Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng algorithm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.17 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ QUẢN LÝ

---o0o---

BÁO CÁO

VĂN HÓA KINH DOANH
CHỦ ĐỀ

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH
ĐẠO ĐỨC BẰNG ALGORITHM

GVHD:
Nhóm thực hiện:

TS. Vũ Quang
13

Hà Nội – Tháng 12/2015


MỤC LỤC
PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CẦN BIẾT ............................................................................... 3
1.1

Đạo đức kinh doanh là gì ........................................................................................................ 3

1.2

Vấn đề đạo đức là gì ............................................................................................................... 3



1.3

Algorithm là gì ........................................................................................................................ 3

1.4

Algorithm đạo đức là gì .......................................................................................................... 3

PHẦN 2: PHÂN TÍCH CỤ THỂ VIỆC SỬ DỤNG ALGORITHM ĐẠO ĐỨC ................................... 4
2.1 Tại sao ra quyết định đạo đức trong quá trình kinh doanh lại quan trọng .................................... 4
2.1.1 Lợi ích của việc áp dụng đúng ĐĐKD ................................................................................... 4
2.1.2 Sự phức tạp khi đưa ra quyết định về ĐĐKD ........................................................................ 4
2.2 Yếu tố nào ảnh hưởng việc ra quyết định đạo đức kinh doanh ..................................................... 5
2.3 Mô hình các bước chung của phương pháp Algorithm đạo đức ................................................... 6
2.4 Phân tích rõ các bước thực hiện trong Algorithm đạo đức ........................................................... 7
2.4.1 Mục tiêu ................................................................................................................................. 7
2.4.2 Biện pháp ............................................................................................................................... 8
2.4.3 Động cơ .................................................................................................................................. 8
2.4.4 Hậu quả ................................................................................................................................ 10
2.4.5 Bảng tổng kết khái quát 4 bước cấu thành Algorithm đạo đức ............................................ 10
PHẦN 3: VẬN DỤNG THỰC TẾ ....................................................................................................... 12
3.1 Công ty nào đã thực hiện thành công Algorithm đạo đức .......................................................... 12
PHẦN 4: KẾT LUẬN........................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 14

2


PHẦN 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CẦN BIẾT

1.1 Đạo đức kinh doanh là gì
“Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh” [1]
-

Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng trong hoạt động kinh
doanh
Đạo đức kinh doanh là một dạng của đạo đức nghề nghiệp, có tính đặc thù của
hoạt động kinh doanh.

1.2 Vấn đề đạo đức là gì
“Vấn đề đạo đức là một tình huống, một vấn đề hoặc một cơ hội yêu cầu cá nhân
hoặc tổ chức phải trọn trong số những hành động được đánh giá là đúng hay sai, có
đạo đức hay vô đạo đức.” [1]
Các vấn đề đạo đức có thể được chia ra làm bốn loại:
-

Các vấn đề do mâu thuẫn về lợi ích.
Các vấn đề về sự công bằng và tính trung thực.

-

Các vấn đề về giao tiếp.
Các vấn đề về các mối quan hệ của tổ chức.

1.3 Algorithm là gì
“Algorithm là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, nguyên tắc trật tự tạo thành
chuỗi thao tác logic hợp lý để giải quyết bài toán sáng tạo.” [1]
Có thể hiểu đơn giản đó là một “thuật toán” gồm các bước để giải một bài toán thực
tế.

1.4 Algorithm đạo đức là gì
“Algorithm đạo đức là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, trật tự nhất định để
hướng dẫn, chỉ ra những quan điểm và giải pháp có giá trị về mặt đạo đức.” [1]
Algorithm đạo đức là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận diện được các
giải pháp đạo đức tối ưu trong hoạt động kinh doanh, nhận rõ những khó khăn về mặt
đạo đức khi ra các quyết định kinh doanh, tiên đoán để né tránh các tình huống nan
giải khó xử trong kinh doanh.

3


PHẦN 2: PHÂN TÍCH CỤ THỂ VIỆC SỬ DỤNG ALGORITHM ĐẠO ĐỨC
2.1 Tại sao ra quyết định đạo đức trong quá trình kinh doanh lại quan trọng
2.1.1 Lợi ích của việc áp dụng đúng ĐĐKD
Việc đưa ra quyết định chính xác về đạo đức trong kinh doanh mang lại các lợi thế
sau :
-

Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh
Góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp

-

Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên

-

Góp phần làm hài lòng khách hàng

-


Góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
Góp phần vào sự vững mạnh cho nền kinh tế quốc gia

2.1.2 Sự phức tạp khi đưa ra quyết định về ĐĐKD
Đưa ra một quyết định hợp lý về ĐĐKD không phải là chuyện dễ dàng. Có 3 nhân tố
gây ra sự phức tạp khi thực hiện : Hoàn cảnh, Luật pháp, Mối quan hệ doanh nghiệp.

Hình 1. Sự phức tạp đưa ra quyết định kinh doanh

Hoàn cảnh :
-

Hoàn cảnh khác nhau cần đưa ra các quyết định khác nhau.
4


-

Các xử lý được đánh giá đúng hay sai phụ thuộc vào hoàn cảnh đưa ra quyết
định. Ví dụ, đôi khi việc đưa ra quyết định xa thải nhân sự trong thời điểm này
là một quyết định kinh doanh sáng suốt mặc dù tại thời điểm khác việc giữ
nhân sự lại là vấn đề sống còn của công ty.

Pháp luật :
-

Không nên chỉ dùng pháp luật để làm chuẩn mực ra QĐ trong ĐĐKD
Mỗi quốc gia khác nhau có luật pháp khác nhau


-

Tuân thủ mù quáng pháp luật dẫn đến sự phi đạo đức. Ví dụ, Khi có dấu hiệu
không minh bạch trong hoạt động kinh doanh, kiểm toán có thể yêu cầu dừng
hoạt động của cả doanh nghiệp để tiến hành kiểm tra. Nhưng không thể cho
dừng hoạt động của cả bệnh viện chỉ vì lỗi sai sót của riêng nhân viên kế toán
kho của bệnh viện.

Mối quan hệ doanh nghiệp :
-

Tùy theo mối quan hệ có thể đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý hơn.

-

Doanh nghiệp được tin tưởng sẽ có lợi thế hơn các doanh nghiệp mới.

2.2 Yếu tố nào ảnh hưởng việc ra quyết định đạo đức kinh doanh
Như đã biết, việc ra quyết định kinh doanh là một quá trình phức tạp. Vậy những yếu
tố nào ảnh hưởng đến việc ra một quyết định đúng ? Nó ảnh hưởng như thế nào ?

Hình 2. Yếu tố ảnh hưởng QĐKD
5


Tâm lý :
-

Cá nhân có xu hướng làm theo "trực giác đạo đức"


-

"Trực giác đạo đức" đôi khi không thuyết phục được người khác. Có những

-

thời điểm quan trọng, nhạy cảm, "trực giác đạo đức" của người lãnh đạo là
đúng nhưng không thể đủ giải thích thuyết phục được với nhân sự cấp dưới.
Không thể tính toán, định lượng được.

-

Không hiệu quả thuyết phục cao như sử dụng Algrorithm

Tri thức cá nhân :
-

Là yếu tố chủ đạo trong việc ra quyết định.

-

Thể hiện sự hiểu biết về đối tượng.

Xã hội :
-

Là thước đo của việc ra QĐKD

-


QĐKD mà được xã hội ủng hộ tích cực <=> QĐKD sẽ giúp doanh nghiệp phát
triển lâu dài.

2.3 Mô hình các bước chung của phương pháp Algorithm đạo đức

Hình 3. 4 Bước ra quyết định trong Algorithm đạo đức
Bước 1 - Mục tiêu: Doanh nghiệp muốn mục tiêu gì?
-

Có nhiều mục tiêu hay không?
6


-

Các mục tiêu có hài hòa?

-

Đối tượng quan tâm hàng đầu?

Bước 2- Biện pháp: Làm thế nào theo đuổi mục tiêu?
-

Các đối tượng quan tâm có tán thành các biện pháp hành động của doanh
nghiệp không?
Các biện pháp có đáp ứng hoặc tối đa hóa các mục tiêu đề ra không?
Các biện pháp có cần thiết để đạt mục tiêu không hay là tương đối không, quan
trọng hoặc đơn thuần ko, liên quan gì đến mục tiêu của bạn không?


Bước 3 – Động cơ: Điều gì thôi thúc hoàn thành mục tiêu?
-

Doanh nghiệp bí mặt hay công khai động cơ thực sự?

-

Doanh nghiệp theo lợi ích chủ trương cá nhân hay tập thể?

-

Giá trị định hướng của doanh nghiệp là gì?

Bước 4 – Hậu quả: Có thể lường trước hậu quả nào?
-

Hậu quả sẽ xảy tra trong ngắn hạn hay dài hạn?
Hậu quả có ảnh hưởng đến đối tượng quan tâm của doanh nghiệp

-

Liệu có xuất hiện yếu tố bất ngờ?

2.4 Phân tích rõ các bước thực hiện trong Algorithm đạo đức
2.4.1 Mục tiêu
Mục tiêu là những tráng thái hay kết quả một cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được
và luôn hướng mọi hoạt động, nỗ lực vào việc đạt được chúng.
Nó trả lời cho câu hỏi “cần phải làm gì?”.
Đặc điểm và tính chất :


-

Mục tiêu là hình thức phản ánh cụ thể của động cơ trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Do hành vi bị chi phối bởi nhiều động lực khác nhau, mục đích thường chỉ thể
hiện những động cơ được ưu tiên nhất trong một hoàn cảnh cụ thể.
Tính chính xác của mục đích là 1 tiêu chí quan trọng để xác minh tính đúng
đắn và tính khả thi của mục đích hành động con người tổ chức.
Mục đích được coi là biểu hiện cụ thể của động cơ.

-

Các hoạt động phải thống nhất để đạt được mục tiêu.

-

-

7


2.4.2 Biện pháp
Biện pháp là hành vi hay cách thức thực hiện của một người để đạt tới mục tiêu đã
định.
Nó trả lời câu hỏi “làm như thế nào?”.

Hình 4 Quan hệ giữa biện pháp và hệ thống
2.4.3 Động cơ
Động cơ là thuật ngữ chung chỉ tập hợp các yếu tố bản năng về xu thế, ước mơ, nhu
cầu, nguyện vọng, và tâm sinh lí tương tự của con người. Động cơ là nguồn động lực
thúc đẩy con người hành động.

Nó trả lời câu hỏi “tại sao?”, “vì lý do gì?”.
Mô hình chuỗi hành động khi có xuất hiện động cơ, động lực:

ÁP LỰC
TÂM SINH LÝ

MONG MUỐN

NHU CẦU

HÀNH ĐỘNG

Hình 5 Chuỗi hành động khi có động cơ
Áp dụng mô hình này vào việc ra quyết định đạo đức trong kinh doanh:

8

THỎA MÃN


1

2

3

4

5


VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC

ĐỘNG CƠ

MỤC TIÊU

PHƯƠNG CHÂM

CHUẨN MỰC

Hình 6 Áp dụng chuỗi ra quyết định kinh doanh
Một số thuyết thúc đẩy động cơ nổi tiếng:
- Tháp nhu cầu Maslow

Hình 7 Tháp nhu cầu Maslow

- Thuyết 2 yếu tố của Hezberg

9


Hình 8 Thuyết 2 yếu tố Hezberg
-

Thuyết kì vọng của Vroom

Hình 9 Thuyết kì vọng của Vroom
2.4.4 Hậu quả
Tiên đoán trước hậu quả là bước cuối cùng và quan trọng nhất của algorithm đạo đức.
Các hậu quả thường không lường trước được trước khi giải pháp đạo đức được tiến

hành.
Vì thế, những người ra quyết định đạo đức cần phải tiên đoán các hậu quả ngoài ý
muốn có thể xảy ra cũng như tìm hiểu và giải quyết các hậu quả khi chúng bất ngờ
xảy đến.
2.4.5 Bảng tổng kết khái quát 4 bước cấu thành Algorithm đạo đức

10


Bảng 1. Khái quát 4 nhân tố cấu thành Algorithm đạo đức

Mặt kinh doanh
Mục tiêu
Nhiều mục tiêu
Mức độ hài hòa
Đối tượng quan tâm, ưu tiên.

Đơn thuần kiếm lời?
Có thể thực hiện được cả 2
mục tiêu?
Cổ đông?
Ban quản trị?

Mặt đạo đức
Mục tiêu về đạo đức?
Chúng có hài hòa không?
Khách hàng?
Công nhân?

Biện pháp

Sự tán thành cả đối tượng
Tán thành ra sao?
Tán thành ra sao?
quan tâm
Khả năng đáp ứng hoặc tối
Hy sinh doanh lợi?
Xem nhẹ đạo đức?
đa hóa
Cần thiết /Tương đối không Các biện pháp chọn lựa nào? Ý đồ nào?
quan trọng / Không dính líu
gì đến mục tiêu
Động cơ
Che đậy hoặc bộc lộ
Vị kỳ hay chia sẻ với người
khác
Định hướng giá trị?

Người khác có biết không?
Chỉ với ban quản trị cao
cấp?

Công bố cho mọi người?
Với mọi đối tượng quan tâm?
Yếu lòng?

Không khoan nhượng
Hậu quả
Thời gian: dài hạn / ngắn
hạn
Tác động đến đối tượng quan

tâm?
Các yếu tố bất ngờ

Qúy sau?
Ảnh hưởng đến họ ra sao?

Thập niên sau?
Mọi đối tượng đều hài lòng ?

Không lường trước được

Không tiên đoán được

11


PHẦN 3: VẬN DỤNG THỰC TẾ
3.1 Công ty nào đã thực hiện thành công Algorithm đạo đức
TOYOTA là tập đoàn sản xuất ô tô số 1 tại Nhật Bản và thứ 2 trên thế giới.
-

Phương châm : “Liên tục cải tiến”
Câu thần chú: “Chất lượng luôn trên hết, vì nó dẫn đến chi phí thấp hơn, từ đó
kéo thị phần lên.”

Tuy nhiên vào những năm 2008-2012 do quá tập trung vào lợi ích mà công ty đã
không chú trọng vào đảm bảo chất lượng gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
TOYOTA đã phải thu hồi hơn 12,3 triệu xe trên toàn cầu do lỗi chân ga bị kẹt, khiến
xe tăng tốc ngoài tầm kiểm soát của người điều khiển phương tiện . Như vậy
TOYOTA đã vi phạm đạo đức kinh doanh

Xử lí bằng Algoristhm đạo đức:
Trước hết cần phải nhận diện được các vấn đề bằng việc thực hiện lần lượt các bước:
-

Xác minh đối tượng hữu quan
Tìm hiểu mong muốn của các đối tượng => xác định bản chất của các vấn đề.

-

Các đối tượng có liên quan: người sản xuất, người tiêu dùng, đối thủ cạnh
tranh, và chính phủ.

-

Tìm hiểu mong muốn của các đối tượng để đưa ra những chính sách phu hợp:
Luôn tìm phương án cải tiến thị trường và phát triển sản phẩm.
Phát triển sản phẩm mới để mở rộng quy mô thi trường trong tương lai và tạo
dựng hình ảnh tốt đẹp.
Đảm bảo chất lượng có uy tín, giá cả hợp lí để đảm bảo sự an toàn cho người
tiêu dùng.

-

Giữ vững uy tín và thương hiệu lâu năm.
Đảm bảo lợi nhuận và thị phần.
Bồi thường những thiệt hại và thu hồi những chiếc xe lỗi để sửa chữa

-

Luôn quan tâm đến nhu cầu mong muốn của khách hàng.


12


PHẦN 4: KẾT LUẬN
Algorithm là công cụ rất hữu ích khi được dùng để phân tích các quyết định sắp được
lựa chọn. Hãy bắt đầu với yếu tố mục tiêu. Về mặt kinh doanh, các doanh nghiệp
thường chọn các mục tiêu giống nhau như tồn tại, kiếm lời, chiếm lĩnh một thị phần
nào đó hay đóng góp kinh tế cho xã hội bằng cách tạo ra công ăn việc làm, chế tạo sản
phẩm hay cung ứng dịch vụ. Về mặt đạo đức, sự lựa chọn tùy thuộc phạm vi của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các hậu quả sau cùng của
sự lựa chọn ấy. Đối với yêu tố biện pháp của doanh nghiệp phải thực hiện nhiều chọn
lựa cho cả 2 khía cạnh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có sẵn lòng hy sinh doanh lợi để đạt được mục tiêu đạo đức không? Có
các biện pháp chọn lựa khác ít rủi ro về mặt đạo đức không? Hãy chọn lựa cẩn thận
các biện pháp hành động của doanh nghiệp. Các động cơ thường khó nhận diện chính
xác nên phải thận trọng khi xét về động cơ thúc đẩy hành động của người khác. Các
biện pháp hành động thường là nhân tố chủ yếu gây ra các hậu quả. Khi xem xét hậu
quả cần trả lời các câu hỏi: Điều gì đã xảy ra? Doanh nghiệp có lâm vào một tình
huống nan giải về đạo đức hay có hành động phi đạo đức không? Từ cách nhìn của ai?
Động cơ chi phối cả mục tiêu lẫn biện pháp chọn lựa để hành động và quy định cách
thức mà người khác sẽ đánh giá khi hậu quả của hành động đã biểu lộ ra. Thay đổi
một trong bốn yếu tố sẽ khiến cho tất cả các yêu tố khác thay đổi theo.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình Văn hóa kinh doanh, Trường đạo học kinh tế quốc dân, Chủ biên
PGS.TS. Dương Thị Liễu

[2] , truy cập lần cuối 25/11/2015
[3] truy cập lần
cuối 25/11/2015

14


PHỤ LỤC A
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 13
Họ và tên

MSSV

Đỗ Xuân Hiếu

20111564

Nguyễn Văn Hưng

20131959

Nguyễn Hương Võ

20134636

Lưu Văn Học

20120427

Vũ Văn Thành


20110764

Hoàng Đình Thái

20124904

Trần Doãn Thao

20110825

Đào Đức Trung

20136654

Nguyễn Thị Hằng

20106024

Tô Thế Trung

20092892

Nguyễn Văn Tuân

20092945

15




×