Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế và xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu của rừng trồng cây gỗ lớn tại công ty TNHH vĩnh hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

DƯƠNG THỊ THANH TÂN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÁC ĐỊNH
CHU KỲ KINH DOANH TỐI ƯU CỦA RỪNG TRỒNG CÂY GỖ
LỚN TẠI CÔNG TY TNHH VĨNH HƯNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

DƯƠNG THỊ THANH TÂN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÁC ĐỊNH
CHU KỲ KINH DOANH TỐI ƯU CỦA RỪNG TRỒNG CÂY GỖ
LỚN TẠI CÔNG TY TNHH VĨNH HƯNG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUANG HÀ

Hà Nội - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học
Người cam đoan

Dương Thị Thanh Tân


ii

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn tác giả đã nhận được sự quan tâm
và giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân, tổ chức và tập thể. Cho
phép tác giả được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Quý thầy, cô giáo đã giảng dạy và Khoa sau đại học, Khoa Kinh tế và

Quản trị kinh doanh trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tác giả trong suốt thời gian học và nghiên cứu hoàn thiện luận văn.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Quang
Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo và tập thể cán
bộ công nhân viên Công ty TNHH Vĩnh Hưng đã tạo điều kiện để luận văn
được hoàn thành.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp và
người thân đã giúp đỡ, khích lệ tác giả trong suốt quá trình thực tập và nghiên
cứu khoa học.
Tác giả

Dương Thị Thanh Tân


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu............................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2

2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH
TẾ VÀ CHU KỲ KINH DOANH ĐỐI VỚI CÔNG TY SẢN XUẤT
KINH DOANH RỪNG TRỒNG ................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ............................................................... 4
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế......................................................................... 4
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chủ yếu ....................................... 5
1.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trồng cây gỗ lớn ....... 6
1.2. Cơ sở lý luận về chu kỳ kinh doanh tối ưu ................................................ 7
1.2.1. Tiêu chí xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu .............................................. 7


iv

1.2.2. Các hạn chế khi vận dụng các tiêu chí xác định chu kỳ kinh doanh tối
ưu cổ điển

.................................................................................................................14

1.3. Cơ sở thực tiễn về kinh doanh rừng trồng gỗ lớn .................................... 15
1.3.1.Tình hình trồng rừng nguyên liệu tại các tỉnh.........................................15
1.3.2. Sản lượng và giá trị rừng trồng ...............................................................18
1.3.3. Về giống và kỹ thuật..................................................................................19
1.3.4. Về cơ chế chính sách đang áp dụng ........................................................19
1.3.5. Khó khăn, vướng mắc để phát triển trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn ....20

1.4. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan ............................ 22
1.4.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới .................................................22
1.4.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................25
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 30
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Vĩnh Hưng................................................ 30
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Vĩnh Hưng .....................................30
2.1.2. Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh .......................................................30
2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ............................................30
2.1.4. Các khu rừng sản xuất, kinh doanh của công ty ....................................31
2.1.5. Mô hình sản xuất kinh doanh rừng trồng của công ty và thị trường tiêu
thụ ...............................................................................................................................34
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 34
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ......................................................34
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ....................................................35
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu..................................................36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 44
3.1. Xác định sản lượng của rừng trồng .......................................................... 44
3.1.1. Các số liệu cơ sở về sản lượng ................................................................44
3.1.2. Lượng tăng trưởng gỗ ..............................................................................48


v

3.1.3. Sản lượng gỗ của rừng keo lai ở các chu kỳ kinh doanh ......................49
3.2. Xác định hiệu quả các mô hình trồng rừng của công ty....................................49
3.2.1. Chi phí trồng rừng ....................................................................................51
3.2.2. Doanh thu trồng rừng...............................................................................57
3.2.3. Xác định hiệu quả các mô hình trồng rừng ............................................60
3.2.4. Phân tích độ nhạy .....................................................................................70
3.3. Xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu theo quan điểm không chiết khấu ... 72

3.3.1. Lập hàm tối ưu ..........................................................................................72
3.3.2. Lựa chọn phương pháp giải bài toán tối ưu...........................................74
3.3.3. Kết quả giải bài toán tối ưu .....................................................................76
3.4. Đề xuất lựa chọn luân kỳ khai thác tối ưu ............................................... 77
3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng gỗ lớn tại
công ty TNHH Vĩnh Hưng .............................................................................. 78
3.5.1. Giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng của công ty
TNHH Vĩnh Hưng ........................................................................................................78
3.5.2. Đề xuất các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Chính phủ đối với
kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng trồng........................................................................80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 83
1.Kết luận ........................................................................................................ 83
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

BCR


Tỷ suất thu nhập trên chi phí

2

Cx

Chi phí sản xuất

3

IRR

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

4

LN

Lợi nhuận

5

NPV

Giá trị hiện tại thuần

6

PTNT


Phát triển nông thôn

7

TR

Tăng trưởng

8

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

9

TCLN

Tổng cục lâm nghiệp


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT
2.1
3.1
3.2

3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10

Sản phầm và doanh thu đạt được trong năm 2014 của công ty
TNHH Vĩnh Hưng
Trữ lượng gỗ đứng của 1ha
Các chỉ tiêu sinh trưởng và trữ lượng rừng của các mô hình
trồng rừng
Lượng tăng trưởng gỗ của 1ha
Sản lượng các loại gỗ sản phẩm keo lai ở các chu kỳ kinh
doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh 1ha rừng keo lai trong 1 luân kỳ
của mô hình 5 năm
Chi phí sản xuất kinh doanh 1ha rừng keo lai trong 1 luân kỳ
của mô hình 7 năm
Chi phí sản xuất kinh doanh 1ha rừng keo lai trong 1 luân kỳ
của mô hình 9 năm
Chi phí sản xuất kinh doanh 1ha rừng keo lai trong 1 luân kỳ
của mô hình 11 năm
Chi phí sản xuất kinh doanh 1ha rừng keo lai trong 1 luân kỳ
của mô hình 13 năm
Chi phí sản xuất kinh doanh 1ha rừng keo lai trong 1 luân kỳ
của mô hình 15 năm


3.11 Doanh thu của các mô hình trồng rừng
3.12
3.13

Giá trị hiện tại thuần của 1ha rừng keo lai trong 1 luân kỳ của
mô hình trồng rừng 5 năm
Giá trị hiện tại thuần của 1ha rừng keo lai trong 1 luân kỳ của
mô hình trồng rừng 7 năm

Trang
31
46
47
48
50
53
53
53
54
55
56
58
61
61


viii

3.14
3.15

3.16
3.17

Giá trị hiện tại thuần của 1ha rừng keo lai trong 1 luân kỳ của
mô hình trồng rừng 9 năm
Giá trị hiện tại thuần của 1ha rừng keo lai trong 1 luân kỳ của
mô hình trồng rừng 11 năm
Giá trị hiện tại thuần của 1ha rừng keo lai trong 1 luân kỳ của
mô hình trồng rừng 13 năm
Giá trị hiện tại thuần của 1ha rừng keo lai trong 1 luân kỳ của
mô hình trồng rừng 15 năm

3.18 NPV từ 1 luân kỳ và 1 chu kỳ giao đất
3.19

Chi phí, doanh thu và lợi nhuận tính cho 1ha rừng keo lai ở
các mô hình kinh doanh khác nhau

61
62
62
64
65
66

NPV trong kinh doanh 1 ha rừng keo lai của nhiều luân kỳ trồng
3.20 rừng ở các mô hình kinh doanh khác nhau với các mức lãi suất

68


khác nhau
NPV trong kinh doanh 1 ha rừng keo lai của nhiều luân kỳ trồng
3.21 rừng ở các mô hình kinh doanh khác nhau với các mức giá bán

68

sản phẩm khác nhau
NPV trong kinh doanh 1 ha rừng keo lai của nhiều luân kỳ trồng
3.22 rừng ở các mô hình kinh doanh khác nhau với các mức sản lượng
khác nhau

68


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TT

Tên hình

Trang

3.1

Đồ thị về lượng tăng trưởng của 1ha rừng qua các độ tuổi

48

3.2


Lợi nhuận của 1 ha rừng của các mô hình trồng rừng

73

3.3

Lượng tăng trưởng của 1ha rừng của các mô hình trồng rừng

74

3.4

Giá trị hiện tại thuần của 1ha rừng của các mô hình trồng rừng

75


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế của Việt
Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn, đời sống của nhân dân được nâng
lên, vị thế của Việt Nam cũng được nâng cao trên thế giới. Trong những thành
tựu to lớn về phát triển kinh tế có một phần đóng góp không nhỏ của kinh tế
nông nghiệp nói chung và kinh tế lâm nghiệp nói riêng.
Việt Nam có 10,3 triệu ha rừng tự nhiên và khoảng 3,5 triệu ha rừng
trồng, hàng năm khai thác một khối lượng lớn từ rừng trồng để cung cấp cho
nền kinh tế quốc dân. Đồng thời ngành lâm nghiệp cũng đóng góp quan trọng

trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, tạo nguồn sinh thủy cho các hồ thủy
điện, tạo ra hàng triệu việc làm cho đồng bào các dân tộc sống ở vùng đất lâm
nghiệp, từ đó đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của vùng sâu,
vùng khó khăn của đất nước.
Theo số liệu của Cục chế biến nông lâm sản Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn hàng năm Việt Nam khai thác 10 triệu m3 gỗ rừng trồng để
phục vụ cho nền kinh tế quốc dân, kim ngạch xuất khẩu gỗ, đồ gỗ và các lâm
sản khác đạt 6,5 tỷ USD.
Tuy nhiên chất lượng gỗ khai thác từ rừng trồng của Việt Nam hiện nay
rất thấp, 80% là gỗ nhỏ đường kính dao động từ 10 -13 cm, do vậy gỗ khai
thác từ rừng trồng hiện nay chủ yếu là băm dăm xuất khẩu hoặc đưa vào sản
xuất bột giấy, một phần nhỏ gỗ có kích thước lớn đưa và sản xuất đồ mộc nội
thất và sản xuất gỗ xây dựng. Từ đó giá trị gỗ khai thác từ rừng trồng mang
lại rất thấp, trong khi đó hàng năm ở Việt Nam nhập khẩu 4 triệu m3 gỗ lớn để
sản xuất đồ gỗ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Để nâng cao giá trị của ngành lâm nghiệp nói chung và giá trị của gỗ
rừng trồng nói riêng, Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp, trong đó có nội dung là chuyển đổi sản xuất gỗ nhỏ thành sản xuất gỗ


2

lớn tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc, từ đó giảm kinh phí nhập
khẩu nguyên liệu gỗ từ nước ngoài, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trong
lâm nghiệp. Tuy nhiên để thực hiện được đề án này cần xây dựng đầy đủ cơ
sở lý luận và thực tiễn để đánh giá hết các hiệu quả mà nó mang lại.
Hiện nay hầu hết các chủ rừng đều lựa chọn chu kỳ kinh doanh ngắn,
sản phẩm là cây gỗ nhỏ do các yếu tố về vay vốn, chi phí sản xuất còn hạn
chế, chưa có căn cứ, thông tin để kéo dài chu kỳ kinh doanh và tâm lý lo ngại
những rủi ro tiền ẩn nếu kéo dài chu kỳ kinh doanh như cháy rừng, trộm

cắp… Thêm vào đó hiện nay Chính phủ cũng đang thiếu những chính sách
khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp kéo dài chu kỳ kinh
doanh để trồng cây gỗ lớn.
Hiệu quả kinh tế luôn là căn cứ đầu tiên, quan trọng nhất đối với chủ
rừng trong quyết định lựa chọn chu kỳ kinh doanh, tuy nhiên, các nghiên cứu
về hiệu quả kinh doanh hiện nay chưa đủ cơ sở khoa học, thuyết phục cho xác
định chu kỳ kinh doanh tối ưu.
Do đó, để có cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đánh giá lựa chọn chu
kỳ kinh doanh tối ưu của rừng trồng tại các công ty, lâm trường, ban quản lý
rừng, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế và xác
định chu kỳ kinh doanh tối ưu của rừng trồng cây gỗ lớn tại Công ty
TNHH Vĩnh Hưng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng trồng theo các tiêu chí
thích hợp, làm căn cứ cho xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu, nâng cao hiệu
quả kinh doanh rừng trồng keo lai tại Công ty TNHH Vĩnh Hưng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế và chu kỳ
kinh doanh rừng trồng tối ưu.


3

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo lai theo các chu kỳ kinh
doanh rừng trồng keo lai của công ty TNHH Vĩnh Hưng.
- Xác định được chu kỳ kinh doanh tối ưu.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện tối ưu hóa chu kỳ kinh doanh, nâng cao
hiệu quả kinh doanh rừng trồng keo lai tại công ty TNHH Vĩnh Hưng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là rừng trồng sản xuất loại cây keo lai của công ty
TNHH Vĩnh Hưng tại địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng sản xuất là rừng
trồng cây keo lai của Công ty TNHH Vĩnh Hưng.
- Phạm vi không gian: rừng sản xuất của Công ty TNHH Vĩnh Hưng tại
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi thời gian: đề tài sử dụng các số liệu liên quan trong chu kỳ
kinh doanh rừng trồng 15 năm tuổi.
Đề tài được tiến hành từ 3/2015 đến 10/2015.
4. Nội dung nghiên cứu
- Lý luận về hiệu quả kinh tế và chu kỳ kinh doanh tối ưu trong sản
xuất và kinh doanh rừng trồng.
- Đặc điểm công ty TNHH Vĩnh Hưng.
- Các mô hình rừng trồng tại công ty TNHH Vĩnh Hưng hiện nay.
- Kết quả, chi phí sản xuất kinh doanh rừng trồng.
- Xác định, đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình.
- Đề xuất chu kỳ kinh doanh tối ưu.
- Giải pháp thực hiện kinh doanh theo chu kỳ tối ưu để nâng cao hiệu
quả kinh tế của rừng trồng gỗ lớn.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CHU
KỲ KINH DOANH ĐỐI VỚI CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH
RỪNG TRỒNG
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế

1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm
Hiệu quả kinh tế, dù được tính toán theo các phương pháp khác nhau,
luôn là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó. Việc so sánh kết quả và chi phí có thể được thực hiện bằng các cách thức,
phương pháp khác nhau, các phương pháp phổ biến là:
- Hiệu số giữa kết quả đầu ra và cho phí đầu vào.
- Tỷ số giữa chi phí và kết quả.
- Tỷ số giữa phần gia tăng của kết quả và phần gia tăng của chi phí.
- Tỷ số giữa mức kết quả thực tế với kết quả tối đa.
- Tỷ số giữa chi phí tối thiểu và chi phí thực tế.
1.1.1.2. Quan điểm đánh giá
 Theo phạm vi ảnh hưởng, tác động
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trên góc độ cá nhân: đánh giá hiệu quả dựa
trên kết quả và chi phí của một doanh nghiệp, một dự án cụ thể, và thường là
chỉ bao gồm các chi phí và kết quả tài chính.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trên góc độ xã hội: kết quả và chi phí được
tính toán bao gồm cả kết quả (hoặc lợi ích) và chi phí của xã hội, của toàn bộ
nền kinh tế. Trong nhiều trường hợp, các lợi ích xã hội, môi trường cũng được
bao hàm trong đánh giá hiệu quả kinh tế theo quan điểm này.
 Theo thời gian ảnh hưởng, tác động
- Đánh giá tĩnh: đánh giá dựa vào chi phí và kết quả trong một thời kỳ,
một thế hệ.


5

- Đánh giá động: đánh giá dựa vào chi phí và kết quả của nhiều thời kỳ,
nhiều thế hệ.
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chủ yếu

Theo tài liệu [3], có một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chủ yếu
như sau:
- Giá trị hiện tại thuần (NPV - Net present value): là giá trị hiện tại của
một khoản đầu tư. Đây chính là giá trị tại thời điểm hiện tại của toàn bộ dòng
tiền thuần của một dự án.

(1.1)
Trong đó: Bt - dòng tiền thu vào tại năm thứ t.
Ct - dòng tiền chi ra tại năm thứ t.
r - tỷ lệ chiết khấu trong suốt thời gian sống của khoản đầu tư. Tỷ
lệ này có thể sử dụng là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư hay chi phí sử
dụng vốn.
Về mặt ý nghĩa: Chỉ tiêu NPV được dùng để đánh giá tính khả thi về mặt
tài chính của một dự án đầu tư về lý thuyết cũng như thực tiễn.
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal rate of return): có nghĩa là suất
sinh lợi của chính bản thân dự án. IRR là nghiệm của phương trình NPV = 0.

(1.2)
Khi đó IRR = r.
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi vốn đầu tư. Ngoài ra chỉ tiêu này
còn cho biết mức độ quay vòng của vốn đầu tư. IRR cho phép xác định được
thời điểm hoàn trả của vốn đầu tư. Từ chỉ tiêu này có thể so sánh và lựa chọn
các phương án có quy mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án có IRR lớn
hơn thì được lựa chọn.


6

- Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR – Benefit to cost ratio): chỉ tiêu này
được tính theo công thức sau:


(1.3)
Chỉ tiêu này phản ánh về chất lượng đầu tư. Qua chỉ tiêu này có thể so
sánh và lựa chọn các phương án có quy mô và kết cấu đầu tư khác nhau,
phương án nào có BCR lớn hơn và lớn hơn 1 thì được lựa chọn.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trồng cây gỗ lớn
 Giá yếu tố đầu vào
Đối với các đơn vị lâm nghiệp đặc biệt là các đơn vị kinh doanh rừng
trồng cây gỗ lớn việc kiểm soát các chi phí đầu vào ở mức thấp tối đa là một
trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh tế. Nếu các chi phí
về vật tư, lao động, giống cây trồng… được kiểm soát và tiết kiệm thì hiệu
quả kinh tế sẽ được nâng cao.
 Kỹ thuật
Kỹ thuật cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
của kinh doanh rừng trồng gỗ lớn. Nếu công ty áp dụng được các kỹ thuật về
lâm sinh, đưa cơ giới hóa vào các khâu chăm sóc, tỉa thưa, khai thác… thì sẽ
nâng cao được tăng trưởng của rừng, chất lượng gỗ từ đó sẽ làm tăng hiệu quả
kinh tế của kinh doanh rừng trồng. Ngược lại, nếu kỹ thuật không tốt sẽ làm
giảm sản lượng, chất lượng của rừng thì hiệu quả kinh tế của kinh doanh rừng
trồng sẽ giảm sút.
 Tổ chức sản xuất, tổ chức lao động
Nếu có sự khoa học, hợp lý trong quá trình tổ chức sản xuất, tổ chức lao
động thì công ty sẽ cắt giảm được các chi phí không cần thiết, giảm bớt lao
động dư thừa mà vẫn đạt hiệu suất công việc cao, chất lượng sản phẩm tốt.


7

Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong kinh doanh
rừng trồng gỗ lớn.

 Giá bán sản phẩm
Giá bán quyết định rất lớn đến lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh tế của
kinh doanh rừng trồng gỗ lớn. Đối với sản phẩm gỗ rừng trồng, đường kính
càng lớn, không bị rỗng ruột, thẳng thì giá bán sẽ càng cao. Nếu chỉ xuất bán
gỗ với đường kính nhỏ, nhiều cành ngọn thì giá sẽ thấp. Do đó, nếu công ty
có sản phẩm gỗ với đường kính lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường thì sẽ bán
được với giá cao, từ đó hiệu quả kinh tế mang lại sẽ lớn. Nếu chỉ xuất bán gỗ
nhỏ, nhiều cành ngọn cho các đơn vị sản xuất giấy thì hiệu quả kinh tế sẽ
không lớn.
1.2. Cơ sở lý luận về chu kỳ kinh doanh tối ưu
1.2.1. Tiêu chí xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu
Xác định tuổi khai thác rừng trồng, hay chu kỳ khai thác rừng tối ưu
(optimal forest rotation) là vấn đề cổ điển trong kinh tế và quản lý lâm nghiệp.
Do vậy, các nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện từ rất sớm – từ cuối
thế kỷ 19, được bổ sung, hoàn thiện theo thời gian cho đến nay. Các kết quả
nghiên cứu, mà vấn đề trọng tâm là tiêu chí xác định tuổi khai thác rừng dựa
trên các quan điểm về vật lý, sinh thái, kinh tế đã được đưa vào các sách giáo
khoa về kinh tế, quản lý tài nguyên, vào các văn bản pháp quy lâm nghiệp ở
nhiều nước. Tuy nhiên, cho đến nay, tiêu chí xác định chu kỳ kinh doanh rừng
trồng vẫn tiếp tục là vấn đề đang được tiếp tục đặt ra cả về lý luận trong kinh
tế, quản lý lâm nghiệp và ứng dụng trong thực tiễn.
Từ các nghiên cứu trên thế giới (tài liệu tham khảo tiếng anh [1] – [16]),
có thể tổng kết thành 7 loại tiêu chí (thay thế nhau) có thể được sử dụng để
xác định tuổi khai thác rừng trồng là:
1) Tối đa hóa sản lượng rừng trồng (MGY – Maximum Gross Yield)


8

Theo Thomson (1942) tiêu chí này được sử dụng ở Đức và nhiều nước

cho đến những năm 30 của thế kỷ 20. Việc sử dụng tiêu chí này nhằm hướng
đến mục tiêu giảm tối đa nhập khẩu gỗ để tiết kiệm ngoại tệ.
Theo quan điểm này, hàm mục tiêu của kinh doanh rừng trồng là:
V1 = max (T)
Do vậy, tuổi khai thác rừng trồng là tuổi mà tại đó, tăng trưởng của rừng
bằng không, trữ lượng đạt giá trị cực đại: pQT = 0 = QT
Với T - thời gian (tuổi rừng).
p - giá ròng của gỗ cây đứng.
Q(T) - hàm tăng trưởng của sản lượng gỗ rừng, là một hàm lồi (concave)
theo thời gian, tức hàm thỏa mãn: QT > 0, QTT < 0; với QT, QTT lần lượt là
đạo hàm bậc nhất và bậc 2 của sản lượng theo thời gian.
Tiêu chí này hiện không còn giá trị thực tiễn bởi nó bỏ qua các yếu tố
quan trọng như chi phí trồng rừng, lãi suất chiết khấu và giá trị của đất trồng
rừng (địa tô), tiêu chí này cũng không cho phép đạt mục tiêu tối đa hóa về sản
lượng rừng và từ đó, tổng sản lượng gỗ xét về dài hạn.
2) Tối đa hóa tăng trưởng rừng bình quân năm (CMAI – Culmination of
Mean Annual Increment)
Tiêu chí này cũng được gọi với tên khác là tối đa hóa sản lượng rừng bền
vững về mặt sinh học (MSY – Maximum Sustained Yield). Mục tiêu của việc
sử dụng tiêu chí này là hướng tới tối đa hóa tổng sản lượng gỗ từ một diện
tích đất trồng rừng xét trong dài hạn (Goundry, 1960).
Theo quan điểm này, hàm mục tiêu của kinh doanh rừng trồng là:
V2 = max (T)
Với T - thời gian (tuổi rừng).
p - giá ròng của gỗ cây đứng.
Q(T) - hàm tăng trưởng của sản lượng gỗ rừng, là một hàm lồi (concave)


9


theo thời gian, tức hàm thỏa mãn: QT > 0, QTT < 0; với QT, QTT lần lượt là
đạo hàm bậc nhất và bậc 2 của sản lượng theo thời gian.
Trong đó:
Giải bài toán tối ưu (không ràng buộc) này cho kết quả về tuổi khai thác
rừng tối ưu là nghiệm của phương trình: pQT/pQ(T) = 1/T
Tiêu chí này có ưu điểm là tương đối đơn giản, thuận lợi cho việc lập kế
hoạch và quản lý, nhưng có nhược điểm là bỏ qua khía cạnh kinh tế trong xác
định chu kỳ kinh doanh rừng trồng: chi phí trồng rừng, giá gỗ, lãi suất.
3) Tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập thuần từ một luân kỳ trồng
rừng (Maximization of Discounted net Revenue hoặc Maximization of
Present Net Worth - PNW from a single rotation)
Các nhà kinh tế lớn như Fisher, Jevons và Wicksell đã sử dụng mô hình
này để xác định luân kỳ khai thác tối ưu, một số nhà kinh tế khác (ví dụ
Duerr, 1956) thì gọi mô hình này là mô hình thành thục tài chính. Những
người ủng hộ mô hình này cho rằng mô hình này dễ sử dụng, trong khi độ
chính xác không kém hơn đáng kể so với mô hình Faustmann (là tiêu chí thứ
tư được trình bày sau đây).
Theo quan điểm này, hàm mục tiêu của kinh doanh rừng trồng là:
V3 = max(T)
Với T - thời gian (tuổi rừng).
p - giá ròng của gỗ cây đứng.
r - tỷ lệ chiết khấu.
wE - chi phí trồng rừng (đơn giá nhân cường độ thâm canh).
Q(T) - hàm tăng trưởng của sản lượng gỗ rừng, là một hàm lồi
(concave) theo thời gian, tức hàm thỏa mãn: QT > 0, QTT < 0; với QT, QTT
lần lượt là đạo hàm bậc nhất và bậc 2 của sản lượng theo thời gian.


10


Giải bài toán tối ưu (không ràng buộc) này cho kết quả về tuổi khai thác
rừng tối ưu là nghiệm của phương trình: pQT = rpQ(T), hay QT/Q(T) = r
Như vậy, mô hình này giả thiết chủ rừng trồng theo đuổi mục tiêu giá trị
hiện tại của thu nhập thuần từ đầu tư vào rừng trồng trong 1 luân kỳ, không
quan tâm đến các luân kỳ tiếp theo, nghĩa là không tính đến chi phí cơ hội của
sử dụng đất.
4) Tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập thuần từ vô số các luân kỳ
trồng rừng (Maximization of the Discounted Net revenue from an Infinite
rotations).
Mô hình này được xây dựng đầu tiên bởi Faustmann năm 1894 và sau đó
(một cách độc lập) bởi Pressler và Ohlin, nên còn được gọi là mô hình FPO
(Lofgren, 1983). Các tên gọi sử dụng nguyên lý tương tự với mô hình này là
SL (soil rent) SEV (soil expectation value) hoặc LEV (land expectation
value). Điểm khác biệt giữa mô hình này với mô hình PNW nêu trên là giả
định rừng sẽ được tiếp tục trồng ở các luân kỳ tiếp theo, nghĩa là quyết định
về luân kỳ khai thác rừng hiện tại chịu ảnh hưởng của các khả năng sinh lợi
trong tương lai. Đây được coi là mô hình xác định luân kỳ khai thác rừng
trồng ưu việt nhất, bởi nó tính đến hầu hết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định của chủ rừng như chi phí trồng rừng, thu nhập từ gỗ (sản lượng và giá
gỗ), lãi suất và chi phí cơ hội của đất trồng rừng sau khai thác.
Theo quan điểm này, hàm mục tiêu của kinh doanh rừng trồng là:
V4 = max(T)
Với: T - thời gian (tuổi rừng).
p - giá ròng của gỗ cây đứng.
r - tỷ lệ chiết khấu.
wE - Chi phí trồng rừng (đơn giá nhân cường độ thâm canh)
Q(T) - hàm tăng trưởng của sản lượng gỗ rừng, là một hàm lồi (concave)


11


theo thời gian, tức hàm thỏa mãn: QT > 0, QTT < 0; với QT, QTT lần lượt là
đạo hàm bậc nhất và bậc 2 của sản lượng theo thời gian.
Giải bài toán tối ưu (tính đạo hàm theo thời gian của hàm mục tiêu và đặt
bằng không) sẽ cho kết quả về luân kỳ khai thác tối ưu là nghiệm của phương
trình:
pQT = rpQ(T) + r(V4)
5) Tối đa hóa thu nhập thuần hàng năm (Maximization of Annual Net
Revenue)
Đây là mô hình xác định luân kỳ khai thác rừng tối ưu rất gần với tiêu
chí tối đa hóa tăng trưởng bình quân (CMAI), điểm khác biệt là tính đến chi
phí trồng rừng.
Mục tiêu của kinh doanh rừng được giả định là: V5 = max(T)
Với T - thời gian (tuổi rừng).
p - giá ròng của gỗ cây đứng.
r - tỷ lệ chiết khấu.
wE - Chi phí trồng rừng (đơn giá nhân cường độ thâm canh).
Q(T) - hàm tăng trưởng của sản lượng gỗ rừng, là một hàm lồi (concave)
theo thời gian, tức hàm thỏa mãn: QT > 0, QTT < 0; với QT, QTT lần lượt là
đạo hàm bậc nhất và bậc 2 của sản lượng theo thời gian.
Và từ đó, luân kỳ khai thác tối ưu là nghiệm của phương trình:
1/T = pQT/[pQ(T) – wE]
Bentley và Fight (1966) chỉ ra rằng, mô hình này về thực chất cũng là
trường hợp đặc biệt của mô hình tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập thuần
hay địa tô, khi tỷ lệ chiết khấu bằng không.
6) Tối đa hóa tốc độ tăng của vốn đầu tư (Maximization of the Rate of
Growth of Capital
Tác giả của mô hình xác đinh tiêu chí này là Boulding (1955) và thường



12

được biết đến với các tên gọi khác nhau như tối đa hóa tỷ lệ nội hoàn Internal Rate of Return (IRR) Maximization, hoặc tối đa hóa tỷ lệ sinh lợi –
Rate of Return (ROR) Maximization.
Mô hình này được thiết lập trên giả định là yếu tố cố định trong trồng
rừng không phải là đất đai, mà là vốn đầu tư và từ đó mục tiêu của kinh doanh
rừng trồng là tối đa hóa tỷ lệ sinh lợi của vốn.
Bai toán tối đa hóa đối với chủ rừng, do vậy, là:
V6 = max(i)
Max ( IRR ) tức NPV =0
Giải để tính i: i* = max(T) {(1/T) ln[pQ(T)/wE]} = QT/Q(T)
Với: T - thời gian (tuổi rừng).
p - giá ròng của gỗ cây đứng.
r - tỷ lệ chiết khấu.
i - tỷ lệ nội hoàn (IRR).
wE - Chi phí trồng rừng (đơn giá nhân cường độ thâm canh).
Q(T) - hàm tăng trưởng của sản lượng gỗ rừng, là một hàm lồi (concave)
theo thời gian, tức hàm thỏa mãn: QT > 0, QTT < 0; với QT, QTT lần lượt là
đạo hàm bậc nhất và bậc 2 của sản lượng theo thời gian.
Đạo hàm theo T đặt bằng 0, cho phương trình xác định luân kỳ khai
thác tối đa:
pQT = i* pQ(T)
Tiêu chí xác định luân kỳ khai thác rừng tối uu này có nhiều hạn chế về
mặt lý luận. Trước hết, giả định mục tiêu là tối đa hóa IRR là tối đa hóa một
điều gì đó không phải là lợi ích trực tiếp của người trồng rừng. Hơn nữa, mô
hình này giả định yếu tố ràng buộc đối với trồng rừng không phải là đất, mà là
vốn, tức là không tồn tại thị trường vốn, nghĩa là người chủ rừng sẽ tiếp tục
đầu tư lại toàn bộ lợi ích từ đầu tư ban đầu vào rừng trồng cho các luân kỳ



13

tiếp theo mà hoàn toàn không tiêu dùng.
Các nghiên cứu của Hirshleifer (1970), Bierman (1969) cũng chỉ ra các
trường hợp (ví dụ ảnh hưởng của tỷ lệ chiết khấu, kiểu phát sinh chi phí về
mặt thời gian) có thể đẫn tới phương trình xác định luân kỳ khai thác tối ưu
cho nghiệm bằng không, hoặc nhiều nghiệm, nghĩa là không áp dụng được.
7) Tối đa hóa lợi nhuận từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ
Các giá trị ngoài gỗ như giải trí, động vật hoang dã, dịch vụ sinh thái...
 Giá trị hiện tại của đất rừng, được xác định theo công thức:

(1.8)
Trong đó: p - Thu nhập từ 1 m3 gỗ khai thác
c - Chi phí khai thác 1 m3
D - Chi phí 1 ha tạo rừng
V - Sản lượng gỗ khai thác
I - Luân kỳ khai thác
r - Tỷ lệ lãi suất
e - Cơ số logarit tự nhiên
 Giá trị ngoài gỗ đã chiết khấu:
(1.4)
Tổng giá trị của rừng từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ:
F=W+B
Tối đa hóa F theo I đưa đến điều kiện:
V’(I) + N(I) = rV(I) + rF*
Trong đó: F* là giá trị tối ưu của đất bao gồm cả giá trị gỗ và ngoài gỗ.
Luân kỳ tối ưu sẽ ở vào thời điểm tại đó giá trị gia tăng cận biên của cây
đứng sẽ cân bằng với chi phí cơ hội của việc hoãn khai thác.



14

Trong 7 tiêu chí xác định chu kỳ kinh doanh rừng trồng tối ưu nói trên,
mô hình Faustmann (hay các tên gọi khác là FPO; SEV, LEV) được coi là
quan điểm, tiêu chí chuẩn, tân cổ điển, bởi nó phù hợp với các lý luận phổ
biến trong phân tích kinh tế, bao hàm được nhiều nhất các nhân tố ảnh hưởng
đến hành vi của người chủ rừng.
1.2.2. Các hạn chế khi vận dụng các tiêu chí xác định chu kỳ kinh doanh
tối ưu cổ điển
Các hạn chế của việc vận dụng các tiêu chí trong lý thuyết chu kỳ kinh
doanh tối ưu nêu trên vào thực tiễn chủ yếu xuất phát từ các giả thiết mà sử
dụng trong các lý thuyết đó có khoảng cách khá xa với thực tiễn. Các giả định
đó là:
- Rừng trồng đều tuổi, khai thác trắng: rừng được trồng từ đất trống và
khai thác toàn bộ số cây trong cùng một thời gian.
- Tính chắc chắn về hàm tăng trưởng của rừng, giá gỗ, lãi suất và chi phí
trồng rừng.
- Khả năng tiếp cận thị trường vốn là không hạn chế, người trồng rừng
có thể vay hoặc gửi tiền với lãi suất thị trường với số lượng tùy ý.
- Giá đơn vị gỗ rừng trồng (cây đứng) không phụ thuộc vào tuổi rừng
khai thác. Nghĩa là thu nhập từ rừng trồng/ đơn vị diện tích chỉ phụ thuộc vào
sản lượng sản phẩm gỗ khai thác /đơn vị diện tích, mà không phụ thuộc vào
chất lượng gỗ ở các cấp tuổi khác nhau.
- Sản lượng gỗ rừng trồng là một hàm của 1 biến là thời gian (tuổi rừng
trồng). Hầu hết các nghiên cứu ở thời kỳ đầu, như Gaffney (1957), Goundrey
(1960), Pearse (1967) Samuelson (1976) đều giả thiết dạng hàm lồi (concave)
của hàm sản lượng gỗ với tuổi rừng:
F = V(T) ; với F’ (T) > 0 và F’’ (T) < 0
F’(T) và F’’(T) ký hiệu đạo hàm bậc nhất và bậc hai của F theo T. Trong thực



×