn hóa học

Con người là chủ thể, là sản phẩm và đồng thời là “vật mang” văn hoá,
với những hoạt động của mình tác động đến môi trường xung quanh dựa trên
những chuẩn mực văn hoá được thừa hưởng từ truyền thống và giáo dục. Bởi
vậy, để phát huy tiềm năng con người vào công cuộc phát triển xã hội nói chung
và vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói riêng, cần phải tính đến các yếu tố
văn hoá mà mỗi con người đang mang trong bản thân.
Văn hóa học với tư cách là một khoa học nghiên cứu về văn hóa ra đời và
phát triển được thúc đẩy bởi những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người qua mỗi thời
đại luôn xây dựng cho mình những mẫu người lý tưởng để hướng tới. Từ cuối
thế kỷ XIX mẫu người lý tưởng mà nhân loại hướng tới chính là mẫu người văn
hóa. Từ đó đến nay “văn hóa” trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa
học khác nhau. Đây là một phạm trù đầy khác thường và rộng lớn. Là một khái
niệm gắn liền với đời sống của tất cả mọi người, nhưng cũng hết sức khó hiểu và
đòi hỏi phải được giải thích rõ ràng hơn. Không ai có thể định nghĩa phạm trù
văn hóa một cách chính xác, hay cho biết ý nghĩa “thực sự” của nó là gì. Điều
đó một phần giải thích vì sao khái niệm này lại hữu ích đến thế, bởi vì khi chúng
ta nói nó là gì thì bản thân chúng ta lại tiếp tục muốn nói đến một điều gì đó
mang ý nghĩa to lớn hơn. Bản thân từ “văn hóa” chứa đựng trong nó biết bao
nhiêu điều.
Thứ hai, trong tiến trình lịch sử của nhân loại, các mối liên kết cộng đồng
trên cơ sở văn hoá thường tỏ ra bền vững và chịu được thử thách của thời gian
hơn những mô thức liên kết khác, chẳng hạn như nhà nước hay thị trường.
Nhưng trong điều kiện toàn cầu hoá, tính tuyệt đối, tối cao, tính không
chuyển nhượng và chia cắt của chủ quyền quốc gia đang gặp phải nhiều vấn đề;


mà cụ thể là: trước áp lực của sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, sinh thái, an
1


ninh, và các vấn đề chung khác nữa do toàn cầu hoá mang lại, ranh giới giữa các
quốc gia đang dần bị mờ đi.
Thứ ba là nhu cầu tự khẳng định và bảo tồn cấu trúc của quốc gia - dân
tộc trước áp lực của toàn cầu hoá.
Thứ tư là nhu cầu phản tư (tự khẳng định, tự bảo vệ, tự đánh giá) của các
cá thể trước tính đa dạng và bất định do toàn cầu hoá đem lại.
Thứ năm là trong điều kiện toàn cầu hoá, văn hoá đang ngày càng có tiếng
nói quyết định đối với tăng trưởng kinh tế. Sự gia tăng vai trò của văn hoá đối
với kinh tế có thể thấy rõ trên hai phương diện: tăng trưởng kinh tế và kinh tế tri
thức.
Đối với Việt Nam, nghiên cứu về văn hóa là nhu cầu cấp thiết không chỉ
bởi đây là xu hướng phát triển chung của thế giới mà còn bởi - hiện nay các
nghiên cứu văn hóa mặc dù đang xuất hiện ngày một nhiều, song lại khá tản
mạn, tính hệ thống chưa cao, nặng về liệt kê mô tả, hoặc lại thiên về suy diễn...
2. Bản chất của Văn hóa học

Có nhiều bộ môn khoa học cùng nghiên cứu văn hoá dưới nhiều khía cạnh
khác nhau, như dân tộc học, nhân học, xã hội học, triết học.. v.v. Tuy nhiên, chỉ
có Văn hoá học là nghiên cứu văn hoá như một chỉnh thể tự biến đổi và phát
triển.
Nghiên cứu văn hóa là một lĩnh vực rất phức tạp, đòi hỏi sự trải nghiệm
học thuật và thực tiễn. Là một trong những ngành nghiên cứu đầu tiên “không
mang tính ngành”. Bởi không có một cách tiếp cận nào có thể hy vọng hiểu hết
được các lĩnh vực của văn hóa trong một nghiên cứu. Văn hóa học là một khoa
học tích hợp (Integral Science), vừa nghiên cứu văn hóa nói chung, vừa nghiên
cứu các hiện tượng văn hóa riêng biệt. Mục đích của Văn hóa học là phát hiện ra

và phân tích tính quy luật của những biến đổi văn hóa - xã hội.
Người đầu tiên đặt nền móng cho cách tiếp cận chỉnh thể trong nghiên
cứu văn hoá, và là người đầu tiên đặt nền móng cho văn hoá học là Edward B.
Tylor - nhà nhân học nổi tiếng người Anh (với cuốn "Văn hoá nguyên thuỷ",
năm 1871). Gần 40 năm sau (năm 1909) thuật ngữ "Văn hóa học" (tiếng Đức
"Kunturkunde", tiếng Anh "Culturology") mới ra đời. Người đặt ra thuật ngữ này
là Wilhelm Ostwald nhà khoa học và triết học Đức. Thuật ngữ này dùng để chỉ

2


môn học mới mà ông gọi là khoa học về các hoạt động văn hóa, tức là hoạt
động đặc biệt của con người.
Leslie Alvin White (1900-1975) là người đặt nền móng cơ bản cho Văn
hoá học với những công trình lý luận về sự tiến hoá của văn hóa và những
nghiên cứu khoa học về văn hóa mà ông gọi là "Văn hoá học".
Trong các tác phẩm "Khoa học về văn hoá" (The Science of Culture.
1949), "Sự tiến hoá của văn hóa" (The Evolution of Culture. 1959) và "Khái
niệm văn hóa" (The Concept of Culture. 1973), L. A. White đã đặt cơ sở cho văn
hóa học với tính cách là một môn khoa học độc lập, lý giải văn hóa như một hệ
thống toàn vẹn, làm rõ phạm vi, nguyên tắc và đối tượng nghiên cứu của văn
hóa học... Nhưng vào thời điểm ấy, ý niệm về văn hoá học còn quá mới mẻ nên
ít người biết đến.
Chỉ đến những năm 1990, khi tiến trình toàn cầu hoá tác động mạnh mẽ
lên đời sống của các cá thể và cộng đồng trên thế giới, người ta mới thực sự chú
ý đến vai trò của các tác nhân văn hoá đối với các quá trình phát triển; và do đó,
mới quan tâm đầu tư để thúc đẩy văn hoá học phát triển và lan rộng trên khắp
thế giới.
Cho đến nay, Văn hóa học đã phát triển tới độ - bao hàm trong bản thân
nhiều khuynh hướng khác nhau, khiến cho việc xác định đối tượng và phương

pháp của nó trở nên hết sức khó khăn.
3. Đối tượng nghiên cứu của văn hóa học
a. Khái niệm Văn hóa

Hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về Văn hoá học, song các
nhà nghiên cứu đều tìm được sự thống nhất chung trong việc xác định đối tượng
của bộ môn khoa học này. Theo đó, đối tượng của Văn hoá học chính là Văn
hoá. Tuy nhiên sự phân hoá tiếp theo trong giới học giả chính là ở chỗ: quan
niệm thế nào là Văn hoá?
Ngay từ giữa thế kỷ, năm 1952, hai nhà văn hoá học Hoa Kỳ A. Kroeber
và C. Kluckholn đã thống kê được 150 định nghĩa khác nhau về văn hoá. Ngày
nay số lượng các định nghĩa đó đã tăng lên rất nhiều (trên 300 định nghĩa). Nhìn

3


chung, có thể phân chia các định nghĩa về văn hóa thành những loại chính như
sau1:
- Các định nghĩa miêu tả, trong đó trọng tâm được đặt vào việc liệt kê tất
cả những gì mà khái niệm văn hóa bao hàm. Người tiêu biểu cho kiểu định
nghĩa như vậy về văn hóa là E. B. Tylor.
- Các định nghĩa lịch sử, trong đó nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội,
truyền thống (chẳng hạn E. Sapir). Các định nghĩa kiểu này dựa trên việc giả
định về tính ổn định và bất biến của văn hóa, bỏ qua tính tích cực của con người
trong phát triển và cải biến văn hóa.
- Các định nghĩa chuẩn mực, hướng vào quan niệm về lý tưởng và giá trị.
Chẳng hạn W. Thomas coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ
nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, tâm thế, phản ứng cư xử).
- Các định nghĩa tâm lý học, trong đó nhấn mạnh vào quá trình thích nghi
với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con

người. Chẳng hạn W. Sumner và A. Keller định nghĩa: "Tổng thể những sự thích
nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn
minh... Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những
thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa".
- Các định nghĩa cấu trúc chú trọng tới tổ chức cấu trúc của văn hóa. R.
Linton chú trọng đến hai khía cạnh của văn hóa: "a/ Văn hóa suy cho cùng là các
phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b/ Văn hóa là sự
kết hợp giữa lối ứng xử mà người ta học được và các kết quả ứng xử mà các
thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế
thừa".
- Các định nghĩa nguồn gốc, trong đó văn hóa được xác định từ góc độ
nguồn gốc của nó. Nhà xã hội học P. Sorokin định nghĩa: "Với nghĩa rộng nhất
của từ, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt
động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác
động đến lối ứng xử của nhau".
- Định nghĩa của UNESCO: Gần đây, UNESCO cũng đưa ra một định
nghĩa chính thức về văn hóa: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát
sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn
Phạm Khiêm Ích, Văn hoá học với sự nhận diện văn hoá thế kỷ XX, trong cuốn “Văn hoá
học và văn hoá thế kỷ XX”, Sđd Tập I, tr. 7-17.
1

4


ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó
đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà
dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình"1.
Việc hệ thống hoá sơ bộ các loại định nghĩa nói trên đã cho thấy tính chất
để ngỏ của khái niệm Văn hoá. Sở dĩ có tình trạng này là vì văn hoá là hiện

tượng bao trùm lên tất thảy các mặt của đời sống con người, khiến bất kỳ định
nghĩa nào đưa ra cũng khó có khả năng bao quát hết được nội dung của nó. Mỗi
loại định nghĩa chỉ có thể thâu tóm một phương diện nào đó của văn hóa. Bởi
vậy, cần coi các định nghĩa như những trừu tượng, và cần sử dụng những trừu
tượng ấy theo cách là bổ sung lẫn nhau để có thể tái hiện văn hoá như một chỉnh
thể.
Với tư cách là một chỉnh thể, Văn hoá mang trong nó những đặc trưng cố
hữu sau:
+ Văn hóa là cái phân biệt con người với động vật; Văn hóa là đặc trưng
riêng có của xã hội loài người.
+ Văn hóa không được kế thừa về mặt sinh học (di truyền), mà phải có sự
học tập, giao tiếp.
+ Văn hóa là cách ứng xử đã được mẫu thức hoá.
b. Các khái niệm tương cận: bản sắc, văn minh, văn hiến, văn vật

- Bản sắc (identity)
Bản sắc chính là văn hoá, song không phải bất cứ yếu tố văn hoá nào cũng
được xếp vào bản sắc. Người ta chỉ coi những yếu tố văn hoá nào giúp phân biệt
một cộng đồng văn hoá này với một cộng đồng văn hoá khác là bản sắc.
Như vậy, khái niệm bản sắc có hai quan hệ cơ bản: thứ nhất, nó là dấu
hiệu để phân biệt các cộng đồng với nhau (quan hệ bên ngoài); và thứ hai, nó
chỉ tính đồng nhất mà mỗi cá thể trong một cộng đồng văn hoá phải có (quan hệ
bên trong).
Chẳng hạn chủ nghĩa thực dụng và tính hỗn dung văn hoá của người Mỹ
là dấu hiệu để phân biệt họ với những dân tộc khác trên thế giới. Song đó cũng
là những dấu hiệu mà mỗi người Mỹ đều ít nhiều mang trong bản thân.
Uỷ ban Quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hoá: Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá.
H., Bộ Văn hóa Thông tin, 1992, tr.23
1


5


Tuỳ từng đối tượng nghiên cứu cụ thể mà bản sắc được gắn với các cộng
đồng ở những quy mô khác nhau; cụ thể như: người ta có thể nói đến bản sắc
phương Đông hay phương Tây (cộng đồng văn hoá khu vực), cũng có thể nói
đến bản sắc của một dân tộc, một tộc người hay một nhóm người trong xã hội.
Nếu phân kết cấu văn hoá của một cộng đồng thành các yếu tố: Chung phổ quát (mang tính nhân loại), đặc thù (mang tính khu vực) và riêng (chỉ có ở
cộng đồng được xét đến), thì bản sắc sẽ là một tập hợp các yếu tố văn hoá độc
đáo và riêng có (tức là thuộc nhóm những yếu tố văn hoá riêng).
“Bản sắc là sự giống nhau và điểm khác biệt, về những cái mang tính
cá nhân và những cái mang tính xã hội, về việc bạn có gì chung với một số
người và điều gì khiến bạn khác những người khác” (Weeks, 1990).
- Văn minh (civilization)
Hiện nay nhiều học giả ngoài nước nghiên cứu về văn hoá vẫn sử dụng
thuật ngữ Văn hoá và Văn minh thay thế lẫn nhau. Chẳng hạn, họ có thể gọi văn
hoá Ai Cập là nền văn minh Ai Cập, hay văn hoá lúa nước là nền văn minh lúa
nước...vv. Điều đó đã chứng tỏ sự gần gũi của hai khái niệm này. Mặc dù vậy,
vẫn tồn tại những khác biệt nhất định trong cách sử dụng hai thuật ngữ nói trên.
Một số học giả coi văn minh là các giá trị vật chất của văn hoá. Số khác
quan niệm văn minh là lát cắt đồng đại của văn hoá, tức là văn hoá được xét đến
tại một thời điểm lịch sử xác định. Nói tóm lại, cả hai quan niệm này đều coi văn
minh chỉ là một bộ phận của văn hoá - là khái niệm được văn hoá bao chứa, xét
về mặt ngoại diên. Trong khi đó, số khác lại quan niệm văn hóa chỉ là một bộ
phận của văn minh (cụ thể như Toynbee coi văn hóa là lĩnh vực hoạt động tinh
thần của nền văn minh).
Trong tình huống có nhiều ý kiến khác nhau như vậy, việc phân biệt nội
hàm hai khái niệm này tuỳ theo văn cảnh là điều cần thiết. Chúng tôi cho rằng,
khi đặt trong quan hệ dẫn đến các yếu tố khác như: kinh tế, chính trị, xã hội,
người ta thường sử dụng thuật ngữ văn hoá và văn minh với một nội dung giống

nhau. Khi vấn đề được bàn đến trong nội bộ ngành văn hoá học, thì văn hoá và
văn minh có sự phân biệt; cụ thể là:
+ Văn minh dùng để chỉ trình độ phát triển cao của một nền văn hoá. Việc
xác định “cao” hay “thấp” dựa vào hai tiêu chí cơ bản là: tính duy lý và tính phổ
biến của nền văn hoá ấy.

6


+ Tính duy lý thể hiện ở mức độ tách khỏi giới tự nhiên của con người,
được biểu đạt thông qua hệ thống các đồ vật xã hội (vật chất), và hệ thống các
chuẩn mực, các tri thức (tinh thần).
+ Tính phổ biến thể hiện ở tình trạng, các cá thể trong cộng đồng văn hoá
được xét đến đều hoạt động dựa trên các hệ thống nói trên (tính đồng nhất văn
hoá cao); và những hệ thống chuẩn mực ấy có ảnh hưởng mạnh đến các nền văn
hoá khác.
Chính vì mang tính duy lý và phổ quát, nên văn minh còn được dùng để
chỉ trạng thái tiến bộ chung cho các cộng đồng người ở mọi cấp độ: từ địa
phương, nhà nước, khu vực, cho đến nhân loại.
Ở cấp độ chung nhất (toàn nhân loại), văn minh (Civilization) được hiểu
là sự tổng hoà những thành quả vật chất và tinh thần của loài người trong quá
trình cải tạo thế giới; là thước đo của tiến bộ xã hội và mức độ khai hoá của con
người. Khi loài người tách mình khỏi giới động vật thì cũng là bước khởi đầu
của văn minh.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nền văn minh nhân loại đã
có quá trình phát triển từ thấp lên cao: văn minh tiền công nghiệp, công nghiệp,
hậu công nghiệp...vv.
- Văn hiến văn vật
Văn hiến và văn vật là những thuật ngữ đặc trưng của văn hoá phương
Đông. Văn hiến dùng để chỉ những giá trị tinh thần do những người có tài đức

chuyển tải. (Văn = văn hoá, hiến = hiền tài). Văn vật là truyền thống văn hoá tốt
đẹp được thể hiện thông qua một đội ngũ nhân tài và hiện vật trong lịch sử.
4. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của văn hóa học

Tồn tại các phương pháp chung và các phương pháp chuyên ngành trong
văn hoá học.
a. Phương pháp chung

- Phương pháp hệ thống – chỉnh thể
Hệ thống là một hiện thực được cấu thành bởi những yếu tố phụ thuộc lẫn
nhau và bởi những tương tác giữa chúng, dựa trên một phương thức tổ chức nhất
định.
7


Trong một hệ thống, bao giờ cũng tồn tại một số yếu tố nổi trội và có ảnh
hưởng chi phối các yếu tố còn lại. Tuỳ theo vị thế của mình trong cấu trúc của
hệ thống, mỗi yếu tố sẽ phải đảm nhiệm những chức năng nhất định.
Đến lượt mình, vị thế của mỗi yếu tố lại bị quy định bởi sức mạnh nội tại
của nó - cái năng lực gây ảnh hưởng đến các yếu tố khác, cũng như năng lực
chuyển hoá các yếu tố khác thành bộ phận tòng thuộc. Nhờ sức mạnh của sự phụ
thuộc và chi phối lẫn nhau mà các yếu tố gắn kết với nhau tạo thành chỉnh thể.
Do đó, hệ thống không phải là tập hợp của các đơn vị riêng lẻ (units), mà là thể
thống nhất của những yếu tố phụ thuộc lẫn nhau.
Phương pháp Hệ thống – chỉnh thể trong nghiên cứu văn hóa đòi hỏi phải
ứng xử với các hiện tượng văn hóa như những thành tố nằm trong hệ thống lớn,
và truy tìm ý nghĩa của chúng chính là trong bối cảnh lớn đó, chứ không cắt
đoạn chúng theo địa giới hành chính hay phân giới địa lý.
Nhà sử học người Anh Arnold Toybee – người có ảnh hưởng lớn đối với
giới nghiên cứu lịch sử và xã hội học đương thời, ngay từ thập kỷ 70 (thế kỷ

XX), đã cho rằng: chỉ có các nền văn hoá - văn minh mới đủ tư cách giữ vai trò
là những thực thể trọn vẹn của lịch sử, và do đó mới có đủ tư cách trở thành
những đối tượng nghiên cứu độc lập; còn quốc gia – dân tộc thì không như vậy.
Khó có thể hiểu nổi lịch sử cũng như văn hoá của một quốc gia, một dân tộc một khi đã tách ra khỏi nền văn hoá mà chúng đang tham dự với tư cách là thành
tố.
Dưới nhãn quan "chỉnh thể", mỗi yếu tố cấu thành hệ thống chỉ có giá trị
và có đầy đủ ý nghĩa khi được xét đến trong hệ thống ấy và trong mối tương
quan của nó với những yếu tố khác cũng đang cấu nên hệ thống nói trên.
Do đó, một nền văn hóa được xác định không phải bởi vì người ta khoanh
vùng nó bằng những đường biên nhân tạo; hoặc bởi người ta định danh cho nó;
mà bởi các yếu tố cấu thành nó không phải là một tập hợp các hiện tượng hỗn
loạn; trái lại, chúng liên kết với nhau để tạo ra một "lôgíc nội tại". Dưới sự chiếu
sáng của lôgíc nội tại ấy, mỗi thành tố khôi phục lại ý nghĩa biểu trưng chân
chính của mình - như sự thống nhất trong tính đa dạng.
Và cũng dựa trên quá trình nảy sinh, phát triển, tiêu vong của "lôgíc nội
tại", các nhà nghiên cứu văn hóa đề cập đến sự sinh thành, hưng thịnh và suy
vong của các nền văn hóa, chứ tuyệt nhiên không dựa vào quá trình sinh tồn đơn
lẻ của các hiện tượng văn hóa (cultural phenomena).
- Giao lưu - tiếp biến văn hóa (acculturation)
8


Giao lưu - tiếp biến văn hoá là phương pháp nghiên cứu văn hoá dựa trên
lý thuyết các trung tâm và sự lan toả văn hoá hay còn gọi là thuyết khuếch tán
văn hoá với các đại biểu như F. Rasel, L. Frobenius, F. Giabner, W. Schmidt, G.
Elliot Smith, W. Riers...
Thuyết này cho rằng, sự phân bổ của văn hoá mang tính không đồng đều;
văn hoá tập trung ở một số khu vực sau đó lan toả ra các khu vực kế cận. Càng
xa trung tâm, ảnh hưởng của văn hoá gốc càng giảm - cho tới khi mất hẳn (lan
toả tiên phát). Cơ chế này tạo ra các vùng giao thoa văn hoá - nơi chịu ảnh

hưởng đồng thời của của nhiều trung tâm văn hoá, và cả những “vùng tối” nơi
sức lan toả không với tới.
Đến lượt mình các vùng giao thoa văn hoá cũng có khả năng “phát sáng”
tạo nên sự lan toả thứ phát, để hình thành nên những trung tâm văn hoá mới và
tiếp tục ảnh hưởng đến các khu vực kế cận.
Thuyết lan toả văn hoá giúp lý giải vì sao trong cùng một khu vực địa lý
lại có sự tương đồng về văn hoá, và vì sao ở những khu vực giáp ranh giữa các
nền văn hoá lớn thường tồn tại các nền văn hoá hỗn dung.
Cơ sở khoa học của thuyết này là những luận điểm như dưới đây:
+ Văn hoá là cái đặc trưng chỉ có ở con người xã hội, mà không phải ở cá
thể người tự nhiên. Chính sự hợp quần thành xã hội của các cá thể người mới là
nền tảng đích thực của văn hoá.
+ Không có hoạt động, không có giao lưu thì cũng không có bản chất xã
hội của con người, và do đó, cũng không thể có văn hoá.
+ Chỉ trong giao lưu (diễn ra trong nội bộ cộng đồng, hoặc giữa các cộng
đồng với nhau) văn hoá mới có thể tồn tại. Như vậy, giao lưu và tiếp xúc văn
hóa là sự vận động thường xuyên của văn hoá.
+ Đề cập đến văn hoá cũng có nghĩa là đề cập đến tất cả các khâu của giao
lưu: từ chủ thể của giao lưu (cá nhân, cộng đồng) cho đến hoạt động giao lưu và
sản phẩm của hoạt động giao lưu ấy.
Do đó, khi tiến hành nghiên cứu một nền văn hoá, nhất thiết phải xét nó
trong quan hệ dẫn đến các trung tâm văn hoá kế cận hoặc các trung tâm văn hoá
đã từng có mối liên hệ với nền văn hoá ấy trong lịch sử; tức là phải xét đến quá
trình giao lưu – tiếp biến dẫn đến sự hình thành và phát triển của nền văn hoá ấy.

9


Sự thật là: xuyên suốt tiến trình lịch sử, tất cả các nền văn hoá còn tồn tại
cho đến giờ, thì đều hiện thân như kết quả của quá trình giao lưu – tiếp biến.

Giao lưu – tiếp biến là phương thức tồn tại của mọi nền văn hoá trên hành tinh
này.
Giao lưu – tiếp biến văn hoá được hiểu là hiện tượng xảy ra khi những
nhóm người có văn hoá khác nhau, tiếp xúc lâu dài với nhau gây ra sự biến đổi
mô thức văn hóa của các bên.
Trong giao lưu có thể xảy ra hiện tượng những yếu tố của nền văn hoá
này thâm nhập vào nền văn hoá kia (tiếp thu thụ động); hoặc nền văn hoá này
vay mượn những yếu tố của nền văn hoá kia (tiếp thu chủ động); rồi trên cơ sở
những yếu tố nội sinh và ngoại sinh ấy mà điều chỉnh, cải biên cho phù hợp, gây
ra sự giao thoa văn hoá.
Giao lưu – tiếp biến văn hoá không chỉ là một phương pháp nghiên cứu
văn hoá, mà còn là một phương pháp được văn hoá học sử dụng khá thường
xuyên khi tiến hành phân xuất kết cấu của một nền văn hoá cụ thể. Với phương
pháp này, nội dung của một nền văn hoá cụ thể được phân thành: yếu tố nội sinh
và yếu tố ngoại sinh.
Tuy nhiên việc phân biệt như vậy chỉ mang tính tương đối. Cùng với thời
gian, yếu tố ngoại sinh có thể chuyển thành yếu tố nội sinh, hoặc bị biến đổi một
cách căn bản để trở nên phù hợp với nền văn hoá đã tiếp nhận nó. Việc hấp thụ
Nho giáo, Phật giáo...của một số nước Đông Nam Á là một thí dụ về sự chuyển
hoá nói trên.
- Phương pháp lịch sử (Cách tiếp cận Lịch đại)
Khảo cứu sự tiến triển của một nền (hay một hiện tượng văn hoá) theo
trục thời gian. Nó đem lại bức tranh phong phú, sinh động, các tiểu tiết, các tài
liệu cụ thể liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh những mặt mạnh vốn
có, phương pháp này cũng gặp phải những hạn chế nhất định như:
+ Bị lệ thuộc nhiều vào các tài liệu và các di chỉ tìm được.
+ Quy luật phát triển của đối tượng thường bị chèn lấp bởi các sự kiện
mang tính mảnh đoạn.
+ Đối tượng tượng thường được hình dung như một tập hợp bao gồm các
biểu hiện đa dạng hơn là một chỉnh thể có kết cấu và có lôgíc phát triển nội tại.

- Phương pháp lôgíc (Cách tiếp cận Đồng đại)
10


Khảo cứu đối tượng (văn hoá) theo lát cắt đồng đại (trong không gian
đương đại). Nó có ưu điểm là cho phép hình dung về kết cấu của đối tượng cùng
với các chức năng và các yếu tố cấu thành. Nó cũng vạch ra được quy luật nội
tại của đối tượng, nhờ đó đối tượng được tái hiện như một chỉnh thể sống động,
vận động tự thân. Nó cũng giảm sự phụ thuộc của nghiên cứu vào các tài liệu
lịch sử.
Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như: dễ
rơi vào tư biện, kém sinh động và thiếu các luận cứ thực chứng.
Để khắc phục những nhược điểm trên, người ta thường sử dụng phương
pháp lôgic trong sự kết hợp và hỗ trợ của phương pháp lịch sử.
- Thống nhất giữa lôgíc và lịch sử (Tọa độ văn hóa)
Tọa độ văn hoá là một phương pháp nghiên cứu văn hoá theo hai trục cơ
bản: không gian văn hoá và thời gian văn hoá. Thông thường, không gian văn
hoá vẫn được quan niệm là vùng địa lý; còn thời gian văn hoá được xác định
bằng niên đại lịch sử.
Về thực chất, đây là phương pháp nghiên cứu mang tính tổng hợp, bởi nó
bao hàm trong bản thân nhiều phương pháp hỗ trợ khác; mà cụ thể là: nó sử
dụng phương pháp lôgíc, địa văn - hoá, giao lưu – tiếp biến văn hoá..vv, để xác
định không gian văn hoá. Trong khi đó, phương pháp lịch sử được sử dụng để
xác định thời gian văn hoá (tiến trình văn hoá - là kết quả của việc áp dụng
phương pháp này).
Cũng có thể vận dụng cả chiều thứ ba để xác định tọa độ văn hoá - đó là
chiều chủ thể văn hoá. Việc bổ sung như vậy là có lợi đối với các nghiên cứu về
văn hoá tộc người song lại gây trở ngại cho các nghiên cứu về văn hoá dân tộc.
Sở dĩ như vậy là vì, khái niệm tộc người dùng để chỉ các cộng đồng tương
đối thuần khiết về chủng và có chung thổ ngữ. Khái niệm này không nhấn mạnh

nhiều đến đặc điểm quần cư về mặt địa lý. Chính nhờ khái niệm này mà việc
nghiên cứu văn hoá của một số cộng đồng phát tán (thiếu vắng dấu hiệu quần cư
về địa lý) như cộng đồng Do Thái, cộng đồng người Hoa hải ngoại, hoặc các bộ
tộc du mục... trở nên dễ dàng hơn.
Trong khi đó, khái niệm Dân tộc (nation) lại không nhấn mạnh đến yếu tố
chủng, thậm chí là cả ngôn ngữ, mà nó chủ yếu tập trung vào mô tả cái cộng
đồng nằm trong địa giới hành chính của một nhà nước và chịu sự quản lý của
nhà nước ấy – tức là nhấn mạnh đến yêú tố lãnh thổ. Chính vì thế mà tiêu chí
11


quần cư về địa lý trong khái niệm Dân tộc là dấu hiệu được ưu tiên hàng đầu.
Một dân tộc có thể chứa nhiều tộc người (ethnicities), và một tộc người có thể
hiện diện ở nhiều dân tộc khác nhau. Thực trạng này đã chỉ cho thấy: Văn hoá
tộc người không hoàn toàn đồng nhất với văn hoá dân tộc.
Bởi vậy, thông thường người ta chỉ sử dụng hai chiều là không gian và
thời gian để xác định tọa độ văn hoá dân tộc.
b. Phương pháp chuyên ngành

- Cách tiếp cận Địa - văn hóa
Địa – văn hoá vừa là một phương pháp dùng để nghiên cứu văn hoá theo
vùng địa lý, đồng thời cũng là phương pháp kiến giải các đặc điểm văn hoá dựa
vào điều kiện điạ lý và hoàn cảnh tự nhiên.
Phương pháp này (cùng với những phương pháp khác nữa) đã góp phần
lý giải tính đồng nhất (tương đồng) văn hoá của các cộng đồng người cùng sống
trên một vùng lãnh thổ – nơi có điều kiện tự nhiên khá giống nhau.
Cơ sở khoa học của phương pháp nghiên cứu văn hoá này là các luận
điểm cho rằng:
- Bản thân con người cũng là một bộ phận của tự nhiên.
- Để tồn tại và phát triển con người phải tiến hành trao đổi chất với môi

trường tự nhiên.
- Quá trình trao đổi chất nói trên diễn ra theo hai hướng: thích nghi với tự
nhiên và cải tạo tự nhiên.
- Cả hai hướng này đều tạo ra các yếu tố văn hoá; Cụ thể là: thích nghi –
in dấu trong văn hoá nhân cách, trong lối sống cộng đồng (văn hoá phi vật thể);
còn biến đổi - được lưu giữ trong các đồ vật xã hội (giới tự nhiên thứ hai, theo
cách nói của Marx, hay trong văn hoá vật thể).
Như vậy, có thể khẳng định rằng, môi trường tự nhiên chi phối quá trình
hình thành và phát triển của văn hoá.
-Cách tiếp cận Nhân học văn hoá
Nhân học văn hoá là một khoa học liên ngành về văn hoá. Nó chủ yếu
nghiên cứu văn hoá từ hai giác độ: nhân chủng và ngôn ngữ (thổ ngữ). Điều đó
có nghĩa là các cộng đồng có cùng cội nguồn huyết thống và ngôn ngữ sẽ được
xem là có tính đồng nhất văn hoá.
12


Cùng với thời gian lịch sử, dân số trên hành tinh ngày càng tăng, điều
kiện tự nhiên ở một số vùng trên trái đất cũng thay đổi (do biến đổi khí hậu,
thiên tai, động đất, núi lửa, hoặc do con người khai thác vượt quá sức tải của
môi trường), và do cả những cuộc xâm lược lẫn nhau của chính con người - đã
dẫn đến những làn sóng di cư nhân khẩu từ vùng địa lý này sang vùng địa lý
khác.
Di cư đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của thứ văn hoá vốn trước kia bị
chi phối bởi hoàn cảnh địa lý. Các cộng đồng di cư vẫn giữ lại những truyền
thống văn hoá cội nguồn của họ trong một bối cảnh tự nhiên mới. Chính điều
này đã gây khó khăn không nhỏ cho phương pháp nghiên cứu địa – văn hoá.
(Chẳng hạn, người ta đã không thể sử dụng phương pháp này đối với cộng đồng
Do Thái, hay cộng đồng người Hoa hải ngoại).
Sự phát tán các cộng đồng người đã làm cho một không gian địa lý có thể

hàm chứa vô số các không gian văn hoá khác nhau. Đây là nguyên nhân cơ bản
thúc đẩy văn hoá học tìm kiếm các biện pháp bổ sung và khắc phục hạn chế của
địa - văn hoá; và phương pháp nghiên cứu nhân học – văn hoá ra đời chính là để
đáp ứng nhu cầu đó.
Phương pháp này xác định thực thể văn hoá chủ yếu dựa vào sự phân bố
chủng người và thổ ngữ. Bằng cách gắn các phẩm chất văn hoá với chủ thể người (vừa là vật mang, vừa là chủ thể, vừa là kết quả của văn hoá), phương
pháp này đã giảm thiểu việc lệ thuộc vào hoàn cảnh địa lý, khi tiến hành lý giải
các hiện tượng văn hoá. Nó chuyển sang xem xét văn hoá như một quá trình tự
thân có khả năng tái sản xuất ra chính nó trong khuôn khổ của một cộng đồng
xác định.
Phương pháp nhân học – văn hoá đã lấy hai thuộc tính cố hữu và nổi trội
mà bất kỳ cộng đồng văn hoá nào cũng có, đó là chủng và thổ ngữ của chủng để
phân vùng văn hoá. Chẳng hạn, với phương pháp đó người ta phân Châu Âu ra
thành ba nhóm văn hoá: văn hoá Slavơ, văn hoá Latinh và văn hoá Gécmanh.
Đây cũng là phương pháp phổ biến và tiện dụng đối với các nghiên cứu
về văn hoá tộc người, hoặc các nghiên cứu về văn hoá dân gian.
-Cách tiếp cận Tín ngưỡng - Tôn giáo
Lịch sử nhân loại tiến triển theo chiều hướng toàn thế giới. Ngay từ thế kỷ
XVIII, F. Hegel - nhà triết học vĩ đại người Đức đã phát hiện ra khuynh hướng
này và coi đây là một quy luật phổ quát của lịch sử nhân loại. ông đã tiên đoán
13


về tính toàn thế giới của lịch sử dựa trên sự ra đời của thị trường toàn cầu
(Marx. Hệ tư tưởng Đức).
Trong thiên niên kỷ thứ ba này, quá trình toàn cầu hoá đang minh chứng
cho nhận định nói trên của F. Hegel. Toàn cầu hoá đang kiến tạo nên các hệ
thống chuẩn mực chung cho toàn nhân loại. Điều đó có nghĩa là, khía cạnh văn
minh (mặt duy lý của văn hoá) đang gia tăng một cách tỷ lệ thuận với sự tiến
triển của toàn cầu hoá. Chính điều này đã làm cho các nền văn hoá ngày càng

trở nên giống nhau hơn, xét từ góc độ văn minh. Toàn cầu hoá đang kiến tạo nên
một nền văn minh chung toàn nhân loại và làm cho lịch sử giờ đây mang tính
toàn thế giới hơn bao giờ hết.
Trong tình huống đó, tôn giáo với bản tính phi duy lý cố hữu của nó đã
không bị biến dạng bởi tính duy lý của khoa học và công nghệ. Nhờ đó, tôn giáo
đã trở thành chỗ dựa cho bản sắc văn hoá của nhiều cộng đồng trong điều kiện
toàn cầu hoá. Đó chính là lý do khiến việc nghiên cứu văn hoá bằng tôn giáo trở
thành một phương pháp thịnh hành trong các nghiên cứu hiện nay về văn hoá.
Vả lại, phương thức nghiên cứu văn hoá bằng tôn giáo cũng đã có một bề
dày lý luận đáng nể. Có thể coi Chiristopher Dawson (1889-1970) là ông tổ sáng
lập ra phương pháp nghiên cứu này. Theo Chiristopher Dawson, tôn giáo không
phải là một hình thái ý thức trừu tượng, mà là truyền thống văn hoá hay tập tục
văn hoá. Cũng theo ông thì một xã hội giầu sức sống tất có một tôn giáo, mà tôn
giáo này ở mức độ rất lớn lại quyết định phương thức văn hoá của xã hội ấy. Do
đó việc nghiên cứu tôn giáo trong sự thống nhất với văn hoá sẽ mở ra một cái
nhìn mới, hay nói đúng hơn là cho phép đánh giá lại các vấn đề có liên quan sự
phát triển xã hội.
Sau đó, các học giả như Paul Tillich, Arnold Toynbee, Ernst Cassirer... đã
phát triển luận điểm của Chiristopher Dawson thành lý thuyết đồng nhất tôn
giáo với văn hoá, và đồng nhất trên cơ sở của tôn giáo. Chẳng hạn, Paul Tillich
cho rằng tôn giáo là mặt tinh thần của nhân loại. Nhìn từ góc độ bản thể, tôn
giáo là tầng đáy của cuộc sống tinh thần nhân loại, bởi vậy nó là cái cuối cùng,
vô điều kiện, chỉnh thể và vô hạn. Tôn giáo phú cho văn hoá bản thể của ý
nghĩa, còn văn hoá là tổng hoà các hình thức biểu đạt của tôn giáo.
Không phải ngẫu nhiên mà Samuel Huntington - một nhà phân tích chính
trị hàng đầu hiện nay của Hoa Kỳ đã đi đến nhận định là: khi sự đối đầu lưỡng
cực đã biến mất cùng với sự sụp đổ của Liên xô thì chiến tuyến tương lai sẽ là
sự đụng độ giữa các nền văn hoá (văn minh) - mà về thực chất, là sự đối đầu của
14



các tôn giáo lớn trên thế giới như Kitô giáo (Catholicism), Đông chính giáo
(Eastern Orthodoxy), Do thái giáo (Judaism), Phật giáo (Buddhism), Ấn Độ giáo
(Hinduism), Hồi giáo (Islamism), Nho giáo (Confucianism).... Và đây cũng là
một ví dụ điển hình về việc nghiên cứu văn hoá bằng tôn giáo.
Tồn tại xuyên suốt chiều dài lịch sử nhân loại, tôn giáo không ngừng tác
động lên hai mặt của đời sống con người: cộng đồng và cá thể. Ở cả hai bình
diện đó, tôn giáo đều phát huy chức năng bù đắp của mình. Ngày nay, trong thời
đại toàn cầu hoá, chức năng bù đắp đó chẳng những không hề suy giảm mà còn
chuyển hoá thành những hình thức và khuynh hướng mới.
Chính vì thế, ngày nay giới nghiên cứu đã bắt đầu nhìn nhận tôn giáo với
một thái độ khác trước. Những ý nghĩa tích cực của tôn giáo đã được chú trọng,
và tôn giáo cũng bắt đầu được nhìn nhận như “vật mang” văn hoá.
- Cách tiếp cận sử học: Sử học văn hoá
Là hệ quả của việc ứng dụng phương pháp lịch sử vào trong nghiên cứu
các hiện tượng văn hoá. Nó đem lại cái nhìn chi tiết về tiến trình văn hoá, qua
các thời kỳ, các giai đoạn trong lịch sử. Đây là một phương pháp truyền thống
thường được sử dụng khi nghiên cứu văn hoá của cộng đồng người nằm trong
lòng nhà nước dân tộc.
- Cách tiếp cận xã hội học ( Xã hội học văn hoá)
Sử dụng các phương pháp của Xã hội học như: định tính, định lượng,
thống kê, trắc nghiệm, điền giã và phỏng vấn... vào nghiên cứu các hiện tượng
văn hoá. Nó vạch ra vai trò và mức độ ảnh hưởng của văn hoá đối với mỗi địa
phương hay mỗi cộng đồng cụ thể trong việc thực hiện các chính sách xã hội,
trong việc lựa chọn các khuynh hướng ứng xử, cũng như trong cách thức phản
ứng trước những biến đổi xã hội.
-Cách tiếp cận kinh tế học (Kinh tế học văn hoá)
Kinh tế học văn hoá nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá đến
phát triển kinh tế ở các cấp độ: khu vực, địa phương. Nó tập trung vào làm rõ
ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá đối với việc lựa chọn triết lý kinh doanh; xu

hướng kinh doanh, xu hướng lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm...

II. ĐẠI CƯƠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM - MỘT NGHIÊN
CỨU ỨNG DỤNG CỦA VĂN HÓA HỌC
15


1. Phạm vi nghiên cứu

Văn hoá là một khái niệm rất rộng, nên trong các nghiên cứu ứng dụng,
Văn hoá học đòi hỏi phải làm rõ phạm vi nghiên cứu, trước khi bắt tay vào triển
khai các nhiệm vụ cụ thể.
Đối với Đại cương văn hoá Việt Nam, thì Văn hoá Việt Nam được hiểu là
Văn hoá của dân tộc Việt Nam – tức văn hoá của cộng đồng người sinh sống
trong phạm vi lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam hiện nay. Bởi vậy, việc
nghiên cứu văn hoá của từng tộc người riêng lẻ (ethnic cultures) hiện đang sinh
sống tại Việt Nam - sẽ không phải là nhiệm vụ chủ đạo của môn học này.
2. Xác định đối tượng nghiên cứu

Văn hóa là một hiện thực hết sức đa dạng và cách hiểu về nó cũng rất
khác nhau, bởi vậy, trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ khoanh vùng đối tượng
nghiên cứu dựa trên lý thuyết phân bậc chủ thể văn hóa.
Với lý thuyết này, văn hóa không còn bị hình dung như một tập hợp các
hiện tượng hỗn loạn, mà với tính hỗn loạn ấy - chỉ có phương pháp thích ứng
nhất là "mô tả". Thay vì cách làm như vậy, dựa trên phẩm chất chung mang tính
cố hữu của văn hóa là gắn với tính người (hiểu theo nghĩa phân biệt với giới tự
nhiên), lý thuyết này gắn văn hóa với chủ thể - người.
Đi theo hướng này, quan niệm về văn hóa không còn bị rơi vào những cực
đoan: hoặc bị hình dung như "tổng hỗn loạn"; hoặc bị quan niệm như "chất trừu
tượng"; mà trái lại văn hóa hiện hữu một cách trực quan và cụ thể trong tính

cách và đời sống của chủ thể văn hóa.
Thông thường, chủ thể văn hoá được phân thành: Cộng đồng và cá nhân.
a. Cộng đồng

- Nhân loại: Ở cấp độ chủ thể là nhân loại, văn hoá được nhìn nhận như
“cái không phải giới tự nhiên”, tức là được quy về cái phẩm chất mà chỉ con
người mới có. Nhân loại là chủ thể của văn hoá - theo nghĩa rộng nhất của khái
niệm văn hoá (Culture).
+ Cộng đồng khu vực: là cộng đồng người được phân bổ trên một vùng
địa lý xác định và là chủ nhân của một nền văn hoá - văn minh (Regional
culture/ Civilization).
16


+ Tộc người: Là chủ thể mang tính cộng đồng, được xác định theo sự
phân bổ về chủng và thổ ngữ. Gắn với tộc người là văn hoá tộc người (Ethnic
culture).
+ Quốc gia – dân tộc: Chủ thể của văn hoá dân tộc (National culture).
Khi đi sâu vào xem xét văn hoá dân tộc (National culture), chủ thể văn
hoá còn được phân nhỏ tiếp tục và tạo nên một hệ thống mang tính thứ bậc. Tuy
nhiên, đối với từng dân tộc trên thế giới, hệ thống này là không giống nhau, mà
sẽ biến đổi tuỳ theo kết cấu đặc thù của mỗi dân tộc.
b. Cá nhân

Trong văn hoá học, khái niệm cá nhân dùng để chỉ các thành viên trực
thuộc một cộng đồng văn hoá xác định. Tuy nhiên, khi văn hoá học tiến hành
nghiên cứu các cá nhân thì điều đó không có nghĩa là nó tiến hành mô tả lại mọi
biểu hiện văn hoá mà mỗi cá nhân cụ thể biểu lộ. Trái lại, văn hoá học quan
niệm rằng, mỗi cá nhân (cá thể) vừa là chủ thể, vừa là vật mang của văn hoá
cộng đồng mà anh ta tuỳ thuộc. Do đó, văn hoá của mỗi cá nhân đều in dấu các

tính quy định của văn hoá - loài, bên cạnh những phẩm chất văn hoá độc đáo mà
chỉ riêng anh ta mới có. Điều đó có nghĩa là giữa các cá thể vẫn tồn tại một
“mẫu số chung về văn hoá" - và cái “mẫu số chung về văn hoá" ấy được xem là
văn hoá nhân cách của một cộng đồng.
Như vậy, Văn hoá nhân cách không hướng đến việc mô tả đời sống của
từng cá nhân cụ thể, riêng lẻ; mà trái lại - nó luôn cố gắng tìm ra mẫu số chung
về văn hoá giữa các cá nhân đồng thuộc một nền văn hoá.
Vận dụng lý thuyết phân bậc văn hoá vào xem xét chủ thể văn hoá Việt
Nam, hệ thống biểu đạt văn hoá Việt Nam (sắp xếp theo quy mô từ nhỏ đến lớn)
được xác định như sau:
- Cá nhân – và tương ứng với nó là: Văn hoá nhân cách của người Việt
Nam.
- Các cộng đồng cơ bản bao gồm làng xã, đô thị, nhà nước dân tộc; và
tương ứng với chúng là các kiểu hình văn hoá: Văn hoá làng xã; Văn hoá đô thị;
Văn hoá nhà nước – dân tộc.
Bước tiếp theo là khảo sát một "thực thể - chủ thể" văn hoá theo hai mặt
cơ bản; đó là: mặt tinh thần và mặt thực tiễn. Cách xem xét này không giống với
sự phân đôi thế giới thành vật chất và ý thức - như trong triết học vẫn làm. Ở
17


đây vẫn tồn tại sự khác biệt giữa các khái niệm văn hoá vật chất với mặt thực
tiễn của văn hoá; và giữa văn hoá tinh thần với mặt tinh thần của văn hoá.
- Văn hoá vật chất là khái niệm dùng để chỉ các đồ vật/sản phẩm (hiện
hữu và mang tính hình thể) do con người tạo ra (hoặc được con người sử dụng)
để thoả mãn các nhu cầu của họ. Đây là cách nhìn văn hoá như một khách thể
độc lập tương đối với con người – tức là văn hoá ở trạng thái đã được khách thể
hoá.
Trong khi đó, mặt thực tiễn của văn hoá lại phản ánh sự chi phối của các
yếu tố văn hoá đối với hành vi ứng xử của chủ thể với thế giới xung quanh (tự

nhiên và xã hội), mà những hành vi ấy có thể nắm bắt được bằng con đường
trực quan hay kinh nghiệm. Bởi vậy, mặt thực tiễn của văn hoá bao hàm cả yếu
tố vật chất lẫn tinh thần.
- Văn hoá tinh thần là khái niệm dùng để chỉ hệ thống các giá trị tồn tại
dưới dạng các ý niệm văn hoá. Trong khi đó, mặt tinh thần của văn hoá lại
không chỉ bao gồm các ý niệm mà còn cả những hành vi biểu đạt các ý niệm ấy.
Chính ý niệm và sự biểu đạt ý niệm văn hoá đã cấu thành đời sống tinh thần của
chủ thể văn hoá. Và dĩ nhiên, những hành vi biểu đạt này có thể nắm bắt được
phần nào bằng trực quan hay kinh nghiệm. Chẳng hạn, người ta có thể quan sát
được một cách trực tiếp việc hành lễ, thờ cúng, lên đồng, lễ hội..., mặc dù những
hành vi như vậy vốn được xếp vào lĩnh vực tinh thần của văn hoá.
Tóm lại, việc nhìn nhận cấu trúc văn hoá trên hai bình diện tinh thần và
thực tiễn là hệ quả của việc ứng dụng phương pháp khảo sát văn hoá gắn với
hành vi của chủ thể văn hoá.
3. Sử dụng phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp lôgíc

Để đạt được mục tiêu nói trên, Đại cương văn hoá Việt Nam vận dụng chủ
yếu là phương pháp lôgic (cách tiếp cận đồng đại), còn phương pháp lịch sử
(cách tiếp cận lịch đại) chỉ mang tính hỗ trợ và minh hoạ.
Với phương pháp lôgíc, kết cấu văn hoá của dân tộc Việt Nam không phải
là một tổng cơ học của các văn hóa tộc người, và cũng không bị cắt lớp thành
các tầng văn hoá theo tiến trình lịch sử kiểu như: văn hoá bản địa và văn hoá do
giao lưu – tiếp biến (cấu trúc đó là kết quả của việc ứng dụng phương pháp lịch
18


sử). Theo đó, văn hoá Việt Nam được phân xuất thành: các yếu tố phổ biến, các
yếu tố đặc thù và các yếu tố đơn nhất.
Trong khi yếu tố phổ biến mang tính toàn nhân loại; còn yếu tố đặc thù

mang tính khu vực; thì bản sắc là tổ hợp các yếu tố đơn nhất (tính không lặp lại,
tính quy định cố hữu).
Tuy nhiên cũng cần phân biệt các yếu tố đơn nhất (bản sắc) với các yếu tố
nội sinh. Không phải bất cứ yếu tố nội sinh nào cũng tham gia cấu thành bản
sắc. Bên cạnh đó, bản sắc có thể bao gồm cả những yếu tố là hệ quả của giao lưu
– tiếp biến văn hoá. Tiêu chí để xếp yếu tố văn hoá này hay yêú tố văn hoá khác
vào bản sắc – chính là ở chỗ: những yếu tố ấy phải là vật mang các tính quy định
đặc trưng cho văn hoá dân tộc.
Chẳng hạn, cây cà phê được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, song khi nói
về Brazil – người ta vẫn coi đây là đất nước của cà phê. Cũng như vậy, Nho
giáo, Phật giáo hay Đạo giáo... mặc dù hiện diện ở nhiều dân tộc khác nhau,
song sự khác biệt chính là ở chỗ: mỗi dân tộc ứng xử, lựa chọn và vận dụng các
yếu tố của chúng theo cách riêng của mình – và cái đó chính là bản sắc, mặc dù
những học thuyết trên tuyệt nhiên không phải là yếu tố văn hoá nội sinh. Như
vậy, Nho giáo, Phật giáo hay Đạo giáo không còn đơn thuần là các yếu tố văn
hoá du nhập mà trái lại, đã trở thành “vật mang” bản sắc dân tộc.
III. Ý NGHĨA CỦA VĂN HÓA HỌC VÀ ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT
NAM
a. Trang bị năng lực phản tư văn hoá

- Dù thế giới quan khoa học có quan trọng đến đâu, thì nó cũng không
phải là cách thức chiêm ngưỡng thế giới duy nhất của con người. Hơn thế,
không phải trong mọi trường hợp nó đều mang tính hợp lý. Đời sống tinh thần
con người như là một chỉnh thể nên không thể đóng kín chỉ trong các cấu trúc
lôgíc của khoa học. Người ta thừa nhận rằng, không thể khử bỏ được yếu tố phi
lý trong đời sống nội tâm con người, và như thế thì phần còn lại sẽ là vương
quốc của cái phi duy lý, nơi ngự trị của Tôn giáo và Nghệ thuật - những thành tố
cơ bản của văn hoá. Dưới lăng kính văn hoá, thế giới hiện ra trong con mắt chủ
thể không chỉ chỉ là Chân, mà còn là Thiện và Mỹ nữa.
- Trong một thế giới đang bị toàn cầu hoá, sự khẳng định tính cá biệt của

nhân cách là rất quan trọng, để cá thể không bị hoà tan vào những chuẩn mực
chung mang tính toàn cầu đang lấp đầy không gian sống. Chỉ như vậy sự độc
19


ỏo ca nhõn cỏch mi c bo tn, v do ú, cỏ nhõn mi tỡm thy ý ngha
ca s tn ti. Khi nn kinh t th gii ngy cng thng nht v xó hi loi
ngi ngy cng tr nờn ging nhau, nhu cu ca mt cỏ nhõn gi li ý ngha
ca mỡnh trong mt bin ngi ng dng ngy cng gia tng 1. lm c
iu ny, s hiu bit v bn sc vn hoỏ ca cng ng m mỡnh tu thuc l
mt ũi hi tt yu i vi mi cỏ nhõn.
b. Cú tỏc dng giỏo dc v bi dng nhõn cỏch

- Vic nhn thc v thm thu cỏc giỏ tr vn hoỏ ca cng ng l iu
kin tiờn quyt hỡnh thnh nhõn cỏch. Nhõn cỏch c bc l qua ng x, qua
s la chn v cỏch gii quyt vn m mi cỏ nhõn trong cuc sng thng
nht phi i mt. Cỏc chun mc dn dt hnh ng ca cỏ nhõn luụn l vn
hoỏ ca cng ng m ti ú cỏ nhõn sinh ra v ln lờn.
- Ch khi ý thc c cỏc chun mc vn hoỏ y, cỏ nhõn mi cú th ch
ng trong quỏ trỡnh khng nh nhõn cỏch, bit loi b i nhng yu t kỡm
hóm v tip thu nhng yu t cú tỏc dng tớch cc phự hp vi yờu cu phỏt
trin ca thi i, ng thi vn gi c din mo vn hoỏ dõn tc.
c. Giỳp lý gii cỏc khuynh hng la chn, cỏch ng x, cỏch hnh ng, v
trit lý sng ca ngi Vit Nam

- Vic hiu bit v cỏc nn vn hoỏ th gii v vn hoỏ dõn tc, ngoi vic
em li mt cỏi nhỡn i sỏnh, cũn giỳp lý gii t giỏc vn hoỏ, vỡ sao li cú
s khỏc bit trong cỏch ng x, cỏch gii quyt vn , cỏch la chn trit lý
sng ca nhng cng ng khi ng trc nhng tỡnh hung (c gi nh l)
ging nhau.

- õy l nhng kin thc ht sc hu ớch cho vic hỡnh thnh nờn trit lý
kinh doanh, xõy dng ý thc phỏp lut, nh hng tõm lý tiờu dựng, v to lp
phong cỏch lm vic sao cho cú hiu qu.
- Nhng kin thc ny cng giỳp ngi hc ỏnh giỏ ỳng mc cỏc c hi
cng nh nhng thỏch thc m thi i ang t ra i vi bn sc vn hoỏ dõn
tc.
Ti liu tham kho
Ti liu ting Vit
Jonh Naisbitt, Nghịch lý toàn cầu, Bộ Tài chính, Viện Nghiên cứu Tài
chính, Hà Nội, 1997, tr.202.
1

20


1. Irma Adelman. Năm mươi năm phát triển kinh tế chúng ta học được những
gì?; Tư duy mới về phát triển cho thế kỷ XXI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000.
2. Arnold Toybee. Nghiên cứu về lịch sử – một cách thức diễn giải. Nxb Thế
giới, Hà Nội 2002.
3. Vũ Minh Giang. Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay. Hà
Nội, 1996.
4. Phạm Khiêm Ích (chủ biên). Văn hoá học và văn hoá thế kỷ XX, tập I. Viện
Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội 2001.
5. Jonh Naisbitt. Nghịch lý toàn cầu. Bộ Tài chính, Viện nghiên cứu Tài chính,
Hà Nội, 1997.
6. Phan Ngọc. Bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002.
7. Zhangzhigang. Tôn giáo và đời sống hiện đại, T1. Trung tâm KHXH&NV
QG, Viện TTKHXH, Hà Nội, 1997.
8. Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb Tổng hợp Thành

phố Hồ Chí Minh, 2004.
9. V.M Rôđin. Văn hoá học. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
10. Phạm Thái Việt (chủ biên). Đại cương về văn hóa Việt Nam. Nxb văn hóa –
Thông tin, Hà Nội, 2004.
11. Phạm Thái Việt. Một số nét mới của tôn giáo và nghiên cứu tôn giáo hiện
nay. Sách “Tôn giáo và đời sống hiện tại”, tập IV. Viện Thông tin khoa học xã
hội, Hà Nội, 2002.
12. Uỷ ban Quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hoá. Thập kỷ thế giới
phát triển văn hoá. Bộ Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1992.
Tài liệu tiếng nước ngoài
1. Dawson. Religion and Rise of Western Culture. Image Books Edition, 1958.
2. Dawson. Lời nói đầu trong Progress and Religion, NY, 1929.
3. Sammuel Huntington, The "Clash of Civilizations?", Foreign Affairs, 1993.
4. Paul Tillich: Theology of Culture, Oxford University, Press, 1959.
5. Paul Tillich: Systematic Theology. Three Volumes in One, The University ò
Chicago Press, 1967.
21


6. Malinowski. A Scientific Theory of Culture, NY, 1960.
7. Max Webber. The Protestant Ethic and Spirit of Capitalism, NY, 1958.
8. Arnold Toynbee. Civilizations on Trial, Oxford 1947.
9. Arnold Toynbee. A Study of History, Abridgement of Volume VII-X, Oxford,
1957.
10. Ernst Cassirer. The Philosophy of Symbolic Forms, Yale University Press,
1957, T.1.
11. Ernst Cassirer. An Essay on Man, Yale University Press, 1944.

CHƯƠNG II
ĐỊNH VỊ VÀ KẾT CẤU VĂN HÓA VIỆT NAM

I.

ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM

1. Địa - văn hóa Việt nam

Trong phạm vi hẹp, đất nước Việt Nam nằm trên địa bàn cư trú của người
Bách Việt. Có thể hình dung khu vực này như một hình tam giác với cạnh đáy là
sông Dương Tử (Trung Quốc), và đỉnh là vùng Bắc trung bộ Việt Nam ngày nay.
Ở phạm vi rộng hơn, văn hoá Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của
người Indonesien lục địa. Có thể hình dung đây là một tam giác với cạnh đáy
22


vẫn là sông Dương Tử (Trung Quốc) còn đỉnh của tam giác giờ đây kéo dài tới
tận vùng đồng bằng sông Mekông.
Dù rộng hay hẹp thì đặc trưng địa lý cố hữu của khu vực này vẫn là: Nhiệt
độ, độ ẩm cao (lượng mưa hàng năm lớn), và có gió mùa.
Điều kiện tự nhiên quy định cho khu vực này loại hình văn hoá gắn với
nông nghiệp với những đặc điểm sau:
+ Trồng lúa nước (khác với văn hoá khô mạch của Trung Hoa – vùng
phía bắc sông Dương Tử).
+ Sống định cư và hoà hợp với thiên nhiên (khác với văn hoá gốc du
mục).
+ Đề cao vai trò của phụ nữ (một đặc trưng của văn hoá thực vật, nơi chế
độ mẫu hệ dựa trên kinh tế hái lượm, trồng trọt là hình thái thống trị).
+ Sùng bái mùa màng, sinh nở (Văn hoá phồn thực – nông nghiệp).
Do nằm trong vùng địa lý này nên văn hoá Việt Nam có đầy đủ những
phẩm chất nói trên, và chúng cấu thành các yếu tố đặc thù (mang tính khu vực)
trong nội dung văn hoá Việt Nam.

Bên cạnh đó, điều kiện địa lý riêng có của Việt nam cũng tạo ra những
phẩm chất văn hoá độc đáo (các yếu tố riêng thuộc về bản sắc); Đó là:
+ Ứng xử mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao (ảnh hưởng
của môi trường nước).
+ Tính dung chấp cao do là đầu mối giao thông đường thuỷ và đường bộ –
cửa ngõ của Đông Nam Á nên người dân thường xuyên giao lưu với khu vực
bên ngoài và tiếp thu nhiều kiến thức từ hoạt động giao lưu đó.
+ Không có các công trình kiến trúc đồ sộ (ngoại trừ hệ thống đê điều và
thuỷ lợi), do là vùng đất trẻ lấn dần ra biển nên không có kết cấu bền vững và cư
dân của khu vực này thường phải sống chung với nước.
+ Tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật gắn với sông nước (chèo, rối nước,
đua thuyền...).
2. Nhân học văn hóa Việt Nam

Văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong tính đa dạng. Tính đa
dạng văn hoá là kết quả của sự đa dạng tộc người (hiện có 54 tộc người đang
sinh sống tại Việt Nam), trong đó tộc người Kinh (Việt) đóng vai trò chủ thể
23


(chiếm gần 90% tổng dân số). Bởi vậy, văn hoá Việt nam tuy đa dạng song vẫn
hướng tâm vào văn hoá chủ thể – văn hoá Việt1.
Về mặt chủng, tộc người Việt (Kinh) là sự hoà huyết của các tộc người
sinh sống tại khu vực Đông Nam Á (trong một vùng lãnh thổ trải dài từ nam
sông Dương tử – Trung Quốc đến Bắc trung bộ của Việt Nam ngày nay). Đây là
một khối dân cư hùng hậu bao gồm nhiều tộc người với tên gọi chung là người
Bách Việt (Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Nam Việt, Lạc Việt...). Tiếp đó,
trong suốt thiên niên kỷ thứ nhất sau Công Nguyên – còn gọi là thời kỳ Bắc
thuộc, người Việt còn hoà huyết với chủng người Hán và một số chủng khác vốn
có nguồn gốc nằm sâu trong Trung Hoa Đại lục.

Về mặt ngôn ngữ, ngôn ngữ phổ thông hiện nay (Tiếng Việt – của tộc
người Kinh) là kết quả của quá trình hoà hợp các thổ ngữ của các tộc người
trong cộng đồng Bách Việt và quá trình Hán hoá.
Về mặt lịch sử, lúc đầu ngôn ngữ của người Kinh gồm các thổ ngữ của
người Bách Việt. Cùng với sự hoà huyết và chung sống, và xuất phát từ nhu cầu
giao tiếp, các thổ ngữ này bị biến đổi để trở thành một thứ ngôn ngữ chung cho
cả cộng đồng; đó là ngôn ngữ Việt – Mường. Các yếu tố cơ bản cấu thành ngôn
ngữ Việt – Mường là: Môn - Khơ me, Tày – Thái.
Quá trình giao lưu văn hoá với Hán ngữ, chủ yếu diễn ra vào giai đoạn
Bắc thuộc. Trong bối cảnh đó, ngôn ngữ Việt - Mường đã hấp thụ Hán ngữ để
làm giàu và phát triển.
Cuộc giao lưu với văn hoá phương Tây – từ thời Pháp thuộc đến nay, đã
đem lại cho tiếng Việt một diện mạo mới, được đánh dấu bằng sự ra đời chữ
quốc ngữ và một cấu trúc ngữ pháp cũng như vốn từ vựng ổn định như ngày
nay.
Tóm lại, văn hoá Việt Nam là văn hoá tổng hợp và hỗn dung xét từ giác
độ nhân học văn hoá.
3. Tiếp cận tôn giáo với văn hóa Việt Nam

Vũ Minh Giang, Nội dung của truyền thống Việt Nam, trong sách “Các giá trị truyền thống
và con người Việt Nam hiện nay”, HN, 1996. tr.16
1

24


Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu hiện nay, Việt Nam thuộc cộng
đồng các quốc gia Phật giáo (cùng với Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma...).
Cách phân loại này đã không xếp Nho giáo vào hàng tôn giáo.
Một số khác coi Việt Nam nằm trong cộng đồng của các nước chịu ảnh

hưởng của Nho giáo (như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...).
Tồn tại quan điểm thứ ba, mà chủ yếu là ở các học giả trong nước, đó là
coi tôn giáo ở Việt Nam mang tính tổng hợp - theo nguyên lý “tam giáo đồng
nguyên” (Nho, Phật, Đạo). Trong đó, Phật giáo giữ vai trò là cơ sở, chất “dung
môi” để hoà trộn hai yếu tố còn lại.
Như vậy đối với Việt Nam, việc nghiên cứu văn hoá dựa trên dấu hiệu tôn
giáo là rất khó khăn, do thiếu tính thuần nhất về tín ngưỡng và tôn giáo. Bởi vậy,
việc sử dụng lý thuyết giao lưu – tiếp biến văn hoá để nghiên cứu trong trường
hợp này là hết sức cần thiết.
4. Văn hóa Việt Nam dưới giác độ giao lưu - tiếp biến

Dưới giác độ giao lưu – tiếp biến, văn hoá Việt Nam là kết quả của các
cuộc gặp gỡ văn hoá lớn trong khu vực.
- Giao lưu với văn hoá Ấn: trực tiếp (lan toả tiên phát) qua đường biển
Đông; gián tiếp (lan toả thứ phát) qua Văn hoá Bắc thuộc, văn hoá Chăm Pa ở
Trung Bộ và Óc Eo ở Nam Bộ.
+ Giao lưu với văn hoá Trung Hoa: chủ yếu bằng con đường cưỡng chế
(bị xâm lược, đô hộ và đồng hoá).
+ Giao lưu với văn hoá Phương Tây: trong lịch sử, sự giao lưu này diễn ra
chủ yếu thông qua các kênh: buôn bán đường biển; sự đô hộ của thực dân Pháp,
và sau đó là đế quốc Mỹ (miền Nam Việt Nam). Ngày nay, giao lưu văn hoá với
phương Tây đã có thêm nhiều hình thức mới như: ngoại giao, du học, di cư, hội
nhập quốc tế, tham dự vào mạng truyền thông – liên lạc toàn cầu, ứng dụng các
chuẩn mực kinh tế, xã hội, công nghệ mang tính quốc tế.
Kết quả của việc ứng dụng sơ bộ các phương pháp nghiên cứu nói trên đã
cho thấy: sự ra đời và phát triển của văn hoá Việt Nam là kết quả của quá trình
giao lưu ở cấp độ khu vực, châu lục và toàn cầu. Văn hoá Việt Nam là kiểu văn
hoá hỗn dung điển hình, do nằm tại vùng giao thoa giữa các trung tâm văn hoá
lớn.
25



×