BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG TỪ KINH NGHIỆM
THÍ ĐIỂM TẠI XÃ TÂN THỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Hà Nội, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG TỪ KINH NGHIỆM
THÍ ĐIỂM TẠI XÃ TÂN THỊNH
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62.62.02.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN
Hà Nội, 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, theo
chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp, tôi đã
hoàn thành khóa học và nghiên cứu, thực tập đề tài: “Một số giải pháp đẩy nhanh
tiế n độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Tân Thịnh”.
Trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn tốt nghiệp, tôi luôn nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của các thày cô trong Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh và các khoa, phòng khác. Đặc biệt là sự giúp đỡ tận
tình của thày hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn trong suốt quá trình thực
hiện đề tài tại xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, cùng các thày cô giáo
trong Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và các khoa,
phòng khác đã giúp đỡ, tạo điều kiện, nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức
cho tôi trong học tập. Xin trân trọng cảm ơn thày hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Văn
Tuấn đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, thực hiện đề tài tại xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cơ quan, ban ngành của
tỉnh Bắc Giang, của huyện Lạng Giang và đặc biệt là các cán bộ Cấp ủy, Chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể và người dân ở xã Tân Thịnh đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra, nghiên cứu, thực hiện Luận văn
tốt nghiệp. Cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh
Bắc Giang, sự động viên của gia đình và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa học.
Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, Luận văn đã hoàn thành song
không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, tôi rất mong tiếp tục nhận được
sự tham gia, đóng góp ý kiến của các thày cô giáo, các nhà khoa học, các đồng
nghiệp để tôi có thêm cơ hội nâng cao kiến thức cho bản thân.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu là chính xác, trung thực và chưa có tác giả nào công bố.
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hương
ii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
MỤC LỤC ..........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI ........................................................................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới .................................................. 5
1.1.1. Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới .............. 5
1.1.2. Đơn vị nông thôn mới và chức năng của nông thôn mới ............... 10
1.1.3. Chủ thể xây dựng nông thôn mới ................................................... 14
1.1.4. Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới ............................. 16
1.1.5. Nội dung xây dựng nông thôn mới ............................................... 17
1.1.6. Các bước xây dựng nông thôn mới ................................................ 19
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình XDNTM ........ 29
1.2. Kinh nghiệm XDNTM mới ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam . 31
1.2.1. Kinh nghiệm về XDNTM ở một số nước trên thế giới .................. 31
1.2.2. Kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.................. 35
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 42
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ........................ 42
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Lạng Giang ........................................... 42
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Lạng Giang ............................... 46
iii
2.2. Đă ̣c điể m cơ bản của Xã Tân Thinh
̣ ........................................................... 55
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 55
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Tân Thịnh ........................................ 56
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 62
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát................................ 62
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ............................................ 63
2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ............................................. 63
2.2.4. Phương pháp chuyên gia ................................................................ 64
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 65
3.1. Thực trạng kết quả thực hiện chương trình XDNTM tại xã Tân Thịnh ... 65
3.1.1. Nội dung chương trình thí điểm XDNTM tại xã Tân Thịnh ......... 65
3.1.2. Tình hình tổ chức thực hiện chương trình XDNTM tại xã Tân
Thịnh ........................................................................................................ 79
3.1.3. Kết quả thực hiện chương trình XDNTM tại xã Tân Thịnh .......... 81
3.2. Tình hình đầu tư và huy động vốn cho Chương trình XDNTM của xã Tân
Thịnh .................................................................................................................... 98
3.2.1. Tình hình thực hiện đầu tư vốn cho chương trình XDNTM xã Tân
Thịnh ........................................................................................................ 98
3.2.2. Tình hình thực hiện huy động vốn đầu tư cho chương trình xây
dựng nông thôn mới xã Tân Thịnh........................................................... 99
3.3.1. Tham gia của người dân vào các cuộc họp, thảo luận ................. 101
3.3.2. Sự tham gia của người dân vào đóng góp lao động và tài chính . 103
3.3.3. Đánh giá chung về sự tham gia của người dân ............................ 105
3.3.4. Những thành công, tồn tại của chương trình thí điểm XDNTM của
xã Tân Thịnh .......................................................................................... 105
3.4. Những bài học kinh nghiệm từ mô hình thí điểm xã Tân Thịnh ............ 108
3.4.1. Về công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện ........................................ 108
iv
3.4.2. Về tuyên truyền nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong xã
hội ........................................................................................................... 109
3.4.3. Về huy động các nguồn lực .......................................................... 109
3.5. Một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình XDNTM trên địa bàn
huyện Lạng Giang từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Tân Thịnh ....................... 110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
XDNTM
HTX
KT-XH
CNH, HĐH
Viết đầy đủ
Xây dựng nông thôn mới
Hợp tác xã
Kinh tế - xã hội
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
UBND
Ủy ban Nhân dân
HĐND
Hội đồng Nhân dân xã
SXNN
Sản xuất nông nghiệp
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
THCN
Trung học chuyên nghiệp
CSHT
Cơ sở hạ tầng
GTXS
Giá trị sản xuất
PTBQ
Phát tiển bình quân
BQL
Ban quản lý
MTTQ
Mặt trận Tổ quốc
XDQH
Xây dựng quy hoạch
KH
Kế hoạch
CT
Cải tạo
NC
Nâng cấp
CG
Cơ giới
NT
Nông thôn
ND
Nông dân
vi
CCLĐ
Cơ cấu lao động
TCSX
Tổ chức sản xuất
CDCC
Chuyển dịch
KHKT
Khoa học kỹ thuật
NVH
CN – TTCN
TCQG
ĐTXDCB
PTSX
Nhà văn hóa
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Tiêu chí Quốc gia
Đầu tư xây dựng cơ bản
Phát triển sản xuất
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
TT
Trang
2.1
Cơ cấu sử dụng đất huyện Lạng Giang năm 2013
45
2.2
Dân số, lao động huyện Lạng Giang năm 2013
47
2.3
Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế của huyện Lạng Giang
giai đoạn 2011 – 2013
53
2.4
Cơ cấu sử dụng đất xã Tân Thịnh năm 2013
53
2.5
Số lượng mẫu điều tra
57
3.1
Xây dựng và thực hiện quy họach xã Tân Thịnh
66
3.2
3.3
Phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi và điện của xã Tân
Thịnh
Phát triển cơ sở vật chất trong trường học, cơ sở văn hóa,
chợ và nhà ở dân cư của xã Tân Thịnh
70
72
3.4
Phát triển kinh tế và các hình thức TCSX của xã Tân Thịnh
74
3.5
Phát triển Văn hoá - xã hội - môi trường của xã Tân Thịnh
74
3.6
Phát triển hệ thống chính trị ở cơ sở của xã Tân Thịnh
76
3.7
Tổng hợp nhu cầu vốn cho XD NTM xã Tân Thịnh
76
3.8
Kế hoạch phân bổ vốn giai đoạn 2011- 2015
77
3.9
Phân bổ nguồn vốn chương trình XDNTM xã Tân Thịnh
78
3.10 Ban quản lý XDNTM xã và các tiể u ban cấp thôn
80
3.11 Thực hiện quy hoạch XDNTM tại xã Tân Thịnh
81
3.12
Kết quả thực hiện hệ thống giao thông, thủy lợi và điện của
xã Tân Thịnh tính đến năm 2013
83
viii
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
Phát triển cơ sở vật chất trong trường học, cơ sở văn hóa,
chợ và nhà ở dân cư của xã Tân Thịnh
Kết quả thực hiện phát triển kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất của xã Tân Thịnh
Kết quả thực hiện phát triển văn hoá - xã hội - môi trường của
xã Tân Thịnh
Kết quả thực hiện phát triển hệ thống chính trị ở cơ sở của
xã Tân Thịnh
Mức độ đáp ứng tiêu chí quy hoạch và phát triển theo quy
hoạch tại xã so với Bộ tiêu chí Quốc gia
3.18 Mức độ đáp ứng các tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội
86
88
90
92
93
94
Mức độ đáp ứng các tiêu chí về kinh tế và TCSX
3.19
3.20
tại xã so với Bộ tiêu chí Quốc gia
Mức độ đáp ứng các tiêu chí về văn hóa, xã hội, môi trường tại
xã Tân Thịnh
3.21 Mức độ đáp ứng các tiêu chí về hệ thống chính trị tại xã
3.22
Thực hiện đầu tư vốn xây dựng nông thôn mới ở xã Tân
Thịnh năm 2013
95
96
98
98
Kết quả huy động vốn cho chương trình xây dựng
3.23
nông thôn mới xã Tân Thịnh đến năm 2013
100
3.24 Tham gia của người dân về đề án quy hoạch XDNTM
102
3.25 Người dân tham gia công lao động xây dựng công trình NTM
103
3.26 Huy động nguồn vốn cho Chương trình XDNTM
104
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
Tên hình
Trang
2.1
Cơ cấu kinh tế huyện Lạng Giang giai đoạn 2011- 2013
54
2.2
Cơ cấu sử dụng đất xã Tân Thịnh năm 2013
58
3.1
Cơ cấu vốn đầu tư XDNTM xã Tân Thịnh
77
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình dựng nước và giữ nước nông thôn nước ta luôn chiếm
một vị trí quan trọng. Trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, nông
thôn là nơi cung cấp người và của để chiến thắng quân thù. Trong hàng ngàn
năm phát triển, nông thôn là nơi hình thành và lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa
của dân tộc. Ngày nay, nông thôn vừa là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm
cho tiêu dùng xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nông sản hàng hóa
cho xuất khẩu, nhân lực cho các hoạt động kinh tế và đời sống của đô thị, vừa
là nơi tiêu thụ hàng hóa do các nhà máy ở thành phố sản xuất ra.
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, nông nghiệp, nông dân,
nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, nông thôn trong
quá trình hoà nhập và đổi mới cũng đặt ra rất nhiều vấn đề cần được giải quyết.
Những năm gần đây, mặc dù quá trình đô thị hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ ở
khắp nơi, nhưng Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Nông thôn là một
kiểu tổ chức xã hội đặc thù, nơi có trên 70% dân số Việt Nam sinh sống và hơn
54% lao động làm việc ở nông thôn. Nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề có
vị trí quan trọng bặc biệt trong chiến lược và đường lối phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam. Phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đã được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đất nước ta bước vào
công cuộc đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và ngày càng hội nhập sâu kinh tế thế giới. Để phát
triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta
đã chủ trương giải quyết đồng bộ cả ba vấn đề là “Nông nghiệp, nông dân, nông
thôn”. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách nhằm phát
triển nông thôn trong tình hình mới, trong đó có Nghị quyết số 26 Hội nghị lần
thứ VII Ban chấp hành Trung ương khóa X về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông
2
thôn” (năm 2008) đã chỉ ra đường lối, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn về
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.
Vấn đề quan trọng đặt ra là cần phải thực hiện chương trình phát triển
nông thôn một cách cụ thể và phù hợp với bối cảnh nông thôn Việt Nam hiện
tại và tương lai, trên cơ sở phát huy nội lực của cộng đồng nông thôn. Vì vậy,
để có thể thay đổi được toàn diện bộ mặt nông thôn Việt Nam thì vấn đề phát
triển con người cần được quan tâm hàng đầu, trong tổ chức cộng đồng nông
thôn lấy người dân làm trọng tâm.
Trước tình hình đó, việc xem xét một cách toàn diện, đánh giá đúng thực
trạng, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề ra các chủ trương, giải pháp
đúng đắn kịp thời; nhất là tạo sự phát triển một cách đồng bộ, tích cực nhằm
thay đổi một cách căn bản bộ mặt của nông nghiệp, nông thôn phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là một trong nhiều
phương pháp thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã chỉ ra những chỉ tiêu nhằm mục đích
hướng chương trình XDNTM đạt kết quả tốt.
XDNTM ở nước ta đã được triển khai thí điểm ở 11 xã trọng điểm, làm
cơ sở và kinh nghiệm cho việc triển khai trên diện rộng. Xã Tân Thịnh - huyện
Lạng Giang là một trong số 11 xã được chọn làm thí điểm thực hiện Chương
trình XDNTM của Trung ương.
Chương trình XDNTM đem lại những thành tựu, làm thay đổi nếp sống,
nếp nghĩ và giúp cho người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, canh
tác nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp phát triển kinh tế nông hộ.
Về mặt văn hóa - xã hội, đã giúp khôi phục các thuần phong mỹ tục tập quán lễ
hội, vui chơi giải trí, khích lệ tinh thần cho nhân dân. Bộ mặt làng, xã cũng
được thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được bảo vệ.
3
Mô hình đã khơi dậy được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước, thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế - xã hội nông
thôn ở địa phương. Tuy nhiên, mô hình thí điểm XDNTM còn nhiều khó khăn
và bất cập, một số tiêu chí về kết cấu cơ sở hạ tầng còn chậm triển khai do
thiếu nguốn vốn; vấn đề khai thác và sử dụng các nguồn tài chính cho chương
trình chưa cụ thể, rõ ràng...
Vấn đề đặt ra là thực hiện chương trình XDNTM trên địa bàn huyện
Lạng Giang ra sao? Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai
xây dựng mô hình nông thôn mới, những kết quả đã đạt được và những việc
cần phải làm nhằm xây dựng và hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở địa
phương? Giải pháp nào cần đề xuất nhằm đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện
mô hình nông thôn mới ở huyện Lạng giang thời gian tới từ kinh nghiệm thí
điểm tại xã Tân Thịnh?
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Một số giải pháp đẩy nhanh tiế n độ thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang từ kinh
nghiệm thí điểm tại xã Tân Thịnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình kết quả XDNTM ở xã Tân Thịnh, rút ra
bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh quá trình XDNTM
trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về XDNTM.
- Đánh giá thực trạng và kết quả XDNTM ở xã Tân Thịnh.
- Rút ra bài ho ̣c kinh nghiê ̣m về tổ chức thực hiê ̣n XDNTM từ mô hình
thí điểm xã Tân Thinh.
̣
4
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh quá trình XDNTM trên địa bàn huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tình hình và kết quả triển khai và các bài ho ̣c
kinh nghiê ̣m trong XDNTM trên địa bàn xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang,
tỉnh Bắc Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Luâ ̣n văn tâ ̣p trung nghiên cứu kế t quả thực hiêṇ chương trình XDNTM
trên các khía ca ̣nh:
- Công tác tổ chức quản lý thực hiê ̣n chương trình.
- Kế t quả thực thi các hoa ̣t đô ̣ng trong chương trình.
- Tình hình tham gia của các đố i tươ ̣ng vào chương trình.
* Phạm vi về thời gian
- Số liê ̣u, tài liêụ đươ ̣c thu thâ ̣p trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu
thực hiêṇ chương trin
̣ đế n nay.
̀ h XDNTM ta ̣i xã Tân Thinh
- Số liê ̣u khảo sát thực tiễn đươ ̣c tiế n hành trong khoảng từ tháng 9/2013
đế n tháng 12/2013.
* Phạm vi về không gian
Luận văn tập trung nghiên cứu kế t quả thực hiện Chương trình XDNTM
trên địa bàn xã Tân Thinh,
̣ huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về XDNTM.
- Thực trạng và kết quả thực hiện thí điểm XDNTM ở xã Tân Thịnh.
- Bài ho ̣c kinh nghiê ̣m từ mô hình thí điể m XDNTM xã Tân Thinh.
̣
- Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện
chương trình XDNTM trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
1.1.1.1. Khái niệm nông thôn mới
Nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu
tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn
trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình
nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt. Nông thôn mới
là nông thôn văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp của truyền thống
Việt Nam [28].
Theo Thông tư số 54/TT-NNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn quy định: “vùng/khu vực nông thôn mới Việt Nam xã
hội chủ nghĩa là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn; được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban Nhân dân xã". Như
vậy, nông thôn mới trước hết phải là nông thôn, chứ không phải là thị tứ, thị
trấn... Nông thôn mới vừa bao hàm chức năng lịch sử vốn có của nông thôn là
vùng nông dân quần tụ trong đơn vị làng xã và chủ yếu làm nông nghiệp, vừa có
những thuộc tính khác với nông thôn truyền thống. Đó là: làng xã văn minh,
sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng
hoá; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được
nâng cao; giá trị văn hoá truyền thống được bảo tồn, phát triển; xã hội nông thôn
an ninh tốt, quản lý dân chủ. [21].
Như vậy, nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới,
tiếp thu những thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ được
những nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong cuộc sống văn hoá tinh thần.
6
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu
phát triển; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu
quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; tiến bộ hơn so
với mô hình cũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng
trên cả nước. Như vậy, có thể quan niệm: mô hình nông thôn mới là tổng thể
những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí
mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay. Theo
đó, có thể xác định một số tiêu chí của mô hình nông thôn mới như sau:
Một là, đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng - xã. Làng - xã
thực sự là một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà nước không can thiệp sâu
vào đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân,
thông qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước). Quản lý
của Nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hoà; các giá trị truyền
thống làng xã được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích cực,
bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, giữ
vững an ninh trật tự xã hội,…nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế nông thôn.
Hai là, đáp ứng yêu cầu thị trường hoá, đô thị hoá, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm
ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu
đời. Trước hết, cần tạo cho người dân có điều kiện để chuyển đổi lối sống và
canh tác tự cung tự cấp, thuần nông (cổ truyền) sang sản xuất hàng hoá, dịch
vụ, du lịch, để họ “ly nông bất ly hương”.
Ba là, có khả năng khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt tăng
trưởng kinh tế cao và bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn; tiềm năng du
lịch được khai thác; làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp được
7
khôi phục; ứng dụng công nghệ cao về quản lý, về sinh học...; cơ cấu kinh tế nông
thôn phát triển hài hoà, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế.
Bốn là, dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất. Các chủ thể
nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi
chính phủ, nhà nước, tư nhân…) có khả năng, điều kiện và trình độ để tham gia
tích cực vào các quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn;
thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan;
phân phối công bằng. Người nông dân thực sự “được tự do và quyết định trên
luống cày và thửa ruộng của mình”, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh
làm giàu cho mình, cho quê hương theo đúng chủ trương đường lối của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Năm là, nông dân, nông thôn có văn hoá phát triển, dân trí được nâng lên,
sức lao động được giải phóng, nhiệt tình cách mạng được phát huy. Đó chính là
sức mạnh nội sinh của làng xã trong công cuộc XDNTM. Người nông dân có
cuộc sống ổn định, giàu có, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và tay nghề cao,
lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hoá, bản sắc
truyền thống “tắt lửa tối đèn” có nhau, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham
gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng,
đối ngoại…nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của
mình, vừa góp phần xây dựng quê hương văn minh giàu đẹp.
Các tiêu chí này đang trở thành mục tiêu, yêu cầu trong hoạch định chính
sách về XDNTM ở nước ta trong giai đoạn hiện nay [31].
Như vậy, nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn, không phải là thị
tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có
thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: Nông thôn là làng xã văn
minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng
kinh tế hàng hóa; đời sống về vật chất và tinh thần của người dân nông thôn
8
ngày càng được nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển;
xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
1.1.1.2. Khái niệm xây dựng nông thôn mới
a. Phát triển nông thôn
Khác với phát triển và phát triển kinh tế, phát triển nông thôn là chỉ sự phát
triển ở khu vực nông thôn; có thể hiểu rằng phát triển nông thôn chỉ sự phát triển
kinh tế - xã hội trên phạm vi hẹp hơn phát triển và phát triển kinh tế.
Phát triển nông thôn là những thay đổi cần thiết ở vùng nông thôn. Tuy
nhiên, những gì coi là cần thì lại khác nhau ở từng nước, từng vùng, từng địa
phương; theo quan điểm thông thường, bản chất của phát triển là tăng trưởng
và hiện đại hóa mang lại cho người nghèo chút lợi nho nhỏ [31].
Phát triển nông thôn bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
với tốc độ cao, là quá trình làm tăng mức sống của người dân nông thôn. Phát
triển nông thôn phù hợp với nhu cầu của con người, đảm bảo sự tồn tại bền
vững và sự tiến bộ lâu dài trong nông thôn. Sự phát triển đó dựa trên việc sử
dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo đảm giữ gìn môi trường sinh
thái nông thôn. Phát triển nông thôn đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay nhưng
không làm cạn kiệt tài nguyên, không để lại hậu quả cho thế hệ tương lai [11].
Theo Umalele trong “Kế hoạch phát triển nông thôn ở Châu Phi” thì:
Phát triển nông thôn được định nghĩa là sự cải thiện mức sống của số lớn dân
chúng có thu nhập thấp đang cư trú ở vùng nông thôn và tự lực thực hiện quá
trình phát triển của họ.
Theo Nandasema Ratnapala (Ấn Độ) thì: Phát triển nông thôn không
thể là một hoạt động cục bộ, rời rạc và thiếu quyết tâm. Nó phải là một hoạt
động của tổng thể liên tục diễn ra trong cả một quốc gia. Phát triển nông thôn
không thể tồn tại lâu hơn như một cố gắng đơn độc chỉ thực hiện trong các
9
cộng đồng nông thôn “lạc hậu” với lý do nhân đạo và như một chương trình
bổ sung cho những nỗ lực phát triển kinh tế quốc dân to lớn [18].
Để phát triển bền vững nông thôn, phải đồng thời các giải pháp về kinh
tế, xã hội và môi trường. Về kinh tế, cần tập trung đầu tư cho phát triển kết cấu
hạ tầng nông thôn, kiến trúc nông thôn, cung cấp thông tin, áp dụng công nghệ
để tăng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông thôn. Về xã hội, phải phát triển
tổ chức xã hội theo hướng tăng cao vai trò và sự tham gia của cư dân nông
thôn. Cần chấp nhận nền kinh tế nông thôn có hộ nông dân, trang trại và các
doanh nghiệp phát triển ở các mức độ khác nhau, thậm chí cả nông dân không
đất. Tôn trọng và tạo điều kiện cho thị trường sức lao động, thị trường đất đai
và thị trường khoa học công nghệ phát triển. Về môi trường, cần bảo tồn tài
nguyên đất, nước và sinh vật, thực hiện quản lý tốt môi trường nông thôn [13].
b. Xây dựng nông thôn mới
XDNTM là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn, nhằm tạo ra một
nông thôn có kinh tế phát triển cao hơn, có đời sống về vật chất, văn hoá và
tinh thần tốt hơn, có bộ mặt nông thôn hiện đại.
Nhìn từ góc đô ̣ hình thái chế đô ̣ kinh tế xã hô ̣i, XDNTM phản ánh tra ̣ng
thái xã hô ̣i nông thôn ta ̣i mô ̣t thời điể m nhấ t đinh
̣ với phát triể n kinh tế là cơ sở,
với tiế n bô ̣ xã hô ̣i toàn diê ̣n là tiêu chí, dưới điề u kiê ̣n chế đô ̣ xã hội chủ nghĩa.
Dưới góc đô ̣ kinh tế vi ̃ mô, XDNTM là cách go ̣i chung cho quá triǹ h
xây dựng kinh tế , chính tri,̣ văn hóa nông thôn, dưới bố i cảnh “thành thị và
nông thôn cùng phát triể n” trong giai đoa ̣n mới với “công nghiêp̣ bổ trơ ̣ nông
nghiê ̣p, thành thi ̣dẫn dắt nông thôn”.
Dưới góc độ chủ thể XDNTM, công cuộc xây dựng làng xã hiêṇ nay
đang đươ ̣c tiế n hành trong bố i cảnh đẩy mạnh tốc độ công nghiê ̣p hóa để kéo
lùi khoảng cách giữa thành thi ̣ với nông thôn và cải thiêṇ tiǹ h hình kinh tế
nông thôn đang suy yế u, kìm hãm sự phát triể n chung của cả nước.
10
Xét dưới góc độ quản lý, XDNTM là chương trình mục tiêu Quốc gia,
được triển khai trên địa bàn cấp xã trong phạm vi cả nước, nhằm phát triển
nông thôn toàn diện theo hướng hiện đại.
Như vậy, xây dựng nông thôn mới là quá trình xây dựng kinh tế, chính
trị, văn hóa nông thôn nhằm phát triển hài hòa, kéo lùi khoảng cách giữa
thành thị với nông thôn và cải thiện tình hình kinh tế nông thôn góp phần vào
sự phát triển chung của cả nước [24].
1.1.2. Đơn vị nông thôn mới và chức năng của nông thôn mới
1.1.2.1. Đơn vị nông thôn mới
Đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng - xã. Làng - xã thực
sự là một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà nước không can thiệp sâu vào
đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân thông
qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước). Quản lý của
Nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hoà; các giá trị truyền
thống làng xã được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích
cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn,
giữ vững an ninh trật tự xã hội,…nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho
sự phát triển kinh tế nông thôn [31].
1.1.2.2. Chức năng của nông thôn mới
Nông thôn mới cần đảm bảo ít nhất 3 chức năng để hòa nhịp và góp phần
thúc đẩy phát triển đất nước trong giai đoạn hội nhập hiện nay, cụ thể như sau:
a. Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại
Chức năng tự nhiên, vốn có của nông thôn là sản xuất nông nghiệp. Nông
thôn mới phải là nơi sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng
cao theo hướng sản xuất hàng hóa, không phải là tự cung, tự cấp, phát huy được
đặc sắc của địa phương (đặc sản). Đồng thời với việc này là phát triển sản xuất
11
ngành nghề vừa chứa đựng yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể của từng làng quê
Việt Nam, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn,… [14].
Khác với nông thôn truyền thống, nông thôn mới sản xuất dồi dào các
sản phẩm nông phụ chất lượng cao, sản xuất nông nghiệp bao gồm cơ cấu các
ngành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng
phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến,... XDNTM không có nghĩa là biến nông
thôn trở thành thành thị mà phát triển trên cơ sở giữ vững bản sắc riêng,
những giá trị tự có của nông thôn.
b. Chức năng giữ gìn văn hoá truyền thống dân tộc
Chức năng giữ gìn văn hoá truyền thống dân tộc là một chức năng quan
trọng. Bản sắc văn hóa của các làng quê cũng đồng thời thể hiện bản sắc dân tộc,
giữ gìn nó là giữ gìn văn hóa truyền thống đa dạng của các dân tộc, của từng
quốc gia. Làng quê nông thôn Việt Nam khác so với các nước xung quanh, ngay
cả ở Việt Nam, làng quê dân tộc Thái khác với các dân tộc Mông, Ê đê, Bana,
Kinh,… Nếu quá trình XDNTM làm phá vỡ chức năng này là đi ngược lại với
lòng dân và làm xóa nhòa truyền thống văn hóa muôn đời của người Việt [14].
Nền văn hoá truyền thống mang đậm màu sắc thôn quê được sản sinh
trong hoàn cảnh đặc biệt. Các phương thức sản xuất, sinh sống cũng như cơ
cấu tổ chức mang tính đặc thù của xã hội nông thôn chính là nhân tố quyết
định nền văn hoá mang đậm màu sắc phong tục tập quán. Các truyền thống
văn hoá quý báu này đòi hỏi phải được giữ gìn và phát triển trong một hoàn
cảnh đặc thù. Môi trường thành thị là nơi có tính mở cao, con người cũng có
tính năng động cao, vì thế văn hoá quê hương ở đây sẽ không còn tính kế tục.
Do vậy, chỉ có nông thôn với đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ cư theo
dân tộc mới là môi trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hoá quê
hương, các cảnh quan nông thôn với những đặc trưng riêng đã hình thành nên
màu sắc văn hoá làng xã đặc thù, thể hiện các tư tưởng triết học như trời đất
12
giao hoà, thuận theo tự nhiên với sự tôn trọng tự nhiên, mưu cầu phát triển hài
hoà cũng như chú trọng sự kế tục phát triển của các dân tộc.
Việc XDNTM nếu như phá vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khu
vực đã được hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hoà vốn
có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn. Điều này không những
hạn chế tác dụng của chức năng nông thôn mà còn có tác dụng tiêu cực đến giữ
gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn hoá truyền thống.
c. Chức năng bảo đảm môi trường sinh thái
Bảo đảm môi trường sinh thái là một chức năng hết sức quan trọng. Nó
là một trong những tiêu chí để phân biệt giữa nông thôn với thành thị. Sự phát
triển của nông thôn gắn liền với phát triển sinh thái làm cân bằng môi trường
sống của con người, nếu nông thôn không làm được chức năng duy trì môi
trường sinh thái, ổn định môi trường sống của quốc gia thì môi trường đô thị
càng trở nên khó khăn hơn do không có điều kiện về đất đai, diện tích tự
nhiên rộng lớn để tăng khả năng tự làm sạch của thiên nhiên như ở nông thôn
và như thế môi trường sống sẽ bị đe dọa và có thể phải trả giá đắt cho sự phát
triển vội vàng, không tôn trọng thiên nhiên. Vì vậy mà chức năng quan trọng
này được trao chủ yếu cho khu vực nông thôn.
Nếu như nền văn minh công nghiệp phá vỡ mối quan hệ hài hòa vốn có
giữa con người và thiên nhiên thì sản xuất nông nghiệp lại mang chức năng
phục vụ hệ thống sinh thái. Từ vườn cây, ao cá, cánh đồng lúa bát ngát, mênh
mông, trang trại cà phê, tiêu,…, hệ thống tưới tiêu, hồ đập thủy lợi cho đến bờ
dậu,… làm cho con người gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên [9].
1.1.2.3. Vai trò của nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội[20]
a. Về kinh tế: Tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng sản xuất, giao lưu
buôn bán, chăm sóc sức khỏe cộng đồng; thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn
phát triển nhanh, kích thích mọi người tham gia sản xuất hàng hóa, hạn chế
13
rủi ro cho nông dân; phát triển các hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý
xây dựng mới các hợp tác xã (HTX) theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ
trợ các HTX ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phù hợp với các phương
án sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn; sản xuất hàng hóa
với chất lượng sản phẩm mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địa phương.
b. Về chính trị: Phát huy dân chủ, đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng và
sự điều hành, quản lý của chính quyền với tinh thần tôn trọng pháp luật, gắn
lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo
tính pháp lý, phát huy tính tự chủ của làng xã văn minh.
c. Về văn hóa - xã hội: Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp
nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
d. Về con người: Xây dựng nhân vật trung tâm của mô hình nông thôn
mới, đó là người nông dân sản xuất hàng hóa khá giả, giàu có; là người nông
dân kết tinh các tư cách: công dân của làng, người con của các dòng họ, gia
đình; có kế hoạch, chương trình, lộ trình xây dựng người nông dân nông thôn
thành người nông dân sản xuất hàng hóa trong kinh tế thị trường, thành nhân
vật trung tâm của mô hình nông thôn mới, người quyết định thành công của
mọi cải cách ở nông thôn.
e. Về môi trường: Môi trường sinh thái phải được bảo tồn xây dựng và
củng cố. Bảo vệ rừng, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và
chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững.
Các nội dung trên trong cấu trúc vai trò mô hình nông thôn mới có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành
quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành
lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực. Nhân dân tự nguyện tham gia,
chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách. Trên tinh thần đó, các
chính sách kinh tế - xã hội ra đời tạo hiệu ứng tổng hợp.
14
1.1.3. Chủ thể xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM là một chương trình tổng
thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, được thực
hiện theo phương châm huy động tối đa sự tham gia của cả hệ thống chính trị,
phát huy vai trò và nội lực của các địa phương, người dân, các đơn vị, tổ chức
có sự hỗ trợ của Nhà nước. XDNTM theo phương châm phát huy vai trò chủ
thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định
hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng
dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã
bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện [23].
Sự tham gia của người dân vào việc XDNTM được coi như nhân tố
quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận
phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng là chủ trong việc xây dựng mô
hình nông thôn mới. Khi tham gia vào quá trình phát triển nông thôn mới với
sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ
từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dùng triệt
để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài.
Vai trò của nông dân trong XDNTM văn minh, hiện đại, được thể hiện:
(1) là chủ thể XDNTM; (2) tham gia ban chỉ đạo XDNTM cấp thôn, xã; (3)
tham gia các hoạt động tuyên truyền; (4) trực tiếp tham gia các hoạt động
XDNTM (5) tham gia đóng góp vật tư, nhân lực; (6) tham gia giám sát thực hiện
các hạng mục công trình; (7) là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ
thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự xã hội ở cơ sở [15].
Khi xem xét quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động trong
phát triển nông thôn, vai trò của người dân ở đây được thể hiện: dân biết, dân
bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Như