Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nghèo nghèo đa chiều, và những giải pháp nhằm xóa bỏ đói nghèo trên địa bàn thị xã dĩ an, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HỒ HẢI NAM

NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG NGHÈO – NGHÈO ĐA CHIỀU, VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
NHẰM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ
AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Đồng Nai, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HỒ HẢI NAM

NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG NGHÈO – NGHÈO ĐA CHIỀU, VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
NHẰM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ
AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. MAI CHIẾN THẮNG

Đồng Nai, 2014


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Thị xã Dĩ An là một thị xã thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong những năm
qua, cùng với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Bình Dương, đời
sống của dân cư có phần thay đổi nhanh chóng so với trước đây. Vốn là một địa bàn
đồng bằng, với một địa hình bằng phẳng, với nhiều loại đất khác nhau và chất lượng
không đồng đều, nguồn lực đất đai nông nghiệp rất ít ỏi, trong những năm gần đây
do tình hình đô thị hoá, công nghiệp hóa nhanh chóng, cùng với việc phát triển
mạng lưới giao thông, nên đã thu hẹp dần diện tích đất đai dành cho sản xuất nông
nghiệp. Lao động nông thôn trở nên dư thừa cộng với sự thiếu thốn về trình độ kỹ
thuật, vốn sản xuất nên khả năng xâm nhập vào các ngành sản xuất công nghiệp
chậm, thậm chí không thể tiếp cận được. Điều đó có khả năng làm ảnh hưởng rất
lớn đến thu nhập của hộ gia đình. Hệ quả cuối cùng là vấn đề nghèo đói lại có nguy
cơ tái diễn.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác xoá đói giảm nghèo của thị xã Dĩ An và
tỉnh Bình Dương vẫn phải đối mặt với những thách thức mới, đó là:
Thứ nhất: Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh tăng nhanh so với cả nước,
nhưng tình hình nhập cư từ các tỉnh khác đến tỉnh tăng dẫn đến khoảng cách thu
nhập, chi tiêu và mức sống giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng thành thị và nông

thôn ngày càng gia tăng, nhiều hộ gia đình có khoảng thu nhập và chi tiêu quá thấp,
không đảm bảo giải quyết được những nhu cầu cơ bản của cuộc sống, thậm chí
cũng có một bộ phận dân cư có tính ỷ lại hoặc trông chờ vào các chính sách hỗ trợ
của Nhà nước mà thiếu sự tích cực trong việc tự vươn lên để xoá đói giảm nghèo.
Thứ nhì: Công cuộc xoá đói giảm nghèo chưa thật sự bền vững, do đó tỉ lệ
hộ gia đình tái nghèo còn cao.
Thứ ba: Ngân hàng Thế giới – World Bank đã nâng chuẩn nghèo của các
nước đang phát triển, theo Bà Valeri Kozel, đại diện của Ngân hàng thế giới (WB)
cho biết: Chuẩn nghèo quốc tế gần nhất đang được đặt ở mức 1,25 USD/người/ngày.
Chuẩn này được hình thành làm trung bình chuẩn nghèo quốc gia của 15 nước


2

nghèo nhất. Do đó, nước Việt Nam cũng nâng chuẩn nghèo lên để cho phù hợp với
chuẩn nghèo thế giới. Với chuẩn nghèo mới này thì tỷ lệ hộ nghèo của cả nước nói
chung và riêng với thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương sẽ tăng lên.
Những thách thức này đã làm cản trở sự phát triển bền vững, ảnh hưởng đến
việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung, trên địa bàn
tỉnh Bình Dương và thị xã Dĩ An nói riêng.
Theo những quan niệm và cách tiếp cận trước đây, nghèo đói được xem xét
với mức độ đơn chiều. Nghĩa là, một người hay một hộ gia đình được xem như là
nghèo căn cứ vào thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn một ngưỡng tiêu chuẩn tối thiểu
được quy định bởi một quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế trong một khoảng thời
gian nào đó.
Theo cách tiếp cận mới hiện nay, nghèo đói được xem xét với nhiều khía
cạnh khác nhau còn gọi là nghèo đa chiều. Đứng trên góc độ của kinh tế phát triển,
nghèo đa chiều là sự thiếu hụt cả về văn hoá, y tế, giáo dục và chất lượng cuộc sống
chứ không phải chỉ riêng về thu nhập hoặc chi tiêu.
Hiện nay, những hiện tượng nghèo mới, hình thức mới của sự đói nghèo là

đói nghèo đa chiều đang tiếp tục diễn ra trên một phạm vi không gian rộng lớn,
không chỉ ở phạm vi nông thôn mà còn xuất hiện ngay ở các đô thị, ở các hộ gia
đình di cư và những người làm trong khu vực phi chính thức. Việc rút ngắn khoảng
cách chênh lệch về thu nhập, giàu - nghèo, bất bình đẳng ở trên cả nước nói chung,
tỉnh Bình Dương và thị xã Dĩ An nói riêng là vấn đề cần phải được các nhà lãnh đạo,
các nhà khoa học, các nhà chính sách khẩn trương xem xét để có những ứng xử
thích hợp trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Về vấn đề nghèo đói đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, tuy
nhiên đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào toàn diện về nghèo đói trên địa bàn
thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đặt ra, cần phải
có những nghiên cứu đầy đủ về thực trạng và nguyên nhân cũng như những nhân tố
tác động ảnh hưởng đến khả năng nghèo trên địa bàn thị xã Dĩ An, nhằm giúp các
nhà quản lý, các cơ quan chính quyền địa phương có cơ sở khoa học để đề ra các


3

biện pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn thị xã, để hướng tới phát triển kinh tế
bền vững, xoá nghèo bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng của công cuộc xoá đói giảm nghèo hiện nay.
Tôi chọn đề tài “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nghèo nghèo đa chiều, và những giải pháp nhằm xoá đói giảm nghèo trên địa bàn thị xã
Dĩ An, tỉnh Bình Dương.” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nghèo, nghèo đa chiều của
hộ gia đình và những giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Dĩ An.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá về Cơ sở lý luận và thực tiễn.
- Tìm hiểu thực trạng nghèo đói và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng nghèo, nghèo đa chiều của hộ gia đình trên địa bàn thị xã Dĩ An.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo trên địa
bàn thị xã Dĩ An trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nghèo, nghèo đa chiều của hộ gia
đình trên địa bàn khu vực thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về nội dung
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng nghèo đói của hộ gia đình nông thôn
trên địa bàn thị xã Dĩ An. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nghèo, nghèo đa
chiều của hộ gia đình, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp kinh tế chủ yếu, kết
hợp với các giải pháp xã hội để xoá đói giảm nghèo.
Về không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại các hộ gia đình thuộc phạm vi địa bàn
thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.


4

Về thời gian
- Đề tài tập trung thu thập và nghiên cứu số liệu thứ cấp trên địa bàn thị xã Dĩ
An thời kỳ 2010 – 2012.
- Số liệu sơ cấp được điều tra, thu thập ở các hộ gia đình trên địa bàn thị
xã Dĩ An trong năm 2013.
4. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài chia
làm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn nghèo, nghèo đa chiều
Chương 2. Đặc điểm cơ bản ở thị xã Dĩ An và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu



5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHÈO VÀ NGHÈO ĐA CHIỀU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm nghèo đói (Poverty)
Không có một khái niệm duy nhất về nghèo đói, và do đó cũng không
có một phương pháp hoàn hảo để đo được nghèo đói. Nghèo đói là tình trạng hộ gia
đình bị thiếu thốn ở nhiều phương diện của cuộc sống cơ bản. Thu nhập hạn chế,
hoặc thiếu cơ hội và điều kiện để tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo sản xuất,
sinh hoạt, tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ bị tổn thương trong những lúc
đột biến bất lợi, và họ ít được tham gia vào quá trình ra quyết định,... đó là tất cả
những khía cạnh của nghèo đói.
- Đói nghèo, từ tiếng nói của người nghèo: Tiếng nói của người nghèo cho ta
những cảm nhận cụ thể, rõ ràng nhất về các khía cạnh của nghèo đói (Nghèo đói
không chỉ bao hàm sự khốn cùng về vật chất mà còn là sự thụ hưởng thiếu thốn về
giáo dục và y tế).
* Một số quan điểm về nghèo:
-Theo Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do
ESCAP (The United Nations Economic and Social Comission for Asia and Pacific)
tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa chung về đói nghèo
như sau: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn
các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tuỳ
theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.”
-Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen - Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo
đói như sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đôla (USD)

mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu
để tồn tại”.
-Theo quan điểm của ngân hàng thế giới World Bank (WB): Ngưỡng nghèo


6

là mốc mà nếu cá nhân hay hộ gia đình có thu nhập nằm dưới mốc này thì bị coi là
nghèo. Ngưỡng nghèo là yếu tố chính yếu để quy định thành phần nghèo của một
quốc gia. Theo World Bank thì đói nghèo là những hộ không có khả năng chi trả
cho số hàng hoá lương thực của mình đủ cung cấp 2.100 calori mỗi người mỗi ngày.
-Theo Ông Abapia Sen, người được giải Nobel về kinh tế năm 1998, cho
rằng:“Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của
cộng đồng”
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm
nghèo đói, và tách riêng đói và nghèo thành 2 khái niệm riêng biệt:
a. Khái niệm nghèo
Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những
nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung
bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
b. Khái niệm đói
Đói là một khái niệm dùng diễn đạt tình trạng con người ăn không đủ no,
không đủ năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày do đó không
đủ sức để lao động và tái sản xuất sức lao động.
Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu
và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các
hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng
đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không có gì đáng kể, nhà
ở tạm bợ, con cái thất học, bình quân lương thực dưới 13 kg gạo/người/tháng.
Tất cả những quan niệm, khái niệm về đói nghèo nêu trên đều phản ánh ba

khía cạnh chủ yếu của người nghèo đó là:
+ Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
+ Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho
con người.
+ Thiếu cơ hội lựa chọn và tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
Một cách hiểu khác hơn: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới


7

ngưỡng quy định của sự nghèo đói. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc
điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển
kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia.
Qua các định nghĩa, khái niệm trên, tác giả đúc kết lại và có thể đưa ra định
nghĩa chung về nghèo đói như sau: “Đói nghèo là tình trạng người dân không có
những điều kiện cơ bản để đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt cuộc sống tối thiểu như
cái ăn, cái mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, và các quyền cơ bản của con người
để được tham gia vào các quyết định của cộng đồng.”
Nghèo đói vừa là hiện tượng kinh tế vừa là hiện tượng xã hội, nó xuất hiện
cùng với sự phát triển của xã hội loài người và tồn tại như một thách thức lớn đối
với sự phát triển của tất cả các nền kinh tế.
1.1.1.2. Khái niệm nghèo đa chiều
Nghèo đa chiều là một khái niệm rộng hơn so với nghèo đơn chiều, nghèo
vượt ra khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo đa chiều không chỉ dựa trên thu
nhập, chi tiêu mà nó còn bao hàm nhiều vấn đề liên quan như giáo dục, văn hoá, y
tế, mức sống, dễ rơi vào tình trạng tổn thương, thiếu quyền phát ngôn và không có
quyền lực.
a. Nghèo khổ đa chiều
- Năm 1997, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development
Programme – UNDP) đưa ra khái niệm nghèo khổ tổng hợp: Đó là sự thiếu cơ hội

và sự lựa chọn bảo đảm các điều kiện để phát triển toàn diện con người: điều kiện
vật chất, giáo dục, tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe.
- Năm 2003: UNDP, phát triển khái niệm nghèo khổ đa chiều trên khía cạnh
“Quyền lợi” cơ bản của con người: Quyền tự do, quyền bình đẳng, sự khoan dung.
Vậy, nghèo đa chiều là tình trạng nghèo của một bộ phận dân cư bị thiếu hụt
trầm trọng về các điều kiện vật chất và quyền cơ bản để đảm bảo sự sinh tồn và phát
triển toàn diện của con người.
Nghèo đa chiều là một chuẩn nghèo đang được áp dụng trong việc giảm
nghèo tại nhiều nước nhưng là một khái niệm khá mới mẻ đối với Việt Nam. Nghèo


8

đa chiều là tình trạng nghèo về mặt kinh tế và thiếu hụt ít nhất một trong nhiều nhu
cầu xã hội thiết yếu.
Nghèo đa chiều được đo lường bằng Chỉ số nghèo đa chiều MPI
( Multidimensional Poverty Index).
Tại nhiều nước, những người được tính là nghèo đa chiều khi có thu nhập
bình quân nằm dưới chuẩn nghèo và thiếu hụt ít nhất một trong những nhu cầu xã
hội như: giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nhà ở, dịch vụ cơ bản tại nơi ở, lương thực,
thực phẩm…
+ Nói chung, một hộ gia đình bị coi là nghèo đa chiều nếu thiếu thốn 30%
trên tổng số những chỉ tiêu sau :
Gia đình ở nhà nền đất hay nền gì?
Có nhà vệ sinh không ?
Có điện dùng không ?
Có phải đi bộ hơn 30 phút mới tới được chỗ lấy nước hay không ?
Có trẻ em nào không được tới trường ?
Trong gia đình có ai chưa học xong cấp 1?
Có người nào trong gia đình bị suy dinh dưỡng hay không ?

b. Ý nghĩa của việc tiếp cận khái niệm nghèo đa chiều
Ở Việt Nam, tuy khái niệm nghèo đa chiều là quá mới mẽ. Qua việc tiếp cận
khái niệm mới này cũng giúp xây dựng bộ chuẩn tiêu chí nghèo đa chiều với một
cách nhìn toàn diện hơn về bức tranh hiện trạng nghèo trong giai đoạn hiện nay,
đồng thời giúp cho các cơ quan liên quan hoạch định chính sách thiết thực nhằm
giúp cho việc giảm nghèo triệt để và bền vững hơn. Theo đó, người nghèo được
chia ra làm nhiều nhóm theo độ tuổi, theo các chuẩn nghèo đa chiều mà họ đang
mắc phải để nhà nước và các tổ chức giảm nghèo tập trung tháo gỡ, hỗ trợ thiết thực,
không trùng lắp và hiệu quả hơn.
1.1.1.3. Hộ nghèo, hộ đói
a. Hộ nghèo
Là hộ có mức thu nhập hay mức chi tiêu bình quân nhỏ hơn so với chuẩn


9

nghèo của quốc gia hoặc chuẩn nghèo do địa phương sở tại ban hành. Tuỳ thuộc
vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung, nên chuẩn nghèo hoặc nội dung xem
xét về nghèo được thay đổi. Do đó, khái niệm về hộ nghèo có thể thay đổi.
Đặc trưng của hộ nghèo:
- Thu nhập thấp, không ổn định
- Sống chủ yếu ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo...và tham gia chủ yếu vào
hoạt động nông nghiệp.
- Không có vốn sản xuất hoặc có rất ít vốn.
- Trình độ giáo dục thấp.
- Ít có điều kiện tiếp xúc với xã hội, thường có thái độ tự ti về bản thân.
- Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng kém.
b. Hộ đói
Hộ đói là hộ cơm không đủ ăn, áo quần không đủ mặc, con cái thất học, ốm
đau không có tiền chữa trị, nhà ở rách nát.

1.1.1.4. Phân loại nghèo
Tình trạng nghèo đói được đặt trong mối tương quan với mức chuẩn nghèo
đói được xã hội quy định và thừa nhận tại thời điểm đánh giá. Một người có thể
nghèo tương đối nhưng không nhất thiết phải bị rơi vào nghèo tuyệt đối và ngược
lại. Do vậy, cần phải phân biệt các dạng nghèo đói khác nhau.
a. Nghèo tuyệt đối
Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển,
Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệm
nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức
độ tuyệt đối... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt
đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong
tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của
cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta."
b. Nghèo tương đối
Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào


10

hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung
cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về
một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Như vậy, nghèo
tuyệt đối là tình trạng mà những người nghèo không đạt được mức sống tối thiểu
theo quy định. Nghèo tương đối để chỉ mức nghèo trong mối quan hệ so sánh giữa
những người nghèo với các nhóm dân cư khác trong xã hội.
c. Nghèo sơ cấp
Hay còn gọi là nghèo hữu hình, là tình trạng mức sống của người được nghiên
cứu thấp đến mức họ không tự đảm bảo được sự tồn tại có tính hữu hình của họ.
d. Nghèo thứ cấp
Là nghèo về tinh thần, là sự thiếu thốn trong lĩnh vực tâm lý xã hội.

e. Nghèo nhất thời
Là tình trạng nghèo về thu nhập, nhưng không nghèo về tài sản.
f. Nghèo cố hữu
Là tình trạng nghèo cả về thu nhập và tài sản (Nhân khẩu học; trình độ học vấn;
nhà ở; việc làm).
1.1.1.5. Khái niệm về xóa đói, giảm nghèo
a. Xoá đói
Xóa đói là ban hành và hướng dẫn thực hiện một số chính sách kinh tế - xã
hội nhằm tác động vào bộ phận dân cư nghèo, có mức sống dưới mức tối thiểu và
với thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì sự tồn tại, từng bước
nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật
chất để duy trì cuộc sống.
b. Giảm nghèo
Giảm nghèo là ban hành và hướng dẫn thực hiện một số chính sách kinh tế xã hội nhằm tác động vào bộ phận dân cư nghèo nhằm nâng cao mức sống, từng
bước thoát khỏi tình trạng nghèo, làm cho tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo
giảm xuống. Hay nói cách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư
nghèo lên mức sống cao hơn.


11

Sự thống nhất giữa hai mục tiêu này: Nếu giảm nghèo đạt được mục tiêu thì
đồng thời cũng là xóa đói luôn. Do vậy, thực chất giảm nghèo và xóa đói được xem
là đồng nghĩa.
1.1.2. Phương pháp xác định và các chỉ tiêu đo lường nghèo
1.1.2.1. Phương pháp xác định chuẩn nghèo và đối tượng nghèo
Từ các quan điểm khác nhau về nghèo, chúng ta nhận thấy không có một
khái niệm hay một định nghĩa duy nhất nào về nghèo. Do đó cũng không có một
phương pháp nào hoàn hảo để đo được tình trạng nghèo. Theo “Báo cáo phát triển
Việt Nam – Năm 2004” về nghèo, đã đưa ra các phương pháp sử dụng để đo mức

độ nghèo và xác định đối tượng nghèo tại Việt Nam. Có thể phân thành các nhóm
sau:
1. Thu nhập của hộ;
2. Chi tiêu của hộ;
3. Bản đồ nghèo;
4. Phân loại của địa phương;
5. Xếp hạng giàu nghèo;
a. Phương pháp dựa vào thu nhập
Phương pháp này có cơ sở khoa học và tính toán đơn giản thường được áp
dụng ở một số nước Châu Mỹ và Châu Á trên cơ sở lý luận cho rằng người nghèo là
người có mức thu nhập rất thấp không đủ để trang trải cho các chi phí về lương thực,
thực phẩm và các dịch vụ xã hội khác. Do vậy, theo phương pháp này chuẩn nghèo
được xác định bằng khoảng 1/2 mức thu nhập bình quân đầu người. Bộ Lao động –
Thương binh và xã hội cho rằng “Theo quan niệm chung của nhiều nước, hộ nghèo
có mức thu nhập dưới 1/3 mức thu nhập trung bình của xã hội.”
Việc xác định chuẩn nghèo bằng khoảng 1/2 hay bằng 1/3 mức thu nhập bình
quân đầu người của các hộ gia đình là phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi
quốc gia và khoảng dao động của chuẩn nghèo sẽ nằm trong khoảng từ 1/2 đến 1/3
mức thu nhập bình quân. Đối với các nước phát triển, có thu nhập bình quân cao thì
có thể lấy mức 1/2; Các nước chậm phát triển có thể lấy mức 1/3.


12

Đối với nước ta, là nước đang phát triển nên có thể lấy trong khoảng từ 1/2
đến 1/3 mức thu nhập bình quân đầu người.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, ít tốn kém chi phí vì
có thể sử dụng các số liệu có sẵn, các địa phương cũng có thể tự tính toán để xây
dựng chuẩn nghèo cho địa phương mình. Nhưng có nhược điểm là sự điều chỉnh
chuẩn nghèo sẽ nằm trong một khoảng dao động lớn. Do lấy từ 1/2 đến 1/3 mức thu

nhập, nên khi mức thu nhập thay đổi thì khoảng này sẽ thay đổi, do đó phương pháp
này dễ bị chi phối bởi ý muốn chủ quan của người thực hiện tính toán và việc so
sánh giữa các vùng, các địa phương, các quốc gia không có tính tương đồng với
nhau.
b. Phương pháp dựa vào chi tiêu
Đây là phương pháp do các chuyên gia Ngân Hàng Thế giới (WB) khởi
xướng và cũng được nhiều quốc gia, các tổ chức quốc tế công nhận và sử dụng
trong việc xây dựng chuẩn nghèo ở cấp quốc gia. Nội dung của phương pháp này là
dựa vào nhu cầu chi tiêu để đảm bảo các nhu cầu cơ bản của con người như các
khoản chi tiêu cho ăn, mặc, ở , y tế, giáo dục, văn hoá, chi phí đi lại, giao tiếp xã hội.
Phương pháp này tiến hành qua 3 bước:
Bước 1: Xác định nhu cầu chi tiêu cho lương thực, thực phẩm. Để xác định
nhu cầu này thì cần thiết phải xác định rổ hàng hoá để bình quân hàng ngày mà để
một người có được đủ 2.100 Kcalo, rổ hàng hoá này thường có khoảng 40 mặt hàng
và được xếp thành 16 nhóm hàng hoá.
Bước 2: Xác định nhu cầu chi tiêu phi lương thực, thực phẩm (Cho các nhu
cầu cơ bản còn lại). Đối với nhóm người giàu thì tỷ lệ giữa nhu cầu chi tiêu cho
lương thực, thực phẩm và nhu cầu chi tiêu phi lương thực, thực phẩm là 50%: 50%,
còn đối với nhóm người nghèo thì tỷ lệ này là 70%: 30%.
Bước 3: Xác định tổng nhu cầu chi tiêu (Gồm nhu cầu chi tiêu cho lương
thực, thực phẩm và nhu cầu chi tiêu phi lương thực, thực phẩm).
Tổng nhu cầu ở Bước 3 chính là chuẩn nghèo chung. Người có thu nhập thấp
hơn chuẩn nghèo chung này được xếp vào nhóm người nghèo, và tỷ lệ nghèo được


13

tính bằng tỷ lệ số người dân có thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo so với tổng số dân
cư.
Phương pháp này có ưu điểm là có cơ sở khoa học, độ tin cậy và độ chính

xác cao. Phản ánh đúng thực trạng của cuộc sống và được nhiều quốc gia sử dụng
và có sơ sở để so sánh với các quốc gia khác.
Nhưng phương pháp này có nhược điểm là việc thu thập các thông tin về mặt
hàng trong từng thời kỳ khác nhau, chi tiêu của hộ dân cư thì rất phức tạp nhiều
khoản chi lớn nhỏ khác nhau nên tốn nhiều thời gian và tốn nhiều chi phí. Khi xác
định mức độ nghèo thì phải tổ chức điều tra chọn mẫu với cỡ mẫu lớn để tránh sai
số. Vì vậy, phương pháp này đáng tin cậy khi xác định đối tượng nghèo ở phạm vi
cấp tỉnh, còn cấp huyện, xã thì không thể áp dụng được.
c. Vẽ bản đồ nghèo
Phương pháp này là kết hợp giữa điều tra hộ gia đình trên phạm vi rộng với
Tổng điều tra dân số. Trong các cuộc điều tra hộ như điều tra mức sống hộ gia đình
sẽ thu thập các thông tin không những chỉ về thu nhập, chi tiêu mà còn bao gồm
hàng loạt các thông tin biến số khác như quy mô hộ, thành phần dân tộc của hộ,
trình độ học vấn, nghề nghiệp của các thành viên trong hộ và tài sản của hộ.
Trong Tổng điều tra dân số, không điều tra chủ yếu về thu nhập, chi tiêu
nhưng lại cũng bao hàm các thông tin của điều tra mức sống của hộ.
Phương pháp vẽ bản đồ nghèo là kết hợp hai công cụ thống kê trên và được
tiến hành qua 3 bước:
Bước 1: Xác định các biến số chung giữa điều tra hộ với các thông tin của
cuộc tổng điều tra dân số cùng kỳ.
Bước 2: Tiến hành phân tích thống kê để đánh giá mối quan hệ giữa mức chi
tiêu bình quân đầu người với những biến số.
Bước 3: Sử dụng kết quả phân tích thống kê để dự báo chi tiêu của những hộ
có trong điều tra dân số.
Mức chi tiêu dự báo này sẽ làm căn cứ đánh giá xem một hộ nào đó có phải


14

thuộc diện là hộ nghèo hay không? Về mặt này, vẽ bản đồ nghèo sẽ cho phép tính

được tỷ lệ nghèo ở các cấp cơ sở, được đo bằng tỷ lệ hộ nghèo trong tổng điều tra
dân số của mỗi tỉnh, huyện, xã.
Phương pháp này có nhược điểm là không thực sự hoàn hảo vì việc dự báo
chi tiêu có thể ước tính với một khoảng sai số.
d. Phân loại của địa phương
Điểm căn bản của việc xác định đối tượng nghèo là để nhà nước có chính
sách tác động hổ trợ để giảm nghèo bằng cách phân bổ các khoản trợ giúp viện trợ
cho hộ nghèo.
Đặc điểm của phương pháp này là chính quyền địa phương cấp cơ sở như
thôn, xã sẽ lập danh sách những hộ nghèo và hộ đói để chuyển lên cấp trên. Danh
sách này được lập và cập nhật một hai lần trong năm, việc lập danh sách hộ nghèo
có thể không được trung thực và khách quan bởi lẽ có sự chi phối của tập tục địa
phương, sự thiên vị, thành kiến cá nhân hoặc nhìn nhận không trung thực của lãnh
đạo địa phương, nhất là khi mà những lợi ích như miễn học phí, thẻ khám chữa
bệnh miễn phí được quan tâm từ chính phủ. Vấn đề xem ai là người nhận được
những khoản trợ giúp này là dựa trên sự đánh giá chủ quan của người lập danh sách
hay kết quả từ sự đánh giá chủ quan của một số hộ khác trên những con số về thu
nhập nhưng không quan tâm đến những con số về chi tiêu.
Nhược điểm của phương pháp này là thiếu một quy tắc chặt chẽ để xác định
hộ nghèo. Việc thảo luận ở cấp thôn, xã có thực sự thành công trong việc xác định
ai, đối tượng nào cần nhận trợ giúp hay không vẫn là một câu bị bỏ ngỏ. Nó loại bỏ
một số hộ ra khỏi việc xem xét phân loại hộ nghèo hay không nghèo, những hộ bị
coi là không chịu chăm chỉ làm ăn, lao động hoặc ít có trách nhiệm với xã hội như
các khoản đóng góp cho địa phương thì hiếm khi nhận được sự trợ giúp và thậm chí
còn không được liệt kê vào danh sách các hộ nghèo. Trên thực tế, việc không trợ
cấp cho những hộ này có thể không ảnh hưởng đến cuộc sống trước mắt nhưng sẽ
gây thiệt thòi về quyền lợi trong tương lai cho thế hệ con cái của hộ, con cái của hộ
là những con người không hề có lỗi vì cha mẹ của chúng bị nghiện ngập hay không



15

chịu cố gắng làm ăn.
e. Xếp hạng giàu nghèo
Phương pháp này thường được áp dụng nhiều nhất trong PPA (Participatory
Poverty Assessment – Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân), bao gồm một
tập hợp tất cả các nhận xét về hiện trạng của các hộ trong một cộng đồng. Các hộ
trong một cộng đồng được tập hợp lại theo một danh sách có thứ tự và phân loại các
hộ trong số đó. Trong PPA, những người tham dự được chọn lựa sao cho có đủ hai
thành phần giới tính (Nam, nữ), người trẻ, người già, hộ nghèo và hộ không nghèo.
Bên đại diện cho chính quyền địa phương gồm cả trưởng thôn, trưởng ấp. Những
cán bộ làm công tác xã hội từ những tổ chức phi chính phủ, hoặc các tổ chức nghiên
cứu khác trong nước được giao lưu với chính quyền cấp xã/ phường đứng ra làm
đầu mối tổ chức. Trên cơ sở xem xét những vấn đề chính ảnh hưởng đến đời sống
của các hộ dân cư, việc phân loại hộ thường được thực hiện thông qua cách phân
loại theo nhóm nhằm chỉ ra những đặc trưng của hộ nghèo, người nghèo. Sau đó,
phát hành những tờ phiếu có ghi tên tất cả các hộ trên địa bàn và phân phát cho tất
cả các thành viên tham dự để tự họ phân loại hộ vào các nhóm.
Cuối cùng, những hộ được phân loại khác nhau bởi ít nhất hai thành viên sẽ
được đem ra thảo luận chung trong cả nhóm. Từ đó, tìm hiểu nguyên nhân sự khác
nhau và đi đến sự nhất trí liên quan đến sự phân loại phù hợp cho mỗi trường hợp.
Do vậy, phương pháp xếp hạng giàu nghèo mang tính toàn diện hơn những
phương pháp chỉ dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu hay phương pháp tự đánh giá hay
phân loại của chính quyền địa phương. Nhược điểm của phương pháp này là tốn
kém chi phí, do phải tổ chức tham dự của nhiều thành phần tham gia.
1.1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường nghèo
a. Chuẩn nghèo (Ngưỡng nghèo)
Chuẩn nghèo là một ranh giới để phân biệt đối tượng người nghèo với những
đối tượng không nghèo khác. Chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó tồn tại và
biến đổi theo thời gian và không gian căn cứ vào từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã

hội.


16

Về thời gian: Chuẩn nghèo có thể biến động theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sinh sống của con người trong từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử
khác nhau. Khi điều kiện kinh tế - xã hội phát triển cao, đời sống con người được
cải thiện nhiều hơn, hầu hết các nhóm dân cư đều mong muốn cải thiện mức thu
nhập, đời sống, sinh hoạt của mình.
Về không gian: Chuẩn nghèo có thể biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế
- xã hội riêng của từng vùng, từng miền hay từng quốc gia.
Chuẩn nghèo Thế giới:
Theo quan niệm trên, WB đưa ra khuyến nghị thang đo nghèo đói như sau:
+ Đối với nước nghèo (Theo Liên Hợp Quốc là nước có thu nhập bình quân đầu
người ít hơn 500 USD năm tính theo thu nhập quốc dân), các cá nhân bị coi là
nghèo đói khi mà có thu nhập dưới 0,50 USD/ ngày.
+ Đối với các nước đang phát triển là 1 USD/ ngày.
+ Đối với các nước thuộc Châu Mỹ La tinh và vùng Caribe là 2 USD/ngày.
+ Các nước Đông Âu là 4 USD/ ngày.
+ Các nước công nghiệp phát triển là 14,40 USD/ ngày.
Tuỳ theo điều kiện của mỗi quốc gia mà các quốc gia tự xây dựng một chuẩn
nghèo riêng để áp dụng cho quốc gia mình, thường là thấp hơn so với chuẩn nghèo
đói mà Ngân hàng Thế Giới (WB) đưa ra.
Chuẩn nghèo Việt Nam: Là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo
nghèo của các hộ dân tại Việt Nam. Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân
trên thế giới.
Căn cứ vào mức sống thực tế của các địa phương trên cả nước, đến nay
Chính phủ và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có 5 lần công bố chuẩn
nghèo tính theo thu nhập bình quân đầu người cho các giai đoạn cụ thể khác nhau
như 1993 – 1995; 1996 – 2000; 2001 – 2005; 2006 – 2010; 2011 – 2015.

Trong luận văn, tác giả đề cập đến chuẩn nghèo áp dụng cho hộ nghèo của
các giai đoạn gần đây nhất của Việt Nam là Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015.
Theo quyết định của thủ tướng Chính phủ Việt Nam số 09/2011/QĐ – TTg ký


17

ngày 30 tháng 01 năm 2011 như sau:
1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (Tức 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
2. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (Tức 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000
đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
4. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000
đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
b. Các thước đo về nghèo
Để đo lường về nghèo, các nhà nghiên cứu thường tính toán các chỉ tiêu
thống kê mô tả như: Tỷ lệ nghèo, khoảng cách nghèo và tính nghiêm trọng của
nghèo.
Theo James E.Foster (Trường Đại học George Washington), Joel Greer và
Erik Thorbacke (Trường Đại học Cornell), Viện chính sách Kinh tế Quốc tế Institute for International Economic Policy (1984), đã chỉ ra rằng 3 chỉ tiêu trên có
thể được tính toán từ một công thức chung như sau:

1
P 
N

 z  yi 


 z 

i 1 
M



Trong đó:
yi : Là mức chi tiêu hay thu nhập của người thứ i.
z: Là ngưỡng nghèo.
N: Là số người trong mẫu dân cư.
M: Là số người nghèo.
 : Là tham số về tình trạng nghèo, với   0 .

P

: Tỷ lệ nghèo, hay khoảng cách nghèo hay bình phương
khoảng cách nghèo, giá trị này phụ thuộc vào  .

 Tỷ lệ nghèo

(1.1)


18

Khi   0 , suy ra P = M / N. Tức là cho biết tỷ lệ số người nghèo trên tổng
số người trong mẫu. Chỉ tiêu này dễ tính toán nhưng không xác định được mức độ
trầm trọng của nghèo đói.
 Khoảng cách nghèo

Khi   1 , ta có P là khoảng cách nghèo. Chỉ tiêu này cho biết sự thiếu hụt
trong chi tiêu hoặc thu nhập của người nghèo, và nó biểu hiện như mức độ trung
bình của tất cả mọi người nghèo trong vùng.
 Tính nghiêm trọng của nghèo
Khi   2 , ta có P là chỉ số bình phương khoảng cách nghèo. Chỉ số này
thể hiện mức độ nghiêm trọng của nghèo và có xét đến trọng số về thu nhập hay chi
tiêu của người nghèo, nghĩa là người càng nghèo thì trọng số này càng lớn. Chỉ số
này có ưu điểm là quan tâm nhiều đến nhóm người nghèo nhất.
c. Bất bình đẳng
Một khái niệm khác có liên quan đến khía cạnh về nghèo đói đó là “Bất
bình đẳng”. Mặt dù mối quan hệ giữa nghèo đói và bất bình đẳng không mang tính
cơ học, nhưng nhìn chung nếu tình trạng bất bình đẳng tăng lên thì khoảng cách
chênh lệch về thu nhập giữa những người nghèo và những người giàu càng lớn,
nhưng xét về khía cạnh nghèo tương đối thì tỷ lệ người nghèo sẽ tăng lên. Điều này
cho thấy, nghèo đói và bất bình đẳng có quan hệ với nhau.
Để đo lường mức độ bất bình đẳng, các nhà nghiên cứu thường sử dụng hệ
số Gini. Ký hiệu là: G;
Hệ số Gini là hệ số dùng để biểu thị mức độ bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập. Nó có giá trị từ 0 đến 1 và bằng tỷ số giữa phần diện tích nằm giữa đường
cong Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối (Đường thẳng hợp với trục hoành một
góc có số đo là 450) với phần diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối trong
hệ trục toạ độ Đề Cac. Hệ số này được phát triển bởi nhà thống kê học người
Ý, Corrado Gini và được chính thức công bố trong bài viết năm 1912 của ông mang
tên "Variabilità e mutabilità".


19

Hệ số Gini có giá trị sau:


- Hệ số Gini, G = 0: Tượng trưng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọi người
đều có cùng một mức thu nhập);

- Hệ số Gini, G = 1: Tượng trưng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối (một
người có toàn bộ thu nhập, trong khi tất cả mọi người khác không có thu nhập).

- 0 < G < 1 : Tượng trưng cho sự bất bình đẳng trong thu nhập.
- Hệ số Gini (Hay còn gọi là hệ số Lorenz) : Là hệ số dựa trên đường
cong Loren (Lorenz) chỉ ra mức bất bình đẳng của phân phối thu nhập giữa cá nhân
và hệ kinh tế trong một nền kinh tế.
Đường cong Lorenz: Là sự thể hiện bằng đồ thị cho thấy mức độ không đều
nhau của phân phối thường xuyên. Cho thấy mức độ khác nhau của phân phối phu
nhập giữa các nhóm dân cư khác nhau. Đường cong Lorenz đối chiếu phần trăm (%)
cộng dồn của tổng thu nhập nhận được với phần trăm (%) cộng dồn của dân số có
thu nhập và được bắt đầu từ người có thu nhập thấp nhất.
Một điểm nằm trên đường cong chỉ ra phần trăm của dân số nắm giữ một
phần nhất định của tổng thu nhập. Chẳng hạn, nếu 10% dân số chiếm 10% thu nhập,
20% dân số chiếm 20% thu nhập, thì trong trường hợp đó đường cong Lorenz sẽ
trùng với đường 450.
- Nếu sự phân phối thường xuyên là ngang bằng nhau, bình đẳng tuyệt đối
thì đường cong Lorenz sẽ trùng với đường thẳng 450, thì G = 0.
Hạn chế của hệ số Gini là chỗ nó chỉ là một số đo về quy mô tương đối, cho
nên trong nhiều trường hợp có cùng một giá trị của Gini – G nhưng trên thực tế thì
xã hội lại được đánh giá mức độ công bằng không giống nhau. Cùng một cách phân
phối nhưng nó có thể là khá bình đẳng trong một phạm vi nào đó nhưng lại bất bình
đẳng trong một phạm vi khác do vì còn phụ thuộc vào cộng đồng người, tập quán xã
hội, văn hoá,…


20


Phần trăm thu
nhập cộng dồn
(%)

Đ
ư


ng

ng
hi
ên
g

45 0

80

20

Phần trăm dân số
Cộng dồn (%)

10

30

40


80

Biểu đồ 1.1. Đường cong Lorenz
Hệ số Gini – G có thể được tính theo công thức sau:
n



i. y i
1
i 1
G 1
 2
n
n 2.y

(1.2)

Trong đó: yi : Là thu nhập của người thứ i sắp theo thứ tự giảm dần
(Trong công thức có nghĩa là cộng dồn từ người có chi tiêu
hoặc thu nhập thấp nhất)
y : Thu nhập hay chi tiêu bình quân mẫu. ; n: Số hộ mẫu.

Phần lớn các quốc gia thuộc thế giới thứ ba có hệ số Gini tính theo thu nhập
hoặc chi tiêu dao động trong khoảng từ 0,30 đến 0,60.
Chỉ số Gini (Gini Index) là hệ số Gini được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần
trăm, được tính bằng hệ số Gini nhân với 100.
1.1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường nghèo đa chiều
Nghèo đói không phải chỉ biểu hiện qua trạng thái thiếu lương thực và thiếu

tiền mà còn phản ảnh qua mức sống của người dân. Từ năm 1997, Chương Trình
Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã dùng chỉ số phát triển con người HDI
(Human Development Index) để đo mức sống của người dân gồm 3 yếu tố là tuổi
thọ, giáo dục và lợi tức. Từ năm 2010, Liên Hiệp Quốc áp dụng một phương thức
mới để đo mức nghèo một cách toàn diện hơn gồm các yếu tố tiền tệ và phi tiền tệ


21

gọi là chỉ số nghèo đói đa chiều (Multidimensional Poverty Index - MPI) do Sabrina
Alkira và Maria Emma Santos, hai chuyên gia của OPHI (Oxford Poverty and
Human Development Initiative) thuộc Đại học Oxford sáng chế.
Chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI) được phát triển, và ứng dụng bởi OPHI
(Oxford Poverty and Human Development Initiative) trực thuộc trường đại học
Oxford và được UNDP ủng hộ. Chỉ số này thay thể chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI)
đã được nêu trong các báo cáo phát triển con người thường niên từ 1997.
Chỉ số nghèo khổ đa chiều phản ảnh tất cả phạm vi tác động của nghèo đói.
Chỉ số này được tính toán bằng việc nhân phạm vi ảnh hưởng của đói nghèo
(Incidence of Poverty) và cường độ trung bình tác động lên người nghèo (Average
Intensity Across the Poor). Một người được xác định là nghèo nếu anh hoặc chị ta
thiếu ít nhất 30% các chỉ báo đã được gia trọng.
Chỉ số nghèo khổ đa chiều đánh giá được một loạt các yếu tố quyết định hay
những thiếu thốn, túng quẫn ở cấp độ gia đình: từ giáo dục đến những tác động về
sức khỏe, đến tài sản và các dịch vụ. Theo OPHI và UNDP, những chỉ số này cung
cấp đẩy đủ hơn bức tranh về sự nghèo khổ sâu sắc so với các thang đo về thu nhập
giản đơn. Thang đo này biểu lộ cả tính tự nhiên và quy mô của sự nghèo khổ ở các
cấp độ khác nhau: từ cấp độ gia đình đến cấp độ khu vực, cấp độ quốc gia và cấp độ
quốc tế. Cách tiếp cận đa chiều mới trong việc đánh giá mức độ nghèo khổ được
điều chỉnh để sử dụng ở cấp quốc gia ở Mexico và hiện nay đang được xem xét áp
dụng ở Chile và Colombia.

Người phát ngôn của OPHI, Bà Sabina Alkire, người sáng lập ra chỉ số
nghèo khổ đa chiều và giáo sư James Foster tại đại học George Washington nói
“Chỉ số nghèo khổ đa chiều này giống như một giải pháp hữu hiệu mới và khởi đầu
có thể giúp khám phá những quang phổ sinh động của những thách thức mà những
hộ gia đình nghèo nhất đang phải đối mặt”. Ngài Jeni Klugman, tác giả chính của
báo cáo phát triển con người sắp tới nói “Chỉ số nghèo khổ đa chiều cung cấp thang
đo đầy đủ hơn về sự nghèo khổ so với cách thức tính truyền thống - đô la/ ngày.
Đây là một sự bổ sung hữu ích vào hệ thống các công cụ được sử dụng để đánh giá


22

các chiều cạnh rộng lớn hơn sự hạnh phúc, mạnh khỏe (Well-being) của con người
bao gồm các chỉ số phát triển con người của UNDP và các thang đo khác về sự bất
bình đẳng theo dân số và giới”.
Chỉ số nghèo đa chiều bao quát được trực tiếp hơn sự túng thiếu, tổn thất
trong tác động đến sức khỏe, giáo dục và các dịch vụ thiết yếu như nước sạch, vệ
sinh và năng lượng. Ở một số nước các nguồn này được cung cấp miễn phí hoặc với
một giá rất thấp trong khi một số nơi chúng vượt quá mức so với thu nhập của
người lao động.
Chỉ số nghèo đói đa chiều MPI đo lường nghèo đói của OPHI với 3 chiều và
10 chỉ số như Bảng 1.1
Bảng 1.1. Chỉ số nghèo đói đa chiều của OPHI
Ba

10 chỉ số

Đường nghèo

chiều

Tử vong ở trẻ em

Gia đình có bất kỳ một đứa trẻ chết.

Dinh dưỡng

Gia đình có người thiếu dinh dưỡng.

Giáo

Số năm đi học

Có người không học hết 5 năm tiểu học.

dục

Bỏ học

Có người không đi học đến lớp 8.

Y tế

Nhiên liệu để nấu ăn Nấu ăn bằng gỗ, phân động vật, than, củi.

Mức
sống

Nhà vệ sinh

Không có nhà vệ sinh.


Nước sạch

Không có nước sạch để dùng hay cách xa 30km.

Điện lực

Không có diện thắp sáng.

Nhà ở

Sàn nhà trên bùn, cát, phân.

Tài sản

Không có ít nhất các loại tài sản Radio, điện
thoại, xe đạp hay mô tô.

(Nguồn: Oxford Poverty and Human Development Initiative, OPHI )


23

Một người được xem như nghèo nếu một người bị thiếu ít nhất 30% của các
chỉ tiêu trên. Chính phủ VN đã áp dụng chỉ số căn bản trên để cải biến thành 9 chỉ
tiêu áp dụng trong cuộc Điều Tra mức sống con người 2010 (Dữ liệu năm 2008) và
Báo cáo Phát Triển con người năm 2011 do Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp
Quốc phối hợp thực hiện.
Bảng 1.2. Chỉ tiêu nghèo đói đa chiều MPI của Việt Nam
Ba chiều


Chỉ tiêu

Chuẩn nghèo

Số năm học

Người từ 15 tuổi trở lên không học hết tiểu học

Bỏ học

Người từ 6 đến 18 tuổi không đi học

Giáo dục

Y tế

Chi phí y tế

phải ngưng chữa trị vì không đủ tiền.

Điện

Không có điện để sử dụng làm nguồn thắp sáng

Nước sạch

Không tiếp cận được nguồn nước sạch

Vệ sinh


Rác thải không được thu dọn, bị ô nhiễm

Nhà vệ sinh

Không có nhà vệ sinh hay nhà vệ sinh đổ chất thải trực
tiếp xuống sông rạch

Mức
sống

Phải bán tài sản, vay nợ để thanh toán dịch vụ y tế hay

Nhà ở

Không có nhà ở cố định, ở trong nhà tạm mà nền nhà
trên bùn cát.

Sở hữu tài

Không có ít nhất một trong ba loại tài sản sau đây:

sản lâu bền

- Phương tiện di chuyển: Xe đạp, xe máy, thuyền tự lái.
- Phương tiện liên lạc: Điện thoại.
- Thông tin: Television, radio

(Nguồn: Điều Tra mức sống con người 2010)



×