Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.77 KB, 95 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Học viên

Phạm Thị Thùy Trang


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước hết cho phép tôi cám ơn các thầy cô Khoa đào tạo Sau đại học Trường Đại học Lâm Nghiệp đã dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Thu Hà đã tận tình
hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các vị lãnh đạo, cán bộ phòng Nông nghiệp,
phòng Kinh Tế cùng các hộ dân ở địa phương đã tận tâm, chỉ bảo và tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã


động viên, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Học viên

Phạm Thị Thùy Trang


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ............................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp ......................... 4
1.1.1. Khái quát chung về hộ nông dân ........................................................... 4
1.1.2. Hiệu quả kinh tế ................................................................................... 6
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cây mía nguyên liệu ................................ 13
1.1.4. Ý nghĩa của nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất mía nguyên liệu . 17

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất mía nguyên
liệu ............................................................................................................... 18
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................ 20
1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế của sản xuất mía đường .................. 25
1.2.1. Thực trạng mía đường thế giới ........................................................... 25
1.2.2. Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam .................................................... 30
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả kinh tế.... 32
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 34
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang .................. 34
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 34
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang .. 37


iv

2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 39
2.2.1. Phương pháp điều tra mẫu .................................................................. 39
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 40
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 40
2.2.4. Phương pháp SWOT........................................................................... 41
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong đề tài .................................. 41
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 42
3.1. Thực trạng sản xuất mía nguyên liệu của huyện Sơn Dương ................. 42
3.1.1. Tình hình phân bố đất trồng mía của huyện năm 2014........................ 42
3.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng mía nguyên liệu của huyện qua 3 năm ... 43
3.1.3. Các giống mía được trồng trên địa bàn huyện ..................................... 44
3.1.4. Tình hình tiêu thụ mía nguyên liệu ..................................................... 46
3.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của các hộ điều tra
năm 2014...................................................................................................... 48
3.2.1. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất mía nguyên liệu của các hộ trồng mía ... 48

3.2.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của các hộ điều
tra năm 2014 ................................................................................................ 53
3.3. So sánh hiệu quả cây mía với cây trồng trên đất có thể trồng mía .......... 59
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất mía nguyên liệu
trong các nông hộ .......................................................................................... 61
3.4.1. Giống mía nguyên liệu ....................................................................... 61
3.4.2. Điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng… 62
3.4.3. Ảnh hưởng của trình độ lao động........................................................ 62
3.4.4. Ảnh hưởng của giá bán và giá cả đầu vào ........................................... 63
3.4.5. Ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sản xuất mía qua phiếu điều tra .... 64
3.4.6. Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng.............................................................. 65
3.4.7. Trình độ văn hóa................................................................................. 66


v

3.4.8. Nhóm yếu tố khoa học kĩ thuật ........................................................... 67
3.4.9. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên .......................................................... 68
3.4.10. Phân tích SWOT hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của huyện
Sơn Dương ................................................................................................... 69
3.5. Đánh giá chung về kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất mía nguyên liệu
trên địa bàn huyện Sơn Dương....................................................................... 69
3.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất mía nguyên liệu trên địa
bàn huyện Sơn Dương .................................................................................. 72
3.6.1. Định hướng ........................................................................................ 72
3.6.2. Các giải pháp ...................................................................................... 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 79
4.1. Kết luận ................................................................................................. 79
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH – HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá


ĐVT

Đơn vị tính

NS

Năng suất

LN

Lợi nhuận



Lao động

TT

Thứ tự;

TN

Thu nhập

TSCĐ

Tài sản cố định

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

Giá trị sản xuất

GTGT

Giá trị gia tăng

XĐGN

Xoá đói giảm nghèo

IC

Chi phí trung gian

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HQ

Hiệu quả

XDCB

Xây dựng cơ bản


UBND:

Uỷ ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1.1
1.2

1.3

Tên bảng
Tình hình sản xuất mía đường trên thế giới từ 1993 – 2013
Top 20 Quốc gia sản xuất mía đường hàng đầu thế giới năm
2012
Diện tích, năng suất, sản lượng mía nguyên liệu các miền
trong cả nước năm 2013 -2014

Trang
25
27

32

2.1

Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của huyện Sơn Dương


35

2.2

Cơ cấu phân bổ nguồn lực của huyện Sơn Dương

37

3.1

Diện tích trồng mía của các xã trên địa bàn huyện năm 2014

42

3.2

Diện tích, năng suất, sản lượng mía nguyên liệu của huyện
năm 2012 – 2014

44

3.3

Giống và cơ cấu giống mía trên địa bàn huyện Sơn Dương

45

3.4


Chi phí bình quân cho 1ha mía MI vụ mía năm 2014

49

3.5

Chi phí bình quân cho 1ha mía ROC 10

50

3.6

Chi phí bình quân cho 1ha mía F156

52

3.7

Kết quả và hiệu quả kinh tế giống MI (tính cho 1ha)

54

3.8

Kết quả và hiệu quả kinh tế giống ROC10 (tính cho 1ha)

56

3.9


Kết quả và hiệu quả kinh tế giống F156 (tính cho 1ha)

57

3.10

Chi phí sản xuất ngô (tính cho 1 ha)

59

3.11

Kết quả và hiệu quả sản xuất mía RF156 so với ngô

60

3.12

Giống và cơ cấu giống mía trên địa bàn xã Sơn Dương

61

3.13

Ý kiến của nông hộ về các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất mía của hộ

64



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản, có vai trò to lớn
trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt
ở các nước đang phát triển. Ở nước ta hiện nay, CNH - HĐH ngày càng phát
triển, nông nghiệp tuy giảm dần vai trò đóng góp vào GDP quốc gia (chỉ hơn
20% GDP), nhưng vẫn là nguồn sống chính của hơn 60% dân số Việt Nam.
Trước đây, cây mía tạo ra thu nhập (TN) cho người nông dân với các sản
phẩm mật mía, đường mía thì ngày nay, cây mía và ngành mía đường tại Việt
Nam được xác định không chỉ là ngành kinh tếmang lại lợi nhuận mà còn là
một ngành kinh tế xã hội do nó có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của
hàng nghìn người nông dân. Hơn một thập kỷ qua ngành mía đường trong
nước đã phát triển mạnh mẽ về quy mô, có nhiều đóng góp cho nền kinh tế
quốc dân nhất là trên mặt trận nông nghiệp và phát triển nông thôn, góp phần
quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số vùng và đã mở thêm
diện tích trồng mía với gần 50% giống mía mới, tạo công ăn việc làm cho hơn
một triệu lao động trong nông nghiệp và hàng vạn lao động làm công nghiệp.
Sơn Dương là một huyện miền núi thuộc tỉnh Tuyên Quang là một trong
những huyện có diện tích trồng mía lớn nhất tỉnh Tuyên Quang - Với diện
tích 400 ha, cây mía ở Phú Lương là một trong những cây mũi nhọn phát triển
kinh tế của xã và là nguồn cung cấp nguyên liệu mía cho Công ty cổ phần mía
đường Sơn Dương. Với chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
những năm gần đây, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Sơn Dương đã chủ
động triển khai thực hiện nhiều giải pháp sát với thực tế của địa phương,
nhằm khuyến khích nhân dân phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương,
đưa cây mía nguyên liệu vào trồng, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác
giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Tuy nhiên, người trồng



2

mía nguyên liệu vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do điều kiện thời tiết
khí hậu của vùng khắc nghiệt, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị
trường không ổn định và giá cả vật tư nông nghiệp phục vụ hoạt động sản
xuất mía tương đối cao. Do đó, người nông dân không dám mạnh dạn đầu tư
thâm canh dẫn đến hiệu quả sản xuất mía thấp.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để phát huy hết nội lực của vùng đất
giàu tiềm năng về lao động, đất đai, kinh nghiệm sản xuất… để nâng cao hiệu
quả kinh tế của sản xuất mía nguyên liệu.
Xuất phát từ thực tế đó, việc xem xét tình hình sản xuất mía của địa
phương, đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế của cây trồng là một trong những
cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất
mía để giúp nông hộ sản xuất mía có hiệu quả hơn. Đó là lý do chính mà
người nghiên cứu chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của sản
xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát:
Góp phần nâng cao nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất mía nguyên
liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
* Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế hoạt
động sản xuất mía nguyên liệu trong các nông hộ;
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất mía nguyên liệu
ở quy mô nông hộ trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang;
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
hoạt động sản xuất cây mía nguyên liệu tại địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang.



3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt động sản xuất và hiệu quả kinh tếcủa
các hộ sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài:
+ Về không gian: đề tài nghiên cứu trên phạm vi huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang.
+ Về thời gian:Năm2013 và năm 2014.
+ Về nội dung: đề tài chỉ tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất
một số giải pháp nâng caohiệu quả của hoạt động sản xuất mía nguyên liệu ở
quy mô nông hộ trên địa bàn huyện Sơn Dương.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp;
- Cơ sở thực tiễn về sản xuất mía nguyên liệu và hiệu quả kinh tế của sản
xuất mía nguyên liệu quy mô nông hộ;
-Thực trạng sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dân trên địa bàn
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang;
- Kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô
nông hộ trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả của sản xuất mía nguyên
liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang;
- Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất mía
nguyên liệu quy mô hộ trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất mía nguyên liệu
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp
1.1.1. Khái quát chung về hộ nông dân
1.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân
Hộ nông dân đã có từ lâu đời, song cho đến nay đã có nhiều quan điểm
khác nhau như:
- Theo Ellis năm 1988 “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ
ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong
một hệ thống kinh tế rộng lớn - Theo Lê Đình Thắng năm 1993: “Nông hộ là
tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp nông thôn”.
- Theo Nguyễn Sinh Cúc năm 2001: “Hộ nông nghiệp là những hộ có
toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp, tham gia gián
tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ
nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật…) và thông qua nguồn sống chính của
hộ dựa vào nông nghiệp”.
Như vậy, hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo
nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở
nông thôn. Nó mang những đặc điểm cơ bản sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị xuất vừa là
một đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của
hộ tự cấp tự túc. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị
trường.

- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ rất khác nhau


5

Khi nghiên cứu lịch sử phát triển kinh tế hộ nông dân, mỗi quan điểm
đều có một góc độ tiếp cận khác nhau do vậy khái niệm về kinh tế hộ nông
dân cũng có những cái nhìn khác nhau.
Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh
mẽ, C. Mác - P.Anghen quan niệm: “Kinh tế nông hộ vốn bị hạn chế, nên cần
được cải tạo thì mới có thể phát triển nông nghiệp lên trình độ xã hội hoá
ngày càng cao”. Do đó lúc đầu các ông dự đoán kinh tế nông hộ hoàn toàn bị
xoá bỏ trong điều kiện phát triển nền đại công nghiệp, sau này với thực tế
phát triển kinh tế ở Anh và các nước Tư bản khác, C.Mác đã thấy rằng: “Phát
triển nông nghiệp không giống như phát triển công nghiệp, kinh tế nông hộ tỏ
ra là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp có hiệu quả” (C.Mác, P.Anghen,
Tuyển tập, tập 3, (1962). NXB Sự thật).
1.1.1.2. Đặc điểm của hộ nông dân
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các nhà khoa học của khoa
KT & PTNT trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội cho rằng: “Kinh tế hộ
nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó
có nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là
chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn
chung, mọi quyết định trong sản xuất - kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc và
chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển”
Như vậy trong bất cứ hoàn cảnh nào thì kinh tế hộ nông dân vẫn tồn tại
như một hình thái sản xuất đặc thù bởi nó có những đặc điểm riêng có sau:
- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu và quá trình quản lý và sử
dụng các yếu tố sản

- Lao động quản lý và lao động sử dụng trực tiếp có quan hệ gắn bó chặt
chẽ và quan hệ huyết tộc. Từ đó dẫn đến lao động có tính thống nhất rất cao
về quyền lợi và lợi ích trong quản lý và tiêu dùng.


6

- Kinh tế hộ nông dân có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao,
điều này các đơn vị kinh tế khác gần như không thể hoặc rất khó khăn.
- Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người lao
động. Đây là tâm lý chung của người nông dân bởi họ chỉ làm gì mà họ cho là
cần thiết cho lợi ích đối với họ bất kể công việc đó xét về mặt kinh tế thì
không cho giá trị cao.
- Là đơn vị kinh tế có quy mô nhỏ.
- Kinh tế lao động sử dụng lao động gia đình và tiền vốn của gia đình là
chủ yếu.
1.1.2. Hiệu quả kinh tế
1.1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế trong nông ngiệp là tổng hợp các hao phí về lao động
và lao động vật chất hoá để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. Nó thể hiện
bằng cách so sánh kết quả sản xuất đạt được với khối lượng chi phí lao động
và chi phí vật chất bỏ ra. Lúc đó ta phải tính đến việc sử dụng đất đai và
nguồn vốn dự trữ vật chất, lao động, hay nguồn tiềm năng trong sản xuất nông
nghiệp (vốn sản xuất, vốn lao động, vốn đất đai). Nghĩa là tiết kiệm tối đa các
chi phí mà thực chất là hao phí lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự
lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước”. Còn theo P.samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản xuất diễn
ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm
sản lượng của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có HQ nằm trên giới

hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất của hai quan điểm này đề cập đến
khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp, cũng như
nền sản xuất xã hội. Trên giác độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế
sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng
sản xuất thì sản xuất có HQ.


7

Tổng quát về hiệu quả kinh tế là so sánh kết quả thu được và chi phí bỏ
ra. Tuy nhiên khái niệm hiệu quả kinh tế của các nhà kinh tế ở nhiều nước và
nhiều lĩnh vực có quan điểm nhìn nhận khác nhau. Có thể tóm tắt các hệ
thống quan điểm như sau:
- Hệ thống quan điểm thứ nhất cho rằng: hiệu quả kinh tế là kết quả đạt
được trong hoạt động kinh tế.
- Hệ thống quan điểm thứ hai: hiệu quả được xác định bằng nhịp độ tăng
tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân.
- Hệ thống quan điểm thứ ba: hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ
tiết kiệm chi phí trong một đơn vị và mức độ khối lượng kết quả hữu ích của
hoạt động sản xuất vật chất hay một thời kì, góp phần tăng thêm lợi ích của xã
hội, của nền kinh tế quốc dân.
- Hệ thống quan điểm thứ tư cho rằng: hiệu quả kinh tế được xác định
bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Được
thể hiện qua công thức sau:
Q
H=
C

Trong đó:


Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra
H là hiệu quả

Quan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét
đượcmột đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở
đó người ta xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa các
ngành sản phẩm, các địa phương khác nhau trong một thời điểm xác định.
- Hệ thống quan điểm thứ năm: hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số
giữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Được thể
hiện bằng công thức:


8

H=Q–C
Trong đó:

H là hiệu quả
Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra để đạt được Q

+ Hiệu số: Q – C là giá trị tuyệt đối của hiệu quả.
+ Tỷ số Q-C/C là giá trị tương đối của hiệu quả.
+ Q/C: biểu thị tỷ trọng chi phí cần thiết trong kết quả. Thông thường
hiệu quả được biểu hiện như một hiệu số giữa kết quả và chi phí. Tuy nhiên,
trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ hoặc là phép
trừ không có ý nghĩa.
Thông qua các chỉ tiêu này ta thấy nó chỉ phản ánh được quy mô của
hiệu quả kinh tế, song giá phải trả cho quy mô này là bao nhiêu, cái mà người

sản xuất quan tâm thì không rõ.
- Hệ thống quan điểm thứ sáu cho rằng: hiệu quả kinh tế biểu hiện ở quan
hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả sản xuất và phần gia tăng thêm của chi
phí bỏ ra.
H

Trong đó:

Q1  Q0  Q
=
C1  C0  C

H là hiệu quả kinh tế
Q1, Q0 là lượng kết quả ở hai kì khác nhau

C1, C0 là lượng chi phí ở hai kì khác nhau
Hoặc ta có thể viết :

H = ∆Q - ∆C

Hiệu quả kinh tế theo phương pháp này chủ yếu sử dụng trong nghiên
cứu đầu tư theo chiều sâu hay thâm canh.
Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế ở khía cạnh lợi nhuận thuần
túy (kết quả sản xuất - chi phí) hay chỉ tập trung vào tỉ số giữa kết quả sản
xuất và chi phí hay kết quả bổ sung và chi phí bổ sung thì chưa đầy đủ, chính


9

xác. Trong thực tế nó chịu nhiều ảnh hưởng, sự tác động của các yếu tố bên

ngoài nhưng kết quả đạt được là hệ quả của chi phí sẵn có (chi phí nền) cộng
chi phí bổ sung. Ở các mức chi phí nền khác nhau thì hiệu quả chi phí bổ sung
là khác nhau.
Tính biện chứng thống nhất của các sự vật và hiện tượng đòi hỏi khi
nghiên cứu phải đảm bảo chừng mực nhất định sự tương ứng đó, nếu không
kết luận sẽ sai với sự vận động của nó.
Tóm lại, ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức
quản lý nguồn lực đó để làm sao mang lại lợi nhuận tối đa và chi phí bỏ ra là
thấp nhất.
Hiệu quả kinh tế được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu nhằm phản
ánh mục đích cụ thể của các cơ sở sản xuất phù hợp với yêu cầu xã hội.
Trong thực tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả mỗi quan điểm có
những mặt tích cực song vẫn còn có những mặt hạn chế.
1.1.2.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật
tiến bộ vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế.Tuy nhiên, kết quả
của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng
thời còn tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con
người. Những kết quả đạt được đó là: nâng cao cuộc sống, giải quyết công ăn
việc làm, góp phần ổn định chính trị và xã hội, trật tự an ninh, xây dựng xã
hội tiên tiến, cải tạo môi trường, nâng cao đời sống tinh thần và văn hoá cho
nhân dân tức là đã đạt hiệu quả về mặt xã hội.
Đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, ngoài những hiệu quả chung về kinh
tế xã hội, còn có hiệu quả rất lớn về môi trường mà ngành kinh tế khác không
thể có được. Cũng có thể một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá


10


nhân, một đơn vị, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó lại ảnh hưởng
xấu đến lợi ích và hiệu quả chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân
loại chúng để có kết luận chính xác.
Phân thành hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường:
- Hiệu quả kinh tế là đại lượng được đo bằng kết quả chia cho chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quản lý kinh tế là việc lựa chọn và phân phối
hợp lý các nguồn lực để sản xuất của cải xã hội. Hiệu quả kinh tế luôn gắn với
các loại hiệu quả khác, hiệu quả kinh tế có thểlượng hoá được, biểu hiện bằng
hệ thống chỉ tiêu kinh tế. Khi xác định hiệu quả kinh tế phải xem xét đầy đủ
các mối quan hệ, kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối với đại lượng
tuyệt đối.
- Hiệu quả xã hội là biểu hiện các lợi ích về mặt xã hội. Có liên quan
mật thiết đến hiệu quả kinh tế thể hiện mục tiêu hoạt động của con người.
Hiệu quả xã hội thường không lượng hoá được rõ ràng mà chỉ đánh giá mang
tính chất định tính.
- Hiệu quả môi trường là hiệu quả về mặt môi trường, nó nêu lên hiệu
quả của việc làm thay đổi môi trường do hoạt động kinh tế gây ra.
-Phân loại theo phạm vi đối tượng xem xét
- Hiệu quả kinh tế quốc dân: Làxem xét toàn bộ nền kinh tế như một
tổng thể. Trong đó các ngành, các bộ phận, có liên quan mật thiết, có khi phải
hy sinh hiệu quả của ngành nào đó vì lợi ích của toàn bộ nền kinh tế.
- Hiệu quả kinh tế theo vùng, lãnh thổ là hiệu quả kinh tế tính cho
vùng, khu vực và địa phương.
- Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp là xem xét riêng cho từng doanh nghiệp.
Vì doanh nghiệp theo mục tiêu riêng và lấy lợi nhuận là mục tiêu cao nhất nên
nhiều khi hiệu quả doanh nghiệp không đồng nhất với hiệu quả quốc gia. Vì
vậy, Nhà nước cần có các chính sách và liên kết vĩ mô với các doanh nghiệp.


11


-Theo yếu tố tham vào quá trình sản xuất
- Hiệu quả sử dụng vốn.
- Hiệu quả sử dụng lao động.
- Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.
- Hiệu quả các biện pháp khoa học kĩ thuật và quản lí.
Ngoài ra, hiệu quả còn xem xét về mặt không gian, thời gian. Về mặt
thời gian, hiệu quả đạt được phải đảm bảo lợi ích trước mắt cũng như lợi ích
lâu dài, tức là hiệu quả đạt được ở thời kì trước không làm ảnh hưởng đến
thời kì sau. Về mặt không gian, hiệu quả chỉ có thể được coi là toàn diện khi
hoạt động của các ngành, đơn vị, bộ phận, đều mang lại hiệu quả và không làm
ảnh hưởng đến hiệu quả chung của toàn nền kinh tế.
* Mối quan hệ giữa các loại hiệu quả
Giữa các loại hiệu quả có mối quan hệ chặt chẽ và tương đối thống nhất
với nhau. Có được hiệu quả bộ phận thì sẽ có được hiệu quả ngành, có được
hiệu quả ngành thì sẽ có được hiệu quả vùng, có được hiệu quả vùng thì sẽ có
được hiệu quả quốc gia. Tuy vậy, cũng có những hiệu quả bộ phận, hiệu quả
ngành có mâu thuẫn với nhau. Để giải quyết những mâu thuẫn này thì cần
phải lấy lợi ích chung hay hiệu quả quốc gia làm tiêu chuẩn để xem xét.
1.1.2.3. Nội dung về đánh giá hiệu quả kinh tế
Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân biệt thành 3 phạm trù:
Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Ba phạm trù này
tuy khác nhau về nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh
quan hệ so sánh tương đối (phép chia) mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh


12


tuyệt đối (phép trừ) và chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ
giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối.
Kết quả kinh tế ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, tổng
thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có
quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt
lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả thể hiện
khối lượng, qui mô của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ
tiêu, tuỳ thuộc vào từng trường hợp. Hiệu quả là đại lượng được dùng để đành
giá kết quả đó được tạo ra như thế nào? chi phí bao nhiêu? mức chi phí cho 1
đơn vị kết quả có chấp nhận được không? Song hiệu quả và kết quả phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm của từng
ngành sản xuất, qui trình công nghệ, thị trường… Do đó, khi đánh giá hiệu quả
cần phải xem xét tới các yếu tố đó để có kết luận cho phù hợp.
Nếu như hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả kinh tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra, thì hiệu quả xã hội là mối tương
quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí
bỏ ra. Hiệu quả về kinh tế, xã hội thể hiện mối tương quan giữa các kết quả
đạt được tổng hợp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để
đạt được các kết quả đó.
Có thể nói hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò quyết định nhất
vànó được đánh giá một cách đầy đủ nhất khi kết hợp với hiệu quả xã hội. Để
làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế có thể phân loại chúng theo các tiêu thức nhất
định từ đó thấy rõ được nội dung nghiên cứu của các loại hiệu quả kinh tế.
Bản chất của hiệu quả kinh tế
- Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và
tiết kiệm lao động xã hội.



13

Quan điểm này gắn liền với hai quy luật của nền sản xuất xã hội là
quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian lao động.
Điều này thể hiện được mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu
được với lượng hao phí lao động xã hội. Đó chính là hiệu quả của lao động
xã hội.
Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả cao
nhất, với chi phí thấp nhất trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ mới. Về khía cạnh này cũng thể hiện chất lượng của quá
trình hoạt động sản xuất. Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động sản
xuất kinh doanh thì không dừng lại ở việc đánh giá những hiệu quả đã đạt
được, mà còn phải thông qua nó để tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất phát
triển ở mức cao hơn. Do đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù
kinh tế đánh giá trình độ sản xuất nhưng không phải mục đích cuối cùng
của sản xuất.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cây mía nguyên liệu
1.1.3.1. Đặc điểm sinh học của cây mía
Mía có tên khoa học là Saccharumof Feinỉuml: Là ngành có hạt, lớp một
lá mầm, thuộc họ hoa thảo, chu kỳ sinh trưởng của cây mía là từ bông hom
đến thu hoạch (Mía tơ) thu hoạch từ gốc, đến thu hoạch (Mía gốc) thường kéo
dài một năm, trường hợp đặc biệt là hai năm như ở HaWoai (Mỹ) có thể chia
thành năm giai đoạn: Nảy mầm, đẻ nhánh, vươn cao, chín công nghiệp và giai
đoạn treo cờ.
1.1.3.2. Yêu cầu sinh thái của cây mía
- Khí hậu: Mía là cây trồng yêu cầu nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều và
cường độ ánh sáng lớn, trong điều kiện khí hậu thích hợp mía là một trong
nhứng loại cây trồng có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao.



14

- Nhiệt độ: Ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, nhiệt độ tốt nhất cho
cây mía phát triển bình quân là: 25-26% tuỳ theo từng thời kỳ sinh trưởng
khác nhau mà yêu cầu nhiệt độ thích hợp.
Giai đoạn nảy mầm nhiệt độ thích hợp là: 30-33oC
Giai đoạn cây con nhiệt độ thích hợp là: 28-30oC
Giai đoạn đẻ nhánh nhiệt độ thích hợp là: 28-33oC
Giai đoạn vươn cao nhiệt độ thích hợp là: 28-35oC
Sự chênh lệch nhiêt độ giữa ngày và đêm càng nhiều thì càng tốt cho sự
phát triển cây mía.
- Độ ẩm: Cây mía là loại cây rất ưa ẩm, nó có thể phát triển được ở
những nơi có lượng mưa hàng năm từ 1500-2000mm. Lượng mưa này phân
bổ ở giai đoạn vươn cao là tốt nhất.
- Ánh sáng: Cây mía là cây rất cần ánh sáng, ánh sáng ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình quang hợp, cường độ quang hợp tỷ lệ thuận với cường độ
ánh sáng. Số giờ chiếu sáng tối thiểu là 1200h/năm, nếu phát triển lên
2000h/năm là tót nhất, đặc biệt là thời kỳ vươn cao, ngoài ra nó còn chịu ảnh
hưởng của gió.
- Đất đai: Để cây mía sinh trưởng và phát triển tốt thì cần loại đất có
thành phần cơ giới trung bình hoặc hơi nhẹ (khoảng 20% sét, 5-10% chất hữu
cơ, còn lại là mùn và cát). Độ PH từ 6-7 vụ phối hợp theo một tỷ lệ hợp lý
giữa mía tơ và mía gốc, giữa các thời vụ khác nhau nhằm không ngừng bồi
dưỡng cải tạo đất, tăng năng suất, kéo dài thời gian cung cấp nguyên liệu cho
chế biến.
- Thời vụ trồng: Để đảm bảo cho năng suất mía cao, ở Việt Nam mía
được chia làm 2 vụ:
+ Vụ đông xuân được trồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Vụ mía thu: được trồng vào tháng 8-9 và thu hoạch vào tháng 10
năm sau.



15

1.1.3.3. Kỹ thuật gieo trồng
- Làm đất: Cày 2-3 lần, sâu 25-30 cm. Để phơi ải một thời gian từ 15-20
ngày, sau đó bừa 2-3 lần sao cho đất tơi, mịn.
- Rạch hàng: Nên rạch hàng từ hướng Đông sang hướng Tây để cây mía
có thể nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Nếu đất đồi thì rạch hàng song
song với đường đồng mức để hạn chế sói mòn, khoảng cách hàng là: 1.2-12
cm, độ sâu từ 35-40 cm.
- Chuẩn bị hom giống: Có thể trồng bằng ngọn tận dụng (ngọn 1) ở
ruộng mía tơ, lưu gốc 1, loại bỏ cây bị sâu bệnh, phần gốc già, chặt hom từ
25-30 cm (có 2-3 mắt) bằng dao sắc, tránh hom bị dập vỡ. Lượng đạm cho
1ha khoảng 3000-3500 hom (khoảng 9-10 tấn ngọn/ha)
- Cách trồng: Rãi đều lượng phân bón xuống đáy rãnh, cuốc lấp một lớp
đất mỏng rồi đặt hom sao cho mắt mầm nằm sang hai bên để mầm rễ phát
triển.
- Bón phân: Vôi bột từ 1000-1800 kg/ha (tuỳ theo độ PH của từng loại
đất), rải đều trước khi bừa, phân hữu cơ nếu có rải đủ từ 10-15 tấn/ha thì rải
đều lên mặt đất trước khi kéo hàng, nếu ít thì bón xuống rãnh cùng với các
loại phân khác, bón lót toàn bộ phân hữu cơ với 1/2 kali và 1/2 đạm và lân
xuống đáy rãnh. Còn 1/2 đạm và 1/2 kali dùng để bón thúc, lần 1 lúc mía có 1
- 6 lá (1.5-2 tháng) giai đoạn đẻ nhánh, lần 2 lúc mía có 10-15 lá (giai đoạn
phát bóng) bằng cách cày xa gốc, sâu 5-10 cm. Ngoài ra còn phải làm sạch cỏ,
phát quang, đánh lá qua từng giai đoạn để đảm bảo ánh sáng, tránh được mần
ổ bệnh hình thành.
- Phòng trừ sâu bệnh: Luôn kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm sâu
bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, có hai loại sâu bệnh thường gây hại,
ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của mía, đó là: sâu đục thân và rệp hại

mía, khi phát hiện ra thì phải kịp thời phun thuốc trừ sâu.


16

- Chăm sóc mía gốc sau khi thu hoạch:
+ Có thể đốt sạch lá còn lại, có điều kiện thì cào vào giữa hàng
+ Băm lại gốc sâu xuống mặt đất 2-3 cm (chặt hết mầm)
+ Cày phá rễ cách gốc 15-20cm
+ Bón lượng phân như đã bón lót cho mía trồng mới
+ Cày phá bằng để lấp phân làm đất tơi xốp sau đó chăm sóc như mía tơ.
1.1.3.4. Giá trị kinh tế của cây mía
Đường giữ vai trò rất quan trọng trong khẩu phần thức ăn hàng ngày của
con người và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội.
Cây mía là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến
đường ăn trên thế giới và là nguồn nguyên liệu duy nhất của nước ta. So sánh
với một số cây công nghiệp ngắn ngày khác, cây mía là cây trồng có nhiều ưu
điểm và giá trị kinh tế cao, thể hiện ở các mặt dưới đây:
Xét về mặt sinh học:
Cây mía là cây trồng có khả năng sinh khối lớn.Nhờ đặc điểm có chỉ số
diện tích là lớn nên cây mía có khả năng lợi dụng cao ánh sáng mặt trời trong
quá trình quang hợp (tối đa có thể đạt 5-7%).Trong vòng 10-12 tháng một
hecta mía cho năng suất hàng trăm tấn mía cây và một khối lượng lớn lá xanh,
gốc, rễ để lại trong đất.
Khả năng tái sinh mạnh,mía là cây trồng có thể để gốc được nhiều năm.
Nghĩa là một lần trồng nhưng thu hoạch nhiều vụ. Năng suất mía ở vụ gốc
đầu thường cao hơn cả vụ mía tơ.
Khả năng thích ứng rộng,cây mía có thể trồng trên nhiều loại đất với các
điều kiện sinh thái khác nhau, chống chịu tốt các điều kiện bất thuận của tự
nhiên, dễ thích nghi với các trình độ sản xuất và chế biến.

Xét về mặt sản phẩm:
Cây mía là nguyên liệu chính để chế biến đường ăn, ngoài ra mía và
đường còn là nguyên liệu trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều ngành công


17

nghiệp như: rượu cồn, bột giấy, gỗ ép, dược phẩm, thức ăn gia súc, phân bón
v.v... Các sản phẩm phụ của mía, đường nếu được khai thác triệt để giá trị còn
có thể gấp 3-4 lần giá trị của chính phẩm (đường ăn).
1.1.4. Ý nghĩa của nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất mía nguyên liệu
* Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
- Trước khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng vùng mía
nguyên liệu, xây dựng các nhà máy đường để phục vụ sản xuất mía đường đáp
ứng nhu cầu trong nước. Đời sống người dân có thu nhập thấp, không ổn định.
- Với chính sách phát triển ngành công nghiệp mía đường của Việt Nam,
đã tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập, nhất là những vùng có diện
tích đất trước kia sản xuất có hiệu quả kinh tế thấp, giờ thu nhập được nâng
cao nhờ vào cây mía.
* Tạo công ăn việc làm cho người lao động
Mỗi nhà máy đường được xây dựng cần rất nhiều mía nguyên liệu để
phục vụ cho các nhà máy hoạt động. Nó đã tạo công ăn việc làm, lao động
cho các hộ nông dân. Nếu phát triển 280.000 ha mía trong vùng nguyên liệu
tập trung, trước hết tạo công ăn việc làm cho 250.000 hộ nông dân và khoảng
nữa triệu lao động nông nghiệp.
* Sử dụng hiệu quả diện tích đất đồi vườn, đất bãi
Với diện tích đất đồi, vườn không phù hợp với nhiều loại cây trồng khác,
hoặc có phù hợp thì hiệu quả kinh tế không cao.Nhưng lại phù hợp với cây
mía và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác khi canh tác
trên diện tích này.

* Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn
- Trong hơn 10 năm qua, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, sản xuất và
đời sống đã được cải thiện lớn, bộ mặt nông thôn đã được đổi mới, đường xá
giao thông nông thôn, đường điện trường học đã được mở thêm nhiều.


18

- Trong quá trình phát triển công nghiệp mía đường, nhiều nhà máy đã
gắn kết nguyên tắc tổ chức hợp tác ổn định bền vững với sản xuất nông
nghiệp nông thôn và nông dân.
Ví dụ: Trong những năm qua, nhà máy đường Sơn Dương đã hỗ trợ
nông dân khai hoang phục hoá mở rộng diện tích trồng mía được hơn 10000
ha và chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả thấp sang trồng mía được trên
được trên 5000 ha, tạo việc làm ổn định cho gần 20000 lao động. Hàng năm
nhà máy đầu tư ứng trước cho người dân trồng mía gần 150 tỷ đồng gồm tiền
cày bừa làm đất, tiền mua giống mía, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và một
phần tiền nhân công, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật thâm canh
mía cho hộ nông dân. Nhà máy còn dành một phần lợi nhuận hỗ trợ các hộ
nông dân trồng mía và các địc phương trồng mía xây dựng trường học, nhà
trẻ, trạm xá. Nhờ kết quả trồng mía hầu hết nông dân đã xây dựng nhà kiên
cố, mua sắm được nhiều phương tiện, hơn 90% hộ có ti vi, 60% hộ có xe
máy, trên 300 hộ đã có xe vận tải lớn để vận chuyển mía đến nhà máy bán,
120 họ có máy kéo làm đất, hơn 1000 hộ trồng mía hiện đang là cổ đông, tại
nhà máy nông dân trong vùng trồng mía không còn nghèo đói, số hộ nghèo
ngày một giảm, số hộ khá ngày một tăng bộ mặt nông thôn tròn vùng ngày
càng có nhiều đổi mới.
- Trong thời gian vừa qua, bàng sự hỗ trợ từ các chính sách của chính
phủ, ngành mía đường đã góp một phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế
quóc dân nói chung và quá trình CNH-HĐH ngành nông nghiệp nông thôn

nói riêng.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất mía
nguyên liệu
a. Những yếu tố tự nhiên:
- Khí hậu: Mía là cây cần nóng ẩm và biên độ nhiệt độ lớn, lượng mưa
nhiều và cường độ ánh sáng lớn sẽ cho năng suất cao.


×