Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển cây chè trên địa bàn huyện đình lập, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.46 KB, 129 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi
xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp
hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2015
Học viên

Vũ Thị Ngọc


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ giúp đỡ
nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Lâm nghiệp
Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong Khoa
Kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều
kiện và hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Nguyễn Đình
Long, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và luôn tận tình hướng dẫn
chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ phòng Thống kê,
phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, cùng các lao
động nông thôn ở địa phương đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều


kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã
luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2015
Học viên

Vũ Thị Ngọc


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ
....................................................................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè................................................... 6
1.1.1. Lịch sử phát triển sản xuất chè.............................................................. 6
1.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất cây chè......................................... 7
1.1.3. Các đặc điểm của quá trình phát triển cây chè ...................................... 8
1.2. Các khái niệm và nội dung về phát triển .................................................. 9
1.2.1. Khái niệm về phát triển ........................................................................ 9

1.2.2. Nội dung cơ bản của việc phát triển ................................................... 12
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây chè ...................................... 12
1.3. Cơ Sở Thực tiễn phát triển cây chè ........................................................ 19
1.3.1. Kinh nghiệm sản xuất chè của một số nước trên thế giới .................... 19
1.3.2 Kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam ............................. 20
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển cây chè ở Đình Lập - Lạng Sơn . 23
1.4. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài phát triển cây chè ........ 24
1.4.1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các công trình nghiên cứu liên quan..... 25
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 26
2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Đình Lập......................................................... 26


iv

2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 26
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện ................................................... 28
2.1.3. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn của huyện Đình Lập trong phát
triển kinh tế - xã hội. .................................................................................... 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ....................................................... 36
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận .......................................... 36
2.2.2. Phương pháp chọn điểm, mẫu và thu tập tài liệu................................. 37
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 42
2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh biến động về qui mô, cơ cấu chất lượng sản phẩm
chè của huyện ............................................................................................... 42
2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh yêu tố nguồn lực và đầu tư phát triển chè nguyên liệu
trong hộ ........................................................................................................ 42
2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh phát triển tiêu thụ chè ............................................. 42
2.3.4. Chỉ tiêu Phản ánh kết quả kinh tế, xã hội, môi trường trong phát triển
chè của huyện. .............................................................................................. 42
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 44

3.1. Thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn .... 44
3.1.1. Quá trình phát triển sản xuất chè tại huyện Đình Lập ......................... 44
3.1.2. Các thành phần tham gia vào phát triển sản xuất chè Đình Lập Lạng Sơn..... 46
3.2. Tình hình về quy mô phát triển sản xuất chè của huyện Đình Lập ......... 46
3.3. Tình hình biến động về cơ cấu của phát triển sản xuất chè ......................... 48
3.4. Đánh giá chung tình hình phát triển sản xuất chè của huyện Đình Lập ... 51
3.5. Diện tích phát triển sản xuất cây chè Đình Lập ...................................... 52
3.6. Năng suất, sản lượng chè trong khu vực quốc doanh ............................ 52
3.6.1. Năng suất sản lượng chè khu vực ngoài quốc doanh (Nông hộ phát triển
sản xuất chè) ................................................................................................ 55
3.6.2. Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra ............................ 59


v

3.6.3. Đầu tư chi phí của các hộ trồng chè ............................................... 64
3.6.4. Thị trường tiêu thụ chè ....................................................................... 70
3.6.5. Tiêu thụ chè tại nông hộ trồng chè ..................................................... 72
3.6.6. Đánh giá doanh thu tiêu thụ chè qua 3 năm 2012-2014....................... 72
3.7. Đánh giá hiệu quả và phân tích các yêu tố ảnh hưởng tới phát triển chè
trên địa bàn huyện ........................................................................................ 77
3.7.1. Kết quả, hiệu quả kinh tế .................................................................... 77
3.7.2. Kết quả, hiệu quả xã hội ..................................................................... 81
3.7.3. Kết quả, hiệu quả môi trường ............................................................. 81
3.7.4. Đánh giá tính bền vững về kinh tế ...................................................... 82
3.7.5. Đánh giá tính bền vững về xã hội ...................................................... 84
3.8. Các chương trình chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cây chè huyện
Đình Lập ...................................................................................................... 86
3.9. Phân tích SWOT về phục hồi và phát triển sản xuất chè Đình Lập .............. 88
3.10. Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất cây chè huyện Đình Lập ..... 91

3.10.1. Định hướng....................................................................................... 91
3.10.2. Mục tiêu ........................................................................................... 91
3.10.3. Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây chè huyện Đình Lập
trong những năm tới. .................................................................................... 92
3.10.4. Nhóm giải pháp về kỹ thuật .............................................................. 95
3.10.5. Nhóm giải pháp về thị trường ......................................................... 100
3.10.6. Một số giải pháp khác ..................................................................... 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC BẢNG
STT

Nội dung

Trang

2.1

Tình hình khí hậu thời tiết trên địa bàn nghiên cứu

27

2.2

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đình Lập năm 2014


28

2.3

Cơ cấu nguồn lao động của huyện Đình Lập

29

2.4

Cơ cấu dân tộc của huyện Đình Lập

30

2.5

Điểm điều tra và mẫu điều tra

39

2.6

Mô tả mẫu điều tra

42

3.1

Đặc điểm các giai đoạn sản xuất cây chè


44

3.2

Tình hình biến động diện tích trồng chè trên địa bàn huyện
Đình Lập (2012 – 2014)

3.3

47

Diện tích chè của các đội sản xuất trong khu vực quốc doanh
từ 2012 – 2014

49

3.4

Diện tích chè trong khu vực ngoài quốc doanh, 2012-2014

50

3.5

Năng suất chè trong khu vực quốc doanh, 2012-2014

53

3.6


Sản lượng chè trong khu vực quốc doanh, 2012-2014

54

3.7

Đặc điểm của hộ trồng chè điều tra năm 2013

56

3.8

Tình hình biến động về diện tích gieo trồng chè giai đoạn 2010
- 2014

3.9

59

Tình hình biến động về diện tích chè cho sản phẩm (Diện tích
chè kinh doanh) giai đoạn 2012-2014

60

3.10 Tình hình biến động năng suất chè trong giai đoạn 2012-2014

61

3.11 Tình hình biến động sản lượng chè giai đoạn 2012-2014


62

3.12 Các khoản chi phí sản xuất chè của các hộ điều tra năm 2013
(Tính cho 1 ha chè)

65

3.13 Diện tích, năng suất chè trên địa bàn huyện theo tuổi chè,
2012-2014

67


vii

3.14 Diện tích chè cơ cấu theo giống chè trên địa bàn huyện, 20122014

69

3.15 Sản lượng chè phân loại theo phẩm cấp trong hộ trên địa bàn
huyện, 2012-2014

70

3.16 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè qua các năm 2010-2014

72

3.17 Hiệu quả sản xuất chè búp tươi


73

3.18 Sự biến động của giá chè khô trong 3 năm 2012-2014

76

3.19 Hiệu quả kinh tế của hộ gia đình trồng chè (tính BQ cho hộ)

77

3.20 Kết quả sản xuất chè so với sản xuất gỗ trên địa bàn huyện
năm 2012

79

3.21 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất chè và sản xuất hồi (tính cho
1 ha)

80

3.22 Đánh giá lợi ích trong sản xuất chè của nhóm hộ liên kết và
nhóm hộ không liên kết

83

3.23 Tình hình xóa đói giảm nghèo trong phát triển sản xuất chè
trên địa bàn huyện

85


3.24 Các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất chè của huyện
Đình Lập

87

3.25 Kết hợp điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức

88

DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT
3.1

Nội dung
Kênh tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Đình Lập

Trang
27


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế dài, trồng một lần
có thể cho thu hoạch 30 - 40 năm hoặc lâu hơn nữa. Cây chè rất thích hợp
trồng ở vùng đồi núi, trung du. Vì thế, một quốc gia với ¾ diện tích là đồi núi
như Việt Nam thì cây chè rất phù hợp để phát triển. Hiện nay, trong khoảng

40 quốc gia trồng chè, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 thế giới về diện tích
và xuất khẩu chè. Đối với người dân miền núi, cây chè còn là nguồn sống,
nguồn thu nhập chính, góp phần ổn định đời sống cho người dân miền núi,
xóa đói giảm nghèo.
Lạng Sơn là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, với điều kiện thiên
nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai rất thích hợp cho cây chè phát triển ở hiều
huyện. Chè là cây công nghiệp truyền thống có giá trị kinh tế cao ở Lạng Sơn,
được thị trường trong nước và nhiều nước trên thế giới biết đến. Nhân dân
Lạng Sơn có nhiều kinh nghiệm về trồng và chế biến chè. Nhân dân trong vùng
đã biết tận dụng lợi thế đất đai, khí hậu tạo nên hương vị chè Lạng Sơn đặc
trưng không thể lẫn với các loại chè khác. Vì thế, chè Lạng Sơn đã biết đến từ
lâu, đặc biệt chè Đình Lập là sản phẩm nổi tiếng trong vùng và cả nước. Với
diện tích 2.188,50 ha, năng suất bình quân đạt 40 tạ chè búp tươi/ha, Đình Lập
có diện tích trồng chè lớn nhất tỉnh Lạng Sơn. Chè Đình Lập -Lạng Sơn được
tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường nội tiêu chiếm
trên 85% sản lượng chè. Hiện nay, sản lượng chè tăng bình quân 20%/năm ( Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng Sơn 2012)
Hiệu quả kinh tế cây chè ở Đình Lập – Lạng Sơn đã đem lại cho các hộ
nông dân và cho tỉnh nhiều lợi ích kinh tế. Mang lại thu nhập khá ổn định cho
người trồng chè, nó thích ứng với các vùng miền núi và trung du phía Bắc, cây


2
chè giúp chống xói mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc, thu hút lao động nhàn rỗi.
Vì vậy, việc phát triển cây chè ở nhiều vùng sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất,
tạo ra vùng chuyên sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện
nay ngành chè vẫn gặp nhiều khó khăn như giá cả biến động thất thường, nhà
máy thiếu nguyên liệu, sản xuất manh mún, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ
mất thị trường xuất khẩu chè… Không chỉ có doanh nghiệp gặp khó khăn mà
người trồng chè cũng lao đao không kém, hầu hết các hộ nông dân sản xuất nhỏ

lẻ, manh mún, giá cả phụ thuộc vào tư thương. Một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến hiệu quả kinh tế của cây chè còn thấp và chưa ổn định là giá các
yếu tố đầu vào để sản xuất chè liên tục biến động tăng chưa ổn định, mặt khác
sản xuất chưa theo qui hoạch và đầu tư thấp chưa đảm bảo theo yêu cầu. Song
đây là cây trồng có hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu ở
nhiều huyện của Lạng Sơn. Nhận thấy được tầm quan trọng của cây chè nên
Tỉnh Lạng Sơn đã có những chủ trương, chính sách xác định vị trí của cây chè
trong nền nông nghiệp của tỉnh. Do vậy, cây chè được coi là một sản phẩm có
giá trị cao, góp phần không nhỏ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh và góp phần xóa đói giảm nghèo.
Với đặc điểm Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của
Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp Trung quốc, phía
đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây nam
giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Bắc Cạn. Có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, có một mùa đông lạnh nên nhìn chung khí hậu của Lạng Sơn thuận lợi
cho việc phát triển cây trồng đặc biệt là phát triển cây chè và cây chè đã trở
thành một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và cải thiện đời sống người dân. Trong đó, Đình Lập là một huyện
thuộc huyện miền núi khó khăn, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp
và cây công nghiệp, trong đó cây chè giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh
tế của người dân. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân cả về sản xuất, chế biến,
tiêu thụ, cả về chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển, cây chè vẫn chưa


3
thực sự trở thành một cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh nói chung và của
huyện Đình Lập nói riêng đúng với tiềm năng sẵn có của nó. Ngoài ra do
người sản xuất còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tập quán sản xuất truyền thống,
lạc hậu, chậm thích ứng với xu thế kinh tế thị trường, chưa có sự đầu tư thoả
đáng cho cây chè, đến nay hầu hết các diện tích chè của xã được trồng bằng

giống từ nhiều chục năm trước đây nên chất lượng, sản lượng thấp, một số nơi
chưa được quan tâm chăm sóc đúng kỹ thuật vì thế nên giá trị kinh tế còn
thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém nhất là thị trường nước ngoài.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn, để có
những cơ sở đánh giá đúng thực trạng và thấy rõ được tồn tại trong việc phát
triển cây chè từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ
chè ở huyện Đình Lập nhằm tạo ra bước phát triển nhanh vững chắc cho cây
chè trong thời kỳ tới là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết. Vì vậy tôi chọn
đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển cây chè trên địa bàn huyện Đình
Lập tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học nhằm góp phần
thúc đẩy phát triển sản xuất chè tại huyện Đình Lập - Lạng Sơn
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng và tiềm năng về sản xuất chè ở huyện Đình Lập, từ
đó đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất chè trong các năm tới của
huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất chè.
- Nghiên cứu thực trạng về sản xuất chè (trồng, chế biến và tiêu thụ
chè) của huyện Đình Lập. Nhằm làm rõ những kết quả, hạn chế nguyên nhân
các nhân tố ảnh hưởng và khả năng phát triển chè về thuận lợi và khó khăn.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất chè tại
huyện Đình Lập - Lạng Sơn có hiệu quả trong giai đoạn tới 2015 -2020.


4
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát
triển sản xuất chè, bao gồm các hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè
của các hộ trồng chè trên địa bàn huyện Đình Lập

- Đối tượng điều tra là: Điều tra những hộ trồng chè và những cơ
quan tổ chức tham gia vào quá trình phát triển cây chè của huyện, bao gồm cơ
quan quản lý cấp huyện, doanh nghiệp ….
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá thực trạng và
phát triển sản xuất cây chè trên địa bàn huyện Đình Lập; các yếu tố ảnh
hưởng, trên cơ sở đó đề xuất định hướng và các giải pháp đẩy mạnh phát
triển sản xuất cây chè trên địa bàn huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn trong thời
gian tiếp theo.
- Phạm vị về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn
huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn.
- Phạm vị về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tổng hợp các thong
tin và tình hình từ năm 2012 đến nay và đưa ra một số giải pháp cho giai đoạn
tới đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
Phương pháp chọn điểm, mẫu và thu tập tài liệu
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp so sánh
Phương pháp duy vật lịch sử


5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực,
là tài liệu giúp hộ nông dân, xã, huyện và tỉnh đánh giá tình hình phát triển
chè ở huyện Đình Lập, đánh giá được ảnh hưởng của các nhân tố đến phát
triển chè và thu nhập của các hộ nông dân trồng chè trên địa bàn huyện Đình

Lập. Từ đó, đưa ra được các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất chè
có hiệu quả ở huyện Đình Lập góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp.
- Đề tài giúp cho các hộ nông dân sản xuất chè có giải pháp để phát
triển kinh tế cây chè, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng năng suất và hiệu quả kỹ
thuật trong sản xuất chè, giúp cho nhà quản lý địa phương có giải pháp phát
triển kinh tế xã hội và là tài liệu có giá trị cho những nhà nghiên cứu, những
người giảng dạy và những người quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè
1.1.1. Lịch sử phát triển sản xuất chè.
Cây chè là cây có nguồn gốc từ Trung Quốc truyền bá ra khắp thế giới.
Cây chè có lịch sử từ rất lâu đời: từ khi phát hiện, sử dụng, truyền bá và phát
triển đến nay đã có gần 4000 năm. Do đặc tính sinh trưởng của bản thân cây
chè, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc nên cây chè đã du nhập vào Việt
Nam từ khoảng 3000 năm trước. Nhân dân vùng biên giới của Việt Nam đã
học được cách trồng và chế biến của người Trung Quốc để phát triển các vườn chè trồng phân tán rải rác và hái lá để uống. Ngay từ trước thế kỷ thứ
XVII, ở Việt Nam đã hình thành hai vùng sản xuất chè: chè vườn miền trung
du và chè rừng miền núi.
-Vùng chè miền trung du chủ yếu sản xuất chè tươi, chè nụ và chè băm,
chế biến đơn giản.

- Vùng chè miền núi sản xuất loại chè chi, chè mạn, lên men nửa chừng
của đồng bào dân tộc Mông, Dao, kỹ thuật trồng chè thời kỳ này chủ yếu là
quảng canh, có nơi coi đó là một cây rừng chế biến đơn giản, mang tính tự
cung, tự cấp trong gia đình hoặc trong cộng đồng lãnh thổ phạm vi nhỏ.
Đến thế kỷ thứ XIX, một số người Pháp bắt đầu kiểm soát việc sản xuất và
buôn bán chè ở Hà Nội. Đến năm 1980 Paul Chaffajon xây dựng đồn điền
trồng chè đầu tiên của Việt Nam tại Tĩnh Cơng (Phú Thọ) nay thuộc huyện
Sông Thao tỉnh Phú Thọ với diện tích khoảng 60 ha. Đến năm 1918, người
Pháp thành lập Trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp Phú Thọ tại Phú Hộ.
Từ năm 1925, cây chè bắt đầu phát triển mạnh, cả nước hình thành ba vùng
chè chính:


7
- Vùng chè Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Chè được trồng rải rác trong các
vườn gia đình, một số đồn điền nhỏ (vài chục ha), kỹ thuật trồng và chế biến
còn rất đơn giản, sản phẩm gồm chè đen, chè xanh, chè tươi và chè nụ.
- Vùng chè Trung Bộ: Tổng diện tích khoảng 1900 ha, trong đó có một
đồn điền của người Pháp với diện tích khoảng 250 ha. Chế biến chè ở vùng
này còn thô sơ, sản phẩm chính là chè xanh xuất khẩu sang Bắc Phi.
Từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay: Việt Nam phải tiến hành
30 năm chiến tranh dành độc lập, các cơ sở nghiên cứu khoa học về chè có ở
hai miền Nam, Bắc đều bị ngừng hoạt động, như Trung tâm nghiên cứu chè ở
Phú Hộ ở miền Bắc đã ba lần bị quân viễn chinh Pháp chiếm đóng và ném
bom phá sạch, đốt sạch. Mặc dù vẫn phải sản xuất lương thực thực phẩm cho
quân dân là chính nhưng Nhà nước ta vẫn quan tâm phát triển cây chè và đến
ngày nay cây chè lại càng được chú trọng phát triển.
1.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất cây chè
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày được trồng lâu đời trên đất nước
ta và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội đất nước. Chè là

cây công nghiệp có lợi thế so sánh ở nước ta đặc biệt là ở các tỉnh Trung du
miền núi phía Bắc. Đảng và Nhà nước ta coi cây chè là cây xoá đói giảm
nghèo ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và là cây làm giàu, góp phần lớn
vào việc phát triển kinh tế nông thôn ở miền Nam.Hàng năm ngành chè đã
đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, năm 2014 tổng giá trị
xuất khẩu đạt 94 triệu USD, dự kiến tổng giá trị xuất khẩu năm 2020 đạt 120
triệu USD.
Trồng chè còn thu hút được một lượng lao động đáng kể, góp phần giải
quyết việc làm và là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao ở Trung
du Miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, góp phần thúc đẩy trung du, miền núi có
điều kiện hoà hợp với miền xuôi về kinh tế, văn hoá, xã hội. Cây chè Việt


8
Nam đã có chỗ đứng trên thị trường của hơn 40 nước trên thế giới, gồm có
Liên Xô cũ và Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi, Tây Âu và Nhật Bản, do
đó đã đem lại một nguồn kim ngạch nhập khẩu đáng kể cho đất nước. Năm
2014 chúng ta xuất khẩu được 61.065 tấn đem lại cho đất nước 94 triệu USD.
Chè có nhiều Vitamin giúp thanh lọc cơ thể, giải khát, có tác dụng giảm
thiểu một số bệnh thường gặp về máu, do đó chè đã trở thành đồ uống phổ
thông trên thế giới. Tại một số nước thói quen uống nước chè đã tạo thành
một nền văn hóa truyền thống, một tập quán. Hiện nay khoa học tiến bộ đã đi
sâu vào nghiên cứu tìm ra được một số hoạt chất quý có trong cây chè như:
Cafein, Vitamin A, B1... Đặc biệt trong cây chè còn chứa Vitamin C là loại
Vitamin dùng để điều chế thuốc tân dược vì thế chè không những là loại cây
giải khát mà chè còn có tên trong danh sách cây y dược.
Đối với nước ta, sản phẩm chè không chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước,
mà còn là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn,
giúp nước ta có thêm một nguồn ngân sách để đầu tư vào phát triển kinh tế
của đất nước, cải thiện nâng cao mức sống của người dân. Xét ở tầm vĩ mô thì

xuất khẩu chè cũng như xuất khẩu các mặt hàng khác nó là cơ sở để đẩy mạnh
lưu thông buôn bán giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần
tạo sự cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong tổng thể nền kinh tế, đồng
thời nó tạo nên mối quan hệ bình đẳng, thân thiện, cùng có lợi giữa các nước
xuất khẩu, nhập khẩu trên thế giới.
1.1.3. Các đặc điểm của quá trình phát triển cây chè
Đặc điểm nổi bật nhất của cây chè là cây công nghiệp dài ngày, có chu
kỳ kinh tế tương đối dài khoảng 50 - 60 năm. Sản phẩm chính của cây chè là
búp non làm nguyên liệu chế biến chè thành phẩm, ngoài yếu tố giống và địa
hình thì mọi biện pháp kỹ thuật trồng trọt được áp dụng trong quá trình sản
xuất chè đều tác động lớn đến khả năng cho sản xuất búp cao, với chất lượng


9
tốt ở mỗi vụ có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh doanh của cây chè ngắn hay
dài hơn.
Trong sản xuất ta cũng cần đặc biệt chú ý một vấn đề nữa là nếu đã coi
chè là đối tượng kinh doanh thì cần phải tôn trọng các đặc điểm sinh vật học
cây chè, qua đó có các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhằm giúp cho
cây chè đạt được năng suất cao nhất.
1.2. Các khái niệm và nội dung về phát triển
1.2.1. Khái niệm về phát triển
* Khái niệm về tăng trưởng:
Tăng trưởng là một vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay của các
quốc gia trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng.
Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự vật
nhất định. Trong nền kinh tế, tăng trưởng được thể hiện sự gia tăng hơn trước
về sản phẩm hay số lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (Gross
Domestics Products, GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch

vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất
định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc
nội cộng với thu nhập ròng hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời
gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền
kinh tế, tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối
cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn
sống trong tình trạng nghèo khổ (Giáo trình kinh tế phát triển. 2006) Viện
chiến lược và phát triển đã viết tác phẩm “Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
– một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là
mức tăng lượng tài sản, của cải trong cùng một thời kỳ nhất định. Khái niệm
này có thể được áp dụng cho nhiều cấp độ, cho toàn nền kinh tế, cho từng


10
ngành, cho các doanh nghiệp, các cấp độ gia đình và cá nhân. để phản ánh tốc
độ tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ, người ta thường dùng giá trị tuyệt đối
của các đại lượng để so sánh chúng với nhau. Chênh lệch giữa các thời điểm
chính là mức tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ cụ thể. Ngoài ra, tăng
trưởng kinh tế còn được phản ánh bằng tốc độ gia tăng các đại lượng trong
các giai đoạn với nhau và được đo bằng phần trăm thay đổi, giá trị phần trăm
cao hay thấp thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm (Giáo trình phát
triển nông thôn. 2005).
* Khái niệm về phát triển
Tăng trưởng là tăng về số lượng, còn phát triển không những tăng về số
lượng mà còn phong phú hơn về chủng loại, chất lượng và phù hợp hơn về cơ
cấu, phân bổ của cải. Theo cuốn sách “Mô hình hệ kinh tế, sinh thái phục vụ
phát triển nông thôn bền vững”, (1999), NXB Nông nghiệp Hà Nội thì phát
triển được định nghĩa là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh
thần của con người. Phát triển kinh tế cùng với những thay đổi về chất của
nền kinh tế như phúc lợi xã hội, tuổi thọ…, và những thay đổi về chất của nền

kinh tế. Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh
tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định
nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.
* Khái niệm về phát triển kinh tế:
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế,
phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, nó
là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và
xã hội ở mỗi quốc gia (Phạm Ngọc Linh,2008). Quá trình biến đổi về lượng là
sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình
quân trên một đầu người, sự biến đổi về chất là sự biến đổi theo những xu thế
của cơ cấu kinh tế và sự biến động ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội.


11
Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là
tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy
dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ trung bình, khả năng tiếp cận đến các
dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của nhân dân. Hoàn thiện
các tiêu chí trên là sự thay đổi của quá trình phát triển kinh tế. Lý thuyết phát
triển bao gồm lý thuyết về phát triển, phát triển dân trí và giáo dục, phát triển
y tế, sức khỏe và môi trường. Lý thuyết về phát triển kinh tế đã được các nhà
kinh tế học mà đại diện là Adam Smith (1723 – 1790), Malthus (1776 –
1838), Ricacdo (1772 – 1823), Marx (1818 – 1883), Keynes (1883 – 1946)
đưa ra qua việc phân tích và giải thích các hiện tượng kinh tế và tiên đoán về
phát triển kinh tế: “Phát triển kinh tế được hiểu là một quá trình lớn lên hay
tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao
gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng – tăng trưởng và sự tiến bộ về cơ
cấu kinh tế - xã hội”. Theo Nguyễn Thế Nhã, GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng và
các cộng sự, trong phạm vi nền kinh tế quốc dân có dùng các chỉ tiêu tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), thu nhập quốc gia từ

sản xuất (NI), thu nhập quốc gia tăng sử dụng (NDI) và tốc độ phát triển của
chúng ta để đánh giá sự phát triển. Như vậy, phát triển kinh tế là một khái
niệm chung nhất về sự chuyển biến của nền kinh tế từ một trạng thái thấp lên
một trạng thái cao hơn.
* Khái niệm về phát triển sản xuất
Từ khái niệm về phát triển, có thể rút ra khái niệm về phát triển sản xuất:
Phát triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất tiến lên từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, nó
cũng bao hàm việc phát triển về cả mặt lượng và chất của sản xuất hàng hóa.
Nội dung phát triển sản xuất cây chè


12
Đối với huyện Đình Lập nói chung và các địa phương có ưu thế về phát
triển sản xuất cây chè nói riêng, cây chè được chú trọng phát triển đã sử dụng
được triệt để nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào, thay đổi
cơ cấu sản xuất nông nghiếp so với các cây lương thực thì cây chè chiếm ưu thế
về giá thành, diện tích trồng không bị cạnh tranh. Nguồn lao động của cả nước
dồi dào phân bổ không đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, chè là một loại
cây trồng cần một lượng lao động lớn. Do đó việc phát triển đẩy mạnh sản xuất
cây chè ở miền núi trung du là một biện pháp có hiệu lực cao trong sử dụng và
phân bổ nguồn lao động và các nhà máy chế biến sản xuất trong cả nước, làm
cho việc phân bố công nghiệp đồng đều để miền núi nhanh chóng đuổi kịp miến
xuôi về kinh tế văn hóa.
1.2.2. Nội dung cơ bản của việc phát triển
Từ các khái niệm, cũng như xuất phát từ các vấn đề liên quan tới phát
triển chè sẽ cung cấp cho chúng ta nội dung cụ thể của phát triển bao gồm:
- Về kinh tế: Chủ trương, chính sách cho phát triển sản xuất, quy hoạch
và quản lý quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất, liên kết và sự tham gia
của các tác nhân, thị trường và tiêu thụ, kết quả và hiệu quả về kinh tế trong

phát triển.
- Về xã hội: Kết quả và hiệu quả về xã hội của việc phát triển.
- Về môi trường: Kết quả và hiệu quả trong quá trình sản xuất và phát
triển chè phải đảm bảo về vấn đề môi trường của phát triển.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây chè
* Điều kiện tự nhiên
+ Đất đai
Đất đai quyết định đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm chè. Chè
là một cây không yêu cầu khắt khe và đất so với một số cây công nghiệp dài
ngày khác. Tuy nhiên để cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, nương chè có


13
nhiệm kỳ kinh tế dài, khả năng cho năng suất cao, ổn định, chất lượng chè
ngon thì cây chè cũng phải được trồng ở nơi có đất tốt, phù hợp với đặc điểm
sinh vật học của nó. Qua nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy đất trồng
chè tốt phải đạt yêu cầu sau: độ pH từ 4,5 - 5,5; hàm lượng mùn 2% - 4%; độ
sâu ít nhất 0,6 - 1m; mực nước ngầm phải dưới 1m; kết cấu của đất tơi xốp sẽ
giữ được nhiều nước, thấm nước nhanh, thoát nước tốt, có địa hình dốc từ 10
- 200 [6].
+ Thời tiết khí hậu
Độ ẩm, nhiệt độ và lượng mưa là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cây
chè. Để cây chè phát triển tốt thì nhiệt độ bình quân là 22 - 280C, lượng mưa
trung bình là 1500 - 2000mm/năm nhưng phải phân đều cho các tháng, ẩm độ
không khí từ 80 - 85%, ẩm độ đất từ 70 - 80%, cây chè là cây ưa sáng tán xạ,
thời gian chiếu sáng trung bình 9 giờ/ngày.
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây chè. Cây chè ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ không khí
dưới 100C hay trên 400C. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa
xuân bắt đầu phát triển trở lại. Thời vụ thu hoạch chè dài, ngắn, sớm, muộn

tuỳ thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên các giống chè khác nhau
có mức độ chống chịu khác nhau.
Cây chè vốn là cây thích nghi sinh thái vùng cận nhiệt đới bóng râm,
ẩm ướt. Lúc nhỏ cây cần ít ánh sáng, một đặc điểm cũng cần lưu ý là các
giống chè lá nhỏ ưu sáng hơn các giống chè lá to.
* Yếu tố thuộc về kỹ thuật
+ Ảnh hưởng của giống chè
Giống chè ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Mỗi một điều kiện sinh thái, mỗi vùng lại thích hợp cho
một giống chè hay một số giống nhất định. Vì vậy để có nguyên liệu phục vụ


14
chế biến, tạo ra chè thành phẩm có chất lượng cao và để góp phần đa dạng
hoá sản phẩm ngành chè, tận dụng lợi thế so sánh của các vùng sinh thái đòi
hỏi phải có nguồn giống thích hợp.
Ở trong nước ta đã chọn tạo được nhiều giống chè tốt bằng phương
pháp chọn lọc cá thể như: PH1, TRI777, 1A, TH3. Đây là một số giống chè
khá tốt, tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng búp cao,
đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung
cơ cấu giống vùng và thay thế dần giống cũ trên các nương chè cằn cỗi.
Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng
ảnh hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay có 2 phương pháp được áp
dụng chủ yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng giâm cành. Đặc biệt phương
pháp trồng chè cành đến nay đã được phổ biến, áp dụng rộng rãi và dần dần
trở thành biện pháp chủ yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
+ Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật
- Nước tưới: Trong búp chè có hàm lượng nước lớn vì vậy phải cung
cấp đủ nước sẽ làm tăng năng suất và sản lượng chè, cho nên phải chủ động
tưới nước cho chè vào vụ đông.

- Che nắng: Theo các chuyên gia về chè, nếu thời tiết khô hạn kéo dài
thì cây bóng mát được trồng 170 - 230 cây/ha che phủ được 20 - 30% diện
tích thì độ ẩm sẽ cao. Qua nghiên cứu về sự tác động của ánh sáng tới cây chè
và quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ. Vì vậy mà các nước
như Ấn Độ, Nhật Bản thường áp dụng trồng cây che bóng mát cho cây chè,
nên năng suất và sản lượng chè thường cao.
- Mật độ gieo trồng: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng
chè, mật độ trồng chè phụ thuộc vào các giống, độ dốc, điều kiện cơ giới hoá.
Nhìn chung tuỳ điều kiện giống, đất đai, cơ giới hoá, khả năng đầu tư mà có
khoảng cách mật độ khác nhau. Nhưng xu thế hiện nay là khai thác sản lượng


15
theo không gian do đó có thể tăng cường mật độ một cách hợp lý cho sản
lượng sớm, cao, nhanh khép tán, chống xói mòn và cỏ dại trong nương chè,
qua thực tế cho thấy nếu mật độ vườn đảm bảo từ 18000 đến 20000 cây/ha thì
sẽ cho năng suất và chất lượng tốt, chi phí phải đầu tư tính cho một sản phẩm
là đạt mức thấp nhất.
- Đốn chè: Đốn chè cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất
lượng chè, đốn chè là cắt đi đỉnh ngọn của các cành chè, ức chế ưu thế sinh
trưởng đỉnh và kích thích các trồi ngủ, trồi nách mọc thành lá, cành non mới
tạo ra một bộ khung tán khoẻ mạnh, làm cho cây luôn ở trạng thái sinh trưởng
dinh dưỡng hạn chế sự ra hoa, kết quả có lợi cho việc ra lá, kích thích sinh
trưởng búp non, tăng mật độ búp và trọng lượng búp, tạo bộ khung tán to có
nhiều búp, vừa tầm hái tăng hiệu suất lao động, cắt bỏ những cành già tăm
hương, bị sâu bệnh thay bằng những cành non mới sung sức hơn giữ cho cây
chè có bộ lá thích hợp để quang hợp.
+ Ảnh hưởng của công nghệ thu hoạch và chế biến chè
- Hái chè:
Thời điểm, thời gian và phương thức thu hái có ảnh hưởng đến chất

lượng nguyên liệu chè, hái chè gồm 1 tôm 2 lá đó là nguyên liệu tốt nhất cho
chè chế biến chè vì trong đó có hàm lượng polyphenol và cafein cao. Nếu
hái chè quá già thì không những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng tới
sinh trưởng và sự phát triển của cây chè. Thường vào tháng 6,7,8 nguyên
liệu chè thu hái có hàm lượng tanin cao nhất. Khoảng cách thu hái mỗi lần là
khoảng 1 tháng.
- Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu
Nguyên liệu chè sau khi thu hái có thể được đưa thẳng vào chế biến, có thể để
một thời gian mới đưa vào chế biến, khi thu hoạch không để dập nát búp chè,


16
dụng cụ đựng phải thông thoáng và kích thước vừa phải, sau khi hái không để
quá 10 tiếng.
- Công nghệ chế biến
Tuỳ thuộc vào mục đích của phương án sản phẩm mà ta có các quy
trình công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên liệu đầu vào, nhìn chung
quá trình chế biến gồm hai giai đoạn: sơ chế và tinh chế nguyên thành phẩm.
Hiện nay trong điều kiện công nghệ sinh học điện khí hoá và tự động hoá
một yêu cầu được đặt ra cho công nghệ chế biến chè là ngày càng giảm tỷ
trọng chi phí chế biến trong sản phẩm và nâng cao chất lượng chế biến.
Như vậy sản phẩm chè của ta mới đủ điều kiện để đầu tư trở lại phát triển
ngành chè.
* Điều kiện xã hội
Sản xuất chè chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế xã hội, cụ thể là
cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông đi lại, hệ thống điện, hệ thống tưới
tiêu, khâu tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là xây dựng các nhà máy, các cơ sở
hiện đại chế biến chè.
Các vấn đề nhân công lao động, các chính sách đầu tư khuyến khích
phát triển, các chính sách vĩ mô của Nhà nước cho cây chè đều có tác động

đến sự phát triển của cây chè. Ngoài ra kinh nghiệm và truyền thống sản xuất
còn ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của sản phẩm chè. Nếu các vấn đề trên
được giải quyết triệt để sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất chè phát triển.
+ Thị trường
Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của
cơ sở sản xuất kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thị
trường: mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều
phải trả lời 3 câu hỏi của kinh tế học đó là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế
nào và sản xuất cho ai. Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mang


17
tính định hướng. Để trả lời được câu hỏi này người sản xuất phải tìm kiếm thị
trường, tức là xác định nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường đối với
hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra. Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nối
giữa sản xuất và tiêu dùng.
Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương
thức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được
là tối đa. còn việc giải quyết vấn đề sản xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên
cứu kỹ được thị trường, xác định rõ được khách hàng, giá cả và phương
thức tiêu thụ.
Muốn vậy phải xem xét quy luật cung cầu trên thị trường. Ngành chè
có ưu thế hơn một số ngành khác, bởi sản phẩm của nó được sử dụng khá phổ
thông ở trong nước cũng như quốc tế. Nhu cầu về mặt hàng này khá lớn và
tương đối ổn định. Hơn nữa chè không phải là sản phẩm tươi sống, sau khi
chế biến có thể bảo quản lâu dài, chè mang tính thời vụ cũng ít gắt gao hơn
các loại cây ăn quả. Chính nhờ những ưu điểm trên dễ tạo ra thị trường khá ổn
định và khá vững chắc, là điều kiện, là nền tảng để kích thích, thúc đẩy sự
phát triển của ngành chè.
+ Giá cả

Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng chè nói
riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá chè (giá chè búp tươi và chè búp khô)
trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng chè.
Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống
của người sản xuất nói chung, cũng như người làm chè, ngành chè nói riêng.
Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết
cho sự phát triển lâu dài của ngành chè.
+ Yếu tố lao động


18
Nhân tố lao động luôn là yếu tố quyết định trong việc sản xuất, trong
sản xuất chè cũng vậy, yếu tố con người mang lại năng suất, sản lượng, chất
lượng cho chè. Để sản phẩm chè sản xuất ra có năng suất cao, chất lượng tốt
ngoài việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ra, cần phải có lao động
có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao. Trong hai khâu: sản xuất - chế biến, nhân
tố con người đều quyết định đến sản lượng và chất lượng của chè. Trong khâu
sản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch tất cả đều phụ
thuộc vào nhân tố lao động. Lao động có tay nghề sẽ tạo ra năng suất và chất
lượng cao.
+ Hệ thống cơ sở chế biến chè
Sau khi hái được chè nguyên liệu (chè búp tươi) người dân sẽ tiến hành
chế biến, từ chè búp tươi tạo ra chè thành phẩm, sau đó mới đem đi tiêu thụ
trên thị trường.
Ngoài yêu cầu về chất lượng chè nguyên liệu, thì công tác tổ chức, chế
biến, quy trình chế biến cũng ảnh hưởng tới chất lượng chè thành phẩm. Hạch
toán được giá thành từ đó quyết định được mức giá bán trên thị trường sao
cho phù hợp. Hiện nay ngành chè Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể
trong khâu chế biến, nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập, hay chuyển
đổi thành các công ty cổ phần tham gia liên kết với nước ngoài đưa vào sử

dụng những dây chuyền hiện đại, công suất lớn đã đáp ứng được phần nào
yêu cầu của quá trình sản xuất chè.
+ Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước
Thành tựu về kinh tế của Việt Nam hơn 10 năm qua là do nhiều nhân tố
tác động, trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của đổi mới quản lý kinh
tế vĩ mô. Sự đổi mới này được diễn ra trong tất cả các ngành, các lĩnh vực sản
xuất. Ngành chè cũng như các ngành sản xuất khác, muốn mở rộng quy mô và
chất lượng trong sản xuất kinh doanh, nhất thiết phải có hệ thống chính sách


×