Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Lâm nghiệp cộng đồng tỉnh đắk nông và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn phú lợi, xã quang phú, huyện krông nô, tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 117 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------------

CHU VĂN NHẤT

LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG TỈNH ĐĂK NÔNG VÀ CÁC HOẠT
ĐỘNG CHỦ YẾU TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI THÔN
PHÚ LỢI, XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐĂK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Đồng Nai, 2014


i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------------

CHU VĂN NHẤT

LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG TỈNH ĐĂK NÔNG VÀ CÁC HOẠT
ĐỘNG CHỦ YẾU TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI THÔN


PHÚ LỢI, XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐĂK NÔNG

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ SỸ VIỆT

Đồng Nai, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.

Đăk Nông, ngày……tháng.........năm 2014
Tác giả

Chu Văn Nhất


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện và hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc

sỹ khoa học Lâm nghiệp của Trường Đại học Lâm Nghiệp cơ sở 2 tỉnh Đồng Nai.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Sỹ Việt
người đã bồi dưỡng kiến thức quý báu và dành tình cảm tốt đẹp cho tác giả từ khi
hình thành, phát triển ý tưởng, xây dựng đề cương, tổ chức triển khai và hoàn thiện
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Ban Khoa Học Công Nghệ Sau Đại
học trường Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2 đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tác giả
hoàn thành luận văn này.
Đối với Địa phương, tác giả chân thành cảm ơn thôn Phú Lợi; UBND xã
Quảng Phú; UBND huyện Krông Nô; Chi cục lâm nghiệp tỉnh Đăk Nông; cùng bà
con các dân tộc ở Địa phương nơi tác giả đã đến thu thập số liệu để thực hiện luận
văn. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã khuyến khích, giúp đỡ tác giả
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã làm việc nghiêm túc với tất cả nỗ lực, nhưng do trình độ và thời
gian hạn chế, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, Cô giáo, các nhà
khoa học cùng bạn bè, đồng nghiệp và xin chân thành tiếp thu các ý kiến đóng góp
đó./.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đăk Nông, tháng ....... năm 2014
Tác giả

Chu Văn Nhất


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa.

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .......................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................3
1.1. Trên thế giới.............................................................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm về cộng đồng và quản lý rừng cộng đồng ...............................3
1.1.2. Quá trình phát triển lâm nghiệp cộng đồng trên thế giới ..........................4
1.1.3. Quản lý rừng cộng đồng ở một số quốc gia ..............................................5
1.1.4. Những kinh nghiệm và bài học quản lý bền vững rừng cộng đồng trên
thế giới.................................................................................................................8
1.2. Ở Việt Nam .............................................................................................................................................. 9
1.2.1. Khái niệm về cộng đồng và quản lý rừng cộng đồng ...............................9
1.2.2. Quá trình phát triển chính sách lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam......11
1.2.3. Những chương trình, dự án về QLRCĐ ở Việt Nam ..............................14
1.2.4. Những kinh nghiệm và bài học rút ra trong QLRCĐ ở Việt Nam..........16
1.3. Một số kết luận rút ra phục vụ đề tài .................................................................................................17
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................19
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................................19
2.2. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu....................................................................................19
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................19
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................19


iv


2.2.3. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................19
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................................................20
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................................20
2.4.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan sẵn có ..............20
2.4.2. Phương pháp, công cụ thu thập số liệu hiện trường................................21
2.4.3. Phương pháp lập Kế hoạch QLRCĐ, xây dựng Quy ước và thành lập
Quỹ BV&PTR cộng đồng thôn Phú Lợi ...........................................................21
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............................................31
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Đăk Nông .........................................................................31
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................31
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ..........................................................................32
3.2. Hiện trạng tài nguyên tỉnh Đăk Nông...............................................................................................34
3.2.1. Tài nguyên đất đai ...................................................................................34
3.2.2. Tài nguyên rừng và tình hình sử dụng đất lâm nghiệp ...........................35
3.2.3. Nhận xét chung về tình hình sản xuất lâm nghiệp hiện nay ...................39
3.3. Điều kiện cơ bản của xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông.................................41
3.3.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................41
3.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................42
3.4. Một số thông tin tổng quát về thôn Phú Lợi....................................................................................45
3.4.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................45
3.4.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội ........................................................46
3.4.3. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng .............................................46
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................48
4.1. Tình hình phát triển lâm nghiệp cộng đồng tỉnh Đăk Nông .......................................................48
4.1.1. Quá trình thực hiện việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng ..................49
4.1.2. Kết quả thực hiện công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng ..............53
4.1.3. Đánh giá chung công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng .................58
4.2. Các hoạt động chủ yếu trong QLRCĐ tại thôn Phú Lợi, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô,
tỉnh Đăk Nông .....................................................................................................................................................62



v

4.2.1. Đánh giá tài nguyên rừng cộng đồng ......................................................62
4.2.2. Đánh giá nhu cầu gỗ và LSNG của cộng đồng hàng năm và 5 năm ......71
4.2.3. Lập kế hoạch QLRCĐ hàng năm và 5 năm cho thôn Phú Lợi ...............75
4.2.4. Xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển RCĐ thôn ................................83
4.2.5. Thành lập Quỹ bảo vệ và phát triên rừng cộng đồng thôn (Quỹ thôn) ...89
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................94
1. Kết luận .......................................................................................................................................................94
2. Tồn tại..........................................................................................................................................................95
3. Khuyến nghị ..............................................................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................97
PHỤ LỤC ...............................................................................................................100


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
QLRCĐ
QLTNR
TNR
LNCĐ
LNXH
LSNG
HGĐ
RCĐ
QLBVRCĐ
BV&PTR

QLRBV
NN&PTNT
NDR
KNXTTS
TNRCĐ
UBND
OTC
BQL
Ha
M
N

Nguyên nghĩa
Quản lý rừng cộng đồng
Quản lý tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng
Lâm nghiệp cộng đồng
Lâm nghiệp xã hội
Lâm sản ngoài gỗ
Hộ gia đình
Rừng cộng đồng
Quản lý bền vững rừng cộng đồng
Bảo vệ và phát triển rừng
Quản lý rừng bền vững
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nuôi dưỡng rừng
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
Tài nguyên rừng cộng đồng
Ủy ban nhân dân
Ô tiêu chuẩn

Ban quản lý
Hecta
Trữ lượng
Số cây


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1

Tên bảng

Trang

Tiêu chuẩn kỹ thuật khia thác theo Công văn 2324/BNN-LN
ngày 21/8/2007 của Bộ NN & PTNT

23

Mức số cây theo cỡ đường kính trong mô hình rừng mong
muốn
Tiến trình xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước BV&PTR
thôn

24

3.1

3.2
3.3
3.4
3.5

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đăk Nông năm 2012
Hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Đăk Nông năm 2012
Phân chia các loại rừng theo chức năng
Hiện trạng sử dụng đất của xã Quảng Phú năm 2012
Diện tích và năng suất các loại cây trồng chính của xã
Quảng Phú

34
35
36
43
44

3.6
4.1

Tình hình chăn nuôi của xã Quảng Phú năm 2012
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp tạm giao cho cộng
đồng quản lý
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho cộng
đồng quản lý

45
54


4.3

Kết quả điều tra phân chia khu vực quản lý RCĐ thôn Phú
Lợi

64

4.4

Kết quả điều tra các khu rừng đạt tiêu chuẩn khai thác RCĐ thôn Phú Lợi
Kết quả điều tra số cây và trữ lượng của những khu rừng đạt
tiêu chuẩn khai thác - RCĐ thôn Phú Lợi

65

Kết quả tính số cây và trữ lượng gỗ khai thác Khu rừng già
Đăk Gu 1, trạng thái IIIa3, diện tích 9,9 ha - RCĐ thôn Phú
Lợi
Kết quả tính số cây và trữ lượng gỗ khai thác Khu rừng già
Đăk Gu 2, trạng thái IIIa2-le, diện tích 18,7 ha - RCĐ thôn
Phú Lợi

68

Kết quả tính số cây và trữ lượng gỗ khai thác Khu rừng già
Đăk Gu 5, trạng thái IIIa2, diện tích 26,9 ha - RCĐ thôn Phú
Lợi

69


2.2
2.3

4.2

4.5
4.6

4.7

4.8

26

55

67

69


viii

Kết quả tính số cây và trữ lượng gỗ khai thác Khu rừng non
Đăk Gu 4, trạng thái IIIa1-le, diện tích 137,2 ha - RCĐ thôn
Phú Lợi
Kết quả tính số cây và trữ lượng gỗ khai thác Khu rừng Yok
Mok 1, trạng thái IIIa2, diện tích 207,4 ha - RCĐ thôn Phú
Lợi


70

4.11

Kết quả tính số cây và trữ lượng gỗ khai thác Khu rừng Dih
Dăk Dinh Tu 2, trạng thái IIIa1, diện tích 54,8 ha - RCĐ
thôn Phú Lợi

71

4.12

Bảng đánh giá nhu cầu lâm sản của thôn Phú Lợi

73

4.13
4.14
4.15

Cân đối cung - cầu gỗ trong 5 năm của CĐ thôn Phú Lợi
Kế hoạch khai thác gỗ RCĐ thôn Phú lợi
Kế hoạch khai thác le, lồ ô thuần loài các khu RCĐ thôn Phú
Lợi

74
75
76

4.16

4.17

Kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ RCĐ thôn Phú Lợi
Kế hoạch bảo vệ RCĐ thôn Phú Lợi

77
78

4.18
4.19
4.20

Kế hoạch nuôi dưỡng RCĐ thôn Phú Lợi
Kế hoạch trồng RCĐ thôn Phú Lợi
Dự toán kế hoạch chi cho hoạt động kinh doanh RCĐ thôn
Phú Lợi

79
80
93

4.9

4.10

70


ix


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình vẽ
2.1

Tên hình vẽ

Trang

Sơ đồ tổ chức Quỹ BV&PTR cộng đồng

29

2.2

Sơ đồ quản lý Quỹ xã và Quỹ thôn

30

3.1

Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất xã Quảng Phú năm 2012

44

3.2
4.1

Bản đồ hiện trạng RCĐ thôn Phú Lợi
Bản đồ kế hoạch QLRCĐ thôn Phú Lợi


47
81


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý tài nguyên rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức
quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng
đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh
nghiệm cho cộng đồng và bên liên quan nhằm quản lý nguồn tài nguyên rừng bền
vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của cộng đồng dân
tộc sống trong và gần rừng. Xu hướng phát triển rừng cộng đồng là yếu tố quan
trọng trong phát triển lâm nghiệp ở nhiều quốc gia nhằm định hướng thu hút sự
quan tâm của cộng đồng để đóng góp vào tiến trình quản lý rừng bền vững.
Trong những năm qua, ở Việt Nam xu hướng nhận thức về vai trò của cộng
đồng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã có nhiều thay đổi. Rừng cộng đồng
đã tồn tại lâu đời, gắn liền với sự sinh tồn của cộng đồng sống dựa vào rừng. Vài
năm gần đây, cộng đồng đã thực sự trở thành người chủ rừng và từ đó nâng cao ý
thức bảo vệ rừng, sử dụng rừng hợp lý, góp phần nâng cao đời sống của chính
những cộng đồng này.
Khái niệm về rừng cộng đồng đã được nhìn nhận một cách rộng rãi và đang
phát triển một cách nhanh chóng. Thực tế chỉ ra rằng trải qua nhiều thế hệ, những
cộng đồng sống trong rừng, phụ thuộc vào các sản phẩm từ rừng đã đúc kết cho
mình những kiến thức bản địa, những luật tục truyền thống trong quản lý, sử dụng
bền vững tài nguyên rừng xung quanh họ.
Cho đến nay về mặt pháp luật, rừng đã được giao cho cộng đồng, cộng đồng
được khẳng định quyền bảo vệ và phát triển rừng, nhưng việc hưởng lợi từ rừng như
thế nào vẫn chưa được rõ ràng.

Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg về Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia
đình, cá nhân được giao rừng. Nhưng đối tượng trong quyết định này không có
cộng đồng dân cư thôn bản.
Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN về Ban hành bản hướng dẫn rừng cộng đồng
dân cư thôn. Quyết định này chưa phân định được rõ và cụ thể việc hưởng lợi giữa các


2

cộng đồng được các dự án hỗ trợ với các cộng đồng không được các dự án hỗ trợ; chưa
phân định rõ được việc hưởng lợi giữa các cộng đồng được giao rừng được khai thác
gỗ với các cộng đồng được giao rừng chỉ để bảo vệ và phát triển rừng.
Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, bước đầu thực hiện giao rừng tự nhiên cho cộng
đồng quản lý nên có nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu để quản lý, giúp đỡ mới
mang lại thành công. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn triển khai dự án lâm
nghiệp cộng đồng sẽ giúp ích cho các địa phương thực hiện tốt việc giao đất, giao
rừng trong thời gian tới. Thực hiện thành công công tác giao rừng cho cộng đồng là
phát triển vốn rừng gắn với đời sống người dân bền vững. Tuy nhiên trên thực tế có
nhiều địa phương sau khi cộng đồng được giao đất giao rừng nhiều năm mà vẫn
không hề có các biện pháp quản lý bảo vệ hay tác động các biện pháp lâm sinh để
phát triển rừng hay sử dụng rừng một cách hợp lý theo hướng bền vững. Do đó,
nguồn tài nguyên rừng vẫn tiếp tục bị suy giảm và chưa trở thành nguồn lực đóng
góp cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại Địa phương.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này ngoài lý do nội lực của cộng đồng
còn hạn chế thì việc thiếu những hướng dẫn quản lý rừng cho cộng đồng sau khi
giao, không giúp họ lập được kế hoạch quản lý, xây dựng được quy ước Bảo vệ và
phát triển rừng và thiết lập được quỹ Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của thôn
thì cộng đồng dân cư thôn sau khi nhận đất sẽ lúng túng và không thực hiện được
mục tiêu giao rừng cho cộng đồng của Nhà nước đó là: Quản lý bền vững tài
nguyên rừng và góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân.

Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, đề tài: “Lâm nghiệp cộng đồng
tỉnh Đăk Nông và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn
Phú Lợi, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông” được thực hiện là có
cơ sở và hết sức cần thiết.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Khái niệm về cộng đồng và quản lý rừng cộng đồng
1.1.1.1. Cộng đồng
Khái niệm này được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu, tuy nhiên chưa có
sự thống nhất chung về mặt từ ngữ.
+ Theo Darcy Davis Case (1990), “Cộng đồng là nhóm người sống trên cùng
một khu vực và thường cùng nhau chia sẻ các mục tiêu chung, các luật lệ xã hội
chung hoặc có quan hệ gia đình với nhau”.
+ Thuật ngữ “cộng đồng” theo FAO (1990) [26] “Cộng đồng là những người
sống tại một chỗ trong một tổng thể hoặc là một nhóm người sinh sống tại cùng một
nơi theo những luật lệ chung”.
Theo các định nghĩa này thì trong một cộng đồng (CĐ) thường tồn tại và
chia sẽ những đặc điểm chung và có những đặc trưng về văn hóa tín ngưỡng.
Khi nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) trên thế giới cần phân
biệt 3 khái niệm liên quan đến thuật ngữ cộng đồng là “tập thể”, “cộng đồng” và
“thôn bản”. các hình thức “cộng đồng” và “thôn bản” về mặt quản lý đều là những
hình thức “tập thể” nhưng giữa chúng có những khác biệt rõ. Trong khi từ “cộng
đồng” ẩn dụ một nhóm người “tập hợp/tổng thể” sống tại một vị trí hoặc cùng với
nhau theo cách nào đó xét trên mối quan hệ là chính, thì từ “thôn bản” đề cập đến
tập hợp người/cộng đồng sinh sống trong phạm vi ranh giới trong không gian xác

định, tức là xét theo ranh giới hành chính. Như vậy trong ranh giới thôn/bản có thể
có một hoặc nhiều cộng đồng sinh sống.
1.1.1.2. Quản lý rừng cộng đồng
Là một phương thức nhằm duy trì và phát triển rừng cũng như giải quyết vấn
đề đói nghèo ở vùng cao, một nguyên nhân gốc rễ làm suy giảm tài nguyên rừng
(TNR) ở các quốc gia. QLRCĐ dựa trên quan điểm “con người trước và lâm nghiệp


4

bền vững sẽ theo sau đó”, nó trao cho các cộng đồng quyền và trách nhiệm trực tiếp
quản lý và hưởng lợi từ TNR (Dern, 2001) [33].
Quan điểm này cho thấy QLRCĐ đề cập đến việc phân cấp quản lý rừng một
cách mạnh mẽ trong đó nhấn mạnh đến việc giao quyền quản lý các khu rừng và cơ
hội cho người dân cộng đồng có được hưởng lợi từ rừng. Khi mà các vấn đề đói
nghèo và mất cân bằng trong tiếp cận nguồn tài nguyên được giải quyết thì các cộng
đồng thôn, bản sẽ nhận ra trách nhiệm của chính họ trong việc bảo vệ và quản lý
rừng, điều này được nhiều chính phủ, tổ chức phi chính phủ nhận thức rõ ràng và từ
đó đã thúc đẩy cho tiến trình này phát triển ở nhiều cộng đồng sống phụ thuộc vào
rừng.
Theo quan điểm kinh tế, thể chế nêu trên thì QLRCĐ thực chất là việc quản
lý TNR dưới chế độ sở hữu cộng đồng bởi một cộng đồng hay một nhóm các người
sử dụng cho các lợi ích chung của cộng đồng hoặc nhóm.
1.1.2. Quá trình phát triển lâm nghiệp cộng đồng trên thế giới
Tính đến thời điểm hiện nay lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) đã trải qua ba
giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: Phần lớn những người bên ngoài cuộc xác định vấn đề
và đề ra quyết định để giải quyết vấn đề đó. Kết quả đạt được đều không đáng khích
lệ, sự quan tâm của cộng đồng thường theo thời gian mà lắng xuống. Rất ít các cộng
đồng tiếp tục các hoạt động sau khi những người ngoài cuộc rút lui và tất nhiên tính

bền vững không đạt được.
- Giai đoạn thứ hai: Những người ngoài cuộc xác định vấn đề và đề ra phần
lớn quyết định, nhưng họ đã bắt đầu tham khảo ý kiến của những người trong cộng
đồng, thông qua các cuộc phỏng vấn. Kết quả là những người ngoài cuộc đã bắt đầu
nhận thức được rằng những người trong cộng đồng có khá nhiều hiểu biết và
thường có cách giải quyết vấn đề phù hợp và hiệu quả hơn.
- Giai đoạn thứ ba: Những người ngoài cuộc chỉ là những người hỗ trợ và
thúc đẩy, còn những người trong cộng đồng là những những tích cực xác định vấn
đề và đề ra các giải pháp. Cách làm này đã mang lại những kết quả đáng khuyến


5

khích làm cho người dân trong cộng đồng tự nhận thức được vấn đề và chủ động
trong việc đề ra các giải pháp mà họ có thể thực hiện được. Thực tế trên thế giới cho
thấy đã có rất nhiều các nghiên cứu về các khía cạnh cải tiến chính sách, thể chế,
cách tiếp cận, áp dụng công nghệ trên cơ sở kiến thức bản địa để phát triển quản lý
rừng cộng đồng. Đây là những kinh nghiệm tốt có thể kế thừa và vận dụng vào điều
kiện của từng quốc gia.
1.1.3. Quản lý rừng cộng đồng ở một số quốc gia
QLRCĐ trên thế giới đã có từ lâu đời, với nhiều hình thức và thể chế quản lý
khác nhau ở mỗi nước. Phần này trình bày ở một số nước thuộc khu vực châu á, nơi
mà QLRCĐ đã đạt được những thành tựu khá nổi trội, có nhiều nét tương đồng và
gần gửi với QLRCĐ ở Việt Nam.
Ấn Độ
Năm 1951, Ấn Độ tiến hành quốc hữu hóa các TNR và thực hiện luật cải
cách ruộng đất. Vào đầu những năm 1970, chính phủ ban hành nhiều chính sách
nhằm khuyến khích phát triển trên đất lâm nghiệp. Do các chương trình lâm nghiệp
xã hội (LNXH) không mang lại kết quả như mong đợi. Năm 1988, chính phủ ban
hành chính sách mới về đồng quản lý rừng (JFM) trên đất lâm nghiệp. Mục tiêu cơ

bản là lôi kéo và khuyến khích người dân và cộng đồng của họ tham gia vào quá
trình quản lý tài nguyên rừng trên đất lâm nghiệp của Nhà nước. Người dân và các
cộng đồng của họ được hưởng các sản phẩm sản phụ và một phần sản phẩm gỗ tùy
theo điều kiện của các bang (Arnot et al.,1987) [30].
Chương trình LNXH được thực hiện trên đất của làng, bản và tư nhân. Mục
tiêu của chương trình nhằm giảm sức ép đối với của các khu rừng công nghiệp do
chính phủ quản lý. Chính phủ huy động nông dân, trường học và các tổ chức xã hội
tham gia vào trồng rừng gỗ nhiên liệu. Chương trình JFM do chính phủ và cộng
đồng cùng quản lý các khu rừng trên đất lâm nghiệp của nhà nước. Hiện nay đã có
tới 100.000 làng bản tham gia theo chương trình JFM và hiện đang quản lý khoảng
22 triệu ha rừng (khoảng 28% tổng diện tích rừng của Ấn Độ) đối với tất cả các loại
rừng (trừ khu bảo tồn thì không được khai thác).


6

Theo các quy định pháp luật ban hành, người dân được sử dụng 100% sản
phẩm phụ từ rừng như gỗ củi, lâm sản ngoài gỗ, gỗ nhỏ từ tỉa thưa để sửa chữa nhà
cửa và 10-25% giá trị sản phẩm gỗ từ khai thác chính (tỷ lệ này khác nhau theo các
bang) (Basu, 1987) [31].
Nêpal
Năm 1957, Chính phủ quốc hữu hóa rừng. Hệ thống lập pháp và chính sách
những năm 60 chủ yếu nhằm bảo vệ rừng và tập trung hóa quyền quản lý rừng cho
nhà nước. QLRCĐ được thực hiện trên cơ sở các hệ thống quản lý rừng bản địa trên
các vùng đối núi ở Nêpal. Những năm 1970 đã được coi là những biểu tượng và
hình mẫu về quản lý rừng trên thế giới. Đến năm 2000 đã có khoảng trên 12.000
nhóm sử dụng rừng (FGUs) (NSCFP, 2001) [35] đã được đăng ký ở Nêpal. Năm
1978, chính sách lâm nghiệp cộng đồng được ban hành, trong đó quy định các cộng
đồng được quyền quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vị trí lãnh thổ của
họ nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng (Agrawal và Ostrom, 2001) [29]. Luật

pháp quy định chức năng, nhiệm vụ cho các nhóm sử dụng như sau:
Giao hoàn toàn các khu rừng có thể phân cho nhóm sử dụng (Forest User
Groups - FUGs) không kể biên giới hành chính, tăng quyền hạn và ưu tiên đào tạo
để quản lý rừng nhằm phục vụ nhu cầu từ rừng của họ.
Theo Duhugen, Shrestha, Pokharel (2010) (dẫn theo NSCFP, 2011) [35], các
nhóm sử dụng rừng được bầu chọn và thay đổi ban điều hành bất kể thời gian nào
và có quyền trừng phạt những thành viên không tuân thủ quy ước. Phòng lâm
nghiệp huyện là cơ quan phê duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng quản có quyền thu
hồi rừng nếu nhóm hoạt động sai với kế hoạch được phê duyệt. Về mặt cơ chế chia
sẻ lợi ích, các nhóm được hưởng tất cả các khoản thu nhập từ nguồn tài nguyên. Các
nhóm sử dụng rừng có quyền tạo quỹ từ việc bán các sản rừng theo giá của thị
trường tự do, tự lập tài khoản và quản lý quỹ. Hàng năm được tiến hành khai thác
gỗ và lâm sản ngoài gỗ (LSNG) theo kế hoạch được phê duyệt.


7

Thái Lan
Từ năm 1986, chính phủ ban hành chính sách khuyến khích người dân định
canh, đinh cư trên những vùng đất bị tàn phá nặng nề do đốt nương, làm rẫy và khai
thác gỗ. Chính sách lâm nghiệp năm 1985 đã chỉ rõ:
- Các cộng đồng, tổ chức và cá nhân phải cùng nhau phát triển và quản lý các
vùng lâm nghiệp.
- Nhà nước phát triên một chương trình khuyến lâm để nâng cao nhận thức
và hỗ trợ nông dân phát triển lâm nghiệp.
- Khuyến khích phát triển mọi hoạt động LNCĐ.
- Phát triển hệ thống khuyến khích trồng rừng do các cá nhân và hộ gia đình
(HGĐ) đảm nhận.
Năm 1989, Cục lâm nghiệp Hoàng gia đã đưa ra chính sách về phát triển
LNCĐ. Năm 1992, Cục lâm nghiệp Hoàng gia lại đưa ra Chỉ thị và hướng dẫn mới

quy định phân quyền nhiều hơn cho các cấp tỉnh và huyện, chức năng khuyến lâm
được nhấn mạnh hơn là chức năng bảo vệ thuần túy (ICLARM, 1991) [34].
Thời kỳ những năm 1980, chính phủ phát triển các chương trình LNCĐ và
hình thành hệ thống khuyến lâm trong toàn quốc. Năm 1990, chình phủ ban hành kế
hoạch phát triển lâm nghiệp dài hạn. Trong giai đoạn 1954-1967, các tổ chức công
nghiệp rừng đã hình thành các chương trình làng lâm nghiệp trên cơ sở giao đất
giao rừng của Nhà nước, các tổ chức lâm nghiệp hỗ trợ xây dựng các làng lâm
nghiệp. Các tổ chức quốc tế đầu tư vào phát triển LNCĐ của SDC Thụy Sỹ, dự án
bảo tồn thiên nhiên trên cơ sở cộng đồng của Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới.
Xét về mặt cơ chế hưởng lợi và các lợi ích trực tiếp trong QLRCĐ, cộng
đồng được hưởng các loại LSNG như: Củi, rau, nấm, cây dược liệu, hoa quả,…Tuy
nhiên, không được khai thác gỗ do quy định cấm khai thác gỗ ban hành năm 1989.
Các lợi ích gián tiếp mà cộng đồng có thể được hưởng từ lợi ích du lịch sinh thái
(Brinhkman, 1988) [32].


8

1.1.4. Những kinh nghiệm và bài học quản lý bền vững rừng cộng đồng trên thế
giới
Từ nghiên cứu tổng quan các vấn đề QLRCĐ ở một số nước trên thế giới, có
thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để quản lý bền vững rừng cộng đồng
(QLBVRCĐ) như sau:
- Các cấp chính quyền cần nhìn nhận việc phát triển QLRCĐ như là một hoạt
động quan trọng trong phát triển nông thôn, do vậy cần có chiến lược phát triển
kinh tế xã hội để tạo cơ sở quan trọng cho việc QLRCĐ nhằm đạt được mục tiêu
bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) và xóa đói giảm nghèo.
- Chính phủ cần có các chính sách riêng về QLRCĐ nằm trong chiến lược
phát triển lâm nghiệp, coi cộng đồng như một chủ thể hợp pháp trong quản lý rừng.
- Chính sách hỗ trợ cho các cộng đồng và được cụ thể hóa bằng chính sách

chia sẻ lợi ích; chính sách hưởng lợi phải được cụ thể hóa cho từng loại rừng, tạo
điều kiện cho các cộng đồng tạo được nguồn thu tối thiểu để bù đắp chi phí cho
công tác bảo vệ và phát triển rừng; đa dạng hóa các nguồn lợi cho cộng đồng trong
việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Cần có sự hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản
lý (lập kế hoạch quản lý rừng, tài chính,…) và kỹ thuật lâm sinh (trồng rừng, chăm
sóc, khai thác,…), thông tin về thị trường lâm sản, các hướng dẫn cần đơn giản phù
hợp với trình độ cộng đồng.
- Việc thiết lập quy chế QLRCĐ tại địa phương là cần thiết; hơn nữa, các
quy chế cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với các quy định của Nhà nước,
đồng thời phải phù hợp và thích ứng với điều kiện địa phương.
- Quản lý rừng bền vững (QLRBV) là một xu thế, hợp lý cần đưa ra hệ thống
các chỉ tiêu đơn giản để đánh giá việc quản lý rừng và coi đó như một công cụ để
các cơ quan chức năng thực hiện việc giám sát đánh giá cũng như để cộng đồng tự
đánh giá và điều chỉnh nhằm hướng tới QLRBV.


9

1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Khái niệm về cộng đồng và quản lý rừng cộng đồng
1.2.1.1 Cộng đồng
Theo các nhà xã hội học, nhân chủng học ở Việt Nam. Xét về mặt ngôn ngữ
“cộng đồng” là sự kết hợp hai từ “cộng” và “đồng”. Từ “cộng” được hiểu là cộng
vào, gộp vào, thêm vào, còn từ “đồng” có nghĩa là cùng, cùng nhau, chung nhau về
một số đặc điểm; Nhân chủng học, lãnh thổ, phong tục tập quán, sở thích,…Từ ý
nghĩa trên “cộng đồng” được hiểu “toàn thể những người sống thành tập thể hay
một xã hội mà có những đặc điểm giống nhau, gắn bó với nhau thành một khối và
giữa họ có sự liên hệ, hợp tác với nhau để cùng nhau hoạt động, cùng nhau thực
hiện những lợi ích của mình và lợi ích chung của toàn xã hội” (Bảo Huy, 2006)

[13], (Trần Kim Thanh, 2000) [24].
Trong ngành lâm nghiệp, ở lĩnh vực hoạt động quản lý tài nguyên rừng cộng
đồng (QLTNRCĐ) thì khái niệm “cộng đồng” được hiểu:
- Nguyễn Hồng Quân (2001) [17] đã phân biệt cộng đồng ra làm hai loại:
Cộng đồng dân tộc và cộng đồng làng bản.
+ Cộng đồng dân tộc: Hiện nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những
đặc điểm riêng về văn hoá, tổ chức xã hội, tiếng nói, tập quán truyền thống và hệ
thống sản xuất.
+ Cộng đồng làng bản: Hiện nay nước ta có khoảng 50.000 làng, bản tập hợp
lại trong khoảng 9.000 xã. Từ xưa mỗi làng bản được coi là một tổ chức cộng đồng
chặt chẽ với những đặc điểm rất riêng như làng xóm ở miền xuôi là hình thức cộng
đồng lâu đời được hình thành trên cơ sở của phương thức canh tác lúa nước, trong
khi thôn bản ở miền núi là hình thức cộng đồng được hình thành trên cơ sở quan hệ
sắc tộc, nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, ít đầu tư và sử dụng các sản phẩm tự
nhiên có ảnh hưởng sâu sắc đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Theo thống kê và từ những đặc điểm nêu trên cho thấy khái niệm “cộng đồng” sử
dụng trong QLRCĐ ở nước ta là “cộng đồng thôn bản”.


10

- Phạm Xuân Phương (2001) [16] “Cộng đồng bao gồm toàn thể những
người sống thành một xã hội có những điểm tương đồng về mặt văn hoá, truyền
thống, có mối quan hệ sản xuất và đời sống gắn bó với nhau, thường có ranh giới
không gian trong một làng bản”.
- Điều 9, Luật đất đai (2003) [18] “Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người
Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các
điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được
Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất”.
Có rất nhiều khái niệm về cộng đồng nhưng phần lớn các tác giả đều cho

rằng thuật ngữ “cộng đồng” được dùng trong quản lý rừng chính là nói đến cộng
đồng dân cư thôn, làng, bản, buôn, phum, ấp, sóc… (gọi tắt là cộng đồng thôn bản).
Cho nên khái niệm “cộng đồng” trong đề tài được hiểu là: “Cộng đồng là cộng đồng
dân cư thôn, bản. Cộng đồng dân cư thôn, bản là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân
sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp… hoặc một đơn vị tương đương”.
1.2.1.2. Quản lý rừng cộng đồng
Thuật ngữ QLRCĐ là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia
quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản
lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng.
Hình thức quản lý này bao gồm các đối tượng sau:
- Cộng đồng trực tiếp quản lý những diện tích rừng hoặc những đám cây gỗ
của họ có từ lâu đời.
- Cộng đồng trực tiếp quản lý những khu rừng được Nhà nước giao.
- Các hoạt động mang tính chất lâm nghiệp khác do cộng đồng tổ chức phục
vụ lợi ích trực tiếp của cộng đồng.
QLRCĐ là cộng đồng quản lý rừng thuộc quyền sở hữu của cộng đồng hoặc
thuộc quyền sở hữu chung của cộng đồng. Rừng của cộng đồng là rừng của làng
bản được quản lý theo truyền thống trước đây, rừng trồng của các hợp tác xã trước
đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải thể hợp tác xã đã giao lại cho các xã hoặc các
thôn quản lý.


11

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) (2006) [1] QLRCĐ là
một hình thức quản lý rừng trong đó cộng đồng với tư cách là chủ rừng tham gia các
hoạt động giao rừng, lập kế hoạch quản lý rừng và thực hiện kế hoạch đó, thực hiện
nghĩa vụ và quyền lợi, giám sát, đánh giá rừng do Nhà nước giao cho cộng đồng.
Tóm lại: Những khái niệm cơ bản về cộng đồng và QLRCĐ trên đây là
những căn cứ khoa học quan trọng, giúp cho tác giả một phần trong nghiên cứu cơ

sở khoa học cho QLRCĐ.
1.2.2. Quá trình phát triển chính sách lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam
- Trước năm 1954: Thừa nhận sự tồn tại của rừng cộng đồng.
Lâm nghiệp thuộc địa, phong kiến thừa nhận rừng cộng đồng truyền thống.
QLRCĐ dựa trên các hương ước và luật tục truyền thống.
- Giai đoạn 1954-1975:
Không quan tâm đến rừng cộng đồng nhưng tôn trọng cộng đồng đang quản
lý những khu rừng theo truyền thống.
Miền Bắc, thực hiện chính sách cải cách ruộng đất và hợp tác hóa, tập trung
phát triển lâm nghiệp quốc doanh (Lâm trường quốc doanh) và lâm nghiệp tập thể
(Hợp tác xã nông - lâm nghiệp). Mặc dù không quan tâm lâm nghiệp HGĐ và
LNCĐ, nhưng về cơ bản, Nhà nước vẫn tôn trọng cộng đồng vùng cao quản lý rừng
theo phong tục truyền thống, lâm nghiệp HGĐ được xác định là kinh tế phụ. Trong
khi đó, ở Miền Nam, giống thời kỳ trước năm 1954.
- Giai đoạn 1976-1985:
Tập trung và kế hoạch hóa cao độ lâm nghiệp quốc doanh và tập thể, rừng do
cộng đồng quản lý bị thu hẹp.
Sau giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Chính phủ chỉ chú ý phát
triển 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể (hợp tác xã). Lâm nghiệp quốc
doanh và lâm nghiệp tập thể phát triển ở quy mô lớn theo cơ chế kế hoạch hóa, tập
trung cao độ, LNCĐ và lâm nghiệp HGĐ không được khuyến khích phát triển. Tuy
nhiên, một số nơi ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc vẫn tồn tại các khu rừng do
cộng đồng tự công nhận nhưng mức độ tự quản dần bị mai một và lỏng lẻo.


12

Quyết định 184 của Hội đồng Bộ trưởng năm 1982 và Chỉ thị 29 của Ban bí
thư năm 1983 [22], [10] về giao đất, giao rừng cho các thành phần kinh tế quốc
doanh và tập thể, bắt đầu chú ý đến hợp đồng khoán rừng cho HGĐ.

- Giai đoạn 1986-1992:
Lần đầu tiên đề cập làng bản là chủ rừng hợp pháp đối với rừng truyền thống
của làng bản.
Năm 1986, Chính phủ bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới bằng việc thừa
nhận 5 thành phần kinh tế. Năm 1988 và năm 1991 lần đầu tiên ra đời Luật đất đai
và Luật BV&PTR cho phép giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân và HGĐ. Lâm
nghiệp HGĐ được thừa nhận. Ngày 17/1/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Thủ tướng Chính phủ) ra Nghị định số 17/HĐBT về việc thi hành Luật BV&PTR
xác nhận làng, bản có rừng trước ngày ban hành Luật BV&PTR là chủ rừng hợp
pháp [19].
- Giai đoạn 1993-2002:
Tăng cường quá trình phi tập trung hoá trong quản lý rừng, quan tâm đến xã
hội hóa nghề rừng nhưng chính sách đối với LNCĐ chưa rõ ràng.
Ở các địa phương thực hiện nhiều mô hình QLRCĐ ở mức độ tự phát hoặc
mang tính chất thí điểm. Bộ NN&PTNT thành lập Tổ công tác Quốc gia về LNCĐ
để triển khai một số nghiên cứu và tổ chức nhiều hội thảo quốc gia về LNCĐ. Nhiều
chương trình, dự án quốc tế quan tâm đến phát triển LNCĐ. Nhưng về cơ bản
LNCĐ chưa được thể chế hóa rõ ràng.
Luật đất đai (sửa đổi) năm 1993 và Nghị định 163/CP năm 1999 [21], [14]
về giao đất lâm nghiệp đều không quy định rõ ràng cho đối tượng cộng đồng. Luật
Dân sự năm 1995 không quy định cộng đồng dân cư là một chủ thể kinh tế có tư
cách pháp nhân. Trong giai đoạn này nhiều địa phương đã vận dụng một số văn bản
của Nhà nước và của Ngành cho phát triển LNCĐ như Nghị định 01/CP năm 1995
về giáo khoán đất lâm nghiệp, Nghị định số 29/CP năm 1998 về Quy chế thực hiện
dân chủ ở xã, Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về việc thực hiện trách nhiệm của Nhà
nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, Thông tư 56/TT năm 1999 của Bộ


13


NN&PTNT về hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ phát triển rừng trong cộng
đồng, Quyết định 08/2001/QĐ-TTg năm 2001 về quy chế quản lý 3 loại rừng,
Quyết định 178/2001/QĐ-TTg năm 2001 về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ khi tham
gia quản lý rừng.
- Từ 2003 đến nay: Hình thành khung pháp lý cơ bản cho LNCĐ.
Luật Đất đai năm 2003, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất hoặc
công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với tư cách là người sử dụng đất (Luật
Đất đai năm 2003) [18].
Luật BV&PTR năm 2004 quy định: Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng sản
xuất không thu tiền sử dụng đất cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài với
tư cách là chủ rừng. Việc cộng đồng dân cư thôn được công nhận là một chủ thể
pháp lý hợp pháp trong việc quản lý rừng và đất rừng đã tạo ra một hành lang pháp
lý đảm bảo cho hoạt động quản lý và bảo vệ rừng (Luật BV&PTR năm 2004) [19].
Luật Dân sự năm 2005 thừa nhận khái niệm sở hữu chung của cộng đồng.
Theo đó, cộng đồng dân cư thôn có quyền sở hữu đối với tài sản được hình thành
theo tập quán, tài sản do các thành viên trong cộng đồng đóng góp và cùng quản lý,
sử dụng theo thoả thuận vì lợi ích của cộng đồng (Luật dân sự năm 2005) [20].
- Các Quyết định, Nghị định và thông tư của Bộ NN&PTNT:
+ Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc ban hành
bản hướng dẫn QLRCĐ dân cư thôn [1].
+ Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng
cho các tổ chức, HGĐ, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn [25].
+ Công văn số 2324/BNN-LN ngày 21/8/2007 của Cục Lâm nghiệp về
hướng dẫn các chỉ tiêu kỹ thuật và thủ tục khai thác rừng cộng đồng [2].
+ Quyết định số 434/QĐ-QLR ngày 11/4/2007 của Cục trưởng Cục Lâm
nghiệp ban hành bản hướng dẫn xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp
xã và Hướng dẫn giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn
[7].



14

Như vậy, đến nay Việt Nam đã có khung pháp lý và chính sách cơ bản cho
QLRCĐ, được thể hiện trong 2 Bộ Luật lớn, đó là Luật Đất đai năm 2003, Luật
BV&PTR năm 2004 và các văn bản chính sách khác. Cộng đồng được hưởng các
quyền khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật như: Được công nhận
quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng; được khai
thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia
dụng cho thành viên trong cộng đồng; được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp, ngư
nghiệp kết hợp; được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng
được giao; được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước
để BV&PTR và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo
rừng mang lại; được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và
phát triển rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng. Cộng đồng thực hiện
nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật như: Xây dựng quy
ước BV&PTR; tổ chức BV&PTR, định kỳ báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng; thực
hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; giao lại
rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn giao rừng;
không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; không
được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn
kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.
Nhìn chung các cơ sở pháp lý trên đây đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước
đối với việc QLRCĐ tại Việt Nam. Các cơ sở pháp lý trên đã góp phần rất tích cực
trong việc hỗ trợ và tạo ra một hành lang pháp lý đảm bảo cho các hoạt động
QLRCĐ.
1.2.3. Những chương trình, dự án về QLRCĐ ở Việt Nam
- Bộ NN&PTNT năm 1990 đã cho biên dịch tài liệu về LNCĐ và Sổ tay cẩm
nang của LNCĐ do tổ chức Nông lương liên hợp quốc (FAO-UNDP) xuất bản về

các vấn đề cơ bản có liên quan đến LNCĐ (Bộ NN&PTNT, 2008) [26], như: “Khái
niệm, phương pháp, công cụ phục vụ luận chứng, kiểm tra, đánh giá có sự tham gia


×